Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 01/11/2011 02:06
Có 5 người thích
Nghĩa trang hoạn quan duy nhất ở Việt Nam
Những nầm mồ hoang lạnh xanh màu thời gian của các thái giám
Các thái giám phục vụ trong Đại nội. Ảnh chụp lại từ ảnh sưu tập của nhà nghiên cứu Phan Thuận An
Ngày gửi: 01/11/2011 07:56
Có 5 người thích
Ngày gửi: 01/11/2011 08:04
Có 5 người thích
TRUYỆN KIỀU CHÚ GIẢI
Tác phẩm đồ sộ, công phu, nổi bật nhất
Của Nhà văn, Nhà giáo Lê Văn Hòe
Tuy chỉ đứng trên bục giảng hơn mười năm, nhưng những tiết giảng của ông cho đến tận hôm nay vẫn vẫn in đậm trong ký ức nhiều thế hệ học trò với niềm kính phục và sự tâm đắc, thích thú đặc biệt, nhất là những giờ giảng về nghệ thuật và chữ nghĩa truyện Kiều của Đại văn hào Nguyễn Du.
Có thể nói, trong hàng chục tác phẩm đã ấn hành của Lê Văn Hòe thì Truyện Kiều chú giải là cuốn sách dụng công, đồ sộ và nổi bật nhất bộc lộ vốn tri thức uyên thâm về cả Đông - Tây kim - cổ và tài năng, học thuật của ông. Khá nhiều nhà nghiên cứu và học giả tên tuổi, sau khi xem Truyện Kiều chú giải đã nhận xét rất chân thành về sự tài tình và kỹ lưỡng trong chú giải, cẩn trọng và tinh vi trong bình luận, nghiêm túc khách quan trong hiệu đính mà vẫn bày tỏ được chính kiến cá nhân, đồng thuận với nhận thức và suy nghĩ của đại đa số độc giả.
Chắc chắn để chấp bút viết Truyện Kiều chú giải, Lê Văn Hòe phải chuẩn bị khá nhiều năm, đọc nhiều sách, đặc biệt là sách Trung Hoa (đương nhiên thời đó là tham khảo nguyên bản gốc, vì ông vốn đọc thông viết thạo chữ Hán), cho nên tham vọng của Lê Văn Hòe qua Truyện Kiều chú giải được đề đạt khá rõ ràng khi ông giới thiệu cuốn sách trước dư luận như sau
"1 - Chú giải những tiếng nôm khó hiểu.
2 - Chú giải ý nghĩa từng câu.
3 - Chú giải văn phạm, văn pháp.
4 - Chú giải điển cố văn ch¬ơng, - chữ sách Tàu - chữ ca dao, tục ngữ.
5 - Vạch những chữ tác giả dùng sai.
6 - Sửa những chữ in lầm do tam sao thất bản.
7 - Sửa những lời chú giải sai lầm của những nhà chú giải trước (Pháp - Việt).
8 - Nêu những chỗ hay, dở trong văn lý và kỹ thuật.
9 - Phê bình các nhân vật truyện về mặt luân lý và nghệ thuật".
Và, với những tham vọng đó, có thể nói Lê Văn Hòe đã thực hiện mỹ mãn trong cuốn sách dày 724 trang này, minh chứng bằng dư luận báo giới đương thời dưới đây :
"... Nhà văn kiêm học giả Lê Văn Hòe vừa cho xuất bản bộ sách Truyện Kiều chú giải dày hơn 700 trang, là bộ sách biên khảo công phu nhất từ khi có chiến sự 1946 đến nay.
Truyện Kiều chú giải của Lê Văn Hòe gồm có những phần hiệu đính, chú giải, bình luận, là một công trình lớn lao của tác giả...
Thêm Truyện Kiều chú giải của Lê Văn Hòe, người đọc tin chắc rằng sẽ hiểu thấu truyện Kiều hơn, thưởng thức hết cái hay của truyện Kiều, cũng như đôi khi phân biệt cái dở của truyện Kiều. Hơn nữa với sự biên khảo kỹ lưỡng của Lê Văn Hòe. Truyện Kiều chú giải có thể dùng làm công cụ học vấn giáo dục, làm một kho tài liệu vô giá để phục vụ học đường..."
(Báo Giang Sơn số 1116 ngày 5-6-1953)
"... Ông Lê Văn Hòe, một kiện tướng trong văn giới Việt Nam chúng tôi tưởng không cần giới thiệu nhiều. Riêng về Truyện Kiều chú giải, thì quả là một công trình vĩ đại trong công cuộc xây đắp văn nghệ nước nhà. Những lời chú giải, bình luận cuối mỗi trang, và suốt bảy trăm trang đã chứng tỏ sự cố gắng phi thường của tác giả...
Truyện Kiều chú giải chắc chắn sẽ là người bạn cần thiết cho những ai muốn trau dồi Việt ngữ và chắc chắn được mọi giới hoan nghênh..."
(Báo Thân Dân số 35 ngày 5-6-1953)
"... Trong tác phẩm đồ sộ dày 724 trang khổ lớn này, ông cố gắng hiệu đính và bình luận áng văn của nhà Danh sĩ đệ nhất nước Việt, nay có ghi trong chương trình trung học Việt Nam.
Đó là một công trình lớn lao mà ông đã làm có mục đích giúp mọi người hiểu thấu truyện Kiều, thưởng thức hết cái hay của truyện Kiều, và đưa truyện Kiều ra làm công cụ học vấn giáo dục có lợi ích cho giới học đường.
Việc chú giải này đòi rất nhiều công phu, tuy vậy ông đã cố gắng hòan thành một cách mỹ mãn. Với cái lương tâm đó, một lòng vì tiền đồ quốc văn, ông cũng đáng được khuyến khích và khen thưởng nhiều rồi vậy..."
(Báo Tia Sáng số 1616 ngày 7-6-1953)
"... Là một cuốn sách sọan rất công phu do một nhà văn biên khảo lão luyện của giới văn nghệ nước nhà. Ông Lê Văn Hòe đã hiệu đính, chú giải, bình luận truyện Kiều theo một phương pháp khoa học mới mẻ, bằng một ngòi bút thận trọng, sâu sắc hiếm có (...) Truyện Kiều chú giải là một cuốn sách rất có ích với các bạn nam nữ học sinh và các bạn muốn tìm hiểu văn chương truyện Kiều".
(Báo Liên Hiệp số 749 ngày 8-6-1953)
"... Giở một lượt hơn 700 trang in mà riêng phần "rọc" sách cũng mất 45 phút đồng hồ...
Đã chú giải thì chữ hay điển cố của ông đưa ra cũng đều cẩn thận, tỷ mỉ và phong phú.
Cũng như ở phần bình luận, tuy là những ý riêng của ông, nhưng phải nhận rằng là những ý khá khách quan rất gần với quan niệm của nhiều người...
... Nói vắn tắt và chân thành ngay rằng truyện Kiều chú giải quả là một công trình văn học công phu mà ông Lê Văn Hòe đã góp vào nền văn học Việt nam..."
(Báo Giang Sơn số 1425 ngày 14-6-1953)
"... truyện Kiều xưa nay cũng đã nhiều nhà chú giải, nhưng muốn kể là đầy đủ thì thật chưa có quyển nào đầy đủ cả.
Để bổ vào chỗ khuyết điểm x¬ưa nay đó, ông Lê Văn Hòe đã để nhiều công phu, nhiều thời gian vào quyển sách chú giải to lớn này. Ngòai phần hiệu đính, chú giải, còn thêm phần bình luận. Bình luận theo một kiến giải mới mẻ, có thể coi như là một phát kiến trong kho tàng vô giá của văn ch-ương Việt Nam. Bao nhiêu trân bảo của tiền nhân để lại. được Lê-Quân làm người chỉ đạo đưa ta đến tận nơi thưởng thức..."
(Báo Sài Gòn, số 3 ngày 22-6-1953)
Và còn nhiều, nhiều nữa những ý kiến, phát biểu báo chí ngày ấy sau khi Lê Văn Hòe in và phát hành Truyện Kiều chú giải, song từng ấy đủ để chúng ta hình dung d¬ư luận văn đàn cũng như độc giả đương thời về Truyện Kiều chú giải.
Văn học và tri thức có những giá trị thật trường tồn, vì vậy có thể nói mà không ngại chủ quan rằng, cho đến tận hôm nay, Truyện Kiều chú giải của Nhà văn Lê Văn Hòe vẫn còn nguyên những giá trị như dưluận một thời đã dẫn.
*
Nhân kỷ niệm 100 năm sinh Nhà văn Lê Văn Hòe, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây đã quyết định tái bản cuốn Truyện Kiều chú giải này, để hòai niệm, cũng là tôn vinh những cống hiến của ông trong học thuật, nghiên cứu, phê bình và sáng tác, để ghi nhận sự đóng góp quý giá của học giả Lê Văn Hòe vào nền văn học nước nhà.
Ngày 1/11/2011, Buổi lễ kỷ niệm 100 năm sinh của học giả Lê Văn Hòe và giới thiệu tác phẩm :Truyện Kiều chú giải" do Hội nhà văn Hà Nội, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Thư viện Hà Nội cùng với gia đình học giả tổ chức vào hồi 9h sáng, tại Tầng 2 Thư viện Hà Nội, 47 Bà Triệu.
Hà Như tổng hợp
.
Ngày gửi: 01/11/2011 20:53
Có 3 người thích
Ngày gửi: 02/11/2011 08:08
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Hà Như vào 02/11/2011 08:47
Có 3 người thích
Ngày gửi: 02/11/2011 09:18
Có 3 người thích
Ngày gửi: 02/11/2011 15:46
Có 5 người thích
Ngày gửi: 03/11/2011 08:56
Có 4 người thích
Vodanhthi đã viết:Hôm nay, Đại hội Thành lập Hội Kiều học đã tiến hành thành công.
.
Cảm ơn bác Hà Như đã viếng thăm và đăng hai bài thật có ích cho độc giả. Trước kia nhà tôi có ba quyển của nhà giáo Lê Văn Hòe, trong đó có quyển "Truyện Kiều", nhưng sau này bị tịch thu mất, không tìm mua lại được nữa!
Ngày gửi: 04/11/2011 01:37
Có 2 người thích
Ngày gửi: 17/11/2011 17:10
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Thanh Ngọc vào 17/11/2011 17:15
Có 3 người thích
Làm gì để nghệ thuật đương đại gần được công chúng?
“Quá khứ đã qua” - tác phẩm sắp đặt đa phương tiện của Bùi Công Khánh vừa vào vòng chung kết Giải thưởng mỹ thuật châu Á - Thái Bình Dương 2011
Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] ... ›Trang sau »Trang cuối