Mình góp chuyện chuyên mục của HXT nhé!
SỨC MẠNH CỦA THI CA
Bài viết của tác giả
Nguyễn Thị Như Trang trong cuốn 101 giai thoại làng văn nghệ NXB Thanh niên -04/2003
Tưởng rằng phận bạc Ðạm Tiên
Ngờ đâu cụ Nguyễn Tiên Ðiền nằm đây
Ngẩng trời cao, cúi đất dày
Cắn môi, tay nắm bàn tay của mình
Một vùng cồn bãi trống trênh
Cụ cùng
thập loại chúng sinh nằm kề
Hút tầm chẳng cánh hoa lê
Bạch đàn đôi ngọn gió về nỉ non
Xạc xào lá cỏ héo hon
Bàn chân cát bụi, lối mòn nhỏ nhoi
Lặng im bên nấm mộ rồi
Chưa tin mình đã đến nơi mình tìm
Không cành để gọi tiếng chim
Không hoa cho bướm mang thêm nắng trời
Không vầng cỏ ấm tay người
Nén hương tảo mộ cắm rồi lại xiêu
Thanh minh trong những câu Kiều
Rưng rưng con đọc với chiều Nghi Xuân
Cúi đầu tưởng nhớ vĩ nhân
Phong trần còn để phong trần riêng ai
Bao giờ cây súng rời vai
Nung vôi, chở đá tượng đài xây lên
Trái tim lớn giữa thiên nhiên
Tình thương nối nhịp suốt nghìn năm xa...
Trên đây là bài thơ
Bên mộ cụ Nguyễn Du của nhà thơ
Vương Trọng in trên tuần báo Văn nghệ cuối năm 1982. Đấy cũng là mong ước ngậm ngùi của nhà thơ mặc áo lính sau chuyến anh về thăm quê hương.
Hồi đó, năm 1982, khuynh hướng tránh né thực tại, ca ngợi, làm đẹp cuộc đời trong các sáng tác thơ văn còn là hiện tượng phổ biến, thì nỗi xót đau của Vương Trọng không phải là chuyện dễ được chấp nhận. Nặng nề hơn, cộng thêm với bài bút ký
Thương binh trại Tân Kỳ kêu cứu[/b] của anh, có người còn cho Vương Trọng chỉ nói xấu quê hương. Và người ta ghẻ lạnh với nhà thơ. Song có nhiều bạn đọc coi
Bên mộ cụ Nguyễn Du là một sự phát hiện. Phát hiện những thiếu sót trong công tác bảo tồn, bảo tàng di tích lịch sử, văn hoá. Mà đây lại là di tích của
Nguyễn Du, tác giả
Truyện Kiều bất hủ, lúc đó là một trong hai danh nhân văn hoá của Việt Nam được thế giới công nhận
(Nguyễn Du và Nguyễn Trãi).
Cũng cần nói thêm rằng, từ năm 1965, Bộ Văn hoá và tỉnh Nghệ Tĩnh (cũ) đã có chủ trương tôn tạo lại những di tích thuộc về nhà thơ: Từ đường, vườn đất và ngôi nhà cũ ở quê ông, nơi Nguyễn Du từng sống suốt buổi thiếu thời, để kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ lớn (1765-1965). Nhưng có thể vì khi ấy đang có chiến tranh, cũng có thể vì kinh phí hạn hẹp không tôn tạo được đầy đủ, người ta chỉ sửa chữa từ đường và ngôi nhà, khu vườn cũ. Còn ngôi mộ Nguyễn Du cách đấy khoảng 2km thì vẫn tiêu điều, xơ xác y nguyên như trước.
Nguyễn Du mất năm 1820 khi đang làm quan ở triều đình nhà Nguyễn tại Huế, đúng vào năm Minh Mạng lên ngôi vua. Khi ấy, ông được vua Minh Mạng chọn đi sứ nhà Thanh lần thứ hai. Còn đang chuẩn bị hành trang chưa xong thì Nguyễn Du bị bạo bệnh qua đời. Nhà vua rất buồn bèn làm câu đối phúng bậc hiền tài mà mình quý mến:
‘Ngất đại tài hoa, vi sứ vi khanh sinh bất thiểm.
Bách niên sự nghiệp, tại gia tại quốc tử do hương.”(Minh Mạng Hoàng đế trang tặng
Dịch nghĩa:
Một đời tài hoa, khi đi sứ, lúc làm quan, sống như thế thật không hổ thẹn với đời.
Sự nghiệp trăm năm để lại cho nhà, cho nước, tác đi vẫn còn hương thơm muôn thủa.
Ba năm sau khi nhà thơ mất, năm 1823, một người con của Nguyễn Du đem hài cốt cha từ Huế về chôn cất tại quê nhà.
Ắt hẳn khi làm quan, nhà thơ là người rất thanh liêm mẫu mực, dù sống ở kinh đo vẫn thanh bạch cần kiệm, chứ không giầu có như hạng tham quan ô lại thời bấy giờ, nên ngôi mộ của Người rất đỗi bình thường, chỉ đơn sơ mấy hàng gạch, không mộ chí, không cả bát hương cho người đi tảo mộ thắp nén nhang. Và thật trớ trêu, ở gần nơi Nguyễn Du nằm, có một ngôi mộ xy cất đẹp đẽ, cao to hơn hẳn xung quanh khiến nhiều người đã lầm tưởng đấy mới là nơi an nghỉ của nhà thơ lớn.
Vương Trọng đến nơi viếng thăm, anh không ngờ nhà thơ “một đời tài hoa” mà mộ chí lại điêu tàn đến thế. Sẵn mang theo máy ảnh, anh chụp một cảnh kỷ niệm mang về treo trước bàn viết. Những lúc rảnh rỗi, nhà thơ hậu sinh càng ngắm nấm mồ đươn sơ mấy ngọn cỏ đìu hiu lại ngậm ngùi thương cảm người xưa. Bất giác, những câu thơ từ trong tiềm thức anh bật ra đau đớn:
Tưởng rằng phận bạc Ðạm Tiên
Ngờ đâu cụ Nguyễn Tiên Ðiền nằm đây
Ngẩng trời cao, cúi đất dày
Cắn môi, tay nắm bàn tay của mình
Một vùng cồn bãi trống trênh
Cụ cùng thập loại chúng sinh nằm kề … Bài thơ 24 câu lục bát được nhà thơ trẻ viết liền một mạch gần như không phải sửa chữa gì. Khi đọc lại, Vương Trọng cũng tưởng đây chi là bài thơ cho riêng mình. Anh viết để cảm nhận nỗi buồn riêng đối với nhà đại thi hào mà mình rất mực yêu quý, bèn cất đi lâu lâu đọc lại.
Một thời gian sau, nhân bạn bè giục bài in báo, anh mới thử gửi bài thơ này cho tuần báo Văn nghệ. Không ngờ bài thơ được in ra, Vương Trọng nhận được khá nhiều ý kiến bạn đọc hoan nghênh. Trong đó có nhiều người xin tự nguyện góp tiền của. Có người xin chở gạch cát đến xây lại mộ Nguyễn Du, lại có người điện hỏi Bộ Văn hoá, Tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh, sao lại để mộ đại thi hào tiêu điều như vậy? Nói chung, dư luận nhất trí cần xây lại mộ Nguyễn Du ngay, chứ không nên đợi đến lúc nhà thơ quân đội “cây súng rời vai”.
Năm 1988, địa phương mới xây lại ngôi mộ nhà thơ khang trang, có bia mộ lớn như hiện nay. Song tiếc thay, nếu như Léona de Vinsi, một nhà văn hoá lớn nhất thế kỷ 15 mà vẫn còn để lại hình ảnh và những trang phác thảo, thì nhà thơ lớn của chúng ta tuy mới mất trên 200 năm, mà đã không thể tìm ra những di vật thuộc về Người …
Năm 1992, Vương Trọng có dịp lại về thăm mộ Nguyễn Du cùng với một số cán bộ ngành giao thông. Thấy những người từ xa đến thắp hương trước mộ nhà thơ, bà con đang làm ruộng ở gần đấy nghỉ tay đứng xem. Rồi một cụ già tóc bạc tiến đến cạnh đám đông hỏi dõng dạc:
- Các ông có biết vì sao ngôi mộ này được xây lại không?
Mọi người nhìn nhau im lặng. Cụ già lại nói:
- Vì có bài thơ của Vương Trọng đó. để tui đọc bài thơ đó cho các ông nghe hỉ!
Nói rồi, bằng một giọng ngâm sang sảng, cụ già đọc một mạch hết bài thơ Bên mộ cụ Nguyễn Du của Vương Trọng.
Một cán bộ ngành giao thông lúc bấy giờ mới chỉ tay vào tác giả bài thơ, giới thiệu:
- Thưa cụ, thưa bà con, đây chính là anh Vương Trọng.
Cụ già vội đến, nắm chặt tay Vương Trọng hồi lâu:
- Vô phép anh, tui có đọc sai không? Tui không ngờ anh còn trẻ thế.
Vương Trọng cũng hết sức xúc động:
- Thưa cụ, so với cụ thì cháu còn trẻ, chứ với thanh niên thì cháu cũng là người có tuổi. Cháu rất cám ơn cụ và bà con đã đọc bài thơ của cháu.
Đấy là cụ Nguyễn Ngẫu, một người trong dòng họ Nguyễn Du, năm ấy thọ 83 tuổi. Sau đó, cụ Ngẫu còn kể thêm rằng, Nguyễn Du viết Truyện Kiều chứng tỏ một tài năng siêu việt, một tài năng kiệt xuất về thơ nôm (trước đó ông chỉ làm thơ chữ Hán, như Văn tế thập loại chúng sinh), và thể hiện nỗi đau tận cùng của một trái tim nhạy cảm, khi tác phẩm hoàn thanhỳ, nhà thơ chỉ đem dán lên vách ngắm chơi và ngẫm ngợi. Mãi đến 52 năm sau ngày ông mất (1872),
Kim Vân Kiều mới được in lần đầu trên giấy dó.
Còn đối với nhà thơ Vương Trọng, sự việc này mãi mãi là kỷ niệm lớn trong đời làm thơ của mình.
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"