Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [75] [76] [77] [78] [79] [80] [81] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phản động nhân danh lòng yêu nước

Bài đăng trên Nhân Dân 01:51, Thứ ba, 16/10/2012 (GMT+7)

Thời gian gần đây, các thế lực thù địch sử dụng nhiều luận điệu khác nhau để kích động chống Ðảng, chống Nhà nước ta, kêu gọi lật đổ chính quyền. Dù nấp dưới danh nghĩa nào, vẫn có thể nhận ra các luận điệu nhằm mục đích chống phá của chúng. Mới đây, một số website và blog truyền bá bài viết của Phạm Lê Vương Các - người tự giới thiệu là "sinh viên đại học năm thứ ba"(!?), cũng nằm trong  các thủ đoạn mà các thế lực thù địch đang triển khai.

Sau khi viện dẫn "triết gia Socrate bị kết án tử hình vì tội đầu độc tư tưởng cho giới trẻ và chống lại nhà nước dân chủ chủ nô", Bruno "phải lên máy chém vì ủng hộ thuyết "nhật tâm", Phạm Lê Vương Các nhắc tới một số nhân vật lịch sử như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học... và gọi họ là "những người tiên phong trong việc chống nhà nước phong kiến nửa thuộc địa đương thời để xóa bỏ sự nô dịch, lạc hậu, và bất công". Từ những cứ liệu đó, tác giả này kết luận "không thể xem chống nhà nước là hành vi hoàn toàn tiêu cực được". Khi làm công việc này, Phạm Lê Vương Các đã bỏ qua một nội dung có tính chất nền tảng là bối cảnh lịch sử của mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, và tính tất yếu của quá trình nhận thức cùng hành vi của con người trong bối cảnh lịch sử ấy. Phải chăng, tác giả do thiếu hiểu biết hay cố tình bỏ qua nội dung nền tảng này, đánh đồng nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến nửa thuộc địa với nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay? Trên thực tế, bản chất các loại hình nhà nước mà những nhân vật lịch sử do Phạm Lê Vương Các viện dẫn đã từng sống lại hoàn toàn khác nhau, mục đích đấu tranh của mỗi người cũng rất khác nhau. Từ sự mập mờ này, Phạm Lê Vương Các nhận định "tuy cùng một  hành vi chống nhà nước, nhưng đã làm cho Việt Nam sản sinh ra những con người "phản động" theo tinh thần lý luận đấu tranh giai cấp nhưng lại mang bản chất "yêu nước" theo tinh thần ý thức trách nhiệm của một công dân đấu tranh cho dân chủ tiến bộ, tùy theo cách hiểu khác nhau của mỗi người". Sao lại đánh đồng "phản động" với "yêu nước"? Nếu là người hiểu biết, không thể nhầm lẫn giữa hai phạm trù đối nghịch nhau như thế. Phản động hay yêu nước đều phải dựa trên các tiêu chí xét đoán rõ ràng, được cả cộng đồng thừa nhận, không phải muốn là có thể nói vống lên. Trong cuộc sống, suy nghĩ và hành vi của con người có ý thức đều hướng tới mục tiêu cụ thể, mà tựu trung trước hết là vì nhu cầu của bản thân mình và vì nhu cầu của cộng đồng mà mình là thành viên. Thử hỏi ba blogger mà Phạm Lê Vương Các đứng ra bao biện cho họ đã đóng góp gì cho đất nước, cho cộng đồng nơi họ sống, mà có thể gán cho tên gọi "người yêu nước"? Việc họ viết năm, bảy cái entry chứa đựng thông tin mơ hồ, thật - giả và tốt - xấu lẫn lộn... để vu cáo chính quyền lẽ nào lại là biểu hiện của lòng "yêu nước"? Và không biết vì ấu trĩ không hiểu mối quan hệ giữa hiến pháp và pháp luật với nhà nước hay tôn thờ chủ nghĩa vô chính phủ mà Phạm Lê Vương Các còn viết một cách rất tùy tiện rằng: "Không thể lấy hiến pháp và pháp luật để bảo vệ Nhà nước"! Thử hỏi, nếu Nhà nước không có hiến pháp và pháp luật sẽ ra sao, ai sẽ bảo vệ quyền lợi của người dân?! Xã hội sẽ ra sao nếu mỗi công dân lại tự đề ra một luật riêng cho bản thân để muốn làm gì thì làm?

Nguy hiểm hơn, theo Phạm Lê Vương Các: "Một khi nhà nước không còn là của dân, do dân, và vì dân trên thực tế thì chống lại nhà nước đó là hành vi tất yếu". Cần vạch rõ sự dối trá này vì nó chỉ đúng khi "dân" ở đây là đại đa số nhân dân, chứ không phải là một vài cá nhân chưa làm được bất cứ điều gì cho dân nhưng vẫn xưng xưng tự nhận là "đại diện của nhân dân". Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhà nước thuộc địa nửa phong kiến  ở Việt Nam chỉ phục vụ bộ máy cai trị thực dân, thẳng tay đàn áp bóc lột nhân dân. Còn Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được Hiến pháp khẳng định là Nhà nước "của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân". Chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền chính là xây dựng một nhà nước dân chủ ngày càng hoàn thiện, nơi nhân dân đứng ra tự tổ chức, tự quản lý, tự điều hành xã hội của mình. Tính thống nhất bao trùm lên mọi hoạt động tổ chức và thực hiện quyền lực của nhân dân, chứ không phải mâu thuẫn hay đối kháng. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do nhân dân lập ra thông qua bầu cử, ý chí của đại đa số nhân dân thể hiện qua hoạt động của Nhà nước một cách công khai, minh bạch, và hành động của Nhà nước thể hiện ý chí, tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân. Nhân dân lập ra Nhà nước để bảo vệ cho các quyền và lợi ích của chính mình, nếu Nhà nước không có Hiến pháp và pháp luật bảo vệ thì sẽ không bảo vệ được nhân dân. Ðiều 6 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 1992) quy định "Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân"; Ðiều 53 khẳng định công dân "có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương". Trong trường hợp công dân không đồng tình với Nhà nước, hoặc muốn đưa ra ý kiến riêng thì có thể "kiến nghị với cơ quan Nhà nước", Ðiều 74 nêu cụ thể "Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào". Quy định của pháp luật nước ta cũng nêu rõ, công dân có quyền phản đối cơ quan Nhà nước, công dân có thể kiện cơ quan Nhà nước ra tòa án. Ðó là quyền của công dân, bởi không phải lúc nào các cơ quan nhà nước cũng đúng, và ở nước ta đã có một số trường hợp công dân thắng kiện cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó, Phạm Lê Vương Các còn cho rằng, có sự khác nhau trong quan niệm "chống nhà nước" giữa "các nước dân chủ" với các nước XHCN. Xét từ chính trị học, tất cả các mô hình nhà nước đều có những mặt tốt và mặt hạn chế, con người luôn cố gắng tiệm cận với một mô hình nhà nước hoàn hảo như tiệm cận với chân lý. Nhà nước còn có tính lịch sử, văn hóa sâu sắc, không thể đem mô hình nhà nước của quốc gia này áp dụng cho quốc gia khác mà hy vọng sẽ có kết quả. Tuy nhiên, Phạm Lê Vương Các lại đưa ra quan niệm lệch lạc: "chống lại nhà nước XHCN ở đây luôn được nhà cầm quyền xem là mối đe dọa lực lượng thống trị, an ninh quốc gia, phá vỡ khối đại đoàn kết thống nhất, và lý tưởng của toàn dân".  Xét từ nguồn gốc và bản chất của nhà nước, điều này thật ngây thơ, người viết hoàn toàn không hiểu biết. Ðể bảo vệ nhà nước, mọi quốc gia đều phải áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, một số quốc gia phương Tây còn theo dõi tường tận đến từng cá nhân, thậm chí phát động tấn công các quốc gia khác với lý do... để bảo đảm an ninh! Ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất, dù là hành pháp, lập pháp hay tư pháp đều phải làm đúng, làm hết trách nhiệm của mình. Nhà nước khuyến khích hoạt động phản biện xã hội thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể. Khi công dân có vấn đề cần giải quyết, họ đều có quyền yêu cầu các tổ chức đoàn thể, hệ thống thông tin đại chúng... giúp đỡ. Song không vì thế, công dân lại làm dư luận hoang mang, gây mất ổn định xã hội bằng đưa tin bịa đặt trên internet, nói xấu lãnh đạo, nói xấu người khác mà không đưa ra bằng chứng, rồi kích động bạo loạn, kêu gọi lật đổ chính quyền... Các Ðiều 87, Ðiều 88, Ðiều 92 của Bộ luật Hình sự quy định rõ các tội danh liên quan đến hành vi chống chính quyền nhân dân, chỉ có ai cố tình không hiểu mới phát ngôn tùy tiện như vậy. Xét trên mọi phương diện, hành vi "làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung chống nhà nước" đều rất nguy hiểm đối với xã hội và không thể gọi đó là hành vi yêu nước. Vì thế, các nước phương Tây đã đối xử rất cứng rắn với Julian Assange khi trang mạng Wikileaks tải lên những thông tin "nhạy cảm".

Nhà nước của chúng ta đang có bước chuyển quan trọng để tự hoàn thiện, từ đó tiếp tục tổ chức, lãnh đạo sự nghiệp phát triển đất nước, củng cố niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân. Và khi trong bộ máy Nhà nước còn những "con sâu làm rầu nồi canh", chúng ta cần đấu tranh làm trong sạch theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI). Hệ thống pháp luật của nước ta được xây dựng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, nhưng một số cán bộ, công chức chưa thực hiện đúng nhiệm vụ, chức trách được giao, vẫn còn tình trạng cơ hội, trục lợi cá nhân, gây bất bình trong nhân dân. Những cán bộ trong bộ máy nhà nước, doanh nghiệp vi phạm pháp luật bị khởi tố trong thời gian qua là minh chứng cho quyết tâm lập lại kỷ cương xã hội của Nhà nước. Do đó, mỗi công dân cần có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của Nhà nước, cũng như cần đóng góp thiết thực để xây dựng Nhà nước. Từ lâu, những ý kiến đóng góp tâm huyết của người yêu nước chân chính luôn luôn được ghi nhận, nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc.

ANH KHÔI
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Góp thêm một góc nhìn



TTCT - Theo xu thế chung, các trường đại học dần được tự cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên của mình khi thỏa mãn những điều kiện do Bộ Giáo dục - đào tạo và nhà trường quy định.

Và giờ đây hướng đến việc các trường tự bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh phó giáo sư, giáo sư. Việc làm này giống hoạt động của nhiều nước phát triển, song áp dụng thế nào để đừng mang tiếng tương tự câu chuyện “tiến sĩ giấy”.

Đi tìm… vàng ròng
Quy định mới trao quyền bổ nhiệm các chức danh khoa học cho trường, cụ thể ở đây là hiệu trưởng được quyền bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư cho giảng viên của mình, thì chắc chắn sẽ cải thiện được con số khiêm tốn 1% giảng viên là giáo sư sang con số đẹp đẽ. Đẹp cho cả nhà trường lẫn xã hội, song thực chất vẫn chỉ những nhà khoa học đó, chất lượng cũng vậy thôi, không thể vì được trường phong tặng học hàm cao quý đó mà lập tức nâng tầm lên được.

Con số ấn tượng hiện chỉ có 1% giảng viên là giáo sư, nghĩa là càng ít có hiệu trưởng nào đang là giáo sư. Như vậy đặt vào tay hiệu trưởng quyền lực này hơi sớm chăng khi chính nhiều hiệu trưởng còn chưa là giáo sư, sao đủ tầm mức lẫn tâm thế bổ nhiệm, miễn nhiệm giảng viên của mình thành giáo sư, phó giáo sư?

Việc cởi mở hơn trong bổ nhiệm các chức danh khoa học rất dễ dẫn đến tình huống: một người thi đại học chính quy mãi không đỗ → đăng ký học trung cấp → sau đó học liên thông lên cao đẳng → tiếp tục học liên thông lên đại học → đăng ký chương trình học cao học/tiến sĩ nhập nhằng liên kết với/của nước ngoài nào đấy → trở thành giảng viên của một trường đại học, cao đẳng dân lập → một thời gian sau có thể được bổ nhiệm thành phó giáo sư, giáo sư (!). Vòng vèo và trầy trật rồi cũng có được chức danh đáng ngưỡng mộ!

Nhất là theo đà thông thoáng này, suy diễn một chút có thể tương lai không xa nhà trường được trao cả quyền công nhận và bổ nhiệm thì dây chuyền đào tạo trên sẽ hiển hiện đại trà. Khi đó ta có số liệu tươi sáng nhưng khó tin cậy. Lực lượng giáo sư, phó giáo sư đúng nghĩa sẽ tổn thương do bị đánh đồng vàng thau lẫn lộn. 1% (lực lượng giảng viên là giáo sư) hiện nay tuy bé nhỏ và chưa hẳn đều là vàng ròng, có thể còn chút ít vàng ròng rải rác bên ngoài, chưa tích lũy vào số lượng giáo sư hiện hữu, song vẫn thật hơn nhiều nếu cởi mở mà không thể kiểm soát được việc bổ nhiệm.

Cần quy trình chặt chẽ
Trao quyền đồng thời đá quả bóng trách nhiệm giải trình sang cho trường học trong vấn đề này liệu có ổn không? Thực tế rất khó kiểm tra, nếu khéo dàn xếp không để xảy ra kiện tụng sẽ chẳng bị thanh tra, dễ gì phát hiện sai phạm trong việc bổ nhiệm các chức danh khoa học. Thực tế còn nảy sinh chuyện khi quyền bổ nhiệm thuộc về hiệu trưởng thì những nhà nghiên cứu và giảng dạy độc lập, không thuộc biên chế chính thức của một trường, viện nào sẽ do ai bổ nhiệm?

Nên chăng nghiên cứu kỹ lưỡng, hướng dẫn cặn kẽ nhằm làm chặt quy trình bổ nhiệm. Nếu cho áp dụng nguyên quy định mới thì hãy ghi chú rõ “Ông/Bà... được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư/giáo sư của trường... từ năm...” chứ không phải chung chung. Như vậy gắn kèm uy tín hai bên. Nếu nhà trường có khuất tất trong quản lý, tai tiếng trong đào tạo thì có thể bị giảng viên từ chối chức danh khoa học nhà trường bổ nhiệm. Trường bổ nhiệm được người xứng đáng càng nâng tầm của trường lên.

Cũng vì thế mà người làm khoa học tử tế có thể được nhiều trường bổ nhiệm giáo sư/phó giáo sư, xem đó là sự công nhận của các trường. Các cơ quan khác được quyền từ chối/thừa nhận chức danh khoa học của người đã được bổ nhiệm của cơ quan kia, tùy theo mức độ đánh giá của họ.

Đồng thời, người nghiên cứu khoa học độc lập, có hoạt động học thuật nghiêm túc và đạt những chuẩn mực do Nhà nước quy định cũng nên được một cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chức năng công nhận và bổ nhiệm, nhằm tránh trường hợp nhà khoa học phải nhất thiết về trường nào đó và cố gắng lấy lòng hiệu trưởng để được bổ nhiệm.

NGUYỄN QUANG ĐẠO
(Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TP.HCM)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://caothamnguyen.com/..._var_i_tar_ng_bia_n_taonp

TÔI PHẪN NỘ VỚI TỔNG BIÊN TẬP BÁO...
Link cố định 16/10/2012@22h49, 418 lượt xem, viết bởi: cao thâm  
Chuyên mục: Quan tâm & Chia sẻ

.
Đọc bài báo ““Cứ hồ sơ dân Nghệ xin việc là tôi loại ngay…” và những bài khác đăng trên tờ báo điện tử KIẾN THỨC – cơ quan của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tôi rất phẫn nộ với ông Tổng Biên tập, ban biên tập và tác giả bài viết. Đó là cách làm báo ngu xuẩn (xin lỗi độc giả, tôi phải dung từ nặng nề mới xả hết sự phẫn nộ). Sự ngu xuẩn ở chố:
1: Bài viết trên đã miệt thị người dân Nghệ An; chà đạp lên mọi giá trị tốt đẹp của nhân dân - nơi giàu truyền thống yêu nước và cách mạng; là kích động, chia rẽ mối đoàn kết dân tộc. Tổng Biên tập cho đăng bài báo này chứng tỏ tư tưởng, quan điểm chính trị non kém – Đây là yêu cầu về phẩm chất hàng đầu đối với một tổng biên tập báo chí cách mạng.
Tôi được biết, có tờ báo chỉ nêu "người dân tộc" thay vì "đồng bào các dân tộc thiểu số"; người H, Mông, người Mèo, thay vì người dân tộc tộc Mông cũng bị cơ quan quản lí báo chí phê bình. Vậy mà, tờ KIẾN THỨC dám phân biệt đối xử, bôi nhọ phẩm chất của toàn dân xứ Nghệ như vậy, thử hỏi, ông ta (Tổng Biên tập) có xứng đáng làm TBT hay không? Thử hỏi. những người con xứ Nghệ làm rạng danh cho đất nước; hi sinh cả máu xương, dỡ cả nhà làm cầu, nhịn ăn nhịn mặc để nuôi bộ đội v.v. có đáng đáng để tờ báo này bôi nhọ là dân bủn xỉn, keo kiệt hay không?
2. Bài viết trên không nêu danh tính của chủ thể, danh tính của tác giả; cũng không nêu nơi xẩy ra sự việc – tức là không thỏa mãn câu hỏi AI? Ở ĐÂU? – hai trong 6 câu hỏi đảm bảo tính chân thực của một tác phẩm báo chí. Chứng tỏ những người quản lí biên tập của tờ báo này thậm ngu về nghiệp vụ.
3. Là cơ quan của Liên hiệp các Hội KHKT với tên gọi là TRÍ THỨC, nhưng tờ báo này cho đăng những chuyện bậy bạ, thiếu văn hóa (xem bức ảnh dưới đây). Chứng tỏ, năng lực tổ chức nội dung của những người làm báo KIẾN THỨC rất nghèo nàn về kiến thức.
Caothamnguyen. com treo bài viết đăng trên NGÀY NAY và kính mong bà con cho ý kiến

“CỨ HỒ SƠ DÂN NGHỆ XIN VIỆC LÀ TÔI LOẠI NGAY…”
“Thực tế tôi gặp nhiều người xứ Nghệ xấu tính nên làm mất niềm tin”, anh Phạm Thành Tuân, Giám đốc Công ty Công nghệ số Gram…, TP Hải Phòng cho biết.
Tôi còn nhớ như in ngày đầu tiên cách đây gần 7 năm, khi đó công nghệ thông tin đang còn là ngành “hot”. Tôi mới ra trường, có xin vào một tập đoàn truyền thông lớn tại Hà Nội.
Đây là tập đoàn mới ra đời, khá phát triển, có nhiều đổi mới về công nghệ sản xuất và kinh doanh. Được tuyển dụng vào đó làm, tôi rất vui.
Tuy nhiên thời gian vào làm chỉ được một năm, chuyện trục trặc giữa tôi và ông trưởng phòng là người Nghệ An xảy ra. Ông trưởng phòng có giọng nói trọ trẹ khó nghe, lại keo kiệt bủn xỉn và xấu tính.
Ông ta tìm đủ cách, vạch lá bới sâu để đổ lỗi này khác cho tôi. Các kế hoạch của tôi với nhóm để đổi mới công nghệ ông đều gạt phăng đi…

Trong công việc, ông chỉ ưu tiên người có tiếng Nghệ An nhà ông ấy thôi. Còn tôi bị chèn ép và cô lập dần dần, 6 tháng sau tôi đành phải xin nghỉ việc.
Sau đó, tôi được anh bạn ở một công ty cùng thuộc tập đoàn đó xin về làm quản trị viên. Tôi thích ứng công việc khá nhanh và được nâng cấp dần. Tuy nhiên điều làm tôi hay suy nghĩ nhất là đi đâu làm gì tôi cũng chỉ gặp người có tiếng trọ trẹ như ông trưởng phòng xấu tính.
Sau vụ tôi bị ông trưởng phòng “loại”, tôi biết được lý do là vì ông ấy muốn dành vị trí của tôi cho cháu ông ấy vừa ra trường Bách khoa. Tuy nhiên tôi cho rằng ở đâu cũng có người thế này thế khác nên không để bụng nữa.
Tôi không ngờ, gắn bó với công ty thứ 2 được ba năm, ông trưởng phòng mới được điều về phòng tôi lại là người Nghệ An. Lịch sử lại lặp lại, tôi bị ông trưởng phòng này hoạnh họe đủ thứ dù công việc của chúng tôi trước đó vẫn được duyệt bình thường. Tôi không thể hiểu được nên có trình bày quan điểm của mình, về kế hoạch chi tiết, tính khả thi để có thể thực hiện dự án… Ông ta nói, đừng có ngựa non háu đá.
Ông sếp này của tôi không khác ông trưởng phòng cũ của tôi chút nào: bảo thủ, độc đoán, lúc nào cũng bắt người khác theo mình. Rút kinh nghiệm từ lần trước, tôi im lặng cứ làm theo những gì ông ấy cho là đúng để được yên thân.
Ngoài các ông sếp, các nhân viên cùng cấp tôi là người Nghệ An cũng sống cực kỳ “tiểu xảo”. Họ là người bất chấp mọi thứ để chiếm được vị trí mong muốn, chịu đựng rất tốt để có thể thực hiện mục đích. Không chỉ vậy, dù chơi với nhau nhưng các bạn người Nghệ An cũng rất “tính toán”. Nhà nhiều người có điều kiện nhưng vẫn giả khổ, keo kiệt bủn xỉn. Những điều trên khiến tôi ám ảnh cách sống của dân Nghệ An.
Sự yên thân của tôi với ông sếp tan vỡ vào tháng 9/2008 khi ông giao cho tổ tôi kế hoạch về phần mềm đổi mới hệ thống mạng. Một nhóm có 5 người, tôi được anh em bầu làm tổ trưởng.
Sau khi tiếp nhận kế hoạch, nhóm chúng tôi bắt tay vào thực hiện triển khai, hoàn thành dự án trước 5 ngày. Chúng tôi, ai cũng vui, háo hức đến ngày báo cáo với sếp.
Ngờ đâu, ngày báo cáo sếp, phiên bản thử nghiệm đầu tiên chúng tôi bị sếp quăng lựu đạn tới tấp. Chúng tôi đứa nào cũng thất vọng, nghệt mặt ra. Như một sự tất yếu để bảo vệ đứa con của mình, chúng tôi có “bật” lại, giải thích cho sếp những điều sếp hỏi một cách hợp lý.
Giả sử phần mềm mà chúng tôi thực hiện bị lỗi, trình duyệt không khớp… thì chê trách cẩu thả, hoặc tạo cơ hội cho anh em tôi sửa lại. Đằng này phần mềm đưa lên hệ thống chạy rất êm, không báo bất cứ lỗi gì nhưng sếp tôi lại cho rằng phần mềm quá lạc hậu, phong cách làm việc ẩu,…
Ngày hôm sau, tôi nhận được thông báo hết tháng nghỉ việc. Tôi viết đơn xin nghỉ luôn, 4 người bạn nhóm tôi bức xúc quá cũng xin nghỉ. Chúng tôi ra ngoài mở công ty làm. Đến nay mấy anh em tôi vẫn duy trì hệ thống chính trên Hà Nội, còn tôi về Hải Phòng mở chi nhánh, hai bạn khác vào Đà Nẵng và TP.HCM để thiết lập mạng lưới.
Lâu lâu mấy anh em ngồi với nhau nghĩ lại cái ông sếp người xứ Nghệ mà cứ dị ứng, ám ảnh. Anh bạn chịu trách nhiệm công việc ở Đà Nẵng thi thoảng lại miêu tả lại cái điệu bộ ông sếp Nghệ An chỉ chỉ, trỏ trỏ với cái giọng nói nặng như chì mà tôi vẫn ghét đến tận giờ. Có lẽ vì những ám ảnh đó mà đợt nào tuyển dụng nhân sự, tôi mà cầm hồ sơ của bạn nào xứ Nghệ, kiểu gì tôi cũng loại ngay.
(Tên công ty đã được thay đổi)
B.S.N (ghi)
Để rộng đường dư luậnKienthuc.net.vn tiếp tục đăng tải ý kiến thảo luận của bạn đọc sau một số bài viết về lao động Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh… bị nhà tuyển dụng từ chối. Những ý kiến này không phải là quan điểm của toà soạn.

Báo KIẾN THỨC, cơ quan của Hội Liên hiệp KHKT Việt Nam – Giấy phép: Số 72/GP – BTTTT Bộ TTTT Cấp ngày: 10 tháng 01 năm 2012

ĐÂY LÀ TRÍCH NỘI DUNG ĐĂNG TRÊN BÁO NGÀY NAY, RA NGÀY 15.10.2012.

Liên hệ tòa soạn: Ngõ 850 – Số 60 – Tòa nhà Láng Trung – Tầng 5 đường Láng – Phường Láng Thượng – Đống Đa – HN.
Điện thoại: 04.6276-5856. E-mail: toasoan@kienthuc.net.vn.Hotline: 098 884 4039. Fax: 04.62 732632
Tổng Biên tập Nguyễn Minh Quang
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thế nào là phản động?



Từ “phản động” nghĩa là tất cả những gì đi ngược lại hay trái với quy luật của tự nhiên và xã hội.

Khái niệm “phản động” trong lĩnh vực chính trị xã hội được hiểu là khi các chính phủ, tổ chức, đảng phái chính trị, cá nhân có đường lối, chính sách, tư tưởng, cương lĩnh hoạt động đi ngược lại xu thế dân chủ và tiến bộ xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Các đảng cầm quyền, chính phủ cố níu kéo và duy trì chế độ chính trị lạc hậu, phi dân chủ. Họ tuyệt đối hóa quyền lực của một cá nhân hay một đảng. Họ khinh thường các giá trị của quyền con người. Họ biến nhân dân thành đối tượng, công cụ để họ thỏa mãn về quyền lực và của cải. Họ sử dụng cả hệ thống chính trị, luật pháp, và truyền thông để chống lại và đàn áp những tổ chức, cá nhân đấu tranh dân chủ và bảo vệ nhân quyền.

Trong các nước có chế độ chính trị độc tài hoặc độc đảng toàn trị, cụm từ “phản động” và “thế lực thù địch” được chính quyền sử dụng để chụp mũ, quy kết, ám chỉ những người, những tổ chức đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tiến bộ xã hội. Chính quyền cũng sử dụng từ “phản động” và “thế lực thù địch” để chụp mũ và quy kết cho những người có tư tưởng, quan điểm đối lập với đảng cầm quyền. Những người lên tiếng phê phán, chỉ trích đảng cầm quyền trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, an ninh,…

Để vô hiệu hóa cũng như cô lập những người hoạt động đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Đồng thời làm mất đi sự ủng hộ của những người dân còn thiếu thông tin dẫn đến hiểu sai về việc đấu tranh của những người yêu nước. Các chính quyền độc tài và độc đảng toàn trị thường sử dụng quyền lực và các phương tiện truyền thông độc quyền của họ để tuyên truyền, vu khống và gọi những tổ chức và những người dân yêu nước là “phản động” và “thế lực thù địch”.

Bản chất phản động
Trong thực tiễn của lịch sử thế giới, có những đảng phái chính trị mà ban đầu mang bản chất của một đảng cách mạng, có công lao trong việc đem lại độc lập cho quốc gia. Nhưng khi nắm được quyền lực đã trở nên tham nhũng, thoái hóa, biến chất và không chịu từ bỏ những tư tưởng độc tài, độc đảng lạc hậu để tiếp thu những tư tưởng dân chủ, tiến bộ. Do đó những đảng cầm quyền này dần dần trở thành đảng phản động, và họ đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Họ sử dụng bộ máy an ninh, cảnh sát, nhà tù để đe dọa, uy hiếp người dân nhằm duy trì quyền lực cùng với bản chất phản động của họ.

Để hiểu rõ thế nào là phản động và thế lực thù địch với nhân dân, chúng ta cần phải xem xét kỹ từ bản chất bên trong cho đến những biểu hiện ra bên ngoài của một chế độ chính trị xã hội, đảng cầm quyền, hay một chính phủ.

Trong Thánh Kinh cho biết“…Không có cây lành lại nào sinh quả độc; không có cây độc nào lại sinh quả lành; vì xem quả thì biết cây. Không ai hái trái vả nơi bụi gai, hay trái nho nơi bụi tật lê. Người tốt do lòng chứa điều thiện mà sinh ra điều thiện; kẻ xấu do lòng chứa điều ác mà sinh ra điều ác; bởi đầy dẫy trong lòng nên miệng mới nói ra.”

Ở những quốc gia mà do những đảng chính trị mang bản chất phản động nắm quyền thì chúng ta nhận thấy như sau:

Thứ nhất, mọi giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn. Những kẻ bất chính, bất lương và gian ác thì nắm quyền lực, chiếm chỗ của những người công bình, chính trực. Những kẻ lưu manh, xấu xa thì khoác áo công quyền. Họ nhân danh Nhà nước, pháp luật để sách nhiễu, bắt giữ, xét xử và cầm tù những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền.

Thứ nhì, tham nhũng trở thành quốc nạn, nó diễn ra ở khắp mọi nơi từ địa phương đến trung ương. Từ nơi kín đáo, riêng tư cho đến công khai trên các tuyến đường giao thông.

Thứ ba, hệ thống, bộ máy quản lý kinh tế yếu kém dẫn đến tham nhũng, lãng phí tài sản của nhân dân, của quốc gia. Hệ thống tư pháp lạc hậu dẫn việc xét xử oan sai, công lý được đem ra mua bán, trao đổi. Hệ thống hành chính, thủ tục hành chính chồng chéo, không minh bạch dẫn đến tình trạng sách nhiễu người dân.

Thứ tư, nạn tham nhũng và vô trách nhiệm của chính quyền đã dẫn đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên, rừng bị tàn phá và khai thác cạn kiệt. Môi trường sống, không khí trong các đô thị bị ô nhiễm xếp hạng nhất thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của hàng chục triệu người dân.

Thứ năm, những đảng phản động nắm quyền vô trách nhiệm, không đủ khả năng, năng lực để kiểm soát những loại hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm độc hại, kém phẩm chất được sản xuất trong nước cũng như nhập lậu. Họ cũng yếu kém về trí tuệ cũng như tầm nhìn trong qui hoạch, kiến trúc và xây dựng đô thị.

Nhân quyền
Cuối cùng, chúng ta so sánh trong lĩnh vực nhân quyền để thấy rõ hơn bản chất phản động của một chế độ chính trị. Ở các quốc gia do các đảng mang bản chất phản động cầm quyền thì các quyền con người trong lĩnh vực chính trị bị hạn chế hay tước bỏ hoàn toàn như: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Khi người dân phê phán hay chỉ trích những sai trái của chính quyền thì bị qui kết chống lại nhà nước và bị cầm tù. Người dân không được quyền làm báo chí tư nhân mà báo chí do đảng phản động độc quyền.

Khi người dân thực hiện quyền hội họp, biểu tình ôn hòa thì bị sách nhiễu, bị tước đoạt quyền tự do, đem đi giam giữ mà không xét xử. Khi người dân thực hiên quyền lập hội, lập đảng thì bị qui kết hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Còn ở các quốc gia dân chủ tiến bộ thì người dân được tự do thành lập các tờ báo, báo chí trở thành công cụ quyền lực của nhân dân để giám sát hoạt động của chính quyền. Người dân được tự do hội họp, tự do biểu tình ôn hòa. Người dân có quyền tự do tham gia hoặc thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị.

Qua thực tiễn ở các chế độ độc tài và độc đảng ở Đông Âu trước đây và ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi hiện nay, chúng ta thấy rằng “các thế lực thù địch và phản động” đã bị chính quyền chụp mũ trước đây. Khi cách mạng dân chủ thành công thì đã chứng minh rõ ràng đó là những lực lượng cách mạng chân chính và tiến bộ. Họ đã tiến hành các cuộc cách mạng dân chủ đem lại quyền lực, quyền làm chủ đất nước về cho nhân dân. Thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ văn minh. Các chế độ độc tài và độc đảng sau khi bị thay thế và công khai tất cả các thông tin về họ thì mọi người dân đều nhận thấy bản chất của các chế độ đó đều hết tàn bạo và mang bản chất cực kỳ phản động.

Chính quyền phản động thường biến nhân dân từ địa vị làm chủ đất nước thành công cụ để phục vụ cho lợi ích phi pháp của họ đó là nhân dân phải lao động cực khổ trong các nhà máy, trên các công trường, hầm mỏ, đồng ruộng, trên các ngư trường đánh bắt hải sản để làm tiền và nộp thuế cho ngân sách quốc gia nhưng đã bị các từng lớp quan chức tha hóa chi tiêu lãng phí, tham nhũng và vơ vét của cải của nhân dân thành của riêng. Để dễ dàng thực hiện những hành vi phi pháp đó mà không bị nhân dân trừng phạt thì các chính quyền phản động phải duy trì quyền lực tuyệt đối của mình để kiểm soát mọi mặt của đời sống xã hội. Họ xây dựng hệ thống pháp luật, hệ thống các cơ quan tư pháp và hệ thống chính quyền nhằm hạn chế tối đa các quyền con người, vô hiệu hóa các quyền tự do, dân chủ của nhân dân.

Các chế độ chính trị phản động muốn duy trì bóng tối bao trùm lên cả dân tộc để che đậy những hành vi tội ác của họ. Nhưng các lực lượng dân chủ và tiến bộ xã hội lại mang ánh sáng tới để xua tan bóng tối đang đè nặng lên dân tộc, và quét sạch đi mọi tội ác.

Nhận diện được bản chất thực sự ai là phản động? Ai là thế lực thù địch với nhân dân? Và ai là dân chủ, tiến bộ là rất cần thiết. Từ đó mọi người dân sẽ có thái độ tích cực ủng hộ cũng như tham gia vào các lực lượng dân chủ và tiến bộ để tiến hành cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền.

LS Nguyễn Văn Đài
(Hà Nội)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thư cầu cứu về việc sinh viên Nguyễn Phương Uyên mất tích

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/10/2012

THƯ CẦU CỨU KHẨN CẤP


Kính gởi: Bác Chủ tịch Nước CHXHCNVN: Trương Tấn Sang

Trước hết chúng cháu xin gởi lời chào, và lời chúc sức khỏe đến Bác.

Chúng cháu là những sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 140 A Lê Trọng Tấn, Quận Tân Phú. TPHCM

Chúng cháu mạn phép viết thư này cho Bác là để cầu cứu đến Bác về trường hợp bạn của chúng cháu là Nguyễn Phương Uyên.

Nguyên quán: Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận – Việt Nam

Ủy viên ban chấp hành chi đoàn thanh niên Lớp 10CDTP1


Vào lúc 11 giờ ngày 14/10/2012 bạn của chúng cháu là Nguyễn Phương Uyên đã bị các chú công an Phường Tây Thạnh, Công An Quận Tân Phú khoảng 10 người ập vào phòng trọ dẫn đi và nói là để xác minh một số vấn đề về Truyền Đơn chống Trung Quốc Xâm Lược do bạn ấy dán. Nhưng đến nay vẫn không thấy bạn ấy về. Cha mẹ và bà nội của bạn Uyên đã đến cơ quan công an Phường Tây Thạnh và công an Quận Tân Phú để xin cho bạn được thả nhưng mấy chú công an nói là không có bắt giữ bạn ấy. Hiện giờ cha mẹ bạn Uyên rất lo lắng cho bạn đó, không biết an nguy của bạn Uyên thế nào? Cha mẹ của bạn ấy là gia đình thuần nông, gia cảnh rất khó khăn bây giờ cha của bạn ấy là chú Nguyễn Duy Linh đã gom hết tiền của ở nhà và gõ cửa các cơ quan nhà nước xin được giúp đỡ nhưng không được đáp ứng. Mẹ bạn ấy khóc rất nhiều vì nhớ con.

Kính xin bác Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang hãy lên tiếng giúp đỡ bạn ấy và gia đình. Bản thân bạn Nguyễn Phương Uyên là một người có đạo đức tốt, luôn được lòng các bạn bè và thầy cô trong trường. Bạn ấy luôn xung phong đi đầu trong các hoạt động về phúc lợi xã hội do đoàn trường phát động. Xin Bác hãy thương xót đến gia cảnh khó khăn của bạn ấy, và nỗi lòng của một người cha, người mẹ đã mất con mà can thiệp giúp cho bạn Uyên sớm về lại với gia đình.

Về việc làm của bạn Nguyễn Phương Uyên xét cho cùng tất cả đều xuất phát từ tinh thần yêu nước của tuổi trẻ. Đã là tuổi trẻ thì luôn thể hiện tinh thần và thái độ của mình một cách trong sáng dù đôi khi bồng bột, luôn muốn thử sức mình và đôi khi phải chịu đựng sự vấp ngã trong cuộc sống. Tuy nhiên, dù với cách thức thể hiện như thế nào, chúng cháu luôn luôn tin rằng tận trong thâm tâm của bạn Nguyễn Phương Uyên vẫn mang tinh thần giống như những gì mà bác đã gửi đến các cháu cùng nhân dân nhân ngày Quốc Khánh 2 tháng 9: “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc. Hổ thẹn không phải để bạc nhược, mất ý chí mà để vươn lên gấp hai, gấp ba, để tiếp tục đi tới với tư thế vững vàng, khí phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho đất nước ta phát triển và trường tồn mãi mãi.”

Sở dĩ chúng cháu viết thư cho Bác là vì chúng cháu tin chỉ có Bác mới giúp được cho bạn ấy. Chúng cháu đã có dịp đọc báo trên các trang báo của cơ quan nhà nước khi tường thuật lại buổi gặp gỡ của bác với đồng bào cử tri quận 4 TP HCM. Những lời của bác thật là giản dị, sâu sắc khiến cho sinh viên chúng cháu rất cảm động khi thấy Bác cương quyết với tình hình xã hội phức tạp như hiện nay, vấn nạn tham nhũng vẫn và đang tồn tại trong một số bộ phận cán bộ đang suy đồi đạo đức Cách Mạng. Nhưng thật may mắn thay cho dân tộc Việt Nam vẫn còn nhiều cán bộ trong bộ máy lãnh đạo như Bác đang nỗ lực bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải. Chúng cháu đọc trên báo nghe lời bác nói:

“Khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào. ” “Bữa nay tôi nói dứt khoát là vậy”.

“Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui”.

“Nếu chúng ta hèn nhát thì làm đơn gửi cho Đảng chúng ta nghỉ, chúng ta rút lui đi để cho những người dũng cảm làm việc.”

Thật sự chúng cháu rất ngưỡng mộ Bác, một vị lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm với dân tộc. Những gì bác nói xứng đáng để tập thể sinh viên chúng cháu noi theo. Với tinh thần đạo đức, nhân bản và lòng ái quốc, xin Bác hãy can thiệp khẩn cấp để giúp cho bạn Nguyễn Phương Uyên sớm về lại với gia đình, trường lớp và thầy cô. Bạn ấy là sinh viên năm cuối cấp, nên việc học cho tương lai là rất quan trọng. Chúng cháu tập thể sinh viên và gia đình rất nhớ bạn Uyên. Rất mong nhận được sư giúp đỡ của Bác.

Cuối thư chúng cháu xin kính chúc bác luôn luôn khỏe mạnh để tiếp tục sự nghiệp chống tham nhũng và đem lại những gì tốt đẹp nhất cho nhân dân và đất nước.

Tập Thể sinh viên: Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh

Tập Thể Sinh Viên Khoa Công Nghiệp Thực Phẩm Khóa 10


Theo Nguyễn Tường Thụy Blog
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

20.10: Thầy cảm ơn các em!

Bài đăng trên quê choa, website của nhà văn Nguyễn Quang Lập

Hà văn Thịnh

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10.2012, đọc lá thư của 107 sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM gửi Chủ tịch nước, tôi đã xúc động đến mức khó nói thành lời: Đau đớn, uất nghẹn trước cái ác; cảm phục và trân trọng những nữ sinh viên “liễu yếu đào tơ” đã mở mắt cho tôi, để tôi thấy rõ hơn – xuyên qua màn sương cay nhòe thở dài và rên rỉ – lòng yêu nước và sự can đảm của những cô gái trẻ trung mà các chàng trai, những người đàn ông (tất nhiên kể cả tôi) phải xấu hổ, cúi đầu…

Tại sao có thể bắt người, giam giữ người bất chấp luật pháp? Tại sao họ không sợ dân, khinh dân và bây giờ nghênh ngang coi thường cả tầng lớp sinh viên – tinh hoa của đất nước, tương lai của giống nòi? Những câu hỏi đó chắc chắn sẽ được dư luận trong những ngày tới luận bàn, riêng tôi, muốn tâm sự với 108 sinh viên (kể cả Nguyễn Phương Uyên) với tư cách là một người thầy, tuy rằng tôi chưa – không bao giờ được dạy các em…


Các em thân mến!

Trong những buổi lên lớp ở nơi mà tôi công tác, khi giảng về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, tôi đều nhấn mạnh rằng một khi đất nước gặp tai ương mà người đàn bà (cô gái, phụ nữ) phải mặc váy leo lên mình voi, trèo lên lưng ngựa là cả một nỗi nhục nhã đắng cay cho hàng triệu đàn ông (!). Đó là một sự thực dù biện minh theo bất cứ lý lẽ nào. Việc đấu tranh nơi đầu sóng ngọn gió để chống lại kẻ thù của dân tộc, ở đâu, bao giờ, trọng trách cũng thuộc về nam nhi… Vậy mà, như là sự mỉa mai của định mệnh, những Phạm Thanh Nghiên, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Phương Uyên và 88 nữ sinh* trong lá đơn, đều chỉ ở lứa tuổi hai mươi. Sự thật quả là phũ phàng, nhức buốt. Tại sao hàng triệu người lớn, khỏe mạnh, đĩnh đạc về kiến thức, cường tráng về sức vóc, bề thế về địa vị… lại lặng im, chấp nhận mọi trái ngang? Câu hỏi đó không dễ trả lời. Chẳng lẽ chỉ có thể thờ dài cho não nuột hơn để tự AQ với chính mình rằng thôi thì âm thịnh, có nghĩa là vận nước đã suy vi?…

Các em đã cho tôi thấy ở đường chân trời rất rõ ràng rằng ánh hồng đang tỏa rạng bởi không ai có thể ngăn được ánh sáng ban ngày! Hàng chục năm, tôi và các em được dạy rằng phải khiêm tốn, rằng lãnh đạo bao giờ cũng sáng suốt, rằng mọi điều đen tối luôn luôn là “một số”… Những mê hồn trận bịp lừa ấy buộc mỗi chúng ta từ vô thức phải cúi đầu. Trò không dám cãi thầy dù thầy sai bét sai be; dân không dám cãi quan bởi cãi có nghĩa là phản động; lên án một ai đó cấp cao đồng nghĩa với sự quy chụp vi phạm điều này điều kia của Hiến pháp… Chúng ta trở thành kẻ nô lệ của sự câm mồm. Tôi kể các em nghe một câu chuyện nhỏ: Buổi học tiếng Nga đầu tiên của tôi ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Thầy Lê Thế Thép dạy rằng khi quân Đức tiến vào xâm lược nước Nga, người Nga hỏi cái gì chúng cũng im lặng (có lẽ vì không hiểu), nên họ gọi người Đức là Nhemetx – không có mồm! Chúng ta không phải người Đức nhưng cách giáo dục của thời nay đã biến hàng triệu người thành những kẻ không mồm. Đó thực sự là thảm họa. 88 nữ sinh của trường Đại học  Công nghiệp Thực phẩm TP HCM đã chứng minh rất rõ rằng, các em không phải là như thế!

Các em thân mến!

Các em cần phải rút kinh nghiệm bằng cách đọc – học luật để hiểu những gì người dân được quyền làm nếu luật pháp không cấm. Đây là điều tối thiểu để bảo vệ chính mình khi sự càn rỡ của không ít kẻ có quyền lực đang thi nhau lạm quyền và lộng quyền. Khám nhà phải có lệnh của Viện Kiểm sát, phải có đại diện tổ dân phố làm chứng, bắt người (“mời”) phải có giấy tờ có dấu đỏ (trừ phi bắt được quả tang sự phạm tội hiển nhiên). Phải kêu la thật to cho đông người kéo đến để làm chứng, càng đông càng tốt. Các em đã sai khi 4-5 người đến đồn công an làm việc mà không ghi lại tên, số hiệu, cấp bậc (ví dụ không biết thì ghi 1 vạch, 1 sao một vạch, một sao hai vạch…, tức là hạ sĩ, thiếu úy, thiếu tá), trước khi để bạn lại một mình không yêu cầu gặp trưởng hay phó đồn để hỏi (nhắc rằng “đã nhớ, khỏi cãi”)… Những bài học đó không phải chỉ hôm nay mà có thể còn phải dùng biết sau này, để đừng bao giờ sai nữa…

Chắc chắn vụ việc này Chủ tịch nước không thể cho qua bởi lời ông nói còn nóng rẫy giữa Sài Gòn. Chắc chắc sẽ có rất nhiều người đấu tranh vì Nguyễn Phương Uyên và cũng là để bảo vệ các em. Thật đáng trách đối với Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm – cho đến tận bây giờ vẫn im hơi lặng tiếng không hề đứng ra xác minh hay bảo vệ người của cơ quan mình. Nhưng, đó là chuyện của người lớn, họ có nhiều nên luôn sợ “mất”, kể cả ảo ảnh đui mù và sự kém cỏi về nhận thức…

Tôi đang mệt nên không thể viết dài, trước khi dừng “bút”, một lần nữa, cho phép tôi tự xưng là thầy – bởi có lẽ đó là cách tốt nhất để khẳng định sự trân quý, biết ơn của một người lớn với những con người thơ trẻ. Yêu nước không bao giờ có tội. Chỉ những kẻ bán nước, cố dùng xiềng xích để khóa những cái chân ghế quyền lực gớm ghiếc mới là tội lỗi!

* Vì chỉ đoán nam – nữ qua tên nên có thể không chính xác: Theo tôi nghĩ, có 19 nam/107 người ký tên.

Quảng Trị, 04:50 – 21.10.2012

H.V.T.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...-nguy-n-ph-064000987.html

Bắt tạm giam nguyên phó chủ tịch huyện Tiên Lãng
Tuổi TrẻTuổi Trẻ – 8 giờ trước


* Triệu tập, lấy lời khai bí thư Đảng ủy và chủ tịch UBND xã Vinh Quang

TTO - Trưa 22-10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hải Phòng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên phó chủ tịch huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) để điều tra hành vi hủy hoại tài sản trong vụ án “hủy hoại tài sản tại đầm ông Vươn”.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/PCTH_zps34b0f041.jpeg
Ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên phó chủ tịch huyện Tiên Lãng - Ảnh: Thân Hoàng

Trong buổi sáng cùng ngày, cơ quan điều tra cũng tiến hành triệu tập lấy lời khai các ông Phạm Đăng Hoan, bí thư Đảng ủy và ông Lê Văn Liêm, chủ tịch UBND xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng.

Trước đó ngày 5-1, đoàn cưỡng chế của huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng chế khu đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Sáng 6-1, ngôi nhà của ông Đoàn Văn Quý (em trai ông Vươn) không nằm trong diện tích bị cưỡng chế nhưng cũng bị phá hủy.

Ngày 8-2, Công an TP Hải Phòng đã ra quyết định khởi tố điều tra vụ án hủy hoại tài sản tại khu đầm nhà ông Vươn.

THÂN HOÀNG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...n-akr-ng-3-073500269.html

Vỡ đập thủy điện Đakrông 3: Bưng bít?
VietnamnetVietnamnet – Chủ nhật, ngày 14 tháng mười năm 2012

   

Liên quan đến vụ việc đập chắn của thủy điện Đakrông 3 bị vỡ, dư luận và chính quyền địa phương rất bức xúc trước việc che giấu thông tin thay vì tìm cách giải quyết, xử lý sự cố của chủ đầu tư.

>> Sau 2 năm thi công, đập chắn thủy điện Đakrông 3 vỡ tung

Gần 1 tuần sau khi đập bị vỡ mới thừa nhận sự cố

Trước những thông tin về sự cố vỡ đập thủy điện Đakrông 3 (xã Tà Long, huyện Đakrông, Quảng Trị), sáng 13/10, đoàn công tác của UBND tỉnh Quảng Trị cùng các cơ quan chức năng đã có chuyến kiểm tra thực tế và làm việc với Công ty cổ phần thủy điện Trường Sơn - chủ đầu tư Nhà máy thủy điện Đakrông 3.

Đến lúc này, sau nhiều ngày “ém” thông tin, cuối cùng lãnh đạo Công ty cũng phải thừa nhận đập thủy điện Đakrông 3 đã bị vỡ từ 7 giờ sáng ngày 7/10.

Ông Phạm Văn Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đakrông, khẳng định, Công ty đã không thông báo cho chính quyền địa phương biết sự cố vỡ đập của công trình thuỷ điện Đakrông 3. Khi chính quyền địa phương biết và vào kiểm tra thì bị bảo vệ cản trở không cho vào.

Ông Hùng cũng cho biết thêm, công ty tích nước lòng hồ trong khi chưa đền bù, di dời các hộ dân trong khu lòng hồ là sai quy định và báo cáo không trung thực về sự cố.

Đập thủy điện Đakrông 3 vỡ toang (Ảnh: Tuổi trẻ)

Theo nguồn tin của báo Công an nhân dân, công trình thủy điện Đakrông 3 do Công ty cổ phần Thủy điện Trường Sơn lập dự án đầu tư xây dựng. Nhưng trên thực tế công ty này đã bán dự án cho Công ty cổ phần Tân Hoàn Cầu (trụ sở ở Quảng Trị).

Theo đó, Công ty Tân Hoàn Cầu khởi công xây dựng công trình vào tháng 8/2010 với tổng số vốn đầu tư hơn 210 tỉ đồng, hoàn thành tích nước ngày 18/9/2012 và đóng điện ngày 5/10/2012.

Tuy nhiên, chỉ sau một trận mưa vừa, đập dâng của công trình đã bị vỡ dài gần 30m, tạo thành luồng nước mạnh chảy về phía hạ lưu gây sạt lở một số hạng mục khác. Ước tính thiệt hại lên tới 20 tỷ đồng.

Điều đáng nói là sự cố đã kéo theo hàng chục tấn hoa màu của các hộ dân ở 2 xã Tà Long và Đakrông cũng bị mất trắng. Và cho đến nay, người dân vẫn chưa được nhận bất cứ sự đền bù thiệt hại nào. Đến sáng 13/10, nước vẫn chảy xối xả từ phía trên xuống dưới thân đập rồi đổ về hạ lưu, chưa có dấu hiệu của việc sửa chữa, khắc phục.

Lại do thời tiết?

Chủ đầu tư cho biết nguyên nhân ban đầu được xác định là do công trình đang trong quá trình thi công hoàn thiện, kết hợp với việc tích nước lòng hồ để thử tải tổ máy và mưa lũ lớn làm cho đập chắn của công trình thủy điện Đakrông 3 bị vỡ. Tuy nhiên theo báo Tuổi trẻ, dù vẫn còn một hạng mục là đập dâng vai trái của thân đập vẫn chưa hoàn thành, kết cấu tường bọc bảo vệ lõi bằng bêtông dày 2m ở đập dâng vai trái mới chỉ là ngăn tạm chứ chưa đặt được lõi bêtông chịu lực phía trong thân nhưng chủ đầu tư vẫn cho đập thủy điện này tích nước và chạy thử từ ngày 25/9.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/VODAP_zpsc62aad0b.jpeg

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/VoDAP1_zpsb508df19.jpeg
Sáng 13/10, sau 6 ngày vỡ đập sự cố vẫn chưa được xử lý (Ảnh: Thanh niên)

Trả lời câu hỏi vì sao chưa xây dựng hoàn thành đã cho tích nước chạy thử, ông Nguyễn Thanh Hải, tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Trường Sơn, nói: “Là bởi đã quá hạn thi công hơn một tháng. Mà nếu không tích nước để chạy thử bây giờ thì phải chờ đến ba tháng sau hết mùa mưa mới được tích nước chạy thử. Nên chúng tôi quyết định cho tích nước”.

Lời giải thích của chủ đầu tư không xoa dịu được sự bức xúc của dư luận trước sự cố này. Trên VietNamNet, 1 độc giả bức xúc: “Công trình kém chất lượng lại đổ cho trời mưa lớn. Thật nực cười! Đập thủy điện mà dễ vỡ như thế này tại sao lại cho kiểm tra, nghiệm thu và cho tích nước?”.

Trên 1 diễn đàn, độc giả Thanh Hùng (kỹ sư xây dựng) cũng chia sẻ: “Hố tử thần ở đường Lê Văn Lương (Hà Nội) cũng đổ do thời tiết. Theo tôi, đừng đổ cho bất kỳ một lý do nào cả. Bởi vì trong thiết kế họ bao giờ cũng đưa vào hệ số an toàn rất cao (mưa lũ, động đất…), vậy mà mới có trận mưa đã vỡ”

L. Lam (Tổng hợp) >> Sau 2 năm thi công, đập chắn thủy điện Đakrông 3 vỡ tung


Thì ra thân đập vỡ tan
Bên trong phát lộ ngày tàn của quan

Lõi sắt ăn cắp thật gian
Lơ thơ dây buộc ngỡ ngàng...Trời ơi!

Để giờ đập vỡ tại trời
Ông cho mưa gió để rồi đập tan .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

http://nhathonguyentrongtao.files.wordpress.com/2012/10/danquan.jpg

NHÂN DÂN

Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
Nhưng sự thật khó tin mà có thật
Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!

Quan thành dòi đục khoét cả đất đai
Vòi bạch tuộc đã ăn dần biển đảo
Đêm nằm mơ thấy biển Đông hộc máu
Những oan hồn xô dạt tận Thủ Đô

Những oan hồn chỉ còn bộ xương khô
Đi lũ lượt, đi tràn ra đại lộ
Những oan hồn vỡ đầu gãy cổ
Ôm lá cờ rách nát vẫn còn đi

Đi qua hàng rào, đi qua những đoàn xe
Đi qua nắng đi qua mưa đi qua đêm đi qua bão
Những oan hồn không sức gì cản nổi
Đi đòi lại niềm tin, đi đòi lại cuộc đời

Đòi lại những ông quan thanh liêm đã chết tự lâu rồi
Đòi lại ánh mặt trời cho tái sinh vạn vật…
Tôi tỉnh dậy thấy mặt tràn nước mắt
Nước mắt của Nhân Dân mặn chát rót vào tôi.

Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời
Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy
Cả một tỷ tôi sao ông không nhìn thấy?
Vì tôi vẫn là người mà ông đã là sâu!…


10.2012
NGUYỄN TRỌNG TẠO


Bản gốc tại website cá nhân của nhà thơ:

http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/10/23/nhan-dan/
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Không làm được ... gì đâu bác ơi

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [75] [76] [77] [78] [79] [80] [81] ... ›Trang sau »Trang cuối