Bản dịch nghĩa của Ngô Đức Thọ:
QUA BÃI Ô MAN NHỚ NƯỚC CẢM TÁC
Trên bãi cát không thuyền câu dưới chân núi không người hái củi
Tiến bước vào bãi Ngũ Hiểm mệt mỏi như mất nửa sức
Hôm nay qua sông hiểm lại nhớ đến ngôi miếu cổ
Bao giờ được tiễn khách để cười nhạo chỗ khe cầu
Nghìn dặm đường quanh co mặt trăng quê hương vẫn dõi theo
Nghe vẳng lúc canh ba tiếng sáo cất lên nơi quán trọ
Một lòng trung hiếu có thể làm cho ta được mạnh khỏe
Sớm muộn ở cổng thành sẽ vang lên tiếng nhạc cờ của sứ bộ về triều
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bản dịch thơ của Cao Thế Lữ:
Không thuyền trên bãi cát
Chân núi chẳng chú tiều
Tiến vào bẫi Ngũ Hiểm
Sức chẳng còn bao nhiêu
Qua sông nhớ miếu cổ
Bên cầu cười tiễn ai
Đường khúc khuỷu dặm dài
Trăng quê hương lẽo đẽo
Quán trọ, sáo canh ba
Hiếu trung, vui, mạnh khoẻ
Sớm muộn sắp ngày về
Cổng thành vang nhạc sứ
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bản dịch thơ của DNH:
Không người hái củi chẳng thuyền câu
Ngũ Hiểm mòn hơi vẫn phải vào
Vượt sóng nhớ hoài ngôi miếu cổ
Tiễn người cười nhạo chỗ khe cầu
Đêm khuya tiếng sáo đâu vang lại
Đường vắng trăng quê vẫn dõi theo
Một dạ hiếu trung tăng sức khỏe
Cổng thành vang nhạc sứ về triều
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Thơ Đinh Nho Hoàn:
QUÁ NGŨ HIỂM THAN TOÀN HOẠCH NINH KHÁNH,
CANH ĐỘC ĐOẢN VẬN
Ngũ thập tam trung tứ thập nan
Cạnh hoàng đệ nhất nãi Ô Man
Ky hoài vạn lý vô kỳ ngộ
Chi ngưỡng anh uy chiếu thốn đan
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bản dịch nghõa của Ngô Đức Thọ:
QUA BÃI NGŨ HIỂM TOÀN ĐƯỢC BÌNH YÊN
ĐỔI THỂ LÀM MỘT VẦN NGẮN
Năm mươi ba ghềnh thì đến bốn mươi ghềnh rất khó qua
Mà nơm nớp lo nhất là ghềnh Ô Man
Nỗi lòng người lữ thứ muôn dặm không có cuộc gặp gỡ kỳ lạ nào
Ngước mong uy linh trời đất soi thấu tấc lòng ta
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bản dịch thơ của Cao Thế lữ:
Bốn mươi ghềnh thác chênh vênh
Bước qua sợ nhất là ghềnh Ô Man
Không ai để gặp, dặm ngàn
Thấu chăng trời đất chan chan nỗi buồn
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bản dịch thơ của DNH:
Bốn mươi ghềnh hiểm giữa năm ba
Lo nhất Ô Man phải vượt qua
Vạn dặm không ai ngoài lữ khách
Ngước mong trời đất thấu lòng ta
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Thơ Đin h Nho Hoàn:
QUÁ VĨNH THUẦN HUYỆN
(Trong huyện Vĩnh Thuần có các hồ Soa Y, Hòa Yên, Hoàng và Phạm. Trong núi Tư Sơn có gỗ lim, có suối Cổ Lạt nước thơm, lấy nấu rượu rất ngon. Đào Tiềm tính hay uống rượu, gặp khi muốn uống thì rượu lại đang ủ, bèn cởi khăn chít đầu lọc rượu mà uống, uống xong lại để thế mà chít đầu. Ở đây tác giả nhắc đến suối Cổ Lạt nấu rượu có mùi thơm nên không cần phải dùng đến khăn để lọc, vì thế khăn được bền).
Nhàn vọng Soa Y thập lý tần
Vĩnh Thuần tiền để lạc hồi thuần
Tư trung thiết lão nghi đề trụ
Cổ Lạt linh hương nại cát cân
Nguyệt quá Hòa Yên tiêu niếu niếu
Ngư hồi Hoàng Phạm thủy lân lân
Thành đầu nghiêu khởi Huyền Thiên miếu
Chung tự sương minh thụ tự xuân
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Phần dịch nghĩa của Ngô Đức Thọ:
QUA HUYỆN VĨNH THUẦN
Nhàn ngắm những vạt rau tần trên mặt hồ Soa Y mười dặm
Huyện Vĩnh Thuần thì phải làm sao trở lại niềm vui hồn thuần
Lim núi Tư Sơn nên dùng làm cột cái
Nước Cổ Lạt nấu rượu thì khăn Đào Tiềm được bền
Trăng qua trên vùng hồ Hòa Yên vẳng nghe như có tiếng sáo
Thuyền câu trở về trên hồ Hoàng Phạm mặt nước gợn sóng lăn tăn
Đầu thành nhô lên ngôi miếu Huyền Thiên
Tiếng chuông lảnh trong sương cây cối đang tự làm ra mùa xuân
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Phần dịch thơ của Đinh Phạm Thái;
Ngút rau cần Soa Y muôn dặm
Huyện Vĩnh Thuần phải lắm thuần phong
Tư Soan cột trụ lim ròng
Đào Tiềm, Cổ Lạt rượu trong, khăn bền
Trăng soi sáng Hoà Yên sáo vẳng
Miếu Huyền Thiên thanh vắng nhô cao
Mặt hồ Hoàng Phạm sóng xao
Chuông ngân, cây cỏ rì rào gọi xuân
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook