Trang trong tổng số 28 trang (278 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tình bạn (Sergei Mikhalkov): Bản dịch của Nguyễn Quỳnh Hương

Cậu bé với một cô bé,
Kết thân và rất quý nhau.
Là một người quen, là bạn
Là người đồng chí tâm giao,
Cậu thường tiễn cô bé ấy
Tận cổng mới chia tay nhau.

Rất thường xuyên cùng cô bé
Cậu ra sân tập thể thao.
Chẳng bao giờ cậu có ý
Gọi cô bé là người yêu.

Nhưng cha mẹ cô thật lạ
Không đâu cứ nói xưng xưng
“Xem kìa, Tania đã
Có người tán tỉnh, thấy không!”

Bà hàng xóm ra mở cửa,
Cũng cười cười, nói: “xin chào
Đến tìm người yêu hả cháu,
Đi vắng mất rồi, cháu ơi!”

Thậm chí ở trường! Ở trường
Cậu cũng nghe được những lời:
“Đoàn thanh niên gì ngữ ấy?
Chỉ có yêu đương lôi thôi!”

Cứ mỗi lần mọi người thấy
Hai đứa bên nhau cùng đi,
Là lại xì xầm to nhỏ:
“Thằng bé định cưới vợ kìa!”

Cậu bé với một cô bé,
Kết thân và rất quý nhau.
Chưa nghĩ đến tình đôi lứa
Cậu cũng chả bao giờ ngờ
Có một ngày mình bị gọi,
Là thằng tán gái ngu ngơ!

Cậu từng có một tình bạn
Trong sáng, trung thực, công khai,
Tình bạn xưa giờ đâu mất?
Tình bạn chết rồi, ai hay!

Chết vì những câu đùa nhạt
Những lời chế giễu, thầm thì,
Những lời vô tâm, bàn tán
Những lời ngu ngốc, thị phi.

Ảnh đại diện

“Có phải đã quên ánh mắt của em...” (Stepan Sipachev): Nguyên bản bài thơ bằng tiếng Nga

Забыть ли блеск твоих глаз
Забыть ли блеск твоих глаз,
Рук твоих жарких кольцо,
Если сквозь слезы не раз
Я видел твое лицо.
Что б ни было впереди,
Приди любая беда,
Ты болью в моей груди
Останешься навсегда.

Источник: https://poemata.ru/poets/...abyt-li-blesk-tvoih-glaz/

Ảnh đại diện

“Em cứ gọi như ý muốn...” (Stepan Sipachev): Nguyên bản bài thơ bằng tiếng Nga

Как хочешь это назови.
Друг другу стали мы дороже,
Заботливей, нежней в любви,
Но почему я так тревожен?
Стал придавать значенье снам,
Порой задумаюсь, мрачнея…
Уж, видно, чем любовь сильнее,
Тем за неё страшнее нам.

1944
Источник: https://poemata.ru/poets/...n/kak-hochesh-eto-nazovi/

Ảnh đại diện

“Mặc cho gió giật từng cơn...” (Stepan Sipachev): Nguyên bản bài thơ bằng tiếng Nga

Березка

Её к земле сгибает ливень
Почти нагую, а она
Рванётся, глянет молчаливо,-
И дождь уймётся у окна.
И в непроглядный зимний вечер,
В победу веря наперёд,
Её буран берёт за плечи,
За руки белые берёт.
Но, тонкую, её ломая,
Из силы выбьются… Она,
Видать, характером прямая,
Кому-то третьему верна.

1937

Источник: https://poemata.ru/poets/...chipachev-stepan/berezka/

Ảnh đại diện

Trên thảo nguyên (Stepan Sipachev): Nguyên bản tiếng Nga của bài thơ Trên thảo nguyên

В СТЕПИ

Едет парень верхом. Взъерошил
ветер волосы. Туча близка.
Много девушек в мире хороших,
только нету любимой пока.

В травы молния бьет навесная,
и от тучи бежит холодок.
Капля падает и не знает,
на какой упадет цветок.

Ảnh đại diện

Hôn (Marina Svetaeva): Bản dịch của Nguyễn Quỳnh Hương

Hôn lên trán để xoá hết lo âu
Tôi hôn trán.
Hôn lên mắt để đêm thôi thao thức
Tôi hôn mắt.
Hôn lên môi – cho anh dòng nước mát.
Tôi hôn môi.
Hôn lên trán để xoá nhoà ký ức.
Tôi hôn trán.

Ảnh đại diện

Đêm đông (Bụi tuyết mờ trần gian) (Boris Pasternak): Bài thơ Đêm đông và người tình cuối cùng, nàng thơ cuối cùng, được coi là nàng Lara trong đời thực của Pasternak

Đêm đông là một chủ đề rất ám ảnh trong thơ Boris Pasternak.
Bài thơ Đêm đông (Bão tuyết nổi khắp mặt đất…) được Pasternak sáng tác theo cảm xúc thăng hoa sau cuộc gặp gỡ với Olga Ivinskaya tại nhà nghỉ ngoại ô của ông ở Peredelkino. Ngay từ ngày đó, hai người đã hiểu họ không thể sống thiếu nhau. Olga Ivinskaya được coi như nguyên mẫu của nhân vật Lara trong tiểu thuyết “Bác sĩ Dzhivago” với tất cả nhan sắc, vẻ đẹp nội tâm, tính cách nhân hậu và bí ẩn của mình.

Olga Ivinskaya là cán bộ toà soạn tạp chí “Thế giới mới”, là Nàng thơ cuối cùng, cũng là người phụ nữ cuối cùng mà Pasternak yêu say đắm. Họ gặp nhau vào mùa đông năm 1945, khi Pasternak bắt tay vào viết «Bác sĩ Dzhivago», khi ấy nhà văn đã 56 tuổi, đang có vợ còn Olga mới 34 tuổi, đã goá chồng và đang nuôi 2 con nhỏ. Mối tình kéo dài 14 năm của họ đầy thử thách, không được sự ủng hộ của những người xung quanh. Tuy nhiên Pasternak không thể sống thiếu bà.

Năm 1949 tai hoạ xảy ra khi Ivinskaya bị bắt vì nghi ngờ chuẩn bị đào tẩu cùng Pasternak ra nước ngoài, sau đó bị kết án 4 năm tù khổ sai. Pasternak đã phải tìm đến nhiều cơ quan chức năng khác nhau để đấu tranh đòi trả lại tự do cho Olga, đồng thời hỗ trợ và nuôi dưỡng hai con riêng của bà.

Năm 1953 Olga Ivinskaya được trả tự do. Tình yêu của họ ngày càng mạnh mẽ hơn, họ gắn bó với nhau hơn.

Năm 1955 tiểu thuyết «Bác sĩ Dzhivago» được hoàn thành, và ra mắt bạn đọc năm 1957 tại Italia. Tác phẩm được trao giải Nobel vào năm 1958. Toàn Liên Xô phẫn nộ tới mức nhà văn phải từ chối nhận giải thưởng. Thời gian sau đó ông buộc phải sống ở Peredelkino, rất hạn chế ra khỏi khu vực này và viết cho Olga Ivinskaya những bức thư rất cảm động.

Tháng 5/1960 họ gặp nhau lần cuối, sau cuộc gặp vài ngày nhà văn bị đột quỵ và mất vào ngày 30/5/1960.

Olga Ivinskaya rất đau buồn. Bà mất đi người thương yêu, đồng thời bị bạn bè và người quen quay lưng. Đó là thời kỳ bà phải nhận nhiều chỉ trích và buộc tội vô căn cứ, và vào mùa hè năm 1960 bà bị bắt vì bị buộc tội buôn lậu do nhận nhuận bút cuốn «Bác sĩ Dzhivago». Bà bị kết án 8 năm khổ sai, tuy nhiên được trả lại tự do sau đó 4 năm, và tới năm 1988 thì được minh oan. Bà mất ngày 8/9/1995.

Ảnh đại diện

Khuê oán ca (Heo Nanseolheon): Bản gốc tiếng Hàn cổ

엇그제 저멋더니 ᄒᆞ마[2] 어이 다 늘거니
小年行樂(소년행락)[3] 생각ᄒᆞ니 일러도 속절업다[4]
늘거야 서른[5] 말ᄉᆞᆷ ᄒᆞ자니 목이 멘다
父生母育(부생모육) 辛신苦고ᄒᆞ야[6] 이 내 몸 길러 낼제
公공候후配배匹[7]은 못 바라도 君군子자好호逑구[8] 願(원)ᄒᆞ더니[9]
三生(삼생)[10]의 怨원業업이오 月下(월하)[11]의 緣연分분ᄋᆞ로
長장安안遊유俠협[12] 輕薄子(경박자)ᄅᆞᆯ ᄭᅮᆷᄀᆞᆮ치 만나 잇어
當時(당시)의 用心(용심)ᄒᆞ기[13] 살어름 디듸는 듯
三五(삼오) 二八(이팔)[14] 겨오 지나 天然麗質(천연여질)[15] 절로 이니
이 얼골 이 態度(태도)로 百年期約(백년기약)ᄒᆞ얏더니
年光(연광)[16]이 훌훌ᄒᆞ고[17] 造物(조물)이 多다猜시ᄒᆞ야[18]
봄바람 가을 믈이 뵈오리[19] 북[20] 지나듯
雪설鬂빈花화顔안[21] 어ᄃᆡ 두고 面目可憎(면목가증)[22] 되거고나
내 얼골 내 보니 어느 임이 날 괼소냐[23]
스스로 慚참愧괴ᄒᆞ니[24] 누구를 怨원望망ᄒᆞ리
三三五五(삼삼오오) 冶야遊유園원[25]의 새 사람이 나단 말가
곳 피고 날 저물 제 定處(정처) 업시 나가 잇어
白馬(백마) 金금鞭편[26]으로 어ᄃᆡ어ᄃᆡ 머무는고
遠近(원근)을 모르거니 消息(소식)이야 더욱 알랴
因緣(인연)을 긋쳐신들 ᄉᆡᆼ각이야 업슬소냐
얼골을 못 보거든 그립기나 마르려믄
열 두 ᄯᅢ 김도 길샤 설흔 날 支離(지리)하다
玉窓(옥창)에 심ᄀᆞᆫ 梅花(매화) 몃 번이나 픠여 진고
겨울 밤 차고 찬 제 자최눈 섯거 치고
여름날 길고 길 제 구ᄌᆞᆫ 비는 무슨 일고
三春花柳(삼춘화류) 好時節(호시절)에 景物(경물)[27]이 시름업다
가을 ᄃᆞᆯ 방에 들고 螅실蟀솔[28]이 床(상)에 울 제
긴 한숨 디ᄂᆞᆫ 눈물 속절업시 혬만[29] 만타
아마도 모진 목숨 죽기도 어려울사
도로혀 풀쳐 혜니 이리 ᄒᆞ여 어이 ᄒᆞ리
靑燈(청등)을 돌라 노코 綠녹綺기琴금[30] 빗기 안아
碧벽蓮련花화 한 곡조를 시름 조ᄎᆞ 섯거 타니
瀟소湘상夜야雨우의[31] 댓소리 섯도ᄂᆞᆫ ᄃᆞᆺ[32]
華表(화표)[33] 千年(천년)의 別鶴(별학)이 우니ᄂᆞᆫ ᄃᆞᆺ
玉手(옥수)의 타는 手段(수단)[34] 녯 소래 잇다마ᄂᆞᆫ
芙부蓉용帳장[35] 寂寞(적막)ᄒᆞ니 뉘 귀에 들리소리
肝간腸장이 九曲(구곡)되야[36] 구븨구븨 ᄭᅳᆫ쳐서라[37]
ᄎᆞᆯ하리 잠을 드러 ᄭᅮᆷ의나 보려 ᄒᆞ니
바람의 디ᄂᆞᆫ 닢과 풀 속에 우는 즘생
무슨 일 원수로서 잠조차 ᄭᅢ오ᄂᆞᆫ다
天上(천상)의 牽견牛우織직女녀 銀下水(은하수) 막혀서도
七月七夕(칠월칠석) 一年一度(일년일도)[38] 失期(실기)치 아니거든[39]
우리 님 가신 후는 무슨 弱水(약수) 가렷관듸
오거나 거거나 消息(소식)조차 ᄭᅳ쳣는고
欄난干간의 비겨 셔서 님 가신 ᄃᆡ 바라보니
草露(초로)[40]ᄂᆞᆫ 맷쳐 잇고 暮모雲운[41]이 디나갈 제
竹林(죽림) 푸른 고ᄃᆡ 새 소리 더욱 설다
세상의 서룬 사람 수업다 ᄒᆞ려니와
薄박命명ᄒᆞᆫ[42] 紅顔(홍안)[43]이야 날 가ᄐᆞ니 ᄯᅩ 이실가
아마도 이 님의 지위로 살동말동 ᄒᆞ니라

Ảnh đại diện

Khuê oán ca (Heo Nanseolheon): Bản dịch của Nguyễn Quỳnh Hương

Mới hôm qua ta còn xuân phơi phới,
Mà hôm nay tuổi già đã đến rồi?
Nhớ lại những ngày vui thơ ấu,
Giờ chỉ đau vô ích mà thôi.
Đành vậy, ta nghẹn ngào kể lại
Câu chuyện đời ta luống ngậm ngùi.

Công mẹ cha sinh thành dục dưỡng
Tấm thân này, ta đến tuổi cập kê
Không màng đến công khanh danh giá,
Mong ngày cùng quân tử thắp đuốc hoa.
Do nghiệp báo tam sinh hay duyên số
Như trong mơ ta gặp, một ngày kia
Trai Tràng An phóng đãng mà phù phiếm
Khinh bạc ăn chơi nổi tiếng gần xa.
Kết hôn rồi ta hầu chồng cẩn trọng,
Sửa túi nâng khăn như đi trên băng mỏng.
Tuổi trăng tròn nên nhan sắc tự nhiên
Ta ngày ngày rạng rỡ đẹp mãi thêm.
Ôn nhu hoà mục ta giữ lễ,
Và hẹn ước một đời chẳng than phiền.

Theo nhau trôi những tháng năm tuổi trẻ,
Con tạo nhiều khi hiềm tỵ khách má hồng.
Ngày lại ngày tuổi xuân trôi vùn vụt
Như thoi gieo lách cách chốn khuê phòng.
Gió xuân ấm hiu hiu vừa mới thổi,
Đã nước thu trong vắt chảy một dòng.
Nào còn đâu tóc mai dài yểu điệu,
Nào còn đâu mặt đẹp với má hồng?
Ta còn ghét gương mặt ta như thế
Liệu còn ai, ai yêu nổi ta không?

Nào còn đâu nét mặt hoa da phấn
Ta soi gương mà thẹn với dung nhan.
Ta nào biết ai là người có lỗi
Đã khiến ta tàn tạ một tấm thân?
Lẽ nào tại ca nương nơi tửu quán
Dã Du viên nổi tiếng khắp xa gần,
Túm năm tụm ba đàn ông đến,
Ngắm nàng và nâng chén chú chén anh.

Rồi một ngày cũng vừa độ hoa xuân,
Bóng tà dương khuất sau núi dần dần,
Ngựa bạch roi vàng chàng đi tìm vui thú
Chàng bỏ ta đi chẳng từ biệt một lần.

Chốn khuê phòng ta vò võ đơn thân,
Ta không biết những chốn chàng lui tới,
Không lại qua tin nhạn cũng thưa dần.
Mối lương duyên tưởng chừng như đã đoạn,
Mà ta còn day dứt nhớ khôn nguôi.
Chỉ hy vọng một ngày thôi vương vấn
Xa mặt cách lòng, ta hy vọng thế thôi.

Những ngày cô đơn sao dài quá,
Một tháng ba mươi ngày buồn bã,
Cây mai trước song ngọc ngoài hiên
Đã bao lần lặng lẽ nở rồi tàn?
Tuyết ẩm ướt rơi suốt đêm đông lạnh,
Mưa dập vùi những ngày hè đằng đẵng,
Hoa có nở khi tiết xuân ấm áp,
Liễu có xanh, cành mềm có đâm chồi?
Nhưng ngay cả khi cảnh vui trước mắt,
Ta cũng không còn tâm trí để vui.

Khi trăng thu chênh chếch chiếu qua song
Tận bên giường còn vọng tiếng côn trùng,
Ta chỉ biết thở dài, rơi nước mắt
Và đắm chìm trong suy nghĩ viển vông.
Sống khổ đau đến mức không buồn chết,
Ta biết làm gì với cả cuộc đời mình?
Một tay ta khêu lại ngọn đèn xanh,
Tay nghiêng nghiêng nâng cây đàn lục ỷ,
Tấu lại khúc Bích liên hoa ngày cũ,
Hát đôi câu cho khuây khoả nỗi lòng.

Bài ca vang lên dìu dặt thanh âm,
Khoan thai như gió đùa trên lá trúc,
Dồn dập như mưa đêm rơi trên sóng,
Trầm như thể xa xôi núi vọng,
Thánh thót cao như tiếng hạc than van
Nỗi đau chia lìa ngàn năm ai oán.

Nhưng dù cho hai bàn tay ngọc
Vẫn còn nguyên tuyệt kỹ những ngón đàn,
Phòng tịch mịch mà rèm sen bất động
Biết có ai nghe được tiếng ta than?
Cảm giác buồn đau như đứt ruột đứt gan,
Ta thà tìm quên trong giấc ngủ,
Biết đâu trong mơ ta có thể gặp chàng?

Nhưng sao tiếng lá bay trong gió,
Tiếng dế nỉ non trong bụi cỏ
Giấc mơ ta cũng gián đoạn chập chờn?
Trên trời kia Chức nữ với Ngưu lang
Mỗi năm một lần đúng ngày song thất,
Không lỗi hẹn, không bao giờ sai khác,
Lấp sông Ngân để có thể hẹn hò.
Nhược Thuỷ nơi đâu, chàng để lại mình ta,
Đến tin tức về chàng giờ không có?

Tựa lan can ta dõi nhìn về phía
Ngày lìa đôi dần khuất bóng chàng,
Sương đẫm cỏ và mây chiều ánh tía,
Rừng trúc xanh buồn hiu tiếng chim than.

Dẫu đắng cay nhiều lắm khắp thế gian
Nhưng liệu còn thiếu phụ nào bạc mệnh,
Như ta chăng, hay mình ta đơn độc
Ôm nỗi đau cho đến lúc héo tàn?

Ảnh đại diện

Sijo (Lee Won Ik): Hoàn cảnh ra đời của bài thơ

Lee Won Ik được biết đến như một chính trị gia chính trực và luôn thẳng thắn bảo vệ quan điểm của mình.
Bài thơ thể hiện quan điểm sống của Lee Won-ik là rộng lượng và không làm những gì trái với tự nhiên, trái với ý trời. Như không thể buộc được gió trời, không thể ngăn hoa rụng, và không thể giữ được người ra đi.
Không rõ bài thơ được viết vào năm nào, nhưng bài thơ thường được gắn với hai sự kiện nổi bật thời đó là Lee Won Ik can vua Seonjo, và sự kiện Nhân Tổ
Vào tháng 2 năm 1597, tướng quân Lee Sun-sin (Lý Thuấn Thần) bị bắt tại dinh thống chế Hansan và bị đưa đến Hanyang (Seoul). Ý chí giết tướng của Vua Seonjo là kiên định. Khi đó, Lee Won-ik người đang giữ chức Lãnh nghị chính (領議政) kiêm Đô thể sát sử(都體察使), người chỉ huy tổng thể cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nhật Bản, nói: “Cũng như Bệ hạ không thể bãi bỏ Chúa, Chúa cũng không thể bãi bỏ Lee Sun-sin, chỉ huy lực lượng hải quân của ba tỉnh trong chiến tranh”. Tướng quân Lee Sun-sin được cứu mạng.
Trong cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Hàn Quốc, Tể tướng Liễu Thành Long (Yoo Seong-ryong - 柳成龍) đã bị Jeong In-hong và những người khác gài bẫy, chỉ có Lee Won-ik tích cực bảo vệ.
Nhân Tổ phản chính (Injobanjeong 仁祖反正, hoặc Quý Hợi phải chính癸亥反正 – gọi theo tên của năm mà sự kiện xảy ra) - sự việc xảy ra vào ngày 11 tháng 4 năm 1623 (ngày 12 tháng 3 âm lịch) trong đó một cánh của phái Tây Nhân (đối lập với phái Bắc Nhân theo đường lối cứng rắn, ủng hộ vua Gwanghae) bao gồm Kim Ryu, Lee Gwi, Shin Kyung-jin, Yi Seo và Choi Myeong- gil tạo phản, đánh đuổi vua Gwanghae và những người phái Bắc Nhân.
Trong lịch sử 4 cuộc đảo chính thời Joseon thì đảo chính Injo là khốc liệt nhất. Phế chủ Gwanghae bị giáng xuống địa vị Hoàng tử, trên 40 người bị xử tử, và trên 200 người bị thanh trừng và lưu đày. Jeong In-hong dù đã 88 tuổi, vẫn bị chặt đầu. Đây là hành vi vi phạm trực tiếp nguyên tắc không chặt đầu người từng giữ chức vị Thượng tế hoặc người già trên 80 tuổi của triều đại Joseon. Kết quả là phái Bắc Nhân hoàn toàn bị đẩy khỏi chính trường. Những người tạo phản đưa hoàng tử Neungyang lên ngôi vua, tức là vua Nhân Tổ (仁祖Injo), vị vua thứ 16 và bị coi là người yếu đuối và bất tài nhất của triều đại Joseon. Chính Injo đã đầu hàng nhà Thanh vào năm 1636, đồng ý với các điều khoản chinh phục do nhà Thanh vạch ra.

Trang trong tổng số 28 trang (278 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: