Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [22] [23] [24] [25] [26] [27] [28] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

ngocvan đã viết:
Có lẽ chúng ta nên mở một topic mới, nói chung quanh cái việc này. Tiếng Việt và những từ nước ngoài dịch ra tiếng Việt nghe "buồn cười", sai ý nghĩa của từ. Không biết có ai hưởng ứng không? Hay là Bác Hoa Phong Lan đứng ra làm chủ topic mới đi. Em luôn theo Bác.

@Bác NgocVan
Tôi thiết nghĩ vấn đề bác nêu ra cũng là một trong những vấn đề liên quan tới tiếng Việt. Tôi thấy vấn đề ấy cũng thú vị. Vậy mình cứ bê luôn vô đây cho nó tập trung, đỡ loãng, bởi thành viên Thi Viện cũng không đông, số người thường xuyên online cũng ít, số người ham 888 như tôi lại càng ít.

@Cammy
Nói như em cũng có phần đúng, nhưng theo lão không phải cứ cái gì lên khuôn rồi thì cứ nhất nhất phải theo.

Tỉ dụ như chuyện bữa trước lão và em tranh luận về "cảm ơn" và "cám ơn" đó.
Em nói từ điển tiếng Việt chấp nhận cả hai.
Nhưng lão thì lão không chấp nhận cái từ điển "đểu" ấy (như bóng đá vậy, trọng tài đôi khi cũng "đểu" chứ lúc nào cũng chuẩn đâu).
Với lão từ "cảm ơn" thì mới là cảm xúc còn "cám ơn" thì chỉ cho lợn ăn thôi.
Hì... hì...
===========

Hôm nay xin đưa ra một thảo luận mới. Đó là mời các bác và mọi người sưu tầm những từ ngoại quốc mà chúng ta bắt gặp đâu đó trong văn chính thống của VTV và báo chí bị điều khiển trong nước.
Vấn đề là thế này: Hôm trước đọc blog của bác Hoàng Linh thấy bác kêu ca là bây giờ báo chí "lá cải" quá!
Trước kia thì dùng "áo ngực", "nịt ngực", "nịt vú"
Rồi chuyển qua dùng "nội y"
Bây giờ thì dùng là "underwear"

Vậy xin mời mọi người sưu tầm cung cấp vào đây nhé!
Ví dụ như ở trên lão tôi đã dùng từ "blog", từ này bây giờ cũng thấy xài nhan nhản trên báo chí của ta, kèm theo nó là từ "blogger"...


Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ngocvan

Hiện nay có  cái gọi là "hiện tượng chêm xen từ ngữ ngoại" trong tiếng Việt.
Nhân diễn đàn Tiếng Việt, tôi cũng nêu mọi người tham khảo.

Tôi có nhớ, Bác Hồ của chúng ta có nói (đại ý thôi, tôi không trích nguyên văn); trong phát triển ngôn ngữ, đương nhiên là có "vay mượn" từ ngữ của các ngôn ngữ khác, đó là trong trường hợp tiếng Việt không tìm ra từ tương đương, còn có thì không nên "vay mượn".

Hiện nay không nhưng "vay mượn' mà còn có nói chêm, xen. Thí dụ:
- Cậu 'fair play' quá
- Nhiều 'fan' hâm mộ ghê
- 'Open tour' này dành nho nhóm khách 'teen'
Nhiều nữa, nhiều lắm, thậm chí trên các kênh truyền hình của Việt Nam,
các 'Dẫn chương trình viên' đều rất hay dùng.

Nhiều khi tôi nghĩ, ở dưới nông thôn, người ta sẽ nói gì.
Chắc là họ sẽ nói: "không biết đài truyền hình nói cái gì trên chương trình vô tuyến thế". Vì có phải ai cũng hiểu biết tiếng Anh,... tiếng nước ngoài cả đâu.

Ở trên đều có thể chuyển qua tiếng Việt được:
- Cậu chơi đẹp quá
- Nhiều người hâm mộ ghê
- Chuyến du lịch mở này là dành cho các khách thanh thiếu niên.

Sao không chuyển đi để ai cũng hiểu!

Đại học mở Hà Nội, Khoa tiếng Anh, có một thống kê của một nhóm sinh viên và giáo viên, về việc nói xen, nói chêm, cho biết: 43,32 % những ai được hỏi ý kiến là những người hay nói chêm, xen kiểu đó. Hiện tượng này còn gọi là : 'trộn mã', 'đá', 'pha', 'đệm' hay, 'chêm, xen'.

