Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [27] [28] [29] [30] [31] [32] [33] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Độc đáo kho mộc bản kinh Phật thứ hai ở Bắc Giang



TTCT - Ở tả ngạn sông Cầu, trong một ngôi chùa cổ trên dãy núi Phượng Hoàng còn một kho mộc bản kinh Phật khác, độc đáo không kém kho mộc bản tứ khố kinh Phật đồ sộ ở chùa Vĩnh Nghiêm (Đức La, Trí Yên, Yên Dũng, Bắc Giang) vừa được gửi tới UNESCO công nhận di sản tư liệu của thế giới.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=515034
Chùa Bổ Đà cổ kính đang lưu giữ kho mộc bản kinh Phật - Ảnh: Hải Dương



Kho mộc bản đang nằm trong hậu viện của ngôi chùa Bổ Đà trên dãy núi Phượng Hoàng, thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên. Chùa Bổ Đà có tên chữ là Tứ Ân Tự, tên thường gọi là chùa Quan Âm Núi Bổ, dân trong vùng vẫn gọi tắt là chùa Bổ.

Chùa Bổ Đà được xây dựng từ thế kỷ 11 (nhà Lý) khi Phật giáo ở nước ta đang trong giai đoạn thịnh trị. Những cuộc chiến tranh liên miên suốt bảy thế kỷ đã tàn phá nặng nề ngôi chùa. Phải đến thời vua Lê Dụ Tông (1705-1729) niên hiệu Bảo Thái, chùa Bổ Đà mới được dựng lại và có hình hài như ngày nay.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=515037
Hình khắc Đức Phật và Quán Thế Âm Bồ Tát trên ván rất tinh xảo



Lời Phật trên gỗ thị
Những vị tổ sư của chùa đã có ý tưởng khắc kinh Phật lên trên gỗ để vừa lưu truyền cho đời sau, vừa dùng làm phương tiện truyền dạy Phật pháp cho các môn đồ. Theo hòa thượng Tự Tục Vinh - trụ trì chùa Bổ Đà hiện nay, kho mộc bản kinh Phật ở đây được khắc từ năm 1740 đời vua Lê Cảnh Hưng (số năm được khắc trên ván kinh), còn bản sách kinh cuối cùng được khắc năm nào thì chưa rõ. Trải qua gần ba thế kỷ, kho mộc bản kinh Phật này vẫn còn khá nguyên vẹn cả về số lượng và hình hài.

Tất cả ván kinh ở đây đều được khắc, chạm trên chất liệu gỗ thị. “Xưa, vùng này núi non trùng điệp, cây thị mọc rất nhiều. Gỗ thị nhẹ nhưng dai, dẻo, rất bền, ít khi bị mục nát. Chính vì vậy các tổ sư đã dùng gỗ thị để khắc ván kinh” - sư Tự Tục Vinh cho biết.

Hơn 2.000 ván kinh còn lại đến nay được xếp trên 10 giá gỗ (mỗi giá xếp gần 200 ván kinh, chia làm ba hàng), một số ván kinh lớn được xếp bên ngoài để khách tham quan dễ xem. Hầu hết ván kinh trong kho mộc bản chùa Bổ Đà có kích thước 45x22x2,5cm (dài, rộng, dày) hoặc 60x25x2,5cm. Nhưng cũng có cả những ván kinh khổ rất lớn 150x30x2,5cm hoặc 110x40x2,5cm. Các ván kinh được khắc bằng cả chữ Hán, chữ Nôm và chữ Phạn.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=515033
kho mộc bản kinh Phật ở chùa Bổ Đà



Trải qua gần ba thế kỷ, những hoa văn, chữ nổi trên ván kinh bằng gỗ thị vẫn còn rất sắc nét, không hề bị mối mọt. Không chỉ có văn tự, những nghệ nhân rất tài hoa khi xưa đã chạm, khắc lên những ván gỗ nhiều hình ảnh tinh xảo. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hình ảnh Đức Phật tổ Như Lai, Phật Thích Ca tọa trên đài sen, Quán Thế Âm Bồ Tát, các vị la hán... trên nhiều ván kinh.

Số lượng ván kinh ở chùa Bổ Đà không lớn bằng chùa Vĩnh Nghiêm (hơn 2.000 so với hơn 3.050). Ra đời cùng thời kỳ, chúng tôi cứ ngỡ nội dung kho mộc bản kinh Phật ở hai chùa sẽ giống nhau. Nhưng hòa thượng Tự Tục Vinh cho biết: “Nếu như bộ kinh ở chùa Vĩnh Nghiêm thuộc trường phái Đại thừa và một số bản mang tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, thì bộ kinh khắc ở chùa Bổ Đà chủ yếu nói về Quán Thế Âm Bồ Tát và các giới. Trong đó nội dung chính của những bản khắc ở đây là ba bộ kinh: Lăng Nghiêm Chính Mạch, Yết Ma Hội Bản, Nam Hải Ký Quy”.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Văn Phong - phó giám đốc bảo tàng Bắc Giang, nhà nghiên cứu Hán - Nôm, người đã có nhiều năm nghiên cứu về các ngôi chùa ở Kinh Bắc: “Những ván kinh có khổ lớn ở đây còn in, khắc các sớ, điệp dùng vào việc tiến hành các nghi lễ trong nhà chùa hoặc để in áo cho các vị thiền sư”.

Bên cạnh chốn tổ Vĩnh Nghiêm ở Yên Dũng, có thể nói sơn môn Bổ Đà là chốn tổ, trung tâm Phật giáo lớn thứ hai ở Bắc Giang, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá và duy trì phát triển đạo Phật mà thiền phái Lâm Tế là chủ đạo. Do ảnh hưởng của thiền phái Lâm Tế nên các nhà sư đã cho khắc những bộ kinh đi sâu nghiên cứu về thiền.

Dù thể hiện những giáo lý và tư tưởng của Phật giáo Ấn Độ nhưng những ván kinh do được khắc ở Việt Nam, bởi những bàn tay của người Việt nên mang dấu ấn Việt khá rõ qua các hoa văn, họa tiết trang trí, trong nhiều bản kinh thể hiện triết lý gắn bó giữa đạo và đời.

Chưa ai thống kê, nghiên cứu
Về Bổ Đà xem ván kinh nhiều lần, tôi không khỏi băn khoăn rồi đây những bản khắc này sẽ được bảo quản ra sao. Bởi những ván kinh quý giá vẫn được xếp đơn giản trên những kệ gỗ, không có gì che đậy. Giải thích việc những ván kinh này không được để vào trong tủ và đóng lại, trụ trì bảo nếu làm tủ mà không đạt tiêu chuẩn như ở chùa Vĩnh Nghiêm thì sẽ bị mối mọt và chóng hỏng hơn nên nhà chùa vẫn để nguyên hiện trạng như vậy.

Nhưng thiết nghĩ để bảo quản kho mộc bản kinh quý hiếm ấy rất cần một phương pháp khoa học. Những ngày lễ hội, cuối tuần rất đông khách tham quan, chuyện ai đó hiếu kỳ rút ván kinh ra xem, thậm chí có thể dẫn đến thất lạc, không phải là chuyện không thể xảy ra.

Ông Nguyễn Văn Phong cho biết trong tổng thể chương trình bảo tồn, bảo tàng các di sản chung của tỉnh Bắc Giang hiện nay đã tính đến kho mộc bản ở chùa Bổ Đà. Nhưng do việc quản lý được phân theo nhiều cấp và kinh phí hạn hẹp nên việc bảo quản kho mộc bản chùa Bổ Đà bị hạn chế.Cần nói thêm kho mộc bản này vẫn chưa một lần được kiểm kê, đánh giá, nghiên cứu chi tiết về nội dung nên chưa có hướng bảo quản cụ thể. Những di sản, báu vật quý giá mà các bậc tiền nhân để lại cho chúng ta may mắn vẫn còn đến ngày nay, nhưng còn ngày mai và mai sau nữa?

HẢI DƯƠNG


Khu vườn tháp đặc biệt


Bãi đất nằm nghiêng theo độ cao của núi Bổ Đà có diện tích gần 8.000m2 là nơi tàng lưu xá lỵ, tro cốt nhục thân của các hòa thượng dòng thiền Lâm Tế. Nhà chùa đã dùng đá núi, gạch chỉ và đất thó xây dựng một bức thành dài bao quanh vườn tháp, khiến khu vườn luôn ở trong sự thanh tịch sâu lắng.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=515031
Khu vườn tháp chùa Bổ Đà - Ảnh: Hải Dương



Các ngôi tháp chùa Bổ Đà đều được kiến tạo bằng chất liệu truyền thống: xây bằng đá và gạch chỉ, mạch được bít bằng vôi trộn mật mía và bột giấy bản nên rất bền và mịn. Đa số ngôi tháp đều có tên nhưng lâu năm, nét chữ mờ phai nên nay khó xác định chính xác hết. Trong lòng tháp thường đặt bia, bài vị ghi thời gian sinh và hóa nhục thân của các nhà sư nên mỗi ngôi tháp đều là những nguồn tư liệu chân thực giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu sắc hơn về Phật phái Lâm Tế.

Qua gần 300 năm hưng thịnh và kể từ khi sư tổ có tên tục là Phạm Kim Hưng viên tịch đến nay, sơn môn Bổ Đà đã xây dựng tất cả 97 ngôi tháp, mộ lớn nhỏ. Đa số tháp trong vườn là tháp ba, bốn tầng với độ cao 3-5m, những ngôi tháp sư tổ còn cao rộng hơn nữa. Tàng chứa trong 97 ngôi tháp, mộ là xá lỵ, tro, cốt nhục thân của 1.214 nhà sư tu hành đắc đạo của dòng Lâm Tế.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

"Tôi vẫn như người đi tìm vàng..."

Bài đăng trên Lao Động Thứ bảy 26/05/2012 09:01

Tối 25.5 tại Hà Nội, Hội Nhà văn VN chính thức ra mắt Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Việt - Nga do nhà thơ, dịch giả Thúy Toàn làm giám đốc. Dưới sự phối hợp của Uỷ viên Hội đồng dịch thuật Lê Đức Mẫn và nhà thơ - dịch giả trẻ Thụy Anh, cùng đại diện tại nước Nga là nhà văn - dịch giả Nguyễn Kim Hiền, quỹ hy vọng sẽ mở rộng cơ hội giao lưu và trao đổi văn hóa giữa hai nước.

Tuổi 75, dịch giả Thúy Toàn khiến nhiều người phải “nghiêng mình” trước sự đam mê và hết mình trong việc giới thiệu hàng loạt tác phẩm văn học Nga tại Việt Nam. Nhắc đến Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Việt - Nga vừa ra mắt, ông tự tin một cách đầy hứng khởi: “Dù bây giờ mới chính thức “mở cửa”, nhưng quỹ đã hoạt động bằng con đường “ngoại giao nhân dân” từ khá lâu, là nơi kết nối những người yêu mến nước Nga nói chung và văn học Nga nói riêng.

Cùng sự hợp tác và ủng hộ từ phía nước bạn và quan trọng hơn là vẫn còn rất nhiều người “có lòng” muốn ủng hộ, quảng bá văn học Việt – Nga. Ra mắt quỹ vào thời điểm này, theo tôi là hợp lý cả về mặt thiên thời – địa lợi - nhân hòa”.

Giới thiệu văn học Nga tại Việt Nam đã khó và có lẽ sẽ càng vất vả hơn trong chiều ngược lại”. Vậy quỹ có kế hoạch cụ thể nào trong thời gian tới?

-  Suốt gần 100 năm đến nay, văn học Nga đã đóng góp cho sự hình thành và phát triển văn học tại VN. Không cần nói nhiều thì có lẽ ai cũng biết, văn học Nga là nền văn học vĩ đại với rất nhiều giá trị nhân văn, mà có lẽ chúng ta mới chỉ biết đến một phần nhỏ. Khi thành lập Quỹ hỗ trợ quảng bá, chúng tôi xác định không chỉ giới thiệu văn học Việt – Nga thời “đỉnh cao” của quá khứ, mà còn cả hiện tại và tương lai.

Ví dụ gần nhất, sắp tới quỹ sẽ phối hợp cùng Quỹ Văn hóa Nga (do tổng thống Nga thành lập) thực hiện dịch năm tác phẩm của Việt Nam ra tiếng Nga, gồm: 100 truyện ngắn đương đại Việt Nam, 100 bài thơ đương đại Việt Nam, tiểu thuyết “Mưa mùa hạ” của nhà văn Ma Văn Kháng và “Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng. Đồng thời, năm tác phẩm văn học mới của nước Nga cũng sẽ được dịch song song ra tiếng Việt.

http://laodong.com.vn/Uploaded/nguyenquocbao/2012_05_26/sach2.jpg

http://laodong.com.vn/Uploaded/nguyenquocbao/2012_05_26/sach3.jpg
Một số tác phẩm văn học Nga gần đây của dịch giả Thuý Toàn.



Muốn quảng bá văn học giữa hai nước, tất nhiên cần kinh phí và đội ngũ dịch thuật trẻ. Quỹ sẽ “cân bằng” hai yếu tố này như thế nào trong tương lai, thưa ông?

- Hiện kinh phí của quỹ sẽ do Nhà nước đầu tư một số nhất định, ngoài ra sẽ kêu gọi thêm từ phía cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ. Tôi cũng xin nhấn mạnh rằng, việc thành lập quỹ chắc chắn sẽ không nhằm mục đích kinh doanh để kiếm tiền. Ngoài ra, đội ngũ dịch thuật là một “mắt xích” tương đối quan trọng trong hoạt động của quỹ.

Tất nhiên, việc dịch thuật là một công việc đòi hỏi trước hết phải có tâm, thật sự yêu thích công việc và quan trọng nhất “có thực mới vực được đạo”. Muốn như thế, trước hết Nhà nước cần phải quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ, quỹ chỉ là chiếc “cầu nối”. Phía Nga cũng đã có những gợi ý và tạo điều kiện cho các dịch giả trẻ sang học tập ngắn hoặc dài hạn.

Vì vậy, tôi nghĩ, dưới sự chỉ đạo của Hội Nhà văn cùng Bộ VHTTDL và Bộ GDĐT, chúng ta sẽ có công việc và thu nhập đều đặn để đảm bảo đời sống cho người dịch, tuy không giàu, nhưng ít ra họ sẽ yên tâm cống hiến hết mình.

Phải nhìn nhận rằng, tiếng Nga nói riêng và văn học Nga nói chung không còn ở vị thế “độc tôn” ở Việt Nam như trước. Để giới trẻ tiếp cận và quan tâm đến văn học Nga, hiện cũng không dễ dàng?

- Quả thật, những người yêu nước Nga nhiều nhất vẫn chỉ ở độ tuổi ngoài 40 đến... 80 tuổi. Sẽ không còn lặp lại quá trình được đi đào tạo rầm rộ ở Liên Xô cũ như xưa, nhưng chúng ta sẽ đi theo “chiều sâu”. Người say mê văn chương nghệ thuật sẽ không bao giờ có hạn tuổi. Bản thân tôi cũng vậy, tôi vẫn như người đi tìm vàng, vẫn đi tìm cái đẹp, cái quý trong văn học của Nga.

Vì thế, tôi tin sẽ còn có những người tìm thấy ở văn học Nga một nguồn sáng tạo bổ ích, cần phải chia sẻ và quảng bá tại VN. Họ là những con em, những người VN đang công tác và sinh sống tại Nga, những thế hệ đang và sẽ tiếp tục được đào tạo tại Nga. Tất nhiên, số đó không còn nhiều.

- Xin cảm ơn ông và chúc cho Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Việt – Nga ngày một phát triển!

Dịch giả trẻ Nguyễn Thụy Anh:

Điều mà tôi mong đợi và kỳ vọng nhất là thông qua hoạt động đa dạng của quỹ, sẽ có thể tập hợp được một lực lượng dịch giả nhiều thế hệ, có tâm huyết với văn học Nga, để công việc dịch thuật của họ được cổ vũ, hỗ trợ về cả tinh thần lẫn vật chất, có điều kiện chia sẻ với nhau các vấn đề về chuyên môn. Có như thế mới có thể đào tạo và bồi dưỡng một thế hệ dịch giả mới, có trình độ, có chuyên môn vững và nuôi dưỡng được đam mê với nghề. Việc này quan trọng hơn cả việc tổ chức in ấn, xuất bản các tác phẩm, vì nó cho một định hướng lâu dài đến tương lai.

Mai Châu (thực hiện)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hột gà trà



SGTT.VN - Trong nhà bà Lâm, người gốc Quảng Đông ở quận 6, hễ tới dịp sinh nhật không thể thiếu món trứng gà luộc truyền thống. Cảm động vì khách đội cái nắng chang chang đến mừng sinh nhật, bà Lâm cao hứng mang trứng gà đi nấu… chè.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=174314



Trong những món chè nấu bằng trứng gà, nếu món chè trứng gà củ năn có màu vàng mượt mà hấp dẫn bao nhiêu thì món chè trứng gà đen thui mà bà Lâm mang ra khiến người ta mất cảm tình bấy nhiêu. Bởi, chỉ có một quả trứng gà đen thui nằm lẻ loi trong cái chén có nước cũng… đen thui.

Thấy khách có vẻ ngại, bà Lâm tiếp thị: “Món này gọi là hột gà trà. Coi vậy chứ ăn ngon và mát lắm!”

Húp thử chút nước, cảm nhận được vị ngọt thanh trên đầu lưỡi. Nhưng lại bất ngờ nhận ra vị đắng nhẹ nhàng nơi cuống họng. Theo bà Lâm, tuy gọi là hột gà trà nhưng không nấu bằng trà mà nấu bằng cây tầm gửi phơi khô, còn gọi là ký sinh bán nhiều ở các tiệm thuốc bắc. Khi trứng gà bóc vỏ trắng nõn đã bị nước tầm gửi “nhuộm” đen bóng thì cho đường phèn vào. “Chỉ cần mua mười ngàn tầm gửi là nấu được cả nồi. Món này rất dễ nấu, nếu khéo nữa thì luộc cho lòng đỏ trứng nằm giữa là đạt yêu cầu”, bà Lâm nói.

Chạy vòng vòng khu vực Chợ Lớn, ăn thêm vài chén hột gà trà ở một số quán mới nhận ra hương vị ở mỗi nơi mỗi khác, ngay cả độ đen cũng đậm nhạt khác nhau. Thì ra, ngoài cây tầm gửi, có nơi còn cho thêm thục địa để có màu đen đậm hơn, vị mát hơn. Có nơi lại thêm trà đen hoặc hồng trà. Có nhiều lời ca ngợi về vị thuốc của món này như giúp dễ ngủ, dễ tiêu hoá, mát gan, thải độc, ngừa cảm cúm, đẹp da…. Bà chủ tiệm chè lâu năm tại

khu vực Chợ Thiếc (quận 11) khẳng định: “Không biết người ta nấu ra sao, nhưng ở đây tui bán ba bốn chục năm nay chỉ toàn nấu bằng cây tầm gửi. Món này có tác dụng làm ấm bao tử”.

Một chén hột gà trà nóng hổi trong cái ướt lạnh cơn mưa chiều, hay thêm chút đá vào chén chè cho mát rượi cái nóng bức bối buổi trưa là cái thú của những người yêu món chè đen này. Hoặc sau khi húp sạch nước, vớt trứng ra chấm… muối tiêu, cũng là cái lý của những người không “khẩu phục” cái vị trứng dầm trong nước đường.

bài và ảnh: Minh Cúc
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sân khấu thiếu nhi: như chuyện cổ tích giữa đời thường

Bài 1: Mảnh đất trống tha hồ “thâm canh”



SGTT.VN - Hè đến, ngoài các điểm vui chơi, những chương trình hoạt động đặc biệt phục vụ khán giả nhỏ tuổi, còn có một món ăn tinh thần không thể thiếu: xem kịch. Nhưng ít ai biết, đằng sau những sân khấu kịch thiếu nhi sáng đèn là những trăn trở của người nghệ sĩ, để không chỉ nội dung kịch phù hợp với thế giới tuổi thơ mà còn tiến tới xây dựng một sân khấu kịch thiếu nhi đúng nghĩa.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=174536
Thành Lộc và Đình Toàn – hai nghệ sĩ được các em nhỏ “quen mặt” và yêu thích trong các vở kịch thiếu nhi ở IDECAF. Ảnh: Ngô Thoại Điền



Rụng dần!
Tại TP.HCM, sân khấu IDECAF đã mở màn khá sớm, từ ngày 19.5 tại nhà hát Bến Thành với vở ca múa nhạc kịch Chúa tể muôn loài. Tiếp đến, ngày 31.5, tại sân khấu Hoàng Thái Thanh cũng sẽ công diễn vở Viên ngọc thần theo thể loại tạp kỹ, gồm kịch, múa, hát, xiếc, ảo thuật, vẽ tranh cát, múa rồng, … Buổi tối cùng ngày, tại cung văn hoá Lao động cũng sẽ diễn ra chương trình Ngày hội tuổi thơ với phần biểu diễn của CLB Ca múa nhạc thiếu nhi mandolin – guitar và một số khách mời như chú hề Sido và các ca sĩ trẻ. Tại rạp xiếc công viên 23.9, từ ngày 2.6, đoàn múa rối TP.HCM sẽ bắt đầu công diễn vở Thạch Sanh chém chằn. Tại Nhà thiếu nhi Tân Bình, công ty TNHH Ánh Dương – Bạch Long, từ ngày 1.6, sẽ đưa vào biểu diễn thường xuyên các chương trình sân khấu cải lương do đội đồng ấu Bạch Long thực hiện, mở đầu với hai vở Hầu nhi cứu chủ và Tiểu anh hùng Nam Quốc.

Việc rầm rộ cho ra đời các chương trình trên trong dịp hè chứng tỏ “người lớn” từ lâu đã hiểu rõ nhu cầu được thưởng thức văn nghệ, nhất là các vở kịch của thiếu nhi là không nhỏ, mảnh đất vẫn còn để… trống. Một TP.HCM đầy năng động nhưng mảng sân khấu thiếu nhi vẫn tồn tại như một bài toán khó. Sân khấu kịch Hồng Vân, khi đã ít nhiều thành công với loại hình kịch người lớn đã tính đến “thâm canh” kịch thiếu nhi. Và nhiều vở kịch thiếu nhi đã ra đời, được các em yêu thích như Sọ dừa, Nàng Út ống tre, Bé Na và năm chú quỷ, Người mẫu nhí, Cuộc chiến ẩm thực… Chương trình diễn ra vào sáng chủ nhật hàng tuần, nhưng rồi do khán phòng thường phải nhường cho các hoạt động khác của “chủ nhà” (Trung tâm văn hoá quận Phú Nhuận) nên các buổi diễn cứ trồi sụt, thưa dần và cho đến nay thì hết hẳn, chỉ thỉnh thoảng diễn theo đơn đặt hàng của các đơn vị, công ty. Còn sân khấu Superbowl lại quá nhỏ, không thuận lợi cho chương trình ca múa, ghế lại quá ít, thu không đủ bù chi.

Thấy khó vẫn làm
Nhìn ở góc độ chuyên nghiệp và quy mô dàn dựng, có thể nói, cả nước hiện nay có công ty TNHH Sân khấu nghệ thuật Thái Dương (thường biết đến với tên gọi quen thuộc sân khấu IDECAF) làm sân khấu thiếu nhi có hiệu quả. Suốt 15 năm nay, kể từ ngày ra mắt sân khấu Thế giới nhỏ IDECAF 10.8.1997 với vở kịch nói Hoàng tử chăn lợn, sân khấu IDECAF đã dàn dựng tổng cộng 37 vở, trong đó có 24 vở theo thể loại ca – múa – nhạc – kịch hoành tráng với tên gọi chương trình Ngày xửa… ngày xưa. Điều đáng nói, tuy cứ đều đặn mỗi năm ra mắt hai chương trình vào dịp hè và trung thu với mật độ không dưới bốn suất/tuần, nhưng vé của những chương trình này luôn nằm trong tình trạng bị “cháy”, thường kín rạp (Nhà hát Bến Thành) cả tháng trước khi vở chính thức công diễn. Điều này cũng dễ hiểu bởi không đâu trong cả nước, các vở kịch thiếu nhi được đầu tư nhiều trăm triệu đồng cùng sự hoá thân hết mình vào vai diễn của những nghệ sĩ nổi tiếng được khán giả nhí yêu mến như ở đây. Các vở diễn trong chương trình này, hầu hết đều được thực hiện công phu, nội dung mang tính giáo dục, gần gũi, hình thức hấp dẫn, thoả mãn được nhu cầu nghe nhìn, không chỉ riêng của lứa tuổi thiếu nhi.

Tuy nhiên, chương trình Ngày xửa… ngày xưa của sân khấu IDECAF cũng đang đứng trước những khó khăn không nhỏ. Đó là nguy cơ hết “truyện” để hình thành kịch bản. Mặt khác, việc không thể cải tạo, sửa đổi vì mặt bằng thuê mướn cùng với khả năng có hạn về tài chính, khó nâng cấp các phương tiện kỹ thuật dẫn đến sự bế tắc trong đổi mới cách dàn dựng, là nỗi lo rất lớn đối với các đạo diễn ở những chương trình sắp tới.

Gầy dựng được một sân khấu thiếu nhi đã khó; gầy dựng được rồi phải bỏ dở vì không có nơi để diễn là nỗi đau của người “say máu nghề” như NSND Hồng Vân, bà bầu sân khấu Phú Nhuận. Chị cho biết, làm sân khấu thiếu nhi không thể có lời, huề vốn là may rồi nhưng vì yêu thích thiếu nhi, muốn các em có được những chương trình giải trí lành mạnh, bổ ích, chị đã dự định dựng hàng loạt vở dựa theo truyện cổ tích Việt Nam nhưng bây giờ, đành phải gác lại.

Nghệ sĩ Ái Như, với kinh nghiệm qua hai vở đã diễn, cho rằng làm kịch thiếu nhi rất khó vì sự chênh lệch độ tuổi dẫn đến tâm lý khán giả nhỏ không giống nhau. Nếu như vở Nữ hoàng ngang ngược không gây thích thú cho các em lứa tuổi từ mẫu giáo đến lớp 3, thì vở Chú kiến lạc loài lại khó hấp dẫn các em có độ tuổi từ 10 – 15. Sân khấu Hoàng Thái Thanh chủ trương giảm 50% giá vé cho những khán giả cao dưới 1,2m nên suất nào cũng cầm chắc việc bù lỗ. Lấy gì đắp vào chỗ “lỗ” này khi kịch người lớn cũng chưa lấy được vốn là nỗi lo không nhỏ của những người phụ trách sân khấu này trước khao khát tạo một sân chơi lâu dài cho các em. Còn với NSƯT Thanh Hoàng, giám đốc nhà hát kịch Sân khấu nhỏ 5B, việc lập một sân khấu thiếu nhi có vẻ quá xa vời trong hoàn cảnh sàn diễn chật hẹp, không phù hợp với phong cách dàn dựng những vở lớn nhiều màu sắc, phù hợp với thị hiếu khán giả nhí như hiện nay.

Cát Vũ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hương vị quê nhà

Ra Huế dạo phố ăn chay



SGTT.VN - Ăn chay đâu chỉ là một phương thức dưỡng sinh. Những năm gần đây, ăn chay đã trở thành một nét văn hoá ẩm thực thú vị cho du khách đến Huế, đặc biệt là vào những ngày lễ.

Huế, thành phố có nhiều chùa chiền. Ở nông thôn, mỗi làng đều có chùa, gọi là “chùa làng”. Từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu, hoàng tộc đã ăn chay. Các hoàng thân đều xây chùa riêng làm công đức. Tại đàn Nam Giao có một khu nhà đồ sộ tên là Trai cung để vua lên ở, ăn chay trước khi tế trời. Cố đô Huế có cả những người không đi chùa, nhưng ăn chay bốn ngày trong một tháng. Vì thế “truyền thống” ăn chay trong gia đình, rất phổ biến ở Huế.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=174658
Nấu cỗ chay rất tốn công, thời gian mất gấp đôi cỗ mặn.



Đến Huế, dù ở thành phố hay nông thôn, du khách có thể thưởng thức món chay ở khắp nơi. Món chay ngon, thanh đạm mà vẫn tốt cho sức khoẻ, lại rẻ. Muốn dùng thử, vào chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu (chỉ bán món chay ngày mùng 1, ngày rằm), với đủ món chay “giả mặn”. Về các chợ quê cũng có món chay. Đến bánh chưng, bánh tét, bánh canh, bún, phở, bánh bèo, nậm, lọc bán rong trên đường phố; những ngày rằm, mùng 1 cũng nấu kiểu chay.

Đến vùng phụ cận phía tây Huế, được mệnh danh là khu phố “chùa chiền”, dọc theo các phố cổ Phan Bội Châu, Điện Biên Phủ, Thuỷ Xuân, cứ vài bước chân du khách sẽ thấy một quán bán món chay. Món chay ở đây bán theo kiểu buffet, có hàng chục món để chọn, giá bình dân.

Không hề thua kém ẩm thực cung đình Nguyễn, món chay ở Huế thật sự ngon và hấp dẫn về hình thức. Những đầu bếp nổi tiếng ở Huế cho biết nấu cỗ chay rất tốn công, mất thời gian gấp đôi cỗ mặn. Nào làm chả bằng quả chuối mật nấu chín, bóc vỏ, giã nhỏ với gia vị, bột thính, xong trộn đều với bí đao thái hột lựu, gói lá chuối đem hấp. Miếng chả quế cắn ra mới biết là khuôn đậu, trên mặt phết phẩm màu đem hấp. Sườn rán là khoai lang, vỏ đậu xanh bọc ngoài, chiên vàng. Con cá lóc da khía trông như thật được làm từ quả chuối xanh tẩm gia vị. Dĩa chả ram chỉ là nấm, miến tàu, gói bánh đa nem…

Người nấu chay giỏi đến quả mít non cũng thành thịt gà bóp tiêu muối, rau răm y như thật… Mà đâu chỉ nhà hàng chay sang trọng, vào bất cứ chợ bình thường nào cũng thấy dù chỉ là một sạp hàng nhỏ, vẫn bày bán ít nhất 30 – 50 món chay hương vị đậm đà. Đặc biệt màu sắc các món ăn thật đẹp mắt.

Nếu đến các khu phố đông đảo khách du lịch ở bờ nam sông Hương như Phạm Ngũ Lão, Đội Cung, Bà Triệu, Nguyễn Công Trứ sẽ gặp các tiệm bán thức ăn chay bài trí rất thanh nhã, tên hiệu Bồ Đề, Tịnh Tâm, An Lạc, Tịnh Bình...

Tuy phải chế biến tỉ mỉ, công phu nhưng món chay rẻ hơn món mặn khoảng 20.000 – 30.000 đồng/món. Những hàng chay sang trọng hơn, chế biến bằng nguyên liệu và gia vị từ Đài Loan, Hong Kong, Singapore… tất nhiên giá cũng mắc hơn, thường phục vụ đối tượng du khách nước ngoài.

Khi chiều về là lúc phố ăn chay ở Huế nhộn nhịp. Những hàng chay tấp nập du khách đến ăn tối, thưởng thức các món chay kho nấu kiểu Huế.

bài và ảnh: Vũ Hào
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Phim Việt hồn nhiên nói dối



Những giá trị đạo đức căn bản như lòng trung thực, sự gương mẫu, biết nói không với cái xấu thường bị bỏ qua trong hành động của các nhân vật khi phim lên sóng.

http://img2.news.zing.vn/2012/05/31/phim-1.jpg



Dành cho tháng sáu
Màn ảnh của Dành cho tháng sáu khép lại bằng những nụ cười chiến thắng, khi những buồn phiền vì tình yêu đầu đời của cậu thiếu niên Kiên (Huỳnh Anh) được giải tỏa trong trận bóng rổ cuối. Câu chuyện nhẹ tênh làm bộ phim học trò dễ dàng trôi tuột đi trong trí nhớ của người xem ngay khi vừa ra khỏi rạp chiếu. Nhưng nó quá trong sáng và hồn nhiên để chẳng ai nỡ buông lời trách cứ.

Có một điểm ở bộ phim mà những bậc phụ huynh ý thức về trách nhiệm giáo dục của phim ảnh có thể trở nên bực dọc. Đó là chi tiết xoay quanh tình huống then chốt của toàn bộ phim khi Kiên ngại ngùng tỏ tình với Minh (Trần Thiên Tú), cô bạn gái cùng lớp và là trưởng đội bóng rổ mà Minh là thành viên. Cô từ chối và nói đó là điều cô chưa bao giờ nghĩ tới. Kiên buồn giận bỏ về quê ở Thái Nguyên trước ngày trận đấu bóng rổ quan trọng diễn ra, khiến Minh và bạn thân của cả hai là Hoàng quyết định đi kiếm.

Những người làm phim trẻ cho thấy sự hồn nhiên khi xử lý tình huống này theo cách nghịch ngợm kiểu học trò là để có lý do được phép đi xa, Minh giả giọng mẹ gọi cho mẹ Hoàng xin phép về một chuyến đi nghỉ hè với lớp. Tuy nhiên, sự trong sáng của động cơ khó có thể khỏa lấp được thực tế cả hai nhân vật thiếu niên vừa thực hiện một lời nói dối.

Nhưng có vẻ như những người làm phim Dành cho tháng sáu không để ý mình đã gieo vào câu chuyện một lời nói dối nho nhỏ. Họ quên đấy là chi tiết cần phải được xử lý khi bộ phim kết thúc, dù chỉ bằng một lời thú thật đáng yêu. Bộ phim gần như mải mê lao theo những khung hình đẹp mắt, chút lãng mạn đầu đời và phô diễn những giá trị thời thượng của tuổi teen.

Những chuẩn mực đạo đức nói chung như lòng trung thực, sự gương mẫu, biết nói không với cái xấu…cũng thường bị nhiều phim Việt bỏ qua khi xây dựng các chi tiết cho câu chuyện.

Còn nhớ ở Long Ruồi (bộ phim Việt ăn khách nhất năm 2011), nhân vật chính là một hai lúa khù khờ tình cờ lọt vào âm mưu trộm khoản tiền lớn của một bố già khét tiếng ở Sài Gòn. Các nhà làm phim đã kể một kết thúc có hậu khi chàng hai lúa hỉ hả và không hề đắn đo với quán ăn mà anh vừa mở là nhờ khoản tiền phi pháp mà bố già tưởng thưởng do (lại vô tình) phá được những âm mưu.

Cánh đồng bất tận
Thậm chí, để tăng thêm độ thảm thiết cho bi kịch, bộ phim được khen ngợi Cánh đồng bất tận còn đưa chi tiết trong bữa cơm trưa, trước mặt hai đứa con tuổi mới lớn, ông bố bỗng nổi cơn giận dữ quăng xấp tiền vào cô gái điếm tên Sương đang sống nương nhờ trên ghe và nói là để trả công (cho lần làm tình với cô đêm qua). Cô gái lẳng lơ và trơ trẽn đáp trả: "Ba mấy cưng xộp ghê".

Còn nhớ, cùng mô tả những tội tình của người lớn trong mối liên hệ với trẻ em, bộ phim The Fighter (đề cử Oscar phim xuất sắc nhất năm 2011) toát ra sự nhân hậu khiến người xem rưng rưng nước mắt. Hễ khi các thành viên trong gia đình của nhân vật chính nổ ra xung đột, cãi vã, các nhà làm phim khéo léo để cho một nhân vật nào đó quát mang những đứa trẻ ra ngoài hoặc bồng vội chúng đi ra để chúng không chứng kiến những điều không hay của người lớn.

http://img2.news.zing.vn/2012/05/31/phim-2.jpg
Dustin Nguyễn và Nguyễn Hải Yến trong cảnh quay Cánh đồng bất tận.



Buông một lời nói dối, gây ra một lầm lỗi, chọn một con đường sai…thường là cách để các bộ phim cài những nút thắt mở cho câu chuyện dõi theo hành trình của một nhân vật. Tinh thần nhân hậu của tác phẩm thể hiện qua cách mà các nhân vật chữa lành những tổn thương cho nhau, và sửa chữa những lỗi lầm dù lớn dù nhỏ.

Đặc điểm này làm nên ý nghĩa nhân văn, giá trị đạo đức phổ quát, giúp bộ phim có thể vượt giới hạn của không gian và thời gian, đến cả các nền văn hóa khác. Phải chăng những chi tiết này rất nhỏ nên phim Việt cho rằng khán giả sẽ chẳng ai chắp nhặt? Nếu bạn là khán giả phim Việt, bạn có đặt chúng thành vấn đề cần phải lên tiếng không? Liệu rằng những điều nhỏ nhặt này có còn là nhỏ nữa không khi bản thân chúng ta trở thành nạn nhân của một hành vi tương tự trên phim?

Zing.news  (không đề tên người viết)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Ối giời! Đến lãnh đạo của ta còn hồn nhiên nói dối nữa là phim!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tuấn Khỉ đã viết:
Ối giời! Đến lãnh đạo của ta còn hồn nhiên nói dối nữa là phim!
=))
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Ối giời! Đến lãnh đạo của ta còn hồn nhiên nói dối nữa là phim!
Không dối lừa lấy gì cho vào kho sưu tập của ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vodanhthi đã viết:

Phim Việt hồn nhiên nói dối



Những giá trị đạo đức căn bản như lòng trung thực, sự gương mẫu, biết nói không với cái xấu thường bị bỏ qua trong hành động của các nhân vật khi phim lên sóng.

http://img2.news.zing.vn/2012/05/31/phim-1.jpg



Dành cho tháng sáu
Màn ảnh của Dành cho tháng sáu khép lại bằng những nụ cười chiến thắng, khi những buồn phiền vì tình yêu đầu đời của cậu thiếu niên Kiên (Huỳnh Anh) được giải tỏa trong trận bóng rổ cuối. Câu chuyện nhẹ tênh làm bộ phim học trò dễ dàng trôi tuột đi trong trí nhớ của người xem ngay khi vừa ra khỏi rạp chiếu. Nhưng nó quá trong sáng và hồn nhiên để chẳng ai nỡ buông lời trách cứ.

Có một điểm ở bộ phim mà những bậc phụ huynh ý thức về trách nhiệm giáo dục của phim ảnh có thể trở nên bực dọc. Đó là chi tiết xoay quanh tình huống then chốt của toàn bộ phim khi Kiên ngại ngùng tỏ tình với Minh (Trần Thiên Tú), cô bạn gái cùng lớp và là trưởng đội bóng rổ mà Minh là thành viên. Cô từ chối và nói đó là điều cô chưa bao giờ nghĩ tới. Kiên buồn giận bỏ về quê ở Thái Nguyên trước ngày trận đấu bóng rổ quan trọng diễn ra, khiến Minh và bạn thân của cả hai là Hoàng quyết định đi kiếm.

Những người làm phim trẻ cho thấy sự hồn nhiên khi xử lý tình huống này theo cách nghịch ngợm kiểu học trò là để có lý do được phép đi xa, Minh giả giọng mẹ gọi cho mẹ Hoàng xin phép về một chuyến đi nghỉ hè với lớp. Tuy nhiên, sự trong sáng của động cơ khó có thể khỏa lấp được thực tế cả hai nhân vật thiếu niên vừa thực hiện một lời nói dối.

Nhưng có vẻ như những người làm phim Dành cho tháng sáu không để ý mình đã gieo vào câu chuyện một lời nói dối nho nhỏ. Họ quên đấy là chi tiết cần phải được xử lý khi bộ phim kết thúc, dù chỉ bằng một lời thú thật đáng yêu. Bộ phim gần như mải mê lao theo những khung hình đẹp mắt, chút lãng mạn đầu đời và phô diễn những giá trị thời thượng của tuổi teen.

Những chuẩn mực đạo đức nói chung như lòng trung thực, sự gương mẫu, biết nói không với cái xấu…cũng thường bị nhiều phim Việt bỏ qua khi xây dựng các chi tiết cho câu chuyện.

Còn nhớ ở Long Ruồi (bộ phim Việt ăn khách nhất năm 2011), nhân vật chính là một hai lúa khù khờ tình cờ lọt vào âm mưu trộm khoản tiền lớn của một bố già khét tiếng ở Sài Gòn. Các nhà làm phim đã kể một kết thúc có hậu khi chàng hai lúa hỉ hả và không hề đắn đo với quán ăn mà anh vừa mở là nhờ khoản tiền phi pháp mà bố già tưởng thưởng do (lại vô tình) phá được những âm mưu.

Cánh đồng bất tận
Thậm chí, để tăng thêm độ thảm thiết cho bi kịch, bộ phim được khen ngợi Cánh đồng bất tận còn đưa chi tiết trong bữa cơm trưa, trước mặt hai đứa con tuổi mới lớn, ông bố bỗng nổi cơn giận dữ quăng xấp tiền vào cô gái điếm tên Sương đang sống nương nhờ trên ghe và nói là để trả công (cho lần làm tình với cô đêm qua). Cô gái lẳng lơ và trơ trẽn đáp trả: "Ba mấy cưng xộp ghê".

Còn nhớ, cùng mô tả những tội tình của người lớn trong mối liên hệ với trẻ em, bộ phim The Fighter (đề cử Oscar phim xuất sắc nhất năm 2011) toát ra sự nhân hậu khiến người xem rưng rưng nước mắt. Hễ khi các thành viên trong gia đình của nhân vật chính nổ ra xung đột, cãi vã, các nhà làm phim khéo léo để cho một nhân vật nào đó quát mang những đứa trẻ ra ngoài hoặc bồng vội chúng đi ra để chúng không chứng kiến những điều không hay của người lớn.

http://img2.news.zing.vn/2012/05/31/phim-2.jpg
Dustin Nguyễn và Nguyễn Hải Yến trong cảnh quay Cánh đồng bất tận.



Buông một lời nói dối, gây ra một lầm lỗi, chọn một con đường sai…thường là cách để các bộ phim cài những nút thắt mở cho câu chuyện dõi theo hành trình của một nhân vật. Tinh thần nhân hậu của tác phẩm thể hiện qua cách mà các nhân vật chữa lành những tổn thương cho nhau, và sửa chữa những lỗi lầm dù lớn dù nhỏ.

Đặc điểm này làm nên ý nghĩa nhân văn, giá trị đạo đức phổ quát, giúp bộ phim có thể vượt giới hạn của không gian và thời gian, đến cả các nền văn hóa khác. Phải chăng những chi tiết này rất nhỏ nên phim Việt cho rằng khán giả sẽ chẳng ai chắp nhặt? Nếu bạn là khán giả phim Việt, bạn có đặt chúng thành vấn đề cần phải lên tiếng không? Liệu rằng những điều nhỏ nhặt này có còn là nhỏ nữa không khi bản thân chúng ta trở thành nạn nhân của một hành vi tương tự trên phim?

Zing.news  (không đề tên người viết)
Có tinh phần phê phán phết. Chỉ tội khiêm tốn giấu tên.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [27] [28] [29] [30] [31] [32] [33] ... ›Trang sau »Trang cuối