Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [50] [51] [52] [53]

Ảnh đại diện

Poet Hansy

HỒN BƯỚM MƠ TIÊN


Nhân dịp đầu xuân, vua Lê Thánh Tông ngự thăm nhà Thái học (Văn miếu), lúc về ghé qua chùa Ngọc Hà ở thôn Thanh Ngô gần đấy (1).

Tới nơi, vua thấy cảnh trí u nhã, hoa cỏ xanh tươi, lại nghe tiếng ni cô tụng kinh vang vang trong chùa. Giọng ni cô trong như nước suối, mà du dương uyển chuyển lạ thường, khiến người nghe dường như cũng phiêu diêu trong thế giới cực lạc. Nhà vua hứng tình, nguồn thơ lai láng, liền
đề ngay lên vách chùa hai câu thơ :

Tới nơi thấy cảnh thấy người
Tuy vui đạo Phật chưa nguôi lòng trần!

      Rồi nhà vua lấy hai câu ấy làm đầu đề, bắt các quan tuỳ tòng ngâm vịnh. Lúc ấy, Thân Nhân Trung, một trong hai vị phó soái của "Tao đàn nhị thập bát tú" có thơ vịnh như sau :

Ngẫm sự truyền duyên khéo nực cười
Sắc không tuy bụi, hẫy lòng người.
Chày kình một tiếng tan niềm tục,
Hồn bướm ba canh lẳn sự đời.
Bể ái ngàn trùng mong tát cạn,
Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi.
Nào nào cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây chín rõ mười!

Vua trao bài thơ cho ni cô xem, ni cô chê hai câu "thực" thiếu ý cảnh và sửa lại rằng:

Gió thông đưa kệ tan niềm tục
Hồn bướm mơ tiên lẳn sự đời

   Nhà vua khen hay, rồi đưa luôn ni cô về cung. Nhưng kiệu đi tới cửa Đại Hưng  (2) thi ni cô chợt biến mất. Lấy làm lạ, vua bèn sai dựng ở đó một cái lầu gọi là "Vọng tiên lâu" để lưu dấu người tiên.

[st]
(1)Tức đền Ngọc Hà ở phố Nguyễn Khuyến (phố Sinh Từ của Hà Nội bây giờ)
(2)Chợ cửa Nam bây giờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

HỒN BƯỚM MƠ TIÊN


Nhân dịp đầu xuân, vua Lê Thánh Tông ngự thăm nhà Thái học (Văn miếu), lúc về ghé qua chùa Ngọc Hà ở thôn Thanh Ngô gần đấy (1).

Tới nơi, vua thấy cảnh trí u nhã, hoa cỏ xanh tươi, lại nghe tiếng ni cô tụng kinh vang vang trong chùa. Giọng ni cô trong như nước suối, mà du dương uyển chuyển lạ thường, khiến người nghe dường như cũng phiêu diêu trong thế giới cực lạc. Nhà vua hứng tình, nguồn thơ lai láng, liền
đề ngay lên vách chùa hai câu thơ :

Tới nơi thấy cảnh thấy người
Tuy vui đạo Phật chưa nguôi lòng trần!

      Rồi nhà vua lấy hai câu ấy làm đầu đề, bắt các quan tuỳ tòng ngâm vịnh. Lúc ấy, Thân Nhân Trung, một trong hai vị phó soái của "Tao đàn nhị thập bát tú" có thơ vịnh như sau :

Ngẫm sự truyền duyên khéo nực cười
Sắc không tuy bụi, hẫy lòng người.
Chày kình một tiếng tan niềm tục,
Hồn bướm ba canh lẳn sự đời.
Bể ái ngàn trùng mong tát cạn,
Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi.
Nào nào cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây chín rõ mười!

Vua trao bài thơ cho ni cô xem, ni cô chê hai câu "thực" thiếu ý cảnh và sửa lại rằng:

Gió thông đưa kệ tan niềm tục
Hồn bướm mơ tiên lẳn sự đời

   Nhà vua khen hay, rồi đưa luôn ni cô về cung. Nhưng kiệu đi tới cửa Đại Hưng  (2) thi ni cô chợt biến mất. Lấy làm lạ, vua bèn sai dựng ở đó một cái lầu gọi là "Vọng tiên lâu" để lưu dấu người tiên.

[st]
(1)Tức đền Ngọc Hà ở phố Nguyễn Khuyến (phố Sinh Từ của Hà Nội bây giờ)
(2)Chợ cửa Nam bây giờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

LỊCH SỬ THĂNG TRẦM
TRÊN TẤM BIỂN TÊN ĐƯỜNG


Cuối tháng 3.1975, cách đây đã hơn bốn thập kỷ, khi thành phố Đà Nẵng sắp giải phóng, tôi đang làm việc tại Viện Sử học thì nhận được nhiệm vụ cấp bách: nghiên cứu việc thay đổi tên đường phố cho các đô thị ở miền Nam.

Vào thời điểm này, Huế đã giải phóng và với Sài Gòn ngày đó chắc cũng không xa. Một nhóm công tác được hình thành do Giáo sư Nguyễn Đổng Chi phụ trách. Chúng tôi phải liên hệ với bên quân đội để kiếm về những tấm bản đồ các thành phố, lăn lưng soi kính lúp để thống kê các tên phố và các công trình công cộng, đặc biệt là tên các nhân vật. Chúng tôi hiểu mục tiêu ưu tiên là loại bỏ tên của những nhân vật “không thích hợp” theo quan điểm chính trị của chế độ “mới” so với chế độ “cũ”.

Lý lịch danh nhân

Mới nghe tưởng đơn giản, nhưng vào việc mới thấy chẳng đơn giản chút nào. Có những cái tên dễ dàng thay đổi chủ yếu là liên quan đến những người hoạt động chính trị thời hiện đại, nhưng có nhiều tên đường khác, việc giữ hay bỏ đều không đơn giản. Vả lại, ý kiến của chúng tôi mới chỉ là của giới sử học, còn bên tuyên huấn, nhất là bên quân quản. Để rồi đến lúc xem lại kết quả cuối cùng không ít những quan điểm của mình cũng bị đảo lộn. Không chỉ những nhân vật mà người đời còn đánh giá khác nhau như Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản... mà ngay cả những nhân vật được khẳng định là yêu nước như các vua Duy Tân, Thành Thái cũng bị gạt bỏ (nhưng Hàm Nghi thì còn?!). Các vị chúa Nguyễn dù có công khai phá Nam bộ như Hiền Vương cũng không còn.

Không những thế, cùng là những nhân vật được thừa nhận xứng đáng nhưng vị trí đặt tên đường cũng thành vấn đề. Ví như người Nam bộ gần gũi với Nguyễn Đình Chiểu của Bến Tre hơn là Phan Đình Phùng của Hà Tĩnh nên hoán đổi tên hai đường phố (vì đường Phan Đình Phùng cũ lớn và là trục chính xứng với cụ Đồ Chiểu hơn?!). Các tên gọi mang tính biểu tượng như Cộng Hoà, Tự Do hay Công Lý đều phải xoá bỏ như sự phủ nhận những giá trị của chế độ cũ (!) để thay vào là những Đồng Khởi, Thống Nhất... khiến sau này có cả lời vè để bình phẩm về việc đổi tên đường.

Hồi đó, một lần tôi được nghe nhà văn Nguyễn Tuân kể rằng vào Sài Gòn thích nhất là đi xích lô, cái thú mà ngoài Bắc đã gần như không còn... Rồi cụ nhà văn hỏi anh xích lô: Sợ gì nhất? Có sợ lính Mỹ không? - Không! Quỵt tiền là uýnh liền! - Vậy thì sợ gì nhất? - Sợ nhất là mấy ông đổi tên đường, đưa khách không biết thế nào mà lần!

Tên đường phố trước tiên là một cách để định vị không gian giúp người ta tìm kiếm dễ dàng. Ở nước ta, các đô thị cổ xưa thời phong kiến thường nhỏ vì kinh tế và cư dân vốn là tiểu nông ít giao thương. Bên phần “đô” hay “thành” là không gian hành chính, quân sự, nhà nước còn lại là phần “thị” chẳng khác cái chợ để cung ứng dịch vụ cho đô thành. Đến Hà Nội cũng gọi là Kẻ Chợ. Đó là những phường hội tụ họp bên những ngôi đình và vẫn gắn chặt với các làng nghề... Các “hàng” trong khu vực sau này gọi là “phố cổ” của Hà Nội, Nam Định hay Hải Phòng là dấu ấn đặc trưng nhất của đô thị xưa.

Từ năm 1888, vua Đồng Khánh mới ra dụ trao nhượng địa cho Pháp phần lõi của tỉnh thành Hà Nội (chính là không gian Thăng Long xưa), Hải Phòng và Tourane (Đà Nẵng). Tiếp đó, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thiết lập ở ba đô thị này mẫu hình thành phố theo kiểu của chính quốc cả về hạ tầng và bộ máy quản lý. Do vậy phải quy hoạch và thế nào cũng phải làm theo cách của nước Pháp đặt tên cho những đường phố của các đô thị mới ấy.

Ở Pháp, đô thị phát triển từ rất lâu, người ta nói rằng xa xưa thì người ta đặt tên đô thị chủ yếu theo tập quán của các cư dân tạị chỗ, lâu dần thành quen, quen rồi thành tên và chủ yếu ngoài địa danh cổ thì là những câu chuyện, ấn tượng hay truyền thuyết... Tựa như cái phố mà hoạ sĩ tài danh gốc Việt Lê Bá Đảng (*) từng sống ở Paris có tên là “con mèo câu cá” khiến có thời ông vẽ hàng trăm bức tranh về mèo chẳng hạn...

Cách đặt tên đường bằng tên nhân vật lịch sử, danh nhân hay sự kiện lịch sử ở nước Pháp chỉ bắt đầu sau cuộc cách mạng 1789. Như thế, ngoài cái tên người được sử dụng để định vị một con đường trong bản đồ một đô thị thì nó lại chứa đựng một giá trị khác là tôn vinh những nhân vật của lịch sử, mà nhân vật lịch sử thì thường chứa đựng cả những giá trị về tư tưởng, chính trị. Và cũng vì thế sau mỗi biến cố chính trị mang tính đảo lộn (cách mạng) thì cái tên đường phố trở nên không còn thích hợp theo quan niệm đánh giá của thể chế mới. Thế là phải đổi tên.

Tên đường - một cách vinh danh

Ở nước ta, trước Hà Nội, Hải Phòng... hơn hai thập kỷ thì Sài Gòn mới là đô thị đặt tên đường phố sớm hơn cả. Sau khi thực dân Pháp xác lập được sự cai trị của mình ở Nam Kỳ, Sài Gòn (cùng với Chợ Lớn) trở thành không gian đô thị phát triển mạnh mẽ nhất. Ban đầu, nhà cầm quyền giao cho một sĩ quan có trình độ trong đạo quân viễn chinh lập bản đồ quy hoạch đầu tiên của thành phố. Quy hoạch ấy mang tên tác giả (Flynn) đặt cho những con phố đầu tiên được thiết kế bằng chữ số. Và ngày 1.2.1865, Thống đốc Nam kỳ khi đó ra nghị định đầu tiên quy định về cách đặt tên phố và cuối năm sau (12.1866) thì quy định cách đánh số nhà và những thủ tục liên quan để hoàn chỉnh một trong những vấn đề quan trọng nhất của đô thị hiện đại.

Và cũng theo tập quán của chính quốc, những tên phố đầu tiên luôn dành cho các nhân vật liên quan đến công cuộc chinh phục và xác lập nền cai trị của nước Pháp. Đường số 1 dành cho tên của một cố đạo luôn trở thành cái cớ cho sự can thiệp của Pháp và Tây Ban Nha tiến hành xâm lược, đó là Cha Lefèvre. Đường số 16 được đặt là Catinat - tên hiệu của chiến hạm đã đánh chiếm nước ta nhưng cũng là tên một viên đô đốc xưa của nước Pháp, tiếp đó là vô vàn tên các tướng lĩnh, chính khách của thực dân... Còn ở Hà Nội hơn hai thập kỷ sau thì những đường phố đầu tiên lúc đầu cũng đánh số, sau đó đều đổi thành tên các nhân vật tiêu biểu cho nền bảo hộ của thực dân: Paul Bert, Tổng trú sứ dân sự đầu tiên ở Bắc và Trung kỳ (phố Tràng Tiền bây giờ) hay bộ đôi Francis Garnier và Henri Rivière - hai sĩ quan tiên phong trong trận mạc mất mạng trong cuộc chiến đánh chiếm Bắc kỳ (nay là Đinh Tiên Hoàng và Ngô Quyền)... rồi tên các chính khách Pháp như thủ tướng Jules Ferry (Hàng Trống), Gambetta (Trần Hưng Đạo)...

Tháng 3.1945, Pháp bị phát xít Nhật hất cẳng. Chính phủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim được Nhật hỗ trợ tuyên bố độc lập. Và để thể hiện cái tinh thần ấy, thị trưởng Hà Nội, bác sĩ Trần Văn Lai đã ra lệnh phá bỏ hết tượng đài và xoá bỏ hết các tên đường gắn với các nhân vật thực dân và chế độ thuộc Pháp. Đó là thời điểm tên tuổi các danh nhân Việt Nam từ Hai Bà Trưng đến Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ... cũng như các địa danh lịch sử như Ba Đình, Chi Lăng... xuất hiện trên đường phố Hà Nội.

Tại Sài Gòn cũng diễn ra tương tự, Đốc lý Kha Vạng Cân cũng xoá bỏ các dấu tích thực dân thay thế bằng những giá trị của dân tộc... Việc làm đúng đắn này tiếp tục được duy trì sau Cách mạng Tháng Tám thành công dưới chế độ Dân chủ Cộng hoà.
Kể từ đó, đất nước ta lâm vào một thời kỳ chiến tranh rồi chia cắt, chúng ta đã chứng kiến chính thể Ngô Đình Diệm ở miền Nam thay đổi tên đường phố sau khi Pháp hoàn toàn rút khỏi chính trường Việt Nam (1955)... và cuối cùng đến ngày giải phóng, một lần nữa phải giải quyết cái di sản gắn với tên gọi các đường phố, công trình công cộng trên các đô thị miền Nam.

Một di sản văn hoá

Kể từ đó cho đến nay, mọi việc tưởng như đã đi vào nền nếp. Chức năng đặt hay đổi tên đường phố thuộc về Hội đồng Nhân dân trên cơ sở kiến nghị của những tổ chức tư vấn do ngành văn hoá tổ chức thực hiện. Nhiều nguyên tắc, tiêu chí, quy trình được hình thành từ việc xây dựng quỹ tên, xây dựng nội dung xét định kỳ, hội đồng thẩm định... Việc đặt tên mới khuyến khích việc giữ những địa danh cổ, tiêu chuẩn đối với tên người càng chặt chẽ. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy. Tốc độ đô thị hoá ngày càng lớn, số lượng tuyến phố mới ngày càng nhiều, số tên người được chọn ngày càng hiếm nhưng ngược lại nhu cầu đưa ra những đề cử không giảm, tạo áp lực đến từ các dòng tộc, các đơn vị, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp... Đã thấy hiện tượng “chạy” đặt tên đường phố, rồi những khiếu nại, và không phải không có những tên phố mà chẳng mấy ai biết là ai!

Do vậy, việc mới đây thành phố Hà Nội, một trong những không gian đang đô thị hoá mạnh mẽ và chịu nhiều áp lực liên quan đến công việc tưởng chừng không mấy phức tạp này đưa ra dự án sử dụng số để thay cho việc đặt tên tạm gọi là truyền thống đang gây ra sự chú ý. Nếu đúng như phía đề xuất cho rằng dùng số sẽ áp dụng tốt hơn công nghệ hiện đại trong quản lý thì câu trả lời thuộc về các nhà công nghệ kỹ thuật. Nhưng cái hồn cốt cũng là cái hàm lượng văn hoá đã tích tụ cùng thời gian tạo nên những cảm xúc, ký ức của người dân về những đường phố đặc biệt với đô thị có bề dày lịch sử phải được coi là những di sản văn hoá khó thay thế. Những người am hiểu cho biết thành phố St. Petersburg (Leningrad cũ của Liên bang Nga) sau sự sụp đổ của Liên Xô cũng định xoá bỏ tên thay bằng số nhưng cuối cùng cũng phải trở về với truyền thống chỉ loại trừ những gì không còn thích hợp nữa, tựa như những gì chúng ta đã làm.

Mai đây, theo dự án của Chính phủ mỗi người dân sẽ có một mã số cố định để xây dựng căn cước điện tử, khai thác những ưu thế của công nghệ số trong quản lý xã hội. Nhưng liệu khi đó mỗi người chúng ta còn cần hay không một cái tên do bố mẹ đặt cho? Câu trả lời hẳn không có gì phải bàn. Do vậy việc tìm giải pháp mới có hiệu quả hơn cho việc quản lý tên gọi đường phố có thể vẫn là điều cần thiết, nhưng những giá trị từ di sản trên lĩnh vực này cũng cần được trân trọng trong xử lý.

Bàn về vấn đề đặt tên đường phố thời hiện đại, chúng ta cùng nhớ tới một tấm gương mà Fidel Castro đã thể hiện trong di chúc của mình là không lấy tên mình để đặt tên đường phố... một cách bày tỏ sự khiêm tốn của một nhà cách mạng, đồng thời cũng là một ứng xử khôn ngoan với tương lai của những nhà chính trị, vì đôi khi không tự tôn vinh mình lại khiến người đời nhớ mãi...

Dương Trung Quốc


(*) Lê Bá Đảng: 1989 được Viện Quốc tế St Louis (Hoa Kỳ) tặng giải thưởng “Nghệ sĩ có tài năng lớn và tư tưởng nhân đạo”; có trong danh sách “nhân vật nổi tiếng thế giới 1992 - 1993” của Trung tâm Tiểu sử quốc tế của Đại học Cambridge; Huân chương Nghệ thuật và Văn học của Nhà nước Pháp 1994.
15.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [50] [51] [52] [53]