Chưa có đánh giá nào
6 bài trả lời: 4 bản dịch, 2 thảo luận
1 người thích

Một số bài cùng tác giả

Đăng bởi demmuadong vào 31/08/2006 10:09, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 03/02/2007 14:18

Телега жизни

Хоть тяжело подчас в ней бремя,
Телега на ходу легка;
Ямщик лихой, седое время,
Везет, не слезет с облучка.

С утра садимся мы в телегу;
Мы рады голову сломать
И, презирая лень и негу,
Кричим: пошел! ....

Но в полдень нет уж той отваги;
Порастрясло нас; нам страшней
И косогоры и овраги;
Кричим: полегче, дуралей!

Катит по-прежнему телега;
Под вечер мы привыкли к ней
И, дремля, едем до ночлега —
А время гонит лошадей.


(1823)

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (6 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Thuý Toàn

Trên xe dù có nặng
Vó ngựa vẫn băng băng
Thời gian tóc hoa râm!
Tay cương ngồi chễm chệ

Sáng ra lên xe ngồi
Đời xông pha bươn bả
Khinh nhác lười, nhàn nhã
Hò vang: "Mau đi thôi!"

Đến trưa chí nhụt rồi
Thấy rãnh hào lòng nản
Nhìn núi đồi đâm hoảng:
- Đồ ngu, chầm chậm thôi!

Chiều đã dần dần quyen
Tà tà đến quán trọ
Mặc cho bánh xe lăn, -
Thời gian xua vó ngựa.

... Thì cứ say cho xa đừng phải nhớ.
Thì cứ điên cho đổ vỡ đừng buồn...
15.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

bản gốc

ТЕЛЕГА ЖИЗНИ

Хоть тяжело подчас в ней бремя,
Телега на ходу легка;
Ямщик лихой, седое время,
Везет, не слезет с облучка.
С утра садимся мы в телегу;
Мы рады голову сломать
И, презирая лень и негу,
Кричим: пошел! . . . .
Но в полдень нет уж той отваги;
Порастрясло нас; нам страшней
И косогоры и овраги;
Кричим: полегче, дуралей!
Катит по-прежнему телега;
Под вечер мы привыкли к ней
И, дремля, едем до ночлега —
А время гонит лошадей.
1823

Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lê Đức Thụ

Đôi khi dù xe tải nặng
Khởi hành bỗng lại nhẹ tênh
Xà-ích chở thời gian bạc
Hiên ngang trên cỗ xe mình.

Buổi sáng, khi ngồi vào xe
Niềm vui tung hoành đây đó
Coi khinh, biếng lười, lạc thú
Ta reo: nào hãy lên đường!..

Đến trưa, mất hết ngang tàng,
Xe lắc, ta đâm sờ sợ
Núi cao lũng sâu hiểm trở
Ta kêu: thôi thôi nhẹ tay!

Xe vẫn lao đi như bay
Xế chiều quen dần với nó
Mơ màng đi tìm quán trọ
Thời gian thúc ngựa chạy nhanh.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nhất Minh

Dù trên mình chất đầy gánh nặng,
Xe lao đi vun vút nhẹ nhàng.
Xà ích con thoi, thời gian đầu bạc trắng
May mắn thay, không tuột ngã xuống đường.

Ta ngồi lên xe từ buổi sáng,
Vui mừng giải quyết những khó khăn.
Đầy khinh bỉ thói quen lười biếng,
Miệng hét vang: đi thôi, nhanh nhanh!...
Nhưng giữa trưa không còn hăng hái.

Tơi tả đôi phần, lòng sợ hãi thêm,
Nhìn những hào cùng với những rãnh,
Ta hét lên: Chậm thôi, đồ hèn!...

Xe vẫn cứ lao đi như vậy,
Đến buổi chiều đã thấy quen hơn.
Ngủ gà gật, xe dần về quán trọ,
Mặc thời gian xua vó ngựa mỏi mòn.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Phân tích bài “Chiếc xe cuộc đời”

Đọc những dòng đầu tiên của bài thơ, ta thấy ngay âm điệu bi quan ít nhiều: Puskin so sánh đời người không phải với cỗ xe tam mã hay cỗ xe ngựa lộng lẫy mà với chiếc xe cọc cạch của nông dân, trong vai “người đánh xe ngựa táo tợn” là thời gian tàn khốc, không khoan nhượng.
Trong “chiếc xe cuộc đời”, nhà thơ đã miêu tả chính xác diễn biến tâm lý con người trong mọi giai đoạn một đời người. Buổi sáng, tượng trưng cho tuổi trẻ, mang trong mình niềm vui hân hoan, tràn căng nhựa sống. Xe chạy băng băng và ta bước lên xe bất chấp đang lười biếng hay thoả mãn. Tiếp đến giai đoạn trưởng thành, là buổi trưa, trong ta đã không còn sự bất cần như trước nữa. Vốn kinh nghiệm tích luỹ được buộc ta phải tỉnh táo đánh giá tình hình, các quyết định được đưa ra có suy nghĩ chín chắn hơn, phải tuân theo logic, và ta nhắc người đánh xe: chạy chậm thôi. Và sau cùng, chiều tối đến, là thời khắc khi con người đã thành quá quen với xe và đoạn đường đã qua, con người không còn thấy vui sướng đặc biệt với chuyến đi nữa. Tâm trạng lạc quan mờ nhạt dần và thay vào đó là sự bực bội vì gặp nhiều ổ gà, hố sâu.
Dòng thơ cuối bài tượng trưng cho bước ngoặt trong cuộc đời. Các quy luật của thời gian là bất di, bất dịch, con người sinh ra rồi mất đi, sẽ có thế hệ khác tới thay. Và con người không thể làm gì thay đổi được trật tự hiện hành này. Mọi sự đã an bài từ trước cả.
Việc sử dụng đại từ nhân xưng, ngôi thứ nhất, số nhiều, càng nhấn mạnh tính chất khái quát trong các câu thơ, càng chứng tỏ rằng nhân vật trữ tình hay tác giả, chỉ là con người bình thường nhất. Ông không đặt mình vào vị trí đối lập với đại đa số đám đông, và cũng như mọi người, ông tuân theo các quy luật của tự nhiên.
Bài thơ “Chiếc xe cuộc đời “nằm trong số các tác phẩm mang tính triết lý, viết ở thời kỳ đầu đời của Puskin và cũng như phần lớn sáng tác của ông đều chứng tỏ nhà thơ thấu hiểu cuộc sống và các quy luật của nó một cách tuyệt vời, toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông thấm đẫm tình yêu cuộc sống.

Dịch có rút gọn theo nguồn: Рустих /анализ стихотворений Пушкина/

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Tạ Phương

Đôi khi bị chất nặng
Xe vẫn lẹ bon đi
Lão xà ích uy nghi
Thời-Gian râu tóc trắng

Lên xe lúc rạng sáng
Vui vẻ, chẳng suy tư
Khinh nhác lười, thoả mãn
Ta hăm hở: “Nào đi!”

Đến trưa chí chẳng còn
Đường xóc dằn mệt lử
Sợ núi cao, vực sâu
Ta quát: “Hượm, đồ quỷ!”

Xe cứ chạy phăm phăm
Khi quen chiều đã đổ
Gật gà về quán trọ
Thời gian vẫn thúc nhanh

Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời