Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cõi riêng giữa hai bờ cuộc đời



http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=173835



SGTT.VN: Theo anh, liệu đã thực sự có một phong cách thuần Việt trong thiết kế, kiến trúc?

Hoạ sĩ Hoài Hương: Thực sự bản ngã kiến trúc Việt chưa được xác định rõ do ảnh hưởng của các trào lưu kiến trúc khác nhau. Trách nhiệm của người làm kiến trúc là làm mọi cách cho cái tôi cội nguồn được xác định rõ hơn, xuất hiện nhiều hơn để người Việt có thể tự hào. Nhìn về phương Đông, nếu không tinh tường, dễ nhầm lẫn tất cả đều là Trung Hoa. Nhưng thực ra cái gọi là Việt Nam, là Nam Á rất mạnh. Nhật Bản khác xa Trung Quốc, Việt Nam càng khác so với Trung Hoa. Trung Quốc là một nước lớn, họ phô diễn sự lớn của họ bằng những cửa, cột cao, những mái ngói cong vút lên trời. Những cánh cửa sau khi chạm trổ còn vẽ thêm màu sắc, thể hiện rõ ở những dầm, đà, đầu đao. Việt Nam cũng biết dùng kết cấu cột kèo, nhưng quá khứ đầy thăng trầm bởi bão lũ và chiến tranh liên miên nên mái nhà thường thấp, không phải vì ta thiếu gỗ, mà để ngôi nhà chở che nhiều hơn, yên ấm hơn. Tất cả những đường nét tinh khôi chạm vào gỗ thường để mộc, không sơn xanh đỏ. Sự chia nhỏ những bản ghép cũng không phải vì thiếu gỗ, mà để người thưởng ngoạn được đắm đuối vào chi tiết. Trở lại với vẻ đẹp thuần Việt đang trở thành một xu hướng rất mạnh, đánh thức mỹ cảm sâu xa của con người bởi sự thăng trầm của màu sắc ẩn hiện. Những màu tươi như đỏ cũng ẩn trong khoảng tối, không lồ lộ trong khoảng sáng như người Trung Hoa.

Theo anh, làm thế nào để tạo ra một không gian sống đẹp? Sai lầm lớn nhất trong thiết kế hiện nay là gì?

Công việc của người thiết kế là công việc hàng ngày của cuộc sống, không phải cái gì quá xa lạ. Không gian kiến trúc không chỉ để phô trương vẻ đẹp, nó phản ánh đời sống văn hoá của chủ nhân, tương xứng với không gian tâm lý từng người. Tôi đã thấy nhiều ngôi nhà đắt tiền, nhiều đồ thiết kế lộng lẫy nhưng không có đời sống. Không gian sống là bản thân tất cả các đồ vật phải sống, biết trò chuyện với mình, tương tác hoà hợp với mình, đến mức không nỡ bỏ đi một cái gì thì không gian ấy mới bền vững, mới khiến người ta không quên được, đi xa có khi chỉ nhớ một chỗ ngồi buổi sớm. Mình sống và đồ vật cũng sống, tất cả kích thích cho cuộc sống giá trị hơn, sống tốt hơn. Ngôi nhà phải vừa với mình, hợp với mình, là da thịt của mình, tạo cảm giác êm ái… Tất cả phải được tính tới khi xây dựng không gian kiến trúc nội thất cho từng người. Nhiều người mua những món đồ đắt tiền không phải để sử dụng mà để chinh phục nó, chinh phục sự thèm khát, thiếu thốn của mình, để người khác nhìn nó ngưỡng mộ. Người không tự tin trong cuộc sống mới phải mang rất nhiều hàng hiệu để tô điểm cho mình, cân đo mọi thứ bằng đồng tiền. Giàu như thế chưa chắc đã sang. Sự xa hoa đến trước rất dễ gây phản cảm, tới một lúc nào đó sẽ tạo ra lối sống thực dụng, làm cho ngôi nhà chỉ là chốn ăn chơi. Việc sử dụng đồ đạc phải cộng thêm kiến thức xã hội, văn hoá, không thể bỏ tiền mua đồ cổ, đắt tiền, mà coi đó là văn hoá.

Cái đẹp trước tiên là cái thiện, cái lành. Cái đẹp không có khuôn khổ, tất cả những gì đẹp phải gắn liền với cuộc sống, tương tác với con người, tương tác với tất cả những gì xung quanh nó, làm rung động trái tim. Tính cộng đồng trong không gian sống quan trọng vô cùng. Nếu một ngôi nhà bị ô nhiễm, tác động cả cộng đồng.

Nghề thiết kế với anh dường như không có giới hạn. Sau series tám du thuyền cho Hạ Long, anh đang thiết kế du thuyền cho Huế?

Du khách đến Huế không thể chỉ cưỡi ngựa xem hoa. Cái nhịp sống chầm chậm, mưa dai dẳng, da diết, cái bếp lửa nồng nàn với ẩm thực tinh tế nếu không sống bên trong lòng của Huế làm sao thấm được? Người Huế không thích cái gì to lớn. Nho nhỏ, tinh tế, đó là văn hoá Huế. Tạo hình cho du thuyền Huế vì thế khác hẳn Hạ Long. Huế có một dòng sông thanh bình, hiền hoà, gần gũi, khiến con người không có cảm giác quá bé nhỏ trước thiên nhiên. Có thể chạm vào mặt nước, cảm nhận được đời sống đầm ấm của cư dân hai bên bờ sông Hương, với quá nhiều điểm đến, mỗi điểm là một câu chuyện dài thi vị. Chính vì thế, khi tôi đưa ra dự án du lịch trên sông, đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của nhiều đối tác. Với vai trò tạo dáng và tìm giải pháp đầu ra cho những sản phẩm mặt nước sông Hương trong quy hoạch tổng thể du lịch Huế từ 2012 đến 2032, nhờ kinh nghiệm tàu bè từ Hạ Long, tôi muốn du khách nhìn Huế với cái nhìn từ bên trong, để thấy được vẻ đẹp văn hoá, cuộc sống, lịch sử Huế…

(trích đăng)

thực hiện phỏng vấn: Kim Yến
chân dung hội hoạ: Thanh Châu
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
@Anh Tâm! cảm ơn anh nhiều! Em nghĩ là anh rất hiểu những gì đang diễn ra trong dư luận về trường Thực nghiệm, bởi vì xưa anh đã từng theo học tại ngôi trường Bắc Lý nổi tiếng , một mô hình mà cả nước phải noi gương học tập. Chen lấn dẫn đến đổ cổng trường đúng là thiếu văn hoá thật nhưng...nếu được một xuất học ở đó thì tuyệt vời đấy ạ!.Mỗi năm chỉ tuyển hơn một trăm em nên đối với nhiều vị : trường Thực Nghiệm chỉ là "chùm nho xanh"thôi, nay được dịp đào bới te tua...Có bài báo không biết nói gì hơn thì đưa tin rằng học sinh trường Thực Nghiệm không biết chào hỏi, thử hỏi điều đó đâu chỉ có ở riêng chốn này. không biết người viết điều đó đã đứng trước cổng trường Thực nghiệm được bao lâu để chiêm nghiệm...
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Chẹp! Đừng bàn luận, vô ích!
Thế TK nghĩ không bàn luận mới có ích à ? Dù có tỷ mũ tỷ bài đăng và bàn ở đây cũng chẳng làm cho những cái xấu đang hiện hữu giảm đi. Mình biết có những người cực kỳ tâm huyết với dân với nước, có vị thế xã hội gửi thư tham gia, người ta còn vất vào sọt rác. Vào đây đọc và muốn trao đổi cốt để hiểu thêm được một chút gì đó những cái nó đang phơi bầy ngoài đời mà không phải ai cũng có điều kiện để biết sự thật. Nếu không nhìn, không nghe, không nghĩ, không bàn gì nữa thì......chỉ còn nước đi ngủ.......
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Rào Nam đã viết:

Mấy ông muốn làm trường này như trường Tô-mô-e trong câu chuyện "Tốt-tô-chan cô bé bên cửa sổ" đây. Một mô hình tốt nhưng không tốt với nước ta hiện nay đâu. Đừng bàn luận vô ích.
Thái Thanh Tâm đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
Chẹp! Đừng bàn luận, vô ích!
Thế TK nghĩ không bàn luận mới có ích à ? Dù có tỷ mũ tỷ bài đăng và bàn ở đây cũng chẳng làm cho những cái xấu đang hiện hữu giảm đi. Mình biết có những người cực kỳ tâm huyết với dân với nước, có vị thế xã hội gửi thư tham gia, người ta còn vất vào sọt rác. Vào đây đọc và muốn trao đổi cốt để hiểu thêm được một chút gì đó những cái nó đang phơi bầy ngoài đời mà không phải ai cũng có điều kiện để biết sự thật. Nếu không nhìn, không nghe, không nghĩ, không bàn gì nữa thì......chỉ còn nước đi ngủ.......
Chẹp! Cái này Rào Nam bảo!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm trở thành di sản



TT - Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) vừa trở thành di sản thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phiên họp chiều 16-5 tại Bangkok (Thái Lan).

Mộc bản đã nhận được sự đồng thuận của các thành viên Ủy ban Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương với số phiếu tuyệt đối 9/9. Đó là thông tin được ông Ngô Văn Trụ (phó giám đốc Sở VH-TT&DL Bắc Giang) xác nhận với Tuổi Trẻ.

Theo ông Ngô Văn Trụ, hơn 3.000 mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã chuyển tải được những tư tưởng, Phật pháp của Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm. Những mộc bản này được khắc từ thế kỷ 16-19 để phục vụ đào tạo tăng ni phật tử thiền phái Trúc Lâm và cả nước. Mỗi bản có hai mặt, khắc chữ Hán Nôm âm bản (khắc ngược) gồm nhiều nội dung: y học, văn học, bùa chú, luật giới nhà Phật... Bản khắc lớn nhất có chiều dài hơn 1m, rộng 40-50cm với những chạm khắc hoa văn độc đáo mang triết lý nhà Phật.

“Nhiều năm nay, các mộc bản vẫn được lưu giữ và bảo tồn ở chùa Vĩnh Nghiêm. Chúng tôi đã tiến hành in rập, đóng quyển các cuốn kinh Phật, chụp ảnh và quay phim tư liệu các mộc bản. Từ những mộc bản quý giá này, sắp tới chúng tôi dự định sẽ mở một kho riêng để bảo quản tốt hơn. Dù trải qua thời gian hàng thế kỷ, trong điều kiện thời tiết nhiệt đới, nhưng đến nay chữ khắc trên mộc bản vẫn rất tốt, nét chữ sắc. Mộc bản không chỉ có giá trị tư liệu về Phật giáo mà còn có giá trị nghệ thuật cao” - ông Trụ cho biết.

Trước đó, hồ sơ kho mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm đã được đưa đi “dự thi” trong phiên họp của Tổ chức Unesco tại Ba Lan vào tháng 5-2011. Tuy nhiên, kho mộc bản đã không vượt qua được vòng bỏ phiếu cuối cùng và lỡ hẹn với danh hiệu Di sản tư liệu thế giới. Sau đó, hồ sơ mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm tiếp tục được hoàn thiện để trình lên Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

HƯƠNG GIANG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Lỗi do... cánh cổng trường Thực nghiệm quá yếu!

Bài đăng trên Dân Việt 17/05/2012 | 15:48

Dân Việt - "Vụ việc này trở nên "nổi tiếng" chẳng qua là vì cái cổng của trường thực nghiệm quá yếu. Chứ những sự việc kiểu như vậy đã xảy ra ở các trường điểm từ nhiều năm nay rồi"...

Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Thành Nam - Thành viên chủ chốt nhóm Cánh Buồm nói vui như vậy khi trao đổi với Dân Việt, nhưng trong sâu thẳm, ông buồn vì nền giáo dục nước nhà.

Là chuyên gia giáo dục, ông nhận định thế nào về mô hình dạy/học thực nghiệm?

- Có nhiều người không biết là chương trình thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại đã bị giải tán từ giữa năm 2008 sau hơn 30 năm phát triển và gặt hái được nhiều thành tựu về mặt khoa học. Chính GS Hồ Ngọc Đại đã nói rõ việc này trong lời đáp từ của ông nhân dịp được trao tặng giải thưởng Phan Chu Trinh về giáo dục năm 2009. Tuy nhiên trường cũ vẫn còn đó, dù nhiều người cũ đã ra đi nhưng nếp cũ vẫn chưa bị mai một hẳn. Đó là lý do khiến cho rất nhiều người muốn gửi con vào trường Thực nghiệm.

http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/sv_vananh/170512_giao-duc_thanh-nam_Dan-viet.JPG
Lớp học khoa học thực nghiệm ở trường tiểu học Nguyễn Văn Huyên
do TS Nguyễn Thành Nam giảng dạy



Các bài học đều dạy học sinh đạo đức và lối sống, ví dụ như xếp hàng, ví dụ như nhường nhịn, nhưng các cuộc “cướp” đơn vào trường Thực nghiệm (và một vài trường điểm năm ngoái), chính những phụ huynh mong muốn con có được nền giáo dục tốt lại bất chấp các quy tắc về lối sống. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Nên thông cảm cho các bậc phụ huynh vì việc chen lấn xô đẩy ở đây không phải là để dành mua một tấm vé xem phim hay là tranh ngắm hoa anh đào đến từ xứ lạ. Chúng tôi nghĩ rằng cái mà người ta dành nhau ở đây chính là hạnh phúc đi học, là tuổi thơ của con cái họ.

Có thể thấy là hầu hết phụ huynh muốn con vào học trường Thực nghiệm đều có chung một nguyện vọng muốn con em mình có nhiều thời gian vui chơi hơn và không bị giao quá nhiều bài tập về nhà. Vì hạnh phúc của con cái, trong một tình thế mà cung không đủ cầu, thì việc các bậc phụ huynh phải tranh cướp nhau chỉ là cùng bất đắc dĩ.

Thời điểm gặp ông dạy môn khoa học tại trường Nguyễn Văn Huyên, ông có chia sẻ trong quá trình viết sách, nhóm cũng đã phải vất vả tìm kiếm nơi để thực nghiệm. Nhóm đã tiếp xúc với nhiều trường tiểu học, tuy nhiên “trường nào cũng thích nhưng lại sợ”. Vì sao mô hình được các bậc cha mẹ “giẫm đạp” nhau để xin cho con học lại khó đưa vào các nhà trường như vậy ?

Việc triển khai chương trình học mới hiện đang bị chặn lại bởi hai rào cản. Thứ nhất là theo luật thì chúng ta chỉ có một chương trình, một bộ sách giáo khoa, các trường bắt buộc phải dạy chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục. Cũng không thể đưa vào chương trình ngoại khóa vì không thể bắt học sinh học song song hai chương trình.

Thứ hai, bản thân các trường (đặc biệt là trường công lập) hiện nay không có động lực để thay đổi, vì họ luôn ở tình trạng quá tải. Học sinh "đuổi đi không hết" thì cần gì phải đổi mới, hoàn thiện mình. Thậm chí tình trạng trì trệ này còn mang lại lợi ích cho rất nhiều người nên họ chống lại sự thay đổi.

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn giáo dục bắt đầu có cụm từ “tị nạn giáo dục” để nói về việc tránh cho con theo học các lớp mà cách dạy học áp đặt và chạy theo thành tích và những phụ huynh thức thời đều nghĩ tới mô hình thực nghiệm. Đó là mong muốn của phụ huynh nhưng vì sao nó không thể nhân rộng?

- Theo lời GS Hồ Ngọc Đại đã nói thì mô hình thực nghiệm đã bị "bóp mũi cho chết" từ năm 2008. Tại sao ư, chúng tôi cho rằng nguyên nhân của việc mô hình trường Thực nghiệm không thể được nhân rộng nằm ở trong định hướng sản phẩm của chương trình Công nghệ Giáo dục, tức là đào tạo ra những con người tự do.

Được biết, ông cũng đã từng khảo sát cách dạy, học tiểu học ở khu vực ngoài thành phố (ngoại ô, nông thôn), ông đánh giá thế nào về cách dạy, học hiện nay?

- Nhìn chung, ở đâu đâu cũng là thầy giảng giải trò ghi nhớ. Tuy nhiên trẻ em nông thôn ít bị áp lực học tập hơn so với trẻ em thành phố.

Ngành giáo dục cần rút ra bài học gì sau vụ giẫm đạp xin học vào trường Thực nghiệm ngày 11-13.5 vừa qua?

- Vụ việc này trở nên "nổi tiếng" chẳng qua là vì cái cổng của trường thực nghiệm quá yếu. Chứ những sự việc kiểu như vậy đã xảy ra ở các trường điểm từ nhiều năm nay rồi. Còn bài học rút ra như thế nào thì chỉ ngành giáo dục mới trả lời được.

Với áp lực ngày càng tăng từ phía phụ huynh học sinh, nền giáo dục nhất định phải có sự thay đổi. Vấn đề là phải thay đổi như thế nào để đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống hiện đại ? Đây là câu hỏi khó mà chỉ riêng ngành giáo dục chắc không thể trả lời được.

Để không lặp lại tình trạng sau nhiều lần cải cách, đổi mới mà nền giáo dục vẫn bị lạc hậu thì cần phải tạo điều kiện để mọi lực lượng trong xã hội đều có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nền giáo dục mới.

Nhóm Cánh Buồm, từ góc độ chuyên môn của mình sẽ đóng góp một điều tích cực nhỏ bé bằng cách làm ra một bộ sách tốt nhất có thể, với mong muốn rằng mọi cuốn sách giáo khoa được biên soạn tiếp theo bộ sách của Cánh Buồm sẽ có cái mốc để mà vượt qua, điều đó chắc chắn sẽ có lợi cho công cuộc chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

Xin cảm ơn Tiến sĩ

Nhóm Cánh Buồm do nhà giáo Phạm Toàn khởi xướng thành lập là nhóm chủ trương phổ biến cách dạy/học thực nghiệm với mong muốn trẻ được tiếp cận với cách học “mỗi ngày tới trường là một ngày vui”. Tiếp theo các hội thảo Hiểu trẻ em – Dạy trẻ em (2009), Chào Lớp Một (2010) và Tự học - Tự Giáo Dục (2011), tháng 4.2012 vừa qua nhóm Cánh Buồm đã tổ chức hội thảo Một Cánh Buồm – Một Nhà Trường Hiện Đại tại TP.HCM để giới thiệu chương trình Giáo Dục Hiện Đại với công chúng phía nam.

Hiện nay nhóm Cánh Buồm đang tập trung vào hai việc, một là sửa lại những cuốn sách đã xuất bản sao cho tốt hơn, đẹp hơn, và quan trọng nhất là phải làm cho bộ sách trở nên ngày càng dễ sử dụng, để ngay cả các bậc phụ huynh cũng có thể dùng để tổ chức việc học cho con em mình. Hai là, song song với việc dạy thực nghiệm cần phải tiếp tục biên soạn những cuốn sách mới bao gồm cả sách giáo khoa, sách sư phạm, và sách tâm lý học.

Tháng 10.2012, nhóm Cánh Buồm sẽ tổ chức hội thảo Em Biết Cách Học để giới thiệu với công chúng bộ sách tiểu học từ lớp một đến lớp năm bao gồm gần ba chục đầu sách cả tái bản và sách mới.

Lê Huyền
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

... bản thân các trường (đặc biệt là trường công lập) hiện nay không có động lực để thay đổi, vì họ luôn ở tình trạng quá tải. Học sinh "đuổi đi không hết" thì cần gì phải đổi mới, hoàn thiện mình. Thậm chí tình trạng trì trệ này còn mang lại lợi ích cho rất nhiều người nên họ chống lại sự thay đổi.

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn giáo dục bắt đầu có cụm từ “tị nạn giáo dục” để nói về việc tránh cho con theo học các lớp mà cách dạy học áp đặt và chạy theo thành tích và những phụ huynh thức thời đều nghĩ tới mô hình thực nghiệm. Đó là mong muốn của phụ huynh nhưng vì sao nó không thể nhân rộng?

- Theo lời GS Hồ Ngọc Đại đã nói thì mô hình thực nghiệm đã bị "bóp mũi cho chết" từ năm 2008. Tại sao ư, chúng tôi cho rằng nguyên nhân của việc mô hình trường Thực nghiệm không thể được nhân rộng nằm ở trong định hướng sản phẩm của chương trình Công nghệ Giáo dục, tức là đào tạo ra những con người tự do.

....

Bản chất của vấn đề nằm ở đây. (Ở đoạn trích trên)
Ta nghẹn ngào đi lên. Ôi Việt Nam !

TTT

Rào Nam và Tuấn Khỉ không phải chẹp nữa. Thế là rõ cả rồi. Người ta chỉ cốt chế tạo ra những cái máy người.
Cảm ơn TK đã tìm được lời giải cho thắc mắc của lão Thái ngu này.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nền giáo dục đúng nghĩa không sản sinh bạo lực học đường

Sự thiếu hiểu biết là nguồn gốc của bạo lực



SGTT.VN - Bài viết ngắn này là trăn trở của độc giả sau vụ bài văn của một học sinh thể hiện những suy nghĩ độc lập về bạo lực học đường nhưng lại bị cho điểm 0 kèm những lời phê nặng nề. Cuộc tranh luận xung quanh bài văn này có lẽ sẽ còn tiếp tục, giữa một bên bảo vệ quan điểm “cần đạt điểm cao ở kỳ thi” và một bên là quyền được sáng tạo của học trò. Báo Sài Gòn Tiếp Thị xin giới thiệu với độc giả ý kiến thiên theo hướng bảo vệ quyền được sáng tạo của học trò.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Giao%20duc%20VDT/ImageHandler.jpg
Một nền giáo dục áp đặt, thiếu tôn trọng con người sẽ có nguy cơ tạo ra bạo lực. Ảnh mang tính minh họa



Một nền giáo dục đúng nghĩa không nhằm đào tạo nên những đứa trẻ chỉ biết vâng phục một cách thụ động, mà đào tạo nên những đứa trẻ hiểu biết. Sự biết và hiểu sẽ giúp đứa trẻ thực hiện các quy định một cách tự giác, thậm chí còn đau khổ khi quy định bị vi phạm.

Một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là tạo nên những con người biết làm chủ bản thân. Bạo lực chính là hệ quả của sự thiếu làm chủ. Các nhà giáo dục học đã khẳng định rằng chính nhờ sự hiểu biết, chính nhờ được giáo dục (dưới hình thức này hay hình thức khác) mà con người tự giải phóng khỏi bản năng hoang dã, cảm thấy ghê sợ phần bạo lực trong chính mình, sự hiểu biết giúp con người chế ngự được bạo lực.

Điểm 0 dành cho bài văn đang nói đến ở đây cho thấy nỗ lực suy nghĩ độc lập của học sinh đã bị xoá bỏ. Giáo dục như hiện nay đang tạo ra những học sinh chỉ biết chép lại nguyên xi bài mẫu, chỉ biết nhắc lại quan điểm và cách nhìn nhận của giáo viên; nghĩa là những học sinh chỉ biết vâng lời. Kiểu giáo dục này dường như đang cố gắng hình thành nên những con người chỉ biết phục tùng. Nhưng những người vâng phục chỉ có khả năng duy trì chứ không có khả năng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Như vậy, mục tiêu đào tạo ra con người vâng phục sẽ mâu thuẫn với mục tiêu phát triển xã hội.

Tuy nhiên, con người luôn có khuynh hướng chống lại sự áp đặt. Vì thế mà một nền giáo dục áp đặt, thiếu tôn trọng con người sẽ có nguy cơ tạo ra bạo lực.

Bạo lực học đường xảy ra song song với việc đào tạo ra những đứa trẻ ngoan ngoãn đến mức thụ động, cứ lên hết lớp này qua lớp khác mặc dù không có kiến thức trong đầu. Bạo lực học đường diễn ra song song với việc tạo ra những đứa trẻ chấp nhận, một cách có ý thức hoặc không có ý thức, trở thành nạn nhân của căn bệnh thành tích ở giáo viên và những người quản lý giáo dục. Sự việc hàng ngàn điểm 0 về môn sử trong kỳ thi đại học năm trước là một minh chứng hùng hồn cho việc học sinh có thể đỗ tốt nghiệp phổ thông mà không cần có chút kiến thức nào (về lịch sử).

Bên cạnh những đứa trẻ ngoan ngoãn vì thiếu hiểu biết đó sẽ có những đứa trẻ bạo lực vì thiếu hiểu biết. Bạo lực sẽ hình thành như một khuynh hướng tự phát chống lại toàn bộ những phi lý của cỗ máy giáo dục hiện hành.

Nguyên nhân sâu xa là nhà trường đã không mang lại cho học sinh những hiểu biết thực sự, đặc biệt là những hiểu biết về chính bản thân các em. Nhà trường đã không hình thành được cho học sinh ý thức về cái đẹp, cái thiện, ý thức về sự thật, nhất là sự thật về chính bản thân mình. Phản ứng của học sinh phần lớn phân theo hai cực: hoặc là thụ động chấp nhận dẫn tới mất khả năng tư duy, mất khả năng phản kháng; hoặc là phản kháng theo một cách thức tiêu cực: tự tử, bạo lực… Ở giữa hai khuynh hướng đó, tất nhiên vẫn còn có những học sinh phát triển bình thường, nhờ ảnh hưởng của gia đình và từ những thầy cô giáo có hiểu biết và vẫn còn giữ được lương tâm nghề nghiệp.

Em học sinh, tác giả của bài văn được điểm 0 này, xuất sắc ở chỗ em đã nhìn ra nguồn gốc của bạo lực trong chính bản thân môi trường giáo dục, em đã nhìn thấy rằng các em đang học trong một môi trường mang sẵn các yếu tố để hình thành bạo lực, mà cái quạt và cái nóng chỉ là một ví dụ cụ thể. Trong việc trường học bị biến thành một môi trường bạo lực, lỗi không hề thuộc về học sinh. Lỗi hoàn toàn thuộc về nhà trường và xã hội, trong đó, báo chí cũng góp một phần không nhỏ.

Làm sao kích thích tình yêu văn học nếu không biết nâng niu trân trọng sự sáng tạo và phát hiện riêng của học sinh, dù chỉ là những sáng tạo, những phát hiện rất nhỏ và khi giáo dục bị quy giản vào việc cấp bằng, bị quy giản về việc truyền đạt kiến thức, và nhất là kiến thức trong sách giáo khoa, kiến thức đã qua kiểm soát của các bộ ngành chức năng.

Bạo lực học đường phải chăng là hệ quả tất yếu của nền giáo dục nước nhà khi nó vận hành theo cách thức hiện tại?

Nguyễn Thị Từ Huy
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Về mức độ thái quá trong thông tin tội ác

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 18.05.2012, 08:14 (GMT+7)

SGTT.VN - Chưa bao giờ số lượng cũng như mức độ tội ác lại gia tăng như lúc này, cũng chưa bao giờ chuyện thông tin về tội ác lại lạnh lùng như lúc này. Nếu là người quan tâm, hẳn phải xem xét mối tương quan giữa tội ác và chuyện thông tin tội ác.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=174058



Đơn cử trường hợp gây án của hai học sinh phổ thông ở thị trấn Trà Mi, Quảng Nam, đã có đến mấy chục tờ báo giấy, báo mạng, báo hình, báo tiếng cùng đồng loạt đưa tin bài với những tít có nội dung rùng rợn như: Học sinh đâm chết bảo vệ; Phạm kỷ luật, học sinh đâm chết bảo vệ trường; Chân dung hai “sát thủ” lớp 10; Bị bảo vệ phát giác, hai học sinh giết người diệt khẩu... Chỉ riêng với trường hợp gây án này, ở góc độ người tiếp nhận thông tin, dù là người dày dạn cũng khó thoát được ám ảnh huống gì là tuổi trẻ.

Từ góc nhìn tổng quan về xã hội thông tin, nếu một tội ác ở mức độ giết người được thông tin bùng nổ đồng loạt, giựt gân, câu khách thì tất nhiên chính thông tin về tội ác cũng là một tội ác khi giết chết những thông tin nhân bản khác.

Khi nào thì việc đưa tin những vụ án giết người được gọi là hội chứng thông tin cái ác? Không cần phải là nhà tội phạm học hoặc nhà làm luật cũng biết rằng, đó là khi cái ác được thông tin không với mục đích định hướng dư luận về nguyên nhân thủ ác, phân tích hậu quả điều ác, nhất là thức tỉnh được các giá trị về tánh thiện, đạo đức, luân lý... để cả cộng đồng cùng ý thức phòng ngừa và giảm thiểu hành vi, mức độ thủ ác.

Khi nào thì việc đưa tin những vụ án giết người được gọi là gây ra hiệu ứng phạm tội giết người? Không cần phải là người thấu thị cũng biết khi tội ác được đưa tin một cách vô cảm, hành vi giết người được mô tả chi tiết hấp dẫn, giựt gân như là những phiên bản phim xã hội đen thì hẳn nhiên tội ác sẽ trở thành hiệu ứng copy dây chuyền.

Chưa lúc nào Việt Nam có các phương tiện thông tin đa dạng và cập nhật nhanh bằng lúc này. Nếu mức độ tội ác giết người và những tội ác nghiêm trọng khác được tha hồ thông tin, tha hồ cạnh tranh trong đưa tin thì khác gì xem tội ác là đề tài để kinh doanh, quảng cáo, lăngxê như một loại hình giải trí, một kiểu tạo mốt, tạo sao? Người ta có thể đưa ra dẫn chứng về trường hợp quái gở của các fan hâm mộ kẻ thủ ác Lê Văn Luyện ở Bắc Giang cướp tiệm vàng, giết ba mạng người trong đó chặt tay cả trẻ con. Thế nên những công dân tiếp nhận thông tin không thể thoát khỏi tình trạng bị nhồi nhét tội ác đủ kiểu, đủ mọi tầm mức khiến phải ngơ ngác hoang mang: tương lai mình và con em mình sẽ ra sao! Theo đà này thì xã hội Việt Nam này sẽ ra sao?

Nếu một ngày nào đó vừa mở mắt thức giấc, con người bị tràn ngập thông tin giết người với đủ mọi lý do, từ vụn vặt cho đến quy mô thì hẳn nhiên không ai bỏ trốn vô rừng, vô hang mà chính xã hội này đã trở thành nơi hoang dã ác nghiệt. Một xã hội thông tin càng hiện đại thì hẳn nhiên càng có trách nhiệm bồi đắp nền móng các giá trị nhân văn, đạo đức, luân lý. Mức độ tội ác của mỗi thời đại mỗi khác, nhưng dù ở mức nào thì một xã hội thông tin lành mạnh cũng phải ở trên cái ác, để thực thi trách nhiệm lương tri của tánh thiện.

Giao Cảm

... nhưng bất cập trong thông tin bạo lực công quyền

Trong khi báo chí tỏ vẻ thái quá khi đưa tin về tội ác, thì những hành vi bạo lực trong một sự kiện cưỡng chế đất đai lại chỉ được phát lộ khi xuất hiện đoạn clip của một chứng nhân ẩn danh nào đó ghi lại đầy đủ cảnh nhân viên thừa hành công vụ đánh hội đồng những người không có hành vi phản kháng...

Một bên là hệ thống chính thống vô tình cổ xuý cho cái ác, còn bên vạch trần cái ác lại là một kênh thông tin... ẩn danh. Chưa hết, việc đến nay tác giả đoạn clip đó không dám ra mặt càng cho thấy sự đổ vỡ lòng tin vào tính công minh của luật pháp. Mà khi người ta không còn tin hệ thống pháp luật có thể bảo vệ mình, thì bạo lực, trong đó có bạo lực công quyền, càng dễ lộng hành.

Hồ Trần
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nghị quyết “không ăn nữa”

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (18/05/2012)

Đó là nội dung biểu quyết của 100% đại biểu tham dự cuộc họp bàn về việc tang do Ban công tác Mặt trận thôn Đa Chất, xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) vừa mới tổ chức.

Chuyện ăn cỗ trong đám tang ở làng Đa Chất đã có từ lâu, tuy nhiên kể từ khi đổi mới cuộc sống đã khấm khá hơn, nhưng bà con lại làm cỗ tang nhiều hơn. Đám nào thiểu lắm cũng làm 50 mâm, đám to thì trên cả 100 mâm, ai đến viếng cũng được mời ăn. Nhưng có phải cứ được ăn là mừng, mà lại là ăn trong đám tang. Chia sẻ với gia chủ như thế nào cho phải phép, người ít, người nhiều lại mang theo phong bì. Vậy là bên cạnh việc làm cỗ đám to, tốn kém, Đa Chất lại phải "gánh” thêm cái khoản phong bì, phong bao.

Người nông dân trăm sự đều trông vào mấy tạ thóc, có việc gì cũng phải bán thóc lấy tiền. Vì vậy, hễ làng có đám, những gia đình nghèo khó lại phải chạy đôn chạy đáo lo bán thóc để "chạy” tiền đi đám. Nhưng nhà có đám cũng chẳng khá hơn. Người chết vừa nằm xuống, con cháu đã phải tính chuyện cỗ bàn, mâm lớn, mâm nhỏ ra sao. Cái lệ ấy cứ luẩn quẩn quấn lấy cuộc sống vốn dĩ còn nhiều khó khăn ở Đa Chất.

Trước tình hình này, Ban công tác Mặt trận thôn đã biểu quyết "không ăn nữa”, ý tưởng này được toàn thể bà con trong làng đồng tình hưởng ứng. Tuy nhiên nhiều người chưa thật yên tâm vì cái sự nể nhau, thói quen ăn đám đã "ăn sâu bám rễ” nhiều năm ở đây sẽ ảnh hưởng đến nghị quyết. Vì vậy, để thực hiện được nghị quyết này, Ban công tác Mặt trận thôn cùng bà con thống nhất khẳng định, những gia đình cán bộ, đảng viên trong thôn phải gương mẫu chấp hành trước, chấp hành triệt để, làm gương để người dân noi theo. Lúc đó, nghị quyết chắc chắn sẽ đi vào cuộc sống.

Lê Tự
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] ... ›Trang sau »Trang cuối