3
TRẦN VĂN ĐỨC
Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện
QUYẾN THƯỢNG
NGOẠ LONG XUẤT SƠN
LỜI GIÁO ĐẦU
Dòng trong dòng đục
Tây An loạn lạc không nhà
Sói hùm lắm trốn gần xa bạo tàn
Trung châu lạc bước lang thang
Chiếc thân giạt đến Kinh Man chẳng ngờ
Bà con như thể lặng tờ
Bạn bè như chửa bao giờ biết nhau
Ra đường nào biết về đâu
Quạ kêu xương trắng dãi dầu bình nguyên
Có người thiếu phụ đói mèm
Đem con đặt giữa cỏ mềm quay đi
Tai nghe trẻ khóc tỉ ti
Cũng đành gạt lệ mà đi cho rồi
Thân ta như cánh bèo trôi
Lấy chi an ủi kiếp người lao đao
Quất roi, cho ngựa phóng ào
Cho quên những tiếng rào rào bi ai
Bá Lăng dừng mé thành ngoài
Ngoảnh đầu nhìn lại xa vời Tràng An.
Với người gặp bước gian nan
Muốn quên chẳng được lại tràn thương tâm
Thơ Vương Sán
ia Cát Lượng sinh năm thứ 4 Hán Ninh Đế Quang Hoà đời Đông Hán (năm 181 sau Công Nguyên), ba năm sau, Ninh Đế cải niên hiệu làm Trung Bình nguyên niên. Song cũng ở năm đó, đã nổ ra một cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân làm lung lay cả cơ đồ nhà Đông Hán. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Lưu Bị là người bán dép cỏ, gặp được Quan Vũ và Trương Phi ở Trác Quận, sau kết nghĩa ba anh em ở Vườn đào, triển khai việc sáng nghiệp lớn lao rất được lòng người.
1. Vương triều tan lở Từ Quang Vũ đế nhà Đông Hán thay Vương Mãng lên ngôi vua đến Hán Hiến đế nhường ngôi cho Tào Phi, cả thảy là 150 năm, sử gọi đó là vương triều Hậu Hán. Thống kê lại có mười bốn vị hoàng đế, bình quân mỗi vị ở ngôi hơn 10 năm một chút, vương triều này các hoàng đế ở ngôi tương đối ngắn, bởi hoàng đế sớm mất thái tử tức vị tuổi còn nhỏ, hoàng hậu lên làm thái hậu mà tuổi vẫn còn trẻ, có ảnh hưởng rất lớn với chính trị, phụ thân, huynh đệ của thái hậu đều nhân cơ hội ấy mà nhảy lên làm đại quan, thế lực lớn, đấy là ngoại thích can dự vào chánh sự. Ngoại thích nhà Đông Hán, phần lớn là những nhà thế tộc ở Nam Dương, nối nhau đời đời, rất có thế lực, khiến ngoại thích trở thành những đại biểu đặc quyền hàng đầu trong triều đình.
Hoàng đế đời thứ 3 nhà Đông Hán là Chương Đế vốn bị mất sớm, khi Hoà Đế lên ngôi thay cho vua vẫn còn ít tuổi, Đậu thái hậu nắm mọi quyền bính, người anh là đại tướng quân Đậu Hiến nắm đại quyền quân chánh. Họ Đậu đều ai nấy nắm những vị trí trọng yếu. Tiếp đến An Đế lên ngôi khi 13 tuổi, người anh của Đặng thái hậu là Đặng Chất, cơ hồ độc quyền thao túng triều đình. Sau khi An Đế mất, người anh của Diêm thái hậu là Diêm Hiển cũng lập tức trở thành ông vua thứ hai. Song, đáng kể phải nói đến Lương Ký vốn xưng là “Bạt Hỗ tướng quân”, ông là anh Lương hoàng hậu Thuận Đế, sau khi Thuận Đế mất, ông ấy nắm triều chính suốt 20 năm. Lương Ký dung mạo xấu xí, hiếu sắc và lộng hành, lại rất tinh khôn, vợ là Tôn Thọ thì rất diễm lệ mà tham lam, họ Lương hoành hành trong triều đình, bách quan đều nể sợ. Vôn trước đó Lương Ký đã ủng hộ việc lập Sung Đế mới hai tuổi lên ngôi vua, sau đó Sung Đế chết không biết nguyên nhân vì sao, ngôi báu lại chuyên đến Chất Đế mới tám tuổi.
Sử sách ghi rằng: “Chất Đế ít tuổi mà thông minh” sớm có khí chất, ông bất mãn với sự chuyên quyền và hung bạo của Lương Ký, Bạt hỗ tướng quân bất hoà với Chất Đế. Lương Ký vẫn ngoan cố như cũ, ngầm cho người đầu độc sát hại Chất Đế, lập Hoàng Đế mới mười lăm tuổi lên ngôi, Lương Ký vẫn nắm đại quyền thao túng triều đình.
Thời Hoàng Đế, họ Lương chẳng những chiếm lấy các chức quan cao và bổng lộc của triều đình, người nhà Lương Ký cũng lợi dụng hoành hành hung bạo. Bất luận trong triều ngoài nội, nếu có ai nói năng đụng chạm đến họ Lương đều gặp phải cảnh tan nhà nát cửa. Cho nên muôn làm quan ở triều, đều phải hối lộ họ Lương, xây dựng quan hệ thầy trò. Các quan chức địa phương muốn triều cống lễ vật lên thiên tử cũng phải qua tay Lương Ký, nghiễm nhiên đã thành “Thái thượng hoàng”. Tôn Thọ, người vợ xinh đẹp của họ Lương, quần áo trang sức đều mô phỏng nghi thức của công chúa, tỏ ra công nhiên lộng hành. Một cửa Lương Ký thụ phong liệt hầu bảy người, ba người làm bà hoàng, sáu người làm quý nhân, hai người làm đại tướng, khiến cho quyền thế ngoại thích tại triều đình được đề cao đến mức chưa từng thấy.
Nói về sự can dự triều chánh của ngoại thích, duy nhất khả dĩ ăn chia với họ là bọn hoạn quan. Hoàng đế nhỏ tuổi mới lên ngôi, tất cả mọi việc lớn đều ở mẫu hậu, ngoại thích nhân đó mà nắm đại quyền. Song sau khi hoàng đê dần dần lớn lên, những ngoại thích nắm quyền ấy nẩy sinh những mâu thuẫn trực tiếp vối hoàng đế. Bởi muốn đoạt quyền không chỉ dựa vào một người mà ngoại thích lại là số đông, hoàng đế tự nhiên phải nỗ lực kết hợp các lực lượng trong cung, những người ấy vẫn ở bên hoàng đế lâu ngàv, để giúp ông ta tiến hành kế hoạch đoạt quyền thường là những hoạn quan.
Hoạn quan vốn là những người đàn ông ở trong cung đình phục vụ hoàng đế và hậu phi, bởi ở hậu cung ngoài hoàng đế ra, cái thế giới ấy chẳng thể có người đàn ông khác, cho nên những hoạn quan này ắt phải cắt sinh thực khí nam tính trở thành người trung tính gọi là “khứ thế'’.
Nói chung chịu “khứ thế” để làm hoạn quan phần đông là con cái những người lao khổ. Song để có thể vào cung, ắt phải mi thanh mục tú diện mạo ưa nhìn. Ngoại diện của họ phần lớn khiến hoàng đế có thiện cảm, mà thành ra gần gũi, lại thêm họ xuất thân ti tiện không dám vượt mặt quyền uy của hoàng đế bởi vậy rất dễ được hoàng đế tín nhiệm.
Do hoàng đế thường ngày truyền lệnh hoặc thảo văn thư, đều nhờ hoạn quan, khiến hoạn quan có cơ hội thâm nhập vào công việc chính trị. Họ đa phần thuận theo hoàng đế trẻ tuổi, cũng đau đớn với việc ngoại thích chuyên quyền hung bạo. Với lập trường như vậy, họ tự nhiên kết hợp với quan lại cấp dưới bị ngoại thích bài xích, đại biểu cho tầng lớp sĩ tộc được hình thành dần dần trong triều, cùng ủng hộ hoàng đế trẻ tuổi đấu tranh đoạt quyền của ngoại thích.
2. Ngoại thích, hoạn quan, luân phiên đoạt quyền chém giết lẫn nhau Cuộc đấu tranh lần thứ nhất vào năm thứ 4 Vĩnh Nguyên đời Hoà Đế, ngoại thích có thanh thế hiển hách, hơn nữa trong cuộc chinh phạt Hung Nô lập được công lớn, đó là đại tướng quân Đậu Hiến. Hoà Đế kết hợp với hoạn quan Trịnh Chúng, lấy quân cấm vệ phát động chánh biến cung đình, bao vây phủ đại tướng, Đậu Hiến bị bức phải tự sát, tất cả họ Đậu đều bị bãi truất. Trịnh Chúng được thăng chức quan cao là Đại trường thu, bắt đầu thời kỳ hoạn quan trực tiếp can dự việc triều chính. Sách “Hậu Hán thư” chép rằng: “Hoạn quan rất được trọng dụng bắt đầu từ Trịnh Chúng”.
Lần thứ 2, phát sinh ở thời kỳ An Đế, lợi dụng cơ hội Trịnh thái hậu từ trần, nhũ mẫu Vương Thánh của An Đế, liên hợp với hoạn quan Lý Nhuận, Giang Kinh phát động võ trang làm chánh biến, tiêu diệt đại tướng quân Đặng Chất và cả họ.
Bốn năm sau An Đế từ trần, Diêm hoàng hậu kết hợp với người anh Diêm Hiển, lập Bắc hương hầu làm hoàng đế, bắt giết cả các hoạn quan. Đây cũng là bắt đầu sự phản kích mãnh liệt, uy hiếp lại các hoạn quan vốn có một lực lượng không nhỏ bên cạnh hoàng đế. Sau đó mấy năm Bắc hương hầu lại từ trần, Tôn Trình đứng đầu tập đoàn hoạn quan, phối hợp với tầng lớp quan lại thấp lập ra Thuận Đế lúc ấy mười một tuổi, dùng cấm vệ quân phản kích, giết Diêm Hiển cùng gia tộc, mười chín vị lãnh tụ hoạn quan có công làm chánh biến, đều được phong quan tước cao.
Năm thứ 4 Dương Gia đời Thuận Đế (là năm 135 sau Công Nguyên), ban bố quy định tước vị của hoạn quan có thể được truyền tử cho con nuôi cũng được hưởng thừa kế gia sản. Kể như Tào Tháo nổi trội ở đầu thời Tam Quốc, phụ thân là Tào Tung vốn là dưỡng tử của hoạn quan Tào Đằng.
Ngoại thích và hoạn quan luân phiên nhau tranh giành quyền bính, khiến không ngừng xảy ra tranh đoạt, chém giết, chánh biến đổ máu, song hai thực lực này qua đó cũng trưởng thành hơn. Đặc biệt là phái hoạn quan càng phong quan tiến tước chủ trì triều chính, tranh đoạt với người khác, trở thành một tầng lớp gồm Sĩ đại phu và các quan lại cấp thấp.
Thời Thuận Đế đương triều lực lượng của hoạn quan đã bành trướng rất lớn, cho đến năm thứ 3 Hán An, Thuận Đế từ trần sau khi ở ngôi được 19 năm. Sung Đế lên ngôi mới hai tuổi, được Lương thái hậu và người anh là Lương Ký lập ra, lại xảy ra thanh trừng các hoạn quan nắm thực quyền, khiến thế lực ngoại thích nắm quyền lại trở thành rất mạnh.
Không lâu, Sung Đế từ trần, Chất Đế mới tám tuổi lại được đặt lên ngôi; Chất Đế trưởng thành lên, tuy tuổi trẻ nhưng rất quan tâm đến việc triều chính, có ý định tập hợp các hoạn quan bên cạnh đợi thời mà hành động.
Quan hệ vua tôi trong triều trở nên căng thẳng, Lương Ký phải sớm hành động trước, hạ độc Chất Đế, lại lập ra Hoàn Đế mới mười lăm tuổi. Song lần này được sự trợ giúp của Tào Đằng, thuộc lãnh tụ phái hoạn quan ôn hoà mà không xảy ra tranh giành lưu huyết, Lương Ký tiếp thu đề nghị của Tào Đằng, cùng lập ra Hoàn đế.
Trong thời gian 20 năm, Lương Ký cơ hồ một mình thao túng triều chánh, chẳng có ai dám đối kháng với ông ta. Tháng bảy năm thứ hai Diên Hy, Lương thái hậu từ trần, Hoàn đế lập tức cùng với hoạn quan Đan Siêu đồng mưu, phát động chánh biến võ trang, Lương Ký bị bức phải tự sát, cả gia tộc họ Lương đều bị tàn sát và lưu đầy. Từ đó về sau lực lượng hoạn quan dần dần lấn lướt ngoại thích, một mình lộng hành ở triều chánh suốt 30 năm (từ năm 159 đến 189) năm Vĩnh Khang nguyên niên Hoàn Đế từ trần, Ninh Đế mới 12 tuổi lên ngôi, Đậu Vũ là anh của Đậu Thái hậu kết hợp Thái phó Trần Phiên, âm mưu trừ diệt hoạn quan cơ sự bị bại lộ mà hai bên đều bị hại, lại xảy ra tấm bi kịch của những phần tử trí thức - "Cái hoạ bè đảng lần thứ hai”. Trong thời kỳ Ninh Đê ở ngôi quyền lực của hoạn quan cũng đạt đến đỉnh tối cao, lại trở thành kẻ địch của những phần tử tri thức quan tâm quốc sự.
Năm thứ sáu Trung Bình, là năm 189 sau Công Nguyên, Ninh Đế từ trần, Thiếu Đế mối 14 tuổi lên ngôi, Hà thái hậu nắm chánh sự, người anh của thái hậu là đại tướng quân Hà Tiến ngầm mưu liên kết với quân Tây Lương do Đổng Trác cầm đầu, trừ diệt hoạn quan, song âm mưu bị tiết lộ, Hà Tiến bị dụ vào cung rồi bị giết, quan tư lệ hiệu uý Viên Thiệu nhân thời cơ dẫn quân đánh vào cấm cung trừ sạch hoạn quan, sử sách gọi là “sự biến nội cung đời Trung Bình”. Trải suốt mười năm tranh giành quyền lợi giữa ngoại thích và hoạn quan đến đây hai bên đều bị tổn thương lốn dẫn đến đại loạn quân phiệt cát cứ, vương triều đại Hán cũng bởi thế mà diệt vong.