Trang trong tổng số 7 trang (64 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đỗ Xuân Thu

NGÀY ẤY BÊN SÔNG (Chương 5)

     Sáng nay, Huân và ông Chi, xã đội phó, cùng hai chiến sỹ Hiến, Tiến đi kiểm tra lại bến bãi chuẩn bị cho việc tăng cường tiếp nhận và bốc dỡ đạn dược. Làng Ngọc Chúc nằm dọc bờ sông Lô kéo dài đến cửa sông Chảy, suốt từ Bến Xưởng xuống đến Đền Mom cây cối um tùm rất thuận tiện cho việc chuyên chở và cất giấu vũ khí. Nguyên khu Cửa Đình đã có bốn cây đa to, rồi còn những cây si, cây sung khác cũng đều sum suê cành lá. Cây si ở sau Đền xanh ngắt quanh năm, tán lá rộng hàng trăm mét vuông, bóng trùm kín ngôi đền tha hồ cho dân làng ngồi nghỉ hóng gió sông Lô những trưa hè tới. Xung quanh làng, luỹ tre xanh bao bọc toả bóng ôm ấp những ngôi nhà mái rạ, mái tranh. Đứng từ xa nhìn tới hoặc từ trên cao nhìn xuống người ta thấy làng Ngọc Chúc như một khu rừng bên bờ ngã ba sông. Trên bến dưới thuyền, giọng hò, câu hát, tiếng những người giặt giũ í ới gọi nhau vang động cả dòng nước. Làng quê rợp bóng cây xanh, yên ả, thanh bình soi bóng xuống dòng sông Lô trong xanh lộng gió.
Huân nhìn mấy cây sung to cành lá trùm cả xuống sông nói với ông Chi:
- Chỗ này cho xà lan ẩn náu khi có máy bay địch thì chỉ có nhất.
- Thì hơn năm nay rồi đạn dược mình chất đầy ra đấy mà thắng máy bay Mỹ nó có phát hiện ra đâu.
Ông Chi đưa tay chỉ ra đống hòm đạn chất chềnh ềnh cao như cái nhà giữa bãi soi nói với Huân. Huân nhìn vậy thoáng nhíu mày có vẻ lo lo. Sao lại chủ quan thế không biết?
Đến bên gốc duối to cạnh cây sung, anh đi vòng quanh và nhìn nó khá kỹ:
- Có phải chỗ này là nơi ngày xưa mình đặt pháo bắn tàu Pháp không bác Chi nhỉ? Cháu cứ ngờ ngợ bác ạ?
 - Đúng đấy - Ông Chi đáp - Hồi đó, sau lần tàu bọn Pháp ngược Tuyên Quang, khẩu pháo của ta đặt mãi trong khu Gò Chỉ bắn ra nhưng không trúng chiếc nào của nó nên cấp trên đã quyết định kéo nó ra đặt ở chỗ này phục thù ca nô bọn Pháp khi chúng kéo xuôi. Phương châm “đặt gần bắn thẳng” mà lị. Táo bạo thế cơ chứ. Hồi ấy, tớ cùng cánh thanh niên làng này theo phục vụ trung đội pháo binh của các cậu suốt. Cậu quên à?
- Dạ. Quên thế nào được ạ. Những ngày đầu chuẩn bị chiến dịch, cháu ở trung đội ông Cờ đóng ở nhà cụ Bái xóm dưới kia kìa. Nhà cụ ấy rộng rãi, có nhiều bàn ghế nên đã được lấy làm nhà chỉ huy của trung đội. Ba tiểu đội kéo pháo đặt ngay trên một cái ao rộng gần đó. Chẳng biết cái ao đó còn không hở bác?
- Còn. Bây giờ người ta đặt tên cho nó là ao Pháo Binh. Này, nghĩ lại ngày đó cũng vui cậu nhỉ?
Ông Chi phấn chấn. Huân cũng hào hứng:
- Vâng ạ. Dạo đó cháu mới mười ba tuổi chưa biết gì lắm nhưng cứ nhìn thấy khẩu pháo to đùng là cháu thích. Suốt ngày sờ mó ánh thép của nó. Khẩu pháo canon soixante quinge cổ lỗ sỹ của Pháp mà quý thế cơ chứ. Ông Cờ trung đội trưởng thương cháu nhưng cũng nghiêm lắm bác ạ. Ông ấy quát cháu luôn mỗi khi cháu sờ mó nghịch ngợm khẩu pháo. Các anh bộ đội ta ngày đó chỉ muốn vào trận luôn, bắn phát pháo đầu tiên cho đã đời. Thế nhưng cấp trên lệnh cho là phải án binh bất động, tuyệt đối giữ bí mật. Các cuộc họp giao ban trung đội cháu thấy ông Cờ đều phổ biến quán triệt thế. Ấy vậy mà một hôm có một chiếc máy bay khu trục bay qua thấp quá, các bố nhà ta tưởng ngon ăn cứ đòi bắn. Cả ông Cờ cũng nhấp nhổm. Cuối cùng chính ông ấy cũng không chịu được nữa và hạ lệnh cho pháo ta nổ đạn. Không ngờ lại chẳng bắn trúng nó. Nó mới vọt lên chuồn mất. Cánh lính ta chưng hửng. Thì nào đã có kinh nghiệm bắn máy bay gì đâu. Sau trận ấy ông Nông Văn Cờ bị cấp trên kỷ luật, cách chức trung đội trưởng. Ông Hồng, trung đội phó lên thay. Cả trung đội được lệnh chuyển gấp vào khu đồi cao phía trong.
- Khu nhà ông Bảo. Bọn tớ chả phải đi đánh đường để kéo pháo lên là gì.
Ông Chi xen ngang. Huân hào hứng kể tiếp.
- Vâng. Đúng vậy. Bộ đội cùng dân quân lại dồn dập mở đường lên đồi, đắp ụ pháo mới. Các cụ ấy tính là đặt pháo trên đồi cao nhìn ra sông cho rõ để ước lượng cự ly bắn cho chuẩn chứ đặt ở khu bờ ao ấy thì thấp không nhìn dược tàu Pháp. Đâu có tính toán toạ độ chính xác như bây giờ. Toàn ước lượng để bắn.
- Kể cũng đơn giản, thủ công quá anh nhỉ?
Tiến chêm vào.
- Chả thế lại không ư? Đã có ai được học hành bài bản như bây giờ.
Huân đáp lại. Ông Chi tiếp lời:
- Thế nhưng chẳng biết thế chó nào mà pháo mình chưa kéo lên trận địa mới thì mấy chiếc khu trục nó đã kéo đến quần đảo ném bom rồi. Tớ đoán là bị lộ. May mà không chết ai, khẩu pháo cũng chỉ bị hỏng nhẹ. Nhà ông Đa bị bom hất tung.
- Sau đó mình lại bỏ vị trí này bác nhỉ? Huân hỏi lại như khẳng định.
- Ừ. Sau đó, lại kéo tất vào Gò Chỉ. Chỗ ấy kia kìa.
Ông Chi vừa nói vừa chỉ tay vào trong khu đồi. Từ đó ra đến sông dễ chừng phải đến một cây số.
- Thanh niên chúng tớ lại được huy động đắp ụ pháo và kéo pháo cùng các cậu. Nguỵ trang xong đâu đó thì tàu Pháp chúng nó kéo lên. Ta được lệnh bắn nhưng chẳng ăn thua mẹ gì. Xa sông thế, kỹ thuật thế các cậu bảo bắn trúng thế chó nào được. Cuối cùng lại phải kéo pháo ra đặt dọc bờ sông chờ bọn nó xuôi thì tính chuyện trả thù. Chỗ này được chọn để đặt khẩu pháo phát hoả đầu tiên đó. Đấy, các cậu xem, xung quanh cây cối um tùm, sông đoạn này lại cong, nhìn xuôi nhìn ngược đều rõ cả. Quan sát, phát hiện địch rất chủ động. Pháo phòng không mà đặt sát mép nước, bắn thẳng tàu địch thì phải nói là táo bạo. Ông Doãn Tuế trực tiếp chỉ huy khẩu đội dự định điểm hoả đầu tiên này mở màn cho trận đánh.
Ông Chi tấm tắc. Huân cùng Hiếu, Tiến hết nhìn cây duối lại ngắm nhìn dòng sông. Nước sông Lô xanh trong nhìn thấu đáy. Sông lững lờ trôi. Ít ai có thể biết được đoạn sông này năm ấy đã cùng pháo binh ta thét gầm dữ dội nhấn chìm bao tàu chiến Pháp.
Cả bốn người tiếp tục đi thực địa dọc bờ sông. Huân nói với ông Chi:
- Việc bốc dỡ hàng vẫn chủ yếu ở hai bến: Bến Xưởng và bến Đền Mom. Theo cháu nên cho dân quân dọn dẹp lại đường lên hai bến đó không có đêm hôm bốc vác vấp ngã thì khổ.
- Đồng ý. Ngày mai tớ sẽ huy động hai trung đội ra làm việc. Thế hàng về bốc lên, dỡ xuống để ở đâu?
- Về cơ bản phải chuyển hết xuống xà lan hoặc lên ôtô trong đêm bác ạ. Ban ngày không để lại ít nào, nguy hiểm lắm. Bom nó mà thả trúng bãi đạn thì chỉ có chết. Cả cái làng Ngọc Chúc này sẽ tan. Trường hợp bất đắc dĩ thì giấu chúng vào kho H6 và những bãi có nhiều cây xanh. Bác đưa chúng cháu đi thăm một số địa điểm có thể để hàng đó, bác nhé.
- Vậy thì theo tôi nên để tản nó ra, chọn những nơi vừa thuận đường ôtô vào vừa nguỵ trang được là được.
- Vâng, đúng đấy ạ.
Bốn người ngược lên khu Hố Trẩu rồi quành về khu đồi H6, ra khu Cầu Cụt. Tất cả những nơi đó đều đáp ứng được yêu cầu của họ. Tiến tranh thủ vẽ sơ đồ khu vực kho bãi. Mặt trời đã lên quá ngọn tre. Họ quay về nhà bà Sử để xây dựng phương án tác chiến và kế hoạch tu sửa bến bãi, đào hầm hào giao thông. Có tiếng kẻng báo động. Tiếng máy bay ầm ì từ xa rồi bất ngờ nó đã rẹt qua đầu. Bọn chúng bắt đầu quần đảo gầm rít. Bà Sự từ dưới hầm quát lên:
- Thôi, xuống hầm đi. Cảnh giác mà thế à?
Ông Chi, Huân, cùng Hiến, Tiến lom khom chạy ra giao thông hào rồi chui vội vào hầm.
- Kệ cha nó - Ông Chi sau khi yên vị trong hầm nói - Cứ bàn tiếp các cậu ạ.
Tiến trải tấm bản đồ ra. Bốn cái đầu chụm lại tiếp tục tính toán các phương án tác chiến.
Giữa dòng đời tôi nhặt được tứ thơ
Không viết được để hồn lang thang mãi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đỗ Xuân Thu

NGÀY ẤY BÊN SÔNG (chương 6.1)

Vừa chập tối, Hoàn đã đạp xe đến nhà bà Thinh. Anh ăn mặc khá gọn gàng, đầu tóc chải bóng lộn, sực nước hoa thơm phức. Áo pupơluyn trắng sơ vin bỏ vào trong chiếc quần simili màu cỏ úa là thẳng cứng. Hoàn đi đôi dép nhựa tiền phong trắng nom thật oách. Cả làng Ngọc Chúc này hiếm có thanh niên nào đủ bộ áo cánh như thế. Không tối nào là Hoàn không có mặt ở nhà bà Thinh. Anh đến đó để lân la tán tỉnh Phương. Tối nay, ngoài lý do chủ yếu đó, Hoàn còn tổ chức cuộc họp chi đoàn để triển khai kế hoạch của xã về chuyển trạng thái sang thời chiến. Cho nên Hoàn đã đến sớm hơn mọi khi.
Nhà bà Thinh ở ngay bến sông, cạnh cây si già cao nhất nhì xóm. Một căn nhà gỗ ba gian lợp lá cọ khá xinh xắn. Tuy nhà chỉ có hai mẹ con nhưng nhà bà lúc nào cũng có khách, nhất là vào buổi tối, đặc biệt là lũ thanh niên. Họ đến đó vì nhà bà lúc nào cũng sạch sẽ, ngăn nắp, tính bà lại xởi lởi, hiếu khách. Hơn nữa, cô con gái của bà vừa xinh đẹp, nết na lại vừa duyên dáng hiền thảo. Bạn trai, bạn gái của con gái bà thường lấy nhà bà làm địa điểm hò hẹn nhau, trò chuyện tâm sự sau một ngày lao động vất vả. Nhà bà luôn đầy ắp tiếng cười và tự nhiên thành “trụ sở” của thanh niên làng Ngọc Chúc.
Bà Thinh đang lúi húi ở bếp đun nước. Bao giờ cũng thế, cứ biết có cuộc họp chi đoàn hay B dân quân là bà lại chuẩn bị nồi nước chè xanh rõ to. Tiếng củi nổ lách tách hắt ánh lửa ra sân sáng cả một vùng. Hoàn xăm xoe đi vào bếp hỏi thay cho lời chào:
- Bá Thinh ạ! Nhà mình ăn cơm chưa hả bá?
- Anh Hoàn à? Nhà tôi ăn rồi. Tối nay họp chi đoàn phải không? Tôi thấy con Phương nó bảo thế?
- Vâng ạ. Thế em Phương đâu rồi hả bá?
- Em nó đang tắm. Mời anh lên nhà xơi nước.
- Vâng ạ. Bá mặc cháu. Mà bá đang đun nước à? Để đấy cháu trông cho.
- Thôi, anh cứ kệ tôi. Quần áo thế mà vào bếp thì nhọ nhem trông làm sao được.
Bà Thinh vừa dun củi vào bếp vừa nhìn Hoàn nói. Hoàn hơi lúng túng, anh chống chế:
- Chẳng sao đâu bá ạ. Bẩn lại giặt, lo gì.
Như để chứng minh cho câu nói của mình, Hoàn loe xoe đến bên bếp lửa định ngồi xuống. Bà Thinh thấy thế vội gàn lại:
- Ấy ấy, mặc tôi. Anh lên xem ấm chén bàn ghế trên nhà đi. Nồi nước cũng sắp sôi rồi. Tôi đun ù tí là xong bây giờ mà.
Như một lối thoát cho Hoàn, anh lên nhà vặn to đèn kê lại cái bàn và mấy chiếc ghế băng. Hoàn tự nhiên như ở nhà. Ngọn đèn hoa kỳ đặt giữa nhà lung linh toả sáng. Hoàn móc túi lấy bao thuốc lá, rút một điếu châm lửa hút. Anh không nghiện nhưng những lúc đi ra ngoài hay những buổi tối đi chơi Hoàn cũng thường phì phèo điếu thuốc cho nó ra vẻ một tí. Anh hút nguyên điếu không như ông Thạch xã đội chỉ dám hút có nửa điếu một. Vừa hút thuốc Hoàn vừa nghĩ đến Phương. Sao mà tắm táp lâu thế? Ước gì ta vào được buồng tắm để ngắm nàng một lúc nhỉ? Hoàn mỉm cười một mình và nuốt nước bọt đánh ực một cái. Khói thuốc xộc vào khiến anh ho sặc sụa.
- Chào anh Hoàn. Anh đến lâu chưa?
Phương từ trong buồng ra. Vừa đi cô vừa vung mái tóc ướt vừa tắm. Hoàn ngây ra nhìn cô.
- Phương à. Anh vừa mới đến.
- Anh rót nước uống giúp em với, em đang dở tay.
- Em cứ mặc anh.
Hoàn lóng ngóng cầm ấm nước tự rót cho mình mắt vẫn không rời Phương. Nước đầy chén tràn cả ra ngoài. Tim Hoàn đập rộn rã. Người con gái kia bao đêm rồi anh đã rủ đi chơi mà không được. Cô lấy hết lý do nọ, lý do kia để ở nhà. Cuối cùng Hoàn đành đánh bài lì tối nào cũng chiếm chỗ trước trong nhà Phương. Thế nhưng, đâu chỉ riêng anh, bọn con gái con trai của làng đều tụ tập ở đây cả nên Hoàn chưa có cách nào tiếp cận được riêng với Phương. Mặc dù anh là bí thư chi đoàn, Phương là B trưởng dân quân rất có điều kiện gặp nhau nhưng cứ gặp lần nào là Phương lại tìm cách lảng tránh nói sang chuyện công việc.
- Em gội đầu bằng nước gì mà thơm thế? Hoàn nịnh.
- Nước lá bưởi ấy mà.
- Lá bưởi trong vườn nhà mình hả em?
- Vâng. Chả lá bưởi ở đấy chứ ở đâu?
Phương cúi đầu, tay cô nắm lấy mái tóc quay vun vút toả ra một vòng sáng mờ mờ vô vàn giọt nước li ti. Vừa quay tóc cô vừa liếc nhìn Hoàn. Hoàn như say sóng:
- Thế mà anh cứ tưởng phải chọn lá bưởi ở tận đâu cơ chứ.
- Anh nghĩ lá bưởi vườn nhà em không thơm thế sao?
Biết mình bị hố, Hoàn chống chế:
- Không. Là anh nói vậy chứ mấy cây bưởi vườn nhà mình thì tuyệt rồi. Với lại mái tóc của em như thế thì gội nước lá gì mà chả thơm.
Hoàn lại nịnh. Phương tủm tỉm cười:
- Anh cứ nói thế.
- Thật đấy. Con gái làng này đã ai có mái tóc như em nào?
Tiếng bà Thinh từ dưới bếp gọi lên:
- Nước sôi rồi, bưng lên nhà cho mẹ với Phương.
- Vâng. Mẹ cứ để con.
Phương đáp. Hoàn vội vàng nói với Phương:
- Để anh xuống bê cho.
Hoàn chạy xuống bếp rồi khệ nệ bưng nồi nước chè xanh đang bốc hơi ngào ngạt lên nhà. Bà Thinh theo sau:
- Cẩn thận không vấp ngã thì bỏng đấy.
- Bác khỏi lo.
Ngoài cổng đã có tiếng léo nhéo của lũ thanh niên đến họp. Họ kéo đến chật cả nhà. Buổi sinh hoạt tối nay có thêm ba anh bộ đội mới về cùng dự nên không khí đã sôi nổi ngay từ đầu. Bà Thinh xuống bếp dọn dẹp để cho lũ thanh niên tự do.
- Gớm, bí thư hôm nay diện thế? Có khách có khác.
- Giá thêm chiếc cà vạt có phải long trọng thêm không chúng mày nhỉ?
Tiếng lũ con gái trêu chọc Hoàn. Rồi chúng bắt đầu cấu véo nhau. Các cô nhìn ba chàng bộ đội rồi rì rầm nhỏ to:
- Trông cũng đẹp trai đấy chứ.
- Cái anh già già kia là sỹ quan đấy.
- Già? Thế mà già à? Chỉ cứng tuổi hơn hai chú kia tí thôi.
- Chúng mày để chị lão ấy nhé.
- Đừng hòng. Của hiếm đấy.
Họ đấm nhau thùm thụp. Huân, Hiến, Hoàn và một thanh niên nữa ngồi ở bộ bàn ghế kê giữa nhà. Người thanh niên làm nhiệm vụ thư ký. Tiến nhanh chân nhảy lên ngồi với mấy cô gái ở cái phản bên cạnh. Một số khác ngồi vào mấy cái ghế băng kê sát cửa. Số còn lại khoanh chân ở giường bên. Thân đến sau. Anh lặng lẽ ngồi vào trong góc phản cạnh Tiến. Hoàn dặng hắng:
- Thôi, các đồng chí yên lặng nào. Ta bắt đầu họp nhé.
Hoàn giới thiệu Huân, Hiến, Tiến với chi đoàn. Mọi người làm quen với nhau. Sau đó Hoàn dõng dạc nói:
- Kính thưa ba đồng chí bộ đội! Thưa các đồng chí đoàn viên thanh niên chi đoàn Ngọc Chúc thân mến!
“Gớm, bí thư hôm nay sao trịnh trọng thế”. “Thưa gửi ghê chết lên ấy. Cứ như hội nghị xã không bằng”. “Thì có khách lạ mà lị”. Tiếng xì xầm nổi lên. Mặc, Hoàn vẫn say sưa nói:
- Theo kế hoạch của xã đoàn, hôm nay chi đoàn ta họp để triển khai kế hoạch mới về chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Như các đồng chí đã biết, bọn Mỹ bị thua đau ở miền Nam và bên Lào, chúng dựng lên cái cớ sự kiện Vịnh Bắc Bộ để mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Mấy tháng gần đây, khắp nơi trên miền Bắc đã bị máy bay Mỹ oanh tạc. Đứng trước tình hình đó, cấp trên đã yêu cầu toàn dân ta sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hậu phương lớn của cả nước, kịp thời chi viện sức người, sức của cho miền Nam. Là thanh niên, hơn lúc nào hết chúng ta phải nêu cao vai trò xung kích, tiền phong gương mẫu chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
“Nói hay quá. Chẳng kém gì chính trị viên đại đội của mình anh ạ”. Hiến rỉ tai Huân. Tiến đang ngồi thò chân xuống đất anh vội co nó lên, khoanh tròn ngồi ngay ngắn trên phản. “Chi đoàn địa phương cũng bài bản gớm”. Tiến nghĩ vậy. Ba chiến sỹ ngồi nghiêm chỉnh như đang họp đại đội. Cánh thanh niên làng cũng ngạc nhiên trước sự lạ của bí thư.
- Bác Hồ đã ra lời kêu gọi: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” - Hoàn hăng hái nói tiếp - Cho nên, thanh niên chúng ta phải phấn đấu vì lý tưởng cộng sản, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ. Người đã từng dạy chúng ta: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển quyết chí cùng làm nên”. Chúng ta không sợ bọn Mỹ. Thanh niên làng Ngọc Chúc chúng ta sẵn sàng chiến đấu với bọn Mỹ dù đó là giặc trời hay bọn lính thuỷ, lính bộ ngoài chiến trường.
Hoàn say sưa nói. Vừa nói anh vừa vung tay tỏ thái độ dứt khoát. Bao nhiêu kiến thức hồi học phổ thông cùng với những thông tin nghe được qua các cuộc họp ở xã Hoàn đều vận dụng ra để nói. Giọng anh thao thao, hùng biện. Chưa bao giờ Hoàn nói hăng đến thế. Có lẽ anh thể hiện với ba chàng lính mới về công tác tại làng chăng? Trong khi nói, Hoàn thường nhìn về Huân, về Hiến và Tiến, cả Phương nữa để tranh thủ sự đồng tình. Và cũng để “thể hiện” mình nữa.
Hội nghị lúc đầu còn im lặng nghe Hoàn nói sau thì tiếng rì rầm phát ra và to dần. Cuối cùng, ai đó từ góc gường phía trong lên tiếng. Giọng anh ta có vẻ hơi bực dọc:
- Tôi đề nghị đồng chí bí thư đi thẳng vào vấn đề đi. Cứ vòng vo Tam quốc mãi mất thời giờ lắm.
Mọi người quay về phía tiếng nói. Thân bậm bực xoay người. Đa số hưởng ứng ý kiến của Thân. Sinh hoạt chi đoàn mà cứ như họp các cụ học chính trị không bằng. Hoàn hơi lúng túng. Cụ thể ư? Cụ thể thế nào nhỉ? Ban sáng trao đổi với Phương, phó bí thư, cô ấy cũng nhắc mình nên họp gắn gọn và bàn thẳng vào vấn đề. Thì mình chẳng đã đang đi thẳng vào vấn đề đấy là gì. Chiến tranh? Giặc Mỹ? Vai trò của thanh niên…?
- Đề nghị các đồng chí trật tự - Hoàn lại nói - Có mỗi việc giữ trật tự để họp mà chúng ta không làm được thì khi vào trận làm được cái gì? Bọn giặc Mỹ thì lại vô cùng âm mưu xảo quyệt. Chúng ta không nâng cao cảnh giác cách mạng, không tu dưỡng rèn luyện mình thì rất nguy hiểm. Vai trò của thanh niên chúng ta là phải ở hàng đầu, ở tuyến đầu các đồng chí ạ.
Dường như không chịu được nữa, Thân ngồi xổm hẳn lên giơ cao cánh tay:
- Một lần nữa tôi đề nghị đồng chí bí thư nói cụ thể xem sắp tới chi đoàn chúng ta phải làm cái gì? Đánh Mỹ như thế nào?
Hoàn đang nói bị cắt ngang nên anh vừa bực mình vừa lúng túng. Ừ, nhưng mà cụ thể thế nào nhỉ? Chi đoàn làm gì ư? Bắt đầu từ đâu nhỉ? Anh lúng túng thực sự. Hoàn quay sang Phương cầu cứu. Gái khẽ nháy mắt và gật đầu.
- Vâng, kế hoạch cụ thể thế nào xin mời đồng chí Phương, phó bí thư sẽ triển khai tới các đồng chí. Xin mời đồng chí Phương.
Hoàn tìm cách tháo lui một cánh êm ái. Anh ngồi xuống ghế. Phương đứng dậy trình bày kế hoạch:
- Vâng, thưa các đồng chí bộ đội và các đồng chí trong chi đoàn. Đồng chí bí thư vừa nói khá sâu về tình hình nước ta hiện nay cũng như vai trò của thanh niên chúng ta. Tôi chỉ xin đi thẳng vào kế hoạch chúng ta phải hành động trong thời gian tới. Trước hết, về công tác sản xuất, chi đoàn chúng ta phải là đội quân chủ yếu gánh vác nhiệm vụ của đội sản xuất giao cho. Cụ thể, do phải sơ tán nên số lao động ra đồng, lên đồi sẽ bị phân tán, hơn nữa đề phòng máy bay bắn phá nên xã có chú trương sẽ tiến hành chuyển hướng sản xuất về ban đêm. Cày bừa, cấy hái làm đêm tất. Hiện nay, chúng ta đang bắt đầu vào cấy vụ mùa do đó cầp tập trung nhân lực lao động để làm sao cấy cho hết diện tích, đúng thời vụ. Mặt khác phải tổ chức làm đường giao thông, đào hầm hào tránh máy bay. Càng trời nắng chúng càng oanh tạc mạnh. Đội 202 trước mắt sẽ tập trung đi đào hầm, nhất là ven lộ 2, bến phà và các lớp học. Riêng lớp học sẽ đào hầm to, làm nhà dưới đó để học. Thứ hai, về công tác phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu chi đoàn ta có mấy việc cụ thể sau.
Mọi người im phăng phắc nghe Phương nói. Mọi việc như hiện ra sờ sờ trước mặt họ. Phương tiếp tục:
- Một là, phải cử người trực chiến trên trạm gác phòng không ở đỉnh đồi Hang Khay. Nhân đây tôi cũng nói luôn kế hoạch tác chiến của xã đội vì các đồng chí đều là dân quân cả. Trạm gác phòng không này có nhiệm vụ nghe tín hiệu từ các trạm khác trong huyện báo về bằng kẻng, trực tiếp nghe và phát hiện tiếng máy bay Mỹ để rồi lại gõ kẻng báo động, báo yên kịp thời cho nhân dân và sẵn sàng bắn máy bay khi có lệnh. Như vậy là tổ trực chiến này phải nấu nướng, ăn ngủ tại chỗ trên đó. Phải đào hầm hào, làm lán trên đó để ở cả ngày lẫn đêm. Lần lượt các đồng chí sẽ được lên đó hóng mát.
Giữa dòng đời tôi nhặt được tứ thơ
Không viết được để hồn lang thang mãi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đỗ Xuân Thu

NGÀY ẤY BÊN SÔNG (Chương 6.2)

Phương đùa. Mọi người cùng cười vui vẻ. Cô tiếp tục:
- Việc tiếp theo mới thực sự quan trọng và nặng nề đó là chúng ta sẽ phải bốc dỡ đạn tại hai bến: Bến Xưởng và bến Đền Mom. Lưu lượng sẽ rất lớn. Yêu cầu giải phóng kho, giải phóng tàu, xe nhanh và chỉ được làm về ban đêm. Không phải chỉ một ngày, hai ngày mà cả tháng, cả năm, thậm chí vài năm nữa là đằng khác. Trên đã cử ba đồng chí bộ đội về kho H6 trực tiếp cùng chúng ta tổ chức việc này. Các đồng chí sẽ làm quen với đồng chí Huân, trung uý, tổ trưởng, đồng chí Hiếu và Tiến, hai chiến sỹ trẻ. Làm thế nào phải vừa đảm bảo giải phòng hàng nhanh vừa đảm bảo an toàn bí mật. Do vậy, ban chỉ huy xã đội đã chính thức phát động chiến dịch “Sông Lô quyết thắng” trong đó có nhiệm vụ trọng yếu này. Chi đoàn ta là chi đoàn sở tại hơn lúc nào hết các đồng chí phải sẵn sàng nhận sự điều động và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tất cả các B trong xã, thậm chí cả ngoài xã nữa sẽ luân phiên nhau thực hiện nhiệm vụ này. Có gì đồng chí Huân lát nữa sẽ nói cụ thể thêm cho các đồng chí rõ.
Phương dừng lời. Hoàn mời Huân phát biểu. Huân đứng lên vịn hai tay vào cái bàn uống nước. Anh nói:
- Thưa các đồng chí trong chi đoàn. Anh em chúng tôi rất vui vì được về công tác ở đây lại được các đồng chí cho tham gia dự họp. Trước hết, thay mặt anh em trong tổ xin chân thành cảm ơn các đồng chí và mong sự hợp tác chặt chẽ để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Huân nói có vẻ hơi khách sáo. Hiến khẽ hích vào hông Huân. Huân tiếp tục:
- Về kế hoạch bốc dỡ đạn đồng chí Phương đã phổ biến khá kỹ, tôi chỉ xin nói rõ thêm để các đồng chí hiểu. Tới đây, chiến trường lan rộng cho nên rất cần vũ khí và đạn dược. Nhà máy Z sẽ phải làm việc hết công xuất để kiểm nghiệm và sản xuất chế tạo vũ khí. Lưu lượng hàng qua đây rất lớn. Vì thế công việc của chúng ta rất nặng nề. Không để hàng tồn bãi rất nguy hiểm. Không để lộ bí mật kho bãi. Chúng tôi đã cùng các đồng chí xã đội đi kiểm tra bến bãi và nơi có thể cất giấu được đạn dược. Trước mắt đề nghị các đồng chí sửa sang ngay lối lên xuống của hai bến đó, đào thêm hầm hào trú ẩn để việc bốc dỡ hàng được chủ động an toàn. Còn công việc từng ngày thế nào cụ thể ta sẽ tính toán cụ thể sau. Anh em chúng tôi rất mong được sự phối hợp của các đồng chí.
Huân nói xong, Hoàn gợi ý để chi đoàn tham gia phát biểu. Mọi người bàn tán khá sôi nổi. Người phát biểu, người nói chuyện riêng với nhau. Người nào người ấy ai nấy đều hào hứng vào chiến dịch. Tinh thần thống nhất rất cao.
- Tôi thấy hòm hòm rồi đấy, đề nghị bí thư chuyển sang phần văn nghệ đi.
- Đồng ý.
- Tiếng hát át tiếng bom đi.
Cánh nữ nhao nhao. Mấy chàng thanh niên lép vế chẳng bõ cho số thanh nữ làm ồn ào.
- Thủ trưởng Huân hát đi.
- Đề nghị anh Tiến, anh Hiếu trình làng đi.
Lại mấy cô gái mà ba chàng lính gặp hôm đầu. Hoàn nhìn ba người thăm dò. Tiến bật đứng dậy:
- Tôi xin hát trước với điều kiện tôi hát xong được quyền chỉ định người hát theo. Chỉ vào người nào người đó phải hát.
- Nhất trí.
Mọi người vỗ tay rầm rầm hưởng ứng. Bọn con gái tò mò muốn nghe Tiến hát. Bà Thinh cầm cái ghế con lên ngồi ở ngoài hè. Bà cũng muốn được thưởng thức chương trình văn nghệ này của chi đoàn. Hơn nữa hôm nay lại có ba anh bộ đội mới cứng nên không khí rôm rả lên hẳn.
Tiến nhảy xuống khỏi cái phản sửa lại quần áo và bắt đầu hát. “Sông Lô sóng ngàn Việt Bắc bãi dài ngô lau núi rừng âm u…”. Tiếng hát anh vừa cất lên cả căn nhà im phăng phắc. Mọi người như chìm đi trong khung cảnh rừng Việt Bắc, giữa dòng sông Lô trôi. Tiến hát say sưa như chưa bao giờ được hát. Quả thật, Hiến chưa bao giờ lại thấy tay này lại hát hay đến vậy. Huân cũng gật đầu theo nhịp nhạc.
Tiến hát xong rồi mà phải một lúc sau tiếng vỗ tay mới nổi lên. Chờ ngớt tiếng vỗ tay, Tiến đưa mắt lướt qua những người ngồi ở hai chiếc phản và chiếc giường. Mấy cô gái giấu mặt bấu véo nhau cười rúc rích. Chợt anh dừng lại ở cô gái đã trêu mình hôm nọ:
- Xin mời đồng chí tiếp tục.
- Phải đấy.  Tịch! Hát đi.
Cô gái tên Tịch lúng túng đỏ mặt. Tịch ngượng ngập cười cười.
- Hát đi, Tịch.
- Nhanh lên còn để người khác.
- Mọi ngày bạo dạn lắm cơ mà. Hát đi, Tịch!
Tiếng mọi người giục dồn dập. Tiến được thể:
- Khi nào đồng chí Tịch hát thì tôi mới ngồi xuống đấy.
Tịch đứng dậy. Mọi người lại vỗ tay khích lệ. Cô cất giọng: “Quê em miền trung du đồng xuôi lúa xanh rờn, giặc lên đốt phá”. Đối đáp hay quá. Tiến ngây người ngồi nghe. Mắt anh không rời Tịch. Bàn chân anh gõ nhịp theo nhịp của bài hát. Ở cái xứ này mà cũng có người hát hay thế cơ chứ. “Anh về quê cũ đi diệt thù giữ quê lòng vui đón anh về…”. Tiếng hát nâng bổng hồn những chàng trai chiến sỹ. Các anh mơ màng say sưa theo giai điệu của bài hát. Huân nhìn Tịch thẫn thờ xúc động. Anh cảm thấy như Tịch đọc được lòng mình.
Tịch hát xong tiếng vỗ tay lại rào rào nổi lên. Tiến hào hứng:
- Xin cảm ơn Tịch cháu bà Sự nhé!
Lũ con gái cùng cười ồ cả lên. Tiếp theo là Hiếu, rồi Phương, rồi Huân. Huân lúng túng thực sự. Thì anh có biết hát hò gì đâu. Tiến phải đúng dậy chống chế cho anh:
- Anh Huân không hát được nhưng anh ấy làm thơ hay lắm. Đề nghị cho anh ấy được đền bằng thơ các đồng chí ạ.
- Nhất trí. Thơ cũng được.
- Thơ về làng Ngọc Chúc đi.
- Thơ tình đấy nhé.
Huân ngượng ngùng đứng lên đọc lại bài thơ hôm nọ khi đến làng. Mọi người vỗ tay hoan hô khen thơ anh hay.
- Mai anh chép cho em bài thơ ấy anh Huân nhé.
- Đừng nghe nó. Chép tặng riêng em đây này.
Không khí văn nghệ của chi đoàn càng về khuya càng sôi nổi. Cuối cùng, Hoàn phải tuyên bố giải tán cuộc họp để giữ sức khoẻ ngày mai làm việc. Mọi người chào bà Thinh ra về. Tiếng cười đùa của họ vang lên trong các ngõ xóm. Lũ chó thi nhau sủa theo bước chân của họ. Hoàn nán lại về sau cùng. Anh cố tình gặp riêng Phương nhưng Phương lại đang cố ý trao đổi công việc kho đạn với Huân, Hiến và Tiến.
Đêm mùa hè mênh mông. Bầu trời đầy sao nhấp nháy.
Giữa dòng đời tôi nhặt được tứ thơ
Không viết được để hồn lang thang mãi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đỗ Xuân Thu

NGÀY ẤY BÊN SÔNG (Chương 7.1)

Gà vừa mới gáy canh hai đã nghe thấy tiếng ông Thạc oang oang từ đầu xóm:
- Đắn ơi! Dậy ra bến nhé!
- Bà Thinh ơi! Gọi giúp tôi cô Gái dậy để đi nàm dân quân nhé.
- Côi ơi! Dậy chưa? Đi thôi! Nhớ gọi chúng nó đi cùng đấy!
Ông Thạc đạp cái xe lọc cọc, đến cổng nhà nào là ông vừa ngồi trên xe vừa réo tên người nhà đó. Tiếng chó sủa ăng ẳng suốt dọc đường từ đầu xóm đến cuối xóm theo bước xe của ông. Rồi tiếng người í ới gọi nhau, tiếng gà râm ran gáy, lũ chó được thể thi nhau sủa vang cả làng. Làng Ngọc Chúc bị đánh thức. Lão Phia vừa chợp mắt bị những âm thanh đó dội đến bực bội nói một mình: “Mẹ cha chúng nó chứ. Ngủ cũng không yên!”.
Bến Đền Mom và Bến Xưởng rầm rập bước chân và ồn ào tiếng người. Theo kế hoạch, sáng nay dân quân xã tổ chức sửa sang cả hai bến, chuẩn bị lối lên xuống bốc đạn. Ông Thạc, ông Chi, Phương và Huân đang hội ý để phân công công việc. Đêm về sáng khá lạnh. Trăng cuối tháng mảnh mai ở góc trời. Ngã ba sông bát ngát ánh trăng. Phía bên Hữu Đô làng chài vẫn ngủ yên. Có chiếc thuyền ai đi đánh cá sớm khua mái chèo làm cho sóng nước vỗ vào bờ nghe róc rách, ì oạp. Làn sương mỏng trên sông gợi cho người ta cái cảm giác lành lạnh mờ ảo. Dưới bến lũ thanh niên chí choé trêu chọc nhau.  
Ông Thạc phụ trách bến Xưởng cùng với B cơ động của Gái. Ông Chi xuống bến Đền Mom. Ba chiến sỹ chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật cho cả hai bến. Họ toả đi dưới trăng.
- Các đồng chí! Tiếng Phương nói to với mọi người - Bộ phận nam giới yêu cầu các đồng chí khuân vác, dọn hết số đá để gọn vào một chỗ lấy đường cho tàu vào và người đi lên bờ. Bộ phận nữ lấy cuốc xẻng đánh bậc làm đường và phát dọn bãi để hàng trên bờ cạnh gốc cây si, cây duối. Yêu cầu chúng ta tập trung làm xong trước 8 giờ để tránh máy bay nó đến.
- Nó đến thì kệ nó. Việc gì mà phải sợ hả đồng chí B trưởng?
Tiếng ai đó cất lên. Phương nói tiếp:
- Không được chủ quan. Mọi người hãy bắt tay vào việc đi. Tổ đồng chí Huân đây sẽ hướng dẫn các đồng chí thiết kế bãi để hàng. Các đồng chí nam theo tôi.
- Anh Huân ơi, lên với em!
- Chúng mình làm bãi hàng theo kiểu nền nhà anh nhé!
Mấy cô gái lại chọc Huân. Ông Thạch dở đùa dở thật quát họ:
- Mấy cái đứa này… Chỉ được cái tán dóc.
- Không dóc đâu bố ơi! Coi như nà … là gì chúng mày nhỉ?
- Là đôi ta như bóng với hình, như cây với cội như mình với ta chứ còn là gì nữa?
- Gớm. Thơ phú ghê nhỉ? Coi như nà nhà thơ xóm nhé.
Ông Thạc tán theo. Tiếng cười ré lên. Huân ấp úng không nói được câu nào. Nếu không phải vì trời tối thì có lẽ mọi người sẽ thấy mặt anh đỏ lựng lên rồi.
Phía dưới mép nước sông, cánh con trai đang hì hục khuân những hòn đá to tướng dẹp sang một bên. Chỗ này thường ngày là nơi các bà, các chị của làng ra sông giặt giũ. Những hòn đá này là nơi để họ ngồi hoặc để chậu quần áo. Đang là mùa hạ nên nước sông Lô dâng đầy. Bãi đá mùa khô hở ra lổn nhổn, mùa này chìm hết cả. Chúng lập lờ như cái bẫy. Xà lan, tàu, thuyền cập bến rất khó khăn. Chúng phải đậu mãi ngoài xa rồi từ đó bắc cầu bằng những tấm gỗ để người khuân hàng lên bờ. Cái cầu vừa chênh va chênh vênh, vừa lùng bùng oặt oẹo đến đi không còn khó chứ nói gì đến vác hàng. Sơ sểnh một tí là cả người và hàng sẽ lăn tòm xuống bãi đá ngầm đó ngay. Nhiệm vụ của cánh đàn ông là phải khơi thông bến đá đó. Mặc dù có ánh trăng nhưng bóng cây sung trùm xuống nên chỗ họ làm vẫn tối om.
Thân lầm lì lội bì bà bì bõm một mình khuân hết hòn đá nọ đến hòn đá kia. Có viên anh vừa bê lên được ngang ngực thì nó trơn quá tuột tay lại rơi xuống. Nước bắn lên tung toé ướt hết cả quần áo. Mò mẫm. Cạy, bẩy. Trượt, ngã. Có hòn to quá, mấy người phải xúm vào lăn nó chuyển dịch dưới nước. Những hòn nhỏ hơn được những cánh tay cuồn cuộn những thịt của đám đàn ông vớt lên và vứt chúng ra chỗ khác. Tiếng đá rơi tì tũm. Lúc mới xuống làm họ còn cảm thấy mát mẻ dễ chịu thế mà bây giờ người nào người ấy ướt đẫm mồ hôi. Có người cởi áo vứt lên bờ cho khỏi vướng víu.
Hoàn lăng xăng chạy chỗ nọ chỗ kia. Mỗi chỗ anh lại bấu tay vào một tí. Mấy ông trung tuổi thấy thế liền bảo:
- Cậu Hoàn làm ở chỗ nào thì làm hẳn chỗ đó. Cứ chạy đi chạy lại thế này vướng cẳng lắm.
- Cháu phải đôn đốc anh em chứ.
Hoàn chống chế. Anh loanh quanh bên Phương. Trong khi đó, Phương xắn quần cao lên đến tận bẹn lội xuống nước cùng mọi người mò vớt đá. Đôi mắt Hoàn không rời cặp đùi trắng nõn của Phương đang lấp loá cùng dòng nước dưới trăng.
Huân cũng xuống sông cùng anh em dân quân.
- Các bạn tập trung nạo vét đoạn này cho tôi. Từ chỗ bóng cây sung kia lên đến đây là được rồi. Chú ý những hòn đá ngầm kẻo xà lan vào bị kẹt thì mất công toi.
Vừa nói Huân vừa dò bước theo dòng nước. Anh vấp phải hòn đá và ngã dúi dụi. Hai tay Huân chới với. May mà tóm được Thân đang ở gần đó.
- Chỗ này tối quá, ai có đèn pin soi lên một tí.
Vừa thấy Hoàn lóng ngóng ở đầu kia đã lại nghe thấy anh cất tiếng ở đầu này rồi.
- Cậu nào bảo đèn đóm thế? Máy bay nó đến nện cho bỏ xừ.
Ông Thạc quát lại.
- Nhưng mà tối lắm.
- Tối cũng phải nàm. Ai cũng phải no cảnh giác, đừng có đùa với bọn Mỹ.
- Ai cũng no cả chỉ còn mỗi cháu đói thôi, bác Thạc ơi.
- Con Xuân hả? Cố cho xong rồi sáng ra về tha hồ mà ăn con ạ. Chưa nàm đã kêu đói rồi.
- Bác “coi như nà” ơi! Sao lúc nãy bác bảo có mấy đồng chí bộ đội chỉ đạo kỹ thuật mà cháu chẳng thấy ai thế? Bây giờ nàm thế lào?
- Tưởng cậu Tiến ở trên đó?
- Có thấy đâu bác ơi! Bác tìm ngay cho chúng cháu đi, anh nào cũng được.
- Bác đừng tin các cô ấy. Cháu vẫn đang làm cùng đây.
Tiến đột ngột lên lời. Lũ con gái lại ré lên cười. Họ ném Tiến, rồi ném nhau bì bụp bằng  những cục đất nhỏ. Có viên rơi cả vào đầu ông Thạc.
- Anh Thân ơi! Anh còn ở dưới đó hay đã trôi sông rồi? Cái Liên nó đang ngóng anh đây này.
- Anh Hoàn ơi, lên đây với em.
Tất cả mọi người vừa làm vừa nói cười vui vẻ. Đã qua mấy đợt gà gáy cũng chẳng ai để ý nữa. Tang tảng sáng. Lác đác đã thấy người đi chợ. Tiếng lũ lợn nhà bà Sự  rống lên đòi ăn kêu eng éc vang ra tận bến.
Hiến từ bến Đền Mom lên. Ông Thạc vội hỏi:
- Tình hình dưới thế nào? ổn chưa?
- Cũng tàm tạm rồi bác ạ. Bác Chi đang cho anh em nghỉ giải lao.
- Thế hả? Coi như nà ổn.
Quay xuống sông, ông Thạc hô to:
- Giải nao đã các đồng chí. Nát nữa ta nại nàm tiếp.
Cánh đàn ông nhảy vội lên bờ. Mấy tay thanh niên quây lấy bọn con gái ngồi dưới gốc duối. Ông Thạc cùng Huân đến bên:
- Cô Xuân đâu rồi. Đói thì tranh thủ về mà ăn đi. Tí nữa nàm bằng xong mới nghỉ đấy.
- Dạ, báo cáo bác, cháu no rồi ạ.
Bà Sự và bà Tuệ người gánh xôi, người gánh nước ra cho cánh dân quân. Chưa kịp để ông Thạc ý kiến, mọi người quây ngay lấy hai bà. Người cầm bát xì xụp uống nước. Người thò tay vào thúng xôi bốc lấy một nắm ăn ngon lành. Ba chàng bộ đội vẫn lơ ngơ ở vòng ngoài. Phương bốc một nắm xôi to tướng đưa cho Huân:
- Mời anh!
Huân đón lấy và cảm ơn. Tiến nháy Hiến cũng chen vào thúng xôi. Hai người vừa chen vừa đùa các cô gái. Chợt Phương thấy Thân vẫn bần thần đứng mãi tận gốc tre, cô vội quay vào bốc lấy một nắm xôi nữa ra đưa cho anh. Thân ngượng ngập xoa vội hai tay vào vạt áo và cầm lấy nắm xôi của Phương.
Họ ăn uống nghỉ ngơi một lúc sau lại tiếp tục công việc. Tối qua vác đạn, sáng nay dọn bến mà không thấy ai kêu ca điều gì. Ai cũng cố hết sức mình cho chóng xong công việc. Ban ngày, việc vớt đá, dọn đường thuận lợi hơn.
Khoảng gần tám giờ, khi mọi người đang cố kiết làm nốt phần việc cuối cùng thì bỗng nghe thấy tiếng kẻng báo động. Tiếng kẻng từ bên Vân Du, rồi đến trên đỉnh Hang Khay, sau đó cả trên đỉnh núi Đám đều vang lên một cách gấp gáp và giục giã. Tiếng máy bay ì ì từ xa. Ông Thạc lấy tay che trên mắt nhìn lên bầu trời trong xanh chửi đổng:
- Tiên nhân chúng nó. Sao hôm nay nại mò nên sớm thế?
Ông quay về phía mọi người ra lệnh:
- Tất cả tạm nghỉ, tìm ngay hầm trú ẩn.
Mọi người buông vội cuốc, xẻng lao vào các hầm xung quanh bến bãi. Hoàn nhanh chân phi trước. Anh chiếm ngay cái hầm gần nhất và ngồi gọn trong đó. Lũ máy bay đã ở ngay trên đỉnh đầu. Thân và một vài người nữa lom khom đi về phía vườn bà Sự. Bầu trời náo động bởi tiếng máy bay. Chúng lao vút qua. Kinh nghiệm cho thấy những hôm nó thả bom bên xã Thọ Sơn, Ngọc Quan thì khi quay lại chúng mới sinh sự. Cả khu bến lặng băng.
Giữa dòng đời tôi nhặt được tứ thơ
Không viết được để hồn lang thang mãi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đỗ Xuân Thu

NGÀY ẤY BÊN SÔNG (Chương 7.2)

Rồi đột ngột bầu trời như vỡ ra bởi tiếng gầm rú như điên loạn của lũ máy bay Mỹ. Phương ngồi ở dưới hầm ngước lên thấy chúng đang rạch ngang rạch dọc xé nát bầu trời. Bất ngờ một tốp máy bay bốn chiếc cùng lao xuống. Nó rít lên ghê rợn. Tai Phương như ù đi. Mặt đất bỗng nhiên rung rinh chao đảo. Nó như căng ra, co rúm lại rồi lại nảy bật lên. Hàng loạt tiếng bom nổ nối tiếp nhau. Gần. Gần lắm. Hình như thấy cả đất đá bay bình bịch trên miệng hầm. Thôi chết! Nó ném bom xuống làng mình thật rồi! Phương khẽ kêu lên. Cô chợt nghĩ tới mẹ. Không biết sáng nay mẹ đã kịp vào nơi sơ tán chưa. Đất đá, cành cây gãy bay vèo vèo rơi bừa bãi. Khói bom khét lẹt mùi diêm sinh lẫn với đất vụn xộc tới đến nghẹt thở.
Vừa dứt loạt bom đầu lại thấy lũ máy bay khác lao đến. Tiếng nó rít lên lộng óc. Lại ầm ầm bom nổ. Phía cầu treo. Phía quốc lộ. Cả khu cấp hai cũ nữa… Căn hầm rung lên nghiêng ngả. Mùi thuốc bom khét lẹt.
Đây là lần đầu tiên máy bay Mỹ dội bom xuống làng Ngọc Chúc. Cho nên đa số mọi người đều rất hoảng sợ, nhất là cánh trẻ. Mấy chàng mọi hôm ba hoa lắm thế mà hôm nay cũng bo đầu ngồi im thin thít. Thì bọn họ đã được nếm mùi chiến tranh bao giờ đâu. Hoàn ngồi run nhong nhóc ở góc hầm. May mà chỉ có một mình anh không thì…
Mấy lần Phương định ngoi lên khỏi hầm nhưng đều bị Liên lôi lại.
- Sao mày liều thế? Nó đang gầm rú thả bom ầm ầm thế lên để làm gì?
- Nhưng tao lo lắm. Hình như nó ném trúng trường cấp hai cũ thì phải? Chỉ sợ mẹ tao đi làm ở đồng Cây Xoan thôi.
- Lo cũng chẳng được. Bình tĩnh đã.
Nói vậy nhưng Liên cũng sợ lắm. Người cô run lẩy bẩy. Lũ máy bay lại xé trời lao xuống. Hai người ôm chặt lấy nhau, nhắm mắt, bịt tai chờ bom nổ.
Phải mất đến gần một tiếng đồng hồ bầu trời mới yên trở lại. Mãi một lúc lâu sau tiếng kẻng báo yên từ đồi Hang Khay mới vang lên. Mọi người vội chui ra khỏi hầm. Tất cả đều hướng về phía quốc lộ và khu vực đầu cầu. Ở đó, khói bom vẫn bay lên đen kịt cả bầu trời.
Ông Thạc nói với mọi người:
- Tất cả các đồng chí hãy toả đi đến ngay chỗ nó vừa thả bom xem có ai bận gì không? Tổ chức tìm kiếm, cứu chữa những người bị bom. Khẩn trương nên. Hết sức cảnh giác đề phòng chúng quay nại.
Mọi người lao đi. Phương hấp tấp chạy trước tiên. Có lúc bị vấp, cô ngã dúi dụi về phía trước. Thỉnh thoảng tiếng bom từ phía đó vẫn nổ oành oành. Ông Thạc cũng nhảy lên chiếc xe đạp đạp theo họ.
Hoàn lóp ngóp từ dưới hầm chui lên. Anh ngơ ngác không còn thấy ai ở bến nữa.
Giữa dòng đời tôi nhặt được tứ thơ
Không viết được để hồn lang thang mãi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đỗ Xuân Thu

NGÀY ẤY BÊN SÔNG (Chương 8)

Trận bom đầu tiên dội xuống xã Chí Đám vô cùng ác liệt. Mặc dù đã được quán triệt từ trước và đã chứng kiến những xã xung quanh bị máy bay Mỹ đánh phá nhưng mọi người đều không khỏi bàng hoàng. Bảo bị bất ngờ ư? Không đúng. Vì tất cả đều đã chuẩn bị sẵn sàng vào cuộc từ lâu rồi. Đảng uỷ, uỷ ban, xã đội, rồi các hợp tác xã, các ban, ngành đoàn thể đều đã được triển khai quán triệt chỉ thị của cấp trên, đã chuyển trạng thái từ thời bình sang thời chiến. Ấy vậy mà khi loạt bom đầu tiên nổ rung chuyển đất làng mình mọi người vẫn không khỏi bàng hoàng. Có người vẫn còn nửa tin nửa ngờ cho rằng nó ném bom vào xã bên kia chứ không phải xã mình. Chỉ đến khi loạt bom thứ hai dội xuống, căn hầm của mình chao đảo rung lên thì họ mới tin rằng đó là sự thật.
Vừa dứt tiếng kẻng báo yên tất cả mọi người trong xã đều hướng về làng Ngọc Chúc. Số người đi sơ tán hớt hơ hớt hải chạy về làng. Ai nấy đều sốt ruột xem lại nhà cửa của mình có bị gì không. Đặc biệt những nhà có người thân chưa đi sơ tán lại càng lo gấp bội. Người nọ trồ vào người kia hỏi nhau nháo nhác. Cánh dân quân từ bến chạy về cũng ríu hết cả chân.
Phương gặp mẹ ngay trên đường. Bà Thinh đầu tóc rũ rượi cũng đang lao ra bến để tìm Phương. Bà sờ khắp người đứa con gái yêu của mình xem có bị gì không. Đến khi tin chắc rằng Phương vẫn nguyên lành thì bà ôm chầm lấy cô. Hai mẹ con cùng khóc. Mãi một lúc sau, cô mới nói với mẹ: “Bây giờ mẹ hãy về nhà đi. Con còn phải cùng anh em dân quân đi kiểm tra xem làng xóm có ai bị sao không”. Nói đoạn, cô buông mẹ chạy về xóm Đầu Cầu. Bà Thinh dặn với theo: “Hãy cẩn thận đấy. Nhớ về ăn cơm trưa, mẹ chờ”.
Hố bom nham nhở dọc đường. Cây lá xác xơ. Mấy bụi chuối ven đường lá rách bươm. Rặng tre ven gò tướp hết lá, trơ ra toàn cành như que tăm. Tất cả như vừa mới  qua một trận cuồng phong mưa đá tàn phá. Bom bi rải như ngô rang khắp mọi nơi. Những hố bom phá, bom xiên toang hoác trên mặt ruộng. Gà vịt chết nhan nhản trong vườn, dưới ao. Gần chục con trâu bò cũng nằm chết lăn lóc ngoài đồng.
Bốn năm ngôi nhà bị cháy tre nứa nổ đôm đốp. Tàn tro theo gió bay mù trời. Nhà ông Nhâm tự nhiên bay đâu mất. Bom thổi bạt sang một nơi khác.
Lực lượng dân quân dưới sự chỉ huy của ông Thạc, ông Chi và Phương đang chia nhau đi từng nhà để tìm kiếm người bị nạn. Một tốp toả ra cánh đồng, lên các nương rẫy trên đồi. Tiếng hú gọi nhau ơi ới. Vừa thận trọng đặt từng bước chân trên bãi bom vừa nổ họ vừa căng tai ra để nghe ngóng. Mắt quan sát dò tìm từng căn hầm, tai lắng nghe từng tiếng động. Nắng càng trưa càng nóng nực. Nắng ong ong trong đầu mỗi người. Căng thẳng không kém gì lúc ngồi hầm khi máy bay rú lên lao xuống.
Những người trong các ngôi nhà cháy trong xóm vẫn nguyên vẹn. Không ai hề hấn gì. Riêng nhà ông Dương thì không thấy bà ấy đâu cả. Ông cùng mấy người con cuống cuồng lo lắng. Mãi sau ông mới nhớ ra là sáng nay bà ấy được đội trưởng điều đi nhổ mạ ở cánh đồng Mạ. Cả nhà ông liền xô ra đó để tìm. Phương cùng mấy người dân quân cũng chạy theo.
Chẳng phải tìm lâu la gì, bà Dương nằm sõng soài ngay trên ngỡn mạ. Hai tay bà vẫn nắm chặt lấy túm mạ đang nhổ dở. Ông Dương lao đến ôm lấy bà. Người bà bê bết máu. Những viên bom bi găm khắp thân thể bà. Bà đã tắt thở tự bao giờ. Mắt bà vẫn mở trừng trừng nhìn lên bầu trời xanh bao la. Mấy người con của bà gào lên cào cấu quanh xác mẹ. Ông Thạc cũng vừa tới nơi. Mọi người xúm quanh xác bà Dương. Có người gào lên thay cho con bà. Ông Thạc vội vuốt mắt cho bà và vực ông Dương đứng dậy. Mấy người họ hàng bà Dương lại lao đến ôm xác bà mà khóc. Gái phải gỡ tay từng người an ủi họ.
Người ta xúm lại khiêng xác bà Dương về nhà. Người nọ truyền miệng người kia làm cho cả làng Ngọc Chúc nhốn nháo. Không khí tang tóc bao trùm lên cả làng. Mới đấy với đấy thôi thế mà đã âm dương cách biệt. Tiếng khóc lóc, kêu than nghe mới não nuột làm sao.
Đang rối mù với đám bà Dương thì mọi người lại nhận được tin phát hiện ra ông Tộ người làng Đám cũng đã chết ở ngay khu trường cấp hai cũ. Cánh dân quân phải nhận dạng mãi mới biết là ông Tộ. Mặt ông bê bết máu. Sáng nay ông đi chặt xoan để lấy gỗ về làm nắp hầm cho học sinh. Khi máy bay đến ông không kịp chạy thế là dính luôn loạt bom đầu.
Thân bế xác ông Tộ ra bãi cỏ. Người ông vẫn còn nóng. Mấy người lóng ngóng xúm quanh.
- Đồng chí nào lên báo cho gia đình ông ấy biết đi?
Ông Chi nâng đầu ông Tộ lên và nói với ra ngoài.
- Cậu Hải, nấy xe đạp của tôi đi ngay báo cho bà Tộ biết. Tiện thể báo cho ông Duyên, ông Khang nắm được tình hình dưới này nhé.
Hải dựng chiếc xe đạp cà tàng của ông Thạc lên và phóng vù đi.
Khoảng ba mươi phút sau người nhà ông Tộ đã đến. Họ lao qua mọi người đến bên thi thể ông Tộ. Bà Tộ ngã vật bên xác chồng bất tỉnh. Lũ con gào gọi cha nghe xé ruột, xé lòng. Anh em của ông Tộ cũng kêu than ầm ĩ. Dân làng Ngọc Chúc kéo đến ngày một đông.
Ông Khang bí thư và ông Duyên chủ tịch cũng đã có mặt. Hai ông cùng ban chỉ huy xã đội hội ý chớp nhoáng bàn việc mai táng cho ông Tộ và bà Dương. Huân, Tiến và Hiến cũng cùng dự.
Phương án giải quyết hậu quả trận bom được thống nhất. Trước mắt là phải tập trung lo chôn cất hai người chết, đồng thời phải làm tốt công tác tư tưởng, không để một ai hoang mang, dao động. Ban quản trị hợp tác xã cùng lực lượng dân quân lo phần mai táng cho ông Tộ và bà Dương. Tổ chức chôn cất ngay hai người vào chiều tối nay không để sáng mai vào giờ cao điểm rất nguy hiểm. Cũng không được đưa đi sớm quá vào giờ máy bay nó đánh buổi chiều. Tất cả phải bình tĩnh, hết sức cảnh giác đề phòng máy bay Mỹ quay lại đột xuất. Yêu cầu bà con phân tán, ai vào việc nấy…
B dân quân của Phương nhận nhiệm vụ đi đào huyệt. Họ quên cả đói. Giữa trưa hè nóng nực, chẳng ai kịp ăn uống gì. Mọi người phơi đầu ra giữa đồng thi nhau với cái nắng tháng sáu. Lưng họ bóng nhẫy mồ hôi. Mãi đến hơn hai giờ chiều họ mới được về qua nhà. Bà Thinh ôm lấy con hỏi rối rít. Nào là lúc máy bay đến thì mày ở đâu? Nào là ngoài bà Dương, ông Tộ chết ra còn có ai bị thương gì không? Sao mà bom bi gì mà ác thế? Phương vừa ăn vừa trả lời mẹ. Cô tranh thủ và vội bát cơm rồi lại đi. Phương dặn mẹ là phải xuống hầm ngay khi máy bay nó đến. Ngày mai dứt khoát mẹ phải vào nhà bá Thi sơ tán. Dặn xong, cô quấy quả bước ra cổng.
Mãi đến chiều muộn đám tang của ông Tộ bà Dương mới được cử hành. Người ở cuối xã, người ở giữa xã, hai nhà cách nhau ba, bốn cây số cùng bị bom chết làm náo động cả xã. Mọi người đi đưa đám rất đông. Ai cũng khóc tiếc thương cho số phận rủi ro của hai người. Huân, Hiến, Tiến cũng lặng lẽ đi trong đám ma bà Dương. Phía tây mặt trời đang xuống núi hắt những tia nắng vàng vọt yếu ớt lên bầu trời màu tím ngắt trông thật ma quái. Những đụn mây đủ mọi hình thù ma quái đang lờ đờ biến dạng đổi hình để chìm vào bóng đêm. Không gian hoàng hôn lặng phắc. Cuối trời thấp thoáng một đàn chim đang chấp chới vội vã bay về tổ. Tiếng con vạc lẻ loi gọi bạn đi ăn đêm sớm xé ngang trời. Không một tí gió. Bức bối vô cùng. Tiếng trống, tiếng kèn như xoáy vào tim óc người dân Chí Đám. Thế là bọn Mỹ đã gieo rắc chết chóc lên quê hương mình rồi. Đoàn người lặng lẽ tiến ra nghĩa địa.
Đi bên Phương, ông Thạc khẽ hỏi:
- Hôm nay là ngày bao nhiêu hả Phương?
- 11 tháng 8 năm 1967 bác ạ.
Ông Thạc lẩm nhẩm nói với Phương như nói một mình:
- Phải ghi nhớ nấy ngày này. Coi như nà hai người dân của xã đã chết vì bom Mỹ. Xong đây, cô nhớ nhắc chị em dân quân tối nay tiếp tục vác đạn.
Phương lấy khăn mùi xoa chấm nước mắt khẽ gật đầu.
Giữa dòng đời tôi nhặt được tứ thơ
Không viết được để hồn lang thang mãi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đỗ Xuân Thu

NGÀY ẤY BÊN SÔNG (Chương 9)

Cơm tối xong, ông Phơ bảo đứa con gái út trải chiếu ra hè, mang ấm chén, điếu cày để ông ngồi hóng mát. Xúc miệng òng ọc xong, ông nhổ toẹt ngụm nước ra phía sau rồi vớ cái điếu cày nạp thuốc. Rít một hơi rõ dài rồi ông khoan khoái chụm miệng nhả khói lên trời.
- Mẹ bố nó chứ. Trời với đất. Nóng thế không biết.
Ông vớ cái quạt lá cọ quạt phành phạch. Không một tí gió. Trời oi nồng ngột ngạt đến khó chịu. Hình như sắp có bão. Buổi chiều lũ chuồn chuồn bay hàng đàn sát mặt đất. Bây giờ lũ mối ở đâu ra như vỡ tổ cũng kéo đến thi nhau lao vào chiếc đèn chai đang treo trước cửa. Nhiều con chết lăn xuống sân vơ lại có hàng đống. Mà dạo này sao lại khó mưa đến thế. Gần hết tháng sáu rồi mà chân ruộng vàn cao vẫn bị hạn nứt nẻ không làm sao mà cấy được. Bão thì bão mẹ nó đi cho ông nhờ. Đang cần nước để cấy nốt chân cao đây. Nghĩ thì nghĩ vậy chứ hợp tác họ lo nhiều chứ ông Phơ lo mấy. Có cái nó nóng quá khiến ông bực cả mình.
Rít tiếp điếu thuốc lào thứ hai, ông Phơ gọi đứa con gái út:
- Hương! Xem anh Hoàn mày đâu gọi về cho bố bảo.
Hương đang cùng mẹ rửa bát ngoài giếng nói vọng vào:
- Anh Hoàn anh ấy đi vác đạn rồi. Hình như ra đến cổng rồi bố ạ.
- Ra gọi ngay anh mày về, bỗ có việc.
Ông Phơ giục. Hương bỏ dở đống bát đó cho mẹ rồi le te chạy ra cổng. Hai anh em Hoàn về. Hoàn ngạc nhiên hỏi ông Phơ:
- Có việc gì thế bố?
- Mày cứ ngồi đây rồi tao khắc nói.
Ông Phơ chỉ Hoàn góc chiếu trống. Hoàn vẫn đứng ở giữa sân:
- Có việc gì bố nói nhanh lên để con còn đi vác đạn.
- Đạn với bom gì! Ở nhà. Tối nay tôi cần nói chuyện với anh.
Ông Phơ đổi cách xưng hô và xẵng giọng với Hoàn.
Hoàn phụng phịu miễn cưỡng ngồi xuống. Ông Phơ rề rà:
- Dạo này bọn Mỹ đánh ác quá. Không ngày nào là nó không dội bom xuống làng mình. Đúng không?
- Thì vẫn - Hoàn chỏng lỏn - Nó đánh thì kệ nó. Thành quy luật rồi, mình cứ tránh cái giờ đó ra mà làm. Có sao?
Ông Phơ vẫn thủng thẳng:
- Vẫn biết thế. Nhưng mà sau cái hôm ông Tộ, bà Dương chết, lại thêm mấy người nữa thiệt mạng. Tao lo lắm. Cứ cái đà này thì chẳng biết thế nào được.
Ông bỏ lửng câu nói ở đó nhìn Hoàn thăm dò. Hoàn sốt ruột:
- Thế bố định thế nào?
Ông Phơ chớp lấy câu hỏi của Hoàn ngọt nhạt:
- Bố tính con lên chỗ hai anh làm mộc ở Sơn La lánh một thời gian xem sao? Ở nhà bố mẹ với em Hương đã đi sơ tán rồi. Ban ngày nhà mình ở tất trong khu sơ tán chỉ còn có mỗi con là ở ngoài này. Bố lo lắm. Chả lẽ con lại đi sơ tán nốt thì lũ thanh niên nó nói cho. Cho nên, bố nghĩ rồi, tốt nhất là bố lấy lý do cho con lên Sơn La là ổn. Cái nhà lão Phia kia cũng tính đưa cả nhà về quê vợ trên đó đó. Ở trên ấy máy bay Mỹ nó không đánh tới đâu, chứ ở dưới này bom rơi đạn lạc biết thế nào được?
Hoàn đã biết ý định của bố. Ông rất nhát máy bay. Chả thế mà xã chưa triển khai kế hoạch sơ tán ông đã hỏi nhờ một nhà người quen tận mãi trong Minh Cầm rồi. Đến khi có lệnh chính thức thì ông đã đi đầu dẫn vợ con vào rừng ngay từ tối hôm phát lệnh. Ông cùng bà chuyên chở thóc gạo, quần áo, nồi niêu, xoong chảo y như cái hổi tản cư chạy giặc thời Pháp. Xã phổ biến chỉ sơ tán ban ngày, ban đêm lại về sản xuất, ngủ nghỉ và chỉ mang theo gạo nước sinh hoạt trong ngày thôi còn các thứ đều để lại nhà tất nhưng ông không nghe. Ông bảo người đâu của đấy, tin thế nào được. Còn việc sản xuất, thanh niên chúng nó lo là chính chứ những người như ông bà gần hết tuổi lao động rồi bắt làm gì mãi. Hoàn đã bị chi đoàn kiểm điểm cho một trận rằng là bí thư chi đoàn mà không vận động được gia đình thực hiện kế hoạch của xã. Thế mà bây giờ bảo Hoàn đi Sơn La thì…
Thực ra, Hoàn cũng sợ lắm. Cái hôm máy bay nó ném bom đầu tiên khi trung đội dân quân chạy hết về xóm rồi còn anh thì vẫn ngơ ngác đứng ở bến. Đến khi hoàn hồn chạy về gặp liền hai cái xác chết máu me bê bết anh bủn rủn chân tay, lạnh hết cả người. Hoàn không dám đi đưa đám họ. Lấy cớ bị đau đầu anh nằm tịt ở nhà chẳng đi vác đạn đêm đó nữa. Thế rồi mãi sau Hoàn cũng quen với tiếng máy bay, tiếng bom nổ. Cương vị bí thư chi đoàn nhiều lúc làm cho Hoàn phải gồng lên vượt qua. Đặc biệt, nhìn đám con gái vẫn phơi phới hò hát, vẫn vô tư cười đùa Hoàn cảm thấy hơi bị xấu hổ. Hơn nữa, phải thể hiện với Phương chứ. Anh cố giấu đi nỗi sợ sệt của mình mỗi khi máy bay đến ném bom.
Nghe bố nói vậy, Hoàn giãy nảy:
- Không được đâu bố ơi! Đang nước sôi lửa bỏng thế này mà bỏ đi thì dân làng người ta cười chết. Hơn nữa con lại là bí thư thanh niên, thư ký đội sản xuất. Bỏ đi chẳng hoá ra là trốn tránh à?
- Trốn? Trốn cái gì mà trốn? Chẳng qua là tạm lánh một thời gian cho qua cái đoạn ác liệt này rồi lại về mà làm chứ có gì mà phải sợ?
- Bố nói dễ nghe nhỉ? Cái lúc người ta cần mình nhất mà mình lại bỏ đi thì chẳng phải là trốn là gì?
- Gớm! Nghe ghê nhỉ? Mày là cái thá gì mà họ cần?
- Là gì ư? Con là bí thư chi đoàn, là thư ký đội sản xuất. Lại không quan trọng hả bố?
- Thôi đi! Có cô thì chợ cũng đông, cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui. Vắng anh đã có người khác.
- Bố lại ca dao. Con không đi đâu cả.
Hoàn hậm hực nói.
- Mày có học mà ngu lắm con ạ. Thiếu gì lý do êm ái cho mày đi. Bố mày đây này, bố sẽ chịu tất.
Ông Phơ bắt đầu bực mình. Hoàn rất hiểu tính bố. Phải nói rằng ông ấy chèo chống khá linh hoạt ở cái làng này. Vụ nào xét cân đối công điểm, gia đình ông cũng đều bị thiếu nghĩa vụ, không được bán điều hoà. Ông chấp nhận. Giá cao thì giá cao. Hai đứa con ông làm thợ mộc gửi tiền về thì có giá cao nữa ông cũng mua được tất. Vả lại giá cao của hợp tác xã còn rẻ chán so với giá ngoài. Mấy đợt tuyển quân, ông đều nắm trước được tình hình. Ông bí mật cho Hoàn lúc thì đi lên với hai anh, lúc thì xuôi về quê có việc. Hoàn vô tư theo sự sắp đặt của bố. Thế nhưng những lần đó anh thấy những lý do của bố mình để anh đi đều không đúng. Lần thì “hai anh mày bị tai nạn có người nhắn mày phải lên ngay”, lần thì  “ông bác ở dưới xuôi ốm nặng hai bố con mình phải về gấp”… Khi xong việc đâu đấy, nghĩa là khi lũ thanh niên làng đã lên đường nhập ngũ rồi thì ông Phơ mới nói thật với Hoàn. Lần này, ông lại chủ động nói ngay từ đầu với nó. Không ngờ nó lại cãi lại mới ức chứ.
Ông Phơ rất khéo nói. Với ai trong làng ông cũng ngọt xớt, chẳng mất lòng ai bao giờ. Hoàn cũng học được ở ông cái tính đó. Học hết lớp 7, Hoàn ở nhà. Sẵn khẩu khiếu ăn nói, đàn hát, Hoàn được chỉ định làm bí thư chi đoàn. Thì lũ trai làng đi bộ đội hết có còn ai nữa để mà làm? Đáng ra, Hoàn còn kiêm luôn cả chức B trưởng dân quân nữa cơ nhưng xã người ta thấy anh thư sinh quá. Hô “nghiêm” tập hợp dân quân mà Hoàn lại cười thì không thể làm công tác quân sự được. Thôi, để cho nó làm bí thư chi đoàn kiêm thư ký đội sản xuất là được rồi. Nó tính toán nhanh, chữ nghĩa đẹp, hát, nói giỏi vào hai việc ấy là hợp. Phải nói những năm đầu khi chưa có chiến tranh phong trào đoàn của làng Ngọc Chúc rất khá. Hoàn là “của hiếm” của cánh thanh nữ thôn quê.
Hoàn cắn môi suy nghĩ. Thực ra, lý do để anh không nghe lời bố duy nhất vẫn chỉ là Phương. Anh sợ xa Phương. Người ta bảo nhất cự ly nhì tốc độ, lên tận trên đó biết thế nào được. Đến ở gần bên nhau, ngày nào cũng làm việc với nhau mà anh vẫn còn chưa tiếp cận được Phương nữa là. Bao nhiêu kẻ dòm ngó. Đi lên đó có hoạ mà cho chúng nó ở nhà tha hồ tán tỉnh. Không. Không đi đâu cả. Máy bay thì máy bay. Nó chỉ có chốc có lát chứ liên tục đâu mà sợ.
Thấy Hoàn im lặng hồi lâu, ông Phơ khích con:
- Mày tiếc cái chức bí thư chi đoàn chứ gì? Hay là tiếc thư ký đội sản xuất? Chẳng là cái gì sất. Một quả bom là đi toi tất. Đừng háo danh con ạ.
Bà Phơ rửa bát xong cũng lên tham gia:
- Bố con tính phải đấy. Con cứ tạm lánh lên đó thời gian rồi sau về lại làm. Lo gì. Chứ ở nhà bom đạn thế này không yên tâm đâu.
Hoàn cự nự:
- Bố mẹ cứ nói thế. Người ta còn ra chiến trường còn chẳng sợ nữa là.
- Người ta khác. Mình khác. Đồ ngu. Với lại chiến trường thì nhà này đã có cái thằng anh mày rồi. Đấy, đi bộ đội hơn năm mà có thấy tin tức gì không? Sống chết biết thế nào? Chết ở chiến trường còn có danh có giá chứ chết ở nhà như ông Tộ, bà Dương đấy thì được cái gì? Tao hỏi mày được cái gì?
Ông Phơ cầm cái chén nước dằn mạnh xuống nền hè. Bà Phơ can:
- Ông cứ bình tĩnh xem con nó thế nào nào?
- Bình tĩnh. Bà bảo tôi bình tĩnh cái gì? Bom nó nổ oành oành ra. Mình ngồi trong nơi sơ tán sốt ruột với con bao nhiêu mà nó có biết cho đâu. Mày lo đóng góp à? Một mình anh mày là đủ rồi. Nghe chửa?
Hương thấy bố nổi nóng với anh nó nem nép vào cánh cửa.
Chợt có tiếng chó sủa ngoài ngõ. Lão Phia vừa quát chó vừa lù lù đi vào. Bà Phơ gọi Hương ra giữ chó cho lão Phia. Ông Phơ quay lại tư thế ngồi.
- Ông bà từ chỗ sơ tán về lúc nào thế?
Lão Phia hỏi thay cho câu chào. Ông Phơ trở lại bình thường đáp:
- Ông Phia à? Chúng tôi về lúc chập tối. Thế ông không vào chỗ sơ tán à?
- Có. Cũng vừa về tới đây đây. Gớm sáng nay nó ném bom rát quá, tưởng nhà mình bay mẹ nó rồi ông ạ.
Hoàn rót nước mời lão Phia.
- Thế tối nay không đi vác đạn hả cậu Hoàn?
- Có ạ. Cháu đi muộn một tí.
- Khổ. Suốt ngày bom với chả đạn. Chẳng được nghỉ tí nào. Mẹ cha cái thằng Mỹ chứ.
Lão Phia chửi đổng. Vừa lúc ngoài cổng có tiếng gọi:
- Hoàn ơi! Cậu điều cho 10 người ngày mai tát nước đồng mạ nhé. Nhớ đi ngay đi kẻo lỡ việc.
Ông Trung đội trưởng sản xuất đang lọc cọc đạp xe đi gọi các nhóm trưởng để điều việc hợp tác ngày mai. Vớ được lý do đó, Hoàn đứng dậy chào ông Phia và bố mẹ để đi.
- Ông ngồi chơi với bố mẹ cháu, cháu xin phép đi kẻo ông Trung lại mắng. Con đi bố mẹ ạ.
Hoàn vút ra cổng bỏ mặc câu chuyện đang dở dang giữa anh với bố mẹ. Bầu trời chi chít sao. Kiểu này còn nắng lâu đây.
Giữa dòng đời tôi nhặt được tứ thơ
Không viết được để hồn lang thang mãi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đỗ Xuân Thu

NGÀY ẤY BÊN SÔNG (Chương 10.1)

Ban chỉ huy xã đội đau đầu vì mật độ đánh phá của máy bay Mỹ ngày càng dày hơn. Những ngày đầu nó chỉ đánh khoảng hai, ba mươi phút buổi sáng thôi nhưng càng về sau nó càng kéo dai. Có sáng nó “chơi” đến gần tiếng đồng hồ. Có hôm nó đánh cả buổi chiều. Nhiều đêm ngủ cũng không yên vì chúng nó. Nhiều loại bom mới đã xuất hiện, trong đó tai hại nhất là cái thằng bom bi. Bom bi rải khắp ruộng, khắp đồi, chỗ nào cũng chi chít hố bom. Mà mả cha chúng nó chứ, thả bom gì mà nó tính toán cứ vuông như mắt sàng. Mỗi mắt sàng một quả bom. Bom lớn bom bé, bom mẹ bom con như ngô rang quãi vung vãi khắp cả. Cây cối xác xơ, tướp hết lá vì bom. Lợn, gà, trâu, bò chết la liệt cũng vì bom.
Từ trên trạm gác phòng không, tổ trực chiến quan sát thấy những chùm bom máy bay thả xuống lừng lững hàng xâu hàng xốc đen ngòm cả một khoảng trời. Gần tới mặt đất thì từng quả lại tự nhiên bung ra thành hai mảnh và tung ra hàng trăm quả bom con khác. Những quả bom con đó chạm đất lại nổ ra hàng ngàn, hàng vạn viên bi tung toé. Có nhiều quả bom con không kịp nổ nằm lăn lóc khắp nơi. Nguy hại chính là cái lũ này. Lũ bom con có hình dáng trông như những quả trẩu, khá xinh xắn rất dễ cho trẻ con nhặt đùa nghịch. Lúc đó nó mới nổ, chết người như bỡn. Vô phúc ai cày cuốc hoặc vô tình đá phải thì cũng cầm chắc cái chết. Chính vì vậy mà chẳng ai dám đi đâu, làm gì trong vùng bom bi nữa. Cứ tình hình này thì sản xuất sẽ bị ngừng trệ hết. Làm thế nào để giải quyết được lũ bom tai quái này? Câu hỏi đó không chỉ đau đầu lãnh đạo xã, ban chỉ huy xã đội và toàn thể người dân hai làng Ngọc Chúc và Phượng Hùng.   
Huân cũng được mời dự họp với ban chỉ huy xã đội. Chủ đề chính của cuộc họp là tìm cách phá cái loại bom bi chết tiệt này. Gần chục cái đầu chụm lại nghĩ nát óc mà vẫn chẳng ai có phương sách gì hơn. Huân cảm thấy mình như có lỗi nhiều nhất. Là sỹ quan quân khí mà anh không hề biết cấu tạo, tính năng của loại bom bi Mỹ.
- Báo cáo các đồng chí. Quả thực trong trường tôi chưa được học về loại bom này. Đây là loại bom mới của Mỹ. Bọn đế quốc Mỹ rất nham hiểm. Chúng định lấy Việt Nam làm nơi thí điểm, kiểm nghiệm các loại vũ khí mới mà chúng chế tạo ra. Bom bi nằm trong kế hoạch đó. Nó sát thương hàng loạt. Không những chỉ gây thương vong chết chóc trong trận đánh mà nó còn nằm đó để tiếp tục gây hiểm hoạ về sau. Theo tôi, trước mắt ta cần phổ biến rộng rãi cho nhân dân phòng tránh là chính. Phòng tránh bằng cách nào? Đó là tăng cường hầm hào, đặc biệt chú ý là giao thông hào thì phải đào theo kiểu chữ chi. Những hầm cá nhân dứt khoát phải phải có nắp rơm đạy miệng hầm. Mọi người ra đường, đi làm đều phải đội mũ rơm. Chúng ta sẽ hạn chế đến mức thấp nhất thương vong do loại bom này gây ra.
Huân phát biểu với mọi người nhưng trong thâm tâm anh vẫn áy náy vô cùng. Thế còn những quả bom con nằm rải rác khắp nơi kia thì làm thế nào? Ông Thạc gợi ý:
- Xin mời ý kiến của các đồng chí khác. Coi như nà ta cứ thảo nuận cho hết nhẽ.
Ông Chi lên tiếng:
- Theo tôi, đồng thời với cách của đồng chí Huân ta cũng phải làm rõ số bom chưa nổ, nó ở vùng nào và khoanh nó lại để nhân dân biết đường mà tránh. Không những người địa phương ta mà còn cho cả những người ở nơi khác đến, bởi vì khu vực ta là khu vực nằm ở điểm nút giao thông.
- Về vấn đề này các đồng chí khỏi lo - Tịch, tổ trưởng tổ phòng không Hang Khay nói - Chúng tôi sẽ quan sát thật kỹ số máy bay thả bom, đếm từng loạt bom rơi xem nó rơi ở khu vực nào, tất cả có bao nhiêu quả, nổ nhiều hay ít để tính số bom chưa nổ. Tất nhiên cũng chỉ ở mức tương đối thôi.
- Nếu vậy thì hàng ngày các đồng chí phải xuống núi báo cáo cho chúng tôi biết?
Ông Thạc hỏi lại. Tịch đáp không cần suy nghĩ:
- Vâng. Đành vậy chứ biết làm sao.
- Nếu thế thì vất cho các đồng chí quá. Coi như nà ngày nào các đồng chí cũng phải nên xuống núi hai ba nượt. Gánh nước nên núi rồi nại xuống núi báo cáo tình hình bom sau mỗi trận đánh. Niệu có nàm được không? Chúng tôi no nắm.
- Các đồng chí yên tâm - Tịch khẳng định - Chúng tôi vất vả một tí mà bà con không bị thương vong là tốt rồi. Với lại ta phải luân phiên nhau trực chiến cơ mà.
- Tôi thấy ý kiến đồng chí Tịch được đấy. Không còn cách nào hơn đâu.
Ông Chi ủng hộ. Phương từ đầu đến giờ im tiếng, cô dặng hắng có ý muốn phát biểu. Ông Thạc gợi ý:
- Đồng chí Phương, đồng chí có ý kiến gì không?
- Tôi thấy các ý kiến của các đồng chí đều đúng cả. Tuy vậy vẫn chỉ là biện pháp trước mắt. Thử hỏi bọn Mỹ mở rộng diện ném loại bom này ra thì chúng ta làm thế nào? Không sản xuất được. Rồi đến đi lại dần dần cũng không đi được nữa. Chẳng lẽ chúng ta cứ đội mũ rơm, ngồi hầm mãi sao?
Mấy cái đầu lại căng ra. Ông Thạc bóp trán. Trông ông già sọp hẳn đi. Điếu thuốc lá đang hút dở tắt ngấm tự lúc nào ông cũng không biết. Gái nói tiếp:
- Theo tôi, một mặt ta thực hiện tất cả các biện pháp do các đồng chí vừa nêu ra. Mặt khác đồng chí xã đội trưởng, đồng chí Huân phải cáo cụ thể tình hình này lên cấp trên chứ. Chẳng lẽ cấp trên lại bó tay? Gì thì gì chắc chắn cũng phải có cách phá được loại bom này. Cần thiết ta mời công binh về nhờ họ hướng dẫn ta mà làm.
- Đúng đấy. Không thể tự mày mò được.
- Đề nghị đồng chí Thạc và đồng chí Huân phản ảnh tình hình này qua các cuộc giao ban với huyện đội, tỉnh đội.
- Không cần phải chờ giao ban giao bệ nữa. Theo tôi ngay ngày mai các đồng chí đi báo cáo luôn đi.
Mọi người tranh nhau phát biểu. Đợi cho vãn ý kiến, Huân nói:
- Ý kiến đồng chí Phương rất đúng. Tôi cũng đã nghĩ tới vấn đề này từ lâu. Tôi định ngày mai về Quân khu vừa báo cáo tình hình vừa xin người hỗ trợ ta phá bom bi. Không phải nhờ vả gì cả. Đó là trách nhiệm của chúng tôi, trách nhiệm của những người lính, nhất là người chiến sỹ công binh.
- Có thế chứ. Hòm hòm rồi đấy ông Thạc ạ. Kết luận đi để chúng tôi còn về ăn cơm, tối lại vác đạn tiếp.
Ông Thạc tóm tắt kết luận và phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận. Giữa lúc đó thì có người hớt hơ hớt hải từ đâu chạy đến:
- Các… các đồng chí ơi! Bom… bom bi nó… nó nổ.
- Sao? Bom bi lại nổ à?
- Ở đâu?
- Có ai bị gì không?
Mọi người xúm lại hỏi. Người đến báo cáo tên là Lý. Cậu ta run lập cập:
- Ở… ở dưới đồng … Guốc kia kìa.
- Bình tĩnh lại nào. Có ai làm sao không?
- Dạ… Con… con…
- Con nào? Nói nhanh lên? Ông Chi sốt ruột quá quát.
- Con… con trâu nhà cháu nó… nó bị… bị chết rồi ạ.
Lý lắp bắp. Mọi người thở phào. May quá, tưởng ai thì khổ. Ông Chi bật cười:
- Thế mà làm chúng tao hoảng cả hồn.
Ông Thạc vỗ vỗ vào vai Lý:
- Thôi! Coi như nà của đi thay người. Nần sau đừng cho trâu vào khu vực đó, nghe chưa. Còn con trâu chúng tớ sẽ báo cho hợp tác cân nghĩa vụ thực phẩm.
Ông Thạc quay sang Gái:
- Cô về qua nhà bà Sự bảo cho người nên giải quyết con trâu nhà cậu Ný cái nhé. Thôi, chúng ta giải tán. Tối nay tiếp tục vác đạn. Gần chục ôtô về đấy. Mấy chục tấn hàng chứ chẳng ít đâu.
Giữa dòng đời tôi nhặt được tứ thơ
Không viết được để hồn lang thang mãi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đỗ Xuân Thu

NGÀY ẤY BÊN SÔNG (Chương 10.2)

Đúng như kế hoạch của ban xã đội, hôm sau ông Thạc và Huân phản ảnh tình hình với huyện đội. Huyện đội báo cáo lên tỉnh đội. Tỉnh đội yêu cầu xã cử ngay một người đi dự lớp tập huấn cấp tốc về kỹ thuật rà phá các loại bom, trong đó có bom bi. Ông Chi, xã đội phó xung phong đi liền. Sau mười lăm ngày học ở Vĩnh Yên, ăn hết số gạo ở nhà mang đi, ông Chi về cùng với một sỹ quan công binh của tỉnh đội bắt tay vào chiến dịch rà phá bom bi.
Hôm ấy, toàn bộ B dân quân của Phương được tập trung tại khu Ba Gò, nơi có nhiều bom bi chưa nổ để nghe cán bộ tỉnh đội giảng giải về cách xử lý số bom này. Chất, sỹ quan công binh sau khi giảng kỹ phần lý thuyết về cấu tạo, tính năng, tác dụng của loại bom bi Mỹ anh đã làm các động tác nhặt những quả bom con tập trung tại một chỗ. Chất nói:
- Các đồng chí chú ý. Loại bom này sát thương trên diện rộng bằng những mảnh vỡ của vỏ bom con và số viên bi ở bên trong nó. Bọn Mỹ thả bom mẹ xuống khi cách mặt đất một độ cao nhất định thì nó tự tách ra hai mảnh vỏ, những quả bom con cứ thế mà bung ra chụp xuống nơi mục tiêu. Khi tiếp đất chúng lại nổ theo dạng hình phễu. Cho nên phạm vi sát thương rất rộng. Những viên bi của quả nọ đan xen với những viên bi của quả kia, dày đặc làm cho mục tiêu khó có thể tránh khỏi thương vong. Những quả bom con này phân bố rất đều trên mặt đất theo một toạ độ nhất định. Khi ta phát hiện được một quả bom con thì các đồng chí cứ chiếu theo toạ độ theo ô lưới mắt sàng để tìm các quả khác. Nguyên tắc của chúng là nếu giữ nguyên tư thế quả bom con thì chúng không bao giờ nổ. Chỉ khi nào chúng quay đủ vòng hoặc có vật khác tác động mạnh đến nó thì nó mới nổ. Đúng như các đồng chí đã biết, bom mẹ càng mở sát mặt đất thì số bom con chưa nổ càng nhiều và ngược lại. Do đó, để thu gom các quả bom con này chúng ta chỉ cần nhẹ nhàng nhặt chúng xếp gọn vào một chỗ. Yêu cầu khi nhặt phải hết sức cẩn thận, giữ nguyên chiều của quả bom là được. Các đồng chí chú ý xem tôi làm nhé.
Chất làm các động tác nhặt bom bi. Mọi người đứng quanh hồi hộp theo dõi. Hoàn lúc đầu còn đứng ở hàng đầu sau thấy anh len dần về phía sau. Thân thì lại ở hàng sau cứ nhoi đầu lên để nhìn về phía trước. Huân, Hiến, Tiến cũng căng mắt ra theo dõi. Ông Thạc và Phương nín thở hồi hộp.
- Đây là quả bom đầu tiên - Chất vạch cỏ chỉ ra một quả bom bi con, hình dáng giống như quả trẩu, ánh thép xanh đen nói với mọi người - Từ quả bom này ta tìm tiếp quả thứ hai bằng cách lấy nó làm trung tâm tìm quanh đấy với bán kính ba mét. Khi được quả thứ hai rồi thì các đồng chí cứ theo ô vuông mắt sàng để truy tìm các quả còn lại. Chúng không bao giờ sai lệch đâu. Sau đó, các đồng chí lấy tay nhẹ nhàng như thế này để nhấc chúng lên.
Chất làm động tác thò tay xuống để nhặt quả bom bi. Anh cầm nó đưa lại trước mặt mọi người. Hoàn trông thấy mà sởn gai ốc. Bây giờ mà nó nổ thì… Gái chăm chăm nhìn quả bom. Đặt quả bom bi xuống đúng theo tư thế ban đầu của nó, Chất dò tìm quả thứ hai. Khi thấy quả thứ hai, Chất nói tiếp:
- Từ hai quả này các đồng chí chiếu thành một đường thẳng. Đó là cạnh của một hình vuông. Quả thứ ba, thứ tư cứ theo đường vuông góc với cạnh này để ta tìm tiếp.
Và Chất đã nhặt một lúc được liền bốn, năm quả bom. Sau đó, anh yêu cầu ông Chi và Huân làm mẫu cùng mình. Do đã được tập huấn và có kiến thức về quân khí nên cả ông Chi và Huân làm các động tác khá thuần thục. Mọi người nhìn họ thao tác một cách thán phục. Ông Chi bê cái rổ theo sau Huân. Cứ được quả bom nào là ông và Huân lại xếp nó vào cái rổ và bê đi một cách ngon lành. Tất cả số bom này được ông mang đến xếp đầy một cái hố. Chất nói rằng thu gọn xong đâu đấy sẽ đem mìn đến để phá huỷ chúng.
Đến lượt dân quân. Ông Thạc nhìn các gương mặt rồi hỏi:
- Đồng chí nào xung phong đầu tiên nào?
- Để tôi - Thân nói.
- Để tôi trước - Tịch len vào.
- Đồng chí Tịch gác máy bay rồi, để tôi - Phương nói.
Ai cũng tranh nhau thực hành. Duy chỉ có Hoàn là chần chừ. Chẳng ai để ý đến điều đó.
- Đồng chí Thân. Đồng chí nàm trước đi.
Ông Thạc ra lệnh. Thân rón rén bước vào bãi bom.
- Cẩn thận đấy.
Ông Chi ở ngoài nói. Chất và Huân hướng dẫn anh cách phát hiện bom và làm các động tác nhặt nó. Mọi người ở ngoài hồi hộp theo dõi. Thân lầm lũi nhặt từng quả bom. Một quả, hai quả, rồi ba quả. Chẳng có gì là khó cả. Dễ như nhặt cua bỏ giỏ ấy mà. Bên ngoài tiếng vỗ tay reo hò ầm lên.
- Hoan hô đồng chí Thân!
- Thắng rồi!
Gương mặt người nào người ấy lộ rõ vẻ hân hoan, phấn khởi. Thế là chẳng còn phải lo bị bom bi nó phong toả nữa.
Chất trao đổi với ông Thạc và ông Chi cho một số thanh niên nữa làm theo Thân. Phương, Tịch, Lý, Liên và cả Hoàn nữa cũng được vào nhặt bom. Số còn lại đứng ngoài theo dõi. Chất, Huân cùng ông Chi chia nhau ra giám sát, hướng dẫn. Mọi người tiến hành một cách dễ dàng. Riêng Hoàn có hơi lóng ngóng một chút. Áo anh ướt đầm. Chẳng biết vì trời nắng hay vì anh sợ.
Buổi học tìm và nhặt bom thành công tốt đẹp. Ai ai cũng mừng vui, nhất là ông Chi và ông Thạc. Biết tin, cả làng Ngọc Chúc và Phượng Hùng đều thở phào nhẹ nhõm. Mẹ cha chúng mày, tưởng chúng tao không làm gì được à? Vỏ bom mẹ thì ông làm xe quệt chở phân ra đồng, làm máng cho đất vào rồi trồng hành thơm, trồng hoa trong đó. Lũ bom con thì ông nhặt chúng mày lại gom vào một chỗ rồi cho nổ mìn tan xác ra là xong. Đừng hòng làm gì được chúng tao nhé.
Ông Thạc cầm bao thuốc lá mời Chất và mọi người. Chưa bao giờ thấy ông Thạc hào phóng như vậy. Có lẽ từ hôm bọn Mỹ thả bom đến giờ, hôm nay người ta mới thấy ông Thạc vui đến thế. Bà Sự cũng chạy ra chia vui cùng họ.
Giữa dòng đời tôi nhặt được tứ thơ
Không viết được để hồn lang thang mãi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đỗ Xuân Thu

NGÀY ẤY BÊN SÔNG (chương 11.1)
Lão Phia lọc cọc đạp chiếc xe đạp vào khu sơ tán. Chiếc túi dết đeo bên hông lão đựng đầy máy lửa, kim, chỉ, xà phòng, mì chính và cả thuốc lá nữa. Không hiểu bằng cách nào mà lão lại kiếm được toàn những thứ quý hiếm như thế để bán lẻ kiếm lời. Rất nhẹ nhàng mà lãi lại cao. Có người bảo lão thân quen với mấy vị thương nghiệp huyện xin được chỉ tiêu hàng cung cấp. Những vị thạo tin hơn thì nói rằng lão có mối là con mẹ goá, nhân viên cửa hàng mua bán huyện tuồn hàng ra cho lão. Nhìn lão không ai bảo rằng lão đi buôn. Xe đạp Phượng hoàng màu cánh chả mới coóng. Đài đeo bên hông nói oang oang dọc đường. Lão lại ăn mặc khá tươm tất cứ như là đang đi họp huyện vậy. Cán bộ xã khối người không theo kịp lão.
Thời chiến hàng họ khan hiếm, đến cái kim, sợi chỉ người ta cũng đem phân phối. Càng hiếm hàng, lão càng dễ buôn bán. Cứ tinh mơ sáng là người ta thấy lão đạp xe sang phà xuống huyện rồi mãi đến chiều tối mới thấy lão về khu sơ tán. Khi mọi người đang lục tục gọi nhau về làng thì lão đón đường rao hàng bán lẻ cho họ. Toàn thứ hàng phân phối, ai cũng có nhu cầu nên việc bán mua của lão rất nhanh. Thì ở làng này chỉ có lão làm việc đó chứ có còn ai nữa đâu mà chả buôn bán nhanh? Mặc cho dân làng vừa tránh máy bay vừa lo công điểm hợp tác lão cứ đi buôn. Ông Trung, đội trưởng mấy lần cảnh cáo lão về việc thiếu nghĩa vụ công điểm lão chỉ cười trừ. Lo gì, mai kia cân đối lương thực giỏi lắm các ông liệt tôi vào hạng đong giá cao là cùng chứ gì? Giá cao thì giá cao, ông đếch sợ. Mấy ngày buôn của ông là xong hết. Tiền. Có tiền là có tất cả. Đi làm chày chãy cả ngày ngoài đồng mới được chín, mười điểm, mai kia công lại chỉ đạt có dăm bảy lạng thì có hoạ mà ăn cháo. Rồi biết đâu đang phơi lưng giữa đồng máy bay nó đến chạy không kịp, trúng bom tan xác như bà Dương thì có phải phí đời không? Thế cho nên thượng sách là chỉ có đi buôn. Vừa nhàn nhã, an toàn lại vừa tiền tươi thóc thật. Lão thấy mình khôn hơn bao nhiêu người của làng. Làng này chỉ có lão Phơ là hiểu mình. Nghĩ vậy lão thò tay vặn chiết áp của chiếc đài bán dẫn bên hông cho nó nói to lên.
Đang phởn chí như vậy thì lão thấy một người gánh một gánh gì khá nặng đang đi ở phía trước. Lão nhấn pê đan đưa chiếc xe lại gần. Cái Phương con nhà bà Thinh. Không biết con bé gánh gì mà xem ra có vẻ nặng lắm. Chiếc đòn gánh cong hẳn xuống. Hai cái thúng hai bên được che đậy khá cẩn thận. Bên thì đạy chiếc nón, bên thì che cái áo mưa rách. Người nó ướt đẫm mồ hôi. Lão cho xe chạy chậm lại và hỏi:
- Mày gánh cái gì mà nặng thế Phương?
Phương ngẩng mặt lên nhìn lão Phia qua vành nón. Lão Phia bắt gặp đôi má con bé ửng hồng. Cặp mắt nó có vẻ lúng liếng.
- Ông Phia à? Cháu gánh đường sữa cho chị em dân quân.
Nghe đến đường sữa, đầu óc lão Phia sáng lên. Giá mà mình có được một ít thì hay quá. Lãi phải biết. Chắc là nó lĩnh chế độ bồi dưỡng vác đạn đêm cho cánh dân quân? Mình gạ nó bán cho một ít mới được. Của hiếm thế mang ra phố huyện thì chỉ có nhất. Nhưng mà con bé này cũng rắn lắm. Chắc gì nó đã dám bớt xén chế độ của anh em? Thì cứ hỏi thử xem, biết đâu nó lại chẳng đồng ý thì sao? B trưởng cơ mà? Nó lại đi có một mình làm gì mà nó chẳng quyết? Đứa nào lại không thích tiền? Càng con gái càng phải mua sắm nhiều thì chúng lại càng phải cần tiền. Mà giả dụ nếu nó không cần tiền thì gạ nó đổi kim chỉ, xà phòng? Chỉ màu lão có khối. Xà phòng 68%, 72% Liên Xô, Trung Quốc, loại thơm, loại thường lão đều có cả. Toàn những thứ bọn con gái chúng nó thích. Nghĩ vậy, lão Phia ướm hỏi:
- Mày có thể bớt lại cho bác một ít được không? Bác đang cần mấy cân đường, vài hộp sữa mang xuống phố huyện. Người ta nhờ bác từ lâu mà vẫn chưa kiếm được.
- Bác hỏi đùa hay là hỏi thật đấy?
Phương nhớn nhác nhìn trước nhìn sau hỏi lại lão Phia. Lão Phia biết Phương cắn câu liền đạp xe lên phía trước rồi phanh lại. Lão xuống xe. Phương cũng đặt đôi quang gánh xuống đất, cầm cái nón quạt lấy quạt để.
- Bác hỏi thật đấy. Bớt lại cho bác một ít nhé.
- Giá cả thế nào?
- Thì làng người ta mua thế nào bác trả cháu thế đó. Không để cho cháu thiệt đâu.
Lão Phia ngọt xoét, xoắn lấy. Phương lại nhìn trước ngó sau. Không có ai trên đường cả. Cô lại gần lão Phia thì thào:
- Nhưng mà ông phải kin kín cái mồm cho cháu nhé. Hở ra là cháu chết toi đấy. Xã người ta kỷ luật thì mặt mo.
- Cháu yên tâm đi. Đến lão Phong trên cửa hàng huyện kia bán sổ thuốc lá cho bác bác còn giữ kín cho ông ấy nữa là.
Lão Phia chắc mẩm cười thầm trong bụng. Phen này vớ bẫm đây. Tưởng liêm khiết lắm hoá ra cũng như ai cả thôi.
- Cháu để cho bác một thúng nhé?
- Ấy, không được đâu. Làm thế là lộ ngay.
- Cháu chỉ lo hão. Có đếch ai đâu mà sợ.
Lão Phia nói cứng và sà vào chiếc thúng. Lão đang định nhấc chiếc nón đạy chiếc thúng lên thì Phương cầm tay lão lôi lại.
- Từ từ đã. Cháu không lấy tiền đâu. Ông có gì đổi cho cháu thì cháu mới đổi.
- Ừ thì đổi. Đằng nào chả thế.
- Nhưng mà ông có hàng gì, cháu xem được thì cháu mới lấy.
- Khối. Tao khối hàng.
Lão Phia chuyển giọng xưng hô một cách bỗ bã và thân mật. Vừa nói, lão vừa mở nắp cái túi dết to cho Phương xem. Nào máy lửa Trung Quốc, xà phòng, nào chỉ màu xanh đỏ các loại… Bao nhiêu là thứ căng đầy bên trong chiếc túi.
- Đấy, mày thích cái gì thì chọn.
Phương cầm lấy một bánh xà phòng thơm và dăm cuộn chỉ.
- Cháu lấy mấy thứ này.
- Lấy ít thế thôi à?
- Còn nữa chứ - Gái nháy mắt cười tinh nghịch - Nhưng ông xem hàng của cháu đi. Nhanh lên kẻo có người đến thì chết.
- Được rồi! Sợ chó gì mà cứ cuống lên thế?
Lão Phia mở cái nón đang úp trên cái thúng. Chợt lão trợn tròn mắt và buông ngay cái nón xuống. Lão run người khi nhìn thấy trong thúng toàn là bom bi con chưa nổ.  Phương cười khanh khách. Lão Phia sợ quá đi giật lùi.
- Con khỉ. Mày làm tao hết hồn.
Phương bình thản nhặt lấy một quả bom bi lên đưa ngang trước mặt.
- Ông xem, có việc gì đâu.
Lão Phia xua tay.
- Ấy. Ấy. Đừng. Đừ…ừng. Nó nổ thì chết mất xác bây giờ.
Phương vẫn cười rũ rượi. Lão Phia sợ quá nhảy lên xe phóng đi. Phương gọi với theo:
- Thế ông không mua nữa à? Còn bánh xà phòng và mấy cuộn chỉ nữa này.
Mặc. Lão Phia cúi rạp người trên chiếc xe đạp, cong mông phóng đi. Mẹ cha cái con quỷ, nghịch đến thế là cùng. Tiếng Phương cười vẫn vang mãi phía sau lưng lão.
Lão Phia toát hết mồ hôi vì hoảng. Sao con bé nó lại liều thế cơ chứ? Chắc chiều nay nó đi nhặt bom bi giờ gánh về đổ vào hố để huỷ. Đúng là đồ quỷ sứ. Đàn bà con gái gì mà bạo dạn thế không biết? Đi vào chiến tranh cứ như là người ta đi chợ vậy. Làng này chỉ có nó với ông Chi là chẳng sợ bom đạn gì cả.
Tuy nghĩ vậy nhưng lão Phia lại tự an ủi. Có lẽ cũng không đến nỗi nguy hiểm lắm. Chả thế mà ông Chi, cái Phương và cả bọn thanh niên nữa chúng nó đi nhặt bom bi như đi nhặt ốc. Ừ, giá mà có người nào đó mua bom nhỉ? Ông sẵn sàng mua lại của con Phương thật chứ chẳng bỡn. Sợ quái gì. Buôn bom chắc hẳn là lãi lắm. Thì thằng Mỹ chẳng đang là kẻ lái súng lớn nhất thế giới đấy là gì. Lúc đó đừng có doạ ông. Có lãi là ông đếch sợ. Lão Phia vui vui vì ý nghĩ mới của mình.
Lão Phia chợt nhớ cái hôm lên làng Đám bán hàng. Hôm ấy, mọi người đang xi xao mua hàng của ông thì có tiếng ai đó nói:
- A! Ông Chi đây rồi. Mời ông vào mua hàng cho ông Phia đi.
Lão Phia ngẩng mặt lên nhìn thì thấy ông Chi đã xuống xe đạp đứng cạnh. Lão đang nghĩ cách chống chế việc bỏ buổi đào hầm ven lộ hai theo sự điều động của đội để lên đây bán hàng thì ông Luân đã đứng nghiêm, tay giơ ngang đầu theo kiểu nhà binh nói với ông Chi:
- Báo cáo đồng chí xã đội phó, ngoài soi tôi có một quả bom bi chưa nổ. Không ai dám đi làm nữa. Xin ý kiến đồng chí. Liệu đồng chí có dám xử lý không?
Giữa dòng đời tôi nhặt được tứ thơ
Không viết được để hồn lang thang mãi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (64 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối