Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [67] [68] [69] [70] [71] [72] [73] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

A Tử
Một đời hồng nhan bạc mệnh


Có chị thì phải có em cho đủ bộ. Đoàn A Tử cũng là một hồng nhan bạc mệnh đúng với ý nghĩa của nó. Cũng giống như cô chị A Châu, cô bé A Tử khi mở mắt chào đời đã không thể có được sự chăm sóc nâng niu của mẹ cha. Nhưng kém may mắn hơn cô chị, tuy là tì nữ nhưng dù sao cũng ở trong nhà một danh gia võ lâm, cô bé A Tử thông minh lanh lợi đã rơi vào cái vũng bùn nơi Tinh Tú Hải, làm đồ đệ của Tinh Tú Lão Quái Đinh Xuân Thu. Tuy trong truyện không đề cập tới nhiều, nhưng chúng ta ai cũng hiểu rằng đấy là một cái ổ rắn độc, không cẩn thận tất bị cắn ngay. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, ông bà ta dạy chả sai. Cô bé A Tử điêu ngoa xảo trá, tàn nhẫn ác độc cũng chỉ vì lớn lên trong phái Tinh Tú, nơi mà nịnh bợ, mặt dầy, cùng tôn chỉ “thà ta phụ người chứ đừng để người phụ ta” là những môn võ công lợi hại nhất. Cuộc sống như thế đối với một cô bé mới 15-16 tuổi quả là chẳng dễ chịu lúc nào. Những sự hồn nhiên ngây thơ của tuổi ô mai chẳng thể nào có được ở cái vũng bùn ấy. Chính cái tuổi thơ ấy đã gây ra biết bao bất hạnh cho cô bé sau này.

Cô bé ấy cuối cùng cũng gặp lại cha mẹ, nhưng vì bản tính của mình, đã hại chết Lăng Thiên Lý, nên bị mọi người chán ghét. Những tưởng tìm lại gia đình sẽ được hưởng một cuộc sống êm ấm, nào ngờ cha lại quay về Đại Lí, phút đoàn viên lại trôi qua mau. Sinh trong gia đình có cha lăng nhăng quả thật vô cùng bất hạnh.

Nỗi bất hạnh lớn nhất của A Tử chính là yêu phải người anh hùng của chúng ta, Tiêu Phong. Chỉ có điều trái tim Tiêu Phong đã chôn sâu vào lòng đất cùng A Châu rồi. A Tử lại không phải là A Châu nên chẳng thể nào thay thế được hình ảnh của chị mình trong trái tim Tiêu Phong. Một A Tử nhõng nhẽo, đanh đá đâu thể nào thay thế một A Châu thuỳ mị dịu dàng. Tiêu Phong là đại anh hùng, mà đại anh hùng thì rất có truyền thống chung tình. Thiên hạ có thể ca ngợi sự chung tình của Tiêu Phong, nhưng nó lại là nỗi bất hạnh của A Tử. Còn gì đau khổ hơn khi ngày ngày đối diện với người mình yêu mà chẳng thể thổ lộ tâm tình? Cũng chỉ vì quá yêu Tiêu Phong mà A Tử đã làm một chuyện dại dột: định đánh bị thương Tiêu Phong để được chăm sóc cho tỉ phu!!! Kết quả là ăn một chưởng tí nữa là đi bán muối. Cũng chỉ vì quá yêu Tiêu Phong, yêu quá hoá giận, cho nên mới bị mù mắt. Thiên hạ có thể nói A Tử bị báo ứng như thế cũng do mình tự chuốc lấy mà thôi, nhưng mấy ai nghĩ đến bản tính độc ác của A Tử từ đâu mà có. A Tử luôn luôn cô đơn. Mọi người không quan tâm đến cô bé đã đành, ngay cả người tỉ phu thân thiết nhất thì trái tim cũng gửi tận đâu đâu, chỉ vì trách nhiệm mới chăm sóc cho cô mà thôi. Tiêu Phong có thể là một đại anh hùng, một cao thủ võ lâm xông pha vạn quân như chỗ không người, nhưng ông không phải là một nhà tâm lí học giỏi giang. Giá như, phải chỉ giá như thôi, Tiêu Phong quan tâm tới A Tử một tí, dịu dàng với cô một tí thì bi kịch đã không xảy ra. Có điều Tiêu Phong vẫn mãi mãi là Tiêu Phong. Ông không có cái thói đa tình hào hoa của Đoàn Chính Thuần, cũng không có cái tình cảm văn nhân ấm ớ như Đoàn Dự. Trái tim ông đã theo A Châu xuống dưới cửu tuyền rồi. Tiêu Phong chung tình, A Tử si tình, Du Thản Chi lại càng si tình. Một cuộc rượt đuổi vì tình yêu không có kết quả, một cái vòng luẩn quẩn không mối gỡ ra. Cuối cùng cả ba cùng chôn thân nơi vực sâu ngàn trượng. Du Thản Chi chết không đáng tiếc, Tiêu Phong thì đã chết về phần hồn từ lâu lắm rồi, chỉ đáng thương cho cô bé A Tử đã sớm lìa bỏ cuộc đời khi tuổi chưa đầy đôi chín chỉ vì một nỗi si tình đáng thương. Hỏi thế gian tình ái là chi?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Đại Lý Hoàng Thái Đệ Đoàn Chính Thuần
& các hồng nhan tri kỈ


Thiên long bát bộ là tác phẩm có nhiều hồng nhan bạc mệnh nhất. Đau khổ nhất dĩ nhiên là chị em A Châu và A Tử, tuy nhiên các nhân vật nữ khác cũng không hạnh phúc gì.

Trước hết phải kế đến vợ và tình nhân của Đoàn Chính Thuần. Mang tiếng là Trấn Nam Vương phi nhưng thử hỏi Thư Bạch Phụng đã hưởng được bao nhiêu ngày ân ái mặn nồng? Mỗi lần chồng ra đi là lại có thêm một tình nhân mới. Để đến nỗi một vị Vương phi thân vàng lá ngọc vì quá tức giận đức lang quân mà đã trao thân cho một tên khất cái dơ bẩn (tên này may không thuộc Cái Bang, nếu không Kiều Phong nhất định nghiêm trị). Sau đó lại để tóc đi là đạo cô, bao năm trời không trở lại Vương phủ, cuối cùng tự tử theo chồng. Một người phụ nữ tuy sống trong nhung lụa cao sang, nhưng không thể giữ được người đàn ông của mình bên cạnh thì cho dù có cao lương mĩ vị, kẻ hầu người hạ cũng cảm thấy vô vị mà thôi.

Bên cạnh đó là những người tình nhân của Đoàn Chính Thuần. Số phận của họ cũng chẳng may mắn gì. Tu La đao Tần Hồng Miên trốn mình trong u cốc, đến con gái cũng không cho nhận mặt. Nguyễn Tinh Trúc thì phải đem con cho người khác nuôi, cô đơn chờ đợi nơi Tiểu Kính Hồ. Cam Bảo Bảo, Vương phu nhân vì con dại mà phải chịu gả vào nhà họ Chung, họ Vương, đánh mất cả tuổi xuân của mình. Tất cả cũng chỉ vì một chữ “tình” mà chịu hi sinh. Đoàn Chính Thuần hỡi Đoàn Chính Thuần, sao ông lại tốt số thế)?

Cũng có lẽ vì Đoàn Chính Thuần đã làm nhiều người phụ nữ đau khổ cho nên tất cả con gái của ông đa số đều bất hạnh cả. A Châu, A Tử chết tức tưởi. Người thứ ba lại là Hương Dược Xoa Mộc Uyển Thanh. Chỉ vì một lời thề “ai thấy được mặt ta thì phải làm chồng ta”, cô gái ngây thơ trong trắng đã gửi trọn trái tim cho người đường huynh Đoàn Dự của mình. Chịu biết bao gian lao khổ cực vì người yêu để cuối cùng chỉ đổi lại được hai tiếng “đại ca”. Cho dù cuối cùng Đoàn Dự có thể lấy cả ba cô Vương Ngữ Yên, Mộc Uyển Thanh, Chung Linh, nhưng trái tim chàng đã hoàn toàn trao cho Vương Ngữ Yên, không còn chỗ cho Mộc Uyển Thanh nữa rồi. Kết thúc tác phẩm Kim Dung tuy không đề cập đến số phận của Mộc Uyển Thanh, nhưng độc giả có thể đoán được nàng sẽ chẳng vui vẻ gì. Chung Linh ngây thơ nhí nhảnh, Đoàn Dự là đại ca hay là chồng nàng cũng không quan tâm, nhưng Mộc Uyển Thanh, với trái tim nhạy cảm của mình, chắc chắn sẽ không có hạnh phúc nơi hoàng cung Đại Lí cô đơn lạnh lẽo để ngắm nhìn Đoàn Dự hạnh phúc bên Vương Ngữ Yên.

Những nhân vật nữ trong Thiên long bát bộ đều khổ vì tình. Từ A Châu, A Tử cho đến Thiên Sơn Đồng Mỗ hay Lý Thu Thuỷ, những ân oán hận thù đau khổ cũng chỉ vì một chữ “tình” mà ra. “Đa tình tự cổ không dư hận”, tại sao thế gian lại khổ vì tình?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Tiêu Phong
Người anh hùng trong mê cung của định mệnh


Một chiêu cực kì cương mãnh trong Hàng Long thập bát chưởng tung ra, và A Châu - trong lốt cải trang Đoàn Chính Thuần - đã ngã gục dưới ánh sấm chớp loè và cơn mưa đêm tầm tã. Kim Dung đã bố trí cái chết oan uổng của cô tì nữ thông minh A Châu trong một bối cảnh vô cùng thê lương và bi đát. Tiêu Phong lặng người ôm xác chết người yêu do mình lỡ ra tay ngộ sát. Cùng với cái chết của A Châu, một Tiêu Phong chỉ biết rượu và võ công đã chết, sự thanh thản tâm hồn đã cáo chung và từ đây kẻ anh hùng kiệt xuất của Kim Dung bắt đầu cung bật của đoạn trường khổ luỵ.

Trong tất cả các nhân vật của Kim Dung, có lẽ chỉ có Tiêu Phong là nhân vật gây ấn tượng sâu đậm nhất về thân phận bi tráng của người anh hùng trong mê cung của định mệnh. Số phận của ông thật là nghiệt ngã. Thoạt tiên ông ngỡ mình là người Hán, và với tư cách là Bang chủ Cái bang, ông đã vì xứ sở Hán mà phục vụ. Vốn bản chất sôi nổi anh hùng, cả đời ông chỉ giao du cùng hảo hán khắp giang hồ. Ông không hề biết đến tình yêu, chưa bao giờ biết rung động trước một khách má hồng nào, dẫu người đó có thuộc nòi thiên hương quốc sắc. Ông chỉ đam mê rượu cùng võ công. Và chính cái đó đã dẫn đến thảm kịch của đời ông, một thảm kịch cực kì bi tráng.

Một trang hán tử vô cùng kiêu dũng, là niềm ước mơ của biết bao nhiêu khách má hồng thế mà ông cứ vô tình đi giữa cõi đời, cứ mãi mãi “ví dầu trần gian có người quốc sắc, thì ta cũng chỉ dừng chân vuốt mặt rồi đi”, cứ hờ hững với tấm lòng say đắm của người ta, ông xem trọng rượu và võ công hơn nhan sắc, trách nào người ta không hờn dỗi. Từ hờn dỗi biến thành hờn căm. Rồi từ hờn căm đi đến hận thù và tìm cách trả thù cũng không xa. Định Mệnh đã muốn thay mặt cho khách má hồng trả thù anh chàng Narcisse phương Đông. Và người được Định Mệnh chọn ra để làm công việc ấy lại là Mã phu nhân, vợ của Phó Bang chủ Cái bang. Một phu nhân dung nhan tuyệt đại, luôn tự hào về sắc đẹp của mình, đã khiến biết bao nhiêu khách anh hùng điên đảo thần hồn chỉ bằng một khoé mắt thu ba hoặc một nụ cười hàm tiếu. Trong một buổi tiệc lớn của Cái Bang, khi các khách anh hùng dự tiệc đều ngây ngất trước sắc đẹp của Mã phu nhân, thì Tiêu Phong chỉ chào nàng chiếu lệ và say sưa uống rượu với quần hào. Tiêu Phong vô tình như xem phu nhân không có mặt trên đời! Vì tình yêu vô vọng, và vì tự ái, phu nhân rắp tâm báo thù. Báo thù bởi vì người mà mình thầm yêu lại không quan tâm đến mình như bao người khác:help1:. Tìm mọi cách báo thù người mình yêu, khiến cho họ thân bại danh liệt dù điều đó làm cho trái tim mình thêm tan nát! Tâm lí người đàn bà khi yêu, khi ghen thực cực kì mâu thuẫn và phức tạp). Có lẽ chỉ có thần thoại Hy lạp và các bi kịch của Shakespeare, Racine mới sánh kịp ông Kim Dung vễ lãnh vực này.

Khi tài liệu mật về Tiêu Phong được Mã phu nhân công bố trước quần hào Cái bang, với sự dàn dựng công phu của trưởng lão Cái bang Bạch Thế Kinh, người ta mới sững sờ phát hiện ra thân thế thật của Tiêu Phong. Ông vốn là người Khất đan. Song thân ông, năm xưa khi đi ăn tiệc nơi Nhạn môn quan đã bị quần hào Trung nguyên, tưởng lầm là những người có âm mưu xâm nhập Trung nguyên, nên phục kích vây đánh chết. Lúc đó ông mới chỉ là một hài nhi còn ẵm ngửa. Ông được quần hào đưa về chùa Thiếu Lâm nuôi dưỡng và rèn luyện võ công, xem như để chuộc lại phần nào lỗi lầm trong cuộc giết người vô tội. Vốn tư chất thông minh, đôn hậu và có khí độ trầm hùng, nên chỉ sau một thời gian, ông trở thành Bang chủ Cái bang. Ông hồn nhiên sống như người Hán và xem người Khất đan như kẻ thù. Ông trở thành biểu tượng của hào khí và võ công, khiến tất cả các tay cao thủ của hai phái chính tà đều ngưỡng mộ. Thế mà đớn đau thay, khi thân thế ông bị phát hiện, dù còn đang là nghi án, thì số đông quần hào lại nhanh chóng quay lưng và phủ nhận tất cả những gì tốt đẹp của khách anh hùng. Người anh hùng của Kim Dung từ nạn nhân của một trái tim hờn ghen uất hận tiếp tục biến thành nạn nhân của một mưu đồ chính trị: đó là âm mưu lật đổ ngôi vị Bang chủ của ông. Tâm lí con người cổ kim xưa nay đều có một điều quỉ dị kì lạ, ấy là khi chứng kiến sự sụp đổ của một thần tượng hay một người đang được tôn vinh thì trong thâm tâm họ lại cảm thấy một niềm hoan hỉ và thoả mãn ngấm ngầm[-X! Sau đó, Tiêu Phong bị xua đuổi khỏi cả hai phái chính tà. Trong tâm trạng cực kì hoang mang đau đớn, ông quyết tâm đi tìm cho ra nguồn gốc thân thế của mình. Trên đường điều tra, ông lại tiếp tục bị ngộ nhận là giết cha mẹ nuôi Kiều lão, giết ân sư Huyền Khổ và chịu bao nỗi oan uổng khác. Khi ôm A Châu đến Tụ Hiền trang để cầu Tiết Thần Y chữa bệnh, ông mới biết quần hào đang tụ họp nơi đây để tìm cách đối phó với ông, một người giờ đây bị xem như là một tên cực gian ác, một kẻ thù chung của võ lâm! Một trong những bi kịch của cuộc đời là nhiều khi vô tình tạo ra ngộ nhận và đẩy con người vào chỗ ngờ vực hận thù. Lắm lúc con người muốn làm việc thiện mà không được và muốn tránh việc ác cũng không xong:whistling. Thôi được, các ngươi trước kia đã từng là bạn hữu của ta, có người còn mang ơn ta nữa, giờ đây Định Mệnh đã bôi mặt ta lem luốc không cho bạn bè võ lâm đồng đạo nhận ra ta nữa, lời ta nói không còn ai nghe ra nữa, đính chính không xong, biện bạch không được thì hào khí ta trỗi dậy trong huyết quản, ta sẽ cùng quần hào các ngươi uống cạn một chén rượu tuyệt tình rồi quyết tâm cùng nhau một phen sống mái để tỏ rõ mặt hùng anh! Trong tất cả tác phẩm của Kim Dung, trận huyết chiến đơn thân độc đấu giữa Tiêu Phong với quần hùng tại Tụ Hiền trang có lẽ là trang sử bi tráng vào hào hùng nhất trong lịch sử võ lâm. Trong Ỷ Thiên Đồ Long kí, khi Trương Vô Kỵ xuất hiện ngẫu nhiên trên Quang Minh đỉnh để một mình đánh bại tất cả quần hùng, cứu Minh giáo khỏi thảm hoạ bị tận diệt, thì chàng thiếu niên anh hùng đó dựa vào môn Càn Khôn Đại Nã Di siêu tuyệt và tấm lòng đôn hậu để hoà giải tình thế nguy cấp. Lúc đó, Vô Kỵ chỉ là một chàng thiếu niên hoàn toàn xa lạ với cả hai phe, người bị thua lại được chỉ điểm thêm võ công, ai cũng hân hoan cảm tạ. Phe chính giáo do phái Võ Đang đại diện không muốn lợi dụng thời cơ để tận sát phe Minh giáo, họ cùng quần hùng rời Quang Minh đỉnh ra đi trong tâm trạng hân hoan với là cờ sáng ngời chính nghĩa: Công đạo võ lâm vẫn được duy trì. Nó khác hẳn cuộc huyết chiến của Tiêu Phong nơi Tụ Hiền trang. Đệ huynh đồng đạo không nhìn nhận ra nhau và gây nên thảm cảnh tương tàn. Bi kịch nối tiếp theo bi kịch, ngộ nhận chất chồng lên ngộ nhận. Máu càng đổ, hận cừu càng kết chặt, oan khiên càng nặng nề thêm. Cứ điên cuồng cùng nhau đem hết sức lực bình sinh quyết đấu, đem tính mạng phiêu bồng ra chơi trò chơi kì tuyệt của Định Mệnh, cứ tự cuốn trói nhau vào mới bòng bong rối mù của ân oán thị phi cực kì phi lí để rồi mai đây, khi tỉnh ngộ và dừng tay lại, nhìn ra nhau chân dung của đệ của huynh, thì buổi trùng lai cuối cùng nơi Nhạn môn quan đã nhuộm quá nhiều sắc màu ngậm ngùi cay đắng! Rồi cuộc truy tìm thân thế đưa đẩy Tiêu Phong đến chỗ ngộ sát người yêu duy nhất trong đời là A Châu khi hai người đã ước nguyện sẽ từ giã giang hồ, cùng tìm về Nhạn môn quan để sống cuộc sống thanh bình chăn dê trên đồng cỏ. A Châu, do ngộ nhận, cứ ngỡ người cha mà mình không dám nhìn nhận - Đoàn Chính Thuần - là chủ mưu trong việc giết cha mẹ Tiêu Phong năm xưa ngoài quan ải. Còn Tiêu Phong cũng không biết người mà mình yêu thương hơn cả tính mệnh, nguồn an ủi duy nhất trong đời, lại chính là con của Đoàn Chính Thuần. Khi hội diện với Đoàn Chính Thuần nơi rừng trúc, Tiêu Phong hỏi về thân thế của một hài nhi là mình thì Đoàn Chính Thuần lại ngỡ là hỏi về một đứa con rơi ngày trước của ông. Cuộc đối thoại vô tình lại càng tăng thêm ngộ nhận. Lời lạc điệu, tiếng lạc âm. Mọi mối cảm thông đều bị cắt đứt. Định Mệnh đã giăng một màn lưới oan nghiệt để không ai còn nhận ra nhau! Đối diện nhau mà cứ như lạc trong cõi sương mù. A Châu vì chữ Hiếu đã tự nguyện đem thân mình ra hoá giải mối oan cừu không có thực! Hiếu Tình đôi đường không trọn thì chỉ còn có cái chết mà thôi. Người con gái thông minh, đáng yêu mang nặng tâm hồn phương Đông đó đã tìm cách điều hoà những mâu thuẫn trong đời bằng một giải pháp bi thương! Tình yêu chân chính đầu đời luôn mở ra những chân trời vô biên và tuyệt đích khiến cho con người trở nên cao thượng. Và để đạt đến chân trời đó, đôi khi con người sẵn sàng khước từ cả đối tượng thương yêu và hân hoan chấp nhận hi sinh. Trong dang dở, trong đau khổ, thậm chí trong cái chết, lòng người vẫn tự hào vì đã sống xứng đáng với tình yêu đó. Cái chết oan nghiệt của A Châu đã làm sáng tỏ những điều ngộ nhận nhưng tất cả đã quá muộn màng! Mọi người lần lượt bỏ đi chỉ còn một mình Tiêu Phong ôm xác A Châu kêu gào giữa cảnh đồng không! Võ công quán thế, hào khí ngất trời. Tất cả những cái đó nào có nghĩa gì trước cái xác lạnh giá của người yêu? Bi kịch ngàn năm của con người vẫn hiện ra đấy trong các kiệt tác kim cổ Đông Tây. Đấng Tối cao vẫn cứ muôn đời lặng thinh trước những tiếng kêu trầm thống tuyệt vọng của con người. Trong Le Malentendu của A. Camus, người câm đã bỏ đi khi người mẹ ra sông tự vẫn vì do ngộ nhận lỡ giết con trai, bỏ lại một mình Martha đang kêu bào, đối diện với sa mạc nhân gian! Tiêu Phong không có được diễm phúc như Trương Thuý Sơn là được cùng chết với Hân Tố Tố để nối kết những gì còn để dang dở trong cuộc sống (Ỷ Thiên Đồ Long kí), mà chàng buộc phải sống để truy tìm thân thế trong khi chỉ muốn được chết để tạ tội với A Châu! Cuối cùng, Tiêu Phong phát hiện ra phụ thân là Tiêu Viễn Sơn vẫn còn sống. Ông cũng chính là ân nhân đã cứu thoát Tiêu Phong ra khỏi Tụ Hiền trang trong cơn nguy khốn. Và đau đớn thay chính Tiêu Viễn Sơn đã tự tay đẩy con mình vào những cảnh ngộ oan uổng trớ trêu. Ông đã tự tay giết chết những nạn nhân rồi đổ hoạ cho con trai! Hai cha con nhận diện ra nhau ở giai đoạn cay đắng dị thường trong Mê Cung Định Mệnh. Cùng với bi kịch thầy trò Thành Khôn - Tạ Tốn (Ỷ Thiên Đồ Long kí), Kim Dung đã dày công bài thiết thêm bi kịch cha con Tiêu Viễn Sơn - Tiêu Phong như một ngẫu nhiên để song đôi về những oan nghiệt tồn sinh. Cuộc gặp gỡ hai phái chính tà trên đỉnh Thiếu Lâm tưởng chừng rơi vào chỗ bất khả vãn hồi thì nhà sư quét rác vô danh trong Tàng Kinh các xuất hiện, dùng võ công siêu tuyệt và Phật pháp vô biên để hoá giải mối oan cừu giữa Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác, đồng thời khai ngộ cho hai nhân vật kiêu hùng đó khiến họ tỉnh ngộ và qui y cửa Phật. Một lần nữa Kim Dung lại nhờ đến Phật pháp để hoá giải oan cừu. Cõi đạo mênh mông Đông phương luôn có chỗ để con người hồi tâm quay về tìm cách hoá giải mọi ân oán thị phi khi chúng bị đẩy đến chỗ tột cùng và mọi biện pháp giải quyết tưởng chừng như bế tắc: Sơn cùng thuỷ phúc nghi vô lộ. Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn (Đến chỗ sơn cùng thuỷ tận cứ ngỡ như không còn lối nữa, thì lại thấy thấp thoáng có một thôn xóm trong những rặng liễu mờ và những cành hoa sáng - thơ Lục Du). Trong khi xưa nay quần hùng đều lên án và nguyền rủa Tiêu Phong thì nhà sư vô danh dị thường đó lại hết lời ca tụng! Sách ông Kim Dung thường âm thầm mở ra những khoảng vắng lặng để ta có dịp suy ngẫm thêm về Đức Lí Uyên Nguyên. Tiêu Viễn Sơn đã xuất gia, nhưng Tiêu Phong lại phải âm thầm sống để chăm lo cho A Tử theo lời trăn trối của A Châu, dù từ sau cái chết của người yêu, tâm hồn ông bắt đầu đối diện với sự trống vắng hãi hùng. Tiếng sáo chăn dê mơ hồ trên đồng cỏ Nhạn môn quan vẫn vọng về như một sự đoạ đày của kỉ niệm. Ông Kim Dung lại càng đẩy cái đoạn trường của tình yêu lên cao độ khi để cho nhân vật A Tử yêu người anh rể Tiêu Phong, bên cạnh đó lại bài thiết thêm mối thảm kịch của Du Thản Chi trong mối tình si dại cuồng điên đối với A Tử! Suốt quãng đời còn lại, mỗi lần khuyên giải A Tử, Tiêu Phong rất ít khi nhắc đến A Châu, nhưng mỗi khi đọc, ta vẫn hình dung được tâm hồn ông và cảm thấy ngậm ngùi khôn tả. Ở đoạn cuối tác phẩm, để cứu quần hùng bị kẹt tại Nhạn môn quan và buộc vua Liêu lui binh không được xâm lược Trung Nguyên, Tiêu Phong đã dùng võ lực áp chế nhà vua bẻ tên thề trước ba quân, rồi ông dùng tên đâm vào ngực tự vẫn để giữ trọn chữ trung thì ta hiểu đó chỉ là cái cớ. Tiêu Phong đã chết thực sự từ sau cái chết của A Châu! A Tử móc mắt ném trả lại cho Du Thản Chi rồi ôm xác Tiêu Phong rơi vào vực thẳm để Du Thản Chi mù loà kêu gào tên người yêu giữa cảnh trời chiều quan ải. Trong tất cả các tác phẩm Kim Dung, Thiên long bát bộ là bộ sách hay nhất và chỉ có Thiên long bát bộ mới có cái chung cục đau thương đến cực độ nhường kia. Và dường như định mệnh luôn luôn đem bi kịch vây quanh cuộc sống của những kẻ anh hùng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Mối tình kỳ lạ của
Chu Bá Thông & Anh Cô


Tình yêu giữa Chu Bá Thông & Anh Cô là một tình yêu mập mờ, một tình yêu trẻ con và một tình yêu …ngớ ngẩn. Chúng ta sẽ không bao giờ quên hình ảnh một “lão” ngoan đồng ngây ngây ngô ngô, phủi tay ném trả Anh Cô chiếc khăn tay, rồi bỏ đi trước con mắt cực kỳ đau khổ của người con gái ấy. 2 người họ gặp nhau rồi quen nhau, thân thiết với nhau, quyến luyến nhau, tất cả giống y như một trò chơi. Một bên là một gã khờ giỏi võ, một bên là một cô gái đa tình hiếu động. Gã khờ ấy đã làm những việc mà chính gã cũng không biết là việc gì. Gã đã hớp hồn một cô gái, đã khiến một hoàng phi cao quý phải trao gửi tất cả. Thế mà gã vẫn không hay biết gì. Tự ngàn xưa đã có một câu nói rất đúng: “đàn bà trong thiên hạ này đều là của ta, trừ vợ của bạn bè”). Gã khờ ấy đã phạm vào đại kỵ ấy, đã khiến thể diện của môn phái gã mất cả. Xưa nay người ta vẫn nói vì tình mà một con người có thể làm tan nát tất cả, thế nhưng việc làm này của gã thì có lẽ chưa phải là vì tình. Gã đã bỏ đi, đã khiến “bạn” gã mất mặt, khiến sư huynh gã mất mặt, và khiến cô gái kia đã chết một nửa. Đa phần chúng ta đều trách cứ Chu Bá Thông, nhưng sự ra đi “ lạnh lùng” ấy của gã lại là một giải pháp cực kỳ cao minh. Nếu đồng ý lấy Anh Cô thì nhất định là nàng vui vẻ, gã cũng vui vẻ. Nhưng còn Đoàn Hoàng Gia, liệu lão có còn mặt mũi nào?. Một đại tông sư võ học mà để người ta đến nhà cướp vợ ư?. Sư huynh lão sẽ ra sao? Đúng là không thể lường trước được hậu quả. Tự tử để đền tội ? Cách này xem ra không hợp với gã, mà trước đấy sư huynh gã đã định giết gã rồi, Đoàn Hoàng Gia đã không muốn giết gã, thì tự tử lại càng làm gã tức giận. Thôi thì đi béng đi là hay nhất.

Nào ngờ tình yêu không phải tầm thường. Ngay một lúc nào đấy thì người ta khó mà xác định được có yêu một người hay không? Mà yêu hay không yêu một người chỉ có thể khẳng định khi đã xa cách nhau rồi. Nếu yêu thì ngày mong đêm nhớ, nếu không yêu thì chẳng chút vấn vương. Ở đây Chu Bá Thông & Anh Cô đều đã nhớ về nhau, luôn nhớ về nhau, thế thì đúng là họ yêu nhau rồi. Tình yêu đã khiến Anh Cô ngày đêm học tính toán ngũ hành để đi cứu Chu Bá Thông. Tình yêu đã khắc ghi trong tâm trí Chu Bá Thông ngay cả khi lão biết chắc mình sẽ chết. Đấy mới là tình yêu chân chính.

Trên 50 năm trời xa cách, cuối cùng thì đôi trai gái cũng được gặp nhau, cũng được cùng sống với nhau. Nhưng khi ấy thì họ không còn là đôi trai gái nữa. Họ đã là những lão nhân tóc trắng. Tóc trắng chẳng qua là quy luật của thời gian & tạo hoá. Họ sống yên ấm ở một nơi đầy hoa, đầy hương, đầy mật. Một nơi mà ngày xưa họ đã từng mơ đến & cuối cùng cũng đã được toại nguyện.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Trình Linh Tố
Một mảnh tình, một cánh hoa rơi


Tôi kể ngày xưa một mối tình
Một người con gái tuổi còn xanh
Ngậm ngùi một kiếp hoa rơi lạc
Một mảnh hương tình luống mong manh

Người con gái ấy họ Trình, tên Linh Tố, chữ “Linh” trong “Linh khu”, chữ “Tố” trong “Tố vấn”. Cái tên thanh nhã, sâu sắc gợi lên những ấn tượng đầu tiên về một con người. Nàng xuất hiện trong bộ dạng một cô thôn nữ đang tưới hoa trên con đường đi tìm Độc thủ Dược Vương của Hồ Phỉ. Kim Dung tiên sinh đã không dành cho người con gái này vẻ trầm ngư lạc nhạn, thoát tục thanh cao như những cô gái khác. Nàng gầy gò ốm yếu, mặt mày xanh xao, thân hình bé nhỏ như đứa trẻ 14, 15 tuổi. Nhưng đặc biệt, nổi bật lên tất cả là một đôi mắt sáng trong lạ kỳ, lấp lánh tinh quang. Trong đôi mắt ấy thẳm sâu một tâm hồn thuần khiết, cao thượng, một tấm lòng đẹp đẽ tinh khôi như giấy trắng, ấm áp và êm dịu như ánh ban mai:“>.

Nàng chính là đệ tử chân truyền của Độc thủ Dược Vương lừng danh thiên hạ. Gặp được người con gái này, Hồ Phỉ xem như vô cùng may mắn, không những đạt được mục đích của chuyến đi muôn vàn khó khăn, tìm thần y cứu chữa đôi mắt cho Miêu Nhân Phụng mà còn khám phá bao điều bí ẩn lạ kỳ đằng sau huyền thoại về Độc thủ Dược Vương. Còn Trình Linh Tố, nàng đã gặp tiểu anh hùng Hồ Phỉ, gặp được mối tình của mình, oan gia của mình, và ý nghĩa cuộc đời mình. Tự lúc nào, người con gái sắc sảo thông minh ấy đã đem lòng yêu thương chàng trai nghĩa hiệp, và từ đó, nàng bỏ lại cuộc sống bình yên chốn thôn quê, ra đi cùng Hồ Phỉ, ở bên chàng và bảo vệ cho chàng đến cuối cuộc đời.

Nhưng mối tình thơ ngây của Trình Linh Tố cuối cùng cũng chỉ là mối tình đơn phương vô vọng. Hồ Phỉ từ lâu đã có trong tim hình bóng người nữ nhi khác. Trình Linh Tố hiểu rõ điều đó, nàng biết Viên Tử Y xinh đẹp hơn mình, và hơn cả, nàng biết rằng con người trọng tình trọng nghĩa như Hồ Phỉ sẽ mãi chân thành với tình yêu dành cho cô nương áo tím thanh tú diễm lệ kia. Nàng xót xa nhận lời kết nghĩa huynh muội cùng Hồ Phỉ, lắng nghe từng lời chàng tâm sự, tỏ bày tình cảm của mình dành cho Viên Tử Y mà nuốt thầm nước mắt. Một người nhi nữ ngày ngày nhìn ý trung nhân lo lắng, tương tư người con gái khác thì còn nỗi đau nào chua xót hơn! Nhưng Hồ Phỉ dường như không nhận ra điều đó, chàng không hiểu hay cố tình không hiểu, cứ vô tâm đối xử với Trình Linh Tố như một người tiểu muội, lo lắng, che chở cho nàng chung quy chỉ vì hai chữ “chi lan”. Hoa trôi hữu ý, nước chảy vô tình, Trình Linh Tố vẫn ngậm ngùi ôm mối tình thơ, chôn chặt trong lòng nỗi niềm thầm kín. Từng ánh mắt, nụ cười, từng cử chỉ, lời nói chan chứa thâm tình của nàng ẩn chứa một niềm đau xót vô bờ. Nàng vẫn dành một vị trí quan trọng trong lòng Hồ Phỉ - một người em gái tâm tư tinh tế, hiểu rõ tâm ý người khác, thông minh, chu đáo, toàn vẹn trước sau, đã bao lần cứu chàng thoát khỏi nguy biến, một người bạn tri âm để chàng dốc bầu tâm sự - nhưng mãi mãi nàng không bao giờ đến được chỗ đứng cao nhất, thiêng liêng nhất mà Hồ Phỉ dành cho người trong mộng. Đó là bi kịch của cuộc đời nàng, bi kịch về một tình yêu mãi mãi không bao giờ được đáp lại.

Vì lẽ gì Trình Linh Tố lại theo Hồ Phỉ từ bỏ chốn thôn quê - nơi nàng đã bao năm sống cuộc đời bình yên lặng lẽ? Tại sao nàng không nuôi ước mộng trở thành Độc thủ Dược Vương thứ hai tiếng tăm lừng lẫy, quyền uy và danh vọng? Tại sao nàng bỏ lại tất cả, suốt đời theo đuổi một mối tình đơn phương vô vọng, hy sinh quá nhiều, thậm chí cả sinh mạng nhỏ bé của mình vì nó?

Vấn thế gian, tình thị hà vật?
Trực giáo sinh tử tương hứa

Chữ “tình” thật lắm nỗi éo le. Nhân loại muôn đời không bao giờ hiểu hết được bản chất và cội nguồn của tình yêu. Tình yêu làm cho con người hạnh phúc, đắm say đến mức nào? Khổ đau, oan trái biết là bao? Sao con người cứ mãi vì một chữ “tình” mà quên đi tất cả?

Chỉ biết rằng Trình Linh Tố đã vì nó mà dâng tặng cả mạng sống của mình. Trong cơn hiểm nguy một còn một mất, nàng đã cúi xuống hút máu độc từ bàn tay Hồ Phỉ, để rồi chính mình trúng phải chất kịch độc vô phương cứu chữa: “Bích tàm độc cổ”, “Khổng tước đảm”, “Hạt đỉnh hồng”. Chất độc này vốn dĩ không gì có thể giải được, chỉ duy nhất Trình Linh Tố nàng biết cách hoá giải.

“Gia sư nói ba thứ chất kịch độc này không có thuốc nào chữa được. Vì trên đời này chẳng có thầy thuốc nào chịu vì bệnh nhân mà hy sinh tính mạng. Đại ca ơi! Lão nhân gia đâu biết có tiểu muội...tiểu muội đối với đại ca...”

Chỉ có nàng mới dám vì tình yêu, từ bỏ sinh mạng của mình, không hối tiếc.

Cho đến cuối cuộc đời, nàng mới nói rõ lòng mình cho Hồ Phỉ. Mãi đến phút giây tử biệt sinh li, Hồ Phỉ mới nhận ra tấm chân tình của nhị muội bấy lâu dành cho mình. Chàng đã hiểu ra, mỗi lời nói, nét mặt, mỗi nụ cười của Trình Linh Tố mà trước đây chàng không hề để ý, ẩn chứa biết bao nhu tình, bao nhiêu là tình cảm thiết tha. Lúc nào nàng cũng nghĩ đến chàng, lúc nào nàng cũng có mặt khi chàng cần đến, lúc nào nàng cũng lắng nghe chàng, còn chàng, dường như chưa bao giờ chàng hiểu được Linh muội.

Tiểu muội tử đãi tình lang
Ân tình thâm
Nễ mạc phụ liễu muội tử
Nhất ban tình
Nễ kiến liễu tha diện thời
Yếu đãi tha hảo
Nễ bất kiến tha diện thời
Thiên thiên yếu thập thất bát biến quải tại tâm!

(Tiểu muội tử chờ tình lang
Tấm lòng chờ đợi chứa chan ân tình
Chàng ơi, chớ phụ cô mình
Gặp nhau hãy giữ ân tình cho nhau
Rủi mai nước chảy xuôi cầu
Tấm lòng canh cánh, nỗi sầu khôn khuây)

Chúng ta đọc tiểu thuyết Kim Dung & đã yêu những mối tình trong những bộ tiểu thuyết. Chúng ta khóc cho A Châu ngày cô rơi xuống bên cầu đá. Lại một lần nữa chúng ta khóc Trình Linh Tố. Cả cuộc đời ngắn ngủi mười mấy năm, dường như nàng chỉ thực sự sống những ngày tháng cuối cùng, bên người mình yêu dấu. Nàng chỉ có tuổi xuân, mãi mãi chỉ có tuổi thanh xuân, chỉ có một tấm lòng, một tình yêu thiết tha, trọn vẹn. Nàng chỉ sống vì tình yêu, và chỉ chết vì nó. Còn cái chết nào đẹp hơn cái chết hiến dâng cho ái tình? Cũng nhẹ nhàng và cao cả như cái chết của người dũng tướng nơi chiến trận. Ở một nơi xa xôi nào đó, Trình Linh Tố sẽ nở nụ cười mãn nguyện, rằng nàng đã hy sinh xứng đáng cho tình yêu. Người con gái đáng thương ấy sẽ còn mãi tuổi xuân với tình yêu bất diệt, hạnh phúc sẽ mỉm cười với con người cao thượng đã lấy máu mình tô thắm con đường muôn thuở của tình yêu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Lý Văn Tú
& nỗi lòng cô đơn


Nếu....

“Đạo dạy không nên yêu,
Vì yêu chỉ đau khổ.
Nhưng nghĩ đi nghĩ lại,
Thấy yêu vẫn tốt hơn”

Tự cổ chí kim, thiên hạ vẫn dạy nhau rằng không nên yêu, rằng yêu là cội nguồn của đau khổ, rằng tình chỉ đẹp khi còn dang dở, rằng dù có yêu đắm say thế nào đi nữa thì vẫn sẽ có lần phải khóc, phải đau đớn vì yêu. Thế sao bao nhiêu người vẫn cứ yêu; bao chàng trai, cô gái vẫn như những con thiêu thân chắp cánh lao vào ngọn lửa tình yêu đang rực cháy trong lòng. Chẳng phải yêu là đớn đau, yêu là khổ sao? Tại sao chẳng có ai lại chịu dừng chân trước bờ vực, chịu lấy tâm hồn, lý trí mình ra làm tấm gương soi sáng để nhìn lại mình, để nhìn lại bờ vực trước mặt mà dừng bước? Chẳng lẽ yêu lại tốt hơn thật sao? Cũng có thể vì tình yêu vốn là không có mắt, đã yêu là mù quáng thật rồi. Dù chưa yêu hay đã từng rơi vào vũng bùn ấy, thì cũng chỉ có thể dâng câu hỏi này cho lão thiên, chỉ có thể ngửa mặt kêu trời sao lại tạo ra cái bẫy quá ác với chúng nhân mà thôi. Liệu có ai có thể giải câu đố này, hay là vẫn như bao người vẫn mò mẫm trong bóng tối, tìm câu trả lời muôn thuở .

Sa mạc Qua Bích mênh mông, gió cát kiêu hùng, liệu nơi đây có câu trả lời nào cho câu hỏi đang vang vọng trong đầu óc của cô bé Lý Văn Tú chăng? Còn chàng trai Tô Phổ, có bao giờ chàng biết được mối tình của Lý Văn Tú chăng? Hay chàng chỉ làm một cơn gió mát lướt qua , để rồi cuối cùng vẫn bay về với A Mạn. Dù có là bậc quốc sắc thiên hương, chàng vẫn chỉ dừng chân vuốt mặt rồi đi, để lại trong lòng người thiếu nữ bao nỗi thê lương.

“Thà rằng yêu em mà đau khổ còn hơn cả một đời ta không biết em. ")

Yêu, chỉ một tiếng ngắn ngủi. Yêu, chỉ có 3 chữ cái. Thế mà sao bao người vẫn cứ sẵn sàng đau khổ vì 3 chữ này? Chẳng lẽ cứ đau khổ mới là yêu sao? Đã bao nhiêu lần, cứ muốn nói thật vui vẻ, cứ muốn thật thơ mộng, thế mà tình yêu Lý Văn Tú vẫn cứ đau khổ, vẫn cứ không cho chúng ta thấy hạnh phúc được.

Chúng ta không bàn về tình yêu, sự trái ngang của cuộc đời nữa, có nói thêm thì trái ngang vẫn là trái ngang, đau khổ vẫn là đau khổ và yêu vẫn cứ mãi là yêu. Đó là chân lý muôn đời. Nhưng nếu thời gian quay trở lại thì sao? Nếu như Lý Văn Tú không gặp Tô Phổ thì sao? Liệu nàng có bao giờ tự hỏi câu đó không?

Nếu, cũng chỉ có 3 chữ cái, cũng mang bao nỗi niềm hối hận. Nếu, ước gì nó trở thành sự thật thì hay biết bao, nhưng đó mãi mãi vẫn là chữ nếu, đó vẫn không là sự thật. Lý Văn Tú vẫn phải gặp Tô Phổ, Tô Phổ vẫn cứ kết duyên với A Mạn và Lý Văn Tú vẫn cứ mãi mãi đứng trên ngọn đồi xa kia, nhìn 2 người bên nhau. Để rồi trong sa mạc Qua Bích khô cằn ấy, tiếng vó ngựa trắng vẫn cứ vang lên giữa cơn gió, mang theo cả suy nghĩ thơ ngây của nàng mỹ nữ Hán tộc:

“Những thứ đó tốt lắm, đẹp lắm! Thế nhưng ta không thích thì sao?”
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Khang Mẫn (Mã phu nhân)
Hoa hồng có gai


“Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu
Xuân thu chiến quốc lầu thơ các
Tuyệt tác gia truyền liệt nữ ca”

Nhất tiếu của Mã Phu Nhân làm biết bao hiệp khách giang hồ tương tư tưởng nhớ. Nàng luôn tự hào về nhan sắc của mình. Nhưng hoa đẹp thường hay có gai, phụ nữ càng đẹp thì độ gai góc của nó càng đáng sợ, chạm vào ko khéo sẽ mang hoạ vào tay:help1:.

Cổ nhân cho rằng “hồng nhan thường hoạ thuỷ”. Thật đúng vậy, hể xưa bày thì nay bắt chước. Mỹ nhân này đã làm cho giang hồ nổi dậy một cuộc bão giông.

Nàng danh xưng Khang Mẫn, sinh trưởng trong một gia đình thuộc tầng lớp hạ lưu.

Ngày tết ở quê, nàng rất muốn mình có một chiếc áo hoa, nhưng vì nhà nghèo nên gia đình ko thể cho nàng. Nàng thấy người hàng xóm của mình có chiếc áo hoa, nàng lén lấy trộm về, ko phải để nàng mặc mà nàng đã xé nát chiếc áo hoa ấy. Những gì nàng ko có thì có nghĩa là bất cứ người nào cũng ko được quyền sở hữu nó.

Tình duyên dang dở thưở thiếu thời với Đoàn Chính Thuần - hoàng thái đệ nước Đại Lý. Nàng lỡ có mang với gã họ Đoàn, ko thể lấy hắn nên nàng đã nhẫn tâm giết chết đứa con chưa tròn tuổi còn trong bụng để được an phận. Nếu nàng ko làm vậy, thử hỏi vào thời phong kiến tàn bạo, không chồng mà lại có con, bia miệng mỉa mai, thì nơi nào có thể cho nàng dung thân được đây. Nàng dạ sắc lòng son khiến chúng ta vừa thương vừa giận vừa sợ vừa quan tâm chú ý đến nàng.

Nàng lấy Mã Đại Nguyên - Mã phó bang chủ Cái Bang. Tới đây chúng ta lại thấy xót thương cho cành hoa cắm ko đúng chỗ.

Nàng ngưỡng mộ Tiêu Phong - bang chủ cái bang, nhưng thân thế của chàng lại là người Khiết Đan. Tiêu Phong, một con ma men chỉ biết rượu và võ công, không bao giờ để ý gì đến nàng.

Nàng tự hào nhan sắc mình quá, nên nàng luôn coi mình là ngôi sao duy nhất, sáng nhất trong những đêm không trăng. Nàng muốn tất cả mọi người đều phải chú ý đến nàng, ngưỡng mộ nàng. Tính chất độc tài toàn trị “một mình một sân, một bóng, vừa đá vừa thổi còi” của nàng đã tự định làm cho Tiêu Phong thân bại danh liệt.

Nàng giết chồng vì chồng không nghe lời mình công bố thân thế Tiêu Phong với quần hùng thiên hạ. Nàng không ngại hiến thân cho truởng lão Cái bang Bạch Thế Kính và Toàn Quán Thanh nhằm kéo thêm sức mạnh để hạ bệ Tiêu Phong. Thục nữ quần thoa nàng biết biến châm cài thành gươm bén. Nàng đúng là hồng nhan hoạ thuỷ không sai.

Nàng gián tiếp hại chết A Châu, chỉ vì muốn trả thù tình lang phụ bạc Đoàn Chính Thuần. Cách giết người của nàng cũng rất tàn bạo, nàng cắn từng miếng thịt trên người gã họ Đoàn cho đến chết. Chúng ta không thể hình dung được trong đầu nàng đang nghĩ gì. Nàng có yêu Đoàn Chính Thuần ko? Nàng có yêu Tiêu Phong ko? Ôi! Hoa đẹp có gai.

Ở nàng không có cái gì gọi là tình yêu. Nàng chỉ muốn thoả mãn, làm mình mát gan bổ máu mà ko quan tâm gì người khác phải đổ máu nát gan. Kết cuộc của nàng cũng thật đáng thương. Trước khi chết, nàng muốn Tiêu Phong ôm mình vào lòng. Chết là hết, có phải đây là sự đền bù của nàng cho nỗi bất hạnh quá lớn lại cho Tiêu Phong? Không, nàng đã thành công, Tiêu Phong đã chú ý đến nàng, coi trọng nàng, van xin nàng nói ra ai là đại ca dẫn đầu thảm sát gia đình chàng ở Nhạn Môn Quan. Một mỹ nhân trước khi chết vẫn còn sức mạnh, thật xứng câu Mỹ nhân tự cổ như danh tướng.

Chúng ta thật sự có ấn tượng với nàng. Tình cảm của người đọc dành cho nàng là cả thất tình trong cơ trí có ái, có ố, có ai, có cụ, chúng ta hỉ lạc khi nàng bất hạnh, & giận nàng vì nàng quá nhẫn tâm. Ân Tố Tố hoàn lương nhờ tình thương của Trương Thuý Sơn. Ta ko vào địa ngục thì ai vào địa ngục đây? nếu có thể sống trong truyện hẳn người đọc sẽ đem tình thương của mình để dập tắt cơn lửa lòng trong nàng, như vậy sẽ khiến giang hồ lắm bớt nỗi phong ba và chàng Tiêu Phong của chúng ta không còn phải mộng mị liêu trai để hẹn nàng A Châu vào một kiếp mai nữa.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Dương Quá & Tiểu Long Nữ
Mối tình đẹp nhất


Vì sao từ Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản… cho đến Việt Nam đều bình chọn mối tình đẹp nhất trong tiểu thuyết của Kim Dung chính là mối tình của Dương Quá và Tiểu Long Nữ? Chẳng lẽ tình yêu của Quách Tĩnh với Hoàng Dung không đẹp sao? Hay tình yêu mà Lệnh Hồ Xung dành cho Nhậm Doanh Doanh là chưa đủ, vả chăng trong tim của Trương Vô Kỵ vẫn còn có bóng hình nàng Chu?... Hay những mối tình đơn phương là không xứng đáng?

Không phải thế! Tình yêu của họ đều xuất phát từ sự ngưỡng mộ, chia sẻ và đồng cảm, luôn tin tưởng tôn trọng và thuỷ chung, luôn bảo vệ tình yêu trước những rào cản tác động bên ngoài, và tất cả đều vượt qua những chướng ngại đó, ngày càng làm sâu đậm thêm tình cảm đôi bên dành cho nhau. Thế thì ở Dương Quá - Tiểu Long Nữ còn có gì khác hơn mà mọi người đều ưu ái lựa chọn?

Câu trả lời đầu tiên là vì ở tình yêu ấy mang quá nhiều hy sinh. Cả Dương Quá - Tiểu Long Nữ đều sống vì người khác chứ không sống cho bản thân mình. Những tưởng lúc tuổi trẻ bốc đồng Dương Quá chưa hiểu chuyện nam nữ tư tình, chỉ vì chí khí nam nhi mà xả thân quyết sinh tử cùng sư phụ nhưng mãi cho đến mười sáu năm cách biệt mà tấm lòng thuỷ chung vẫn không hề thay đổi. Niềm đau khổ dâng lên tột cùng khi nghĩ rằng Tiểu Long Nữ đã chết 16 năm về trước để Dương Quá được sống trong bình yên. Nắm xương tàn của nàng đã vùi nơi đáy cốc ra tro từ thưở nào, mà mình thì cứ ngây ngô tận bây giờ mới hiểu. Những suy nghĩ của Dương Quá lúc bấy giờ chính là điều mà Tiểu Long Nữ lo lắng khi khắc dòng chữ “Mười sáu năm sau gặp tại đây. Phu Thê tình thâm, đừng bội tín. Tiểu Long Nữ gửi phu quân Dương lang, ngàn lời trân trọng, cầu mong gặp lại.”

Nàng mong sao nỗi tương tư sẽ dần nguôi ngoai theo ngày tháng không làm tổn thương Quá nhi của nàng như bây giờ nữa. Tiểu Long Nữ hy vọng:

16 năm sẽ vừa cho nỗi nhớ
16 năm sẽ được sự bình yên
16 năm mong tình cảm nhạt dần
16 năm không đau lòng tuyệt vọng.

Không phải vô tình mà Kim Dung hư cấu Tình hoa vào câu chuyện lại mô phỏng y như một tình yêu phải trải qua từng cung bậc thăng trầm của nó.

Đoá Tình Hoa rực rỡ hương ngào ngạt
Nhuỵ Tình Hoa ngọt lịm chợt đắng ngay
Gai Tình Hoa mang chất độc nát lòng,
Quả của nó không bao giờ đoán được.

Ông để hoa Tình xuất hiện ở Tuyệt Tình Cốc thật hay và nạn nhân “chết” vì độc Tình hoa tưởng kẻ vô tình hoá ra là người hữu ý nhất-Lý Mạc Sầu.

“Hỡi thế gian tình là chi vậy?
Mà đôi lòng nguyện sống chết cùng nhau
Trời Nam Đất Bắc đôi ngã cách,
Một dãy sông dài lặng lẽ thay….”

Những tưởng Tình hoa đã bị thiêu là hết nhưng nó vẫn dày vò trong những trái tim thổn thức yêu đương. Trong đời hẳn không chỉ một lần chúng ta gặp “Tình hoa”? Và vô ý bị “gai” Tình hoa “đâm” phải? khi “độc phát” chúng ta thấy lòng dễ chịu? Và thời gian để nguôi ngoai “vết thương” ấy có cảm nhận được như đứt từng đoạn ruột hay chăng? Nhưng Dương Quá không ăn cỏ đoạn trường để dứt tình với Tiểu Long Nữ mà ăn vì mong chờ ngày đoàn tụ cùng nàng, lòng si mê Tiểu Long Nữ không hề nguội lạnh trong 16 năm. Tiểu Long Nữ không ngờ 16 năm sau Dương Quá vẫn trọn vẹn tấm chân tình. Dương Quá đau khổ đến độ “tâm sầu bạch phát” khi chợt hiểu ra rằng “Than ôi Tiểu Long Nữ đã chết 16 năm về trước”. Tự trách móc, tự hờn dỗi, rồi bất lực khi Tiểu Long Nữ không xuất hiện để chàng được sống mười mấy năm làm trái tim Dương Quá tan nát. Tuyệt vọng chàng buông người rơi xuống Đoạn Trường Nhai.

16 năm luôn đợi chờ và hy vọng
16 năm chí khí lẫn hào hùng
16 năm mong 1 lần gặp lại
16 năm vẫn một dạ thuỷ chung.

Chúng ta hẳn thấy đau lòng không khi người mà ta yêu thương lại không thể cùng ta đi hết đoạn đường mà ta sẽ đi qua. Có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau chẳng còn được nhìn thấy người mà ta yêu dấu một lần nữa trong đời. Sẽ chẳng phải là ta nữa khi không còn nàng sóng đôi! Với Dương Quá đó là mất tất cả, mọi thứ đều trở thành hư vô khi cuộc sống không mang về Tiểu Long Nữ. Chúng ta phải cảm ơn Kim Dung khi ông để nàng Long Nữ tái sinh. Đoạn kết bao giờ cũng có hậu trong tiểu thuyết của ông làm người đọc hài lòng.

Còn về lòng khoan dung tha thứ thì sao?? Chỉ có khi ta yêu người ấy hơn cả bản thân mình thì mới làm được điều này, Tiểu Long Nữ đã cảm kích biết bao khi cùng Dương Quá thành thân ở Cung Trùng Dương. Chẳng mấy ai trên đời có thể quên đi lỗi lầm của người thân mà không bao giờ khơi gợi lại. Sự độ lượng trong tình yêu luôn mang lại nhiều điều cảm kích. Vả chăng khi chúng ta làm nên điều chi lầm lỗi cũng mong được một lần thứ tha!

Điều sau cùng là vì tình yêu ấy đẹp như một bức tranh ảo tưởng thần tiên mà con người hiện tại không bao giờ có. Có phụ nữ nào trên thế gian này ở mãi mãi tuổi thanh xuân mà không bao giờ lão hoá? Có người đàn ông nào trên thế giới này đang ở trên đỉnh cao danh vọng tức thì tìm đến cái chết khi nhận ra rằng người mình yêu đã không còn tồn tại cách đây nhiều năm? Là người Châu Á nếu gặp một phụ nữ hơn mình nhiều tuổi làm trái tim bạn đập liên hồi, liệu chúng ta có dám yêu và dám cùng nàng vượt qua những thị phi thời hiện đại?

Dương Quá từng hỏi Tiểu Long Nữ …“nếu là Quách Phù thì cô Long sẽ chọn ai trong hai huynh đệ họ Võ”. Tiểu Long Nữ trả lời “ta chọn Quá nhi” Dương Quá tưởng Tiểu Long Nữ chưa rõ ý mình nên nhắc lại “không, ý Quá nhi là nếu cô Long là Quách Phù thì cô Long sẽ chọn ai trong hai huynh đệ họ Võ”. vẫn câu đấy nàng lặp lại “ta vẫn chọn Quá nhi”…

Một ai đó hướng ta đi những bước đầu tiên trong cuộc sống; một ai đó xoa dịu lúc ta vấp té bị đau; một ai đó chia sẻ những khoảng lặng trong tâm hồn lúc ta bồn chồn; và một ai đó cùng ta nhân đôi niềm vui khi cuộc sống ban tặng tiếng cười sảng khoái. Nếu đã có một ai đó như thế; ngay lập tức hãy nói với ai đó rằng ta yêu ai đó biết bao nhiêu.

Dương Quá còn thiết tha gì nữa khi đã có nàng Tiểu Long Nữ trong vòng tay. Danh xưng trong ngũ tuyệt chẳng là gì so với 16 năm đợi chờ. Cuối cùng thì Dương Quá & Tiểu Long Nữ đã cùng nhau phiêu bạt khắp nơi. Vì giờ đây "..thiên hạ là của ai kia chứ?... Dương Quá này ngông cuồng đâu chỉ ngày hôm nay...”.

“Chung Nam Sơn hậu
Hoạt Tử Nhân mộ
Thần Điêu Hiệp Lữ
Tiệt tích giang hồ.”

Có thể thấy Kim Dung hư cấu một tình yêu hoàn hảo như Dương Quá-Tiểu Long Nữ chỉ có thể tồn tại trong tưởng tượng, nhưng nó lại thoả mãn được sự khao khát, ước ao vươn đến một tình yêu tinh khiết cao thượng nơi mỗi người, thế nên ta mới thấy tình yêu của họ là mối tình đẹp nhất!
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Lâm Bình Chi
Bi kịch một cuộc đời


“Hữu thù bất báo phi quân tử”

Hai chữ “quân tử” như một cái gì thật xa xỉ. Mà muốn lấy được nó có lẽ đổ máu là điều không tránh khỏi.

Lâm Bình Chi - kẻ mang trong mình mối thù song thân chết thảm, như đã lột xác từ một tên công tử bột ăn no mặc ấm đến kẻ có kiếm pháp bất phàm nhưng lại ái nam ái nữ.

Cả cơ nghiệp Phước Oai tiêu cục dòng họ hắn bị phái Thanh Thành tuyệt diệt, cha mẹ hắn chết dưới tay lão gù Mộc Cao Phong. Hắn nhẫn nhục biết bao nhiêu, chịu muôn ngàn khổ cực để cuối cùng lại rơi vào cái bẫy mà Quân tử kiếm Nhạc tiên sinh giăng sẵn.

Từ khi bước vào giang hồ, hắn đã nhìn đời bằng một con mắt khác. Trước đây, hắn ngông cuồng tự đại biết bao nhiêu thì giờ hắn ẩn nhẫn, chịu nhục bấy nhiêu. Tất cả những điều đó để làm gì? Báo thù. Lòng hắn như lửa đốt, ăn không ngon, ngủ không yên, cố sống cũng chỉ vì điều đó.

“Oan oan tương báo biết đến bao giờ!”

Nhưng chúng ta hãy thử đặt mình vào địa vị hắn. Đâu có thể nhắm mắt tự an ủi mình, khi mà cha mẹ chết ngay trước mắt ta, còn ta thì biến thành một kẻ bần cùng đi đâu cũng bị truy đuổi.

Hãy xem việc báo thù của Lâm Bình Chi như một điều tất yếu. Đó chính là cái lẽ cần phải có trước một bi kịch như thế trên giang hồ. Nhưng với võ công mèo què của Lâm thiếu tiêu đầu thì sao có thể giết nổi chưởng môn phái Thanh Thành Dư Thương Hải? Và trong suy nghĩ của Lâm Bình Chi, Tịch tà kiếm pháp chính là phương tiện duy nhất để báo thù - là hy vọng của hắn. Nguyên nhân gây nên thảm cảnh của hắn cũng không gì ngoài Tịch tà kiếm phổ. Khi mà Phước Oai tiêu cục đã diệt vong, Lâm Bình Chi như đứa trẻ lên ba cầm nắm vàng đi giữa chợ, biết bao kẻ nhòm ngó bằng mọi thủ đoạn. Công khai có, lén lút có, và Nhạc Bất Quần với âm mưu thâm hiểm đã thắng, đem được Lâm Bình Chi về Hoa Sơn một cách đường đường chính chính.

“Quân tử báo thù mười năm chưa muộn.”

Nhưng Lâm Bình Chi lại không thể làm được điều đó. Sau khi nhận ra mình chỉ là một quân cờ trong tay Nhạc Bất Quần, hắn hận tất cả, trong mắt hắn, đâu đâu cũng chỉ là kẻ tiểu nhân bỉ ổi nguỵ quân tử.

Hành vi báo thù của hắn mới thật ghê rợn. Vờn bọn Dư Thương Hải như mèo vờn chuột. Kết quả dù bị đui mắt, Lâm Bình Chi vẫn vô cùng cuồng hứng cất tiếng cười man dại. Lúc này, sự thù ghét Lệnh Hồ Xung bắt đầu được bộc lộ. Tại sao lại như vậy? Là vì kiếm pháp Lệnh Hồ Xung quá cao cường, Lâm Bình Chi biết không thể nào bì kịp được chàng. Từ lúc mới đầu nhập vào phái Hoa Sơn, trong khi hắn còn võ vẽ vài chiêu nhập môn chưa thuộc thì đại sư ca đứng đầu bọn đệ tử, đã có chút oai danh trong võ lâm. Rồi bỗng nhiên kiếm pháp Lệnh Hồ Xung tăng tiến vượt bậc, vượt qua cả sư phụ, sư nương thì Lâm Bình Chi đã định ra được rằng muốn bằng được Lệnh Hồ Xung là điều mộng tưởng. Ngọn lửa ghen tỵ bắt đầu nhen nhóm trong lòng hắn. Đó như là hai thái cực ngược nhau, Tiểu nguỵ quân tử Lâm Bình Chi thâm trầm xảo quyệt thì Lệnh Hồ Xung quang minh chính đại, bên này tàn nhẫn giết vợ thì người kia chung thuỷ hết mực. Hành động uống rượu Ngũ tiên giáo đã chứng minh cho điều đó. Hắn không muốn thua kém Lệnh Hồ Xung. Việc Lệnh Hồ Xung được quần hùng tả đạo nghênh đón cũng khiến hắn bất ngờ, trong phút khâm phục pha lẫn đố kỵ.

Nhưng rồi hắn cũng phải trả giá cho những hành động ngông dại của mình. Có lẽ cái kết bị giam dưới đáy Tây Hồ có phần nào tàn nhẫn với hắn nhưng lại là cái kết duy nhất hợp lý để Lệnh Hồ Xung không phụ đi ước nguyện của tiểu sư muội trước lúc lâm chung. Đáng thương cho cuộc đời đầy phong ba với dấu chấm hết đầy u buồn của Lâm Bình Chi.

“Bách niên phù thế, nhân giai mộng
Phù thế bách niên chân nhất thuấn.”
(Cuộc đời trăm năm đều là mộng
Cuộc đời trăm năm như chớp mắt)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Sản phẩm ghen tuông


Ớt nào là ớt chẳng cay
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng!
(Ca dao)

Chúng ta đã quá quen với câu ca dao trên. Và đó có lẽ là “ bửu bối” mà những người vợ cả ghen thường xuyên dùng để biện minh cho những “ lọ dấm chua” mà mình đã đổ ra:chair:. Nhưng ngẫm cho cùng thì câu ca dao đó vẫn có chút thiếu sót, vì không phải tất cả các loại ớt đều cay. Ớt vẫn có loại không cay, chỉ dùng để làm kiểng và trang trí, còn phụ nữ thì chắc chắn không có ai lại không ghen một khi đã yêu thực sự, dầu người đó có phải là … chồng mình hay không. Như vậy, ngẫm ra phụ-nữ- khi-yêu còn cay hơn cả ớt:good:! Nhưng Thượng Đế quả thật là đấng Toàn Năng Toàn Trí, và vô cùng thông minh hóm hỉnh, khi để cho những hậu duệ thực sự của A-Đam không thích những thứ ngọt ngào, mà lại thích những món đăng đắng, cay cay. Bởi vậy, đâu có người đàn ông nào lại thích ăn chè hay uống nước ngọt (có lẽ vì nó mau ớn lắm:good:!), mà khắp thiên hạ chỉ toàn thấy loại đàn ông thích cà phê ( là thứ đăng đắng!) và rượu ( là thứ cay cay:nhau!). Cho nên họ yêu phụ nữ và lấy vợ chỉ để tận hưởng những thứ cay nồng!:gun

Sử ký Tư Mã Thiên chép rằng Lữ Hậu, là vợ của Hán Cao tổ Lưu Bang, rất ghen với Thích Cơ. Thuở còn sống, Lưu Bang sủng ái Thích Cơ, và muốn lập con Thích Cơ kế vị. Lữ Hậu, nhờ mưu của Trương Lương, mời bốn ẩn sĩ ở trong núi về làm vây cánh và rốt cuộc Lưu Bang phải lập con của Lữ Hậu lên ngôi thái tử là Hiếu Huệ Đế về sau. Khi Lưu Bang băng hà, Lữ Hậu bèn cho chặt tay chân Thích Cơ, móc mắt, đục thủng tai, cho uống thuốc thành câm và đem bỏ vào nhà tiêu, gọi đó “ con người lợn”:chair:. Hiếu Huệ Đế thấy mẹ làm vậy, bèn khóc mà nói: “Đây không phải việc làm của con người!” (Sử ký Tư Mã Thiên, Lữ Hậu bản kỷ). Đó là sự ghen tuông tàn nhẫn khoáng tuyệt cổ kim, làm cánh đàn ông, dù mới chỉ đọc sách thôi, cũng đã đủ để giật mình rợn gáy!

Có lẽ không ai trong chúng ta lại không nhớ đến cái ghen của Hoạn Thư với Thuý Kiều. Cô tiểu thư họ Hoạn chỉ cần tung ra vài chiêu nhẹ nhàng là đủ khiến cho đôi bên Thúc Sinh và Thuý Kiều chỉ biết “ nhìn nhau mà lệ ứa, mỗi ngày một cách xa” (thơ Lưu Trọng Lư). Xưa nay, nhiều người đã lên án cái ghen của Hoạn Thư là cái ghen thâm độc, nhưng quên rằng trong thâm tâm, cụ Nguyễn Du vẫn xem trọng Hoạn Thư vô bờ bến, vì cô đã làm được một điều xứng đáng với tấm lòng từ bi của Bồ Tát: đó là cô thực sự tôn trọng tài hoa của Thuý Kiều. “ Rằng: tài nên trọng mà tình nên thương” (Kiều, 1900). Tôn trọng tài hoa của tình địch là điều mà phụ nữ cổ kim hiếm ai, nếu không muốn nói là không có ai, làm nỗi. Cái ghen của Hoạn Thư là sự ghen tuông thường tình, nhưng cái ghen đó đã đi chung với cái tâm Bồ Tát siêu tuyệt thượng thừa.

Nhưng đâu phải chỉ con người mới biết ghen. Thần linh, khi đã yêu, cũng ghen tuông không kém. Thần thoại Hy Lạp đã cho ta thấy những trận ghen tuông kinh hoàng của Héra, vợ vương thần Zeus. Trong văn học nhân loại, dường như chỉ có thần tiên trong tiểu thuyết cổ điển... Trung Quốc không hề ghen tuông, có lẽ chỉ vì một lý do đơn giản là họ không hề biết thế nào là tình yêu thực sự. Mà nơi nào không có tình yêu, nghĩa là không có ghen tuông giận hờn, thì chán lắm, giống như suốt đời ngồi vào bàn nhậu chỉ để ăn... chè:whistling! Bởi vậy Lưu Thần, Nguyễn Triệu phải vội vã bỏ tiên giới để quay về lại với trần gian. Sống ở tiên giới để làm gì nếu như cứ suốt ngày thơ thẩn với những tiên nữ kiều diễm nhưng chỉ biết đàn ca múa hát, giống như những con búp bê robot xinh đẹp đã được lập trình:good:?

Kim Dung là một trong những tác gia hiếm hoi của phương Đông mô tả tình yêu nhiều sắc thái đến lạ kì. Cho nên cũng hiếm có tác giả nào có thể mô tả cái ghen đa dạng và nhiều màu sắc đến vậy. Tác phẩm Kim Dung cho ta những ấn tượng sâu sắc về sự ghen tuông. Ghen tuông luôn đi đôi với tình yêu trong những tiếng cười gằn lạnh lẽo, cũng như trong những giọt nước mắt thương đau. Đôi khi nó có mang tính chất ngớ ngẫn như ông lão Bạch Tự Tại, chưởng môn phái Tuyết Sơn, ghen với lão ma đầu Đinh Bất Tứ. Có lẽ khi ghen vì yêu thì người ta dễ dàng biến thành trẻ con, dù ở bất kỳ lứa tuổi và thân phận nào.

Trong Hiệp khách hành, Mai Phương Cô vì giận Thạch Thanh đã phụ rẫy mình, nên bắt cóc con trai của vợ chồng cặp Hắc Bạch song kiếm này đem về đày đoạ thành đứa trẻ ăn mày cầu bơ cầu bất, cô bắt nó sống thực khổ sở cho đỡ uất hận. Oái ăm hơn nữa, cô đặt tên cho thằng bé là Cẩu Tạp Chủng (Chó lộn giống). Bút lực Kim Dung quả rất thâm hậu khi hé mở được cái tâm lý nhỏ nhen và phức tạp của người phụ nữ ghen tuông. Đúng thôi. Ta yêu ngươi tha thiết, điều đó ngươi đã biết, vậy mà ngươi không đến với ta, ruồng rẫy tấm lòng ta, thì dù ngươi có lấy bất kỳ “con mụ đàn bà” nào khác trên cõi đời này, vợ chồng ngươi chỉ có thể sinh ra loại “ chó lộn giống” mà thôi! Đúng như người ta nói: dưới mắt một người phụ nữ đang ghen thì tất cả người đàn bà nào yêu người mình yêu, bất kể trình độ hay xuất thân, bất kể là thượng lưu trí thức hay kỳ nữ giang hồ, đều là loại người trắc nết hư hỏng, và dĩ nhiên là đáng bỏ đi:lay. Vì ghen với mẹ mà oán hận cả con. Đó cũng là cái ghen rất thường tình của phụ nữ và cũng rất đáng cảm thông.

Ni cô Nghi Lâm yêu Lệnh Hồ Xung tha thiết, yêu đến tiều tuỵ cả dung nhan, nhưng lại không ghen, bởi vì tâm hồn cô là tâm hồn thánh nữ, và có lẽ cô tiểu ni diễm kiều tuyệt tục đó không …. dám ghen! Trong thâm tâm, cô đã yêu nhưng lại luôn luôn lo sợ mang tội với Bố Tát. Ăn trộm một trái dưa giữa đồng vắng cho Lệnh Hồ Xung mà cô đã xem là chuyện tày trời, huống gì đi … ăn trộm một trái tim! Thân đã gởi nơi cửa Phật, suốt đời rau dưa kinh kệ, mà tâm hồn lại đi lưu luyến một gã lãng tử giang hồ thì, với cô, đó sẽ là tội đáng bị đày xuống mười tầng A Tỳ địa ngục, vĩnh viễn không thể siêu sinh.

Chả bù với mẹ cô. Bà ta nguyên là một ni cô xinh đẹp, vì cảm động trước tấm chân tình của Bất Giới hoà thượng mà chấp nhận hoàn tục. Như vậy, kể ra tình yêu cũng sâu sắc lắm. Vậy mà chỉ vì thấy Bất Giới hoà thượng bế con đứng ngoài cổng nói chuyện một vài câu gì đó với một cô nương qua đường, là đủ để bà ta đùng đùng “ đổ dấm chua” và bỏ đi mất biệt. Bất Giới hoà thượng đành đem gởi Nghi Lâm vào phái Hằng Sơn, bà ta bèn giả câm để vào quét dọn và ngầm chăm sóc Nghi Lâm. Khi bắt được Bất Giới hoà thượng, bà cho treo ông lên cây để cho cả thiên hạ biết được kẻ “ bạc tình hiếu sắc nhất thiên hạ”! Đó là cái ghen vớ vẫn và cùng cực ích kỷ của một ni cô dở hơi khi hoàn tục, và là loại dấm chua nhất trong thiên hạ.

Khang Mẫn là vợ của Mã Đại Nguyên -Phó bang chủ Cái bang, cô luôn tự hào về nhan sắc làm điên đảo khách giang hồ của mình, lại đem lòng ngưỡng mộ bang chủ Tiêu Phong, nhưng Tiêu Phong không để ý. Và điều đó đã gây nên tấn thảm kịch cho Tiêu Phong, tấm thảm kịch mấu chốt trong Thiên Long Bát Bộ. Cô sẵn sàng hiến thân cho trưởng lão Cái bang là Bạch Thế Kính và Toàn Quán Thanh để kéo thêm vây cánh nhằm hạ bệ Tiêu Phong. Dầu lúc đó, Tiêu Phong không có người yêu, và không yêu ai ngoài ruợu, như vậy không có ai để cô ghen, nhưng với phụ nữ hiếu thắng và độc đoán như Khang Mẫn thì trong thâm tâm cô vẫn đang ngấm ngầm ghen mà cô không hề hay biết. Thuở còn bé, nhà nghèo, ngày Tết cô không có áo hoa; thấy người hàng xóm có áo hoa xinh đẹp, cô lén lấy trộm về, không phải để mặc, mà để xé nát ra. Cô không có áo hoa thì có nghĩa là không được ai có cả. Cô đã thầm yêu Tiêu Phong, nhưng cô không chiếm được trái tim Tiêu Phong thì có nghĩa là không một ai có quyền chiếm lấy trái tim đó cả. Cô đang ngấm ngầm ghen với người phụ nữ nào đó sẽ đến với Tiêu Phong, vì điều đó có nghĩa là, dưới mắt Tiêu Phong, người phụ nữ đó xứng đáng hơn cô. Cho nên, khi bị trọng thương sắp chết, cô vẫn lồng lộn ghen tuông với A Châu, dù biết rằng A châu đã chết. Biết Tiêu Phong đang nóng lòng muốn biết thủ phạm gây ra tấn thảm kịch cho gia đình ông tại Nhạn môn quan năm nào, cô vờ bảo Tiêu Phong cô sẽ tiết lộ tên người đó, với điều kiện Tiêu Phong phải ôm cô vào lòng trước khi chết. Đó là cái ghen của một phụ nữ biết mình xinh đẹp nên hiếu thắng và tàn nhẫn. Nhưng tâm nguyện chỉ xin được một vòng tay ôm của người mình yêu trước khi chết ngẫm ra cũng đáng thương.

A Châu là cô gái thông minh và hiếu hạnh. Cô dùng cái chết để giải toả mối oan cừu, do ngộ nhận, giữa Tiêu Phong và Đoàn Chính Thuần. Thế nhưng dầu đã qua đời, cô vẫn bị ghen bởi chính người em ruột cô là A Tử, người mà cô gởi gắm cho Tiêu Phong trước khi nhắm mắt. Cô bé tinh quái A Tử do yêu người anh rễ Tiêu Phong một cách tuyệt vọng, nên đâm ra ghen cả với người chị đã mất. Khi sống, cô bé ngang ngược và tai ác này không thể thoả mãn ước mong, thì tại Nhạn môn quan cô đã được toại nguyện là cùng vùi thây với Tiêu Phong nơi vực thẳm. Sinh vi đồng thất thân, tử vi đồng huyệt trần ( Sống thì cùng ở một nhà, chết đi nấm mộ xin là nơi chung - thơ Bạch Cư Dị). Tình yêu đã đắm say cho nên cái ghen cũng nghiệt ngã, bởi vậy cô không thể không ghen với người chị ruột A Châu. Đó là cái ghen vừa mãnh liệt lại vừa trẻ con.

Hai cao thủ tuyệt đỉnh phái Tiêu Dao là Thiên Sơn Đồng Lão và Lý Thu Thuỷ vì cùng yêu Vô Nhai Tử, kẻ tranh sư huynh người giành sư đệ, mà đánh ghen với nhau từ thuở thanh xuân cho đến lúc gần đất xa trời, chỉ vì muốn khẳng định rằng trong trái tim của vị chưởng môn kia chỉ có hình bóng của mình thôi. Trận huyết đấu cuối cùng giữa hai bà già ở cái tuổi xấp xỉ một trăm, khi mà Vô Nhai Tử đã chết, quả vừa buồn cười vừa cảm động. Lúc sắp mất người nào cùng lập mưu để được chết sau, xem như đó là cách chiến thắng tình địch trong trận đấu kéo dài suốt cả thế kỷ! Khi cả hai phát hiện ra người trong bức tranh của Vô Nhai Tử là vị sư muội xinh đẹp của mình, họ vừa mừng vì đó không phải là tình địch của mình, nhưng lại đau xót vì đó không phải là mình. Đúng là gừng càng già càng cay, người càng già càng ghen. Đó là cơn ghen “thế kỷ”!:help1:

Đao Bạch Phụng là vương phi của Đoàn Chính Thuần vì ghen và hận thói lăng nhăng của chồng nên đã không ngần ngại hiến thân cho một kẻ ăn xin mình tình cờ gặp trong đêm tối tại sân chùa Thiên Long. Cung phi của một vương gia với tấm thân nghìn vàng và dung nhan xinh đẹp, chỉ vì ghen tuông lại đi hiến thân cho một tên ăn mày ghẻ lở nhơ nhớp nhất trên đời. Vì ghen tuông thành oán hận, vì oán giận đâm mù quáng. Rõ đúng đàn bà dễ sa ngã nhất là lúc họ hận chồng. Đó là chi tiết cường điệu quá mức, nhưng lại là một cách trả thù kỳ quái vì ghen tuông, mà chỉ Kim Dung mới nghĩ ra.

Đã yêu thì phải ghen. Tất nhiên. Có lẽ bà Eva là người phụ nữ duy nhất trên đời không biết ghen vì bà là “ đại lý độc quyền” của Adam và không có đối thủ để cạnh tranh! Yêu. Ghen. Hận. Uất. Ghét. Thương. Oán. Lệ. Thù. Tất cả những từ quen thuộc và thậm chí sáo mòn đó góp phần tạo nên sự đa dạng đến kỳ diệu của tình yêu. Do đó, cái ghen, “ sản phẩm phụ của tình yêu”, cũng biến hoá thiên hình vạn trạng. Như tâm lý phực tạp và cực kỳ mâu thuẫn của phụ nữ! Môn chiêm tinh học làm gì có nếu như không có môn Thiên văn học? Hai chữ “ ghen tuông” làm gì tồn tại trong tự điển sống của những phụ nữ không biết đến tình yêu? Vậy thì tâm sự ghen tuông của những phụ nữ trong thiên hạ đáng thương hay đáng giận nhỉ ?
15.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [67] [68] [69] [70] [71] [72] [73] ... ›Trang sau »Trang cuối