☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
67 bài thơ
Đọc nhiều nhất
Thích nhất
Mới nhất
Tạo ngày 14/01/2010 19:57 bởi
Vodanhthi, đã sửa 4 lần, lần cuối ngày 02/02/2010 21:37 bởi
Vanachi Hoà thượng Thích Huyền Vi giới thiệu Hội Hoa Đàm
Xem qua bản thảo tập Kinh Hiền của thầy Phạm Thiên Thư, thấy có nhiều công phu thi hóa truyện tích nhà Phật qua thể thơ lục bát uyển chuyển, chúng tôi hoan hỉ cho công việc làm hết sức can đảm và đầy sáng kiến của thầy.
Kinh Hiền Ngu nguyên chữ sanskrit là Damamùka Nidàna Sùtra, Trung Hoa dịch là “Hhien Yu yin yuen king” nằm trong Tạp tạng (Samyukta Pitaka). Kình có tất cả chín quyển, bốn mươi sáu chương. Tư tưởng Kinh này, chúng ta có thể gói gọn trong một bài kệ (gàthà) nhân duyên sau đây:
Ye dharmà hetuprabhavà
Hetum tesam tathàgato hyavadaya.
Tesm ca yo nàirodha
Evam vàdì mahàsramana.
Mọi việc do nhân duyên sanh
Đến khi tan hoại lẫn quanh theo chiều
Thích-già, một bậc cao siêu
Thường tuyên diệu lý, sử nêu muôn đời.
Vì muốn hợp thời, hợp cơ và hợp cảnh, nên thi sĩ văn chương hóa triết lý và sử liệu cổ truyền Phật giáo trong Kinh Hiền Ngu thâu gọn qua 12.000 câu lục bát vừa tràn đầy đạo vị vừa thanh thoát uyên áo, thật là một công trình vĩ đại đối với thời khoa học tân tiến ngày nay.
Đây cũng là một nhân duyên hy hữu, trong thời gian chúng tôi lưu trú tại Viện đại học Vạn Hạnh đã được thưởng thức thi tập này. Để tán thán công việc làm đầy sáng kiến và tích cực của Phạm Thiên Thư, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu Kinh Hiền đến với các bạn trong cũng như ngoài nước.
Thích Huyền Vi
Giáo sư tại Viện đại học Nalanda, Ấn Độ.
12.7.1971
Thượng tọa Tâm Giác giới thiệu Hội Hoa Đàm
Trong lúc đang bận rộn xây ngôi Quán Âm bảo tháp trong dự án kiến trúc Việt Nam quốc tự, thì cơ duyên đưa đến, tôi được thưởng lãm trọn tập bản thảo Kinh Hiền của thi sĩ Phạm Thiên Thư, một thi sĩ trẻ tuổi nhưng đã có công lớn đối với nền văn hóa nước nhà. Phạm Thiên Thư đã mở ra một trang sử mới cho nền văn học Phật giáo Việt Nam trong việc thi hóa kinh Phật và mang giáo nghĩa giải thoát vào thi ca dân tộc. Mỗi khi nghe lời Đạo ca, ngâm Đoạn trường vô thanh và đọc Kinh Ngọc, Kinh Thơ, Kinh Hiền… của thi sĩ họ Phạm, người ta như thể không còn phân biệt nổi biên giới giữa đạo và đời, mà dường như bị thu hút vào một dòng sinh lực không gian vô tận dung hòa mọi tư tưởng nhân sinh. Phải chăng, đó là nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam đã hơn một lần chói sáng qua triều đại Lý, Trần.
Qua mười hai ngàn câu lục bát của Kinh Hiền, thi hóa trọn bộ Kinh Hiền Ngu, gồm các truyện tiền kiếp nhân duyên của chư Phật, chúng tôi thấy không những tác giả đã làm sáng tỏ hơn về những tư tưởng trên so với nguyên bản, mà Kinh Hiền còn trở nên một tác phẩm nghệ thuật đầy xán lạn.
Ở vào thời mạt pháp, con người phải cần nhiều trợ duyên trên đường tu học, mà văn nghệ chính là trợ duyên cần thiết để Phật tử càng thêm yêu mến và tin tưởng vào con đường giải thoát giác ngộ, lòng yêu mến đó chính là một bảo vật vô giá của con người Phật tử.
Để đánh dấu mối duyên với bộ Kinh Hiền trước khi đem ấn hành, chúng tôi hoan hỉ giới thiệu tác phẩm này với độc giả, nhất là các quân nhân Phật tử trong nước.
Sự thâu nhận dung hòa các tinh ba tư tưởng để bồi bổ vào đời sống tâm linh phải chăng là nhiệm vụ của những người con Phật.
Thích Tâm Giác
Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN
Giám đốc Nha tuyên úy Phật giáo Việt Nam
Đề Hội Hoa Đàm thi tập
(Trụ Vũ - 4.3.1973)
mười hai ngàn chẵn hạt trân châu
kết Hội Hoa Đàm giữa biển dâu
ánh lộng kim phong vàng liếp cải
hương vời cổ nguyệt ngát song ngâu
ba năm, điệu Ngọc, cung tìm kiếm
sáu tám, vần Thơ, nguyện bắc cầu
cảm ứng quang trung vô số Phật
Văn Xương chiếu diệu Phượng Hoàng lâu.
(Bài thơ này in ở bìa 4 quyển "Hội Hoa Đàm", những chữ ở đầu câu thơ không có viết hoa, không có chấm câu, trừ câu cuối.)
Đề tựa quyển "Hội hoa đàm" của hoà thượng Thích Thanh Kiểm
Giáo lý của Phật bao hàm trong ba tạng Kinh, luật, luận. Kinh tạng, những bộ kinh ghi chép lời thuyết pháp của Phật nói ra để hóa độ chúng sinh. Luật tạng, những bộ luật quy định giới điều cho các hàng đệ tử. Luận tạng, những bộ luận bàn rõ về hệ thống tư tưởng và tinh thần vĩ đại của Phật-đà.
Trên lãnh vực liên hệ đến nghệ thuật văn học, thì Luật tạng và Luận tạng không phải là thiếu, nhưng lại kém phần phong phú khi so với Kinh tạng. Vì lẽ Kinh tạng do đức Phật trực tiếp nói ra, dựa trên phương pháp chỉ đạo thiện xảo, nên đượm nhiều tính chất và giá trị văn học.
Nối tiếp, lại có những bậc kết tập gia lỗi lạc, các ngài có cái tài xếp đặt và tuyển trạch lời văn cho mạch lạc quán thông. Và sau đó, các nhà phiên dịch đại tài lại khéo biết ứng dụng những từ ngữ phiên dịch để thích hợp với nguyên văn. Do đó cũng là cái nguyên nhân làm cho giá trị của nền văn học Phật giáo phát sinh nảy nở.
Mỗi khi được truyền vào nước nào thì ảnh hưởng của Phật giáo đều thấm nhuần và hòa đồng vào mỗi lãnh vực tư tưởng triết học, văn học cũng như mọi sinh hoạt hàng ngày của từng nước đó. Phật giáo được truyền vào Việt Nam ta cũng đã có gần hai ngàn năm lịch sử nên ảnh hưởng của Phật giáo đã in sâu vào tâm khảm của mọi tầng lớp quốc dân.
Ý thức được trách nhiệm người truyền đạt phần tư tưởng siêu việt của Phật giáo phổ cập đến mọi tầng lớp dân gian, thầy Phạm Thiên Thư đã mạnh dạn thi hóa Kinh Hiền Ngu (Damamuka Sutra, được gọi tắt là Kinh Hiền) qua thể thơ lục bát. Trong Kinh có đoạn:
Phật rằng: “kiếm cũng như lời,
Một câu một nhát hại người như chơi.
Kiếm thì hủy một thân thôi,
Lời sai hại đến muôn đời mai sau.
Trí bi là cách nhiệm mầu,
Tùy duyên bất biến có đâu ngại ngần.
Kiếm dùng ngăn ác phù chân,
Lời dùng giải oán chúng nhân mọi đường.
Đọc mấy vần thơ trên, tuy những lời văn không trau chuốt như “Kim Vân Kiều”, nhưng là lời diễn tả một cách trung thực khiến cho người đọc dễ nhớ hiểu mau, thì đó cũng là một nghệ thuật phổ biến giáo lý của Phật-đà qua thi ca.
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… vv.
Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”.
Kinh Hiền này ra đời không chỉ bổ ích trên phương diện sinh hoạt hóa Phật giáo qua thi ca, mà còn là viên gạch quan trọng góp phần xây đắp nền văn học Phật giáo thế giới và dân tộc ngày thêm phong phú.
Nay tựa.
Phật lịch 2515. Saigon, ngày 23.5 năm Tân Hợi
Thích Thanh Kiểm
Tiến sĩ Đại học Phật giáo Nhật Bản
Trụ trì tổ đình Vĩnh Nghiêm
Nguồn: Hội hoa đàm, Cơ sở Văn Chương ấn hành, mùa Hạ năm Quý Sửu 1973, Sài Gòn, Việt Nam.
Hoà thượng Thích Huyền Vi giới thiệu Hội Hoa Đàm
Xem qua bản thảo tập Kinh Hiền của thầy Phạm Thiên Thư, thấy có nhiều công phu thi hóa truyện tích nhà Phật qua thể thơ lục bát uyển chuyển, chúng tôi hoan hỉ cho công việc làm hết sức can đảm và đầy sáng kiến của thầy.
Kinh Hiền Ngu nguyên chữ sanskrit là Damamùka Nidàna Sùtra, Trung Hoa dịch là “Hhien Yu yin yuen king” nằm trong Tạp tạng (Samyukta Pitaka). Kình có tất cả chín quyển, bốn mươi sáu chương. Tư tưởng Kinh này, chúng ta có thể gói gọn trong một bài kệ (gàthà) nhân duyên sau đây:
Ye dharmà hetuprabhavà
Hetum tesam tathàgato hyavadaya.
Tesm ca yo nàirodha
Evam vàdì mahàsramana.
Mọi việc do nhân duyên sanh
Đến khi tan hoại lẫn quanh theo chiều
Thích-già, một bậc cao siêu
Thường tuyên…