Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [20] [21] [22] [23] [24] [25] [26] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

hongha83

Nhân thấy bạn Điệp quan tâm đến ngôn ngữ, cũng nên kể ra đây mấy sách của các tác giả ngôn ngữ học giàu kinh nghiệm có thể tham khảo: >:D<

1. Cao Xuân Hạo:

- Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ nghĩa / Cao Xuân Hạo. - Hà Nội : Giáo dục, 1998. - 752 tr

- Ngữ pháp chức năng tiếng việt, Q1: Câu trong tiếng việt cấu trúc - nghĩa - công dụng / Cao Xuân Hạo,Hoàng Xuân Tâm,Nguyễn Văn Bằng. - Hà Nội : Giáo dục, 1992. - 143
- Tiếng Việt Văn Việt Người Việt / Cao Xuân Hạo. - TP. HCM : trẻ, 2001.

hongha83
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em nghĩ là một khi đã trở thành một khái niệm quen thuộc đến như vậy thì muốn đổi cũng khó. Cái lí lẽ lão đưa ra là quá chuẩn nhưng mà khi đã thành thói quen thì khó sửa. Mà những người soạn sách giáo khoa lẫn nhà chuyên môn chắc cũng có lí của họ. Em không biết.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hạ Du 09

Xin lỗi vì chưa kịp đọc qua bài của bạn ngocvan,và bây giờ sau khi đọc xong nó,tôi cảm thấy không hài lòng vì cách lý giải thiếu chiều sâu của bạn.Bạn nói rằng,trước kia,các cụ đồ học viết chữ Hán và chỉ có chữ Hán mới có quyền thể hiện bằng thư pháp.Và bạn nói rằng chữ tượng hình thì viết bằng thư pháp còn chữ la tinh thì không nên.
Tôi muốn hỏi bạn ,thứ nhất:Cái lý ấy bạn lấy ở đâu ra?Hay chỉ là ý kiến chủ quan của bản thân?
Thứ hai:Bạn có biết rằng,chữ latinh cũng là một dạng hệ quả của chữ tượng hình?
  Tôi sẽ không có ý kiến gì ,nếu tôi không phải là một người đi nghiên cứu về nó.Nhưng đối với những người chưa biết gì về môn nghệ thuật này,thì họ sẽ nghĩ sao khi đọc qua bài viết của bạn?Theo tôi ,đó là một nhận thức sai lạc về thư pháp kéo theo những ý thức xấu về một nền nghệ thuật mang tính nhân bản.Nhân đây tôi cũng xin được đính chính lại thay cho những ý kiến chủ quan của bạn,như ở trên,để chúng ta có cái nhìn đúng đắn về bộ môn nghệ thuật này.
  Ở Trung Hoa-thời Hán,từ khi phát minh ra bút lông thì chữ Hán được viết trong một cấu trúc có quy luật gọi là Thư thể gồm:triện thư,lệ thư,khải thư,Hành thư và thảo thư.Ở Nhật ngày xưa gọi môn nghệ thuật này là thư đạo(như trà đạo,kiếm đạo,võ đạo,thiền đạo,...)Bất cứ môn chơi nào nếu được chăm chú nghiên cứu cho đến tận cùng để ngộ đến hư vô đều là đạo cả.
Thư pháp là:phương pháp viết chữ đẹp,tiếng anh là CALLIGRAPHY,theo từ điển merrian Ưebster có nghĩa:Fair or elegant hand writing or the art of producing such writing.vậy Calligraphy hay thư pháp là cách viết chữ đẹp,không phân biệt loại chữ nào,dù là chữ Hán,Việt,La tinh,Hồi,miên,Tháivv...Do đó chữ Hán không thể giành ngôi vị độc tôn trên diễn đàn nghệ thuật này.
Nếu ai đó vẫn cực đoan cho rằng thư pháp là của chữ Hán thì rất sai lầm và chưa thấu hiểu được cái huyền vi của siêu năng con người,một sinh vật duy nhất trên địa cầu có ngôn ngữ và chữ viết để diễn đạt tư tưởng.
Bạn đứng trước một bức thư pháp có viết về bốn chữ Công Dung Ngôn Hạnh,và bạn cho rằng:
"Có một lần có bốn chữ
Viết về người phụ nữ nói chung
Đó là: Công, Dung, Ngôn, Hạnh
Được bay, được lượn theo thư pháp
Thế là Công thành CONG
Không những chữ bị cong mà cái dấu ô cũng cong
Dung thì thành Rung
nhìn vào chữ
người em không những rung mà còn run
Ngôn đọc ra là NGÓN
không biết ngón gì
HẠNH thì thành ra là Hanh
dấu nặng được sáng tạo thành gì em không gán được là gì gì nữa!!!

Chả nhẽ bây giờ phụ nữ lại thành ra CONG RUNG NGÓN HANH "

Tôi muốn nói với bạn thế này:Cái đẹp đối với ta,đã chắc gì là cái đẹp đối với người khác?
Cái đẹp đối vói ta bây giờ,đã chắc gì là cái đẹp dối với ta sau này?
Thứ hai,người viết thư pháp,không phải viết bằng tay mà là viết bằng Tâm.Do đó,cái đẹp của một bức thư hoạ không thể nhìn bằng mắt,mà phải cảm nhận bằng cả con tim và khối óc,yêu cầu người thưởng lãm nó có một chiều sâu nội tâm.

Albert Einstein với tương đối luận,lấy giới hạn của tốc độ ánh sáng tìm ra được sự chuyển hoá vật chất qua năng lượng.Nhìn vào thư hoạ thì cái vật chất như giấy,bút ,mực được viết lên bằng NĂNG LƯỢNG NGHỆ THUẬT TÂM LINH thì nhất định phải đi vào đạo vậy.Thư pháp tức là Thư đạo!
Vật chất và năng lượng của Eistein bị giới hạn gần 300000km/s,nhưng siêu năng tư tưởng thì hoàn toàn không bị hạn chế bởi không gian hoặc thời gian.Người thư đạo dùng năng lượng khí công ,thể nhập lời thơ siêu thoát chuyển hoá vào nét bút để đến cõi hư vô.

Thư đạo là lối viết tự nhiên không gượng ép,cái tự nhiên của trời đất,của thiên nhiên như Lão tử đã viết:"Đạo pháp tự nhiên(đạo bắt chước tự nhiên).Những nét bút trên trang giấy như rồng bay,phượng múa,như gió thoảng mây bay;lúc im lìm lắng đọng,khi cuồng phong bão tố,đó là cái tự nhiên của đất trời và cũng là cái đạo vô cùng vậy.
Từ ngàn xưa,các đạo sư ,thiền sư dùng thư pháp làm phươngt iện chuyển đạt những cao thâm của đạo.Bất cứ đạo học nào ở phương đông cũng đều là Đạo sống,nghĩa là tri hành hợp nhất.Thư đạo vừa là tri,vừa hành,vừa cảm,vừa ứng.Ngọn bút lông,ý đạo,lời thơ vơia tâm thiền đưa ta dến sự giả thoát,thực hiện được câu kinh tối thượng của đạo gia là hư kỳ tâm,thực kỳ phúc.Vậy cách nghĩ của bạn:

"Nghe đâu Truyện Kiều cũng được chép lại bằng lối thư pháp
Có nhiều người tung hô, khen
Than ôi, Cụ Nguyễn Du sống lại, Cụ bảo sao đây?
"Mua vui cũng được một vài trống canh"
Chép theo thư pháp e rằng
-"Cam go" chắc cũng được vài ba năm!

Có thoả đáng không đây,khi mà người viết thư pháp đã chọn chính tác phẩm lẫy lừng này làm ngôn ngữ truyền tâm,thể cách.Thiết nghĩ,các bạn cũng đã hiểu ,nếu" Cụ Nguyễn Du sống lại",thì cụ sẽ mỉm cười như thế nào!
Văn chương,nghệ thuật trong thư đạo cô đọng trong tranh thư hoạ với sự lặng thinh,nhưng là một thứ lặng thinh hùng biện và khêu gơiij để người xem phải vận dụng công phu suy nghĩ,im thấy mà lắng nghe tiếng dội ở nơi sâu thẳm của lòng mình.Người xem phải "đắc ý vong ngôn" thì mới có thể thửơng thức được những nghệ thuật siêu đẳng thuần tuý của thư đạo.

Giá trị thượng thặng của thư đạo bao giờ cũng ở nơi sức khêu gợi của nó.Sự bất chấp luật viễn thị trong thư hoạ,dùng nguyên tắc không nguyên tắc,chỉ chú trọng đến thần khí của câu thơ,nét bút;cái màu không màu của màu trắng đen đậm nhạt của thuỷ mạc,đó là những đặc điểm của thư đạo,có công dụng siêu thoát không gian để được cận với hư không mới gợi được cái cảm giác vô cùng của đạo.Thư pháp,thư hoạ,hay thư đạo như tôi nói,chính là phương tiện tạo cho người viết một thể tánh,một tâm hồn,một tác phẩm không tận cùng,một thứ bất tận ngôn,ngôn bất tận ý.

Rõ ràng,thư pháp Việt không phải là một môn nghệ thuật tầm thường mà là một chính pháp,một đạo thư,một Đạo trong nghệ thuật nhân sinh của thế thái!
Tôi là ai mà yêu quá đời này?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Rất đồng ý với bạn. Theo mình biết thì đa số mọi người đều hiểu về hai chữ "thư pháp" tương đối hời hợt.

Thứ nhất, thư pháp hiểu theo đúng nghĩa là phương pháp viết chữ sao cho đẹp. Và như vậy thì nó không thể bị giới hạn trong bất cứ thứ ngôn ngữ hay thứ chữ viết nào cả. Chữ Hán có thư pháp chữ Hán, chữ Việt có thư pháp chữ Việt.

Thứ hai, nhiều người cho rằng chữ Hán là chữ tượng hình. Đây cũng là một sai lầm lớn. Chữ Hán chỉ có nguồn gốc là chữ tượng hình mà thôi. Trong quá trình phát triển vài ngàn năm, cái bản chất tượng hình đó của nó cũng dần dần phai nhạt đi. Đến nay, ngay cả trong các lối thư pháp cơ bản (chân, triện, lệ, hành, thảo), nói chung khi viết, ngay cả các nhà thư pháp cũng không ai mang cái bản chất tượng hình của chữ Hán vào lối viết của mình. Chỉ trong những trường hợp rất cá biệt với ngụ ý riêng, tính tượng hình của chữ mới được vận dụng mà thôi. Còn trong hầu hết các bức thư pháp, vẻ đẹp của nó không nằm ở tính tượng hình của chữ. Nếu ai đó cho rằng cách viết vận dụng trong các lối thư pháp chữ Hán là do tính tượng hình của nó thì hoàn toàn sai lầm.

Thứ ba, thư pháp chữ Việt có thể "không giống ai". Điều đó không thành vấn đề, cái quan trọng là nó có đạt được những tiêu chí thẩm mỹ, và được người đời chấp nhận hay không thôi. Về mặt này thì thư pháp rất gần với hội hoạ. Người phương Tây có các lối thư pháp của riêng họ, ví dụ chữ Roman, chữ Gothic,... thì người Việt cũng có thể có lối thư pháp của riêng mình. Trong hội hoạ có rất nhiều trường phái, mỗi trường phái có thể chú trọng riêng đến những giá trị thẩm mỹ khác nhau, màu sắc hay sự cân đối, chính xác,... thì người Việt cũng có quyền sáng tạo ra trường phái của riêng mình. Tất nhiên không có thứ nghệ thuật nào có thể hấp dẫn được tất cả mọi người, mà nó chỉ có thể hấp dẫn một cộng đồng nào đó mà thôi, còn nếu không thì nó sẽ bị đào thải theo thời gian.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Hoa Phong Lan đã viết:

Hôm nay đưa ra một thảo luận không liên quan đến văn thơ, cũng không liên quan đến chính tả. Nói là liên quan đến tiếng Việt hay không thì cũng không rõ. Có lẽ nó liên quan đến cách định nghĩa về điểm trong toán học.

Khi học đến tam giác, người ta định nghĩa: "giao điểm của ba đường trung tuyến trong tam giác là TRỌNG TÂM của tam giác"

Thực ra gọi là TRỌNG TÂM thì không chính xác bằng cách gọi TÂM HÌNH HỌC.

Bởi TRỌNG TÂM là một khái niệm trong VẬT LÝ, không phải trong HÌNH HỌC.

Trong tiếng Anh, TÂM HÌNH HỌC là CENTROID (khái niệm hình học).
TRỌNG TÂM là khái niệm trong VẬT LÝ, tiếng Anh là CENTER OF MASS.

TÂM HÌNH HỌC trùng với TRỌNG TÂM của một vật khi vật đó là ĐỒNG NHẤT.

Từ đó đặt ra câu hỏi có nên tiếp tục dùng từ TRỌNG TÂM cho khái niệm TÂM HÌNH HỌC hay không?
Bởi khi nói đến TRỌNG TÂM người ta thường nghĩ đến 1 vật có khối lượng và TRỌNG TÂM là điểm đặt của TRỌNG LỰC.
Mà các khái niệm KHỐI LƯỢNG và TRỌNG LỰC lại không nằm phạm trù HÌNH HỌC.


Bạn hiền,
Tớ thì lại cứ nghĩ là từ "trọng tâm" ở đây lại như một từ đồng âm mà khác nghĩa, chứ không nhất thiết cứ trọng tâm là nghĩ đến khái niệm vật lý (điểm đặt của trọng lực). Đại để là từ "trọng tâm" có 1, 2, 3 ý nghĩa... (trong đó, một nghĩa của nó là nói đến những điều chủ yếu, quan trọng, cần để tâm đến chẳng hạn...).
Hì, vấn đề chỉ là cái tên, ai đó đã đặt tên giao điểm của ba đường trung tuyến trong một tam giác là thế  :P.
(TB. Nếu tớ là Dế, tớ sẽ đặt tên điểm ấy là .. rốn của tam giác. Hic, tớ đùa, tất nhiên, sorry :P)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Ha ha... Chị và Dế, Dế và chị, chị hay Dế...? Nhưng ý tưởng rất hay! Rốn của tam giác! Thực ra em cũng nghĩ giống chị. Ở trên kia thì em rất đồng ý với ý của "Con thuyền không bến" (không biết gọi thế nào cho phải phép :D), nhất là cái chỗ này: "Thứ hai,người viết thư pháp,không phải viết bằng tay mà là viết bằng Tâm.Do đó,cái đẹp của một bức thư hoạ không thể nhìn bằng mắt,mà phải cảm nhận bằng cả con tim và khối óc,yêu cầu người thưởng lãm nó có một chiều sâu nội tâm." Ở dưới anh Điệp cũng rất có lý! ;))

Nhìn ở trên, hoá ra em chưa có được một cái ý gì gọi là của riêng mình! :D
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Phụng vũ cửu thiên đã viết:
Em nghĩ là một khi đã trở thành một khái niệm quen thuộc đến như vậy thì muốn đổi cũng khó. Cái lí lẽ lão đưa ra là quá chuẩn nhưng mà khi đã thành thói quen thì khó sửa. Mà những người soạn sách giáo khoa lẫn nhà chuyên môn chắc cũng có lí của họ. Em không biết.

Chú đệ!
Tất cả những thói quen đều do con người tạo ra. Bởi vậy nếu muốn con người có thể sửa chữa nó.
Tớ lấy một ví dụ về thói quen đó là chuyện cưới hỏi.
Theo thông lệ khi cưới hỏi sẽ có những hạng mục sau:
- Chụp hình cưới: khoản này tốn không ít. Nhưng ngày nay cặp vợ chồng trẻ nào cũng muốn một lần được trở thành "diễn viên"
- Tiệc cưới linh đình: chuyện này càng tốn kém hơn. Tớ đố cậu tìm được một đám cưới nào chỉ có tổ chức tiệc cưới bên trong một dòng họ, nếu có bạn thì chỉ là bạn thân từ hồi nhỏ đấy.
- Rước dâu: rườm rà và rắc rối: đưa ra cái hủ tục là đi và về không cùng một lối, nên xe cô dâu phải chạy quanh thanh phố một lượt.

Xin thưa những thói quen kiểu ấy của đám cưới trước đâu hơn 20 năm không có đây nhé!
Vậy thói quen ấy từ đâu mọc ra?
Và còn một thói quen nữa cực lạ là có khoảng 40% cặp gia đình trẻ chia tay nhau sau vài tháng mới cưới?

-----

Quay lại chuyện này, việc chú đệ nói những nhà soạn sách họ có lý của họ. Okie, chấp nhận! Bởi vì chúng ta không biết cái lý của họ. Có thể họ cho rằng "sự trùng lặp đó cũng không gây ra sai lầm gì lớn, và dùng từ ấy dễ nhớ hơn cho học sinh phổ thông"
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:

Bạn hiền,
Tớ thì lại cứ nghĩ là từ "trọng tâm" ở đây lại như một từ đồng âm mà khác nghĩa, chứ không nhất thiết cứ trọng tâm là nghĩ đến khái niệm vật lý (điểm đặt của trọng lực). Đại để là từ "trọng tâm" có 1, 2, 3 ý nghĩa... (trong đó, một nghĩa của nó là nói đến những điều chủ yếu, quan trọng, cần để tâm đến chẳng hạn...).
Hì, vấn đề chỉ là cái tên, ai đó đã đặt tên giao điểm của ba đường trung tuyến trong một tam giác là thế  :P.
(TB. Nếu tớ là Dế, tớ sẽ đặt tên điểm ấy là .. rốn của tam giác. Hic, tớ đùa, tất nhiên, sorry :P)

Yes! tớ kêu to lên một tiếng như vậy! Đúng là từ đồng âm khác nghĩa.
Nhưng trong trường hợp mà tớ nêu ra ở trên thì nó lại rất dễ gây nhầm lẫn.
Tớ giả thử một trường hợp "tam sao thất bản" (3 lần copy được 7 copies) nhé!
Nguyên bản tiếng Anh là "centroid", một người giỏi tiếng Anh như em Cammy nhà mình dịch sang tiếng Việt là "trọng tâm". Yes! "no vấn đề".
Cũng vẫn một người khác giỏi như em Cammy, khi dịch ngược lại tiếng Anh, người đó sẽ vẫn dùng được "centroid", nhưng giả sử người dịch ngược lại đó kém như tớ hoặc giỏi hơn tớ tị ti thì sẽ dùng "center of mass" hoặc "center of gravity"... hì...

Còn tất nhiên Dế mà đặt tên thì quá chuẩn rồi! Yes! "rốn của tam giác, rốn của tứ giác, hay rốn của một hình bất kỳ"... hì... nhiều khi phải suy nghĩ theo cách của trẻ con.
Từ nay, tớ sẽ dùng từ của Dế để nói về "centroid" hi hi...
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Cammy đã viết:
Ha ha... Chị và Dế, Dế và chị, chị hay Dế...? Nhưng ý tưởng rất hay! Rốn của tam giác! Thực ra em cũng nghĩ giống chị. Ở trên kia thì em rất đồng ý với ý của "Con thuyền không bến" (không biết gọi thế nào cho phải phép :D), nhất là cái chỗ này: "Thứ hai,người viết thư pháp,không phải viết bằng tay mà là viết bằng Tâm.Do đó,cái đẹp của một bức thư hoạ không thể nhìn bằng mắt,mà phải cảm nhận bằng cả con tim và khối óc,yêu cầu người thưởng lãm nó có một chiều sâu nội tâm." Ở dưới anh Điệp cũng rất có lý! ;))

Nhìn ở trên, hoá ra em chưa có được một cái ý gì gọi là của riêng mình! :D

Hì... cái "của riêng mình" của em lão lại nhìn thấy, nó không thể hiện bằng những con chữ ở trên đó! hì hì...
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Con thuyền không bến đã viết:
Xin lỗi vì chưa kịp đọc qua bài của bạn ngocvan,và bây giờ sau khi đọc...


Đọc bài viết của CTKB tôi thấy rất hay, rất chuyên nghiệp! nói chung là cách phân tích, cách diễn đạt, cách phản biện thực sự không phải là của một người nghiệp dư.
Có điều, chính tả lại rất "nghiệp dư" thì phải?

Vâng, thực ra tôi thường xuyên bị soi cái khoản chính tả... hì hì... không tin bạn cứ xem khoảng 10 post của tôi thì có đến 5 post là tôi mắc lỗi. Có nghĩa là chính ta của tôi còn thua xa bạn. Nhưng, việc cùng nhau xây dựng chất lượng là không phải của riêng ai phải không?
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [20] [21] [22] [23] [24] [25] [26] ... ›Trang sau »Trang cuối