Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [29] [30] [31] [32] [33] [34] [35] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 26/09/2021 18:37
SỰ KIỆN 30.4.1975
[Phần 2]
Ngày gửi: 27/09/2021 10:18
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Poet Hansy vào 27/09/2021 10:18
SỰ KIỆN 30.4.1975
[Phần 3]
DIỄN BIẾN CHÍNH TRỊ VÀ QUÂN SỰ
Ngày gửi: 28/09/2021 10:56
SỰ KIỆN 30.4.1975
[Phần 4]
Ngày gửi: 29/09/2021 11:21
SỰ KIỆN 30.4.1975
[Phần 5]
CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH MỞ MÀN
Ngày gửi: 29/09/2021 23:39
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Poet Hansy vào 30/09/2021 09:53
SỰ KIỆN 30.4.1975 [Phần 6]
NGÀY 30 THÁNG 4
Ngày 29 tháng 4, sau sự giận dữ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Schlesiger và cố vấn Henry Kissinger ở Washington vì sự nấn ná của Đại sứ Graham Martin ở Sài Gòn để cố tạo ra vẻ “người Mỹ đàng hoàng ra đi”, Tổng thống Mỹ Gerald Ford ra lệnh dứt khoát: “Chấm dứt cuộc di tản vào 3 giờ 30 phút, giờ địa phương, sáng 30 tháng 4”. Tuy nhiên, lệnh vẫn không thi hành kịp do sự chần chừ của Martin, “cuộc tháo chạy” đã diễn ra cho tới khi chiếc trực thăng Mỹ cuối cùng rời Sài Gòn vào lúc 5 giờ 24 phút ngày 30 tháng 4.
8 giờ sáng 30 tháng 4 Tổng thống Dương Văn Minh và Bộ tổng tham mưu quân đội Việt Nam Cộng hoà hạ lệnh đơn phương ngừng chiến sẵn sàng đón quân đối phương vào Sài Gòn để bàn giao chính quyền. Ông tuyên bố
“Đường lối, chủ trương của chúng tôi là hoà giải và hoà hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hoà giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam. Vì lẽ đó tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng hoà hãy bình tĩnh, ngưng nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng vì chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận về lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự và tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào.”.
Theo phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, lệnh này trên thực tế cũng không còn tác dụng do phần lớn quân lực Việt Nam Cộng Hoà lúc đó đã tan rã, phần nhiều ra hàng hoặc vứt bỏ vũ khí về với gia đình. Do đó khi Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn hầu hết chỉ gặp những ổ kháng cự nhỏ lẻ, thiếu tổ chức. Việc đại uý Phạm Xuân Thệ yêu cầu Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Dương Văn Minh đầu hàng thay vì phương án thành lập chính phủ liên hiệp ba thành phần nhằm buộc Quân lực Việt Nam Cộng hoà trên khắp chiến trường buông súng, tránh thương vong không cần thiết cho cả hai bên lẫn dân thường.
Theo Tổng trưởng Thương mại - Kinh tế Việt Nam Cộng hoà, Nguyễn Văn Diệp, trước khi Quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn, tướng tình báo Pháp là Francois Vanuxem của Pháp (lúc đó mới đeo hàm Đại tá) đến gặp các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền - Chủ tịch Thượng viện Sài Gòn và Vũ Văn Mẫu vào sáng 30/4 để đề nghị chính quyền Việt Nam Cộng hoà tiến hành hoãn binh, không đầu hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam mà tiếp tục đưa ra yêu sách thành lập chính phủ liên hiệp. Nếu chính phủ liên hiệp được thành lập, Pháp sẽ giúp chính quyền Việt Nam Cộng hoà nhận được sự bảo trợ của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
Tuy nhiên, Tổng thống Dương Văn Minh ngay lập tức từ chối do không muốn thêm một lần làm tay sai cho nước ngoài. Động cơ của Pháp lúc đó là muốn chính quyền Sài Gòn ngừng bắn để bảo vệ các tài sản của Pháp tại Sài Gòn tránh khỏi sự tàn phá của việc giao tranh, việc bảo vệ chính quyền Sài Gòn chính là bảo vệ các lợi ích của Pháp. Pháp muốn thiết lập lại ảnh hưởng của họ trên thuộc địa cũ. Trong Bộ Ngoại giao Pháp và các cố vấn ở Phủ Tổng thống có hai xu hướng giải quyết đối với vấn đề Sài Gòn. Một thì ra sức hoạt động cho một sự thu xếp ngừng bắn, một thì chủ trương nên tính chuyện làm ăn với Chính phủ Cách mạng lâm thời. Thậm chí, Quân Giải phóng bắt đầu chiến dịch giải phóng Đà Nẵng, Pháp đã cử Đại sứ Pháp tại Hà Nội Philippe Richer tới gặp Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Phạm Văn Đồng để bàn cách lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu để dựng lên một chính quyền có thể nói chuyện được với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Tổng thống Dương Văn Minh đã nhìn ra ý đồ của Pháp và không muốn Trung Quốc can thiệp vào quá trình tái thống nhất Việt Nam nên đã từ chối, chấp nhận đầu hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam để nhanh chóng có hoà bình và thống nhất.
Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng thống không có ý để thương thuyết với cách mạng vì đã thấy không còn khả năng thương thuyết; cũng không có ý để tiếp tục chiến tranh vì lâu nay ông Minh chủ trương hoà bình, chấm dứt chiến tranh. Điều này thể hiện rõ ở Tổng thống Dương Văn Minh chỉ định hai cơ sở của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam (chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh và luật sư Triệu Quốc Mạnh) nắm hai lực lượng vũ trang: quân đội và cảnh sát; cử một người dân sự (giáo sư Bùi Tường Huân) làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; chưa đầy một ngày sau khi nhậm chức thì ngày 29/4/1975, đã ra lệnh thả tù chính trị, đuổi phái đoàn DAO của Mỹ; không di chuyển quân, không phá cầu...
9 giờ sáng cùng ngày, đúng 3 tiếng đồng hồ sau khi chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ rời nóc toà Đại sứ quán, tướng Trần Văn Trà lệnh cho quân Giải Phóng tiến vào Sài Gòn từ năm hướng. Họ đã tiến nhanh mà không gặp một sự kháng cự có tổ chức nào.
Đại đội 9, Lữ đoàn 273, Quân đoàn 3 gồm 4 xe tăng T-54 nhận nhiệm vụ thần tốc tiến về trung tâm Sài Gòn. Dọc đường, 4 xe tăng gặp nhiều chốt chặn. Sau 30 phút, 4 chiếc xe tăng của đại đội 9 đã tiêu diệt 12 xe tăng - thiết giáp của địch, 12 chiếc khác ra đầu hàng, phía quân Giải phóng bị bắn cháy 1 xe tăng. Sau khi đánh bại quân địch tại các trạm chốt ở khu vực Cầu Sài Gòn, Hàng Xanh, cầu Thị Nghè, 2 xe tăng số hiệu 843 và 390 tiến về Dinh Độc Lập. Xe 843 đi trước do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy.
10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4, xe tăng mang số hiệu 843 húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập và bị kẹt tại đó. Bùi Quang Thận - Đại đội trưởng, chỉ huy xe 843 - nhảy xuống xe, cầm lá cờ chạy bộ vào. Xe tăng 390 dưới quyền chỉ huy của Vũ Đăng Toàn húc tung cánh cửa chính của dinh.
11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung uý Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng hoà trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên.
Cùng lúc này, đại uý trung đoàn phó Trung đoàn 66 Phạm Xuân Thệ cùng lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 và biệt động thành Sài Gòn tiến vào dinh Độc Lập bắt Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà là ông Dương Văn Minh cùng toàn bộ những nhân vật chủ chốt của nội các chính quyền Sài Gòn. Dương Văn Minh nói: “Tôi chờ các ông tới để bàn giao chính quyền”, Phạm Xuân Thệ trả lời: “Các ông đã không còn gì để bàn giao. Thay mặt Cách mạng, tôi đề nghị ông ra lệnh đầu hàng vô điều kiện để tránh đổ máu không cần thiết”. Dương Văn Minh đồng ý.
Khoảng 12 giờ trưa, đại uý Phạm Xuân Thệ đưa tổng thống Dương Văn Minh, thủ tướng Vũ Văn Mẫu lên xe Jeep để đến đài phát thanh. Chiếc xe thứ hai chở trung tá chính uỷ lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng cùng hai nhà báo Borries Gallasch (người Đức, báo Der Spiegel) và Hà Huy Đỉnh. Tại đài phát thanh, tổng thống Dương Văn Minh thay mặt toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn đã đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện với quân đội cách mạng (tức quân Giải phóng miền Nam Việt Nam). Thay mặt các đơn vị Quân giải phóng đánh chiếm dinh Độc Lập, trung tá Bùi Văn Tùng đọc lời tiếp nhận đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.
Ngày gửi: 30/09/2021 09:48
SỰ KIỆN 30.4.1975
[Phần 7]
NGÀY 30 THÁNG 4 -[2]
Ngày gửi: 01/10/2021 11:39
SỰ KIỆN 30.4.1975
[KẾT]
NGÀY 30 THÁNG 4 -[3]
Ngày gửi: 02/10/2021 11:22
30.4.1975
CHUYỆN 16 TẤN VÀNG
CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ
**********************
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG
CỦA NGÂN HÀNG QUỐC GIA VNCH
Ngân hàng Quốc gia VNCH - Ảnh: tư liệu
Ngày gửi: 03/10/2021 17:26
30.4.1975
với
TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH
Ngày gửi: 03/10/2021 17:34
30.4.1975
CHUYỆN 16 TẤN VÀNG
CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ
**********************
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG
CỦA NGÂN HÀNG QUỐC GIA VNCH
Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [29] [30] [31] [32] [33] [34] [35] ... ›Trang sau »Trang cuối