Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [23] [24] [25] [26] [27] [28] [29] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhiều dự án tham gia xóa dần rừng phòng hộ



SGTT.VN - Sau ba năm, tuyến đường 723 nối liền hai thành phố Đà Lạt – Nha Trang được khai thông, hàng trăm hécta rừng thông đang xanh tươi bỗng biến mất khi nhiều doanh nghiệp đổ xô lập dự án đầu tư, sau đó phá rừng, san ủi, phân lô và bán đất dự án dọc theo con đường này.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=136496
Dự án chưa thấy đâu nhưng rừng thông thì dần mất. Ảnh: Quang Sáng



Nóng bỏng nhất là tại các tiểu khu 114, 115, 118, 143, 144 và 144A của rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, thuộc địa bàn xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng – nơi tuyến đường du lịch 723 đi ngang qua. Nơi đây, còn có vị trí địa lý khá thuận lợi cả về điều kiện khí hậu lẫn thổ nhưỡng, lại là khu vực nằm giáp ranh với thành phố Đà Lạt nên được coi là khu vực đắc địa của nhiều doanh nghiệp. Điều đáng nói là, sau khi được cấp phép đầu tư, hầu hết các dự án đã triển khai không đúng mục đích, hoặc chậm triển khai, san ủi mặt bằng, phân lô, bán đất... có dự án còn triển khai sai lệch địa điểm.

Huyện Lạc Dương hiện có 62 doanh nghiệp được UBND tỉnh Lâm Đồng cho thuê đất, thuê rừng, cấp phép đầu tư, với tổng diện tích giao cho các dự án này lên đến 9.023ha. Trong đó, có 32 dự án đầu tư vào du lịch, lâm nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi nằm trên địa bàn các xã dọc tuyến đường 723, với tổng diện tích đất đã được cấp lên tới 4.504ha, chủ yếu trên địa bàn xã Đạ Sar.

Ông Phạm Triều, phó chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết, hầu hết các dự án nói trên đều trong tình trạng chưa triển khai, hoặc triển khai cầm chừng, chậm tiến độ theo cam kết. Trước đó, huyện đã đề nghị tỉnh thu hồi bốn dự án, với lý do không triển khai thực hiện theo giấy chứng nhận đầu tư, có dấu hiệu đầu cơ để tìm đối tác sang nhượng kiếm lời. Đặc biệt, thời gian qua, giá trị đất tại xã Đạ Sar không ngừng tăng cao và có lúc tăng đột biến, khiến tình trạng mua bán, sang nhượng đất trái phép luôn nóng lên từng ngày. Mặc dù các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn và xử lý, song tình hình vẫn không được cải thiện.

Giá đất tăng, không chỉ có người dân thực hiện sang nhượng bằng hình thức viết giấy tay, mà ngay cả doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất cũng lén lút bán đất dự án dưới hình thức này.

Ông Đ.T.H., ở phường 12, thành phố Đà Lạt, người đã mua 0,5ha đất tại tiểu khu 114, thuộc xã Đạ Sar từ chủ của một dự án được Nhà nước cho thuê đất nói: “Vì nghe ông giám đốc doanh nghiệp tư nhân đó hứa là sẽ có sổ đỏ đàng hoàng, nên tôi mới dám mua, nhưng đã chờ một năm nay rồi vẫn chưa thấy sổ đâu. Nếu mà biết là đất dự án, thì dù có cho cũng không ai dám nhận. Số tiền 100 triệu đồng đã đặt cọc trước coi như mất”.

Ngoài tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp, khai thác gỗ trái phép của người dân địa phương đang diễn biến phức tạp trên tuyến đường 723, vấn nạn mất rừng còn có sự góp sức tích cực của các dự án có liên quan đến... rừng trên địa bàn. Cụ thể, trong năm 2010, ngành chức năng huyện Lạc Dương đã phát hiện có tới 15 doanh nghiệp phá rừng trái phép và 4 doanh nghiệp khai thác rừng trái phép dưới nhiều hình thức. Mặt khác, tình hình khai thác khoáng sản trái phép cũng là nguyên nhân khiến rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim vốn đã tiêu điều, nay lại càng thêm tan nát.

Theo ông Hà Phước Toản, trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ Lâm Đồng, để công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là các vùng rừng xung yếu, rừng phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn được thực thi hiệu quả, trước hết, cần phải tiếp tục rà soát và xử lý nghiêm đối với các chủ dự án có liên quan đến rừng vi phạm. Bởi lẽ, đây là đối tượng có khả năng tác động đến rừng với quy mô lớn nhất so với các đối tượng khác. Mặt khác, sự xử lý kiên quyết này sẽ góp phần chấn chỉnh, làm sạch môi trường, thu hút đầu tư các dự án có liên quan đến rừng tại địa phương.

Được biết, sau khi có đơn của người dân phản ánh một số dự án trên địa bàn xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương bán đất dự án, triển khai dự án không đúng địa điểm đã được cấp phép đầu tư, thường trực Tỉnh uỷ Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu UBND tỉnh kiểm tra, giải quyết vụ việc. Nếu có phát hiện sai phạm nghiêm trọng thì kiên quyết thu hồi dự án.

Quang Sáng
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Nói: "Phủ xanh đồi(đang) trọc" --> Làm: "Trọc đồi xanh (đang) phủ"

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Làng chài Na Thab lấn biển



SGTT.VN - Từ 20 năm trước ngư phủ Wisun Ari cùng cộng đồng làng chài Na Thab bé nhỏ ở tỉnh Nakhon Si Thamarat đã thấy mối đe doạ của biển lấn bờ. Ông cùng người dân bảo vệ làng bằng việc trồng đước quanh vùng bờ biển để giữ đất. Cộng đồng làng lập ra một quy luật sử dụng và khai thác bền vững cây đước, một thành công điển hình từ sự chung sức của cộng đồng chứ không ngồi chờ những dự án từ các tổ chức chính phủ...

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=136823
Làng chài Na Thab giờ được che phủ bởi một thảm rừng đước dày đặc.



Lão ngư Wisun mở đầu câu chuyện về rừng đước của làng bằng một chuyến ghe đưa tôi đi trên con kênh thẳng tắp xuyên rừng đước rậm rạp ra biển khơi. Từ ngoài khơi, những đợt sóng mạnh dập dồn vào vùng rừng đước xanh mướt mắt, dày đặc như một thành luỹ kiên cố bảo vệ ngôi làng. Wisun kể với giọng đầy tự hào: “Trước kia, biển lấn sát đến làng chài trong đất liền, nay đã dạt ra khơi hơn 1.500m và làng chài được che phủ bởi thảm rừng đước dày đặc. Toàn bộ vùng rừng đước tái tạo đất mới của làng lên đến 3.000 rai (tương đương 480ha)”.

Đánh dấu niềm vui
Xem chừng người nghe không mấy tập trung về những con số, Wisun đổi sang nói chuyện khác: “Chúng tôi có những hoạt động gây rừng rất đơn giản nhưng được người làng tích cực hưởng ứng. Làng quy định rằng, mỗi gia đình khi có bất kỳ sự kiện trọng đại vui mừng gì đó, ví dụ sinh con, đám hỏi, đám cưới, con thi đậu đại học… đều đánh dấu niềm vui ấy bằng việc trồng một cây đước trên vùng đất lấn biển của làng. Bên cạnh những hoạt động kiểu gia đình ấy là những hoạt động tập thể hàng tháng, hàng năm của làng đều gắn với việc cả làng ra rừng trồng đước”.

Đi cùng lão ngư Wisun dọc theo vùng bờ biển ở làng Na Thab ngay lúc thuỷ triều lên, chứng kiến những đợt sóng dữ dội từng đợt cuốn vào bờ như nuốt chửng những cây đước nhỏ mong manh mới được trồng, Wisun lý giải thêm: “Trồng đước ở vùng biển bị xâm thực không đơn giản chút nào. Trồng mười cây thì bị sóng dạt hết chỉ còn lại hai cây, nhưng chúng tôi không nản lòng. Dân làng cứ bền bỉ lấn biển, và chia vùng đất trồng đước ra hai khu vực. Những vùng cây lớn làm khu khai thác, cây nhỏ làm khu bảo tồn. “Luật” sử dụng đước của làng là thân đước phải có đường kính trên 5cm, gia đình nào cần hạ một cây đước sử dụng vì bất kỳ mục đích gì phải trồng trả cho làng lại mười cây. Có như thế rừng đước mới dày được như hôm nay”.

Việc trồng rừng không khó bằng câu chuyện quản lý rừng, giữ rừng. Wisun nói: “Rừng đước là của toàn dân làng trồng, ai cũng có phần mình trong đó, nhờ vậy mọi người tự giám sát nhau trong việc khai thác và bảo vệ. Hồi thời gian đầu của 20 năm trước, trong làng cũng chia ra nhiều nhóm khai thác rừng lén lút, kết băng lại với nhau để chống phá những người bảo vệ rừng. Nhưng qua những đợt vận động dai dẳng, bền bỉ hết năm này đến năm khác, chúng tôi phải tìm cách để họ tự tay trồng ở Na Thab một cây đước. Khi rừng đã có phần của họ thì họ chung tay vào bảo vệ thôi”.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=136825
Một cây đước lẻ loi sống cách bờ gần 1km – nỗ lực của dân chài Na Thab.




Siêu thị giữa trời
Cả làng Na Thab với hơn 1.000 gia đình thì có đến 60% dân số theo nghề cá, số còn lại khai thác dầu cọ và dừa nước. Ngày trước, khi cây đước bị khai thác cạn kiệt, dân làng bị ảnh hưởng bởi việc đánh bắt ngày càng khó khăn hơn, nguồn cá không còn nơi trú ngụ bỏ đi hết. Người dân dần nhận ra rừng đước như là một siêu thị, nơi mọi người tìm đến nhặt những sản vật họ cần cho cuộc sống hàng ngày. Từ đó họ càng nhận thức rõ hơn rừng đước có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ, nhờ vậy việc trồng rừng được bắt đầu, dù chậm rãi, nhưng ảnh hưởng ngày một rộng hơn.

Người lái đò Dusit cũng là một ngư dân thâm niên của làng Na Thab. Dusit kể về cuộc mưu sinh thường nhật gắn với rừng đước: “Rừng bây giờ vừa là thành luỹ che chở cho làng, vừa là nguồn sống của chúng tôi. Trước kia tôi phải theo tàu lớn đi xa bờ đánh bắt mới có cá. Giờ khá hơn, chỉ cần vào rừng đước đặt câu mỗi ngày 1 – 2 tiếng, mỗi tháng kiếm trung bình 1.200 baht (khoảng 5 triệu đồng), cuộc sống gia đình một vợ và ba con của tôi ở làng chài này như thế cũng ổn rồi. Hồi sinh ba đứa con, tôi và vợ cũng tham gia trồng đước kỷ niệm. Rừng là của làng, rừng là của từng gia đình, của từng người chúng tôi”.

Lão ngư Wisun hồ hởi: “Bây giờ không chỉ là chuyện giữ đất, lấn đất làng ra biển nữa mà rừng còn làm phong phú thêm hệ động vật trong vùng. Những bầy khỉ tự nhiên cũng tìm đến sinh sống, các loài cá, nghêu, sò, cả rắn hổ mang chúa cũng sinh sôi và phát triển mạnh trong vùng rừng này. Cũng nhờ rừng dày thêm mà thảm san hô ngoài khơi của chúng tôi được nhận định là đang phục hồi và phát triển mạnh”.

Tiếp cận những người dân chài bình dị ở Na Thab, chẳng ai quan tâm hay để ý rằng việc trồng rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng của họ lại chính là kiểu mẫu quốc gia về việc bảo tồn, phát triển và khai thác bền vững rừng ngập mặn. Có nhiều cách để bảo vệ rừng, giữ rừng, lấy đước lấn biển thông qua những hô hào bằng dự án đao to búa lớn xuất hiện. Chuyện này không chỉ riêng ở Thái Lan mà cả những nước trong khu vực. Nhưng hiệu quả của những dự án bài bản ấy thì vẫn còn khá khiêm tốn. Trong khi đó, người dân chài Na Thab tự làm theo cách của họ, một cách làm giản đơn nhưng mang lại hiệu quả.

bài: Lam Phong
ảnh: Thuỳ Dương
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
Trong khi Campuchia đình chỉ việc khai thác titanium (kích vào đây để xem), thì ở Việt Nam lại...

Đua nhau khai thác titan trái phép



SGTT.VN - Hàng trăm người đua nhau xới tung bờ biển để khai thác, tận thu titan, bán cho các thương lái xuất sang Trung Quốc. Trong khi đó, chính quyền địa phương gần như bất lực.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=137189
Khu bờ biển xã Cát Khánh chỉ là một bãi chiến trường sau khi công ty Bimal hết hợp đồng khai thác mỏ. Ảnh: Uyên Thu



Gần đây, cả xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định) nhốn nháo đua nhau đi khai thác, tận thu titan. Mỗi ngày có hàng trăm người đến các khu vực bờ biển ở địa phương này để đào xới lấy titan. Nhiều người bỏ cả công việc hàng ngày để tìm kiếm, thu gom loại “vàng đen” này. Cả dải bờ biển xã Cát Khánh ngổn ngang như một bãi chiến trường. Hàng ngàn cây phi lao phòng hộ ven biển bị đốn hạ. Ngay cả đường giao thông, vườn nhà cũng bị lật tung. Khắp nơi, người ta đào xới đầy những hầm hố để lấy titan. Một số người dân địa phương cho biết, titan ở đây có rất cạn, không cần máy móc hút sâu mà chỉ cần đào xới vài lớp cát là có thể lấy được, càng gần biển titan càng dày, đậm.

Đua nhau xới tung bờ biển
Đi khắp các thôn An Quang Đông, An Quang Tây, Nghĩa An, Chính Lợi... hầu như trước nhà nào cũng có những đống cát đen to tướng mà người ta đào lấy được, gom về để chuẩn bị bán. Ở thôn An Quang Đông, xe máy gần như không thể đi được vì chỗ nào cũng đầy cát. Nhiều chiếc xe tải ngang nhiên ra vào chở titan tập trung thành đống khổng lồ. Mới thấy chúng tôi lượn lờ xe ở trước cổng một quán càphê khá lớn so với vùng quê Cát Khánh này, chủ quán ra hỏi ngay: “Anh chị mua titan à?” Trong vai những người đi buôn titan lần đầu, chúng tôi được ông chủ quán nọ mang lên cho các mẫu cát đen khác nhau và giải thích trữ lượng và nguồn gốc của từng loại. Nghe chúng tôi nói ý định muốn mua một số lớn để cùng với hàng mì lát đưa sang Trung Quốc, ông này tiết lộ: “Nguồn hàng lúc nào cũng có sẵn. Nếu thương lượng xong giá cả, trong một tuần đến mười ngày, tôi có thể gom được một ngàn tấn titan”.

Hầu hết nguồn titan ở Cát Khánh đều được các thương lái từ các nơi đến mua, vận chuyển vào cảng Quy Nhơn, hoặc tới Phù Mỹ để trộn vào những titan có trữ lượng khoảng 60 – 70% đưa xuống tàu xuất sang Trung Quốc. Theo những người chuyên gom titan để bán cho các thương lái, việc vận chuyển titan đến cảng Quy Nhơn cũng không khó khăn lắm. Ông D., một “cò” gom titan tiết lộ: “Quan trọng là giá cả, chứ muốn mua bao nhiêu cũng có. Chúng tôi có thể giao titan tại cảng Quy Nhơn rồi nhận tiền. Nếu lấy tại nơi, thì có giá khoảng 900 – 1.000 đồng/kg, còn nếu chở xuống Quy Nhơn mới lấy hàng, thì hơn khoảng hai giá với trữ lượng khoảng 40%. Mấy ngày trước chở vô tư vì chúng tôi “chung chi” hết. Gần đây, nghe có thanh tra ở bộ Tài nguyên và môi trường về, nên mấy ổng làm cũng gắt, nhưng chúng tôi vẫn có cách. Chủ yếu sợ mấy ông ở tỉnh, chứ xã thì không sao”.

Theo một “cò” khác được “cò” D., kêu là anh Ba thì: “không cần phải đặt cọc vì hàng tới đâu bán hết tới đó, làm ăn lâu dài lấy uy tín là trên hết. Với lại, hàng chở trót lọt xuống tới Quy Nhơn thì chỉ cần điện thoại là có người tới lấy ngay”. Sau đó, hai người này còn vanh vách kể tên một số chủ hàng vẫn hay làm ăn với họ để tăng thêm phần uy tín với chúng tôi.

Chủ yếu chỉ... vận động
Ông Nguyễn Thanh Tri, phó chủ tịch UBND xã Cát Khánh, cho biết tình trạng khai thác, tận thu titan trái phép bùng phát ở địa phương này khi công ty liên doanh khoáng sản Bình Định Việt Nam – Malaysia (gọi tắt là công ty khoáng sản Bimal – doanh nghiệp khai thác titan tại các xã Cát Thành, Cát Khánh) giải thể sau khi giấy phép khai thác titan hết hạn. Sau khi giải thể, công ty bán toàn bộ xưởng tuyển tinh quặng ở thôn An Quang Đông cho một doanh nghiệp. Doanh nghiệp này tháo dỡ nhà xưởng, thiết bị còn để lại mặt bằng ngổn ngang. Sau khi được UBND xã giao quản lý mặt bằng này, chính quyền thôn An Quang Đông đã cho một số người dân vào tận thu titan trong nhà máy và từ đó rộ lên tình trạng khai thác titan trái phép các khu vực xung quanh.

Cũng từ đây, xã Cát Khánh bắt đầu nóng lên tình trạng người dân vào đập phá, trộm cắp tài sản của nhà máy, mua bán đất cát trái phép tràn lan. Ông Tri khẳng định: “Tình trạng này xuất phát từ việc công ty khoáng sản Bimal không thực hiện việc hoàn thổ sau khi khai thác titan theo quy định, công ty này mới chỉ hoàn thành việc hoàn thổ đạt khoảng 60% so với quy định của Nhà nước”. Theo ông Tri, do thấy cái lợi trước mắt, nhiều người dân bỏ cả công việc hàng ngày đi đào lấy titan để bán cho các thương lái và tình hình diễn ra ngày càng phức tạp.

Trước tình hình trên, chính quyền xã Cát Khánh đã thành lập tổ kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác, mua bán titan trái phép. Mới đây, các lực lượng chức năng của huyện Phù Cát đã bắt quả tang hai xe tải đang vận chuyển trái phép titan vào cảng Quy Nhơn để xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ông Tri, các lực lượng chức năng của địa phương mỏng và không đủ chức năng ngăn chặn. Tình hình ngày càng phức tạp bởi chính quyền xã không có thẩm quyền ngăn chặn, kiểm tra các xe tải chở titan trái phép. “Chính quyền xã chủ yếu vận động hoặc yêu cầu người dân ký cam kết không khai thác, mua bán, vận chuyển titan trái phép”, ông Tri nói. Do đó, UBND xã Cát Khánh đã đề nghị các lực lượng chức năng của huyện Phù Cát, nhất là công an hỗ trợ để giải quyết tình hình.

Ông Nguyễn Kim Phương, giám đốc sở Công thương Bình Định cũng thừa nhận tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển titan bùng phát rất phức tạp tại xã Cát Khánh và hiện nay chính quyền, các cơ quan chức năng đang tìm biện pháp để xử lý. Theo sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Định, UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định thu hồi 115ha đất do công ty khoáng sản Bimal thuê trước đây do nay đã khai thác xong titan và bộ Tài nguyên và môi trường đã có quyết định đóng cửa mỏ. Trước mắt giao diện tích này cho UBND các xã Cát Thành, Cát Khánh quản lý. UBND tỉnh Bình Định cũng yêu cầu công ty khoáng sản Bimal tiếp tục trồng, chăm sóc rừng trên diện tích đã khai thác titan, hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định; khi nào được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu theo quy định mới được nhận lại tiền ký quỹ khai thác mỏ.

Uyên Thu
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Những vạt rừng nguyên sinh hiếm hoi (Trên đỉnh đèo 723 ĐL-NT thuộc huyện Bác Ái - Phan Rang)
http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/MT01.jpg


Để phát triển đôi khi con người phải trả giá...
http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/MT04.jpg


Bằng lượng tài nguyên ít ỏi...
http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/MT02.jpg


Mà trái đất đã ban tặng cho...
http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/MT03.jpg

Any where...Any time...(Riêng ảnh này ghi ở QL 27 đoạn Đắc Lắc hướng về Lâm Hà - Lâm Đồng)
http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/moitruong.jpg

Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Hồ Ba Bể có thể biến mất sau vài chục năm


http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/042011/28/bab31.jpg


Việc nước rửa quặng chưa qua xử lý được thải thẳng ra các sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước, khiến các chuyên gia cảnh báo hồ Ba Bể có thể sẽ biến mất trong vài chục năm nữa.

Chiều qua, hội những người yêu Ba Bể đã tổ chức một buổi tọa đàm trao đổi về nguy cơ ô nhiễm, bồi lấp và có thể biến mất của hồ nước này. Người dân thuộc khu vực hồ Ba Bể đã gửi hàng trăm lá đơn kêu cứu về việc từ năm 2008, một công ty khoáng sản đã tiến hành khai thác mỏ sắt, nước rửa quặng đổ thẳng xuống các sông, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/042011/28/bab3.jpg


Máy móc hiện đại tham gia khai quặng, chất thải chảy xuống hồ Ba Bể. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng .



Trước thực trạng trên, tuần qua đoàn khảo sát gồm nhà thơ Dương Thuấn - câu lạc bộ Những người yêu Ba Bể cùng giáo sư Phạm Vĩnh Cư, giáo sư Chu Hảo và giáo sư Đặng Hùng Võ đã đến tận địa phương tìm hiểu thực tế sự việc. "Sau khi tìm hiểu và thu thập các chứng cứu, dữ liệu, chúng tôi thấy hồ Ba Bể đang chết dần", nhà thơ Dương Thuấn nói.

Ông Thuấn cho biết thêm, theo quan sát của đoàn, các mỏ khai thác quặng đã chặn khe suối rồi hút nước ngược lên để rửa quặng khiến dân thiếu nước tưới tiêu cho cây trồng. Nước rửa quặng sau đó đổ thẳng xuống các sông, suối dẫn vào hồ Ba Bể. Khi mưa xuống, nước cuốn theo cả chất thải và đất cát do đào quặng chảy xuống hồ, khiến cho lúa không thể phát triển được và năng suất suy giảm.

Không những vậy, việc vận chuyển quặng hàng ngày với mật độ nhiều xe trọng tải lớn đi qua đã nhiều lần làm vỡ ống dẫn nước chung cho dân, gây thiếu nước sinh hoạt.

Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ&Môi trường, cho rằng, nếu tiếp tục chặt cây, khai thác như hiện nay thì chỉ vài chục năm nữa sẽ không còn hồ Ba Bể. “Tôi trở lại hồ Ba Bể với cảm xúc đau buồn chưa bao giờ thấy. Nếu tiếp tục chặt cây, khai thác bừa bãi như hiện nay thì chỉ vài chục năm nữa sẽ chẳng còn viên ngọc quý này nữa", giáo sư Hảo ngậm ngùi.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bình luận: "Nếu chúng ta lên đến nơi vào thời điểm này, chỉ cần một người tử tế thôi, cũng sẽ thấy đau xót. Muốn giàu thì phải đánh đổi là điều đương nhiên, nhưng phải biết đánh đổi cái gì lấy cái gì, chứ không ai đi lấy cái quý giá nhất ra đánh đổi và ở đây là một sự đánh đổi rất vớ vẩn".

Cũng theo giáo sư Đặng Hùng Võ, việc khai thác tài nguyên ở đây đang làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số của vùng này. “Nếu muốn làm kinh tế, Bắc Kạn có thể làm cách khác, như du lịch hoặc lâm sản, chứ không phải chuyển mình bất chấp sự hủy hoại môi trường".

"Bắc Kạn chấp nhận phát triển bằng cách bán tài nguyên thiên nhiên như hiện nay thì có nghĩa là chúng ta đang ăn quỵt môi trường. Chúng ta đánh đổi những cái thiên nhiên ban tặng cho con người để lấy vài đồng thì con cháu chúng ta sẽ phải trả gấp một nghìn lần trong tương lai, trả một cách khó khăn, nhọc nhằn hơn nhiều”
, ông nhấn mạnh thêm.

Hội những người yêu Ba Bể đang chuẩn bị hồ sơ về trình lên thủ tướng, đề nghị có biện pháp ngăn chặn tình trạng khai thác như hiện nay.

Vườn quốc gia Ba Bể có tổng diện tích 10.048 ha thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Hệ thống thủy văn vườn quốc gia Ba Bể gồm 4 con sông, suối chính nối với hồ Ba Bể. Năm 1995, hội nghị hồ nước ngọt trên thế giới tổ chức tại Mỹ đã công nhận hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Năm 2004, vườn quốc gia Ba Bể lại được công nhận là vườn di sản ASEAN.

Theo Vnexpress
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nước mặn tấn công tầng nước ngầm



SGTT.VN - Tốc độ sụt giảm mực nước ngầm từ 2 – 3m hàng năm ở TP.HCM đang khiến cho tình trạng xâm nhập mặn ở các tầng chứa nước ngày càng sâu hơn so với những năm trước đây.

http://soha2.vcmedia.vn/image/RDOSJ13T/0.jpg?filename=nuoc_man_tran_toi_tang_nuoc_ngam_-_soha_thong_tin.jpg
Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát (phải) kiểm tra hồ chứa Cà Tiên (Kon Tum) trong chuyến làm việc ngày 12.3.2011 về tình hình khô hạn ở Tây Nguyên. Hồ có dung tích hữu ích 300.000m3 nhưng đã cạn trơ đáy. Ảnh: Phương Duyên



PGS.TS Lê Văn Trung, giám đốc trung tâm địa tin học khu công nghệ phần mềm, đại học Quốc gia TP.HCM lý giải, mực nước ngầm ở trạng thái cân bằng tự nhiên là khi nó có một áp lực cân bằng giữa nước mặn và nước ngọt. Nhưng nếu tầng nước ngầm bị hạ thấp, làm mất cân bằng áp lực thì nước mặn sẽ lấn tầng chứa nước ngầm. Sự sụt giảm càng nhiều thì nước mặn xâm nhập càng sâu. Đó là chưa kể, mực nước ngầm tại các giếng khai thác bị hạ thấp, nếu gần biển cũng sẽ tạo xâm nhập mặn cao ở các tầng chứa nước.

Cạn kiệt và nhiễm bẩn
Khảo sát của trung tâm địa tin học từ năm 1997 đến nay cho thấy, hoạt động khai thác nước ngầm tại TP.HCM ngày càng bùng nổ, lượng nước khai thác tăng gấp 6,5 lần trong vòng mười năm, có hướng dịch chuyển từ tầng Pleistocen (tầng 2) xuống tầng Pliocen trên (tầng 3) và Pliocen dưới (tầng 4). Trong khi đó, theo các nhà khoa học, chất lượng nước tầng 3 biến đổi phức tạp: nước mặn đến lợ gặp ở quận 8, 5, Bình Thạnh, một phần quận 2 và phía tây Bình Chánh. Còn tầng chứa nước ở khu vực đông nam Nhà Bè, Cần Giờ hoàn toàn mặn!

“Số liệu phân tích chỉ rõ: sự sụt giảm mực nước ngầm tại TP.HCM đã bắt đầu từ năm 1996 và đến nay, một số khu vực có tốc độ sụt giảm từ 2 – 3m/năm. Điều này khiến thành phố đã có sự xâm nhập mặn ở các tầng chứa nước sâu hơn so với những năm trước đây!”, ông Trung khẳng định.

Còn theo TS Nguyễn Văn Ngà, phòng quản lý tài nguyên nước, sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM, hiện nay nguồn nước ngầm tại TP.HCM đối mặt với nhiều thách thức như: cạn kiệt, nhiễm bẩn, bị thay đổi do tác động của biến đổi khí hậu. Tài liệu quan trắc cho thấy chất lượng nước ngầm TP.HCM đã có NO3- (gốc axít mạnh) cao hơn bốn lần so với quy chuẩn cho phép, ở các khu vực có địa hình cao trên 5m và ở tầng chứa nước nông; sắt (Fe) có nơi cao gấp gần 100 lần so với quy chuẩn, xuất hiện ở khu vực thấp và các tầng chứa nước sâu…

Báo động đỏ
Theo ông Ngà, dù lưu lượng khai thác hiện nay còn nằm trong khả năng khai thác cho phép (831.515m3/ngày), nhưng do sự khai thác tập trung với lưu lượng lớn ở phần phía tây nam thành phố, nên chúng ta đã khai thác hết trữ lượng khai thác an toàn và bắt đầu khai thác vào trữ lượng tĩnh. Điều này làm cho mực nước tầng 3 và 4 có xu hướng giảm so với cân bằng nước.

Trước thực trạng này, ông Ngà đánh giá, nguyên nhân là do công tác quản lý tài nguyên nước nói chung và nước ngầm chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Số liệu điều tra cơ bản về nước ngầm thiếu. Công tác thanh tra, kiểm tra, quy hoạch quản lý còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa gắn kết quy hoạch sử dụng nước, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất… Mặt khác, hệ thống pháp luật quản lý nguồn tài nguyên nước ngầm còn thiếu đã kéo theo nhiều hệ luỵ như ngập úng, ảnh hưởng đến môi trường sống của con người.

Để hạn chế tình trạng tạo phễu hạ thấp mực nước, nhiều năm qua UBND TP.HCM cũng đã có chỉ đạo hạn chế, cấm khai thác nước dưới đất trên địa bàn 30 phường thuộc 13 quận của thành phố. Tuy nhiên, do các công trình cấp nước không đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng nước của quá trình đô thị hoá và phát triển sản xuất, dẫn đến lượng nước ngầm vẫn bị khai thác ngày càng tăng và đến mức báo động đỏ.

Ông Trung cho rằng, việc ứng dụng GIS là giải pháp khả thi trong lập bản đồ phân vùng cấm và hạn chế xây dựng mới các công trình khai thác nước dưới đất. Nó cho phép thu thập, quản lý, thống kê, tổng hợp, cung cấp nhanh thông tin liên quan các tầng chứa nước ngầm; phân tích chất lượng nước xác định thành phần bất thường gây ô nhiễm nước dưới đất; khoanh định các thành phần ô nhiễm và mức độ xâm nhập mặn làm cơ sở cho cấp phép khai thác dưới đất…
“Sau năm 2020 nước ngầm chỉ được khai thác ở các khu vực ngoại thành như: quận 9, 12, Thủ Đức và huyện Hóc Môn, Củ Chi. Đồng thời, thực hiện nhiều giải pháp cấp bách, như nâng cấp hệ thống cấp nước cho toàn TP.HCM để người dân đủ nước, không sử dụng nước ngầm…”, ông Ngà cho biết.

Lê Quỳnh – Từ An
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Có xa xôi chi cho cam! Núi Tượng ở xã Nam Cát tiên-Tân Phú Đồng Nai, bị xẻ thịt tang thương thế này này...:((:((
http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/HOAKY/CT002.jpg



Chưa tới NCT. Cách 2km bên này bờ sông để đến cửa rừng. Nói chung là...te tua bình tích!?:D
http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/HOAKY/CT003.jpg
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hướng dẫn bà con nông dân bảo vệ môi trường



TTO - Gần 700 hộ nông dân ở ấp Kiên Thanh và Kênh Chín của huyện Kiên Lương, Kiên Giang vừa tham gia khởi động dự án "Quản lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật định hướng phát triển bền vững". Đây là dự án của nhóm sinh viên ĐH Cần Thơ đoạt giải ứng dụng Giải thưởng Holcim Prize 2009.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=486917
Bà con nông dân tham gia dự án "Quản lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật định hướng phát triển bền vững" - Ảnh: Tr.Uyên



Dự án được triển khai bởi Công ty ximăng Holcim Việt Nam, chính quyền địa phương và một số đối tác khác, dự kiến kéo dài đến tháng 3-2012 với năm giai đoạn: khảo sát thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân và ý thức về phát triển bền vững; tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; kiểm tra định kỳ, thu gom, phân loại và xử lý triệt để bao bì thuốc bảo vệ thực vật; tổng kết dự án có tuyên dương khen thưởng những hộ dân tham gia xuất sắc.

Ấp Kiên Thanh và Kênh Chín là khu vực trồng lúa chính của xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, Kiên Giang. Trung bình mỗi hộ dân ở đây có 5ha đất nông nghiệp để canh tác. Lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng thường được vứt ở cánh đồng, kênh, rạch... gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước, nguồn thủy hải sản và môi trường sống của chính người dân.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=486918
Vứt vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng sau khi đã sử dụng là một trong những thói quen của bà con nông dân làm ảnh hưởng đến môi trường sống - Ảnh: Tr.Uyên



Ông Lương Thanh Hải - giám đốc Sở Khoa học công nghệ tỉnh Kiên Giang - cho biết: "Trước đây nông dân thường vứt bừa bãi bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng, điều này vừa ảnh hưởng đến môi trường, vừa ảnh hưởng sức khỏe con người. Dự án này là dịp để bà con thay đổi một thói quen chưa tốt".

Ông Nguyễn Thanh Hưởng - một người dân ấp Kênh Chín, Kiên Giang - cho biết: "Một số bà con đã gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại một góc ruộng hay mang về nhà nhưng đây vẫn chưa phải là biện pháp an toàn. Tôi sẽ tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về cách quản lý loại bao bì này, để vừa an toàn cho sức khỏe bản thân, vừa an toàn cho môi trường".

Trước khi đến với Kiên Giang, dự án đã được triển khai tại quận Ô Môn, TP Cần Thơ trong năm 2010, thu hút hơn 80% hộ dân tham gia tập huấn; 67% hộ dân tham gia xử lý sơ bộ tại nhà, 76% hộ dân tham gia thu gom tập trung với kết quả gần 400kg bao bì.

TR.UYÊN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Ý thức môi trường biển ở VN thật tệ!
(Ảnh chụp ở mũi Kê Gà Bình Thuận)

http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/MT01-1.jpg

Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [23] [24] [25] [26] [27] [28] [29] ... ›Trang sau »Trang cuối