Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [74] [75] [76] [77] [78] [79] [80] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

chao chang

http://dantri.c...t-300-nguoi.htm

Cán bộ Hà Nội chính thức không được mời cưới vượt 300 người

(Dân trí) - Bí thư Thành ủy Hà Nội vừa chính thức ký ban hành Chỉ thị thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn. Cụ thể, cán bộ, đảng viên, đặc biệt là lãnh đạo không được tổ chức đám cưới nơi quá sang trọng, làm nhiều lần, mời quá 300 khách.
>> Đám cưới không mời quá 300 người: Lãnh đạo phải gương mẫu!
>> Điều không dễ tiên liệu
Theo Bí thư Hà Nội, một bộ phận nhân dân, trong đó có không ít cán bộ, Đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, tổ chức đám cưới phô trương, xa hoa, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng không tốt đến uy tín của cán bộ và việc thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển của Thủ đô thanh lịch, văn minh.

Do vậy, Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp chính quyền tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tự nguyện, tích cực hưởng ứng thực hiện tốt nếp sống văn minh, nhất là trong việc cưới.

Chỉ thị thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới của Thành ủy Hà Nội yêu cầu cán bộ, đảng viên, đặt biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của thành phố phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện tổ chức đám cưới của bản thân và gia đình theo quy định. Cụ thể, yêu cầu thực hiện các thủ tục kết hôn theo đúng quy định pháp luật; tiến hành các nghi thức hôn lễ với tinh thành “vui tươi - lành mạnh - tiết kiệm”.

Số lượng khách mời dự tiệc không quá 300 người; nếu nhà trai và nhà gái tổ chức tiệc chung thì khách mời không quá 600 người; không tổ chức tiệc cưới nhiều lần; không tổ chức tiệc ăn ở những nơi quá sang trọng, tốn kém, không phù hợp với thu nhập chung của cộng đồng dân cư và cán bộ công chức, như: khách sạn 5 sao, khu du lịch cao cấp… Khuyến khích hình thức báo hỷ sau ngày cưới thay cho việc mời dự tiệc cưới.

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy có trách nhiệm hướng dẫn việc giám sát, kiểm tra, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, đảng viên vi phạm.

Quang Phong
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

TRẺ CON ĐÁNH TRẬN GIẢ

Đạn mồm cứ nổ đòm đòm
Chả thằng nào chết lại còn khỏe ra
Đỏ xanh thì vẫn quân ta
Thắng thua lại cũng về nhà liên hoan
Mừng vui hết thảy tập đoàn...
Người xem hỉ hả luận bàn hò reo.

Ngô Văn
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ứng viên phó giáo sư trượt, được... bỏ phiếu lại



TT - Tình huống bất ngờ này đã xảy ra trong quá trình bỏ phiếu tín nhiệm chức danh phó giáo sư (PGS) đối với bà Đào Thị Thu Giang - phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương - tại phiên họp hội đồng chức danh giáo sư cơ sở của trường ngày 16-9.

Theo đó, mặc dù đủ điểm khoa học để bảo vệ chức danh PGS, nhưng bà Giang đã không có đủ số phiếu tín nhiệm cần thiết đối với chức danh này. Quy định yêu cầu số phiếu tín nhiệm phải đạt từ 2/3 tổng số phiếu của hội đồng, nhưng kết quả cuối cùng chỉ có 5/9 phiếu tín nhiệm bà Giang.

Theo một thành viên hội đồng, sau khi có kết quả, GS Hoàng Văn Châu - chủ tịch hội đồng, hiệu trưởng nhà trường - đã yêu cầu những ai vừa bỏ phiếu không tín nhiệm đối với bà Giang phải giải thích rõ lý do.

“Điều này là bất thường khi bỏ phiếu tín nhiệm là hình thức bỏ phiếu kín, nhưng chủ tịch hội đồng lại yêu cầu chúng tôi phải công khai danh tính nếu không bỏ phiếu tín nhiệm” - thành viên này nói.

Một thành viên khác cho rằng sau đó đã có người đứng lên nói rõ lý do không tín nhiệm bà Giang và vẫn có 2/9 thành viên không đồng ý, nhưng cuối cùng việc bỏ phiếu vẫn được tiến hành. Kết quả bỏ phiếu lần hai vẫn giữ nguyên như ban đầu: bốn người bỏ phiếu không tín nhiệm đối với ứng viên.

Một điểm được một số thành viên hội đồng cho là bất hợp lý nữa là bà Giang mới có thâm niên tiến sĩ ba năm (yêu cầu tối thiểu đối với ứng viên PGS), nhưng đánh giá của tổ thẩm định hồ sơ lại cho điểm 14 bài báo xuất sắc.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đinh Đăng Quang - thư ký hội đồng chức danh GS nhà nước, người tham dự phiên họp này - cho hay sau khi nghe báo cáo thẩm định hồ sơ kết luận bà Giang có 14 bài báo xuất sắc, ông Quang đã đề nghị hội đồng phải xem xét lại ngay vì bài báo khoa học xuất sắc có những tiêu chí đòi hỏi rất khắt khe, không đánh giá dễ dàng được. Sau đó, hội đồng đã xem xét lại và rút xuống còn một bài báo xuất sắc.

GS Hoàng Văn Châu cho rằng việc bỏ phiếu lại là “bình thường” và “không phạm luật”. “Điều bất thường là từ trước đến nay chưa bao giờ ứng viên PGS tại hội đồng cơ sở của trường lại bị bất tín nhiệm như thế. Tất cả ứng viên đều qua vòng cơ sở để đưa hồ sơ lên hội đồng ngành. Ngoài ra, ứng viên có điểm khoa học rất cao mà lại trượt. Đó là lý do có cuộc bỏ phiếu lại” - ông Châu khẳng định. Riêng về số bài báo xuất sắc cao bất thường và được cho là có yếu tố thiên vị, ông Châu lý giải: “Do lỗi đánh máy của thư ký hội đồng vì sau khi điều chỉnh rút từ 14 bài xuống còn một bài báo xuất sắc, điểm khoa học của bà Giang cũng không bị thay đổi nhiều”.

Ngày 4-10, trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.TSKH Trần Văn Nhung - tổng thư ký hội đồng chức danh GS nhà nước - khẳng định chưa bao giờ có tiền lệ về việc bỏ phiếu tín nhiệm lại trong các hội đồng chức danh GS như vậy.

“Trong trường hợp nếu kết quả bỏ phiếu khiến ứng viên hay các thành viên hội đồng chưa thỏa mãn, hay vì một lý do khách quan nào đó thì phải có báo cáo đề nghị lên hội đồng chức danh GS nhà nước xem xét. Trong quy chế không hề có việc bỏ phiếu lại. Bỏ phiếu tín nhiệm chức danh PGS, GS là việc phải trao đổi rất kỹ, bỏ phiếu kín, bỏ phiếu một lần, ghi biên bản cụ thể và gửi lên hội đồng chức danh GS cấp cao hơn” - GS Nhung nói.

NGỌC HÀ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Phụ huynh sửng sốt với món 'canh gà Thọ Xương'



Kiểm tra vở Văn, phụ huynh sốc khi thấy con viết "tiếng chuông Trấn Vũ" là nét đẹp tôn trọng thờ kính tổ tiên, còn "canh gà Thọ Xương" là món canh gà ở hồ Tây. Cô không sửa sai sót này mà vẫn cho điểm 8.

Chia sẻ với VnExpress, một phụ huynh có con học lớp 7A10 THCS Lomonoxop (Hà Nội) cho biết, đi học về, con gái kể những câu ca dao được cô dạy trên lớp và đòi bố mẹ đưa đi ăn món "canh gà Thọ Xương". Anh hoảng hốt hỏi "ai nói với con có món này?", thì được trả lời là "cô giáo dạy Văn".

Để khẳng định lời mình nói là đúng, cô bé đem cho bố xem vở tập làm văn có bài cảm nhận về 4 câu ca dao "Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương / Mịt mù khói tỏa ngàn sương / Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ". Kiểm tra vở của con, anh sốc nặng khi thấy bài viết chữ nguệch ngoạc, sai cả chính tả lẫn nội dung nhưng vẫn được cô cho 8 điểm.

"Đầu tiên, cảm giác của tôi là bàng hoàng. Bài văn câu chữ không được uốn nắn. Tôi không làm nghề giáo nhưng cũng biết ý chính của cụm từ "tiếng chuông Trấn Vũ" không nghiêng hẳn về nét đẹp truyền thống của dân tộc, tôn trọng thờ kính tổ tiên. Tôi có bảo với con "nếu đây là đền Hùng" thì ý này sẽ rõ hơn. Còn đọc đến đoạn "món ăn đặc sản là canh gà Thọ Xương thì tôi không thể tin vào mắt mình nữa", vị phụ huynh bức xúc.

Anh kể, sau phút sửng sốt, anh gặng hỏi con và cháu vẫn trả lời "cô dạy thế". Cháu nói "nhiều bạn lớp con làm thế, chẳng lẽ chúng con nghĩ sai giống nhau?". Thực tế, nội dung con viết sai trong bài không được cô gạch chân, trong khi cô vẫn sửa các chữ viết tắt như "4" thành "bốn", "dc" thành "được" và cuối bài còn phê "Có ý thức làm bài...", và cho điểm 8 +.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/d1/56/a1.jpg
Bài văn của học sinh lớp 7A10, ghi "canh gà Thọ Xương là món ăn nổi tiếng của Hà Nội", nhưng cô giáo không sửa mà vẫn cho điểm 8. Ảnh: Phụ huynh cung cấp.



Để kiểm tra thông tin, anh gọi điện cho một số bạn học của con gái, hỏi về bài kiểm tra. Một nam sinh kể: "Con được cô dạy như thế. Con viết nguyên vào bài và về nhà bị bố mắng".

Chung nỗi bức xúc, một phụ huynh khác cho hay, khi kiểm tra vở của con, anh cảm thấy lạ khi thấy viết "canh gà Thọ Xương" là món ẩm thực nổi tiếng của hồ Tây. Trước đó, con có nói đến điều này nhưng anh tưởng rằng cháu nói đùa. Anh phân tích rằng "canh gà Thọ Xương" là tiếng gà báo sang canh thì cháu nói "cô giáo dạy như thế".

Phụ huynh này tâm sự, không hiểu tại sao cô giáo lại có thể nhầm lẫn đến mức độ như thế được. Trong bài kiểm tra của con trai anh, cô không gạch chân chỗ cháu viết sai, mà còn cho 7 điểm và khen làm tốt. Theo anh, kể cả khi cô không dạy, đứa trẻ viết như thế thì cô phải sửa và không được cho điểm cao.

"Không phải một mình con tôi mà rất nhiều cháu nhầm lẫn như nhau. Khi chấm bài, cô không phản ứng gì chứng tỏ cô đồng tình với học sinh. Các cháu trong trắng như tờ giấy, làm sao có thể nói khác đi được", anh chia sẻ.

Còn một nữ sinh lớp 7A10 khẳng định: "Cô giáo đã dạy cho bọn con như thế. Cô dạy thế nào, chúng con làm bài tập như vậy. Khi cô chấm cũng không gạch ý này và còn cho con điểm cao".

Trao đổi với VnExpress.net, bà Ngô Thị Hà, Hiệu phó THCS Lomonoxop cho biết, khi nghe thông tin bà cũng rất sốc. Bà đã yêu cầu giáo viên thu toàn bộ vở của học sinh để kiểm tra. Chính bà cũng bất ngờ khi thấy không chỉ một, mà nhiều em đã viết "canh gà Thọ Xương" là món ăn nổi tiếng của Hà Nội.

"Người dạy văn lớp 7A10 hôm đó là cô Hà Thu Thủy. Chúng tôi đã yêu cầu cô viết bản tường trình, nói lại sự việc trước tổ Văn của trường", bà Hà nói.

Trong khi đó, cô Thủy cho hay, buổi học có bài tập cảm nhận về bốn câu thơ nêu trên diễn ra sáng 12/9 và chiều cùng ngày cả lớp ôn tập rồi làm bài kiểm tra một tiết. Cô ra hai đề trong đó có đề cảm nhận về bốn câu ca dao: "Gió đưa cành trúc la đà...".

"Tôi yêu cầu các em tự cảm nhận, cô không gợi ý, sau đó thu vở một số em để chấm. Trong khi chấm, thấy nhiều học sinh hiểu nhầm 'canh gà Thọ Xương' là món canh gà, trong khi hiểu đúng phải là 'tiếng gà báo sang canh'", cô Thủy kể và cho hay, lúc trả bài đã nói lớp có nhiều bạn làm sai, nhưng vì bài tự cảm nhận nên các em tự sửa để cho nhớ.

Cô Thủy cũng giải thích, do lúc ấy cuối giờ, lớp khá ồn và lộn xộn nên học sinh không nhớ để sửa ngay. Cô sơ suất không kiểm tra lại vở các con và không sửa chu đáo vào ngày hôm sau.

"Tôi xin lỗi phụ huynh vì đã không sửa bài thấu đáo cho con và cảm ơn phụ huynh có phản hồi để tôi có thể nhận ra sai sót nghiệp vụ sư phạm của mình. Tôi đã khắc phục bằng cách hướng dẫn học sinh sửa và giảng lại cho các con hiểu. Bài ca dao tôi cho các con làm cũng là bài ca dao ngoài chương trình, tôi muốn các con ôn luyện để hiểu hơn nét đẹp của Hà Nội vì các con là học sinh thủ đô", cô Thủy nói.

Còn thầy Trần Trung, Tổ trưởng tổ Văn cho hay, khi nghe chuyện, thầy đã nghĩ "làm sao có cách dạy ngớ ngẩn như vậy được?". Theo thầy Trung, sai lầm lớn nhất của cô Thủy là không cắt nghĩa một cách tường minh cho học sinh biết rằng, đó là cách hiểu sai, đó là đêm năm canh ngày sáu khắc, chứ không phải món ăn.

Hoàng Thùy

http://vnexpres...ga-tho-xuong-1/
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cô giáo nhập viện vì món “canh gà Thọ Xương”



TT - Từ một sự cố trong giảng dạy, cô giáo Hà Thị Thu Thủy - GV văn Trường THPT Lômônôxôp (Từ Liêm, Hà Nội) - đã viết đơn xin nghỉ việc sau áp lực dư luận nặng nề khi vụ việc được báo chí đăng tải.

Ngày 12-9, cô Hà Thị Thu Thủy dạy tiết cuối cùng trong chuyên đề ôn tập ca dao cho học sinh vào giờ ngoại khóa và chấm vở học sinh (gồm tám bài tập). Ngày 4-10, phụ huynh lớp 7A10 liên lạc với ban giám hiệu nhà trường thắc mắc khi phát hiện trong bài tập môn văn của con có sự nhầm lẫn khi cho rằng “canh gà Thọ Xương” trong bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là món “canh gà” của Hà Nội nhưng cô Thủy vẫn cho điểm 8 mà không sửa lỗi sai trên.

Ngay sau đó, vụ việc xuất hiện trên một số trang báo mạng cùng với nghi vấn về việc cô giáo có “vấn đề về kiến thức”. Ngày 8-10, cô Thủy viết đơn xin nghỉ dạy.

Lỗi nhận thức hay lỗi nghiệp vụ?
Theo hồ sơ của cô Hà Thị Thu Thủy do thầy Nguyễn Quang Tùng, phó hiệu trưởng Trường THPT Lômônôxôp, cung cấp cho Tuổi Trẻ, cô Thủy vốn là học sinh chuyên văn tại Trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ), tốt nghiệp khoa văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội loại giỏi và vừa hoàn thành luận văn thạc sĩ với điểm số 10/10. Luận văn này đã được cô Thủy triển khai thành sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng trong trường, đạt loại A cấp huyện.

Ông Tùng cho biết ngoài việc xác minh hồ sơ, tổ trưởng chuyên môn và ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức thi tuyển qua hai vòng và có ba tháng để cô thử việc trước khi đảm nhiệm đứng lớp chính thức.

Trong giải trình, cô Thủy cho biết: “Sau khi dạy ba tiết ôn luyện lý thuyết, kiến thức chung về bốn chùm ca dao đã học (trong chương trình chính thức) và trực tiếp hướng dẫn học sinh làm sáu bài tập trong phiếu, tiết thứ 4 tôi tập trung giúp học sinh nâng cao kiến thức trong tạo lập văn bản cảm nhận ca dao. Tôi đưa ra một bài tập yêu cầu cả lớp viết đoạn văn (10-12 câu) cảm nhận bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen (bài tập thứ 7 trong phiếu bài tập kể trên) sau khi gợi ý cho các em làm bài và bài cảm nhận về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà... (bài tập thứ 8). Sau đó tôi thu vở của học sinh để chấm, nhưng không phải chấm riêng bài số 8 mà chấm toàn bộ tám bài tập đã cho học sinh làm trong cả chuỗi ôn tập. Bài số 8, có một số học sinh hiểu sai “canh gà Thọ Xương” là món canh của Hà Nội, tôi đã trừ điểm, sửa lỗi chính tả, chữ viết nhưng không gạch vào lỗi sai... Tôi đã trực tiếp nhắc các em trên lớp về sửa lại lỗi sai này”.

Nhưng cô Thủy đã không lường được việc học sinh lớp 7 vẫn là đối tượng cần “cầm tay chỉ việc” cần được cô giáo giải thích rõ ràng và trực tiếp sửa tỉ mỉ vào vở bài tập. Bởi vậy mới dẫn đến việc một số phụ huynh tá hỏa khi xem bài của con và thấy con hồn nhiên hiểu về món “canh gà Thọ Xương”.

Thầy Nguyễn Quang Tùng cho biết: “Để khách quan, chúng tôi đã gửi phiếu thăm dò tới 28 học sinh lớp 7A10, kết quả cho thấy có những em cho biết đã được cô giải thích và yêu cầu sửa, có em nói không biết. Kiểm tra 28 cuốn vở của học sinh thì có 10 em hiểu sai câu ca dao trên, nhưng bảy bài tập còn lại của các em này làm tốt nên cô vẫn cho điểm 7-8. Ban giám hiệu nhà trường đã họp với nhóm giáo viên văn lớp 7 và toàn tổ văn, kiểm tra lịch báo giảng, giáo án của cô Thủy...

Kết luận của ban giám hiệu và tổ chuyên môn là cô Thủy không mắc lỗi nhận thức như dư luận cố ý hiểu sai lệch nhưng có lỗi nghiệp vụ do cô còn trẻ, thiếu kinh nghiệm trong việc dạy lứa tuổi học sinh THCS. Thứ nhất, cô đã sai khi yêu cầu học sinh cảm nhận tự do (một hướng dạy học mở) nhưng không chốt lại, giải thích một cách rõ ràng. Thứ hai, cô không sửa bài kỹ. Vì đối với học sinh lớp 7, việc sửa chữa của cô càng tỉ mỉ càng cần thiết”.

Tuy nhiên, ông Tùng cũng giải thích: “Cô Thủy không có điều kiện kiểm tra việc học sinh đã “tự sửa” hay chưa vì ngay sau buổi học đó, nhà trường luân chuyển giáo viên vì lý do khách quan khác. Cô Thủy được phân dạy lớp khác”. Điều này dẫn đến cái sai thứ ba là “cô Thủy không bàn giao việc kiểm tra vở học sinh cho giáo viên thay thế”.

Áp lực nặng nề
Khi nhà trường còn đang trong quá trình xác minh, tìm hiểu sự việc thì từ một số phụ huynh, cơn giận dữ của dư luận đã được thổi bùng lên trên các trang mạng. Phê phán, chế giễu, bày tỏ thất vọng, thậm chí có ý kiến nghi ngờ uy tín của những ngôi trường đã đào tạo nên cô giáo.

“Lúc đó tôi quá sốc, nghĩ mình không thể đứng lớp trong tâm lý này và quyết định viết đơn xin nghỉ dạy tại Trường THPT Lômônôxôp từ ngày 8-10” - cô Thủy nói với Tuổi Trẻ về quyết định của mình. Ngay khi lá đơn xin nghỉ dạy được nộp lên ban giám hiệu, cô Thủy đã lặng lẽ về quê và tắt máy điện thoại.

Thầy Nguyễn Quang Tùng cho biết: “Chúng tôi đã nhận đơn của cô Thủy nhưng chưa có ý kiến chính thức gì về việc này. Về góc độ chuyên môn, cô giáo sai tới đâu, chúng tôi kiểm điểm tới đó. Cô có lỗi nghiệp vụ thì ban giám hiệu cũng có sai sót. Và chắc chắn đây sẽ là bài học mà chúng tôi phải rút kinh nghiệm sâu sắc. Nhưng tôi mong sao búa rìu dư luận không khiến sự việc tiếp tục bị hiểu sai lệch. Mong người lớn không lấy trẻ con làm “chứng cứ” để nhằm mục đích hạ danh dự của cô giáo nữa. Tôi cũng đã đề nghị công đoàn nhà trường tìm gặp, an ủi cô giáo”.

“Người ta bảo “thầy già, con hát trẻ”, nên dù chuyên môn có giỏi đến đâu thì kinh nghiệm non nớt cũng dễ vấp ngã. Nhưng những cú ngã thế này, tôi e rằng còn rất lâu cô Thủy mới có thể đứng dậy nổi!” - thầy Tùng ngậm ngùi chia sẻ.

Khi chúng tôi viết bài này, cô Thủy đã phải vào viện truyền dịch vì quá sốc trong những ngày qua.

NGỌC HÀ - VĨNH HÀ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vodanhthi đã viết:

Phụ huynh sửng sốt với món 'canh gà Thọ Xương'



Kiểm tra vở Văn, phụ huynh sốc khi thấy con viết "tiếng chuông Trấn Vũ" là nét đẹp tôn trọng thờ kính tổ tiên, còn "canh gà Thọ Xương" là món canh gà ở hồ Tây. Cô không sửa sai sót này mà vẫn cho điểm 8.

Chia sẻ với VnExpress, một phụ huynh có con học lớp 7A10 THCS Lomonoxop (Hà Nội) cho biết, đi học về, con gái kể những câu ca dao được cô dạy trên lớp và đòi bố mẹ đưa đi ăn món "canh gà Thọ Xương". Anh hoảng hốt hỏi "ai nói với con có món này?", thì được trả lời là "cô giáo dạy Văn".

Để khẳng định lời mình nói là đúng, cô bé đem cho bố xem vở tập làm văn có bài cảm nhận về 4 câu ca dao "Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương / Mịt mù khói tỏa ngàn sương / Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ". Kiểm tra vở của con, anh sốc nặng khi thấy bài viết chữ nguệch ngoạc, sai cả chính tả lẫn nội dung nhưng vẫn được cô cho 8 điểm.

"Đầu tiên, cảm giác của tôi là bàng hoàng. Bài văn câu chữ không được uốn nắn. Tôi không làm nghề giáo nhưng cũng biết ý chính của cụm từ "tiếng chuông Trấn Vũ" không nghiêng hẳn về nét đẹp truyền thống của dân tộc, tôn trọng thờ kính tổ tiên. Tôi có bảo với con "nếu đây là đền Hùng" thì ý này sẽ rõ hơn. Còn đọc đến đoạn "món ăn đặc sản là canh gà Thọ Xương thì tôi không thể tin vào mắt mình nữa", vị phụ huynh bức xúc.

Anh kể, sau phút sửng sốt, anh gặng hỏi con và cháu vẫn trả lời "cô dạy thế". Cháu nói "nhiều bạn lớp con làm thế, chẳng lẽ chúng con nghĩ sai giống nhau?". Thực tế, nội dung con viết sai trong bài không được cô gạch chân, trong khi cô vẫn sửa các chữ viết tắt như "4" thành "bốn", "dc" thành "được" và cuối bài còn phê "Có ý thức làm bài...", và cho điểm 8 +.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/d1/56/a1.jpg
Bài văn của học sinh lớp 7A10, ghi "canh gà Thọ Xương là món ăn nổi tiếng của Hà Nội", nhưng cô giáo không sửa mà vẫn cho điểm 8. Ảnh: Phụ huynh cung cấp.



Để kiểm tra thông tin, anh gọi điện cho một số bạn học của con gái, hỏi về bài kiểm tra. Một nam sinh kể: "Con được cô dạy như thế. Con viết nguyên vào bài và về nhà bị bố mắng".

Chung nỗi bức xúc, một phụ huynh khác cho hay, khi kiểm tra vở của con, anh cảm thấy lạ khi thấy viết "canh gà Thọ Xương" là món ẩm thực nổi tiếng của hồ Tây. Trước đó, con có nói đến điều này nhưng anh tưởng rằng cháu nói đùa. Anh phân tích rằng "canh gà Thọ Xương" là tiếng gà báo sang canh thì cháu nói "cô giáo dạy như thế".

Phụ huynh này tâm sự, không hiểu tại sao cô giáo lại có thể nhầm lẫn đến mức độ như thế được. Trong bài kiểm tra của con trai anh, cô không gạch chân chỗ cháu viết sai, mà còn cho 7 điểm và khen làm tốt. Theo anh, kể cả khi cô không dạy, đứa trẻ viết như thế thì cô phải sửa và không được cho điểm cao.

"Không phải một mình con tôi mà rất nhiều cháu nhầm lẫn như nhau. Khi chấm bài, cô không phản ứng gì chứng tỏ cô đồng tình với học sinh. Các cháu trong trắng như tờ giấy, làm sao có thể nói khác đi được", anh chia sẻ.

Còn một nữ sinh lớp 7A10 khẳng định: "Cô giáo đã dạy cho bọn con như thế. Cô dạy thế nào, chúng con làm bài tập như vậy. Khi cô chấm cũng không gạch ý này và còn cho con điểm cao".

Trao đổi với VnExpress.net, bà Ngô Thị Hà, Hiệu phó THCS Lomonoxop cho biết, khi nghe thông tin bà cũng rất sốc. Bà đã yêu cầu giáo viên thu toàn bộ vở của học sinh để kiểm tra. Chính bà cũng bất ngờ khi thấy không chỉ một, mà nhiều em đã viết "canh gà Thọ Xương" là món ăn nổi tiếng của Hà Nội.

"Người dạy văn lớp 7A10 hôm đó là cô Hà Thu Thủy. Chúng tôi đã yêu cầu cô viết bản tường trình, nói lại sự việc trước tổ Văn của trường", bà Hà nói.

Trong khi đó, cô Thủy cho hay, buổi học có bài tập cảm nhận về bốn câu thơ nêu trên diễn ra sáng 12/9 và chiều cùng ngày cả lớp ôn tập rồi làm bài kiểm tra một tiết. Cô ra hai đề trong đó có đề cảm nhận về bốn câu ca dao: "Gió đưa cành trúc la đà...".

"Tôi yêu cầu các em tự cảm nhận, cô không gợi ý, sau đó thu vở một số em để chấm. Trong khi chấm, thấy nhiều học sinh hiểu nhầm 'canh gà Thọ Xương' là món canh gà, trong khi hiểu đúng phải là 'tiếng gà báo sang canh'", cô Thủy kể và cho hay, lúc trả bài đã nói lớp có nhiều bạn làm sai, nhưng vì bài tự cảm nhận nên các em tự sửa để cho nhớ.

Cô Thủy cũng giải thích, do lúc ấy cuối giờ, lớp khá ồn và lộn xộn nên học sinh không nhớ để sửa ngay. Cô sơ suất không kiểm tra lại vở các con và không sửa chu đáo vào ngày hôm sau.

"Tôi xin lỗi phụ huynh vì đã không sửa bài thấu đáo cho con và cảm ơn phụ huynh có phản hồi để tôi có thể nhận ra sai sót nghiệp vụ sư phạm của mình. Tôi đã khắc phục bằng cách hướng dẫn học sinh sửa và giảng lại cho các con hiểu. Bài ca dao tôi cho các con làm cũng là bài ca dao ngoài chương trình, tôi muốn các con ôn luyện để hiểu hơn nét đẹp của Hà Nội vì các con là học sinh thủ đô", cô Thủy nói.

Còn thầy Trần Trung, Tổ trưởng tổ Văn cho hay, khi nghe chuyện, thầy đã nghĩ "làm sao có cách dạy ngớ ngẩn như vậy được?". Theo thầy Trung, sai lầm lớn nhất của cô Thủy là không cắt nghĩa một cách tường minh cho học sinh biết rằng, đó là cách hiểu sai, đó là đêm năm canh ngày sáu khắc, chứ không phải món ăn.

Hoàng Thùy

http://vnexpres...ga-tho-xuong-1/
Mọi thứ rành rành như thế còn bao biện nỗi gì ? Buồn thay ! Thương thay cho các cháu khi có cô giáo như vậy!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Giả dối: khuyết tật của nền giáo dục



(TT) - Bàn về căn bệnh giả dối trong giáo dục - đào tạo, GS Hoàng Tụy nói: "Kể tên những thứ giả dối trong giáo dục thì rất nhiều. Thầy giáo đổi tình, đổi tiền lấy điểm, tiếp tay cho việc chạy trường, chạy lớp, chạy bằng giả, chạy chức vụ, học hàm, học vị. Học sinh, sinh viên học hành đối phó, gian lận, đạo luận án, đạo nghiên cứu khoa học. Nhà quản lý lập dự án gian dối để kiếm tiền, báo cáo thành tích không trung thực để xếp hạng cao trong thi đua, gian lận trong sử dụng tài chính. Cả xã hội có vô số học sinh giỏi, toàn người học đại học, nhiều tiến sĩ, thạc sĩ nhưng một bộ phận lớn trong đó trình độ lại thấp kém, không đáp ứng được yêu cầu nhân lực. Những thứ giả dối này là biểu hiện cụ thể của sự khuyết tật trong hệ thống giáo dục."

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/818/592818.jpg
GS Hoàng Tụy - Ảnh: VIỆT DŨNG



* Có ý kiến cho rằng giả dối trong giáo dục chỉ nhiều lên và trở nên trầm trọng trong thời gian gần đây. Giáo sư nghĩ thế nào về nhận định này?

- Đúng là giả dối bắt đầu nhiều từ khoảng 20 năm trở lại đây. Nếu trước đây, bối cảnh lịch sử thời chiến khiến chúng ta phải chấp nhận một số bất cập để vì mục đích lớn lao hơn là giành độc lập, thống nhất đất nước thì ở thời hiện tại, những bất cập ấy lớn dần lên, trầm trọng hơn gây cản trở cho sự phát triển của nền giáo dục cũng như sự phát triển của xã hội.

* Ngành giáo dục trong thời gian qua đặt ra không ít mục tiêu từ tầm vĩ mô và vi mô. Liệu đây có phải vì chạy theo mục tiêu mà dẫn đến giả dối?

- Tôi cứ ví nền giáo dục là một cỗ xe đi trên đường trường. Nếu người ta đặt một cái đích quá xa, vượt khỏi tầm nhìn của cỗ xe đó thì cũng coi như chả có đích nào cả. Mục tiêu giáo dục cũng thế, muốn làm được thì phải có những đích đến phù hợp với điều kiện, phải có tính khả thi. Còn nếu cứ đặt những cái đích thật hoành tráng nhưng không làm được, đó là giả dối, là gốc rễ để tạo ra nhiều sự giả dối khác. Từ chuyện phổ cập giáo dục, xóa phòng học tạm, xây trường chuẩn quốc gia, tăng tỉ lệ học sinh khá giỏi, tăng tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đến những mục tiêu lớn hơn đều được coi là tốt. Nhưng không tính đến thực tế, không tính đến việc thực hiện thế nào, không tính đến giải pháp đảm bảo chất lượng nên đã tạo ra sự giả dối trong đầu tư cho giáo dục, trong dạy học, thi cử.

* Chủ trương mở ra nhiều trường đại học để đạt tỉ lệ số sinh viên/vạn dân ngang bằng khu vực và thế giới khiến nhiều trường đại học sinh non và chết yểu, chất lượng thấp kém. Ông bình luận gì về chuyện này?

- Nó cũng là một biểu hiện giả dối. Giả dụ như giả dối trong tuyển sinh, trong cam kết chất lượng, trong việc liên kết đào tạo giữa trường công với trường tư, trong việc đào tạo các hình thức phi chính quy cốt chỉ để thu hút người học mà không màng đến chất lượng. Gần đây người ta còn có định hướng mỗi tỉnh thành có một trường đại học. Để trường được thành lập, người ta phải nói dối về điều kiện đảm bảo chất lượng, chủ trương xã hội hóa.

* Trong giáo dục, những chính sách nào mà giáo sư cho rằng gây nhiều bức xúc vì sự giả dối?

- Đó là chính sách đối với nhà giáo. Cứ nói “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và nhà giáo là nghề cao quý, được tôn vinh nhưng thử xem lương của nhà giáo thế nào? Lương nhà giáo mới ra trường cộng thêm phụ cấp vẫn không bằng lương những người lao động bình thường ở một số doanh nghiệp. Lương nhà giáo thấp không phải vì đất nước quá nghèo, mà do chính sách bất hợp lý. Chuyện này tôi đã nói từ 15-20 năm nay, nhưng không thay đổi.

Nhà giáo không sống được bằng lương Nhà nước thì họ phải tự cứu mình. Có người vật lộn với cuộc mưu sinh nhưng vẫn giữ được sự chừng mực, nhưng có người không thế. Từ đây đẻ ra nhiều tiêu cực như dạy thêm, học thêm tràn lan. Muốn học sinh phải học thêm, nhiều thầy cô đã không dạy hết mình ở giờ chính khóa. Rồi thì thỏa hiệp với việc chạy trường, chạy lớp. Những chuyện này bản chất cũng là sự dối trá phổ biến ở nhiều cấp học, nhiều địa phương. Nhà quản lý giáo dục vì lợi ích riêng cũng bịa ra nhiều hoạt động, nhiều việc không cần thiết, không thực chất để rút tiền Nhà nước. Ở bậc đại học cũng không kém gì phổ thông. Tình trạng đạo văn, chuyện mua điểm, mua bằng, tiêu cực trong nghiên cứu khoa học đều xuất phát từ chính sách không thỏa đáng cho nhà giáo.

Đã có thời gian giáo viên cả nước háo hức với lời hứa “năm 2010 nhà giáo sẽ sống được bằng lương”, nhưng hai năm trôi qua rồi lương nhà giáo may ra nuôi sống gia đình họ được một tuần. Điều này khiến nhà giáo mất dần niềm tin, tâm huyết.

* Những tiêu cực nói chung và sự giả dối nói riêng trong nhà trường cũng có phần tác động từ xã hội...

- Đúng là như thế. Một xã hội nhìn có quá nhiều sự giả dối, tiêu cực thì dĩ nhiên nó ảnh hưởng đến thầy cô giáo, học sinh. Bởi thế, hành vi giả dối của thầy, của trò không hoàn toàn là trách nhiệm của ngành GD-ĐT. Giả dối có sự tác động lẫn nhau ở nhiều lĩnh vực đời sống.

* Trong bối cảnh hiện tại, theo giáo sư, ngành GD-ĐT nên làm gì trước mắt để khắc phục căn bệnh giả dối?

- Theo tôi, cần có một cuộc vận động lớn nêu cao tính trung thực trong toàn ngành giáo dục: sửa đổi ngay những quy định chính sách có thể khuyến khích hay dung túng giả dối như thi đua, báo cáo thành tích, những quy định tài chính còn nhiều sơ hở...

Nhưng quan trọng hơn cả là sửa ngay chế độ lương và phụ cấp cho nhà giáo các cấp, để nhà giáo thật sự sống được tử tế bằng đồng lương.

VĨNH HÀ - NGỌC HÀ thực hiện
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Thân cây mục dẫn đến mọi cành ruỗng. Chẳng riêng cành nào.Chữa cành phỏng ích gì ???
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vô cùng phấn khởi sung sướng tự hào...chào mừng hội nghị TW6 thành công đại, đại rực rỡ !

Lạc Long Quân - Âu Cơ muôn năm !

Các vua Hùng muôn năm !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Anh TTT ơi, anh lại làm em nghẹn ngào như TBT Nguyễn Phú Trọng rồi...
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [74] [75] [76] [77] [78] [79] [80] ... ›Trang sau »Trang cuối