Trang trong tổng số 14 trang (131 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối
Gửi bởi Nguyễn Đông Ngạn ngày 03/09/2010 20:19
Ngày đông ngắn, ngày hè dằng dặc,
Gió nam qua, gió bắc tiếp theo.
Được mồi, thấy phượng cú kêu,
Sẻ rình bọ ngựa cơ mưu khôn lường.
Thế giới tựa bước sang hội mới,
Dân phong như trở lại hồng hoang.
Sáng đem kinh Dịch xem tường,
Đầy vơi cơ tạo, dễ lường được đâu.
Gửi bởi Nguyễn Đông Ngạn ngày 02/09/2010 21:50
Vườn xưa ngoảnh lại xa muôn vàn,
Tay áo già nua lệ chứa chan.
Trên ngựa gặp nhau không giấy bút,
Nhờ người nhắn lại tớ bình an.
Gửi bởi Nguyễn Đông Ngạn ngày 02/09/2010 10:38
Thuốc không, rượu chẳng có mừng xuân,
Dễ khiến thi nhân hoá tục nhân.
Trong mộng, thuốc thơm và rượu ngọt,
Tỉnh ra thêm phấn chấn tinh thần.
Gửi bởi Nguyễn Đông Ngạn ngày 28/08/2010 08:47
Thiếp ở đất Ngô, chồng lính thú,
Gió thu thổi thiếp, thiếp lo chồng.
Một hàng thư gửi, muôn hàng lệ,
Lạnh đến bên chàng, áo đến không?
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi Nguyễn Đông Ngạn ngày 28/08/2010 08:45
Chồng biên ải, thiếp đất Ngô,
Gió Tây thổi thiếp, thiếp lo cho chồng.
Thư một dòng, lệ nghìn dòng,
Bên chàng lạnh đến, áo cùng đến không?
Gửi bởi Nguyễn Đông Ngạn ngày 27/08/2010 23:38
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Nguyễn Đông Ngạn vào 27/08/2010 23:59
Sau đây là bản hiệu đính bài "Hồng Hồng, Tuyết Tuyết" của học giả Nguyễn Quảng Tuân:
Hồng Hồng, Tuyết Tuyết
(Gặp lại cô đầu cũ)
Hồng Hồng, Tuyết Tuyết!
Nhớ ngày nào chửa biết cái chi chi.
Mới dăm năm thấm thoắt có xa gì,
Ngoảnh mặt lại đã đến kỳ tơ liễu.
我曩遊時君尚少﹐
君今許嫁我成翁。
Ngã nẵng du thời quân thượng thiếu,
Quân kim hứa giá ngã thành ông.
Cười cười, nói nói sượng sùng,
Mà bạch phát hồng nhan chừng ái ngại.
Riêng một thú thanh sơn đi lại,
Khéo ngây ngây, dại dại với tình.
Đàn ai một tiếng dương tranh.
(Dương Khuê)
Gửi bởi Nguyễn Đông Ngạn ngày 27/08/2010 08:42
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Nguyễn Đông Ngạn vào 27/08/2010 08:43
Theo Tiêu Đồng, các bạn nên bổ sung mấy điểm sau:
1. Bổ sung tên chữ Hán của Phạm Đình Hổ là: 范廷琥。
2. Tên tự là TÙNG NIÊN: 松年, ông còn có tên tự là KIỀU NIÊN 喬年 và BỈNH TRỰC 秉直, ông hiệu là ĐÔNG DÃ TIỀU 東野樵。
3. Chữ “nha 丫” ở câu thứ 2, chữ thứ 4 có thể phiên là: “a 丫”.
4. Sau đây là nguyên văn chữ Hán bài thơ Hữu sở cảm 有所感 của Phạm Đình Hổ:
長安小兒女,
纖手綰丫鬟。
深閨不知苦,
猶掃落花看。
長安小兒女,
眉黛月雙彎。
為愛梅花潔,
臨風不覺寒。
長安小兒女,
花前獨倚欄。
祇怕檀郎聽,
橫琴笑不彈。
Chú thích:
1. Trường An vốn là nơi đóng đô của nhiều triều đại Trung Quốc. Trong bài thơ này, Trường An được dùng để chỉ kinh đô Thăng Long.
2. Ở câu thứ 2, “quán a hoàn 綰丫鬟”: Quấn hai búi tóc nhỏ ở hai bên đầu theo hình chữ Y, đó là kiểu quấn tóc của các thiếu nữ thời xưa.
Gửi bởi Nguyễn Đông Ngạn ngày 26/08/2010 19:24
Bao Chửng 包拯 (999 - 1062), tự Hy Nhân 希仁, người Hợp Phì 合肥, Lư Châu 廬州 (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy 安徽, Trung Quốc), đậu tiến sĩ xuất thân 進士出身năm 1027, đã từng giữ những chức vụ quan trọng như Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long Đồ các, phủ doãn Khai Phong, Khu mật phó sứ, trong dân gian và trong các vở kịch, tiểu thuyết thường được gọi một cách thân mật là Bao Công 包公, Bao Long Đồ 包龍圖, Hắc lão Bao,… Là một vị quan thanh liêm có tiếng, ông chấp pháp rất nghiêm, không bao giờ khiếp sợ quyền uy, vị nể tư tình. Là một người có học vị cao và sống ở một thời đại văn thơ nở rộ, chắc ông cũng sáng tác không ít song đáng tiếc là cho đến nay chỉ còn lại một bài ông làm lúc mới bước vào đường hoạn lộ là Thư Đoan Châu quận trai bích 書端州郡齋壁 (Đề lên tường thư trai ở quận Đoan Châu).
Đoan Châu nay thuộc thành phố Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông. Bài thơ có tính chất nghị luận này đã được Bao Chửng ghi lên tường lúc ông còn làm tri phủ Đoan Châu, chủ yếu là để tự răn mình.
Hai câu đề đề xuất chuẩn tắc xử thế: làm quan thì phải thanh liêm, làm người thì phải ngay thẳng. Hai cặp thực – luận, từ hai phía chính diện và phản diện, dùng tỉ dụ để biện giải: thực đề xuất yêu cầu đối với bản thân, luận phê phán bọn tham quan ô lại, đồng thời nêu bài học tự cảnh giới. Bao Chửng đã chỉ ra một cách chí lí, muốn diệt trừ bọn tham nhũng thì phải diệt tận gốc điều kiện tạo cho chúng hoạt động: những kho đụn béo bở, những đồng cỏ màu mỡ… kết rút ra bài học lịch sử và hàm ý gửi gắm lời nhắn nhủ tâm huyết tới mọi người.
Bao chửng nói vậy và đã làm vậy, không phải mãi sau này khi giữ chức phủ doãn Khai Phong mà ngay từ lúc làm bài thơ này. Đoan Châu là vùng đất có đặc sản nổi tiếng: Đoan nghiên – thứ nghiên mực làm bằng loại đá quý chỉ có ở địa phương này, là đồ dùng rất được vua quan đời Tống hâm mộ, là một “mặt hàng” đem lại lãi lớn. Các ông quan trước Bao Công thường cho khai thác nhiều gấp mấy chục lần định ngạch, số dư phần thì đem bán song phần chính dùng cống nạp, biếu xén bề trên để tạo điều kiện thăng quan tiến chức. Bao Công tuyệt không làm thế và khi rời Đoan Châu, ông không hề đem theo một chiếc Đoan nghiên nào…
Tác phẩm nghệ thuật quý ở chất lượng. Phim về Bao Công quả đã đem lại nhiều điều bổ ích và thú vị song đôi lúc xem quá nhiều, dồn dập, dường như có người đã cảm thấy loãng, trùng lặp. Thơ của chính Bao Công chỉ còn lại một bài, song vì thế nó lại càng quý và có ý nghĩa: Bài thơ như những lời thề sắt son, như những châm ngôn chắc nịch tạc sâu vào bia đá khiến cho tấm gương cuộc đời Bao Công, vốn đã sáng đẹp, lại càng thêm sức hấp dẫn, thuyết phục đối với hậu thế.
Gửi bởi Nguyễn Đông Ngạn ngày 25/08/2010 05:32
Đốt lửa đêm đêm hơ áo bông,
Cơm trưa một bát đáng muôn đồng.
Quan già trách nhiệm không còn nữa,
Thấy cảnh dân xiêu vẫn động lòng.
Gửi bởi Nguyễn Đông Ngạn ngày 24/08/2010 07:49
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Nguyễn Đông Ngạn vào 24/08/2010 07:50
Tuổi ta vừa mới ngoại ba mươi,
Giập ngã trăm lần chẳng thốt lời.
“Lưỡi bút” dung thân nhờ mấy bận,
“Ruộng nghiên” sinh sống cậy bao đời.
Được thua trong mộng lòng bừng tỉnh,
Danh lợi trên đường tớ chịu thôi.
Đôi mắt ngạo đời con tạo phú,
Để khi trai giới giữa vòm trời.
Trang trong tổng số 14 trang (131 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối