Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [38] [39] [40] [41]

Ảnh đại diện

Hà Như


Suy nghĩ về chữ Hán Nôm
Tác giả: Đỗ Quang Liên

Nước ta sử dụng liên tục chữ Hán đến hàng nghìn năm và thêm vào đó là chữ Nôm, đến bảy, tám trăm năm. Từ ngày có chữ Quốc ngữ, chữ Hán và chữ Nôm dần dần không được thông dụng, đi đến thôi hẳn, coi như là Tử ngữ.
Hàng nghìn năm ấy, tổ tiên ta đã để lại một khối lượng thư tịch chữ Hán Nôm vô cùng quý giá; Bên cạnh đó, chữ Hán Nôm còn được khắc ghi ở các bia đá, bia đồng, chuông, khánh, câu đối, đại tự tại các đình chùa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa Việt Nam mà một số nơi đã được quốc tế công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Muốn thừa kế, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, ta không thể không khai thác đúng đắn khối lượng chữ Hán Nôm vô giá này. Trong đó, có một phần rất đặc biệt, rất thân thiết là các quyển Gia phả - Tộc phả viết bằng chữ Hán Nôm, nếu không đọc được, hiểu được, chúng ta sẽ không biết được tổ tiên mình là ai!!! Nói đến tương lai dân tộc, mà không biết về quá khứ của gia đình thì thật là lạ (Vì đất nước là do nhiều gia tộc hợp thành).

Như vậy, thì ta có thể coi chữ Hán là Tử ngữ được chăng? Nếu coi nó là Tử ngữ (nhưng không thể được – nó phải là cái gì khác với Tử ngữ) thì nó chỉ là Tử ngữ về văn tự, vì ta không viết, và không in sách, báo bằng chữ Hán Nôm nữa mà bằng chữ Quốc ngữ. Nhưng trong suy nghĩ, giao tiếp, nói năng và viết thành văn (dù bằng chữ Quốc ngữ) thì nó không phải là Tử ngữ, mà chính là Sinh ngữ. Bởi vì những từ như: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; Quốc kỳ; Quốc ca; Đảng Cộng sản; Ban chấp hành trung ương; Bộ chính trị; Tổng bí thư; Lãnh tụ; Đại biểu quốc hội; Chủ tịch; Hội đồng chính phủ; Thủ tướng; Bộ trưởng; Mặt trận Tổ quốc; Hiến pháp; Pháp luật; Kết nạp; Phê bình; Cảnh cáo; Khiển trách; Khai trừ; Kỷ luật; Đề bạt, v.v và v.v… đều là chữ Hán; Tên người, tên đất, những từ kép từ hai chữ trở lên, phần lớn là chữ Hán, tỷ lệ chiếm đến 60% đến 70% trong tổng số từ và cụm từ (chúng ta nên có điều tra để nêu được tỷ lệ chính xác). Nếu ta không hiểu nghĩa một cách đầy đủ, đúng đắn thì dùng từ sẽ lẫn lộn, dẫn đến những sai lầm không đáng có.

Chữ Hán với các nước Đồng văn
Ta vẫn coi Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc là các nước Đồng văn, vì bản chất văn hóa và vì chữ viết của bốn nước này có gốc từ chữ Hán Trung Quốc. Hiện nay, tình hình có khác. Trung Quốc tuy có dùng mẫu tự La Tinh nhưng văn tự chính vẫn là chữ Hán Bạch thoại và Văn ngôn (giống với chữ Hán Việt Nam, nhưng đọc theo âm Trung Quốc). Giao tiếp với các nước này, ta có các ngành học tiếng Triều Tiên, tiếng Nhật Bản, tiếng Trung. Tiếng Trung ở đây tức là ngôn ngữ văn tự Bạch thoại, ta gọi là ngoại ngữ Trung Văn, ta có thể nghe-nói-dịch-viết được giống như các ngành ngoại ngữ khác: Anh, Pháp, Nga, v.v… (Riêng Trung văn cần có thêm thời lượng học chữ Phồn thể và Văn ngôn). Còn đối với những người Việt Nam chỉ biết văn tự trước đây của Triều Tiên, Nhật Bản và Văn ngôn của Trung Quốc (tức là gốc từ chữ Hán) thì chỉ có thể bút đàm để hiểu nhau trong khi giao tiếp chữ không thể nghe, nói được.
Chữ Hán đối với nước ta
Hiện nay, ta dùng chữ Quốc ngữ, không dùng chữ Hán nữa. Nhưng những tư liệu có được từ hàng ngàn năm nay đòi hỏi ta phải khai thác, muốn khai thác được ta phải hiểu chữ Hán ông cha để lại.  Phần lớn các tư liệu này là sách viết tay, qua thời gian nhòa, rách rất nhiều.
Văn thường dùng lối Biền ngẫu, thơ thường làm theo luật Đường, không có dấu phẩy, dấu chấm, không viết hoa (không biết đâu là danh từ chung, danh từ riêng), hay dùng các điển cố xa xưa và dùng các cụm từ rút gọn trích dẫn từ kinh, sách cổ (nhất là đối với Đại tự). Nếu người đọc không hiểu luật bằng trắc, niêm luật thơ, luật phú đối, không đọc nhiều sách để có thể hiểu được ý nghĩa của các cụm từ rút gọn hoặc câu văn trích dẫn từ kinh sách cổ thì riêng việc chấm câu đã không làm được, chứ chưa nói đến việc phiên âm, dịch nghĩa hay chú thích các câu văn và điển cố văn học.

Chữ thì có nhiều chữ đồng âm, dị nghĩa; như chỉ một âm chữ Tiêu có đến 25 chữ viết khác nhau với nhiều nghĩa khác nhau; như chữ 行 đọc được 4 âm: hành, hạnh, hàng, hạng mang theo ý nghĩa tùy theo văn cảnh (thí dụ chữ “Cao Sơn Cảnh Hành” ở đền Hùng đã làm tốn bao nhiêu lời bàn cãi).

Còn về chữ viết thì nhiều kiểu: chữ Đại Triện, Tiểu Triện, chữ Lệ, chữ Chân, chữ Hành, đặc biệt là chữ Thảo; thật khó cho những người không đọc nhiều, xem rộng. Chữ đã không hiểu để tra tự điển thì nói gì đến phiên âm và dịch nghĩa (Thí dụ: những bài thơ minh họa trong tranh “Tố nữ” ít vị đọc hết, dịch đủ, chưa nói đến dịch thành thơ). Đấy là còn chưa nói đến các chữ kỵ húy phải viết thêm hay thiếu nét và những chỗ bị gián nhấm, chuột gặm, mưa nhòe, rách nát phải đọc đi đọc lại cả đoạn văn rất nhiều lần để đoán gượng cho ra. Thiển nghĩ, để đạt được trình độ gọi là đại học, bằng cấp tương đương với Trung văn thì thời gian có thể phải gần gấp đôi.

Chữ Nôm của nước ta
Để ghi âm đúng theo tiếng nói, tổ tiên ta đã mượn chữ Hán để đặt ra chữ Nôm. Như vậy, muốn hiểu chữ Nôm bắt buộc phải biết chữ Hán. Nhưng chữ Nôm thì mỗi thời, mỗi vùng, mỗi người lại có thể viết khác nhau, thậm chí đối với một người thôi, chỉ một chữ thôi mà đầu quyển viết chữ thế này, cuối quyển lại viết thế khác; đang trong quá trình phát triển, chưa thành một quy phạm thống nhất nào. Có thể câu: “Nôm na là cha mách qué” là chỉ để nói về lĩnh vực viết chữ Nôm chăng? (Việc tranh luận gay gắt về những từ trong truyện Kiều là một ví dụ).

Khai thác vốn văn hóa Hán Nôm người xưa để lại
Để khai thác, kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, ta phải đặc biệt quan tâm đến Văn hóa Hán Nôm (bao gồm Văn ngôn chữ Hán, chữ Nôm và cả Thư pháp Hán Nôm). Muốn đọc chữ Nôm không thể không biết chữ Hán; muốn đọc chữ Hán không thể không biết các kiểu chữ viết (Triện, Lệ, Chân, Thảo,… tôi tạm gọi là Thư pháp). Riêng đối với văn hóa Hán Nôm Việt Nam thì tư liệu phần lớn là viết tay, mà viết tay lại phần lớn là kiểu chữ Hành, chữ Thảo, nên ta không thể không biết Thư pháp. Và tư liệu Hán Nôm phần lớn là viết theo luật bằng trắc, theo biền ngẫu, theo phú đối, luật thơ Đường (tôi tạm gọi chung là luật thơ) nên ta không thể không biết phương pháp viết văn, làm thơ, câu đối, và các loại phú …

Như vậy, để hiểu được Văn hóa Hán Nôm, ta phải có đủ hiểu biết về Thư pháp, về luật biền ngẫu, về thơ, câu đối, … về văn ngôn chữ Hán; Đồng thời cũng cần nghiên cứu thêm cả chữ Giản thể và văn Bạch thoại. Muốn được như vậy người học cần có nhiều thời gian hơn các ngành học ngoại ngữ như Trung văn, Pháp, Nga, Anh, … (Tôi muốn nhấn mạnh là biết về Thư pháp và luật thơ, chứ viết Thư pháp và làm thơ lại là hai sở trường riêng, chuyên sâu hơn).
Lâu nay, chúng ta đã có Viện nghiên cứu Hán Nôm, có nhiều Giáo sư, Tiến sỹ Hán Nôm, nhưng thiển nghĩ chưa hội đủ 4 phần: Thư pháp – Luật thơ – Văn ngôn chữ Hán (bao gồm cả phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ và chú dẫn) – chữ Nôm và hình như cũng chưa có đủ các bộ môn chuyên sâu vào từng phần này!?

Ta cũng nên vận động thành lập một tổ chức quần chúng gọi là Hội Hán Nôm Việt Nam để tập hợp những người có hiểu biết và yêu quý Hán Nôm cùng nhau hoạt động nghiên cứu 4 phần trên.

Sử dụng chữ Hán Nôm và thư pháp Hán Nôm đối với nước ta
- Chữ Nôm có thể hầu như không nên viết nữa vì ta đã có chữ Quốc ngữ.
- Thơ, câu đối, … chữ Hán có thể có một bộ phận nào đó say mê vốn cổ, tìm hiểu, sáng tác để ngâm ngợi, mừng tặng cho nhau, … có lẽ không nên tiếp tục làm Đại tự, Câu đối, thơ chữ Hán mới sáng tác để treo gia đình, đình chùa, và các nơi danh lam thắng cảnh nữa. Ta chỉ nên phục chế những tư liệu Hán Nôm cổ đã có theo đúng nguyên bản.
- Thư pháp cũng vậy, ta đã có và đang sử dụng chữ Quốc ngữ nên không cần phục hồi và hoạt động ồn ào; nên chăng có một bộ phận nào đó say mê vốn cổ, tìm hiểu, thể hiện như một ngành thư họa để viết mừng, tặng cho nhau những câu đối, vần thơ tâm đắc, đặc biệt là cho chữ trong những dịp Lễ, Tết. (Tôi đã thấy nhiều Đại tự, Câu đối treo ở những nơi di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, nhiều khách nước ngoài đến tham quan đã viết sai và/hoặc chữ xấu quá. Điều này không những không làm tăng thêm mà còn làm giảm đi rất nhiều tinh hoa Văn hiến Việt Nam, để tiếng xấu  cho những người cung tiến và đặc biệt là cho cơ quan quản lý di tích).
Sử dụng và học chữ Hán, Nôm trong nhà trường và toàn xã hội
Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng nhưng lại vô cùng phức tạp. Loại chữ đặc thù này ở Việt Nam phải được xếp tiếp liền, xếp ngay sau chữ Quốc ngữ. Khác hẳn với Trung văn, Pháp, Nga, Anh, … (tôi muốn gọi là bán sinh ngữ Việt Nam). Như đã trình bày ở trên, những từ ngữ chữ Hán chiếm đến 60, 70% trong tổng số từ mà khi ta suy nghĩ, giao tiếp, nói năng và viết văn đều dùng đến nó. Ta cần hiểu nó một cách thấu đáo để sử dụng cho đúng. Thiển nghĩ, nhà nước ta nên chăng có một bộ phận dành thời gian chuyên sâu nghiên cứu kỹ vấn đề này, đặt trong chương trình cải cách giáo dục để đề xuất được với đảng, nhà nước, quốc hội và chính phủ kế hoạch thực hiện. Nên chăng có Ban Tu thư soạn những từ, cụm từ, thành ngữ chữ Hán trích từ các sách kinh điển đưa vào chương trình học từ lớp một cho đến hết đại học. Những người làm công tác tư tưởng, phê bình văn học nghệ thuật, quản lý văn hóa, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà thơ, nhà ngoại giao, hướng dẫn viên du lịch, … nên có trình độ tương đương với đại học Hán Nôm để tránh được những sai lầm đáng tiếc. (Trong nhiều sách báo, chương trình truyền thanh, truyền hình hiện nay có những thiếu sót đó).

Với hiểu biết hạn chế, không xem đọc nhiều, thiếu những thông tin, tôi suy nghĩ thế nào xin trình bày như vậy. Rất mong được các độc giả và các cơ quan lượng thứ và tham gia ý kiến bổ khuyết cho.

Đỗ Quang Liên


Nguồn:
http://hannomlacdao.blogs...e-chu-han-nom-phan-1.html
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ngnghiemphuong@

Thái Thanh Tâm đã viết:
Theo mình "ngóng" chắc chắn là trông đợi. Trong cái trông đợi đó có nôn nóng hay không cũng còn tuỳ. Còn "nhóng" thì nghe hơi lạ tai. Có thể là phương ngữ. Có thể có ông nào đó sướng lên thì phịa ra thành...cá nhân ...ngữ.
Đó là sự sáng tạo cá nhân. "Nhóng" vừa có cái âm tựa "gióng", "ngóng"... thậm chí cả "nhướng" nữa... Người ta bảo, âm thanh ngôn ngữ không đơn thuần là âm thanh tự nhiên. Nó còn là "âm hình". Có lẽ thế!.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lunacy

K/g Bác Điệp, Chị HXT, Chị Nguyệt Thu, Lão đồ gàn, Cammy và mọi người,
Có trang web của Học giả An Chi trên Petrotimes, em thấy rất hay và hữu ích. Các bác rảnh thì xem theo link:
http://petrotimes.vn/hoc-gia-an-chi-giai-dap
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Lunacy? Là ai thế nhỉ? Nghe như một người quen cũ nhưng lấy nick mới! :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lunacy

Là em Tép riu, chị Nguyệt Thu. Lâu rồi không vào diễn đàn, em quên mất password
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [38] [39] [40] [41]