Trang trong tổng số 73 trang (726 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

tongtranlu

THIÊN CẦM HOÀNG HÔN TÍM

Biển ở Thiên Cầm(1),nước thật xanh
Thông reo vi vút tiếng đàn tình
Hang núi ai khơi,nhìn phía biển
Chùa cao mỏi gối,lối gập gềnh

Thời trước vua Hồ đã ghé đây(1)
Em từng đến tắm biển nơi này
Sao chẳng a-lô cho anh vậy?
Để buổi chiều nay,biển vơi đầy!

Anh cứ vòng quanh,xuống lại lên
Một bên Thiên Ý(2),biển một bên
Điện đã lên đèn,hoàng hôn tím
Chiều nay biển lặng,vắng mình em!

      TTL

 (1)Giữa thế kỷ 15,Hồ Quý Ly vào lánh nạn trong hang núi,bên bờ biên Thiên Cầm(Hà Tĩnh).Vua nghe tiếng gió thổi vào hang như tiếng đàn ,nên đã đặt tên cho nơi đây là bãi THIÊN CẦM.(Đàn trời).
  (2)Tên một nhà nghỉ ở Thiên Cầm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bùi-Minh-Trí



CHÚC MỪNG SINH NHẬT
NHÀ THƠ NHÀ GIÁO ĐÔNG LĨNH

http://seablogs.zenfs.com/u/8Cr1dXGaHxYxh8ZVGQfcjCxvrgZjKA--/photo/ap_20100615013732346.jpg

Đã hơn bảy chục rồi a
Dáng hiền mà số đào hoa nhất làng
Xung quanh luôn mấy cô nàng
Nào thơ, nào rượu xốn xang tình chiều

Người thương kẻ mến cũng nhiều
Suốt đời yêu chẳng làm điều bất nhân
Bạn bè giúp đỡ ân cần
Ai ai cũng thấy được phần chăm lo

Thơ tình có cả một kho
Cảm thông phái yếu một pho đủ đầy
Phòng trà thiếu nữ thơ ngây
Sa vào cạm bẫy gió mây cuộc đời

Rơi vào đêm những nụ cười
Ly cà phê đắng chơi vơi giọt buồn
Giấc mơ phố buổi hoàng hôn
Người xưa cảnh cũ mưa tuôn lệ sầu

Trần gian pha lắm sắc màu
Nghiến răng cóc chỉ làm đau chính mình
Giả chân nay cứ rối tinh
Thôi đành giữ lấy bóng hình của ta!

Ngày 15/6/2013
Bùi Minh Trí

Tinh hoa kiến thức ở đời
Ta xâu chuỗi lại trao người bước sau
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongvan28

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Xuân Lộc

     CƯỚI CHỈ HUY(*)

Bác sỹ bảo rằng phải cưới nhanh

Dù đang nóng nực cũng thôi đành

Trước nhìn mảnh khảnh môi hồng thắm

Nay thấy lẳn tròn mặt tái xanh

Những tưởng cuối thu mừng tiệc cưới

Nào ngờ giữa hạ uống sâm banh!

Thuần phong mỹ tục mất gần hết

Xa xót ai ơi cái chữ DANH!

                               Xuân Lộc

(*)Nếu việc sinh nở của thai phụ không đúng ngày tháng (kiểu"hoa đến kỳ hoa nở") mà theo sự điều khiển của Bác sỹ thì thuật ngữ y học gọi việc sinh nở ấy là "đẻ chỉ huy".Nay ngày tháng cưới của đôi tân nương không do họ quyết định mà phải theo chỉ dẫn của Bác sỹ,ta cũng gọi là "cưới chỉ huy"(!)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bùi-Minh-Trí



  NƠI TẦM CAO

(Bài thơ đã được đăng trên báo Người Hà Nội, viết về GS Ngô Bảo Châu (*), người được nhận giải Quốc tế Fields về Toán học)

http://vietcongonline.files.wordpress.com/2012/01/1153.jpg

Sông Nhuệ giải lụa hiền hòa
Dâu xanh đôi bờ biển lúa
Tim hồng dòng máu quê cha
Hồn xanh Tràng An quê  mẹ

Ngọn lửa lung linh mắt trẻ
Giao hoà Toán với nàng Thơ
Chắp đôi cánh vào mơ ước
Dời non lấp biển ai ngờ

Quê người bay hoa tuyết trắng
Giấc mơ thoáng hàng me xanh
Đi học leng keng tàu điện
Dân ca tuổi thơ bồng bềnh

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/4A/6F/paris1.jpg

Anh yêu khúc Pô -lô- ne
Chất thơ hào hoa Quang Dũng
Tươi thắm  vùng Pa-le-dô(1)
Thả hồn sau mùa khó nhọc

Bổ đề cuộc chiến cô đơn
Quả lành hái trên hoang mạc(2)
Nét đẹp tinh hoa ngàn năm
Đỉnh cao lâu đài khoa học...

___________________
(1) Ngoại ô Paris, nơi Ngô Bảo Châu
sống cùng vợ và 3 con gái
(2) Giới Toán học coi Bổ đề rất khó nên bỏ trống
không ai tham gia  vào

Ngày 23/6/2013
Bùi Minh Trí

___________________
(1) Ngoại ô Paris, nơi Ngô Bảo Châu
sống cùng vợ và 3 con gái
(2) Giới Toán học coi Bổ đề rất khó nên bỏ trống
không ai tham gia  vào

Ngày 23/6/2013
Bùi Minh Trí
_____________
(*)Ngô Bảo Châu sinh ngày 28 tháng 6 năm 1972 tại Hà Nội. Thời niên thiếu, anh là học sinh Trường Thực nghiệm Giảng Võ, Trường THCS Trưng Vương, và sau đó học tại khối chuyên toán Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Tổng hợp Hà Nội cũ, nay là Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Anh đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989,và cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế.
Là sinh viên Trường Đại học Paris VI (Université Pierre et Marie Curie) và Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure Paris, ENS Paris) từ năm 1992 đến năm 1994, rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Paris XI (Université Paris-Sud 11) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Gérard Laumon, Ngô Bảo Châu bảo vệ Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les Recherches (HDR) năm 2003 và sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Trường Đại học Paris XI năm 2004. Cũng trong năm này, anh được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư và trở thành vị giáo sư trẻ nhất của Việt Nam tính đến thời điểm đó.
Năm 2007, anh đồng thời làm việc tại Trường Đại học Paris XI, Orsay, Pháp và Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ . Trong năm 2008, anh công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands. Cuối năm 2009, công trình này đã được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.
Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể của Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ vào ngày 19 tháng 8 năm 2010.Tại lễ khai mạc, giáo sư đã được tặng thưởng Huy chương Fields.Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2010, Ngô Bảo Châu là giáo sư tại Khoa Toán Trường Đại học Chicago .
Ngày 9/3/2011, phó thủ tướng chính phủ và bộ Giáo dục đã công bố Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (Vietnam Institute for Advanced Study in Mathematics) và quyết định bổ nhiệm Ngô Bảo Châu làm giám đốc khoa học của Viện.
Tháng 4 năm 2011, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy quyết định trao tặng Ngô Bảo Châu Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của nhà nước Pháp và Ngô Bảo Châu đã chính thức sang Pháp nhận giải này vào ngày 27 tháng 1 năm 2012 tại điện Élysée. Một tháng sau, Ngô Bảo Châu cùng với năm người khác đã được đại học Chicago trao tặng danh hiệu giáo sư xuất sắc (distinguished service professorships).
ĐÔI ĐIỀU VỀ BỔ ĐỀ CƠ BẢN
Năm 1967 Langlands đề xuất mối liên hệ mật thiết giữa đại số và giải tích (bộ phận của lý thuyết số), hoặc cụ thể hơn là sự tương ứng giữa một lớp nhóm (nhóm Lie semi-simple) và hình thức tự cấu (một khái niệm liên quan đến đồng cấu). Đấy là chương trình Langlands, một lý thuyết thống nhất lớn của toán học.
Đối với ông, tất cả lĩnh vực của toán học đều liên quan và liên kết với nhau, việc khó khăn là tìm những mắt xích liên kết đó. Sau nhiều năm miệt mài, Langlands đã thu lượm được một số kết quả và ông cũng đưa ra một vài giả thuyết. “Mặc dù những giả thuyết đó mỏng manh và táo bạo, thậm chí liều lĩnh, nhưng Langlands ước vọng một khi từng giả thuyết được chứng minh thì dần dần xuất hiện một "Nữ hoàng Toán học thống nhất vĩ đại". Điều này rất hấp dẫn bởi vì nếu có một vấn đề gì khó trong lãnh vực này, thì người ta có thể chuyển hoá vấn đề đó sang một vấn đề khác tương ứng ở lĩnh vực khác”.
Nhưng chương trình Langlands cần phải dựa trên “bổ đề cơ bản” (bổ đề là một mệnh đề Toán học mà từ đó người ta có thể có các kết quả quan trọng khác). Và nhiều người giành trí lực chứng minh bổ đề này. Bản thân Langlands và các cộng sự cũng chứng minh được cho một vài trường hợp riêng, nhiều người khác cũng thu được kết quả chứng minh cho nhiều trường hợp riêng khác.
Riêng Ngô Bảo Châu và vị thầy của mình – GS Laumon cũng chứng minh được một trường hợp quan trọng vào năm 2003, nhờ đó hai thầy trò nhận được giải thưởng Clay năm 2004.Và đặc biệt, năm 2008 bản thân Ngô Bảo Châu đã đạt thành công vô cùng quan trọng, chứng minh xong “Bổ đề cơ bản” cho trường hợp tổng quát. Sau đó, cộng đồng toán học thế giới mất đến một năm để xác nhận công trình của Ngô Bảo Châu là hoàn toàn đúng. Kết qủa của Ngô Bảo Châu đã góp phần quan trọng kéo 2 ngành lớn của Toán lại gần nhau.
Với thành công lớn lao mà giới toán học bó tay trong 30 năm ròng này, Tạp chí Time đã chọn công trình của Ngô Bảo Châu là một trong 10 công trình khoa học quan trọng nhất của năm 2009. Và việc gì phải đến đã đến. GS Ngô Bảo Châu đã được trao phần thưởng cao quý nhất Toán học thế giới - huy hiệu, giải thưởng Fields năm 2010.

Tinh hoa kiến thức ở đời
Ta xâu chuỗi lại trao người bước sau
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Xuân Lộc

    NỖI LÒNG QUAN

            (Thơ vui)

"Ngọc thiện trân thu" (*) nếm đủ rồi

Nay răng rụng hết chỉ nhìn thôi

Bê thui vàng óng xơi nào được

Mái ghẹ tơ non nuốt khó trôi

Tiếc thuở chức quyền nhiều kẻ biếu

Thương thời hưu trí chẳng ai mời

Chán chường trên dưới đều hư cả

Để lão ngẩn ngơ tiếc của giời!

                                   Xuân Lộc


(*) Ý chỉ các món sơn hào hải vị ,trích từ bài thơ "Cỗ đầu người" của Nguyễn Biểu.


   QUAN THAM TỰ THÁN

Cái thuở làm quan đã hết rồi
Góc nhà quanh quẩn một mình thôi
Tiền dân bao bận từng xơi lọt
Quỹ nước lắm lần đã nuốt trôi
Bộ hạ xun xoe thằng ấy đón
Nhân viên nịnh bợ đứa này mời
Tiếc sao cái lúc còn quyền chức
Nay chỉ ngồi yên miệng ới giời!

                      Đào Nguyên Lịch


   MÓN ĂN DÂN DÃ  

Sơn hào hải vị đã xơi rồi
Dân dã giờ đây thích quá thôi
Dấm cá, riêu cua sao dễ…nuốt
Bống kho, rô rán thật nhanh…trôi
Thịt gà bò lợn không ai hỏi
Giò chả chim quay chẳng thể mời
Hợp vị tương cà rau muống luộc
Ăn ngon, tuổi tác mặc Ông giời!

                     Lê Trường Hưởng


           TIẾC ĐỜI
Hoàng kim một thủa đã qua rồi
Nay chỉ biết nhìn với ngắm thôi
Đặc sản trên Rừng ăn chẳng được
Món ngon dưới Biển nuốt nào trôi
Giai nhân mắt Ngọc cho người hưởng
Mỹ nữ eo thon mặc họ mời
Chấp nhận chào thua vì bất lực
Già nua là hết lộc ân Giời.
                  Nguyễn Đắc Công

    HƯƠNG VỊ ĐỒNG QUÊ
Hải vị sơn hào chán lắm rồi
Chỉ thèm rau má ở quê thôi
Hương đồng gió nội ăn không chán
Chất chát vị bùi nuốt dễ trôi
Giải nhiệt thanh can nhiều cụ thích
Trơn da mát thịt lắm cô mời
Lãn Ông từng bảo là thần dược
Thuốc quý nguyên sinh của đất giời
                    
                                   Hồ Văn Thiện
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

xinlamsonglenhdenh

DẤU YÊU
Em đã từng nghe tiếng thở anh
Ẩn trong hơi gió giữa đêm lành
Trộn trong mái tóc còn hương ngậm
Ru giấc vô thường...ôi mong manh

Em đã từng mơ trong tay anh
Những giấc chiêm bao thật yên lành
Làm sao em biết hoài nghi nhỉ?
Mộng đẹp lại thường tan rất nhanh...
Trăm năm ở đậu ngàn năm
Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn...
                 T.C.S
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thơ Nhà Giáo



THƠ NHÀ GIÁO ĐĂNG TRÊN BÁO NGƯỜI HÀ NỘI  LẦN 9                                    

Nhà giáo Nguyễn Ngoạt (Nha Trang)
                LỜI CHO HẠ
                            (Tặng học trò tôi)
              Nắng chợt tắt cho lòng thầy dịu lại
              Mùa hạ sắp xa nhớ mãi tuổi học trò
              Thầy ưu tư như ông lão lái đò
              Đưa khách sang sông những người ít khi gặp lại
              Cuộc sống vẫn theo quy luật mãi
              Thời gian trôi đi không trở lại bao giờ
              Mái tóc điểm sương còn vương nặng vần thơ
              Thầy viết cho các em trong giờ học cuối
              Thời gian qua đi thầy không sợ tuổi
              Chỉ sợ các em sức đuối giữa dòng đời
              Biết bao chông gai,bão tố,biển khơi...
              Các em hãy vững vàng bàn chân,tay lái
              Tuổi học trò đã xa một thời không trở lại
              Mái trường xưa thành kỷ niệm phôi pha
              Thầy viết cho các em hôm nay và những ngày qua
              Vần thơ lặng giữa mắt nhoà đưa tiễn.


Nhà giáo Tống Trần Lự
NUÔI MẸ GIÀ

             Thời nghèo chưa có thìa nhôm
          Mẹ dùng vỏ vẹm(*)đút cơm muối vừng
             Con ăn ngon,dạ mẹ mừng
          Đôi môi trầu thắm, mắt rưng rưng cười...

             Bây giờ mẹ ngoại chín mươi
          Con vào bệnh viện chăm nuôi mẹ già
             Thìa inox, bát cháo gà
          Tay nâng li sữa, mắt nhoà lệ thương!

(*): Vỏ trai biển dùng làm thìa
                                       TTL

Nhà giáo Trương Kim Bằng
NGƯỜI ĐẸP (*)

Em đâu phải vầng trăng
Sao khuôn trăng vành vạnh?                                       
Em đâu phải vì sao
Mà ánh nhìn lấp lánh?

Em chẳng phải vàng anh
Sao ngọt lành thỏ thẻ?
Đâu phải đóa hồng xinh
Sao nụ thơm rờ rỡ?

Đâu phải hoa tuyết đổ
Mà trắng nõn phau phau?
Có phải là sóng đâu
Sao lượn cong kiều diễm?

Tình em chẳng phải biển
Sao dào dạt mặn nồng?
Trí em không trời biếc
Sao tỏa sáng mênh mông?

Em chẳng phải bão giông
Sao nghiêng thành, nghiêng nước?
Cũng chẳng phải sấm sét
Sao rạn vỡ tim anh?

Rồi chúng mình chung tình
Bên nhau anh mới hiểu:
Em chẳng là gì cả
Nhưng tất cả trong em!

         
Nhà giáo Trần Thân Mộc
HẠNH PHÚC

Học trò thành đạt thăm cô
Căn nhà cấp bốn đơn sơ vui chào
Cô trò cùng nhớ ngày nào
Mũ rơm dép lốp tiến vào Thiện – Chân.
                                        TTM
                                   
HƯƠNG BỒ KẾT

Chiều tà bồ kết tải hương
Mây Đồng Lộc giữ lược gương thuở nào
Nâng mười mái tóc lên cao
XE qua nghe vọng ngọt ngào tiếng ai.
                                        TTM

LAM GIANG hội viên CLB Thơ Thái Phiên – tp Đà Nẵng
TÌNH QUÊ

Phận gái xa quê mấy dặm trường
Đường xa cách trở nẻo rừng dương
Sông Lam nắng bạc phơi cồn cát
Núi Lĩnh mây hồng quyện khói sương
Một thuở in sâu tình viễn xứ
Bao ngày trĩu nặng nghĩa quê hương
Giọt chiều lưu luyến lòng man mác
Sau lũy tre làng mãi nhớ thương.

SAU LŨY TRE LÀNG

Sau lũy tre làng bóng vấn vương
Nỗi buồn, nỗi nhớ cảnh chiều buông
Thanh Văn, Cẩm Thái dầu mưa nắng
Phố Rạng, chợ Dùng gội gió sương
Ví dặm câu hò vang lối xóm
Đò đưa khúc hát gọi vầng dương
Hồn ai thao thức ngày tương ngộ
Da diết tâm tình với cố hương.


Nhà giáo Bùi Minh Trí
VỀ THĂM STA-LIN-GRAT(*) (nay là Von-ga-grat)

Nỗi lòng ta ẩn trái tim
Tìm về cảnh cũ cánh chim dặm trường
Rì rào khẽ hát Bạch dưong
Miền xưa anh dũng vấn vương tâm tình

Ngôi nhà xây lại yên bình
Dòng Von-ga vẫn tuyết trinh thắm màu
Đi qua khói lửa nỗi đau
Ai còn ai mất tìm câu hẹn thề

Tình yêu nay đã trở về
Giữa nơi xưa ấy bộn bề đạn bom
Gặp em thơ thẩn chiều hôm
Ngã tư phố cũ máu tuôn đỏ đường

Giành nhau từng mỗi mét vuông
Ghê hồn mảnh thịt vụn xương ngập tràn
Đồi Ma-may-ev Ku-gan
Hai bên tử chiến nát tan đá vàng

Hai trăm sáu sáu sư đoàn
Giặc không chiếm được hoàn toàn nơi đây
"Không lùi một bước" (1) phá vây
Hồng quân dốc sức cho ngày phản công

Đuổi dồn sào huyệt cuối cùng
Vượt nhà Quốc hội, tới sông En-bờ
Tưng bừng chiến thắng pháo hoa
Cũng từ xương máu Von-ga góp thành.
________________
(1) Mệnh lệnh của đại nguyên soái Stalin
       Đêm 9/5/2013

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trương Kim Bằng

Chùm thơ về Trường Sa

Bài 1.TIẾNG CUỐC MÙA NÀY

Da diết mùa này chim cuốc kêu
Tiếng nghe “quốc quốc” rực như thiêu!
Bởi vì gan ruột đang nung nấu?
Hay bởi Trường Sa dậy sóng nhiều?


Bài 2.    LÁ CỜ ĐỎ THẮM GIƯƠNG CAO


Lời dẫn: Trần Văn Phương, Anh hùng LLVTNDVN, chỉ huy Trận Hải chiến Gạc Ma (Trường Sa) huyền thoại 14/3/1988.đã anh dũng hi sinh trong tư thế quyết tử bảo vệ biển đảo, bảo vệ ngọn cờ chủ quyền Tổ quốc. Khi đó, Trần Thị Thủy, con gái Liệt sĩ Phương, còn là thai nhi trong bụng mẹ. Tốt nghiệp Đại học Quảng Bình, Thủy đã tình nguyện xin ra Trường Sa, rồi lấy chồng là Nguyễn Hồ Hải,thiếu úy Hải quân Trường Sa, sinh con gái đầu lòng, đặt tên là Nguyễn Trần Na-vy (Navy: Hải quân).

                            
Con hỏi mẹ: “Sao tên con là Thủy?”
“Cha con sống trọn một đời linh thủy
Chết ôm cờ loang đỏ sóng Gạc Ma!”
Con vội đùa: “Sao để con yêu lính Trường Sa?”
“Máu lính biển mặn duyên số lắm con à!”
Con lại hỏi: “Cháu của bà sao tên là Navy?”
“Cha bố cháu, nòi Hải quân chứ gì!”
Nghe mẹ vui, con nói một hồi như trôi nước lũ:
“Bà trông cháu hộ con, ngày mai con ra Trường Sa…nhập ngũ!”(*)
Mẹ sững sờ. Ôm con. Hai mẹ con nước mắt lưng tròng.
Thẫn thờ. Mẹ nói như người trong mộng:
“Ờ...ờ...Trường Sa...Trường Sa...
Lá cờ đỏ thắm máu cha,vẫn giương cao ở đó!
Nhưng...thân gái dặm trường...nghiệt ngã...
Phải gắng nhé, con ơi!... “

14/3/2013
--------------------------
(*) Thủy xin mẹ và được mẹ gạt nước mắt chấp thuận cho nhập quân ngũ Trường Sa từ trước khi cô lập gia đình. Lần ra Trường Sa sau khi sinh bé Navy thực ra  là lần tái ngũ của Thủy.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trương Kim Bằng

Lời dẫn:  Dồn dập tin tức về các “Dũng sĩ nhí” cứu bạn hoặc em nhỏ bị đuối nước: 1/5/2013 Nguyễn Văn Nam (19 tuổi) cứu được 5 em; 12/5 Nguyễn Thị Hiền (10 tuổi) cứu được 1 em; 17/6 Lê Văn Được (15 tuổi) cứu được 5 em. Nam đã tử nạn vì kiệt sức. Còn Hiền và Được nhờ theo mẹ cha luyện bơi và cách cứu người đuối nước từ bé, nên vừa cứu được người vừa bảo toàn được tính mạng.  

MẶT TRỜI HỒNG XINH

Cả nước xôn xao:
Những trái tim Bá Ngọc hồng xinh(*)
Xả thân cứu bạn, đọ sóng kình!

Nhà nhà bàng hoàng
Chật chội. Khóc cười. Mừng tủi.
Rưng rưng kể mãi chuyện tái sinh!

Khôn xiết:
Khóc thương em: mộng đẹp vùi trong sóng!
Hát mừng em: mưu trí thắng Thủy Tinh!

Ôi, đất nước mình
Bao trái tim Bá Ngọc tựa mặt trời hồng xinh!

6/2013
--------------------
(* Nguyễn Bá Ngọc: Một thiếu niên anh hùng (13 tuổi) nổi tiếng thời chống Mĩ, đã anh dũng hi sinh khi cứu bạn và các em nhỏ giữa làn đạn bom giặc Mĩ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 73 trang (726 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22] ... ›Trang sau »Trang cuối