Trang trong tổng số 5 trang (49 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

HUYỀN THOẠI QUANH BÀI THƠ "NÚI ĐÔI" CỦA VŨ CAO...

Những điều ít biết về cô gái trong bài thơ "Núi Đôi" của nhà thơ Vũ Cao

Nhà thơ Vũ Cao trong một lần trò chuyện với khoa Văn Trường CĐSP HN, ông kể: Có nữ sinh đã khóc nói với ông rằng "Bác ơi cháu thương bác quá, vì bác đã mất người yêu". Ông cũng không biết giải thích sao với cô nữ sinh đa cảm. Bài thơ "Núi Đôi" được ông sáng tác nhân lần ông nằm điều trị tại bệnh viện 74 ở Sóc Sơn. Ông đã nghe được câu chuyện từ đồng đội và dân làng Phù Linh về một cô gái đã hy sinh anh dũng ở Núi Đôi để bảo vệ một đoàn cán bộ khi cô mới chỉ chừng 20 tuổi. Vào thời đó, nhiều chuyện thực xung quanh cuộc sống riêng và hoạt động cách mạng của cô ít được biết rõ. Và thế là câu chuyện người ta lưu truyền bằng tình cảm khâm phục và tự hào đã tạo nên một huyền thoại đối với thế hệ trẻ sau này. Năm 1975, có một người đàn ông tìm đến gặp nhà thơ Vũ Cao, lúc đó nhà thơ mới vỡ lẽ: Liệt sỹ Trần Thị Bắc - cô gái Núi Đôi đó đã có chồng, một anh bộ đội Cụ Hồ và chuyện đời, chuyện tình của họ còn cảm động hơn nhiều những gì chúng ta đã nghe kể…

Vùng đất đã trở thành huyền thoại

Xuân Dục- Đoài Đông là bên này và bên kia hai ngọn núi đôi, thuộc Xuân Đoài -xã Phù Linh (Lạc Long cũ)-Sóc Sơn-HN. Xuân Đoài gồm có 3 xóm: xóm Núi Đôi-xóm Giữa-xóm Chùa. "Xóm Chùa cháy đỏ những thân cau" chính là quê hương của cô gái Trần Thị Bắc ngày xưa - Cô gái được nhắc đến trong bài thơ "Núi đôi".

Trước những năm 1950, Lạc Long là vùng địch hậu, là trọng điểm giằng co giữa ta và quân Pháp. Núi Đôi vừa chứng kiến những tang tóc đau thương vừa ghi tạc những tấm gương anh dũng của quân và dân ta. Cho đến nay những chứng tích xung quanh Núi Đôi vẫn còn với những bốt lave, Miếu Thờ, Núi Đôi, bốt Thá…Lạc Long có 3 đồn Tây án ngữ giữa xã như chảo lửa và bị cô lập bởi vành đai trắng do địch tạo ra. Trong hoàn cảnh khốc liệt đó, người dân Lạc Long vẫn một lòng kiên trung và đây trở thành một trong những xã tiêu biểu về chiến tranh du kích thời chống Pháp với nhiều tên tuổi được ghi nhận trong đó có ông Nguyễn Văn Vấn, xã đội phó từng vác dao chém Tây giữa chợ huyện, lập nhiều chiến công trong các cuộc phá đồn tây và từng là Chiến sỹ thi đua toàn quân…

Trở về Núi Đôi bây gờ hai ngọn núi vẫn còn đó, cây rừng tái sinh đã phủ xanh che đi những sườn núi lở lói sặc mùi thuốc súng năm nào. Những đồn bốt đã rêu phong, trở thành chỗ chơi trốn tìm của trẻ nhỏ… Rưng rưng giữa lối vào xóm Chùa, những đổi thay khiến người ta cảm nhận nỗi đau dường như đã chôn sâu vào lòng người sau hơn nửa thập kỷ trôi đi.

Trong ký ức của những người dân ở đây, điều được nói nhiều nhất lại là huyền thoại về cô gái Núi Đôi. Có những em bé hồn nhiên bảo: "Cô ấy tên là Ngát, là Hương…" Có người bảo cô không có ai thân thích, có người khẳng định "cô ấy chưa hề có người yêu, còn trẻ lắm mới 17-18 tuổi thôi". Chỉ hỏi riêng chuyện: "Anh đi bộ đội "sao trên mũ" ngày ấy là ai ?" Mỗi người nói một phách: Là ông A, ông B… Có lẽ thời chiến tranh khốc liệt, chẳng phải ai cũng có điều kiện hiểu về người khác một cách chân tơ kẽ tóc. Song cũng có thể, người ta chỉ muốn nghĩ về cô gái Núi Đôi bằng những thêu dệt như trong huyền thoại, tuy sai thực tế, nhưng chung quy cũng vì một sự mến mộ đối với người đã khuất.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Và một cuộc đời có thật

Liệt sỹ Trần Thị Bắc là con gái đầu của một gia đình có truyền thống yêu nước. Các bác, các cậu của cô đều là cơ sở của Cách mạng, là du kích. Có người là liệt sỹ, có người từng bị giặc bắt. Bố cô những năm đó cũng là xã đội phó xông pha gan dạ, bị địch bắt tra tấn chết đi sống lại. Lớn lên giữa những người như vậy, mới chỉ 15 tuổi Bắc đã tham gia các hoạt động của các đoàn thể. 17 tuổi cô vào đội du kích với nhiệm vụ làm giao thông liên lạc, tiếp tế cho đội du kích trong những lần đi bắn tỉa đồn Tây. Năm 1950, cô được cử đi học y tá rồi trở về kiêm nhiệm thêm việc cứu thương. Có lần theo đội du kích đi bắn tỉa, cô bị đạn của kẻ thù bắn xướt qua mặt để lại vết thương ngay dưới khoé mắt. Nhưng cô không hề biết sợ hãi.

Là một cô gái xinh đẹp, hát hay và khéo ăn nói, năm 1951, Bắc được giao cả 3 nhiệm vụ: quân báo, cứu thương và binh vận.

Thời đó, người ta thấy có một cô gái hàng ngày quẩy gánh đi buôn bán, chiều chiều lại quanh quẩn quanh khu đồn Tây để cắt cỏ. Những tên lính đồn chẳng những không nghi ngờ mà còn tỏ ra quý mến Bắc. Cô ra vào đồn Tây tương đối dễ dàng, gánh nước giúp bọn lính đồn, lân la trò chuyện với chúng. Bắc làm quen được với những tên Tây chỉ huy để thăm dò tin tức và gây dựng được một nhân mối bao gồm hai cai ngụy, một người làm thợ mộc trong đồn Tây và một vợ Tây… Những người này đã thường xuyên cung cấp cho Bắc những thông tin về kế hoạch hoạt động của lính đồn, nhiều điều cơ mật của địch. Với những thông tin quý báu do Bắc đem về, quân ta đã tránh được rất nhiều tổn thất trong cuộc đấu tranh với quân Pháp. Sau này, khi nguy cơ bọn Pháp có thể lần ra nhân mối, cô đã tìm cách đưa hai người cai ngục được giác ngộ chạy thoát ra vùng kháng chiến.

Vào ngày 12/3/1954, nhóm cán bộ của ta họp tại Lương Châu để chuẩn bị cho kế hoạch đánh phục kích địch. Tiên lượng sau khi ta đánh thì địch sẽ tức tối điên cuồng và tổ chức vây ráp càn quét, cấp trên lệnh rút bớt cán bộ nằm vùng ra vùng tự do để tránh tổn thất. Đoàn cán bộ di chuyển ra vùng tự do ngay trong đêm hôm đó gồm có trên 30 người. Bắc được cử dẫn đoàn đi vì hai lẽ: Cô thông thạo địa bàn, gan dạ và khôn khéo trong ứng phó khi có tình huống xấu. Mặt khác, bản thân cô cũng có dấu hiệu bị lộ, nên đã được lệnh chuyển công tác, hoặc sẽ về làm quân báo của huyện đội hoặc về phòng y tế huyện. Ngày 21/3 cũng là ngày Bắc về Núi Đôi thì gặp ổ phục kích của địch. Bọn địch bắt được Bắc, bịt miệng cô dự định ém chờ bắt nốt những người đi sau. Biết điều đó, Bắc đã chống cự quyết liệt. Cô cố kêu to và lao vào tên Tây chỉ huy túm lấy bộ hạ hắn. Tên này đau điếng quên mất việc lớn, kêu rống lên. Một tên lính lê dương đứng cạnh đã lôi Bắc ra và xả trọn băng đạn vào ngực cô. Đoàn cán bộ của ta ra khỏi Lương Châu nghe tiếng súng biết là bị lộ đã lui lại chờ đến khi địch rút. Khi anh em du kích và quân báo huyện tới nơi Bắc giằng co với địch thì Bắc đã hy sinh. Máu loang đỏ ối trên ngực cô bắt đầu se lại. Những viên đạn của kẻ thù vẫn còn găm nguyên ở đó. Bắc được anh em thay nhau cõng vượt vành đai trắng ra đến Cầu Cốn-Vệ Sơn-xã Tân Minh và được đồng đội an táng ở đây.

Đội Hoè, chỉ huy quân đồn Miếu Thờ, có mặt trong trận phục kích đó, sau này kể lại: Hôm ấy bọn địch huy động cả lính đông gấp đôi, gồm quân của bốt Núi Đôi và bốt Miếu Thờ vì nghi du kích đang đào hầm hố quanh bốt. Bắc đã lọt vào giữa ổ phục kích, nếu cô không đánh động thì còn nhiều cán bộ bị bắt.

Dân làng thương tiếc Bắc nói với nhau: "Cái Bắc nó muốn sống thì vẫn có cơ hội, vì nó quen biết với bọn Tây, có thể van xin chúng tha cho. Mặt khác, nó cũng mới chỉ bị tình nghi là du kích thôi". Nhưng điều đáng nói lại ở chỗ, Bắc có thể tìm đường thoát cho mình nhưng cô đã chọn cái chết vì những người khác.

Sau này khi Phù Linh được công nhận là xã anh hùng và chuẩn bị xét chọn phong tặng danh hiệu anh hùng đối với một số cá nhân xứng đáng. nhiều người đã có ý kiến: Phải truy tặng danh hiệu anh hùng cho cô gái Núi Đôi năm xưa. Tuy thành tích của liệt sĩ Trần Thị Bắc khiêm nhường hơn những bậc cha chú đi trước nhưng cô lại được lòng dân yêu mến, bởi cô đã sống đẹp và dám chết khi cần thiết. Cũng phải nói thêm, phải đến lần thứ ba chuyển mộ và sau khi bài thơ "Núi Đôi" của nhà thơ Vũ Cao ra đời vào năm 1956, Trần Thị Bắc mới được công nhận là liệt sĩ. Tuy nhiên trong lòng dân và trong trái tim những người thân đồng đội, Bắc vẫn đẹp và còn mãi.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Chuyện tình đẹp nhưng mỏng như lá

Anh bộ đội "sao trên mũ" ấy là Trịnh Khanh người cùng quê Lạc Long. Chúng tôi tìm đến thôn Hậu Dưỡng - xã Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội. Ông Trịnh Khanh bây giờ đã ngoài 70 tuổi là một lão thành Cách mạng, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Viện Mác-Lê Nin. Khác với dự đoán của chúng tôi, ông cởi mở nhưng rất đúng mực khi chúng tôi gợi về "một miền ký ức" mà ông ít khi nhắc tới, cả với những người bạn đồng niên.

"Năm ấy đại đội tôi đóng quân ở gần khu sơ tán, tôi tình cờ quen một cô gái đồng hương đang theo học một lớp y tá tại đó. Có chung nhiều điều để chia sẻ, chúng tôi trở nên thân thiết. Nhưng rồi chúng tôi cũng phải xa nhau, mỗi người một nhiệm vụ. Bẵng đi đi gần hai năm, năm 1952, tôi mới gặp lại Bắc khi cô ấy tiếp tục theo học lớp y tá của tỉnh. Chúng tôi đã hẹn ước với nhau. Trong suốt thời gian đó, Bắc thường xuyên sang chơi, nấu cơm cho cả mấy anh em trong tiểu đoàn chúng tôi. Mọi người đã gọi cô là "dâu của tiểu đoàn". Đó là thời gian ngắn ngủi chúng tôi sống trong hạnh phúc của những người yêu nhau. Rồi Bắc quay về Phù Linh. Tháng 1/1953, Tiểu đoàn 64 của tôi đang phải đương đầu với một trận càn của một binh đoàn Pháp. Trước trận đánh, người chỉ huy của tôi đùa: "Sau trận này sẽ duyệt cho thằng Khanh về cưới vợ". Anh em ai cũng mừng cho tôi, chẳng ai ngờ sau đó ít phút người chỉ huy đó đã hy sinh vì đạn pháo của địch. Và phải 1 năm sau tôi mới có dịp đi tìm Bắc ở vùng tự do Hồng Kỳ. Nói đến chuyện làm lễ cưới chúng tôi đều khóc. Hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, chúng tôi lại chẳng có tiền  mua thuốc nước mời bạn bè, đồng đội. Bắc trở về hậu địch gặp mẹ. Và thật bất ngờ, mẹ Bắc đã cõng theo cậu em út từ hậu địch ra mang theo bánh kẹo để chúng tôi làm lễ cưới. Đêm đó chúng tôi được mọi người chuẩn bị cho một ổ rơm trên đồi. Hai ngày sau chúng tôi lại chia tay nhau và đó là cuộc chia ly vĩnh viễn…"

Chợt nhớ câu:
"Phiên chợ Phù Linh ai cũng bảo
Em còn trẻ lắm nhất làng trong
Mấy năm cô ấy làm du kích
Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng",

tôi thắc mắc, tại sao trong bao năm, không thấy ai nói chuyện cô Bắc năm xưa có chồng? Ông Khanh cười buồn: Chúng tôi cưới nhau ở vùng tự do, quê hương ở vùng địch hậu nên ít người biết ngoài những người thân thích. Vả lại tiếng là cưới nhưng cũng chỉ được sống cuộc sống vợ chồng có 2 ngày thôi. Sau này, người ta cũng đinh ninh như thế, tôi cũng chẳng giải thích. Nhắc lại chi một chuyện đau buồn. Năm 1975, tôi tìm gặp nhà thơ Vũ Cao để cảm ơn ông, nhà thơ lúc đó cũng mới kêu lên: "Thế Bắc có chồng rồi à?"

Sau 3 tháng kể từ ngày cưới, ông Khanh nhận được một lúc 3 lá thư, 1 lá của đồng đội, một của vợ ông nhắn đã gửi cho ông chiếc đồng hồ và cái áo len, 1 lá của nhà báo tin vợ ông đã hy sinh. Ông đau đớn đến lặng người, nhưng hoàn cảnh kháng chiến nên phải đến hoà bình lập lại ông mới được trở về tìm mộ vợ.

Chiều hôm ấy, những người dân thấy một anh bộ đội thờ thẫn bên gò Cầu Cốn. Người em của liệt sỹ Trần Thị Bắc nhận ra anh rể, khóc oà. Kể về ngày đó, ông Khanh nghẹn ngào không nói thành lời. Ông đọc cho chúng tôi nghe khổ thơ: Anh ngước nhìn lên hai dốc núi/Hàng cây, bờ cỏ, con đường quen/ Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói/Núi vẫn đôi mà anh mất em. Chưa hề gặp người lính cụ Hồ năm nào đã yêu người liệt nữ nhưng sự hình dung của nhà thơ đã nói được những gì thổn thức trong lòng ông Khanh.

Sau này, khi nỗi buồn nguôi đi, chính mẹ vợ ông, tức mẹ đẻ của liệt sỹ Trần Thị Bắc đã thân chinh đi hỏi vợ lần nữa cho ông. Ông Khanh kết hôn lần thứ hai với em gái một đồng đội đã hy sinh. Người đàn bà thứ hai trong đời ông, thật may, là người hiểu lẽ đời và sống có tình có nghĩa. Bà đã về quê bà Bắc, gặp gỡ họ mạc và các cụ thân sinh ra người đã khuất. Ai cũng quý mến và xem hai vợ chồng bà như người trong nhà. Bây giờ khi đã ngoài 70, không thể đi lại nhiều, ông Khanh vẫn cho các con về Núi Đôi vào các dịp giỗ Tết.

Ông Trần Văn Nhuận, người em út đã chứng kiến đám cưới của anh chị mình bùi ngùi kể: "Anh tôi (ông Khanh) là người chu đáo, người vợ sau này cũng rất tốt. Giờ đây chúng tôi không chỉ coi anh ấy như là anh rể mà coi anh ấy như là ruột thịt". Một lần đài  truyền hình về Sóc Sơn quay phóng sự và khẳng định: Liệt sỹ Trần Thị Bắc là liệt sỹ cô đơn không ai cúng giỗ". Những người em của bà Bắc đã khăn gói lên nhà anh rể vào đúng ngày gỗ chị. Họ thấy trên bàn thờ mâm cơm ngát mùi khói hương và lặng lẽ khóc.

Những thêu dệt về thân thế của người liệt nữ vẫn không chấm dứt. Bà đã đi vào phim với một hình ảnh được thêu dệt như thế. Nhưng ít ai biết có một đời thực không tô vẽ, phóng đại vẫn đẹp mãi giữa cuộc sống thường ngày này và đẹp cả trong tình cảm ấm áp của người thân còn sống.


BÁO "Giáo dục và Thời đại" 12/7/2003
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Viễn khách

Mình góp chuyện chuyên mục của HXT nhé!

SỨC MẠNH CỦA THI CA
Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Như Trang trong cuốn 101 giai thoại làng văn nghệ NXB Thanh niên -04/2003

Tưởng rằng phận bạc Ðạm Tiên
Ngờ đâu cụ Nguyễn Tiên Ðiền nằm đây
Ngẩng trời cao, cúi đất dày
Cắn môi, tay nắm bàn tay của mình
Một vùng cồn bãi trống trênh
Cụ cùng thập loại chúng sinh nằm kề

Hút tầm chẳng cánh hoa lê
Bạch đàn đôi ngọn gió về nỉ non
Xạc xào lá cỏ héo hon
Bàn chân cát bụi, lối mòn nhỏ nhoi
Lặng im bên nấm mộ rồi
Chưa tin mình đã đến nơi mình tìm
Không cành để gọi tiếng chim
Không hoa cho bướm mang thêm nắng trời
Không vầng cỏ ấm tay người
Nén hương tảo mộ cắm rồi lại xiêu

Thanh minh trong những câu Kiều
Rưng rưng con đọc với chiều Nghi Xuân
Cúi đầu tưởng nhớ vĩ nhân
Phong trần còn để phong trần riêng ai
Bao giờ cây súng rời vai
Nung vôi, chở đá tượng đài xây lên
Trái tim lớn giữa thiên nhiên
Tình thương nối nhịp suốt nghìn năm xa...

    Trên đây là bài thơ Bên mộ cụ Nguyễn Du của nhà thơ Vương Trọng in trên tuần báo Văn nghệ cuối năm 1982. Đấy cũng là mong ước ngậm ngùi của nhà thơ mặc áo lính sau chuyến anh về thăm quê hương.
Hồi đó, năm 1982, khuynh hướng tránh né thực tại, ca ngợi, làm đẹp cuộc đời trong các sáng tác thơ văn còn là hiện tượng phổ biến, thì nỗi xót đau của Vương Trọng không phải là chuyện dễ được chấp nhận. Nặng nề hơn, cộng thêm với bài bút ký Thương binh trại Tân Kỳ kêu cứu[/b] của anh, có người còn cho Vương Trọng chỉ nói xấu quê hương. Và người ta ghẻ lạnh với nhà thơ. Song có nhiều bạn đọc coi Bên mộ cụ Nguyễn Du là một sự phát hiện. Phát hiện những thiếu sót trong công tác bảo tồn, bảo tàng di tích lịch sử, văn hoá. Mà đây lại là di tích của Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều bất hủ, lúc đó là một trong hai danh nhân văn hoá của Việt Nam được thế giới công nhận (Nguyễn Du và Nguyễn Trãi).
Cũng cần nói thêm rằng, từ năm 1965, Bộ Văn hoá và tỉnh Nghệ Tĩnh (cũ) đã có chủ trương tôn tạo lại những di tích thuộc về nhà thơ: Từ đường, vườn đất và ngôi nhà cũ ở quê ông, nơi Nguyễn Du từng sống suốt buổi thiếu thời, để kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ lớn (1765-1965). Nhưng có thể vì khi ấy đang có chiến tranh, cũng có thể vì kinh phí hạn hẹp không tôn tạo được đầy đủ, người ta chỉ sửa chữa từ đường và ngôi nhà, khu vườn cũ. Còn ngôi mộ Nguyễn Du cách đấy khoảng 2km thì vẫn tiêu điều, xơ xác y nguyên như trước.

    Nguyễn Du mất năm 1820 khi đang làm quan ở triều đình nhà Nguyễn tại Huế, đúng vào năm Minh Mạng lên ngôi vua. Khi ấy, ông được vua Minh Mạng chọn đi sứ nhà Thanh lần thứ hai. Còn đang chuẩn bị hành trang chưa xong thì Nguyễn Du bị bạo bệnh qua đời. Nhà vua rất buồn bèn làm câu đối phúng bậc hiền tài mà mình quý mến:
‘Ngất đại tài hoa, vi sứ vi khanh sinh bất thiểm.
Bách niên sự nghiệp, tại gia tại quốc tử do hương.”

(Minh Mạng Hoàng đế trang tặng

    Dịch nghĩa:
    Một đời tài hoa, khi đi sứ, lúc làm quan, sống như thế thật không hổ thẹn với đời.
Sự nghiệp trăm năm để lại cho nhà, cho nước, tác đi vẫn còn hương thơm muôn thủa.

    Ba năm sau khi nhà thơ mất, năm 1823, một người con của Nguyễn Du đem hài cốt cha từ Huế về chôn cất tại quê nhà.
Ắt hẳn khi làm quan, nhà thơ là người rất thanh liêm mẫu mực, dù sống ở kinh đo vẫn thanh bạch cần kiệm, chứ không giầu có như hạng tham quan ô lại thời bấy giờ, nên ngôi mộ của Người rất đỗi bình thường, chỉ đơn sơ mấy hàng gạch, không mộ chí, không cả bát hương cho người đi tảo mộ thắp nén nhang. Và thật trớ trêu, ở gần nơi Nguyễn Du nằm, có một ngôi mộ xy cất đẹp đẽ, cao to hơn hẳn xung quanh khiến nhiều người đã lầm tưởng đấy mới là nơi an nghỉ của nhà thơ lớn.
 
   Vương Trọng đến nơi viếng thăm, anh không ngờ nhà thơ “một đời tài hoa” mà mộ chí lại điêu tàn đến thế. Sẵn mang theo máy ảnh, anh chụp một cảnh kỷ niệm mang về treo trước bàn viết. Những lúc rảnh rỗi, nhà thơ hậu sinh càng ngắm nấm mồ đươn sơ mấy ngọn cỏ đìu hiu lại ngậm ngùi thương cảm người xưa. Bất giác, những câu thơ từ trong tiềm thức anh bật ra đau đớn:

Tưởng rằng phận bạc Ðạm Tiên
Ngờ đâu cụ Nguyễn Tiên Ðiền nằm đây
Ngẩng trời cao, cúi đất dày
Cắn môi, tay nắm bàn tay của mình
Một vùng cồn bãi trống trênh
Cụ cùng thập loại chúng sinh nằm kề …


    Bài thơ 24 câu lục bát được nhà thơ trẻ viết liền một mạch gần như không phải sửa chữa gì. Khi đọc lại, Vương Trọng cũng tưởng đây chi là bài thơ cho riêng mình. Anh viết để cảm nhận nỗi buồn riêng đối với nhà đại thi hào mà mình rất mực yêu quý, bèn cất đi lâu lâu đọc lại.
Một thời gian sau, nhân bạn bè giục bài in báo, anh mới thử gửi bài thơ này cho tuần báo Văn nghệ. Không ngờ bài thơ được in ra, Vương Trọng nhận được khá nhiều ý kiến bạn đọc hoan nghênh. Trong đó có nhiều người xin tự nguyện góp tiền của. Có người xin chở gạch cát đến xây lại mộ Nguyễn Du, lại có người điện hỏi Bộ Văn hoá, Tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh, sao lại để mộ đại thi hào tiêu điều như vậy? Nói chung, dư luận nhất trí cần xây lại mộ Nguyễn Du ngay, chứ không nên đợi đến lúc nhà thơ quân đội “cây súng rời vai”.

    Năm 1988, địa phương mới xây lại ngôi mộ nhà thơ khang trang, có bia mộ lớn như hiện nay. Song tiếc thay, nếu như Léona de Vinsi, một nhà văn hoá lớn nhất thế kỷ 15 mà vẫn còn để lại hình ảnh và những trang phác thảo, thì nhà thơ lớn của chúng ta tuy mới mất trên 200 năm, mà đã không thể tìm ra những di vật thuộc về Người …
Năm 1992, Vương Trọng có dịp lại về thăm mộ Nguyễn Du cùng với một số cán bộ ngành giao thông. Thấy những người từ xa đến thắp hương trước mộ nhà thơ, bà con đang làm ruộng ở gần đấy nghỉ tay đứng xem. Rồi một cụ già tóc bạc tiến đến cạnh đám đông hỏi dõng dạc:
- Các ông có biết vì sao ngôi mộ này được xây lại không?
Mọi người nhìn nhau im lặng. Cụ già lại nói:
- Vì có bài thơ của Vương Trọng đó. để tui đọc bài thơ đó cho các ông nghe hỉ!
Nói rồi, bằng một giọng ngâm sang sảng, cụ già đọc một mạch hết bài thơ Bên mộ cụ Nguyễn Du của Vương Trọng.
Một cán bộ ngành giao thông lúc bấy giờ mới chỉ tay vào tác giả bài thơ, giới thiệu:
- Thưa cụ, thưa bà con, đây chính là anh Vương Trọng.
Cụ già vội đến, nắm chặt tay Vương Trọng hồi lâu:
- Vô phép anh, tui có đọc sai không? Tui không ngờ anh còn trẻ thế.
Vương Trọng cũng hết sức xúc động:
- Thưa cụ, so với cụ thì cháu còn trẻ, chứ với thanh niên thì cháu cũng là người có tuổi. Cháu rất cám ơn cụ và bà con đã đọc bài thơ của cháu.

Đấy là cụ Nguyễn Ngẫu, một người trong dòng họ Nguyễn Du, năm ấy thọ 83 tuổi. Sau đó, cụ Ngẫu còn kể thêm rằng, Nguyễn Du viết Truyện Kiều chứng tỏ một tài năng siêu việt, một tài năng kiệt xuất về thơ nôm (trước đó ông chỉ làm thơ chữ Hán, như Văn tế thập loại chúng sinh), và thể hiện nỗi đau tận cùng của một trái tim nhạy cảm, khi tác phẩm hoàn thanhỳ, nhà thơ chỉ đem dán lên vách ngắm chơi và ngẫm ngợi. Mãi đến 52 năm sau ngày ông mất (1872), Kim Vân Kiều mới được in lần đầu trên giấy dó.
    
    Còn đối với nhà thơ Vương Trọng, sự việc này mãi mãi là kỷ niệm lớn trong đời làm thơ của mình.
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Cảm ơn Biển nhớ. Chuyện này tình cảm thật đấy. Có lẽ đối với những nhà thơ, những câu chuyện thế này là phần thưởng lớn nhất cho cây bút của họ, nhỉ?
Nói đến mộ các đại thi hào, văn hào.. tớ chợt nhớ đến mộ của Lev Tolstoy ở điền trang của ông ấy cách thành phố tớ đang ở 2 tiếng otô. Một nấm mộ rất bình dị, hẹp như chỉ một người nằm bé nhỏ, phủ cỏ và mùa Xuân thì đầy hoa trắng - là hoa cỏ tự nở đấy.
Ko hiểu post ảnh lên đây như thế nào.. để tớ post ảnh nấm mộ đơn sơ của Lev Tolstoy lên. Nhìn nấm mộ bé nhỏ, cũng thấy xúc động và gợi nhiều suy nghĩ lắm.
Biển nhớ đã từng sang Nga chưa nhỉ? Đã từng đến điền trang của Đại văn hào này chưa?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

Năm ngoái mình cũng có dịp thăm lại St. Peterburg. Vậy HXT cũng ở gần Moscow à. Rất tiếc là mình chưa có dịp đến thăm điền trang Yasnaya Polyan. Đại văn hào - Bá tước Leo Nikolayevich Tolstoy được nhiều người trên thế giới biết đến, tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng và chuyển thể thành kịch, phim. Ở VN mình mọi người biết đến ông qua hai tác phẩm lớn nổi tiếng “Chiến Tranh và Hoà Bình”"Anna Karerina".

HXT dịch bản “...И вновь одна, совсем одна - в дорогу” của O.B đi.
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Tớ đang dịch đây hi hi.. Nhưng mà kinh nghiệm là dịch xong thì luôn phải sửa sang trong vòng nửa tháng mới tạm gọi là ổn được :-). Thường tớ hay đưa lên đây ngay, sau đó có thời gian lại vào đọc lại và sửa. Rất muốn Biển nhớ cùng đọc và phát hiện lỗi sai cùng tớ.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Trước đây tớ học ở Mat. Giờ đã "về quê" - một thành phố cổ cách Mat gần 100km, nhưng mà cũng đẹp và thơ mộng lắm. Yên bình...
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Nhắc đến bài thơ "Núi đôi" của Vũ Cao..., mình muốn kể là theo thông tin của một người cháu họ gọi Vũ Cao bằng ông thì nhà thơ đang ốm nặng. Người cháu họ này cũng là thành viên trên Thi viện của chúng mình đấy!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

Bài thơ “Quê Hương” của Giang Nam.
Ông tên thật Nguyễn Sung, sinh ngày 02/02/1929 tại Ninh Hoà-Khánh Hoà. Hôm 40 năm cầm bút Ông đã cho xuất bản 7 tập thơ và trường ca, 4 tập truyện ngắn và ký. Ông từng giữ các chức vụ: Đại biểu Quốc hội khoá VI, Uỷ viên BCH Hội Nhà văn, Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ, Phó chủ tịch UBNN tỉnh Khánh Hoà… Các bút danh: Giang Nam, Châu Giang, Hà Trung, Lê Minh…

“… Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi…”


Người con gái trong nguyên mẫu bài thơ, ngoài đời có tên thật là Phạm Thị Chiều, người vợ đầu tiên và suy nhất của Giang Nam.
Năm 1960, sau những đợt “tố công, diệt cộng” đẫm máu, nhiều cơ sở cách mạng bị địch triệt phá, nhiều cán bộ hy sinh. Trong bối cảnh ấy, vào một buổi chiều, khi đang ở dưới chân núi Hòn Dù – Nha Trang, Giang Nam nhận được hung tin vợ và con gái ông bị địch bắt trước đó hơn một năm đã bị địch thủ tiêu. Bao nhiêu tình cảm yêu thương, đau xót, và cả căn hận đã dồn nén lại,  trong tâm trạng đau đớn tột cùng Giang Nam viết bài thơ Quê Hương trải  ba trang giấy.
Về sự ra đời của bài thơ Quê Hương được ông trả lời phỏng vấn trên báo chí: “Nghe tin dữ, tôi bàng hoàng, hình ảnh vợ con lúc nào cũng mồn một hiện lên. Giữa khuya tôi gượng dậy thắp ngon đèn dầu tù mù, viết một mạch, không câu nào bị xoá cho đến khi kết thúc, tựa đề Quê Hương mới hiện lên. Tôi xong năm 1960 luôn cất bài thơ bên mình không dám cho ai xem vì sợ bị phê bình là nói chuyện yêu đương riêng tư. Một năm sau tôimới  gửi ra miền Bắc. Không ngờ bài thơ đoạt giải nhì trong cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1961”.
(Nguồn: Thế giới số 220)
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 5 trang (49 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối