Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [21] [22] [23] [24] [25] [26] [27] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Điệp luyến hoa đã viết:

Thứ ba, thư pháp chữ Việt có thể "không giống ai".

Tớ thích cái "không giống ai".
Bởi đơn giản mỗi người là một cá thể, đâu phải là do nhân bản vô tính.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hạ Du 09

Mình phải thú thật với các bạn rằng cái chính tả đúng là còn quá nhiều thiếu sót.Nhưng cái khoản bạn nói vê nghiệp dư thì mình không dám nhận đâu.Thực ra có nghiệp dư hay không nghiệp dư, thì chỉ cần một chút cảm hứng và vài ba lý thuyết cơ bản là ai cũng có thể viết được như thế.
  Còn việc chính tả thì chắc chắn sẽ có một ngày nó được hoàn thiện thôi bạn à.
Tôi là ai mà yêu quá đời này?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Viễn khách

Từ năm 1869 đến 1919, Pháp lần lượt ban hành các đạo luật G.Ohier, J.Lafont, Le Myre de Vilers và Albert Sarraut nhằm “diệt Hán – Nôm, hưng quốc ngữ”, nhằm tách dân chúng ra khỏi tầng lớp Nho sĩ, cô lập Đại Nam với các nước đồng văn. Thư pháp truyền thống bị tách khỏi môi trường sinh dưỡng, và từ một thực thể văn hóa sống động trở thành một nét đẹp quá khứ.
"Nét chữ nết người", lớp trí thức sau này khi dùng chữ Quốc ngữ vẫn xây dựng ý thức luyện viết chữ đẹp. Và nó thực sự là một nghệ thuật trong phong trào Duy Tân của cụ Phan Chu Trinh.

Tớ không hiểu lắm về nghệ thuật Thư pháp với những lối viết Chân-Triện-Lệ-Hành-Khải với những Ý-Vận-Luật-Pháp-Biến với những Tù-Mỵ-Kính-Kiện nhưng tớ vẫn khoái Thư pháp truyền thống

Tớ cũng yêu Thư pháp hiện đại (Chỉ với những nét chữ viết đẹp mê hồn thường thấy trên giấy khen và nhất là những năm gần đây phong trào viết chữ đẹp được khởi xướng, thích thú trước những bài viết dự thi chữ đẹp của các em học sinh do báo ANTG khởi xướng)
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ngocvan

Tôi thấy có topíc, nội dung của nó được HOA XUYÊN TUYẾT viết là: "...đọc, nghe, và nói ý tưởng của mình."
Và tôi đã làm thế, viết ý tưởng - hay ý nghĩ của mình về "THƯ PHÁP".
Hôm nay Tôi mới vào lại đây,
tình cờ lại cũng đúng ngày 17,
nghĩa là ngày 17 của hai tháng trước tôi viết bài đó.

Thỉnh thoảng tôi ghé xem, thi viện có ai quan tâm đến nó không,
là cái đề tài thư pháp ấy.
Không ai cả!
Giờ, Tôi vui vì có: "Thuyền không bến", Điệp luyến Hoa , và "Viễn khách" có bài viết của mình.
Tôi rất mừng, là có 3 người quan tâm.
Việc mọi người nghĩ thế nào đó là quan điểm của từng người. Tôi tôn trọng mọi người.

Giờ, tôi có mấy dòng tham gia thêm.

Nguồn gốc môn thư pháp:
Nguồn gốc từ Trung Quốc. Chữ Trung Quốc là chữ tượng hình;
đây là lợi thế đặc biệt của thư pháp,
bản thân nó đã mang sẵn yếu tố "hoạ" rồi. Chữ Hán xuất hiện từ lâu đời.
Theo sách vở thì ở thời nhà Tần, Lý Tư được coi là nhà thư pháp đầu tiên. Về sau, xuất hiện rất nhiều thư gia trứ danh.

Thư pháp, trước hết là một khoa học,
nó có cách thức, phép tắc, quy cách chặt chẽ;
dù có sáng tạo thế nào thì cũng không vượt ra ngoài cái 'pháp' đó được.
"Thư" là viết chữ, "pháp" là phép tắc, khuôn phép phải tuân theo. Người ta gọi là 'thư học'.

Thư pháp là một bộ môn nghệ thuật.
Ở đây người viết thể hiện tài năng, tâm hồn, phong cách,...thể hiện cái riêng của mình-
và qua đó, truyền giao hứng thú, tình cảm tư tưởng đến người thưởng thức thư pháp.
Nó là bộ môn cổ truyền đặc biệt, máy móc khôhg thể nào làm thay được.

Thư pháp còn là một thứ đạo, là "thư đạo" "học tập thư pháp khả dĩ tu thân, dưỡng tính, đào dã tâm tình' là vậy...
Thể chữ khải (chân, chính) thịnh vượng từ thời Nguỵ Tấn, Đường.
Chữ Liễu Công Quyền, cứng cỏi, quật cường.
Chữ Nhan Chân Khanh, mộc mạc, mạnh mẽ. ...

Thể chữ thảo, nhất là cuồng thảo là đầy lãng mạn, biến hoá,
có khí kinh dị (nhưng không cuồng loạn mà theo quy cũ)...

Công cụ thực hiện thư pháp có "tứ báo": bút, giấy, mực, nghiên, phải đúng quy cách.

Ở Việt Nam ta, không ít câu đối, hoành phi, tự bản chữ không thua kém gì người Trung Quốc, nhiều người có tiếng chữ đẹp như: Minh Mạng, Tự Đức, Cao Bá Quát. Xứ NGhệ có cụ Tú Thoan, Tú Trợc, sau có Nguyễn Thọ Nghinh, Nguyễn Thọ Đạt (hai cha con), Ở Hà Nội có cụ Lê Xuân Hoà. Nhưng tất cả chứa ai được gọi là "thư gia" cả.

Giá trị một bức THƯ PHÁP là ở: "thư thể" (thể chữ, kiểu chữ)
và "chương pháp" (cách bố cục, rải chữ, màu nền, màu mực), quan trọng như nhau.
Nói "bút sinh hoa" "bút sinh hương" là nói đến con chữ, cái chữ.

Thư pháp ngày nay nhiều người dùng đến, coi đó là một môn nghệ thuật
trang trí trong nhà, miếu thờ, lăng mộ...
nhưng lại có nhiều người sử dụng một cách vô thức
với những chữ như chữ "Tâm", "Nhân", "Đức" (viết bằng chữ Hán).
Đó là chưa kể sử dụng chữ Hán nhưng lại không hiểu nó, chỉ dùng liều. ...

Ông Nguyễn Duy Đối - một thư pháp gia, là học trò của Nguyễn Thọ Đạt, hiện là một tay bút có tiếng ở Nghệ An, có cái nhìn như sau về "thư pháp chữ Việt hiện nay": (Trích nguyên văn)

" Tôi nghĩ rằng, đây là một sáng tạo, vì hai lẽ. Thứ nhất có một số bức khá đẹp, khá hấp dẫn, nhất là những bức của Phạm Kế (Huế). Thứ hai, trong quần chúng, có nhiều người thích dùng. Nhưng có mấy điểm cần nghiêm túc suy nghĩ: phần lớn các bức, "chữ" loằng ngoằng, không thành chữ nghĩa gì cả, thật tuỳ tiện, vô lối, đọc không được. Cứ kiểu này, một số cháu học sinh ta không được chú ý rèn luyện chữ viết, đang "làm thư pháp" khiến các thầy các cô và mọi người buồn bực. Theo định nghĩa,"thư pháp là cách thức, phép tắc, nghệ thuật viết chữ đẹp" thì những bức "chữ" loằng ngoằng kia không thể được gọi là "thư pháp", mà trái lại đó là xúc phạm đối với khoa thư pháp chân chính. Sáng tạo là tốt, nhưng cái gì thái quá cũng là sai lầm. Phải đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ thì sáng tạo đó mới có giá trị đích thực, mới thực sự hữu ích. Tôi... muốn đừng lạm dụng hai chữ "sáng tạo" để vô hình chung làm cái việc ảnh hưởng đến khoa học, đến nghệ thuật và cả giáo dục của chúng ta."

Tôi viết bài trên đúng cách đây 2 tháng. Cũng là cảm nhận chủ quan của mình, và đúng là buồn và bực thật với cái lối thư pháp tuỳ tiện, làm xấu cả chữ. Hôm nay tôi mới đọc được (vào ngày hôm qua), ý kiến của một nhà thư pháp mới viết gần đây. Tôi rất mừng, vì ý nghĩ của mình cũng không khác với ý của một nhà thư pháp có tiếng!

Xin chia sẻ với mọi người.
Cũng là vì cái đẹp chân chinh. Vì cái cảm nhận cái đẹp thực bụng.
Chứ không khoe khoang, lên lớp gì cả.

Xin mọi người hiểu cho.

Còn nông sâu, cũng là do cái đầu của mỗi người.

Xin không bình luận gì thêm.


(đây nói riêng với Thuyền Không bến. Cảm ơn bạn, gọi bạn vậy cho phổ thông. Tôi có đọc "lí lịch" của bạn trong thi viện. Quả là một cô gái, sinh năm 1990, nghĩa là mới 18 tuổi, lại là kỹ sư chế tạo, lại được nhiều người khen là "rất chuyên nghiêp" trong cả thư pháp nữa, thì tôi phục lăn, quả là giỏi hơn người rồi đó. Chúc bạn giỏi giang hơn nữa trong nhiều lĩnh vực. Và tôi cũng đã biết được sự sâu sắc, sự "nghiêm túc" ở bạn)

17/06/2008

NgocVan
           TB: xin lỗi vì phải sửa đến nhiều lần,
           cũng là mấy lỗi mắc phải do đánh máy nhầm,
           có sót ở đâu đó, xin mọi người hiểu cho,
           tôi sẽ sửa lại khi phát hiện ra.
ngocvan
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Lão Lan: Em tra từ điển thấy ghi cái suffix -oid nghĩa là similar to nghĩa là tương tự như , vậy thì em suy rằng thì là như vầy: centroid có thể được dịch là cái điểm tương tự như tâm, nghĩa là có thể coi nó là tâm của cái hình. Còn trọng tâm trong vật lí là center of gravity . Em không hiểu tại sao lại dịch cái centroid ấy là trọng tâm mà không dịch là tâm hình tam giác nhỉ.

Em rút ra một cái lí giải như vầy. Nếu kêu là tâm hình tam giác thì hình tam giác nó sẽ có nhiều loại tâm quá (còn có cả trực tâm), chưa kể mấy cái tâm dính dáng tới hai cái đường tròn ngoại và nội tiếp tam giác. Thế thì đặt đại cái tên cho cái điểm centroid ấy là trọng tâm đi, vì nó chẳng may cũng trùng với nhau mà.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


@PVCT:
Lão lấy hình tam giác chỉ là để dễ hình dung thôi. Thực ra bất cứ hình nào trong hình học cũng có cái centroid.

Có lẽ các nhà toán học của ta tư duy theo cách của PVCT thật! hì...
Mà... tốt cả! chẳng sao, trong hình học khi nói "trọng tâm" ai cũng biết nó là cái gì.
Khi nào qua bên vật lý nói "trọng tâm" thì ai cũng biết nó là cái gì.

Chỉ tội cho ai hay phải nói tiếng tây, mà đang quen làm lãnh vực vật lý, bất tử có một lần tranh cãi về hình học thì "bé cái sai" chút chút không có sao. Các nhà toán học cũng không trách nhiều.

Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thânthơ

Phụng vũ cửu thiên đã viết:
Em tra từ điển thấy ghi cái suffix -oid nghĩa là similar to nghĩa là tương tự như , vậy thì em suy rằng thì là như vầy: centroid có thể được dịch là cái điểm tương tự như tâm, nghĩa là có thể coi nó là tâm của cái hình. Còn trọng tâm trong vật lí là center of gravity . Em không hiểu tại sao lại dịch cái centroid ấy là trọng tâm mà không dịch là tâm hình tam giác nhỉ.
...
Phụng Vũ Cửu Thiên đã làm một việc rất đúng, khoa học.
Đó là tìm hiểu xem suffix -oid có nghĩa gì.
Và đúng như thế.
Có nhiều từ trong tiếng Anh sử dụng cái suffix đó,
như mọi người đã dẫn.
Khi nói tới hình dạng của Trái Đất,
người ta dùng từ Elipsoid để chỉ: nghĩa là Trái đất không phải hình cầu
như người ta vẫn nói: Quả địa cầu, cũng không phải là khối Elip,
mà là "giống như", "hao hao" thôi. Trong danh từ khoa học, người ta dịch ra tiếng Việt là: "Dạng khối Elip".

Thực ra, trong tiếng Việt,
cái người đi tiên phong dịch từ tiếng nước ngoài
ra tiếng Việt lúc ban đầu là quan trọng lắm,
nhất là khi người đó có "máu mặt" trong một ngành, lĩnh vực nào đó.
Nếu người đó đúng, thì may thay, mọi người a dua (cái thói adua dể thấy trong cuộc sống hàng ngày) theo là đúng.
Còn nói không chính xác, chưa chính xác, thậm chí là sai, có mấy ai dũng cảm mà sửa, mà góp ý.
Thí dụ trong ngành y tế có cụm từ: "YTẾ DỰ PHÒNG". Tôi không ở trong ngành y, nên khi nghe thế, tôi cứ nghĩ
à, hoá ra trong y tế có một lĩnh vực y học dự trữ
để phòng thay thế cho cái việc gì đó.
Hoá ra khi so với tiếng anh trong một văn bản song ngữ, mới được biết, hoá ra cái từ "dự phòng" kia được dịch từ tiếng anh có nghĩa là bảo vệ, phòng ngừa, phòng tránh. Trong phòng bệnh, người Việt vẫn nói, phòng bệnh hơn chữa bệnh mà. Lúc đó tôi mới hiểu. Có Y tế chữa trị và Y tế phòng ngừa.

Tôi vẫn hiểu dự phòng là dự trữ một cái gì đó, khi hỏng, mất... thì lấy cái dự trữ đó mà thay, dùng. Thí dụ như: lốp xe dự phòng, kim tiêm dự phòng,vv...

Kể cũng vui.

Nhiều cái nữa, nghe ra buồn cười thật. Vì vậy, thật có lý, và khi người ta nói không ngoa, thà đọc tiếng anh còn dễ hiểu hơn tiếng Việt, nhất là trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, ... Trong tin học cũng thế. Nghe tiếng Việt nhiều từ dịch ra từ tiếng anh, đúng là chịu!

Còn dịch thơ nữa!
Nhiều nhà thơ lớn, nhà văn hoá, vẫn khuyên chúng ta, chỉ dịch thơ khi nào bất đắc dĩ thôi. Còn tốt nhất là nên đọc nguyên bản.
Thân Thơ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

thantho đã viết:
...
Thí dụ trong ngành y tế có cụm từ: "YTẾ DỰ PHÒNG". Tôi không ở trong ngành y, nên khi nghe thế, tôi cứ nghĩ
à, hoá ra trong y tế có một lĩnh vực y học dự trữ
để phòng thay thế cho cái việc gì đó.
Hoá ra khi so với tiếng anh trong một văn bản song ngữ, mới được biết, hoá ra cái từ "dự phòng" kia được dịch từ tiếng anh có nghĩa là bảo vệ, phòng ngừa, phòng tránh. Trong phòng bệnh, người Việt vẫn nói, phòng bệnh hơn chữa bệnh mà. Lúc đó tôi mới hiểu. Có Y tế chữa trị và Y tế phòng ngừa.

Tôi vẫn hiểu dự phòng là dự trữ một cái gì đó, khi hỏng, mất... thì lấy cái dự trữ đó mà thay, dùng. Thí dụ như: lốp xe dự phòng, kim tiêm dự phòng,vv...


Về cái Y TẾ DỰ PHÒNG tôi cũng cữ tưởng là "dự trữ". Mà rồi cũng không hiểu nó ra sao. Cũng lười không tìm hiểu.

Nghe bác nói thì mới hiểu.

Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ngocvan

Có lẽ chúng ta nên mở một topic mới, nói chung quanh cái việc này. Tiếng Việt và những từ nước ngoài dịch ra tiếng Việt nghe "buồn cười", sai ý nghĩa của từ. Không biết có ai hưởng ứng không? Hay là Bác Hoa Phong Lan đứng ra làm chủ topic mới đi. Em luôn theo Bác.
ngocvan
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

@ PVCT: Có lẽ mình không nên "mổ xẻ" kỹ một từ như thế ra làm gì. "Trọng tâm" này giống như từ đồng âm mà khác nghĩa trong tiếng Việt thôi mà, làm sao cứ phải quan trọng hoá nó thế. Chẳng qua nó chỉ là một cái tên thôi, người ta quy ước đặt ra cho nó một cái tên, và rồi biến nó thành một loại "thuật ngữ" trng tiếng Việt. Chỉ cần trong tiếng Việt mình hiểu như thế là okie. Và khi mình dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh hay là ngược lại, mình đã có sẵn các khái niệm bằng cả hai thứ tiếng rồi, thế là okie thôi!

Quan trọng hoá, mổ xẻ kỹ càng đôi khi cũng tốt, nhưng trong trường hợp này em thấy không cần thiết! Khi đã được quy ước trong tiếng Việt rồi thì cứ thế mà chiếu theo từ điển thôi! Trong tiếng Anh còn có những từ mượn tiếng Pháp và các tiếng khác, (mượn nhé!) mà lâu lâu, nghĩa của nó không những không giữ nguyên mà thay đổi hoàn toàn cơ! Tiếng nào thì cũng có những chuyện "mập mờ về ngôn ngữ" như vậy. Cái chính là mình biết nó như thế nào để sử dụng nó thật hiệu quả thôi! Cái topic này được lập ra chẳng phải là vì điều đó sao?

@ ngocvan: Theo em thì điều đó không cần thiết! Lập ra nhiều topic chỉ làm nhạt thêm diễn đàn thôi!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [21] [22] [23] [24] [25] [26] [27] ... ›Trang sau »Trang cuối