Trang trong tổng số 5 trang (49 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Viễn khách

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Tớ rất hâm mộ nhà thơ - nhà giáo Thái bá Tân, đặc biệt thích những bản dịch thơ trẻ em của chú ấy. Nhưng riêng bài trên, nếu là của chú ấy dịch thật (trong Thi Viện ghi là chưa rõ) thì quả là tớ hơi thất vọng. Không, rất thất vọng!
Nói thật nhé riêng thơ Nga dù Thái Bá Tân hay Hồng Thanh Quang dịch tớ chẳng ưa mấy đặc biệt là HTQ. Cũng chẳng hiểu tại sao nữa nhưng chỉ biết rằng không thích cứ nghe thấy là không thích rồi. Xin lỗi HXT nha
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

:-) Sao lại phải xin lỗi tớ thế? Kể cả VK chê thơ Nga do tớ dịch thì cũng không phải xin lỗi cơ mà :-P

Thật lòng Thái Bá Tân dịch thơ trẻ em Nga tớ thấy rất hay, giọng điệu dí dỏm. Nhưng thơ tình thì chú ấy dịch không ổn, nó cứ lủng củng không đi vào lòng người... Tớ chưa được đọc nhiều bản dịch Hồng Thanh Quang nên cũng không biết như thế nào...
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Viễn khách

HTQ rất am hiểu về văn hoá Nga nhwng tớ vẫn không thích
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Hôm nay tớ vừa đọc bài thơ của chú Thái Bá Tân dịch "Подмосковные вечера" do Thanh Bình đăng lên - tớ thấy chú ấy dịch đại khái quá :-( Nhất là câu này:
"Hình như nghe mà không nghe đâu đấy
Có người nào đang hát, giọng trầm vang."
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ducoi

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Hu hu, chị NT ơi, lời thơ bản gốc nó không khô như ngói thế kia đâu ạ :-(
Tớ tìm được bản gốc tiếng Nga này, nhưng lại chẳng biết tiếng Nga.

Миллион алых роз

Жил был художник один,
Домик имел и холсты,
Но он актрису любил,
Ту, что любила цветы.

Он тогда продал свой дом,
Продал картины и кров,
И на все деньги купил
Целое море цветов.

Миллион, миллион, миллион алых роз
Из окна , из окна, из окна видишь ты,
Кто влюблен, кто влюблен, кто влюблен, и всерьез,
Свою жизнь для тебя превратит в цветы.

Утром ты встанешь у окна,
Может, сошла ты с ума?
Как продолжение сна,
Площадь цветами полна.

Похолодеет душа,
Что за богач здесь чудит?
А под окном, чуть дыша,
Бедный художник стоит.

Миллион, миллион, миллион алых роз
Из окна , из окна, из окна видишь ты,
Кто влюблен, кто влюблен, кто влюблен, и всерьез,
Свою жизнь для тебя превратит в цветы.

Встреча была коротка,
В ночь ее поезд увез,
Но в её жизни была
Песня безумная роз.
Прожил художник один,
Много он бед перенес,
Но в его жизни была
Целая площадь цветов!

Миллион, миллион, миллион алых роз
Из окна , из окна, из окна видишь ты,
Кто влюблен, кто влюблен, кто влюблен, и всерьез,
Свою жизнь для тебя превратит в цветы.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Đại Phong

một câu truyện rất tuyệt vời
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyenhnv

Số phận bài thơ "Đi học"

Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay tưng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp…
Những câu thơ trích ra từ bài thơ “Đi học” này hẳn rất nhiều thế hệ học sinh Việt Nam sẽ không thể nào quên, nhất là khi bài thơ được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc mang đậm âm hưởng dân ca Tày-Nùng. Đến nay, nhiều độc giả quan tâm vẫn chưa biết nhiều về xuất xứ cũng như tác giả bài thơ này. Chính vậy, chúng tôi đã tìm gặp nhà thơ Định Hải, nhà báo Trần Hòa Bìn [1], hai người đã từng tiếp xúc trực tiếp, gặp gỡ những người thân cận tác giả bài thơ để tìm hiểu về “số phận” cũng như chân dung tác giả bài thơ “Đi học”
http://i44.photobucket.com/albums/f48/sglt/minhchinh.jpg
Tác giả Hoàng Minh Chính

1. Nhà thơ Định Hải: Người trực tiếp nhận bản thảo, sửa và đổi bút danh cho tác giả bài thơ “Đi học”
Vào khoảng năm 1969 trên đường đi vào Nam nhà thơ Hoàng Minh Chính tranh thủ nghé qua NXB Kim Đồng và đưa cho tôi một tập thơ khá dày dặn. Trong cả tâp thơ đó tôi đọc được những câu thơ trong trẻo của bài thơ đi học. Đây là bài thơ có ý thơ rất hay dù câu chữ còn cầu kì, thô nháp. Tôi quyết định chọn và biên tập bài thơ đó. Theo trí nhớ (không hoàn toàn chính xác)  của nhà thơ Định Hải thì bài thơ “Đi học” ban đầu có 6 khổ viết theo thể ngũ ngôn nội dung như sau:

ĐI HỌC
Hoàng Minh Chính

Cọ xòe ô che nắng
Râm mát đường em đi
Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp
Đường xa em đi về
Có chim reo trong lá
Có nước chảy dưới khe
Thì thào như tiếng mẹ
Dù bom rơi đạn nổ
Em vẫn học vẫn hành
Vẫn ngắm màu cờ đỏ
Rạo rực giữa rừng xanh
Trường của em be bé
Nằm lặng dưới dặng cây
Chiến hào chạy giữa lớp
Chẳng sợ gì máy bay
Cô giáo em tre trẻ
Dạy em hát rất hay
Mũ rơm thơm em đội
Hương cốm chen hương rừng
Mỗi lần em tới lớp
Là một lần lớn thêm

http://i44.photobucket.com/albums/f48/sglt/dihoc.jpg
Bản nháp bài thơ "Đi học" của Hoàng Minh Chính

Sau khi đọc xong và suy nghĩ nhiều ngày, tôi quyết định biên tập, sửa chữa lại đôi chỗ nên bài thơ chỉ còn lại năm khổ. Tuy nhiên không hiểu sao khi in vào trong SGK người ta lại "xén" đi 2 khổ, chỉ còn thế này:

ĐI HỌC
Minh Chính

Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp

Trường của em be bé
Nằm lặng giữa rừng cây
Cô giáo em tre trẻ
Dạy em hát rất hay

Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xòe ô che nắng
Râm mát đường em đi.
(Trích SGK)

Bài thơ “Đi học” sau khi được biên tập lại, tôi đã đưa vào một tuyển tập thơ cho thiếu nhi nhưng nếu để in vào sách mà để tên tác giả là Hoàng Minh Chính thì “nhạy cảm” quá bởi lẽ lúc bấy giờ nước mình đang có vụ gì đó về chính trị liên quan đến một ông cũng có tên là Hoàng Minh Chính. Thế nên, tôi nói với Hoàng Minh Chính “đi học” rằng, nếu in bài thơ này thì sẽ phải bỏ họ Hoàng đi chỉ để tên tác giả là Minh Chính vì tôi sợ vụ “xét lại” ông Chính “chính trị” sẽ làm anh gặp phiền phức vì tên trùng nhau. Cậu Hoàng Minh Chính khi đó còn rất trẻ, rất thật thà nói: Vâng, làm thế nào thì tùy ở anh, có gì anh sửa giúp em. Và, bài thơ “Đi học” lần đầu tiên đến với bạn đọc và cũng là mãi mãi với tên tác giả là Minh Chính là do vậy.
Sau cuộc nói chuyện ấy tôi có dặn dò Minh Chính ngay sau khi vào Nam thì viết thư lại báo cho tôi biết tình hình cũng như cho địa chỉ, hòm thư để sau khi sách in ra còn biết đường gửi vào. Nhưng một tháng, hai tháng rồi hàng năm trời vẫn không có tin tức gì. Mãi sau này tôi mới biết, người chiến sĩ trẻ ấy đã mãi mãi ở lại chiến trường mà không hề biết rằng bài thơ của mình đã được in trong tập, đã nằm trong sách giáo khoa và đã được phổ nhạc…”
Khi được hỏi: Là người đã biên tập bài thơ cho Minh chính có bao giờ ông nghĩ rằng mình chính là đồng tác giả bài thơ đó không? Nhà thơ Định Hải cho biết, ông không nghĩ rằng mình là đồng tác gải bài thơ mà đơn giản là một người có công phát hiện hiện ra những năng khiếu, những mầm non và vun sới cho nóvà trong trường hợp này tôi đã phát hiện ra bài thơ “Đi học”. Tôi luôn có ý thức chăm sóc cho lớp trẻ. Đặc biệt với nhà thơ trẻ Minh chính, cuộc gặp gỡ giữa tôi và anh ấy như một cái duyên đã định cho dù nó chóng vánh và ngắn ngủi nhưng chúng ta còn lại một bài thơ “Đi học” với tôi nó đã trở thành một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong sự nghiệp làm một người biên tập.
Sau này, trong một tập thơ của nhà thơ Đặng Hiển có làm một bài thơ về việc nhà thơ Định Hải “phát hiện” bài thơ “Đi học” có những câu thơ như thế này:

“Có một chiến sĩ trẻ
Rất yêu thơ và tuổi thơ
Sổ tay anh ấp ủ
Nhiều bài thơ chưa “công bố” bao giờ
Một buổi trên đường ra mặt trận
Hành quân qua thủ đô
Anh tranh thủ chạy vào tòa báo
Rụt rè đưa bài thơ
Nhà thơ biên tập viên
Bắt tay người chiến sĩ
Quên không hỏi hòm thư
Chỉ đoán người Phú Thọ
Vì trong thơ có “lá cọ xòe ô”
“che đường em đi học”
Khi bài thơ được đăng
Nhà thơ cứ băn khoăn
Không biết ngoài mặt trận
Chiến sĩ có biết tin này chăng?
…(Trích: “Người chiến sĩ trẻ vào bài thơ để lại” – Đặng Hiển)

2. Nhà thơ - nhà báo Trần Hòa Bình: Hành trình “đi tìm” tác giả bài thơ “Đi học”
Trước khi nhà thơ, nhà báo Trần Hòa Bình đột ngột từ trần, chúng tôi đã tìm gặp ông và hỏi chuyện về hành trình đi tìm tác giả bài thơ “Đi học”. Ông đưa cho chúng tôi xem mấy bài báo báo chính ông viết về cuộc hành trình đi tìm Hoàng Minh Chính rồi kể: “Thực ra về tác giả Minh Chính tôi cũng chỉ biết qua một chương trình phát thanh của Đài tiếng nói rất chung chung rằng ông ấy là tác giả của bài thơ “Đi học” mà tôi cũng rất thích rất nhớ ấy. Sở dĩ tôi bắt đầu quan tâm đến tác giả Minh Chính là bởi năm 1996 NXB Kim Đồng có mời tôi tham gia làm cuốn sách “Thơ chọn với lời bình” gồm 2 tập với những bài thơ cấp tiểu học có kèm lời bình. Tôi là người nhận bình bài “Đi học” của Minh Chính và rất nhanh tôi làm xong công việc đó. Thế nhưng, trong khoảng thời gian làm cuốn sách ấy tôi có nhận được điện thoại của người biên tập cuốn sách trên là chị Trần Phú Bình cho hay sách chưa thể in vì phần tiểu sử tác giả bài thơ “Đi học” vẫn trống và nhờ tôi tìm giúp.
Khi nhận lời rồi không làm cũng không được nên buộc tôi phải lần dò từ nhiều nguồn khác nhau về con người này. Tôi gọi điện, đánh thư tín và tìm gặp một số người bạn học cùng trường với Hoàng Minh Chính ở Phú Thọ. Và, tôi thật sự lấy làm vui mừng vì qua những cuộc gặp đó phần tiểu sử của bài thơ “Đi học” đã được in kèm trịnh trọng ngay cạnh bài thơ: “Minh Chính, tên đầy đủ Hoàng Minh Chính. Sinh năm 1944 tại xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Hà. Theo gia đình lên Phú Thọ năm 1948. Học sinh trường Hùng Vương. Nhập ngũ năm 1963. Vào chiến trường B2 năm 1966, cấp bậc Thượng uý đại đội trưởng thuộc Sư đoàn 312...”.
Vui mừng và xúc động nhất đối với tôi là khi tìm thấy trong đống bản thảo cũ bài thơ “Đi học được chép tay bằng mục Cửu Long trên giấy thếp. Sau khi đọc lại bản nháp này tôi biết thêm được rằng, bài thơ đi học được Hoàng Minh Chính viết năm 1959 cùng với dòng: “Kỷ niệm thăm Thản”. Bài thơ này sau khi được biên tập lại và in vào SGK thì tôi thấy một số câu, thậm chí một vài khổ bị bỏ đi, chỉ còn lại 3 khổ như chúng ta đã được học…
Về thành phần gia đình Minh Chính, tôi đã về Phong Châu tìm gặp em trai của nhà thơ và được biết thêm quê gốc của Minh Chính ở Nam Hà, cùng gia đình chuyển lên Phú Thọ năm 1948. Như trong một bài báo tôi đã kể, dòng họ nhà anh có tới năm đời là đốc học. Gia đình anh, cả bên nội và bên ngoại đều có truyền thống về nghề dạy học và văn chương. Minh Chính có thơ in trên một số tờ báo từ năm 1964 như: “Mùa nhãn”, “Đường về quê mẹ”, “Qua trường cũ”, “Dòng sông Công”, “Cô gái lái đò trên sông Cam Lộ”...   
Năm 1969, tác giả bài thơ “Đi học” tiếp tục trở lại chiến trường lần thứ  hai. Trước khi đi, anh gom những bài thơ còn giữ được gửi lại người thân. Anh cùng với đơn vị đóng quân ở Quảng Trii một thời gian rồi chuyển sâu vào chiến trường K. Tại đây, tháng 3/1970, Minh chính đã hy sinh anh dũng khi mới 26 tuổi. Và đau buồn hơn là Minh Chính ra đi mà không hề hay biết các tác phẩm của mình ở Hà Nội đang chuẩn bị dời xưởng in và đặc biệt bài thơ “Đi học” cũng đã được chọn in vào SGK lớp 1 (sau đó là lớp 2) để đến với các em thiếu nhi cả nước”.
Và chúng tôi không thể nào quên hình ảnh cố nhà thơ, nhà báo Trần Hòa Bình vừa chỉ tay vào lũ trẻ nhỏ tan trường đi ngang cửa vừa xúc động hát:   
Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay tưng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp…
Quả thực khi nghe những câu hát ấy không ai không cảm thấy bồi hồi nhớ lại một thuở đến trường. Xin gửi lời tri ân đến tác giả bài thơ “Đi học” – một con người của “thế hệ tuyệt đẹp những người đã sẵn sàng hy sinh tất cả: tình yêu, học hành, những say mê, ước vọng của bản thân - để cầm súng ra trận.”[2], cảm ơn nhà thơ nhà báo Trần Hòa Bình – người đã có cuộc hành trình đi tìm tác giả bài thơ. Sự dở dang bởi số mệnh của hai người chắc chắn mỗi thế hệ độc giả của bài thơ “Đi học” sẽ luôn mang theo và ghi nhớ trong lòng…

(Nguồn: http://www.vietvan.vn/index.php/viet-van/lao-dong-viet-van/806-so-phan-bai-tho-qdi-hocq.html)
Quanh co cõi tạm hồng trần
Coi như có dịp một lần dạo chơi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Dinh Dinh

bài thơ "Đi Học" được phổ nhạc rất hay, mời các bạn cùng thưởng thức ^^!

http://nhacso.n...08/03/05F65921/
tôi và bạn là hai thế giới trái ngược nhau, nhưng những gì bạn làm cho tôi và tôi làm cho bạn ko hề trái ngược ^^!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoa cỏ

Hôm nay mình mới vào chủ đề này và đầu óc được mở mang ra nhiều. Thật thú vị! Cám ơn các bạn nhé!
Tôi yêu cuộc sống hôm nay
Bởi trong tôi có những ngày hôm qua...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

(Trích dẫn dắt một bài thơ trong báo Khánh Hoà)...

ĐÒ XUÔI THẠCH HÃN XIN CHÈO NHẸ ...

Tối qua xem TV thấy nói về Quảng Trị 1972, xúc động nên hôm nay xin đưa lên vài vần thơ kèm theo 1 vài lời bình,bài thơ có lẽ sẽ không ít người không thể nào quên được những cảm xúc xúc động về tuổi trẻ anh hùng của cha ông ta

Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm

(Trích Có tuổi hai mươi thành sóng nước )

1. Gốc tích bài thơ :

Hiện nay có khá nhiều dị bản, kể cả khi nó được khắc rất trang trọng trong nhà lưu niệm nghĩa trang liệt sĩ Quảng Trị lẫn khi được trích dẫn rất nhiều trên báo chí trong dịp 27/7 vừa qua.
Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm

Đấy là bài thơ bốn câu của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh, nhà báo Lê Bá Dương:

Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
Trước hết nói một chút về tác giả.

Anh Lê Bá Dương hiện nay là Nghệ sĩ Nhiếp ảnh, Hội viên hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, là nhà báo, phóng viên thường trú của báo Văn Hoá tại Nha Trang. Quê chính của anh ở Nghệ An, nhập ngũ năm 15 tuổi, và ngay trong trận đánh vào thôn Tây Trì (Đông Hà) khi 15 tuổi “cộng” 49 ngày, anh đã trở thành dũng sỹ diệt Mỹ. Những năm tiếp theo từ 1968 đến 1973, qua nhiều trận đánh nổi tiếng trên chiến trường Quảng Trị, anh đã được tặng nhiều danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ, dũng sỹ diệt cơ giới, dũng sỹ diệt máy bay… và người chiến sỹ với hơn chục vết thương trên người ấy cũng đã hai lần được đề nghị tuyên dương anh hùng nhưng rồi vết thương chồng vết thương, việc hoàn tất hồ sơ mấy lần dở dang không thành. Hồi ấy, trên mặt trận B5 (đường 9, Quảng Trị) từng đã dấy lên phong trào “Xung kích như Lê Bá Dươngg, chốt chặt như Lê Bá Dương”. Báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Tiền Phong đã có nhiều bài viết và in ảnh Lê Bá Dương mặt trẻ măng, kẹp AK giữa chiến trường khói lửa mà mắt cứ trong văn vắt, môi mím chặt mà cứ thấy phảng phất một nụ cười. Hồi ấy, chiến trường Quảng Trị, mỗi ngày hao hụt quân số hàng trăm, hồi ấy, máu và lửa, xác ta và xác địch lộn tùng phèo, đất đá không đủ để che quân...

Bây giờ ở Quảng Trị, vào tháng 7, có một phong trào rất đẹp là toàn dân kết bè hoa thả xuống dòng Thạch Hãn, con sông đang chứa trong lòng nó hàng trăm linh hồn liệt sĩ đã lặng lẽ chìm trong những ngày đỏ lửa hào hùng ấy. Nhưng trước khi nó thành phong trào như bây giờ, vào hồi đang còn khó khăn nhất của thời bao cấp, người cựu chiến binh Lê Bá Dương ấy đã dồn lương và nhuận bút mỗi năm làm một chuyến tàu chợ vào tháng 7, từ Nha Trang ra Quảng Trị, anh mua hết hoa ở chợ Quảng Trị rồi mang ra sông thả. Ban đầu nhiều người ngạc nhiên, có người còn bảo: ông khùng. Hàng chục năm như thế, đến thời ông Vũ Trọng Kim làm bí thư thì ông mới phát động nó thành phong trào rầm rộ như ngày nay...

2. Trở lại bài thơ

Chiều ngày 27 tháng 7 năm 1987, sau khi thả hoa cho đồng đội, anh ngồi lặng trên bờ sông ngắm những chiếc thuyền nặng nề ngược dòng Thạch Hãn. Thanh bình quá thể, vô tư quá thể, nhưng ai biết, ai nhớ, dưới đáy sông kia còn bao nhiêu đồng đội của anh đang nằm lặng lẽ. Bất chợt những câu thơ vụt ra:

Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.

Tan chợ chiều xuôi đò có vội

Xin, xin đừng khuấy đục dòng trong.

Sau này khi công bố trên Tạp chí Khoa học Công Nghệ Khánh Hòa năm 1990, nhà văn Đỗ Kim Cuông (giờ là vụ trưởng vụ văn nghệ Ban Tuyên Giáo Trung ương) khuyên anh sửa lại. Và bài thơ được hoàn chỉnh là:

Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
Nhưng vấn đề là, với bài thơ 4 câu, bài thơ duy nhất của Lê Bá Dương, hiện nay có khá nhiều dị bản, kể cả khi nó được khắc rất trang trọng trong nhà lưu niệm nghĩa trang liệt sĩ Quảng Trị lẫn khi được trích dẫn rất nhiều trên báo chí trong dịp 27/7 vừa qua.

Trước hết là chữ “lên”, phần lớn đều ghi là “Xuôi”. Xin thưa, nếu “xuôi” thì không phải chèo, mà chỉ “lái” thôi. Chèo đò và lái đò là hai động tác khác nhau. Tiếp đến là chữ “ơi”, nhiều người dùng là “xin”. Bản thân Lê Bá Dương khi sửa từ "xin" thành “Ơi” là thán từ gọi đò – ơi đò… bớ đò…đò ơi theo đúng phương ngữ Quảng Trị, nghe thắt thẻo và có tiếng đồng vọng lênh lan trên sóng nước. Thêm nữa, ở bản gốc thì câu thứ 4 đã có từ "xin" rồi. Nhưng theo chúng tôi, trong trường hợp này dùng “Xin” hay “ơi” cũng đều khả dĩ. Câu dưới dị bản mới nặng, ấy là “còn đó” thành “còn có”. Chữ “còn đó” hay hơn, mênh mang hơn, phổ quát hơn, mở hơn. Lê Bá Dương không phải nhà thơ chuyên nghiệp nhưng anh đã sử dụng chữ rất hợp lý và chính xác. Hai câu dưới thì có một dị bản là “bờ bãi” và “bờ mãi”, thì theo chúng tôi, dùng từ nào cũng được, dẫu “mãi mãi” hay hơn, vĩnh cửu hơn. “Bờ bãi” vừa cụ thể, vừa hẹp, chữ “bãi” như một từ láy phái sinh…

Có lẽ do bài thơ là tiếng lòng chung cho mọi người, đặc biệt là bài thơ còn được gắn với việc một người lính hàng năm một đôi lần về thắp hương thả hoa cho đồng bào, đồng đội, vì vậy, từ khi xuất hiện trên báo bài thơ đã được mọi người chú ý. Người này nhớ một vài câu, người khác nhớ cả bài 4 câu, nhưng thường thì mọi người nhớ và thuộc hai câu đầu trong cả bài thơ 4 câu… Và ngay cả 2 câu đầu đó cũng vẫn có vài từ khác nhau như đã dẫn. Chúng tôi thống kê có các dị bản như sau:

Dị bản 1:

Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.

Dị bản 2 khác với DB1 ở từ ơi thay cho từ xin trong câu đầu

Đò xuôi Thach Hãn ơi chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm

Dị bản 3 khác với dị bản 2 ở từ "Có" thay cho từ "Đó":

Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ

Đáy sông còn có bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm...
Cũng có bản từ hai mươi trong câu thứ 3 được đổi thành từ đôi mươi…

Tuy nhiên không chỉ có dị bản. Xung quanh bài thơ cũng xuất hiện nhiều giai thoại.

Do bài thơ là tiếng lòng lại được viết và xuất hiện từ mảnh đất thiêng, nhạy cảm là Quảng Trị nên được rất nhiều người trên cả nước biết đến. Hiện tại bình quân mỗi ngày tác giả cũng có một cuộc điện thoại từ đâu đó trên cả nước gọi hỏi về bài thơ. Thậm chí khách hàng tại Phú Yên còn gọi lên tổng đài 108 đề nghị cung cấp thông tin bài thơ, tên, số điện thoại tác giả…Ngay cả tựa bài thơ “Lời người bên sông” cũng là một trong những giai thoại đó. Do là một cảm xúc được biểu đạt như một lời thỉnh cầu, bởi vậy lúc đầu bài thơ không có tựa đề, cho dù chỉ là cái tựa “vô đề “ như những bài thơ khác. Sau này khi người biên tập tạp chí đưa bài thơ đi nhà in, thấy thiếu cái tựa bài liền gọi điện hỏi xem tựa bài thơ thế nào? Nghe hỏi vậy, tác giả giải thích: Đó chỉ là lời người bên sông… Không ngờ người biên tập cứ nghĩ đó là câu trả lời của tác giả và thế là “lời người bên sông” bỗng thành tên bài thơ…

Ngoài ra, Lê Bá Dương còn một bài thơ 2 câu được viết trong một tình huống khác. Hôm chuẩn bị vào sâu về phía nam mặt trận, cô bé trong nhà dân chợt hỏi: Chú ơi, tại sao lại gọi là quân giải phóng Bắc Quảng Trị. Vội quá, anh lấy bút viết vội vào trang sách học trò của cô bé hai câu thơ và cũng là hai vế đối:

Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc

Một dấu chân in màu đất hai miền.
Mãi mới đây, nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng Quảng Trị, "cô bé" bây giờ đã là cựu du kích trao lại cho Lê Bá Dương tờ giấy kẻ ngang đã úa vàng nhưng vẫn nguyên nét chữ viết 2 câu thơ. Hôm đi cùng đồng đội lên cao điểm 544, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính đã đề nghị một nhà thư pháp viết hai câu thơ mà anh nói là tuyên ngôn hay nhất bằng thơ về quân giải phóng Bắc Quảng Trị của Lê Bá Dương.

(Trích dẫn Báo Văn nghệ Quân đội) - Chú ý : dẫn lời tác giả nên gọi nhà nhiếp ảnh LBD là "anh" (đúng ra gọi là "ông" đỗi với thế hệ chủng ta)

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 5 trang (49 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối