Dưới đây là các bài dịch của Nguyễn Thế Đạt. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 11 trang (104 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vịnh bách thiệt (Nguyễn Văn Giao): Bản dịch của Nguyễn Thế Đạt

Thương mày dẻo mỏ lại linh tâm,
Dạy khắp nhân gian giọng của chim.
Ai hướng ngô đồng nghe tin tức,
Bi bô học lấy tiếng thái bình.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Hạ dạ đối nguyệt hoà đồng nhân vận kỳ 2 (Nguyễn Văn Giao): Bản dịch của Nguyễn Thế Đạt

Hương sen ngan ngát vào hè,
Lòng ta luẩn quẩn bên lề ánh trăng.
Rượu thơ nghiệp lạc đã rằng,
Văn chương đừng để rịt chằng Đẩu Ngưu.
Trên đầu sáng quắc trăng thâu,
Dưới chân ngọn cỏ một màu xanh tươi.
Tài tình là bệnh đôi mươi,
Ở đâu vui vẻ thì người gọi ta.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Hạ dạ đối nguyệt hoà đồng nhân vận kỳ 1 (Nguyễn Văn Giao): Bản dịch của Nguyễn Thế Đạt

Hè về sen biếc non tơ,
Gió thơm cửa sổ như thơ chào mời.
Hai mươi tuổi đẹp nhất đời,
Trăng sao vằng vặc một trời ước mơ.
Chiếu bên giục khách làm thơ,
Trên lầu tiếng trẻ bi bô học bài.
Mới qua lên núi hoa cài,
Gió xuân đắc ý đuổi hoài theo ta.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Tặng Yên Lãng Từ thiếu doãn (Nguyễn Văn Giao): Bản dịch của Nguyễn Thế Đạt

Trung trinh, trong sạch, rất thanh cao,
Chẳng chịu đìu hiu, vẫn dạt dào.
Thú với cờ vua vui ngày tháng,
Hồn theo thơ phú cảnh tiêu dao.
Đồng lương tôi chịu bưng tai lại,
Đấu gạo anh đành xiết miệng bao.
Cái khí hạo nhiên sao thiện dưỡng,
Bình sinh tráng chí vút trời cao.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Trung thu ngộ vũ bất thưởng nguyệt tác kỳ 2 (Nguyễn Văn Giao): Bản dịch của Nguyễn Thế Đạt

Nhờ ai hỏi hộ cụ Hoá công,
Đêm trước, đêm nay chẳng tương đồng.
Đêm trước hoa tươi vờn bóng nguyệt,
Đêm nay rả rích tiếng mưa ròng.
Bóng người quanh quẩn bên đèn sáng,
Tiếng dế u buồn giữa tiếng dông.
Thương kẻ giang hồ đang lận đận,
Ôm câu rảo bước phía bờ sông.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Trung thu ngộ vũ bất thưởng nguyệt tác kỳ 1 (Nguyễn Văn Giao): Bản dịch của Nguyễn Thế Đạt

Đêm chuyển canh đầu tiết giữa thu,
Ánh trăng không xé nổi sương mù.
Trước thềm nghe trộm mưa tàu chuối,
Bên ghế loang hồng bóng khóm tre.
Tiếp khách lại ngâm thơ Bạch Tuyết,
Ôm chăn không ngủ dế long tai.
Đêm nay đâu biết trăng vườn cũ,
Có chiếu hàng tre đứng cạnh ao.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Tặng đồng ấp nguyên bố chính Lê (Nguyễn Văn Giao): Bản dịch của Nguyễn Thế Đạt

Trang nghiêm thanh bạch ngút trời cao,
Tơ thẳng bình trong chẳng thuận nào.
Dẫu thấy anh hùng kinh sủng nhục,
Vẫn theo làng xóm thích anh hào.
Trinh tùng đỉnh núi qua sương tuyết,
Vàng tốt trăm lần luyện gắt gao.
Thông tắc xưa nay ai dám chắc,
Làng ta anh tuấn biết là bao.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Tức cảnh (Nguyễn Văn Giao): Bản dịch của Nguyễn Thế Đạt

Núi xa màu núi biếc bao la,
Sông lượn quanh co đội núi xa.
Thấp thoáng bờ cây làn gió nhẹ,
Sen tàn hồ lạnh tiếng mưa va.
Bạn bè ôm rượu say qua sáng,
Khách quý chuyền ly rộn trước nhà.
Thèm với mấy người mang áo lá,
Buông câu đợi rét dưới chiều tà.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Đồ nhàn cảm thuật (Nguyễn Văn Giao): Bản dịch của Nguyễn Thế Đạt

Đời trong ai dễ chịu ngồi không,
Cười nói long trời hở cả hông.
Đâu biết lòng trời không ngọc kém,
Làm sao miệng thế chảy gang đồng.
Núi Hoành tùng thẳng lòng trinh tiết,
Sông Lịch trăng thanh dạ thắm nồng.
Lắm lúc ngóng nhìn theo hướng ấy,
Bình sơn rực rỡ ánh dương hồng.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Xuân hoa tạp vịnh - Kê quan hoa (Nguyễn Văn Giao): Bản dịch của Nguyễn Thế Đạt

Thân gieo bát ngọc lá lưa thưa,
Phận kém danh hèn đã tội chưa.
Anh nào vớ được mào gà hiệu,
Thì chút hương thơm có cũng thừa.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

Trang trong tổng số 11 trang (104 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối