Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Trường Lũy Quảng Ngãi mang sứ mệnh hòa bình



SGTT.VN - Sáng ngày 27.3, bộ Ngoại giao, phái đoàn Uỷ ban châu Âu (EU) do ông Sean Doyle làm trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam cùng đoàn đại sứ các nước châu Âu gồm: Pháp, Ba Lan, Hungary, Anh, Hy Lạp, Ý, các nhà khoa học quốc tế đã hội thảo về di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia Trường Luỹ Quảng Ngãi.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=135788



Tại buổi hội thảo, các đại sứ, nhiều nhà khoa học quốc tế đã đưa ra những góc nhìn khách quan, nét tương đồng một số Trường Luỹ trên thế giới với di sản Trường Luỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học trong nước, quốc tế cùng nhìn nhận: di sản Trường Luỹ Quảng Ngãi không phải là ranh giới đóng kín với mục đích quân sự, mà giữ vai trò cửa ngõ giao thương, tính gắn kết cộng đồng giữa tộc người Kinh và đồng bào H’re lúc bấy giờ. Khác với nhiều trường luỹ từng được xây dựng trên thế giới, Trường Luỹ Quảng Ngãi – Bình Định đã mang đến cho các đại sứ, nhà khoa học bất ngờ thú vị: Trường Luỹ mở ra cửa ngõ giao thương, mang sứ mệnh hoà bình.

Sau năm năm (2005 – 2010) nghiên cứu về di sản Trường Luỹ, các nhà khoa học của viện Khảo cổ Việt Nam, trung tâm Viễn Đông bác cổ (Pháp) tại Hà Nội khẳng định: “Trường Luỹ dài 133km trải dài từ huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đến huyện An Lão (Bình Định). Theo lịch sử Đại Nam thực lục, công trình được xây vào khoảng đầu thế kỷ 19 dưới thời vua Gia Long – Nguyễn Ánh, dài 117 dặm. Dọc theo Trường Luỹ, triều Nguyễn đặt 115 bảo, mỗi bảo có mười lính sơn phòng canh giữ. Tuy nhiên, theo các tài liệu khảo cổ học công bố mới nhất, Trường Luỹ bắt đầu được xây dựng cách đây hơn 400 năm.

Ấn tượng đặc biệt về di sản Trường Luỹ Quảng Ngãi, ông Jean Francois Girault, đại sứ Pháp đánh giá: “Luỹ ở đây không chỉ đảm bảo vấn đề an ninh, mà chủ yếu hướng đến mục tiêu giao thương, trao đổi mua bán. Trường luỹ không chia rẽ, ngăn cách như một số luỹ tôi từng thấy trên thế giới, mà gắn kết các tộc người trong cộng đồng lại với nhau”. Còn giáo sư Oscar Salemink, khoa nhân học, đại học Copenhagen nhận định: “Nét đặc biệt của trường luỹ này là có hệ thống đồn bảo phân bố bên trên có ý nghĩa giao thương không chỉ giữa miền xuôi – miền ngược, mà ra cả thế giới bên ngoài. Tôi thật sự ấn tượng về công trình kiến trúc độc đáo này. Di sản Trường Luỹ Việt Nam hoàn toàn xứng đáng đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới”.

Để bảo tồn, phát huy giá trị di sản Trường Luỹ được bền vững, đại diện phái đoàn EU đã đề xuất tỉnh Quảng Ngãi cần sớm xây dựng phương án, chiến lược lâu dài để bảo tồn, phát huy giá trị di sản này. Ông Sean Doyle, trưởng phái đoàn EU cam kết sẽ tình nguyện làm cầu nối, quảng bá đưa bạn bè quốc tế đến đây du lịch; đồng thời kêu gọi các nước thành viên hỗ trợ tiếp tục nghiên cứu về công trình độc đáo, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá Trường Luỹ xứng tầm di sản của nhân loại.

Minh Đức
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Chung cư trên thiên đường

TP - "Chung sống trên thiên đường" - tác phẩm của Nguyễn Mạnh Hùng - có thể rất thú vị với những ai từng ở chung cư Hà Nội kiểu cũ. Với những ai chưa từng ở trong một vật thể như vậy, nó có khi còn thú vị hơn.

http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=74355&Width=400

“Chung sống trên thiên đường” trưng bày tại viện Goethe Hà Nội đến 30-4 Ảnh: N.M.Hà


Đó là một căn chung cư điển hình với các ban công cơi nới tứ phía. Chỉ có điều Hùng xây nó cao mãi lên, chọc qua cả những tầng mây trắng, đủ để thấy máy bay vèo ngang cửa sổ. Trên nóc tòa nhà chọc trời ngạo nghễ một cái sân gạch ở nông thôn với cổng lợp ngói và cây rơm.

“Văn hóa làng xã rất khó thay đổi dù kinh tế xã hội có thể phát triển cao hơn nữa”, Hùng nói. “Hơn 20 năm gắn bó với một khu tập thể tại thủ đô Hà Nội, tôi thấy nó không mang nhiều nét của đời sống của đô thị mà đúng hơn là một quần thể các khu làng chồng chất lên nhau”. Chắc nhiều người thuộc vài thế hệ chia sẻ quan điểm này với Hùng khi họ đã kinh qua đời sống chung cư trong vài thập kỷ trở lại đây.

Có khi vài ba hộ chia nhau một căn hộ. Cư dân chung cư mở rộng không gian sống của mình về tất cả các hướng có thể. Mở cửa ra ban công, ta có thể bắt gặp một cái chuồng gà hoặc lợn. Một cái vườn treo lơ lửng ở đâu đó với rau hay thậm chí cây ăn quả như đu đủ.

Dân tình chia sẻ những thông tin từ loa phường vào những giờ nhất định, hay cùng thức đêm để bơm nước, rồi những lần về muộn phải vác xe đạp thậm chí cả xe máy lên tầng... Những nếp sinh hoạt rồi sẽ trở thành kỷ niệm không phai mờ. Hùng cho biết, giờ đây, dù đã chuyển đi nơi khác, giấc mơ của anh vẫn quay về… khu tập thể Kim Liên - nơi anh sinh ra và lớn lên.

Nguyễn Mạnh Hùng: “Sau một thời gian sống chung với nhau như thế, những thói quen sẽ ăn sâu vào người ta. Người ở chung cư rồi cũng có một ngày lên thiên đường, thành thiên thần. Liệu khi đó họ có tiếp tục sống với nhau như thế?”. Và Chung sống trên thiên đường ra đời. Nó giống như tượng đài của thực thể chung cư được dựng trên thiên đường.

"Sau một thời gian sống chung với nhau như thế, những thói quen sẽ ăn sâu vào người ta. Người ở chung cư rồi cũng có một ngày lên thiên đường, thành thiên thần. Liệu khi đó họ có tiếp tục sống với nhau như thế?" - Nguyễn Mạnh Hùng.

Tác phẩm được làm hết sức tỉ mỉ từ những vật liệu đơn giản, phần nhiều là phế liệu: giẻ rách biến thành cây cối, tuýp sơn dầu dùng hết được tận dụng làm thành mái tôn… Tính ra không đến 1 triệu.

Hùng đang chuẩn bị cho một triển lãm tranh sơn dầu, nhưng anh cho hay sẽ tiếp tục khai thác hình thức làm mô hình, sa bàn. “Nhưng chắc sẽ không to như thế này nữa. Vì tốn kém, vận chuyển hay hỏng hóc. Về mặt kinh doanh chả có lãi, vì đến giờ vẫn chả có ai mua”. Chung cư của Hùng có kích thước 70x70cm, cao 3 m.

Tác phẩm đã được trưng bày theo kiểu điêu khắc ở Na-uy và Đức. Khán giả đi vòng quanh, nhìn và thậm chí sờ. Chỉ ở Việt Nam, Hùng mới có điều kiện trưng bày tác phẩm đúng như anh muốn. Tòa nhà chọc trời với dáng vẻ có phần cổ quái nổi bật trên thảm mây bằng bông và nền tranh tường cũng đặc kín trời mây. Khán giả chỉ được phép chiêm ngưỡng tác phẩm qua tấm kính. Và Chung sống trên thiên đường trở thành một bức tranh 3D.

http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=74357&Width=300

Nguyễn Mạnh Hùng.


“Khán giả quan sát mô hình một cách khách quan chứ không được sống trong đó”. Để ý thật kỹ, trong mô hình của Hùng còn có cảnh câu (trộm) điện của hàng xóm.

Nguyễn Mạnh Hùng tốt nghiệp khoa Hội họa ĐH Mỹ thuật Hà Nội năm 2002, hiện là giám đốc nghệ thuật của Studio nghệ thuật đương đại Nhà sàn Đức. Anh cũng là gương mặt quen với những ai quan tâm đến nhạc đương đại.

Là dân chơi tay ngang, Hùng thường xuyên hòa nhạc cùng các nhạc sĩ đương đại Kim Ngọc, Vũ Nhật Tân, SơnX, Trí Minh... Và gần đây là nhóm Đại Lâm Linh. Trên sân khấu, Hùng dùng ghi-ta và những hiệu ứng điện tử để tạo tiếng ồn, có khi giống như tiếng máy bay trực thăng. Hùng cũng biết cách đệm hát theo kiểu pop-rock thông thường.

Nguyễn Mạnh Hà
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

@ Thanh Ngọc: Trông bức tranh, liên tưởng đến Abarat, nhỉ?
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

@Vodanhthi: Ồ, đúng thế! Khi nhìn bức tranh này, Thanh Ngọc đã thoáng nhớ tới ngọn hải đăng ở Trấn Gà và biển Izabella đấy anh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
Gửi lại ảnh này, để nhớ một thời xa xưa, cùng vui thú với nhau ở Trấn Gà và Abarat... Để nhớ các bạn đọc thân thương như Nguyệt Thu, NamLan, Thanh Ngọc, Hoa cỏ, Libi, chuoichuoi2302… cùng các bạn khác nữa.

Vodanhthi đã viết:

http://www.clivebarker.info/yalighthouse.jpg

Hải đăng trọi trơ buồn

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Câu hỏi cho một số bạn phóng viên “văn hoá”

SGTT.VN - Các bạn ạ, mấy hôm nay hoang mang quá, tôi bèn giở từ điển tiếng Việt ra, thấy có cả thảy năm nghĩa về “văn hoá”:

1. Tổng thể giá trị vật chất tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử.

2. Những hoạt động của con người nhằm làm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần.

3. Tri thức, kiến thức khoa học.

4. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh.

5. Nền văn hoá của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau.

Tôi hoang mang là vì tất cả các mục có tên gọi là “văn hoá” trên nhiều tờ báo mạng không hề thuộc khoản nào trong năm mục định nghĩa trên.

Nhưng một người quen tôi bảo, sai rồi, thuộc năm mục cả ấy chứ. Đây này:

1. Cung cấp tin diễn viên, ca sĩ mua xe gì, túi gì, thuộc mục một.

2. Cung cấp tin có gì trong váy của ca sĩ, nghệ sĩ; cầu tiêu nhà nghệ sĩ thì thơm hay hôi đến mức nào… thuộc mục hai.

3. Tìm hiểu nghệ sĩ có bơm ngực bơm mông không, công nghệ nào là thuộc mục ba.

4. Cung cấp tin nghệ sĩ lăng mạ nhau, thắc mắc về mức độ “văn minh” của một số ca sĩ, diễn viên… là thuộc mục bốn.

5. Lâu lâu đăng những bài gần như giống hệt nhau mỗi khi có nghệ sĩ lìa đời (mà khi họ còn sống thì không hề có bài nào cho biết họ đang làm gì, sống ra sao) là thuộc mục năm.

Các bạn phóng viên mục văn hoá ơi, một số nghệ sĩ quen biết nói với tôi rằng ngoài chuyện lù mù về định nghĩa “văn hoá” trên báo mạng, còn vấn đề tác nghiệp cũng không biết có thể gọi là “văn hoá” không.

Thí dụ họ đang đứng trên sân khấu hát (ở tư thế là đã cao hơn đầu các bạn), các bạn đứng bên dưới, chĩa ống kính lên thì làm sao mà họ khép chân cho kịp, thế là thành một bài “lộ hàng”.

Họ đang ở trong toilet, phòng thay đồ, các bạn xông vào, chĩa thẳng, họ cũng không khép chân lại kịp (lại cũng thành một bài “lộ hàng” nốt, nhưng có bạn phóng viên còn hỏi ngây thơ, lộ hàng thật hay lộ hàng giả).

Chuyện họ mặc áo hở ngực hay không mặc áo ngực đi ngoài đường, tưởng chỉ có chồng họ thắc mắc thôi, có ai ngờ các bạn lại quan tâm, đứng sau gốc cây quan sát, rồi cho vào cái gọi là bản tin an toàn giao thông.

Họ giận nhau, chửi nhau trên Facebook, trên blog, chơi đùa hay nghiêm trọng, là chuyện riêng của họ, có ngờ đâu các bạn phóng viên đọc hết, chép lại y chang, thành bài – thêm vào dấu chấm hỏi, bảo thế là có thật không, thế là có văn hoá không?

Rồi lúc họ đang bị vợ bỏ, chồng bỏ, mất của…, thấy có người đưa khăn cho chùi nước mắt, họ mủi lòng khai chuyện, làm sao biết được các bạn đi đăng báo, rồi quay lại mắng họ “rẻ tiền”, mắng là showbiz của họ nhiễu loạn.

Tóm lại tác nghiệp như thế thì gọi là gì bây giờ? Du kích? Tổng công kích? Nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ, người mẫu... chân yếu tay mềm làm sao đỡ nổi sự nhanh nhẹn và mưu trí của các bạn bây giờ?

Tôi thì nghĩ rằng người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm hành vi của mình. Ai mượn thay đồ không chốt cửa cho phóng viên xông vào làm chi. Ai mượn đi hát mặc váy ngắn lại đứng gần mép sân khấu có phóng viên rình sẵn làm chi. Ai mượn yêu nhau rồi bỏ nhau, chửi nhau như người thường làm chi… Được lăngxê rồi bị vùi dập là hai mặt gắn bó của chữ “nổi tiếng”, không nên khóc lóc nhiều. Nhưng tôi hoang mang đến nỗi phải tra từ điển là vì bản chất mục “văn hoá” trên các báo mạng hoá ra lại toàn những chuyện như thế. Nếu có nói chuyện nước ngoài thì cũng chỉ đến Lady Gaga mặc gì, Britney chở con không cài dây an toàn, bà Beck chườm chân nước đá vì đi giày cao gót…

Hồi trước đại lễ nghìn năm Thăng Long có bàn nên chôn cái gì xuống đất, nghìn năm sau đào lên còn biết văn hoá đời nay. Nếu căn cứ vào những gì các mục “văn hoá” nhiều báo mạng hay nói tới nhất, nên chăng chôn theo một ít áo hở ngực “bạo”, váy xẻ cao “quá táo bạo”, vài bộ ngực “khủng”, cho người đời sau biết cái gì đang bao trùm văn hoá mạng nước nhà.

Ch.e
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Thì đây cũng là một thứ văn hóa của mấy vị phóng viên "Lá Cải" mà. Người nào thì cho ra của ấy. Còn ai cho ra thứ người ấy thì có giời mới biết.Hàng ngày thật khó, không biết đọc gì, xem gì...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Sự đọc và PR văn học


Bùi Việt Phương


Thuở nhỏ, tôi từng phải đọc những cuốn sách “khoả thân” về chữ nghĩa bởi bìa sách, trang lót đã bay biến từ lúc nào. Ngay cả đến tên tác giả lắm khi cũng không rõ là ai. Nghĩ lại, sự đọc trong cảnh thiếu thốn ấy cũng hay.

Người ta truyền tay nhau những cuốn nhàu nát, lên nước mồ hôi tay và không bị áp lực vào tên tuổi người viết, vào tên nhà xuất bản. Cùng lắm chỉ dặn nhau: Đọc được lắm. Nói thì biết thế. Người mượn sách ậm ừ rồi về đọc xem thế nào đã.

Giờ đây ngoài sự sang trọng của hình thức, sách còn được chọn làm nhân vật chính cho các bài báo. Sách thành chủ điểm cho các cuộc gặp gỡ giữa 3 phía: Tác giả - báo chí - người đọc. Chuyện một tập thơ, một tiểu thuyết cũng được post lên mạng để gây nên những sự kiện - tương tự như các ngôi sao giải trí, hay sản phẩm công nghệ mới - đã khiến không ít người tham gia vào sự kiện và người nghe ngộ nhận sách như một mặt hàng. Quả có một phần đúng, chứ nếu chỉ vì cái lẽ thiêng liêng của nghệ thuật, của truyền thống trọng thi thư mà phủ nhận là khiên cưỡng. Chí có điều, chiếc xe máy giúp ta đến công ty nhanh hơn 30 phút (so với đi xe đạp), cái nồi cơm điện giúp ta tiết kiệm được thời gian nghỉ trưa (cũng là lợi ích kinh tế cả) thì cuốn sách giúp ta gỡ được điều gì đang mắc mớ trong nội tâm. May mắn hơn giúp ta sáng ra điều gì đó. Chí ít, nó như giọt nước nhỏ phản chiếu ánh mặt trời có 7 sắc màu làm ta nhớ ra đời còn có cái đáng yêu hơn là cứ chúi mũi vào những toan tính với nhau. Quả thật, sách với năng lực của của mình, gặp người hiểu mình cũng có ích như thế.

Nhưng điều mà người viết bài này đáng buồn nhất là nhiều người “lạm dụng” vào công nghệ truyền thông để đưa sách “lọt” qua cánh cổng cả tin của người đọc. Bạn đọc nhiều khi cả tin ở dư luận và hoang mang ở chính kiến lựa chọn của mình. Thế nên chuyện sách này, sách nọ tạo ra địa chấn hay tại chính kiến tiếp nhận của người đọc đã tự “đổ theo nhau” vì đồn thổi, hoà theo mốt vì sợ mình sẽ cô độc - đồng nghĩa với kém cỏi và tụt hậu trong tiếp nhận - thì còn phải bàn thêm nữa. Ở hiệu ứng này nó gần với thời trang, ở sự cuồng nhiệt nó gần với bóng đá nhưng ngẫm kỹ lại thua những lĩnh vực kia ở hai điểm: Thời trang dựa vào xác tín của những thần tượng đã sử dụng nó (một sự tương sinh có lợi) khi người mẫu này, diễn viên nọ bận áo này, váy kia trong phim chẳng hạn. Với bóng đá, thực ra sự sáng tạo rất âm thầm. Người chơi có nội cảm tự tin chứ không phải phụ thuộc vào những tiếng hò reo. Những thanh âm ấy chỉ có tác động duy nhất: Khiến người cầu thủ luôn nhớ mình đang trong sân chơi, luôn ở vị thế đăng đàn. Trong khi đó, xác tín của một cuốn sách lại chẳng bám víu vào đâu cả mà người đọc nghe hơi nhau tìm đọc hay nghe qua các kênh “lăng xê sách” . Họ nhầm lẫn giữa tin về sách và niềm tin tưởng ở chất lượng sách. “Sự cách tân và đổi mới vốn không phải là thuộc tính dành cho đám đông” [1], không một best seller nào trùng khít với tất cả dạng thức nhu cầu giải cứu niềm tin trong nội tâm người đọc. Có chăng, chỉ gọi là mẫu số chung cho cái đẹp mà thôi. Vậy thì sao nó có thể trở thành một cơn sốt. Đó là một thói quen gò ép vóc dáng nội tâm vào những khuôn đúc.

Với các cuộc PR văn học, tôi nghĩ đó là một động thái hay dù không có gì mới. Chúng ta đừng nhìn vào sự phục sức của công nghệ mà gắn cho nó cái lai lịch hiện đại. Trước 1945, các văn sĩ đã có cuộc đăng đàn ở quy mô rộng hẹp khác nhau. Trong những năm chiến tranh, các nhà văn Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Tô Hoài… từng đi nói chuyện, bám rễ vào đời sống qua những chuyến thực tế. Hay nếu may mắn, các bạn trẻ giờ đây được đàm đạo với các nhà văn bên ly rượu, tách café thì cũng là một lối đi ấy thôi. Đó là tạo một không gian tác phẩm, lấp đi ít nhiều những rào cản tinh thần từ hai phía. Chỉ có điều, trước đây (và có lẽ là nên thế) người đọc biết họ sau khi biết tác phẩm. Họ coi người sinh thành ra những chữ nghĩa là một quý nhân, được diện kiến là một sự kiện chứ không phải sự kiện nào đó mang lại cho họ đôi ba quyển sách để đem về đọc hay gác lên giá sách vĩnh viễn.

Trong cuộc gặp gỡ của 3 phía, tôi nghĩ rằng hãy là những người đọc lên tiếng trước: Anh sẽ đem đến cho hai ta điều gì? Còn nhà văn chân chính thì nên nói hết những gì mình nghĩ, mình đã làm. Ở phía còn lại, dẫu đó là một nhà phê bình tên tuổi thì anh đừng quên vị thế của mình. Anh đại diện cho một người đọc cao cấp có khả năng định hướng đọc cho công chúng ư? Đại diện cho nhà văn đã phó thác số phận tác phẩm cho anh ư? Hãy làm một bà mối, giúp cho giai - gái tương phùng nhưng có thành đôi không thì còn phải “tuỳ duyên” nữa chứ. Anh có mở sẵn trang sách trước mắt họ, châm thuốc cho họ nhưng họ vẫn quay đi nếu không tìm thấy ở đó một sự gặp gỡ. Còn nếu có cái duyên hô ứng ấy thì dẫu xa cách, khuê các, cuốn sách trinh trắng kia vẫn nô nức bướm ong. Hãy để chuyện sách và đọc sách mãi mãi ý nhị như thế.

[1] Xem thêm Trần Văn Toàn, Bàn thêm về vị thế của nhà văn Việt Nam hiện đại. ,
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tác phẩm văn học trên hộp đựng ngũ cốc



TT - Nhằm khuyến khích trẻ em đọc sách, Nhà xuất bản Puffin Books (Anh) đã chọn một hình thức độc đáo để phát hành các tác phẩm văn học thiếu nhi: in tác phẩm lên những chiếc hộp đựng ngũ cốc mà người Anh dùng hằng ngày.

Những trích đoạn các tác phẩm nổi tiếng, trong đó có Charlie and the chocolate factory (Charlie và nhà máy sôcôla) của nhà văn Anh gốc Na Uy Roald Dahl (1916-1990, một số tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Việt như Chuyện cô bé Matilda, Charlie và chiếc thang máy bằng kính) sẽ được in ở mặt sau của hộp, nơi trước đây là chỗ để quảng cáo hay giới thiệu trò chơi. Văn bản chỉ giới hạn trong 200 từ và được chọn lựa sao cho cuốn hút người đọc vào câu chuyện ngay lập tức.

Hộp đựng ngũ cốc được Nhà xuất bản Puffin Books chọn lựa vì nó là vật trẻ em có thói quen cầm xem mà không phải bận tâm hay lo lắng gì. Theo bà Francesca Dow - giám đốc của tập đoàn mà Puffin Books là một thành viên, hộp đựng ngũ cốc hiện diện trong hàng triệu hộ gia đình. Để thực hiện dự án, nhà xuất bản hợp tác với hệ thống siêu thị Asda để in và phân phối các hộp đựng ngũ cốc đặc biệt trong tháng 4.

CÔNG KHANH (Theo L’Express)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Ngoài cốc, hộp, chai, lọ... học sinh thường xuyên dùng rất nhiều dụng cụ học tập như cặp sách, hộp bút... Tại sao không in những câu ca dao, tục ngữ... những hình ảnh lịch sử Việt Nam... những công thức khoa học... vào đó? Ngược lại, chỉ thấy trên đó những hình thù kỳ quái, những chữ Tây, chữ Tàu, chữ Nhật, chữ Thái... thậm chí chữ Ả rập, chẳng biết nói điều gì.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] ... ›Trang sau »Trang cuối