Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [22] [23] [24] [25] [26] [27] [28] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Xử lý nước ô nhiễm bằng vi sinh vật



Phòng vi sinh vật môi trường - Viện Công nghệ Môi trường (Viện KH-CN Việt Nam) đã tiến hành phân lập và tuyển chọn được 30 chủng xạ khuẩn và 20 chủng vi khuẩn ưa nhiệt, có ưu điểm là có tác dụng phân hủy mạnh các chất hữu cơ trong nước thải.

Tất cả các chủng vi sinh vật tuyển chọn dùng để sản xuất các chế phẩm vi sinh vật đều đã được nghiên cứu kỹ các đặc điểm sinh học để khẳng định chúng không độc hại cho con người, vật nuôi và môi trường. Chế phẩm đã được sử dụng kết hợp với thực vật thủy sinh (bèo Nhật Bản) để loại bỏ nitơ và photpho trong nước, phân hủy các chất hữu cơ.

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/032011/23/onhiem.jpg
Ảnh : Xử lý nước ao hồ bằng chế phẩm vi sinh tại làng nghề tái chế nhựa Đông Mẫu,
Yên Đồng, Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Ảnh : Viện Công nghệ Môi trường).



Nhóm nghiên cứu đã tiến hành xử lý ô nhiễm nguồn nước tại làng nghề tái chế nhựa Đông Mẫu, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc). Sau 1 tháng xử lý nước ao từ loại bị ô nhiễm nặng đã đạt nước mặt loại B (theo QCVN 08:2008/BTNMT).

Chế phẩm vi sinh còn được áp dụng để xử nước thải chăn nuôi và nước thải làm bún, bánh đa tại các rãnh thoát nước tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc đều cho kết quả xử lý rất tốt, về cảm quan giảm được mùi hôi thối, các chỉ tiêu ô nhiễm như COD, BOD, vi sinh vật gây bệnh giảm được 5- 6 lần so với khi không sử dụng chế phẩm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mục lục

(tiếp theo từ trang 22)



193. Xử lý nước ô nhiễm bằng vi sinh vật

194. Đạo đức kinh doanh và sự chùn tay của luật pháp  (Trúc Nam Sơn)

195. Yếu tố con người trong an toàn công nghiệp  (Đậng Đình Cung)

196. Năng lượng hạt nhân và dự án sò móng cọp  (Lam Phong)

197. Nhiều dự án tham gia xoá dần rừng phòng hộ  (Quang Sáng)      . . . . . . .  trang 26

198. Làng chài Na Thab lấn biển  (Lam Phong)

199. Bình Định: Đua nhau khai thác titan trái phép  (Uyên Thu)

200. Những vạt rừng nguyên sinh hiếm hoi  (Chùm ảnh của Shrek, chằn lãng tử)

201. Hồ Ba Bể có thể biến mất sau vài chục năm

202. Nước mặn tấn công tầng nước ngầm   (Lê Quỳnh - Từ An)

203. Núi Tượng ở xã Nam Cát Tiên bị xẻ thịt  (ảnh của Shrek)

204. Hướng dẫn bà con nông dân bảo vệ môi trường

205. Ý thức môi trường biển ở VN thật tệ!  (ảnh của Shrek)



(Mời xem tiếp mục lục tại trang 27)

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đạo đức kinh doanh và sự chùn tay của luật pháp



SGTT.VN - Cứ ngỡ là sau suốt gần 12 năm hoạt động và phun xỉ đồng gây ô nhiễm môi trường, công ty TNHH nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin (HVS) sẽ “hoàn lương” khi lãnh đạo HVS lặp lại điệp khúc “sẽ ngưng sử dụng hạt nix” kể từ đầu tháng 3.2011. Thế nhưng báo chí vừa đưa tin, ngày 6.4.2011, cảnh sát môi trường Công an tỉnh Khánh Hoà bắt quả tang HVS đang xả thẳng chất thải lỏng chưa qua xử lý ra vịnh Vân Phong (Khánh Hoà).

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=136861
Cho đến nay, gần cả triệu tấn xỉ đồng vẫn không được xử lý mà vẫn chất thành núi đầy thách thức tại vùng vịnh Vân Phong. Ảnh: Lê Anh



Theo biên bản vụ việc, lượng chất thải lỏng mà HSV đã cho tống thẳng ra vịnh Vân Phong là khá lớn, tới 25m3/ngày đêm. Trong đó có cả chất thải từ hầm cầu vệ sinh của nhà máy này, và toàn bộ đều chưa qua xử lý. Đây không phải là lần đầu tiên cảnh sát môi trường Công an Khánh Hoà cũng như các cơ quan chức năng ở tỉnh này bắt được HVS xả các chất thải, cặn bã nguy hại trong quá trình làm ăn kinh doanh của mình ra vịnh Vân Phong. Cùng với đó là môi trường sống của hàng ngàn cư dân ở gần nhà máy này bị ô nhiễm, cho đến nay vẫn chưa giải quyết được hậu quả.

Kể từ khi HVS bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh sửa chữa tàu biển tại vùng vịnh Vân Phong (nằm ở xã Ninh Phước, huyện Ninh Hoà, Khánh Hoà), người dân đã rất nhiều lần phản ứng gay gắt, kêu cứu liên tục về tình trạng HVS phun xỉ đồng – một loại chất thải trong quá trình tinh luyện đồng mà HVS gọi là hạt nix – để làm sạch vỏ tàu. Bụi xỉ đồng phát tán có chứa nhiều thành phần độc hại, phủ khắp các khu dân cư với hơn 3.000 người ở gần nhà máy. Chưa hết, chỉ trong vòng hai tháng, từ tháng 3 – 5.2001, HVS ba lần bị bắt quả tang và bị lập biên bản vi phạm hành chính, vì cho bơm xả thẳng nước thải có chứa nhiều chất sơn từ vỏ tàu biển cũ khi sửa chữa ra vùng nước vịnh Vân Phong hoặc để nhiều loại dầu thải loang ra vịnh này. Đặc biệt, vào ngày 8.7.2008, cảnh sát môi trường Công an Khánh Hoà cũng đã từng “chộp” được HVS cho chở hơn 60 tấn chất thải nguy hại, tồn trữ lâu ngày từ một ụ tàu biển xuất xứ từ Ukraine, để chôn lén gần khu đìa nuôi tôm của dân, ngay sát cạnh đình làng và trường mẫu giáo ở thôn Phú Thọ 3, xã Ninh Diêm, huyện Ninh Hoà.

Vụ cố tình chôn lén chất thải nguy hại ngay khu dân cư này gây bất bình và khiến người dân lo ngại, phải chăng HVS không chỉ vi phạm pháp luật về môi trường mà còn bất chấp cả đạo đức, lương tri trong kinh doanh? Bởi, nếu không bị phát hiện, bắt giữ thì có lẽ HVS đã lén lút chôn cả gần 200 tấn chất thải từ ụ tàu cũ này ngay khu dân cư đã nêu. Như thế thì nguy cơ gây tổn hại đến nguồn nước, sức khoẻ, cuộc sống của bao nhiêu cư dân và trẻ thơ với hậu quả thật khó lường. Thực tế, HVS không chỉ lén lút vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, mà công ty này đã công khai vi phạm và đã nhiều lần bị các cơ quan chức năng xử phạt hành chính. Mặc dù lãnh đạo HVS đã nhiều lần cam kết, hứa hẹn sẽ khắc phục hậu quả, ngừng gây ô nhiễm môi trường nhưng cuối cùng đều trở thành nói dối.

Hàng chục năm qua, báo chí nói chung và báo Sài Gòn Tiếp Thị đã nhiều lần thông tin, phản ánh “điểm mặt… thành tích” của HVS về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam. Công luận cũng đã có nhiều phản ánh bất bình nhưng dường như cuối cùng đều bị HVS phớt lờ tất cả. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhiều lần chỉ đạo, yêu cầu xử lý, khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường nhưng đều không được HVS chấp hành nghiêm chỉnh. Kể từ năm 1999, khi HVS bắt đầu nhập 20.000 tấn xỉ đồng đầu tiên, trái với quyết định cấp phép cho dự án này, báo chí đã lên tiếng phản ánh. Lúc đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo kiểm tra, xử lý nhưng sau đó HVS vẫn tiếp tục phun xỉ đồng gây ô nhiễm. Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định xếp HVS vào “danh sách đen” gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, buộc đến cuối năm 2006 phải hoàn thành việc khắc phục. Thế nhưng, cho đến nay, gần cả triệu tấn xỉ đồng vẫn không được xử lý mà vẫn chất thành núi đầy thách thức tại vùng vịnh Vân Phong. Trong khi đó, cả bộ Tài nguyên và môi trường cùng UBND tỉnh Khánh Hoà lại nhiều lần kiến nghị Thủ tướng gia hạn cho HVS được kéo dài thời hạn xử lý, cho HVS được tái nhập xỉ đồng để tiếp tục phun làm sạch vỏ tàu! Phải chăng, đó chính là sự “chùn tay” đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của HVS, và đã tạo điều kiện cho HVS ngày càng lấn tới, xâm hại môi trường tại vịnh Vân Phong – Khánh Hoà cho đến nay?

Trúc Nam Sơn
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Yếu tố con người trong an toàn công nghiệp



SGTT.VN - Tại sao ở một nước công nghiệp hùng mạnh có trình độ và phương tiện kỹ thuật hiện đại như Nhật Bản lại có thể để xảy ra tai nạn hạt nhân với hậu quả trầm trọng như tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima trong những ngày vừa qua?

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=135977
Nhân viên tổ chức Hoà bình Xanh đang kiểm tra nồng độ phóng xạ tại làng Namie cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima 30km, ngày 26.3.2011. Ảnh: Reuters



Sự chủ quan của con người
Thời chiến tranh lạnh, mọi người đều biết rằng những lò phản ứng nước nhẹ PWR và BWR an toàn hơn những lò graphit RBMK trong một nhà máy điện hạt nhân. Thế nhưng các vị lãnh đạo của Liên Xô (cũ) vẫn quyết định xây những nhà máy điện RBMK chỉ vì họ đang có sẵn hoạ đồ của kiểu nhà máy điện loại này. Ngoài ra, việc dời ngày sản xuất điện hạt nhân để có thì giờ nghiên cứu một nhà máy điện loại nước nhẹ an toàn hơn, sẽ là sự thú nhận rằng công nghệ của Liên Xô thua công nghệ các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Chủ quan coi rủi ro mà một nhà máy điện hạt nhân kiểu RBMK mang lại cho con người không quan trọng bằng lợi ích chính trị, chính quyền của nước Nga Xôviết đã khơi nguồn cho thảm hoạ hạt nhân Chernobyl năm 1986.

Trở lại với tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Nếu cách đây 40 năm, công nghệ PWR và BWR được coi là đủ an toàn để có thể xây đại trà những nhà máy điện hạt nhân thì ngày nay, người ta biết thêm rằng công nghệ PWR cho nhà máy điện hạt nhân an toàn hơn công nghệ BWR, vì công nghệ này có thêm một mạch nước giữa lõi của lò phản ứng và cụm phát điện. Chỉ có điều chi phí cho mạch ngăn cách này chiếm 15 – 20% tổng giá trị cụm hạt nhân của một nhà máy điện! Những người lãnh đạo của tập đoàn TEPCO (Nhật) đã chọn xây những tổ phát điện hạt nhân ở Fukushima theo công nghệ BWR để tiết kiệm vốn đầu tư. Sự lựa chọn này đã khiến nhà máy điện hạt nhân Fukushima càng trở nên thiếu an toàn trong tai nạn sóng thần ngày 11.3.

Trước khi xảy ra tai nạn Fukushima, người ta cũng đã phát hiện một số nhà máy điện hạt nhân ở Nhật bị rút ruột và các công ty điện Nhật Bản khai man trong những báo cáo với chính phủ về an toàn và tai nạn hạt nhân. Những thông tin sai lệch đó, khi tai nạn xảy ra, chắc chắn sẽ khiến những quyết định, giải pháp ứng cứu cũng sai lệch dẫn đến kém hoặc không hiệu quả.

Rủi ro, hiểm nghèo và tai nạn
Các nhà khoa học đã sáng chế từ “cindynique”, mà chúng tôi không biết dịch sang Việt ngữ ra sao, để chỉ môn quản lý ba khái niệm liên quan đến công nghiệp mà chúng ta thường lầm lẫn: “rủi ro”, “hiểm nghèo” và “tai nạn”.

Trong cindynique, rủi ro là điều bất ngờ không may như một vụ lụt, một cơn bão, một trận động đất; hiểm nghèo là một tình huống có tiềm năng làm hại đến sự toàn vẹn của cơ thể, của tài sản hay của môi trường; tai nạn là một sự kiện không ai muốn xảy ra, nhưng đã xảy ra và xâm phạm sự toàn vẹn đó. Người ta cũng phân biệt ra thảm hoạ, một tai nạn có hậu quả trầm trọng với sự cố, một tai nạn có hậu quả không đáng kể trong cindynique.

Để được – thua một điều gì đó trong cuộc sống, chúng ta thường chấp nhận cuộc sống có những rủi ro với hậu quả có thể chấp nhận được nếu tai nạn xảy ra. Chính vì vậy, các chuyên gia về cindynique nghiên cứu việc xác định, định giá và quản lý rủi ro để giảm xác suất xuất hiện, giảm tình huống hiểm nghèo và giảm hậu quả của tai nạn. Họ vận dụng những môn khoa học tự nhiên (chủ yếu là địa chất, thiên văn, thuỷ văn), khoa học chính xác (chủ yếu toán học, vật lý học và hoá học) và khoa học nhân văn (chủ yếu là tâm lý học, xã hội học và kinh tế học) để thực hiện điều này. Trong số ba ngành khoa học nói trên, ngành khoa học nhân văn có vẻ khó nhất vì liên quan đến yếu tố con người. Đây là yếu tố rất quan trọng vì hậu quả của tai nạn do con người gây ra có thể rất lớn, rất lâu dài và cái chính là khó tiên đoán được hết các tình huống tai nạn mà con người có thể gây ra do vô tình hay hữu ý.

Con người là quan trọng nhất
Bản chất con người là không thể tiêu chuẩn hoá được bởi dù có được đào tạo theo những tiêu chuẩn chung đi nữa thì mỗi con người vẫn có những phản ứng riêng rất khác nhau.

Một cỗ máy luôn làm đúng theo quy định thiết kế cho tới khi hỏng hóc. Còn con người thì có thể làm đúng hoặc sai, sai ít hay sai nhiều tuỳ vào tâm trạng, sức khoẻ... Chưa kể chuyện đúng, sai của con người còn thường xuyên bị chi phối bởi những yếu tố khác: chủ quan và hiếu thắng (như trường hợp thảm hoạ Chernobyl) hay lợi ích, thiếu trách nhiệm (trường hợp chọn công nghệ BWR tại nhà máy Fukushima; thông tin sai lệch về an toàn và tai nạn tại một số nhà máy điện hạt nhân khác tại Nhật) v.v.

Kinh nghiệm cho thấy những đất nước có nền công nghiệp mạnh cần ít nhất một thế hệ để có thể hình thành được nền văn hoá an toàn công nghiệp thông qua giáo dục, rèn luyện, thực tập. Trên cái nền văn hoá xã hội về an toàn công nghiệp đó, mới mong kiến thức khoa học cũng như ý thức cá nhân của từng con người về an toàn công nghiệp được nâng cao, được hoàn chỉnh – yếu tố rất quan trọng góp phần đảm bảo an toàn cuộc sống của toàn xã hội.

Một nước công nghiệp tiên tiến như Nhật mà an toàn công nghiệp vẫn chưa đảm bảo, vẫn bị đe doạ bởi yếu tố con người – thể hiện qua vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima – thì mọi dự đoán lạc quan hay chắc chắn về tương lai hạt nhân an toàn đều cần phải được xem xét lại một cách nghiêm túc.

Đặng Đình Cung, kỹ sư tư vấn
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Năng lượng hạt nhân và dự án sò móng cọp



Thế giới hồi hộp theo dõi những diễn tiến mới nhất về vụ rò rỉ phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản do động đất hôm tháng 3 vừa qua. Thảm hoạ đó như thêm một lời cảnh tỉnh trước dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở làng chài nhỏ thuộc tỉnh Chumphon của Thái Lan (cách thủ đô Bangkok khoảng 500km về phía nam). Trong những năm qua, người dân ở đây đã không ngừng phản đối theo cách riêng của họ, đó là tự làm một đề án bảo tồn và nuôi giống sò móng cọp, một loài sinh vật có tên trong Sách đỏ.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=136482
Khu bảo tồn giống sò móng cọp với chòi canh do người dân tự dựng lên để bảo vệ sò.



Câu chuyện con sò móng cọp và dự án năng lượng hạt nhân thoạt nghe chẳng liên quan gì nhau, nhưng với người dân ở Chumphon thì sò móng cọp chính là cứu cánh giúp người dân giữ được phần đất của mình.

Lo với dự án năng lượng hạt nhân
Piak trước là một nhân viên nhà nước, sau chuyển sang nghề bán bánh mì và hiện là một nhân tố tích cực trong việc tham gia vào dự án bảo vệ giống sò quý. Chị Piak cho biết: “Khi nghe có dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong vùng, chúng tôi tập hợp lại và chống đối không bằng hình thức phản ứng rầm rộ. Dân làng (hơn 60% làm nghề đi biển) đã tiến hành đi thu gom những con sò móng cọp nằm rải rác để đưa về khu bảo tồn do làng lập nên ngay phần bờ biển, nơi chọn xây dựng nhà máy hạt nhân. Theo điều luật bảo vệ giống sò quý này, vùng đất có sò sẽ được bảo vệ trước những dự án gây hại đến môi sinh của sò”. Cứ vào tháng 4 đến tháng 8 – mùa nước trong, ngư dân trong làng đi lưới cá sẽ thu gom sò đưa về khu bảo tồn. Lượng sò móng cọp ban đầu là 1.000 con, nay đã phát triển lên 4.000 con trong khu vực.

Đưa tôi ra vùng bờ biển nơi giống sò móng cọp quý hiếm trú ngụ, Piak chỉ cho tôi một hòn đảo trong vịnh và nói: “Đấy là trạm quan sát của làng, chúng tôi phân công người theo tổ, làm một trạm quan sát trên mỏm đá của đảo rồi thay phiên nhau trực, không cho tàu lạ và những người đánh bắt sò lén lút xâm nhập. Công việc tình nguyện này đã làm từ hơn năm năm qua”. Vùng nuôi sò ở thảm san hô ven biển cũng là nơi cung cấp nguồn hải sản cho cả dân làng, nhưng việc đánh bắt phải thực hiện ở xa bờ khoảng 3km, không đụng đến khu vực bảo tồn giống sò. Và hễ ai bắt một con sò móng cọp sẽ nhận hình phạt 5.000 baht, tương đương 20 triệu đồng tiền Việt. Người dân trong vùng cho biết, nếu dự án xây dựng nhà máy hạt nhân được thông qua, vùng này được chọn làm cảng biển, thì vùng bờ biển nơi có sò móng cọp sẽ bị xoá sổ. Chị Piak nói thêm: “Chính phủ chưa hiểu người dân, họ chỉ nói về nguồn lợi của năng lượng hạt nhân cho cộng đồng, họ không nói về những bất lợi, những cái khó khăn hoặc nguy hiểm mà cộng đồng phải gánh chịu. Chúng tôi muốn biết rõ chính phủ phải chọn giải pháp ảnh hưởng ít nhất đến người dân và môi trường, đến các vùng nuôi trồng hải sản như tôm và sò trong khu vực”.

Làn sóng phản đối
Từ sau những cơn địa chấn làm hư hỏng nhà máy Fukushima tại Nhật Bản vào ngày 11.3 vừa qua, những nhóm công dân Thái Lan tham gia vào việc phản đối việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Thái Lan gia tăng. Không may mắn như tỉnh Chumphon ở vịnh Thái Lan, các tỉnh nằm trong dự án phát triển năng lượng như Ubon Ratchathani, lãnh đạo của nhóm chống các dự án xây dựng nhà máy hạt nhân, bà Sodsai Sangsok cho biết: “Nhật Bản được biết đến là đất nước hàng đầu về công nghệ hạt nhân, nhưng những hiểm hoạ từ thiên nhiên và những bất trắc vẫn có thể xảy ra đến mức không kiểm soát được mức độ rò rỉ phóng xạ. Thái Lan thì mới chập chững với công nghệ hạt nhân, chắc hẳn việc phòng vệ sẽ còn yếu kém hơn nhiều. Vì thế, chuyện gì sẽ xảy ra nếu những nhà máy điện hạt nhân bị sự cố do sóng thần, động đất?”. Thái Lan vẫn đang tiếp tục nghiên cứu xây dựng nhà máy năng lượng hạt nhân. Bộ Năng lượng nước này điều chỉnh trong khuôn khổ kế hoạch dự án 20 năm, việc xây dựng những nhà máy điện hạt nhân có công suất 1.000 megawatt sẽ bắt đầu từ 2020, và nếu những dự án này bị ngưng trệ thì sẽ có những dự án năng lượng khác thay thế. Bà Sodsai nhấn mạnh, nhà chức trách toàn nói thông tin một chiều về năng lượng hạt nhân, cho rằng nguồn năng lượng này rẻ, sạch, trong khi những chuẩn bị lâu dài về những hậu quả và trách nhiệm xã hội thì không thấy đề cập đến. Người dân địa phương cũng không được bàn bạc về nơi xây dựng nhà máy. Tổ chức này đã đọc thư gửi Thủ tướng Abhisit Vejjajiva tại thành phố Ubon Ratchathani vào tháng 3 và sau đó chuyển thư cho thủ tướng, với nội dung yêu cầu thủ tướng xem lại những kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Thái Lan.

bài và ảnh: Lam Phong


Sò móng cọp tên tiếng Anh là Tiger Clams, vẻ ngoài nhìn giống với móng cọp nên được gọi là sò móng cọp, có tập tính sống ở các rạn san hô ven biển, có tính năng lọc nguồn nước và tái tạo tầng san hô. Ở thị trường, giống sò này lại là món khoái khẩu, vì vậy chúng gần như biến mất khỏi các thềm san hô ở vịnh Thái Lan. Và từ khi được liệt vào Sách đỏ, luật xử lý rất nghiêm những hành vi xâm phạm đến loại cá thể này trong tự nhiên, vùng có sò móng cọp sinh sống sẽ được ưu tiên duy trì, tránh tất cả những hoạt động gây hại đến sò móng cọp. Vùng biển Chumphon nằm trong dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, và cũng là vùng sinh sống của sò móng cọp. Do vậy, để phản đối việc xây dựng nhà máy trong vùng, người dân tích cực tham gia và bảo vệ thềm san hô nơi nuôi dưỡng giống sò móng cọp, và hành động của người dân đem lại một kết quả khả quan.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

@ Bác Cỏ Hoang:

Đặng Đình Cung đã viết:

Kinh nghiệm cho thấy những đất nước có nền công nghiệp mạnh cần ít nhất một thế hệ để có thể hình thành được nền văn hoá an toàn công nghiệp thông qua giáo dục, rèn luyện, thực tập. Trên cái nền văn hoá xã hội về an toàn công nghiệp đó, mới mong kiến thức khoa học cũng như ý thức cá nhân của từng con người về an toàn công nghiệp được nâng cao, được hoàn chỉnh – yếu tố rất quan trọng góp phần đảm bảo an toàn cuộc sống của toàn xã hội.

Một nước công nghiệp tiên tiến như Nhật mà an toàn công nghiệp vẫn chưa đảm bảo, vẫn bị đe doạ bởi yếu tố con người – thể hiện qua vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima – thì mọi dự đoán lạc quan hay chắc chắn về tương lai hạt nhân an toàn đều cần phải được xem xét lại một cách nghiêm túc.
Nếu thay thế "hạt nhân" bằng "bauxite", thì "tương lai bauxite an toàn" có cần phải ược xem xét lại một cách nghiêm túc" không nhỉ?
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Thưa bác Vodanhthi, tôi thì không có chuyên môn sâu về lãnh vực "bauxite", chỉ thấy Đại tướng viết thư can CP, rồi thấy các nhà khoa học đặc biệt là IDS phản đối kịch liệt, và tôi bị lý lẽ khoa học của họ thuyết phục, thì tôi cũng hết lần này đến lần khác "a dua" ký tên kiến nghị "dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên", tuy nhiên đại diện phe sói đàn, phe hại dân hại nước nó chém gió như dưới đây nè

Đại diện của chủ đầu tư có nói rằng không nên lo lắng, bởi hồ bùn đỏ có khả năng chịu được động đất cấp 6 - 7?

Đúng. Tây Nguyên là vùng đang nâng trồi, tất nhiên ít có khả năng xảy ra động đất mạnh trên 6 độ richter. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, động đất ở Tây Nguyên không mạnh nhưng nứt đất ngầm do các khối đá trượt êm không động đất tạo ra rất dữ dội. Đó là vùng đang nâng trồi rất nhanh, hoạt động đứt gãy, nứt đất ngầm và hậu phun trào núi lửa khá rõ rệt. Cần nghiên cứu kỹ hơn và tính toán đặc điểm này nếu muốn xây các hồ bùn đỏ khổng lồ trên Tây Nguyên.

Nhưng đại diện của TKV cũng nói rằng, ngay cả trường hợp xấu nhất là vỡ, thì hồ chứa đã được xây dựng theo kiểu nhiều ngăn. Vì thế khó mà thoát ra ngoài được?
Tôi thì là loại dân đen hèn hạ nhưng lại hay mắc bệnh hoang tưởng... Tôi tưởng tượng là mình trở thành nghị sĩ quốc hội rồi khi nghe thấy nó chém gió như trên liền bắt trước nghị sĩ của "bọn tư bản xấu xa" cầm cái gì đó đập cho tay sói này một trận
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

@ Bác Cỏ hoang: Bác không phải là người duy nhất tưởng tượng như thế. Bác cũng không đơn độc trong việc ký tên kiến nghị "dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên" đâu. Trong danh sách đó có vài thành viên của Thi viện này đấy.

Nhân tiện, xin trích đăng cho các bác xem một đoạn vừa đọc được trên Internet:

Campuchia dừng dự án khai thác titanium

Đầu tuần này, báo Phnom Penh Post cho biết Thủ tướng Hun Sen đã ra quyết định dừng triển khai dự án mỏ titanium gây tranh cãi tại tỉnh Koh Kong phía tây, với lý do việc xây dựng mỏ có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường và người dân bản địa.

Báo Phnom Penh Post dẫn thông cáo báo chí của chính phủ rằng Thủ tướng Hun Sen đã dừng dự án mỏ, được quy hoạch xây dựng tại khu vực 20.400ha ở khu rừng Cardamom, xã Thmar Bang, huyện Chi Phat. Quyết định này được ông Hun Sen đưa ra trong cuộc họp hội đồng bộ trưởng vào cuối tuần trước.

"Vì sự lo ngại đến ảnh hưởng của môi trường, đa dạng sinh học cũng như cuộc sống người dân địa phương..., Thủ tướng Hun Sen đã cấm dự án mỏ khai thác titanium tại tỉnh Koh Kong", thông cáo viết.



Campuchia biết thương dân, biết lo cho sự tồn vong của đất nước, bác nhỉ?
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

@Bác Vodanhthi:
Về cái ông Hun Sen (gốc CS) này thì cũng có nhiều chuyện, đặc biệt là chuyện ông ta ngang nhiên vi hiến ký cho TQ thuê đất sát nách Tây Nguyên của ta ngót... 100 năm, rồi nhiều chuyện khác nữa...
Tuy nhiên nếu CP Campuchia thực hiện đúng như cái tin bác nêu trên thì xem ra Hun Sen còn có chút lương tâm.
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Quan hệ giữa Hun Sen và Trung Quốc như thế nào thì bác dư biết rồi.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [22] [23] [24] [25] [26] [27] [28] ... ›Trang sau »Trang cuối