Đăng bởi Vanachi vào 26/11/2018 22:30
Mô tả về nhà thơ Đinh Hùng, nhà văn Mặc Đỗ viết:
Tôi thật sự “nhìn thấy” thi sĩ Đinh Hùng, khi một ngày cuối thu 1945, tôi có mặt ở Hà Nội và trông thấy Đinh Hùng ở ngoài đường... Mái tóc dài phơ phất trước gió, chiếc áo bành tô màu sậm, một cái “catton” khá lớn cắp dưới nách: tôi nhìn thấy rõ nhà thơ tượng trưng Pháp Rimbaud mà Đinh Hùng hằng chịu ảnh hưởng. Con người tài hoa này không riêng trong hoạt động thơ văn, mà còn muốn biểu hiện tư chất tài hoa trong lối sống...Nhà văn Tạ Tỵ kể:
Trước mắt tôi, dưới làn khói mỏng manh tự như tơ, Đinh Hùng nằm nhỏ nhoi như một đứa bé. Mái tóc nặng nề lẫn vào bóng tối. Đôi mắt tinh anh không còn nữa, nó mở nửa dài dại. Tôi biết Đinh Hùng đang nhập mộng...
Vì dấn thân quá sớm, nhất là dấn thân vào một địa hạt phức tạp đầy dẫy ưu phiền, Đinh Hùng đốt cháy thân phận chẳng những trên đầu ngọn bấc (ý nói việc hút á phiện) mà còn ở men rượu và thú cầm ca sênh phách...Nhà văn Mai Thảo thuật:
Tôi được biết là sau ngày người con gái mang tên Liên từ trần, Đinh Hùng bỏ đi đến Hải Dương... Vượt Hồng Hà, bỏ Hà Nội, chàng tuổi trẻ khóc ngất, không mang theo gì hết ngoài nỗi đau đớn và một tấm hình. Đó là di vật cuối cùng của Liên...Nhận xét về thơ Đinh Hùng, nhà văn Huyền Viêm viết:
Những cái tang thưở thiếu thời, và sau này là cái chết của người yêu tên Liên đã ảnh hưởng đến rất nhiều tâm tính của Đinh Hùng, nên thơ anh thường đượm vẻ ảm đạm, bi thương....Nhà biên soạn Nguyễn Tấn Long đã phân tích thơ Đinh Hùng như sau:
Từ bỏ một thế giới hiện hữu, tìm về một thế giới thuở sơ khai, tạo dựng một không gian mới cho tâm tư, thi nhân không sống bằng thực tại, mà sống bằng nguồn siêu tưởng...
Và nếu ở tập Mê Hồn ca mang nặng tính chất siêu tưởng thì ở tập Đường vào Tình Sử, Đinh Hùng đã đem khúc nhạc lòng mình phổ vào lòng đời như một kẻ khát tình không bờ bến, và chúng ta không còn thấy tính chất siêu tưởng nữa.Nhà thơ Thi Vũ cũng có nhận xét tương tự:
Mê Hồn Ca, là khuôn trời Liêu Trai, là những đêm âm phần trộn lẫn với trưa dương thế. Thì Đường Vào Tình Sử khác hơn, là những bài thơ tình của miên viễn chiêm bao, của những môi hôn trong mộng, của man mác hương trinh. Mộng vẫn còn mê ảo, nhưng thực đã có da có thịt trong ngôn ngữ tình yêu... (Bốn Mươi Năm Thơ Việt Nam 1945-1985, Paris, 1993)Nhận xét tổng quát về thơ Đinh Hùng, có một ý kiến rất đáng chú ý (không rõ người viết):
Sở trường của Đinh Hùng là thơ Tượng Trưng. Thơ ông trau chuốt, gọt dũa, có nhiều ý hay lạ, nhiều hình ảnh và ngôn từ quái dị, yêu ma. Ông cũng có những tác phẩm đài các, sang trọng đến lạ lùng. Tạ Tỵ gọi Đinh Hùng là nhà thơ với “cơn mê trường dạ”. Hoàng Phủ Ngọc Tường thì lại chê thơ Đinh Hùng “loè loẹt, ghê ghê như son phấn”.
Đăng bởi tôn tiền tử vào 26/10/2019 02:34
Cảm nghĩ của tôi về Đinh Hùng trước khi được tiếp xúc với ông, ở hai trạng thái thật dị biệt. Ngày còn cắp sách đến trường, cũng như mọi cậu học trò mê thơ văn, tôi tìm gặp Đinh Hùng trong những bài thơ đăng rải rác trong các báo, qua những cuốn sách loại phê bình văn học nghệ thuật như Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân… Tôi đã vẽ trong trí tưởng tượng thơ ngây, non nớt, hình ảnh một chàng lãng tử ngơ ngác giữa dòng đời mà hành trang chỉ là những mộng ảo, những ước mơ dang dở, những trăng gió bướm hoa, những thiên thai bồng đảo; mà võ khí tự vệ chỉ là một tấm lòng đắm đuối đê mê thiết tha không tưởng về một thiên đường đã mất. Tôi nghĩ về ông bằng một khuôn dáng lý tưởng đó, và đời sống của ông chắc như đời của trích tiên, ngày đêm mơ mộng tiêu dao. Người ấy phải là người có khuôn mẫu thanh cao, dáng đi thật nhẹ nhàng khoan thai, tâm hồn không bao giờ phải rộn phiền thế cuộc…
Và khi lớn lên, tập tễnh làm văn nghệ, mỗi khi viết được một bài thơ, một đoạn văn đắc ý, tôi sung sướng, rộn ràng gò lưng chép lại, nắn nót từng chữ từng nét (mặc dù càng nắn nót càng xấu) rồi gửi tới một tờ báo thích nhất. Lúc này, tôi bắt đầu giao thiệp với vài người đồng sở thích văn nghệ như tôi. Họ kể cho tôi nghe rất nhiều điều xấu xa về Đinh Hùng. Như một người tình quá thành thật đắm say mà bị phụ rẫy một cách tàn nhẫn phũ phàng. Tôi bắt đầu có ý nghĩ không tốt về ông. Hình ảnh đẹp về một thi sĩ Đinh Hùng như một con nai vàng ngơ ngác của Lưu Trọng Lư trong mùa thu buồn thiếu phụ đã không còn. Nó nhường chỗ cho vóc dáng một tên cai thầu văn nghệ, một trí thức lưu manh! Cũng từ đó, tôi rất bực dọc mỗi khi đọc thơ ông, vì tôi nghĩ ông đã tự lừa dối ông, lừa dối mọi người, khi hạ bút viết những bài thơ bàng bạc ý nghĩ kiêu sa, khinh mạn cuộc đời. Những bài thơ chan chứa tình người phảng phất nét siêu hình đông phương thuần tuý, hay u hoài chua xót như những giọt lệ còn vướng đọng trên mi người trinh nữ vừa vuột mất thiên đường trong giấc mộng.
Tuy vậy, tôi chưa hề biết mặt ngang mũi dọc ông, cũng như chưa hề biết cuộc sống thực của ông ra sao. Những cảm nghĩ phức biệt, những hình ảnh trừu tượng cứ dềnh lên trong trí tôi mỗi khi nghĩ tới ông… Mỗi khi tiếng nói đầy giai điệu từ đài phát thanh vang vọng đến tận đáy tâm hồn tôi, giây phút đó, tôi nghĩ không lẽ một con người mang giọng nói đầy tình cảm, quyến rũ như thế lại có thể, xấu xa thủ đoạn vậy sao? Không lẽ với cả một Mê hồn ca lại không mang một chút sắc diện tâm hồn tác giả? Tôi băn khoăn tự hỏi phải chăng những người bạn văn nghệ của tôi đã quá chủ quan, thiên lệch, bất công, hay ghen tức với tài hoa của một thi sĩ khởi nghiệp thi ca từ tiền chiến và in đậm vóc dáng mình ở hậu chiến. Những mâu thuẫn đó càng ngày càng xui khiến, thôi thúc tôi tìm đến ông để nhận diện gương mặt linh hồn đích thực của ông, không sơn vẽ, không phấn hương giai thoại.
Tôi có quen biết vài người thường giao thiệp với ông, nhưng vì tự ái, vì mặc cảm mình chưa có “một cái gì” cho nên không bao giờ tôi thổ lộ điều ao ước đó với họ. Hơn nữa, giữa tôi và ông cũng như giữa tôi và những vị hữu danh khác, tôi vẫn cảm thấy có một sự cách biệt (mơ hồ thôi) nhưng rộng lớn, xa vời. Dù phục hay không phục, với tôi, họ cũng là một thứ ghê gớm lắm (điều này không có gì đáng lấy làm lạ, vì chính tôi dù không là cái gì mà đã có người bạn mới gặp lần đầu, thú nhận rằng: Hồi chưa biết mặt, tôi cứ tưởng ông ghê gớm, thần thánh lắm, hoá ra… cũng như mọi người. Hay: Tôi tưởng anh to lớn già dặn lắm, ai ngờ nhỏ bé thế này). Vì thế, từ ngày này qua ngày khác hình ảnh ông luôn luôn biến thái trong trí tưởng tôi, hoặc huy hoàng lộng lẫy, hoặc xấu xa, tệ hại hơn, tuỳ những giai thoại tôi được nghe về ông. Mãi cho đến khi tôi in xong tác phẩm đầu tay nhờ T.P đưa lại nhà ông để gửi biếu cuốn thơ, với ý muốn nhờ ông giới thiệu trên ban Tao Đàn. Lần đó không gặp. Cách một tuần sau, tôi không còn nhớ rõ ngày nào, nhưng khoảng đầu tháng Ba, tôi lại trở lại. Căn nhà ông ở là một trong ba căn lầu liền nhau, có lối thang đi riêng, nằm ngay tại ngã ba TQK và NVT. Sau khi gõ nhẹ cánh cửa khép kín, im lìm, tôi lắng tai nghe, không một tiếng động vọng ra. Tôi hơi thất vọng. Nhưng đúng lúc đó cậu con trai đầu của ông ra mở cửa. Chúng tôi bước vào. Cảm giác đầu tiên của tôi là cái cảm giác ngơ ngẩn, lạc lõng trước khung cảnh lạnh lẽo, tối tăm của căn phòng ẩm mốc. Bốn bức tường nâu đã ngả mầu đen xám. Tôi nghĩ ít nhất căn nhà này cũng có tới 10 năm chưa một lần được tu bổ. Đối diện với cửa chính, trên tường cao là một trang thờ khá to, màu đỏ xẩm, hình như đây là bàn thờ Phật, hai bên bàn thờ là những câu đối viết trên giấy điều. Ngay dưới chân tường một đống sách được gói ghém cẩn thận và phủ kín bởi miếng giấy dầu (sau này tôi được biết đó là mấy trăm cuốn thơ Đường vào tình sử!). Ngay bên tay phải là một tủ kính nhỏ, với loại tủ kính này tôi nghĩ dùng để bày tách chén thì hợp lý hơn là để những cuốn sách đủ loại Tây, Tàu, Ta, truyện, thơ, biên khảo ngổn ngang… Trên mặt tủ kính, gia chủ bày một bát hương, hai tấm ảnh, cụ bà, cụ ông, có lẽ là song thân của thi sĩ. Bát hương còn trơ vài chân hương lạnh. Đối diện với cái tủ kính này là căn buồng nhỏ, giống như một nhà bếp, với một chiếc bàn gỗ, trên bày bừa bãi ít bát chén ly tách. Phía trái cửa chính để chiếc bàn tròn, kê sát góc nhà, một bên để một chiếc ghế, bên kia ba chiếc, loại salon gỗ trơn. Một chiếc màn gió ngăn với phòng bên cạnh. Nếu không nhìn kỹ ta có cảm tưởng tấm màn mầu vàng, kỳ thực nó thuộc loại vải sọc.
Sở dĩ tôi dài giòng như vậy, là để bạn có thể hình dung một cách rõ ràng “phòng văn” của một thi sĩ đã hơn một lần tiếng tăm lừng lẫy trên văn giới. Thú thực, tôi không thể ngờ căn nhà ông lại hoang vắng, tẻ nhạt, tiêu sơn đến thế. Cái nghèo đã quá rõ. Làm sao che đậy được khi các đồ vật đều mang dấu vết tàn phai của thời gian, của bụi bám thảm đạm.
Cảnh trí này đã nói lên được một phần nào bản sắc tâm hồn ông, coi thường đời sống vật chất, không điểm trang chưng diện, không có ý dấu diếm. Cái vô trật tự không làm dáng, không giả tạo nguỵ trang, thật thơ, thật đáng mến. Một thứ tình cảm dịu nhẹ, hơi buồn nhưng không hẳn là buồn, hơi bùi ngùi nhưng không hẳn là xót xa trải đầy tâm hồn tôi. Tôi không muốn nhìn lâu hơn những đồ vật trong căn phòng này.
Một lát, Đinh Hùng từ phòng bên đi ra, với dáng dấp vội vàng, hấp tấp, chiếc quần ngủ mầu nâu nhầu nát, chiếc áo sơ mi dài tay trắng tinh, nút vàng chưa kịp cài. Cánh tóc xoả hai bên tai hệt như hai chiếc cánh của một con gà sau cơn xáp chiến, thả rũ xuống xác xơ mệt mỏi; ông đưa cả hai tay vuốt lên mớ tóc rồi bắt tay chúng tôi với nụ cười cởi mở, duyên dáng nở trọn trên môi. Sau khi nghe T.P giới thiệu, ông nhìn tôi và nói:
- À, à, hay quá, hôm nay mới được gặp đây. Ông đưa tay ra dấu mời chúng tôi ngồi rồi vồn vã hỏi thăm về đời sống của T.P và tôi. Ông nói giọng nhanh, âm thanh reo vui ròn rã. Ông kể lại vài bài thơ của tôi mà ông đã cho ngâm trong ban Tao Đàn. Khi người con đem bình nước ra, ông trở vào phòng bên tìm cuốn Đường vào tình sử tặng cho T.P. Cuốn sách được đề tặng cho T.P từ năm 1961 nhưng chưa có dịp gửi. Ông nói sẽ soạn một số sách tặng tôi sau.
Sau cử chỉ, lời nói, nét mặt ông bộc lộ rõ cái chí tình, không kiểu cách, không đỏm dáng, làm tôi quên bẵng bao nhiêu thành kiến không đẹp về ông.
Tôi có cảm tưởng như gần gũi và quen biết ông thuở nào rồi. Cái ý tưởng cần phải đề phòng, thận trọng không còn nữa. Điều ức đoán của tôi về ông hoàn toàn sai lạc. Tôi cảm động và lúng túng không biết nên nói gì! Từ đó tất cả những câu chuyện dĩ vãng được nhắc nhở lại. Nào là chuyện cách đây 10 năm T.P đến nhậu nhẹt tại nhà ông, say quá phải ngủ lại, tới chuyện in tập thơ Đường vào tình sử, tới thời gian ông làm báo. Xen lẫn là những câu thăm hỏi về đời sống riêng của tôi cũng như những câu tôi hỏi có tính cách tra vấn về một số điều tiếng mà ông đang phải gánh chịu. Chính trong cuộc nói chuyện này, tôi được biết thêm nhiều sự thực đau lòng, nhiều sự thực mà người ta không bao giờ tưởng tới, thế mà nó có, nó là một sự thực hiển nhiên, những nhân vật tạo nên nó vẫn còn hiện diện đầy đủ tại đây (tôi sẽ lần lượt trình bày những sự kiện này ở các trang sau). Ông cũng cho tôi biết hồi ông làm báo NVTD, ông có làm một chương trình đặc biệt dành riêng để giới thiệu thơ của Bùi Giáng, tôi và một người nữa, đại khái là những người có tiếng thơ mang ít nhiều sắc thái cá biệt khó chìm lẫn. Chương trình này đã được thâu nhưng xảy ra cuộc chỉnh lý hình như của Tướng K, lật tướng M. nên đài Phát Thanh không cho phát ra. Buổi chiều qua lúc nào chúng tôi không hay, đèn đường khu Tân Định đã bật sáng. Hai tiếng rưỡi đàm thoại trôi quá mau. Chúng tôi từ biệt ông, sau cái xiết tay thân mật lời dặn dò ân cần nhớ lại chơi.
Hình ảnh cuối cùng tôi ghi nhận được về ông trong buổi gặp đầu tiên này là hình ảnh của một thi sĩ tên tuổi, với hai thứ tóc trên đầu và một thân xác héo khô, nhỏ bé, mất hút trong chiếc cầu thang hẹp xoáy trôn ốc. Dọc đường về, T.P có nói thêm với tôi về cái nhiệt tình của Đinh Hùng. Nhưng tôi biết trong chúng tôi mỗi người đều ẩn chứa một cảm nghĩ riêng tư. Ở tôi là cái định mệnh khắt khe, cay nghiệt, là làm thân tằm nhả tơ trong một nước có gần năm ngàn năm văn hiến nhưng nghèo nàn chậm tiến; chỉ dư thừa chiến tranh điêu tàn, khốn khổ; chỉ thừa máu xương nước mắt. Biết đến bao giờ? Chừng nào? Bóng tối xã hội mới thôi bủa vây những con người tự nguyện hiến dâng đời mình cho văn chương nghệ thuật, để ít nhất trong những tháng, năm chót của cuộc đời, họ còn được thấy ánh sáng vinh quang và cũng là ân huệ mưa móc của quần chúng đương thời!!!
TIỂU SỬ ĐINH HÙNG
Sinh ngày 3-7-1920 tại làng Trung Phụng ngay ngoại ô thành Hà Nội. Ngôi làng này nằm ngay sau lưng khu phố Khâm Thiên. Những ai đã từng ở Hà Nội, đều phải công nhận Khâm Thiên là khu ăn chơi nổi tiếng nhất. Đây là nơi tập trung các nàng ca kỹ tài sắc bốn phương.
Gia đình ông thuộc giòng trưởng giả. Thân phụ ông sinh được sáu người con, hai trai bốn gái. Ông là con út. Theo tập tục, cũng như theo tâm lý học, người ta thấy hầu hết những đứa con út trong gia đình thường được nuông chìu (quan niệm giàu con út, khó con út) và sớm phát triển các tình cảm, trí thông minh, trực giác nhậy cảm hơn các anh chị. Vì ngoài sự được chăm chút, nâng niu của cha mẹ, nó còn được tiếp nhận những tình cảm, những kinh nghiệm trên nhiều bình diện phức tạp từ nơi anh chị.
Đinh Hùng cũng rơi vào định lệ đó. Hơn nữa, ông còn được thừa hưởng giòng máu hào hoa, nghệ sĩ của thân phụ. Thuở đó, thân phụ ông là một trong những khuôn mặt thân quen, một khách chơi thường trực của Khâm Thiên. Không chỉ thế, thân phụ ông còn đem cả cô đầu về nhà, tổ thức thù tạc với bạn hữu thâm đêm, suốt sáng. Do đó tuổi thơ của ông được nuôi dưỡng trong bầu không khí ẩm ướt tiếng ca, câu hò, tiếng sênh, tiếng phách. Trí óc non nớt của ông đã sớm in hằn thanh sắc của những nàng Kiều xóm Khâm Thiên cùng cốt cách phong lưu tài tử của những tay tổ ăn chơi. Cái cảnh trí mộng ảo quyến rũ mà thi sĩ Vũ Hoàng Chương (cũng là anh rể ông) đã ghi lại trong bài Nghe hát:
Phách ngọt, đàn say nệm khói êmSống trong khung cảnh đó, bản chất nghệ sĩ, nòi tình đã được phát triển rất sớm.
tiếng ca buồn nổi giữa chừng đêm
canh khuya đưa khách lời reo ngọc
mơ gác tầm dương thoảng áo xiêm
dù lạ nghìn thu xa tám cõi
sen vàng như động phía chân tiên
nao nao khói biếc hài thương nữ
trở gối hoa lê rụng trắng thềm
Cảm thuNhư “từng cơn gió nhỏ, từng sợi dây buồn”, qua đoạn văn này, Đinh Hùng cho ta cái cảm tưởng bắt gặp hồn mình, một tâm hồn thơ trẻ, đang bay bổng cùng hồn thu hiu hắt, cùng cánh bướm đồng nội, cùng hoa nắng dĩ vãng… Để thấy: “… buồn thêm một ít, nhớ thêm một ít, và yêu thêm rất nhiều”. Nhưng sự thực linh hồn chúng ta, nhất là một thứ “linh hồn còn trẻ” làm gì có hình thù, có màu sắc cho ta cầm bắt hay nhìn ngắm được chân dung. Chính ở điểm đó Đinh Hùng đã thành công khi ông cho ta cảm tưởng giáp mặt với linh hồn thơ trẻ mà thời gian đã tàn nhẫn cướp mất, chỉ để lại cho chúng ta những ngậm ngùi, những dư âm thảng thốt, những mùi hương đã tàn bay theo từng cánh bướm, từng sắc hoa bông phù dung một sáng nào nở trắng…
Thu năm nay, tôi lại đi trên con đường vắng này nghe từng chiếc lá rơi trên bờ cỏ…
Nước trong như một cặp mắt tuyệt vời. Những cây liễu xanh đứng buồn như những nàng Cung nữ thời xưa, và trong vườn nhà ai thấp thoáng, hoa phù dung nở trắng như một linh hồn còn trẻ?
Nắng ở đây vẫn là nắng vàng ngày xưa và linh hồn tôi vẫn là linh hồn tôi năm trước. Tôi vẫn ngờ như không sự thay đổi, vì lại thấy mình đi trên con đường này, thu năm nay, giữa lúc cây vàng rơi lá. Đường này hiu hắt, tôi đem lòng về để gặp mùa thu thương nhớ cũ, và nay cũng thấy thu về để nước hồ xanh. Chân ai đi xa vắng đằng kia, hay đó chỉ là gió thoảng mong manh? Và gió nào vương vấn hồn tôi, hay cũng chỉ là dư thanh của một ngày xưa cũ? Chao ôi! Buồn lại nhiều rồi, nhưng chỉ buồn như năm trước. Lòng tôi chẳng biết tìm ai mà nhớ, hôm nay nhớ lại buồn qua mới thấy nắng kia nhiều dĩ vãng.
Tôi nhớ một người lữ khách nào xưa, ra đi từ một mùa thu… Thế rồi cũng một mùa thu trở lại những bước đầu tiên trên con đường bạn, mắt buồn như nước, mảng tìm hồn mình hiu hắt trong hồn thu mới…
Thu đã về đây, tôi làm lữ khách đi hết sông này, sông khác, cả núi, cả đèo và lại cả rừng cả suối, bây giờ tôi cũng về đây để buồn thêm một ít, nhớ thêm một ít, và yêu thêm rất nhiều.
… Từ hôm rời chân ở bến sông vàng.
Từ biệt con thuyền phiêu bạt, tôi đã hết nhớ dãy núi xanh phơn phớt đằng xa và bâng khuâng trở lại con đường quê thân mật.
Đi trên đất đó, giữa hai ruộng ngô thơm nghe ngào ngạt… Hương này có phải hương xưa? Ôi! Những dây đậu vẫn còn non mà luống khoai lang đã xanh tươi rồi nhỉ? Đi trên đất đỏ, bên những luống rau cải cúc và dẫm lên cỏ may vàng. Đây là những con bướm cũ, những cánh hoa xưa. Và này đây tất cả Ngày xưa: từng cơn gió nhỏ, từng sợi dây buồn…
Thôi! Thôi! Tôi không còn trẻ thơ nữa để say sưa đuổi bắt bướm đồng, và chẳng ngắm gió sầu mây, chỉ hoa lòng nở cũng nhiều bông trắng!
Thương nhớ vì sao! Tôi sớm giã từ hồn niên thiếu, hôm nay đi giữa cánh đồng lại thấy tuổi nhỏ của mình tản mạn trên từng cánh bướm, sắc hoa, và chân bước đi những bước ngậm ngùi, bởi chưng lòng tưởng con đường tan tác cánh hương của đoá xuân hồng thuở cũ.
ĐINH HÙNG
(Trích trong VNVHGB của Phạm Văn Diêu)
TÌNH TỰ DƯỚI HOA (1)
Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng
có nàng thiếu nữ đẹp như trăng
mắt xanh lả bóng dừa hoang dại
thăm thẳm nhìn tôi không nói năng
Bài thơ hạnh ngộ đã trao tay
ôi mộng nào hơn giấc mộng này
mùi phấn em thơm mùa hạ cũ
nửa như hoài vọng nửa như say
Em đến như mây chẳng đợi kỳ
hương ngàn gió núi động hàng mi
tâm tư khép mở đôi tà áo
hò hẹn lâu rồi – Em nói đi
Em muốn đôi ta mộng chốn nào
ước nguyền đã có gác trăng sao
truyện tâm tình dưới hoa thiên lý
còn lối bâng khuâng ngõ trúc đào
Em chẳng tìm đâu cũng sẵn thơ
nắng trong hoa với gió bên hồ
dành riêng em đấy khi tình tự
ta sẽ đi về những cảnh xưa
Rồi buổi ưu sầu em với tôi
nhìn nhau cũng đủ lãng quên đời
vai kề một mái thơ phong nguyệt
hạnh phúc xa xa mỉm miệng cười
(1) bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc với tiêu đề “Mộng Dưới Hoa”
DẠ HỘI
Đèn quanh thuỷ tạ, hội đêm hè
Em đến phương nào? Đây ngựa xe
Đây nước hoa chìm giăng ẩn hiện
Thơ phòng khánh tiết nhạc Schubert
Mời các cô em trang điểm vào
má hồng gợn chút mới thanh tao
thuyền thơ anh đợi nghiêng tình tứ
nghìn chiếc hôn bay thoảng phấn Đào
Khiêu vũ đêm nay, Mộng trá hình
Trong vườn quên lãng áo ai xanh?
lòng ai hoá bướm phù tang nhỉ
ta chọn nhầm hoa lẫn ái tình
Tha thiết trời tây gái đẹp về
phương này ta hẹn với Tây Thi
thẹn đâu trinh bạch bàn tay phấn
tuyết nguyệt dài chăng, phải đợi kỳ
Tuổi hạ giăng tròn em vẫn si
lẳng lơ, ai nép mặt hoa quỳ
Phượng liên nàng ấy điên vì mộng
lạc gió thần tiên kịch Shakespeare…
CẶP MẮT NGÀY XƯA
(gửi hương hồn Thạch Lam)
………………….
………………….
Ai biết lòng anh thương nhớ đâu
gần nhau không nói nói không sầu
cầm tay hỏi mộng buồn như tủi
thầm hiểu anh thôi, lặng cúi đầu
Tôi cảm thương vì hai chúng ta
tuổi đang xuân mà bóng sang già
đêm nào tôi mộng buồn riêng gối
anh đã nằm yên dưới mộ hoa
Anh lánh mùa xuân nép cửa sầu
đêm nằm ghê gió lạnh canh thâu.
gặp nhau nắm chặt tay lần cuối
anh khép hàng mi,chẳng nguyện cầu
Tôi đến tìm anh, vuốt mắt hiền
đêm sầu chìm đáy mắt vô biên
vọng thanh nghe rợn hồ cô tịch
tôi hiểu lòng anh chưa toại nguyền
Tôi lạc hồn Xuân giữa Cố Đô
hỏi giăng, giăng mọc nước Tây Hồ
hỏi hoa, hoa vẫn thôn đào liễu
lòng hỏi riêng lòng: Đâu bạn xưa
Trăng nước vô tình, gió đẩy đưa
đời tôi muôn vạn ngả tình cờ
chiêm bao phảng phất tôi thường gặp
cặp mắt anh nhìn như trẻ thơ
XIN HÃY YÊU TÔI
Xin hãy yêu tôi, những lòng thiếu nữ!
tôi chép thơ ca tụng miệng hoa cười
ôi những nàng như liễu mắt xa xôi!
Yêu tôi nhé, tôi vẫn người mê đắm!
xin hãy yêu tôi những lòng hoa thắm
xuân đã hồng, thu biếc tôi làm thơ
cửa phòng tôi, giăng lưới nhện mong chờ
buồn phơ phất mới trông chiều ngóng gió
…………………….
Em có má hồng dạo lòng qua đó
bởi vô hình không biết đấy mà thôi
trời của tôi mà Thu cũng của tôi
để em tới em làm người khách lạ
miệng kia xinh sao tình lơ đãng quá
tôi không yêu sao có má em hồng?
tôi không buồn sao có mắt em trong?
tôi không mộng sao có lòng em đẹp?
nay đến trước in yêu hồn khép nép
tự trời xanh rơi xuống để gần em
một thờ hoa đính ước gởi thơ kèm
si tình thế mà sao hiu quạnh mãi
yêu tôi với! Tôi làm thơ ân ái
để yêu người và cũng để người yêu
để các em qua từng bước diễm kiều
trong cảnh nước non tình tôi xếp đặt
……………………
Các em dịu dàng sao tàn nhẫn thế
mà lòng tôi hoài vọng cứ đa tình
Hãy yêu tôi vì tôi biết em xinh
Tôi biết khóc để cho Tình cảm động
hãy yêu tôi vì tôi làm nên Mộng
hãy yêu tôi vì tôi dệt nền trời
em đi trong trời mộng đó em ơi
theo áo nhẹ bay cao hồn vũ trụ
xin hãy yêu tôi, những lòng thiếu nữ
một hôm nay Tình ghé bến thu Hồng
tôi khổ rồi em có yêu không?
TIẾC BƯỚM HAY LINH HỒN HOÀI ĐIỆPTAO ĐÀN và NHỮNG GIAI THOẠI QUANH NÓ
Độ em còn trèo cây khế
vịn hái quả xanh bên tường
có phải chúng mình còn bé
cho nên đời rất thơm hương
Vắng vàng năm xưa đã tắt
cô bé ngày xưa đã lớn rồi
hoa hồng vừa nở hé trên môi
và một trời thu trong mắt
Ngày xưa bướm trắng mây vàng
ta sống trong vườn tiên giới
bây giờ lạc xuống trần gian
tôi đi tìm bồng lai mới
Em là tiên nữ diễm kiều
vịn hái hoa trong vườn quí
dò theo những bước thương yêu
còn tôi đi làm thi sĩ
Ngày mai giấc mộng tan vàng
em cứ giữ lòng xuân đẹp
nếu hoa ngày cũ phai hương
đã có linh hồn Hoài Diệp
Ôi ngơ ngác một lũ người vong bảnThế giới thi ca của Đinh Hùng là một thế giới lạ kỳ mang đầy bản chất sơ khai man rợ, có người cho ông thuộc phái tượng trưng hay siêu thực. Nhưng theo tôi thì dù siêu thực, tượng trưng hay gì chăng nữa, Đinh Hùng vẫn là Đinh Hùng với một khoảng trời riêng bi thảm bọc vây cố hữu. Một khung trời hư ảo với những xung động dị kỳ.
Mất tinh thần từ những thuở xa xôi
Ta về đây lạ hết các ngươi rồi
Lạ tình cảm, lạ đời chung cách sống
……………………………………
Giữa hoang loạn của lâu đài tình tạ
Ta thản nhiên khi trở lại núi rừng
Một mặt trời đẫm máu xuống sau lưng
(Bài ca man rợ)
Từng buổi hoàng hôn xuống lạ kỳVới cố thi sĩ Hàn Mạc Tử khi sinh thời, cũng có những khát đói thần bí huyền hoặc đó. Nhưng người ta còn có thể giải thích một cách thoả đáng bởi căn bệnh nan y: cùi, mà nhà thơ này vương mắc. Với Đinh Hùng, tìm một giải đáp quả có phần khó khăn hơn. Người thì cho rằng vì ông muốn trở về đời sống sơ khai, thuở con người còn ăn hoa, ăn cỏ, còn sống hồn nhiên như cầm thú, sống theo bản năng tự nhiên. Người khác lại cho rằng thế giới không tưởng vượt xa, cao trên cuộc sống trần tục thường phàm; giữa không khí hôn mê, u trầm đó, nhà thơ đã hoà tan tâm hồn, quên đi thể xác để hiện nguyên hình hài trong cõi mộng, do đó trong những giây phút xuất thần thi nhân thường mơ hồ trực cảm một đói khát, một chùm hoa, một chút lá…
ta nằm trên cỏ lắng tai nghe
thèm ăn một chút hoa man dại
rồi ngủ như loài muôn thú kia
(1) Trời hỡi làm sao khi đói khátSự thực không phải như thế, bởi ngoài một khát vọng khác thường bộc lộ trong giòng thơ tha thiết, thế giới của Đinh Hùng vẫn là thế giới của tình yêu, của mộng ảo với những xúc động băn khoăn rất người:
Gió trăng có sẵn làm sao ăn
(Thơ H.M.T)
ta thường có những buổi sầu ghê gớmNhững dằn vặt tình yêu biểu lộ một niềm tha thiết đắm say cao độ:
ở bên em ôi biển sắc rừng hương
em lộng lẫy như muôn ngàn hoa sớm
em đến đây như đến tự thiên đường…
Ta trong đó thấy trời ta mơ ướcSự thương nhớ, tương tư trong cõi khôn cùng vi vút khói sương đã chứng tỏ ở cõi sâu kín vùng yên tĩnh tâm hồn thi nhân, một thần tượng đã hình thành, một ảo giác yêu đương luôn luôn nhen dậy, thôi thúc gào thét, một thứ người tình không bay xa, không lý tưởng mơ mộng trên thiên đường cao vắng nào, tôi muốn nói người tình của Đinh Hùng là nàng kỹ nữ, một người con gái xương thịt trong một xã hội thực thể và mang một số kiếp không những tủi hèn, mà còn bị liệt vào thành phần nhơ bẩn rơm rác của xã hội.
thấy cả bóng một vầng đông thuở trước
cả con đường sao mọc lúc ta đi
cả chiều sương mây phủ lối ta về
khắp vũ trụ bỗng vô cùng thương nhớ
em đài các lòng cũng thoa son phấnNếu đạo giáo là cõi trú thích ứng nhất của những tâm hồn yếu đuối, của những linh hồn đã quá ê chề thất vọng, là con đường giải thoát siêu hình cần thiết cho tất cả những ai đã hơn một lần đánh mất niềm tin, sa lầy tội lỗi, thì với Đinh Hùng, ta có thể coi như tôn giáo của ông là thứ tôn giáo ái tình hay nói khác đi ông chủ trương một thứ đạo gọi là ‘đạo ái tình”. Một thứ đạo của hầu hết những kẻ sinh ra trót mang trong hơi thở, trong mạch máu “nòi tình”. Như vậy chúng ta sẽ không mấy ngạc nhiên khi thấy tiếng thơ của thi nhân là tiếng gọi kêu van cầu ân ái, là những tiếng than van, là những giận hờn oán trách người tình phụ bạc.
hai bàn chân kiêu ngạo dẫm lên thơ
ta đã muốn trở nên người vô đạoVị thi nhân chấp nhận tình yêu như một lẽ sống tối thượng để quên, để xa, để lẩn trốn trước thực trạng xã hội ngày một bi đát, ngày một tối đen. Sự tự ru mình vào cõi hôn mê đã đưa linh hồn lênh đênh vào những vòm trời cao rộng với những thương đau khắc khoải không ngờ. Tình yêu, với ý thức thi nhân cần thiết bao nhiêu thì sự đền bồi của nhan sắc, của tượng thần, của giai nhân cũng tàn nhẫn hắt hủi bấy nhiêu. Bởi thi nhân nhìn thấy, thâm cảm được luật tương đối, cùng những hữu hạn, những bất lực của một thân phận làm người không bao giỡ cưỡng lại nổi định mệnh khắt khe tàn bạo, cũng như nước không bao giờ chảy ngược, hoa phải có ngày tàn. Khát vọng dâng tràn như sóng cuồng, như bão loạn mà đời người thì ngắn hạn, phận người thì nhỏ nhoi trước một vũ trụ vô biên, trước một thiên nhiên huyền bí, cho nên ngay trong giây phút đạt tới cực điểm của nồng độ đam mê, đỉnh cùng của khát vọng, thi nhân vẫn linh cảm trước mắt, những đớn đau, điêu tàn những phũ phàng chua chát của một thực tại trùm vây, níu kéo, xô đập:
tất cả em đều bắt ta trở nên khổ não
và oán hờn căm giận tới đau thương
và yêu say mê mệt tới hung cuồng
và khát vọng đến vô tình vô giác
Niềm khát vọng ta ghi vào huyết sửTôi nghĩ, nếu ai kia bảo Đinh Hùng đã lẩn trốn vào tháp ngà để tìm lấy cho mình những phút giây thần tiên, huy hoàng, rực rỡ, để đắm chìm linh hồn trong niềm hoan lạc hưởng thụ, trốn chạy những đau thương đổ vỡ của cuộc đời thì e có phần thiên lệch, bất công. Bởi, nếu chúng ta cảm thông được tiếng thơ của một Chế Lan Viên qua “Điêu tàn” – một khoảng trời thâm u, thê thảm, một huyệt mộ vùi sâu cơ đồ của cả một dân tộc – ai dám bảo Chế Lan Viên lánh xa sự thực bi đát phũ phàng để tìm về cõi mộng hầu thoả mãn nhưng khát thèm êm ái, ve vuốt tâm hồn – trái lại, Chế Lan Viên đã đau khổ gấp trăm ngàn lần cái đau khổ mà thường nhân phải gánh chịu, trong thực thể xã hội đương thời, cũng vậy, Đinh Hùng lẩn trốn thực trạng đau thương của thời thế bằng cách trầm mình trong thiên đường tình ái, nhưng chính tại cõi trú thanh sắc này, nhà thơ đã đau khổ thêm một lần nữa. Thế giới phấn hương, hoa bướm không những đã không giúp nhà thơ quên bớt, rời xa những dằn vặt, vò xé mà còn tạo thêm hoàn cảnh để thi nhân nhìn rõ đau thương, đày đoạ – Tôi muốn nói ở mảnh đất đắm đuối truy hoan này, Đinh Hùng càng thấu cảm cái mệnh số cô đơn, cái mình lạc lõng, xa lạ hoang liêu hơn bao giờ.
dưới chân em thơ lạc mất linh hồn
ta đau xót trong mỗi giờ tình tự
ta khóc nhiều cả những lúc trao hơn
(Ác mộng)
ôi giữa trời thơ, những đêm hiền hậuLoay hoay lặn ngụp trong mối sầu cao ngút, trong khát vọng vô biên khôn đường giải thoát, nhà thơ quay ra thương tiếc vẩn vơ, than trách số mệnh; nhưng từ bước chân vô vọng rạc rời trong thế giới tình yêu, ông lại tạo dựng cho mình một niềm tin mới, một cõi ẩn trú mới, đó là thế giới huyền bí, thế giới linh thiêng của những hồn oan thác, của những hoang sơ điêu tàn từ vạn kỷ:
con chim nào kêu vang tiếng trần ai
mấy thu xanh hờn thác lẻ u hoài
thời xa vắng mờ hương lòng trái đất
trong tay nàng ta ngả mình ngây ngất
nghe rõ ràng trên thịt ấm da xuân
ngực dâng cao hơi thở đã mau dần
mùi cỏ lá bỗng thoảng hồn thương nhớ
ta ngẩng lên mặt nàng buồn muôn thuở
ngắm hoa sao lay động dưới khe nguồn
chung mối sầu thơ thẩn với trăng suông
bên sườn núi có con hươu vàng điệp
quên tình ái ta phá tan cung điệnChia tay người tình ở đây không có nghĩa là ông đã rời bỏ được những khao khát, những đam mê tình ái, những hương phấn yêu đương mà để tìm về với một tâm hồn siêu thoát của cõi tâm linh vô thức – dĩ nhiên tâm hồn người được thi nhân trao gửi tình yêu, trao gửi thân xác đã dãy đầy đau thương, đã rách nát ân tình, là một linh hồn tố nữ, một mỹ nhân, một hương sắc u trầm thanh khiết trinh băng:
đi ngoài sao thầm lặng khóc trời xanh
xa mắt em xa ánh sáng kinh thành
em mộng về đâu?Tới đây, tiếng thơ của thi nhân có phần mong manh, nhẹ nhàng thanh thản hơn, nó không còn là âm hưởng của những cuồng vọng đắm say, điên cuồng. Nó cũng không còn là những giận hờn, những trách móc, oán than của mặc cảm bị ruồng rẫy phản bội nữa. Mà là những lời tâm sự ngỏ bày, những kể lể, những cầu xin biểu lộ một lòng thành thiết ngưỡng mộ, vời trông:
em mất về đâu?
từng đêm tôi nguyện tôi cầu
đây màu hương khó là mầu mắt xưa
em đã về chưa?
em sắp về chưa?
trăng sao tắt ngọn đèn mờ
ta nằm rỏ lệ đọc thơ gọi hồn
(Gửi người dưới mộ)
Hỡi hồn tuyết trinhNếu thơ là tiếng nói của đam mê cùng cực thì quả thi sĩ Đinh Hùng đã đạt được tới nguồn cội tiếng thơ. Suốt thi tập, với 40 bài là những bản ngợi ca tình yêu cuồng nhiệt, là những điệp khúc của lòng đắm đuối cao độ, của một tâm hồn lạc lõng bơ vơ giữa chợ người, muốn tìm về núi rừng, muốn tìm về nguyên thuỷ, nguyên khai. Ngay cả với những đam mê không tưởng về một thế giới hư vô thần kỳ, người ta cũng bắt gặp một Đinh Hùng thật tha thiết, thật mê man trong một vóc dáng thật độc đáo của một vũ trụ hoang dại, rừng rú. Trong thế giới mê hoặc, mờ ảo của một ý thức sáng suốt trộn lẫn cùng những trực cảm, những ảo giác thần kỳ của một kiếp nào đã qua đi, đã vắng tạnh trong xã hội xáo động, đầy âu lo thắc mắc trước một viên tượng rạn nứt bế tắc của thân kiếp, của những thúc bách nhân sinh, thi nhân vẫn còn gìn giữ riêng cho mình một niềm tin, một nguồn sáng soi rực tâm thức.
Hỡi người tuyết trinh
Mê em ta đã thoát thân hình
Nhập hồn cây cỏ đa tình mỗi đêm
(Gởi người dưới mộ)
Trận cười tan hợp núi sôngVới niềm tin tưởng mãnh liệt đó, thi sĩ đi từ cuộc sống phồn tạp tới cõi siêu thoát, bằng những bước chân kiêu ngạo, khinh bạc, cái kiêu bạc tất nhiên của một kẻ tự tách rời đời sống hiện tại đầy bon chen, đầy tham vọng thấp hèn, với một ý thức tỉnh táo, một khát vọng cao cả trông hướng về một xã hội hồi nguyên thuỷ, một xã hội – tự tính để nhìn thấy tâm hồn, nhìn thấy chân dung đích thực của ý nghĩa đời sống con người. Sự vươn lên, tự dựng tạo cho mình một thế giới riêng, một thế giới cách biệt ngoài tầm trí tưởng đại chúng đã đưa thi nhân tới mặc thức cô đơn ghê lạnh; vì trên viễn trình về tới thiên đường, về tới nguồn cội, thi sĩ là người duy nhất – kể độc hành không cả một ánh mắt vời theo.
Cơn mê kỳ thú lạ lùng cỏ hoa
Hý trường đổi lớp phong ba
Mượn tay nguỵ tạo xoá nhoà biển dâu
Cuối thời loạn thương một vùng sao mọc
ta bước lên chân nhịp bước thần kỳ
trở về đây xơ xác mảnh tàn y
giữa hoang địa hiện hồn toà u ngục
bừng mắt dậy lửa hồi sinh đỏ rực
thịt xương về trong cổ mộ xôn xao
hoả thiêu rồi làn tử khí lên cao
chiều tái tạo bâng khuâng từng ngọn cỏ
hoa thanh quý nở bừng trang diễm sử
thiên tiên đâu về tắm bến sông đào
ta nghiêng mình làm một trái non cao
(Mê hồn ca)
trăng bỏ ta đi trăng ảo huyềnTừ đó, niềm kiêu hãnh khinh bạc cuộc đời của thi nhân đã đưa thi nhân xa dần, xa dần… để gần thêm, gần thêm mãi cô đơn và cuối cùng cô đơn không còn là một màn lưới bủa vây bên ngoài nữa, mà chính tâm hồn thi nhân là những hình ảnh của cô đơn hiu quạnh đó:
mấy trùng biển lạ nhớ bình nguyên
sầu ta đong khắp trường giang thuỷ
vào cuộc tuần du lại đắm thuyền
ta hát lên trời muôn thuở trước
giờ đây còn lắng khúc giao duyên
thân lưu lạc về sông núi
ngươi gọi hồn ai hỡi đỗ quyên
đi vào mộng những sơn thần yên ngủThế giới thi ca Đinh Hùng là một thế giới thần kỳ mang đầy bản sắc man rợ, rừng rú. Phải chăng, thi sĩ muốn quay về, muốn dựng lại xã hội tự tính tức một xã hội bộ lạc thuở sơ khai, con người sống thuần với bản tính tự nhiên, không với lý trí, với thủ đoạn, với những suy tính, những dục vọng đê hèn, thấp kém của xã hội mang tiếng văn minh tiến bộ nhưng lại là thứ văn minh vật chất, văn minh kỹ thuật, càng văn minh, càng khôn ngoan bao nhiêu, cuộc sống càng bẩn thấp bấy nhiêu.
em! kìa em! đừng gọi thức hư vô
hãy quỳ xuống, đọc bài kinh ái mộ:
hồn ta đây thành tượng giữa vô cùng.
(Trời ảo diệu)
niềm thương ý nhạc mùa xa tắphoặc:
bãi bề cồn dâu nổi bấy chầy
thôi nhé mười lăm năm xí xoá
lầu thơ trăng gió lại thơ ngây
thế kỷ thanh bình nức nở hoaỞ đây tôi xin mở một dấu ngoặc về thái độ thẩm xét giá trị một tác phẩm văn chương, có nhiều người đã vô tình hoặc cố ý nhắm vào một vài sơ suất, một vài thiếu kém của toàn tập rồi từ đó họ phê phán và rút ra một kết luận. Việc làm thiếu ý thức, vô trách nhiệm này thật không thể nào chấp nhận.
ta nhìn hoa khóc tuổi trăng già
buồn lên, cõi đất chưa than thở
em đã cao sầu ơi Du Hoa
(Hoa sử)