Đây là một hiện tượng, một thói quen sử dụng tiếng Việt hiện nay của một số (khá đông) người.

Việc chêm, xen là một tất yếu của văn hoá ngôn hành trong bối cảnh giao lưu, tiếp xúc văm hoá ngày càng mở rộng.

Cái hại của nó là : "gây khó hiểu cho đối tác giao tiếp, gây "chướng ta, gai mắt, phá vỡ tính chuẩn mực của ngôn ngữ mẹ đẻ... Nhưng chêm xen ngôn từ gốc ngoại trong tiếng mẹ đẻ không phải là chuyện hoàn toàn xấu. Nó giúp tiếng mẹ đẻ được thêm phong phú đa dạng" (Dương Kỳ Đức- TS Hội ngôn ngữ học Việt Nam, trang 34, "Ngôn ngữ & Đời sống, số4/2008)

Tác giả trích dẫn trên có nêu ra nguyên nhân của hiện tượng trên như sau:
- tính không chối từ:  nghĩa là không chối từ các văn hoá bên ngoài, có đầu óc 'thoáng'
- đầu óc không thành kiến: sử dụng tiếng Hán trước đây, tiếng Pháp hàng mấy trăm năm, nay là tiếng Anh-Mỹ, không thành kiến, cố chấp, cực đoan
- óc thực tế/thục dụng/thiết thực: đưa nhau học ngoại ngữ với những mục đích thiệt thực khác nhau
- thói a dua, học đòi, sĩ diện.

Ông kết luận: "Cần có quy định chặt chẽ, cụ thể cho các phương tiện thông tin đại chúng, văn bản của các cơ quan nhà nước, trong sách giáo khoa... chỉ chêm xen từ ngữ ngoại khi tiếng Việt thực sự không có cách diễn đạt tương ứng (Cái này chẳng phải đúng lời dạy của Bác Hồ sao - NV); với các cơ quan xuất bản, biên tập; có kỷ luật nội bộ đối với những sai phạm có tính hệ thống..."

Vậy đó.
Có cái hay, cái dở
Nó nằm trong tổng thể của một mối giao hoà ứng xử của một thời mở cửa, giao lưu rộng rãi

Người biết tiếng Pháp thì nói : 'VITAMIN Ơ'
Người biết tiếng Anh thì nói :  'VITAMIN I'
Người Việt không biết ngoại ngữ trên thì nói: VITAMIN E
Thực ra Ơ -I -E là một thứ vitamin, mà tiếng latinh đọc là: E,
Khi đã nói tiếng Việt  thì phải chuyển thành E chứ.

Có ai khen là à hoá ra ông(Bà) ấy giỏi nhỉ: biết cả tiếng PHáp/Anh/ cơ!!!!!.

Đúng là sĩ diện, a dua. Thậm chí có cả các bậc Tiến sĩ, Phó Giáo sư này nọ hẳn hoi. Dự án VIE/... thì gọi là dự án VIƠ/....

Người có văn hoá chân chính, là biết nhận rõ cái nào tốt, cái nào xấu, cái nào đúng mà phát ngôn. Giữ gìn, và phát triển tiếng Việt cho quảng đại người Việt biết tiếng Việt như là tiếng mẹ đẻ của mình!
ngocvan
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Cảm ơn bác NgocVan là người đầu tiên tham gia vào chuyên mục mới trong chủ đề "tiếng Việt" này.

Vâng! đúng là việc dùng từ ngoại chêm, xen vào có cái hay cái dở.

Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên, rằng chúng ta không bình luận về phát ngôn của những cá nhân, trong phạm vi hẹp.
Bởi vì thực ra khi chúng ta hoặc ai đó nói chuyện trong nhóm thì việc dùng chêm xen đó dường như rất tự nhiên, nó không làm người đối thoại bực mình, thậm chí nó còn có tác dụng làm người nghe hiểu đầy đủ hơn về ý mà ai đó muốn diễn đạt.

Chúng ta chỉ sưu tầm những từ bị chêm xen do phương tiện thông tin chính thống phát ra. Là loại thông tin, tin tức dành cho 80 triệu người Việt Nam kia.

Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Hôm nay kiếm được mấy cái này trên internet, post lại lên đây cho mọi người tham khảo. Để cùng hiểu thêm một chút về quá trình phát triển của chữ quốc ngữ từ mấy trăm năm qua.
Nếu mọi người quan tâm có thể vào link sau để tham khảo rất nhiều sách xưa http://elib.quancoconline...m/Stories/search.asp?z=53

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/AlexandredeRhodes.jpg
Thầy A-lịch-sơn Đắc-lộ
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/Alexandre_de_Rhodes.jpg

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/sachGiaoLycu.jpg
Sách giáo lý song ngữ

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/DaiNamQuacAmTuVi1.jpg
Đại Nam quấc âm tự vị của thầy Huình Tịnh Paulus Của
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/DaiNamQuacAmTuVi2.jpg

Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Em xí xớn với nhé!

Ví dụ như của bác NgocVan, cái Vitamin ơ hay i khi nói tiếng Việt là hoàn toàn không chấp nhận được, nếu anh thích nói I thì anh phải đọc đúng âm tiếng Anh của Vitamin đi ['vai tơ min] (Hehe, em không biết viết phiên âm, nên viết như kiểu âm bồi, cả nhà lượng thứ!). Nhưng dù sao khi lên trên truyền hình rồi thì không nên viết như thế.

Ví dụ nữa, cái hồi WTO, các PTV nhà ta cứ đọc ầm ĩ lên thành "đấp bờ ju ti âu", làm bà con nhà ta chả biết nó là cái gì. Sau đó có thấy tiến chuyển một chút là không đọc như thế nữa. Chắc là do có người "ý kiến" lên truyền hình.

Còn nữa, có cái quảng cáo sữa IQ, người ta không đọc là "Y qui", mà đọc thành "Ai kiu", Thế thì cũng là tiếng Anh chứ bộ!

Hì, bây giờ quay sang cái vụ phát âm sai của các PTV nhà ta: tên các cầu thủ bị "biến tấu" hết nhé, đặc biệt nhất là anh chàng Ballack số 13 của đội tuyển Đức. Tên anh í bị đọc thành "Ba Lác" em mới khiếp chứ! :)) May mà mình không thích đội này, chứ nếu không thì kiểu gì em cũng ý kiến lên đài truyền hình!

@ Lão: Cái từ "cám ơn" và "cảm ơn" đó, em đâu có tranh luận gì với lão đâu, em chỉ nói là trong từ điển nó có, và nhiều người thích dùng từ đó hơn từ "cảm ơn" của lão với em :P Em cũng không nói những gì lên khuôn thì nhất nhất phải theo, chỉ có trong một số trường hợp thì cứ để đó lại chẳng tổn hại đến ai hay đến cái gì. Thế thì làm sao mình phải thay đổi chứ?

À, biết là nhầm chỗ! Nhưng chúc mừng TBN của lão. Mong là đội Nga không phải là đội khiến cho TBN phải lùi bước ở trận bán kết chứ lão?
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Y Như

ngocvan đã viết:
Hiện nay có  cái gọi là "hiện tượng chêm xen từ ngữ ngoại" trong tiếng Việt.
Nhân diễn đàn Tiếng Việt, tôi cũng nêu mọi người tham khảo.

Tôi có nhớ, Bác Hồ của chúng ta có nói (đại ý thôi, tôi không trích nguyên văn); trong phát triển ngôn ngữ, đương nhiên là có "vay mượn" từ ngữ của các ngôn ngữ khác, đó là trong trường hợp tiếng Việt không tìm ra từ tương đương, còn có thì không nên "vay mượn".

Hiện nay không nhưng "vay mượn' mà còn có nói chêm, xen. Thí dụ:
- Cậu 'fair play' quá
- Nhiều 'fan' hâm mộ ghê
- 'Open tour' này dành nho nhóm khách 'teen'
Nhiều nữa, nhiều lắm, thậm chí trên các kênh truyền hình của Việt Nam,
các 'Dẫn chương trình viên' đều rất hay dùng.

Nhiều khi tôi nghĩ, ở dưới nông thôn, người ta sẽ nói gì.
Chắc là họ sẽ nói: "không biết đài truyền hình nói cái gì trên chương trình vô tuyến thế". Vì có phải ai cũng hiểu biết tiếng Anh,... tiếng nước ngoài cả đâu.

Ở trên đều có thể chuyển qua tiếng Việt được
Đồng ý hết mình ý kiến của anh/chị/cô/chú/bác ngocvan (mình ko biết xưng hô thế nào đây =.=) Một vài từ thông dụng như "fan" hay "fair play" thì cũng không khó chịu lắm. Ghét nhất là những từ tiếng nước ngoài ko dc thông dụng lắm cũng cứ chêm vào câu tiếng Việt hay như hát, "trang điểm" thì nói "make up", người quản lý thì hét "manager", tiền boa thì la "tip". Cứ như là nói tiếng cha sinh mẹ đẻ thì ko đc sành điệu, không hợp thời ấy. Vậy mà hiện tượng này nhan nhản trên các chương trình truyền hình (mà toàn là chương trình có nhiều người xem) và báo chí nữa chứ. Buồn thật!
Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tâm Nhân

Đôi khi mình thấy bình thường mà. Ví dụ như "tip", nhiều khi dùng từ "boa", nhất nhiều người hiểu nhầm. Trong khi "tip" có thể dùng trong nhiều trường hợp. Có mỗi trường hợp đó thôi. Mình chưa thấy các từ "manager" hay "make up" sử dụng trên các chương trình truyền hình lần nào. Mà cái sự việc này không chỉ xảy ra đối với tiếng Việt đâu nhé, kể cả ở Mỹ, hay Anh, vẫn bị "chêm" thêm vài từ tiếng Pháp, tiếng Ý vào đó. Hình như họ cho đó là sành điệu. :D
Nước mắt em rớt xuống
Thương một mối tình câm


Em sẽ đi đến cuối con đường, để nhìn lại những gì mình đã qua, và sắp tới...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Y Như

To Tâm Nhân: Mấy từ "manager" hay "make up" cũng xuất hiện nhiều mà! Mình hay thấy trên báo và các chương trình như "Sức sống mới" chẳng hạn ^^
Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Diệp Y Như đã viết:
...tiền boa thì la "tip".
Boa hay "buộc boa" (pour-boire) cũng là từ gốc tiếng Pháp.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Mình thì nghĩ : cái gì cũng không nên thái quá!Một số từ nước ngoài ( trong đó bao gồm cả một số thuật ngữ khoa học) được người Việt nói nhiều ( cả chêm, xen khi nói chuyện thông thường, thậm chí nói trước đám đông) mà công chúng  hiểu được, chấp nhận được , không thấy phản cảm, không thấy thể hiện sự "học đòi" thì cũng được chứ nhỉ! Ví dụ từ " fair play" khi dùng trong cách nói về hoạt động thể thao, thích hợp hơn là " chơi đẹp", xét về ngữ cảnh có khi lại không " phô" , không chối như là nói " chơi đẹp" . Hay như " fan" cũng vậy, giới trẻ thích dùng có lẽ không hoàn toàn vì " cho sang", cho " sành điệu" mà còn vì nó gọn hơn " người hâm mộ " nhiều!

Không phủ nhận là nhiều người đang lạm dụng cách nói chêm, xen ( hì, cái này có từ khuya, từ thời cụ Cố Hồng của Vũ Trọng Phụng cơ!) :Dnhưng đôi khi với các thuật ngữ thường dùng nó lại tỏ ra thuận lợi cho người nghe, người đọc. Ví dụ : khi Hoa Phong Lan hướng dẫn các thành viên trong Thi viện mình cách chỉnh sửa cỡ ảnh, đệ ấy viết như thế này:" bạn ( tỉ, em...) vào trang ấy, upload ảnh lên, sau đó resize lại cho cỡ ảnh vừa với kích cỡ của trang web, tiếp đó lấy link của nó và post vào Thi Viện..." thì lại dễ hiểu và dễ ứng dụng hơn bởi đó là các thuật ngữ được quen dùng trong tin học, trong internet!

@ HPL: Tỉ thích ý kiến này của đệ:

"... việc dùng từ ngoại chêm, xen vào có cái hay cái dở.

Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên, rằng chúng ta không bình luận về phát ngôn của những cá nhân, trong phạm vi hẹp.
Bởi vì thực ra khi chúng ta hoặc ai đó nói chuyện trong nhóm thì việc dùng chêm xen đó dường như rất tự nhiên, nó không làm người đối thoại bực mình, thậm chí nó còn có tác dụng làm người nghe hiểu đầy đủ hơn về ý mà ai đó muốn diễn đạt."


Hì, đệ làm tỉ liên tưởng đến một số cuộc nói chuyện của "một nhóm thành viên Thi viện" :D
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [22] [23] [24] [25] [26] [27] [28] ... ›Trang sau »Trang cuối