Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [76] [77] [78] [79] [80] [81] [82] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

ngh.mai đã viết:
Không làm được ... gì đâu bác ơi
Làm gì?

Bác chẳng làm gì. Bác chỉ làm thơ.
Nói bằng chữ vốn là nghề của bác.
Có bắt bác cũng không làm được khác.
Bác làm điều bác thấy phải làm thôi.

Xưa nay sống ở trên đời
Ai làm việc nấy, hiếm người đa năng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Ngay thẳng

Sáng 17.4.2009, một người thân của đương kim Thủ tướng cũng đã bị “áp giải ra khỏi hiện trường” khi chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tiến hành cưỡng chế thu hồi hơn 280ha cao su còn lại ở xã An Tây để làm khu công nghiệp. Anh Huỳnh Ngọc Sang, người tự giới thiệu đang quản lý vườn cao su cho bà Hai Tâm, người chị ruột của Thủ tướng, kể: Lực lượng cưỡng chế với khoảng 150 người, đã “đưa đi” ít nhất ba người trong đó có “ông Hai”, chồng bà Tâm.

Vườn cao su kể trên thuộc 642ha đất cao su vốn của công ty quốc doanh Sobexco. Trước đây, do làm ăn thua lỗ, Sobexco đã được tỉnh Bình Dương cho phép “bán vườn cây không gồm quyền sử dụng đất” để trả nợ, với giá bình quân 50 triệu/ha. Tiến trình mua bán kéo dài tới năm 2001, thì có những thay đổi, giấy tờ mua bán được ghi là “bên A (Sobexco) chuyển nhượng vườn cây cao su gắn liền với quyền sử dụng đất”. Hơn 40 người mua vườn cây cao su ở đây về sau được cấp sổ đỏ.

Tháng 6.2006, Thanh tra tỉnh Bình Dương cho rằng việc cấp sổ đỏ cho 40 hộ này là trái luật. Cuộc tranh cãi chưa ngã ngũ nhưng tỉnh vẫn cho phép công ty XNK Bình Dương thực hiện dự án xây dựng khu công nghiệp An Tây trên khu đất này. Số đất mà sáu năm trước đó tỉnh “bán” với giá 50 triệu đồng/ha, nay để làm khu công nghiệp, một công ty quốc doanh đền bù với giá gần 1 tỉ/ha. Kiên quyết làm khu công nghiệp, chỉ trong vòng từ tháng 7 đến tháng 10.2007, công ty XNK Bình Dương đã chi ra hơn 500 tỉ để đền bù cho vườn cao su.

Từ năm 2006, một số bài báo đã coi đây là “tham nhũng”; gần đây, một số bài báo đề nghị Nhà nước cũng nên giữ chữ tín, Nhà nước sai thì Nhà nước chịu không nên thu lại tiền đền bù đã chi hay thu hồi sổ đỏ. Nhưng, vấn đề là trong số 40 người “dân” đứng tên trong các sổ đỏ ấy, có một số là người nhà của quan chức địa phương; và, tới cuối năm 2008, tuy không đứng tên quyền sử dụng đất ở An Tây, có người thân của Thủ tướng cũng lên gặp chính quyền địa phương khiếu nại.

Một quan chức địa phương xin giấu tên nói rằng họ biết trong số những người phản đối sáng 17.4 có vợ chồng người chị ruột của Thủ tướng nhưng chính quyền vẫn tiến hành cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật và lực lượng cưỡng chế đã không gặp phải bất cứ sự can thiệp nào. Chuyện mua bán, đền bù vườn cao su đúng sai rồi sẽ còn phải làm rõ, nhưng tinh thần sự ngay thẳng trong thực thi công vụ của chính quyền huyện Bến Cát là một thái độ hành xử đáng ghi nhận.

Huy Đức
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào Nam

Tuấn Khỉ đã viết:
http://nhathonguyentrongtao.files.wordpress.com/2012/10/danquan.jpg

NHÂN DÂN

Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
Nhưng sự thật khó tin mà có thật
Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!

Quan thành dòi đục khoét cả đất đai
Vòi bạch tuộc đã ăn dần biển đảo
Đêm nằm mơ thấy biển Đông hộc máu
Những oan hồn xô dạt tận Thủ Đô

Những oan hồn chỉ còn bộ xương khô
Đi lũ lượt, đi tràn ra đại lộ
Những oan hồn vỡ đầu gãy cổ
Ôm lá cờ rách nát vẫn còn đi

Đi qua hàng rào, đi qua những đoàn xe
Đi qua nắng đi qua mưa đi qua đêm đi qua bão
Những oan hồn không sức gì cản nổi
Đi đòi lại niềm tin, đi đòi lại cuộc đời

Đòi lại những ông quan thanh liêm đã chết tự lâu rồi
Đòi lại ánh mặt trời cho tái sinh vạn vật…
Tôi tỉnh dậy thấy mặt tràn nước mắt
Nước mắt của Nhân Dân mặn chát rót vào tôi.

Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời
Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy
Cả một tỷ tôi sao ông không nhìn thấy?
Vì tôi vẫn là người mà ông đã là sâu!…


10.2012
NGUYỄN TRỌNG TẠO


Bản gốc tại website cá nhân của nhà thơ:

http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/10/23/nhan-dan/
Giang sơn nhập dạ, trùng vi chính
Dụng nhân nhất tiện, thiên tri hữu
Lưu nghiệp muôn niên, vạn cốt dư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Rào Nam đã viết:
Giang sơn nhập dạ, trùng vi chính
Tổ Quốc lâm nguy, cách lập nghiêm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thư gởi vong linh cháu gái lớp trưởng

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 24.10.2012, 09:31 (GMT+7)

SGTT.VN - Thật tiếc là tên cháu chỉ được viết tắt bằng chữ L gọn lỏn, trong mẩu tin: “Làm lớp trưởng, không may bị mất 500.000 đồng tiền quỹ lớp, em Nguyễn Thị L. (sinh năm 1997, học lớp 10 trường THPT Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội) đã uống thuốc diệt cỏ tự tử”.

Có lẽ cháu chưa đọc Albert Camus, người từng viết: “Chỉ có một vấn đề triết lý thực sự nghiêm chỉnh, đó là tự tử. Xét xem đời đáng sống hay không là trả lời cho câu hỏi cơ bản của triết học”.

Có lẽ cháu chưa tin người lớn có thể cướp đi một lượng tài sản công lớn gấp hàng vạn lần con số nửa triệu đồng quỹ lớp kia mà không một chút áy náy.

Có lẽ cháu chưa biết mình có thể đơn giản là ra trước lớp xin lỗi rồi từ chức, thì mọi việc xem như khép lại.

Cháu chỉ biết là một lớp trưởng mà làm mất tiền bạn học, thì đó là nỗi ô nhục. Và trong những cách để chứng tỏ mình trong sạch, cháu quyết định chọn cái chết, một hành động có sức thuyết phục tuyệt đối.

Cháu thật dại dột, bởi khi chọn cái chết, câu trả lời của cháu cho câu hỏi Camus từng nhắc đến, trớ trêu thay chính là: một người tự trọng như cháu, đáng sống biết chừng nào!

Ra đi trong ngày tôn vinh phụ nữ Việt Nam, trong ý nghĩa dám chết cho điều mà mình tin là đúng, cháu xứng đáng là con em huyện Mê Linh, hậu duệ hai bà Trắc, Nhị.

Thôi thì cứ cho L. là chữ viết tắt của Liêm Khiết.

Xin vĩnh biệt công dân Liêm Khiết của tương lai.

Người già chuyện
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vụ “bắt cóc” Nguyễn Phương Uyên: chỉ có thể là “bọn phản động”, xã hội đen hoặc “lực lượng thù địch”?


Bài đăng trên bauxite Việt Nam

Thanh Tùng

Trong khi dư luận (trên mạng internet) bàn luận xôn xao về vụ Công an phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú (TP HCM) bắt em Nguyễn Phương Uyên sinh viên Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh vào ngày 14/10/2012, thì tôi vẫn không tin đó là sự thật. Bởi lẽ, chỉ có những băng nhóm xã hội đen chuyên đi bắt cóc người để tống tiền, để hiếp dâm mới có thể hành động như thế, chứ không thể nào lại là các chiên sĩ Công an Nhân dân Việt Nam – công an của một nhà nước mà các vị lãnh đạo cao cấp luôn nói là: “Nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân” được?

CÔNG AN VIỆT NAM THÌ KHÔNG THỂ “BẮT CÓC” NGƯỜI  NHƯ THẾ!

Sau khi đọc những thông tin trên một số trang mạng: vào lúc 11 giờ ngày 14/10/2012, em Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Sài Gòn đã bị khoảng 10 chiến sĩ công an phường Tây Thạnh và Công an quận Tân Phú (TP.HCM) ập vào phòng trọ dẫn đi nói là để xác minh một số vấn đề về truyền đơn chống Trung Quốc xâm lược do Phương Uyên dán, tôi nghĩ ngay: nếu nhóm người ập vào nhà trọ của Phương Uyên và bắt cô đi như thế, không phải do bọn xã hội đen, bọn tội phạm hình sự thì chỉ có “bọn phản động” hay “lực lượng thù địch” giả danh công an để thực hiện nhằm bôi xấu, làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân Việt Nam.

Để có thể nhận định ngay như vậy là nhờ tôi đọc báo, xem truyền hình chính thống của Đảng và Nhà nước Việt Nam nên mới biết có những trang mạng “phản động” nguy hiểm tới mức ông Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phải chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra và “tiêu diệt”. Tôi luôn nêu cao cảnh giác, nhất quyết không để “bọn phản động” và “lực lượng thù địch” lợi dụng để lấy đi niềm tin vào Chính quyền Nhân dân và lực lượng Công an Nhân dân.

Niềm tin của tôi được củng cố vững chắc hơn bởi Điều 71 Hiến pháp hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định rất rõ: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật."


Hiến pháp – đạo luật gốc có tính pháp lý cao nhất – của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rành rành ra đây, thế mà các trang mạng nói là có một nhóm người mà các trang mạng cho là khoảng 10 chiến sĩ công an phường Tây Thạnh và Công an quận Tân Phú ập vào nhà trọ bắt em Phương Uyên đi mà không hề có lệnh bắt, chứ chưa nói đến có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, thì có phải đích thị là bọn xã hội đen hay “bọn phản động” và “lực lượng thù địch” không nào???

Minh chứng là ngày 18/10 vừa qua, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Nguyễn Phương Uyên, đã cho đài BBC hay: chồng của bà (tức cha đẻ của Phương Uyên) có lên Sài Gòn và đến nơi Phương Uyên ở trọ dò la tin tức con gái thì được biết mấy bạn sinh viên cùng bị bắt với Phương Uyên đã được thả về. Còn Phương Uyên thì mất tích luôn. Ba của Phương Uyên đã tới công an Phường Tây Thạnh, quận Tân Phú để hỏi thì họ nói “ở đây không có bắt giam ai hết”. Đọc xong tin này tôi “tự sướng”: “biết ngay mà, tôi đoán cấm có sai. Công an Nhân dân mà hành xử với Dân như thế thì hóa ra họ ngang nhiên giẫm đạp lên hiến pháp và pháp luật à?    

https://lh4.googleusercontent.com/-E0YrNAuZOns/UIko6gSAjMI/AAAAAAAAJ7A/tCSe_0RPvKQ/s400/NguyenPhuongUyenBXVN.jpg
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị ‘mất tích’ từ hôm 14/10



TAN NÁT NIỀM TIN!

Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Nguyễn Phương Uyên, còn cho đài BBC hay: “Có một sinh viên bị bắt cùng kể lại là khi lên Công an phường Tây Thạnh, các chú công an hỏi thì con bé nhà tôi nói là nó ghét Trung Quốc. Nếu thực chất mà cháu ghét Trung Quốc, thì điều đó, theo tôi nghĩ không có vi phạm pháp luật.

Với những hành vi ngang tàng bạo ngược của Trung Quốc, xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam, thì sinh viên và học sinh phản đối xuất phát từ lòng yêu nước là bình thường”.

Một số sinh viên cùng ở trọ với Phương Uyên cho rằng, lý do công an bắt Uyên là vì Uyên đã làm truyền đơn chống Trung Quốc ở Bình Thuận. Công an thu được những tấm hình bất lợi cho Uyên ở ngay điện thoại của cô.

Trời đất quỉ thần ơi! Việc Phương Uyên bị công an bắt theo kiểu “bắt cóc” như thế thì quả thật tôi không thể nào tin nổi??? Tôi không thấy có bất cứ một tờ báo chính thống nào đăng tin về vụ Phương Uyên bị công an bắt, ít nhất là cho tới thời điểm tôi viết bài này, mà chỉ có các trang mạng không chính thống đưa tin. Mà mạng ảo không có ai kiểm duyệt biết đâu mà tin, nhỡ là “bọn phản động” hay “các thế lực thù địch” tuyên truyền xuyên tạc nhằm phỉ báng chính quyền nhân dân của chúng ta thì sao? “Thôi, chẳng dại gì để “bọn phản động” hay “các thế lực thù địch” lợi dụng” – tôi thật thà và trong sáng – nghĩ vậy.

Dòng suy nghĩ và niềm tin của tôi nó cứ “chảy” một cách trong sáng và “ngu ngơ” như thế cho đến khi tôi đọc được bức Thư cầu cứu khẩn cấp của hơn 100 sinh viên Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm Sài Gòn gởi lên Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang ngày 20/10/2012, về trường hợp của Nguyễn Phương Uyên. Tiếp đó là gia đình Nguyễn Phương Uyên thông tin cho đài BBC là: “… công an phường Tây Thạnh, quận Tân Phú đã xác nhận là họ có bắt Phương Uyên nhưng không cho biết lý do”, thì những niềm tin đã thực sự tan nát trong tôi…

T.T.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nobel Kinh tế 2012:

Khi kinh tế học nghiên cứu về cách “ghép đôi”



TTCT - Giải Nobel kinh tế năm nay được trao cho Lloyd S. Shapley và Alvin E. Roth vì các nghiên cứu của hai ông trong lĩnh vực lý thuyết “ghép đôi” và các phát minh về thiết kế thị trường có khả năng ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/741/594741.jpg
Lloyd Shapley (trái) và Alvin Roth, đồng chủ nhân Nobel kinh tế 2012 - Ảnh: Reuters



Vào năm 1962, khi Shapley mới 39 tuổi và là một nhà toán học làm ở Rand Corp - một think-tank đầy quyền lực - nơi chuyên nghiên cứu các dự án hạng nặng cho Bộ Quốc phòng Mỹ, ông và một nhà kinh tế khác thuộc Đại học Brown là D. Gale đăng công trình nghiên cứu “Tuyển sinh đại học và sự ổn định của hôn nhân” trên tạp chí American Mathematical Monthly. Lúc đó, Shapley chắc chắn không tưởng tượng ra 50 năm sau, ông được trao giải Nobel kinh tế nhờ các nghiên cứu khởi nguồn từ bài báo hết sức đơn giản đó.

Từ một thuật toán đơn giản...
Tất cả những gì Shapley và Gale hình dung ra là một thuật toán (algorithm). Nghiên cứu này bắt đầu bằng một quan sát: Trong một số vấn đề của xã hội và kinh tế, tương tác giữa các cá nhân và các tổ chức không đơn giản bằng việc gặp gỡ mua bán hoặc ký hợp đồng như mua bánh mì ở cửa tiệm hoặc thuê thợ sửa ống nước. Với các giao dịch kinh tế bình thường, người bán phát giá bán, người mua đến mặc cả, thỏa thuận giá, và nếu thỏa thuận thành công thì chuyện mua bán diễn ra.

Shapley và Gale quan sát thấy một số trường hợp, thí dụ như việc tuyển sinh ở các trường đại học hay việc tìm kiếm bạn đời của mỗi người, giao dịch liên quan đến một dạng tương tác mà sau này các nhà kinh tế học gọi là “ghép đôi” (matching).

Trong trường hợp tuyển sinh đại học, giả sử một cách đơn giản là có 10.000 sinh viên đầu vào và có 10 trường đại học, mỗi trường tuyển 1.000 sinh viên. Chuyện nghe đơn giản, nhưng nó phức tạp ở chỗ mỗi sinh viên lại có trình độ khác nhau, sở thích của các sinh viên này đối với các trường đại học cũng khác nhau. Như thế, giả sử một trường đại học bất kỳ nhận được 2.000 hồ sơ dự tuyển, thì họ phải loại đi bao nhiêu và giữ lại bao nhiêu hồ sơ khi biết rằng nhiều sinh viên trúng tuyển không tham gia học ở trường đó vì họ được nhận vào trường khác mà họ thích hơn?

Tương tự, trong vấn đề hôn nhân, giả sử số đàn ông và phụ nữ đến tuổi kết hôn nhưng còn độc thân bằng nhau. Vấn đề “ghép đôi” sẽ như thế nào? Mỗi người đàn ông sẽ có những tiêu chuẩn riêng, dẫn tới chuyện có những người phụ nữ mà anh ta muốn “ghép đôi”. Phụ nữ cũng thế, mỗi người có mẫu đàn ông mà họ muốn lập gia đình cùng.

Rõ ràng không thể có chuyện một người đàn ông nào cũng được ghép với người phụ nữ tuyệt vời nhất trên thế gian (vì người đó chỉ có một), và ngược lại, không thể có chuyện phụ nữ nào cũng cưới được người chồng lý tưởng nhất (vì anh chàng đó cũng chỉ có một). Câu hỏi đặt ra là trong các trường hợp đó, làm thế nào để việc ghép đôi có thể thực hiện được một cách hiệu quả?

Shapley và Gale đưa ra một khái niệm sau này được gọi là “ghép đôi ổn định” (stable matching). Một kết quả ghép đôi ổn định là trường hợp mà sau khi ghép đôi xong, không xảy ra chuyện nó có thể bị phá vỡ. Ngược lại, nếu kết quả ghép đôi tạo ra hai cặp vợ chồng (A, m) và (B, n) nhưng A lại muốn sống với B và B cũng muốn sống với A, tức là đối với cả hai người này nếu được ghép thành (A, B) thì sẽ tốt hơn cho cả hai, thì kết quả ghép đôi ban đầu sẽ bị coi là không ổn định. Theo Shapley và Gale, ghép đôi ổn định đòi hỏi không có bất cứ một cặp nào muốn phá vỡ kết quả ghép đôi đó để đến với nhau.

Đó là về mặt quan sát thực tiễn, nhưng làm thế nào để đưa ra một phương pháp ghép đôi mà kết quả của nó là ổn định, thậm chí tốt nhất - tức là kết quả vừa ổn định vừa tốt nhất trong số các kết quả ổn định? Shapley và Gale đưa ra một thuật toán mà sau này trở nên nổi tiếng với tên gọi thuật toán Gale-Shapley. Hai ông chứng minh được rằng nếu triển khai theo thuật toán này, thì mọi bài toán ghép đôi giống như các bài nêu trên sẽ luôn có lời giải là một kết quả ghép đôi ổn định và tốt nhất.

Hãy giả sử một trường hợp đơn giản là số nam và số nữ bằng nhau, theo thuật toán Gale – Shapley, cần tổ chức việc ghép đôi này thành nhiều vòng. Ở vòng một, mỗi chàng trai sẽ cầu hôn một cô gái mà anh ta thích nhất. Nếu cô nào có nhiều chàng cầu hôn sẽ phải thải loại gần hết và chỉ giữ lại một chàng mà cô ấy thích nhất (trong số các chàng cầu hôn với cô ấy). Chưa cô nào được phép cưới ngay, mà chỉ được ghi tên chàng trai đó vào danh sách dự bị.

Ở vòng hai, các chàng trai không được bất cứ cô gái nào đưa vào danh sách dự bị ở vòng 1 sẽ cầu hôn với cô gái mà anh ta thích thứ nhì. Các cô gái sẽ chọn trong số các chàng trai cầu hôn với mình ở vòng 2 và chàng trai mà cô ta đưa vào danh sách dự bị ở vòng một ra một chàng trai ưng ý nhất và ghi tên anh ta vào danh sách dự bị.

Vòng lặp này sẽ kết thúc khi cho đến khi tất cả các cô gái đều được cầu hôn. Khi đó, coi như quá trình tán tỉnh lẫn nhau kết thúc, và các cô gái buộc phải cưới chàng trai duy nhất trong danh sách dự bị của mình.

Dễ thấy là nếu làm đúng theo thuật toán này, kết quả của quá trình ghép đôi sẽ là một kết quả ổn định. Không khó để chứng minh. Hãy giả sử ngược lại là nếu có chàng John và nàng Mary không được cưới nhau nhưng John lại thích Mary hơn vợ của anh ấy. Nếu như thế, tên của Mary sẽ đứng trước tên của vợ John trong danh sách của chàng. Và như vậy John hẳn đã phải cầu hôn Mary ở một vòng lặp trước theo đúng thuật toán Gale-Shapley. Mà như thế, Mary hẳn đã loại thẳng cổ John khi cô chọn người vào danh sách dự bị của mình.

Vì người trong danh sách dự bị của Mary chỉ có thể ngày càng tốt hơn khi các vòng lặp được triển khai, chắc chắn Mary phải thích chồng của cô ấy hơn John. Điều đó có nghĩa là sẽ không có một John và một Mary nào mà cả hai cùng thích đến với nhau hơn là với người bạn đời mà vòng lặp Gale-Shapley gán cho họ. Nói cách khác, kết quả của thuật toán này là một kết quả gán ghép ổn định.

Thuật toán này cũng áp dụng hoàn hảo cho trường hợp tuyển sinh đại học, mặc dù lập luận áp dụng cho bài toán tuyển sinh phức tạp hơn đôi chút. Bạn đọc ham tìm hiểu có thể tự mày mò theo thuật toán Gale – Shapley để tìm ra.

Shapley và Gale đưa ra một thuật toán mà sau này trở nên nổi tiếng với tên gọi thuật toán Gale - Shapley. Hai ông chứng minh được rằng nếu triển khai theo thuật toán này thì mọi bài toán ghép đôi giống như các bài nêu trên sẽ luôn có lời giải là một kết quả ghép đôi ổn định và tốt nhất. Nét đẹp của thuật toán này là nó rất đơn giản và tạo ra một kết quả phi thường: thử tưởng tượng một xã hội mà tất cả mọi người đều tìm được người thích hợp nhất với mình, và không ai phải lựa chọn lại lần thứ hai.

...Đến sự ra đời của một ngành nghiên cứu mới
Từ việc sáng tạo ra một thuật toán khá đơn giản để giải một vấn đề khá phức tạp liên quan đến việc gán ghép trong vấn đề kết hôn và vấn đề tuyển sinh đại học, Gale và Shapley đã đặt viên gạch đầu tiên cho một ngành nghiên cứu mới là lý thuyết gán ghép (matching theory) trong kinh tế học. Lý thuyết này hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong các ngành nghiên cứu khác của kinh tế học, từ vi mô (như lý thuyết về đấu thầu - auction theory) tới vĩ mô (như lý thuyết về tiền tệ - monetary theory), và là một cột trụ của lý thuyết trò chơi hợp tác (cooperative game theory).

Một trong những người tiên phong, và dũng cảm nhất, trong việc phát triển lý thuyết của Gale - Shapley là Alvin Roth, nhà kinh tế học của Trường đại học Harvard. Là một giáo sư cực kỳ uyên bác, Roth có bề ngoài nhìn rất mọt sách (nerdy), khi đó ông đang phát triển các nghiên cứu kinh tế học thí nghiệm - tức là mô phỏng các tương tác kinh tế trong môi trường có kiểm soát. Ông cùng một số giáo sư khác như giáo sư Dale Stalh tổ chức các trò chơi kinh tế nho nhỏ và có thưởng (vài chục đôla) để sinh viên tham gia.

Các ông sau đó thu thập và phân tích kết quả của các trò chơi này và mô hình hóa các tương tác giữa những người chơi với nhau dựa trên quan sát thực tế. Đây là một hướng nghiên cứu còn mới hơn nữa so với lý thuyết gán ghép.

Alvin Roth được nhận giải Nobel vì các công trình liên quan đến việc “thiết kế thị trường”. Lưu ý là thuật toán Dale - Shapley bản chất cũng là việc thiết kế một luật chơi cho một dạng thị trường, tuy nhiên, trong ví dụ về gán ghép áp dụng cho thị trường hôn nhân ở trên, khả năng áp dụng trên thực tế của nó hầu như không có mà chỉ có vẻ đẹp thuần túy về mặt lý thuyết. Alvin đi xa hơn bằng việc sáng tạo ra các luật chơi áp dụng được, và đã áp dụng trong thực tế. Nói cách khác, ông thiết kế ra các thị trường mà nếu không có các phát minh của ông thì đã không tồn tại hoặc tồn tại dưới một dạng rất không hiệu quả.

Trường hợp đầu tiên của Alvin Roth là thiết kế ra cơ chế giúp cho Chương trình quốc gia về phân bổ bác sĩ nội trú (NRMP) của Hoa Kỳ. Ở Mỹ, các bác sĩ sau khi tốt nghiệp trường y phải thực tập tại các bệnh viện và phòng khám nhiều năm trước khi hành nghề chính thức. Tuy nhiên, do tình trạng thiếu bác sĩ nghiêm trọng ở Mỹ trong nhiều năm, NRMP ra đời nhằm giúp các bệnh viện và phòng khám tìm các bác sĩ thực tập và tuyển dụng họ nhiều năm trước khi họ thật sự tốt nghiệp trường y.

Vấn đề mà NRMP gặp phải là các bác sĩ tương lai này nhiều khi chưa xác định được chuyên môn của họ cũng như nơi làm việc thích hợp nhất cho mình. Vì thế, các bác sĩ tương lai luôn có xu hướng câu giờ và nhiều khi muốn “khai bậy” mong muốn thật sự của họ để nhận được càng nhiều mời chào thực tập ở các cơ sở y tế càng tốt.

Kết quả là cùng với một số biến động khác trên thị trường y tế của Mỹ, NRMP gặp khủng hoảng nặng vào giữa những năm 1990. Alvin Roth và Elliott Peranson được mời thiết kế một cơ chế mới cho chương trình này vào năm 1995 và vào năm 1997 thì NRMP chính thức áp dụng cơ chế mới do hai ông phát minh. Từ đó tới nay, NRMP đã hoạt động thông suốt và mỗi năm giúp “gán ghép” được hơn 20.000 bác sĩ tập sự với các cơ sở y tế.

Trường hợp thứ hai là hệ thống trường công lập ở New York. Trước đây, các trường trung học của thành phố này tuyển đầu vào bằng cách yêu cầu thí sinh đăng ký năm nguyện vọng theo thứ tự. Các trường sẽ xét tuyển, và những thí sinh trượt vòng 1 được thêm hai vòng nữa để được tuyển theo nguyện vọng. Kết thúc ba vòng tuyển theo nguyện vọng thì Sở Giáo dục New York sẽ quyết định xếp trường cho thí sinh không cần theo nguyện vọng. Kết quả của cơ chế này là mỗi năm có tới 30.000 học sinh của thành phố này không được học theo nguyện vọng.

Alvin Roth đã thiết kế một cơ chế mới, dựa trên một phiên bản của thuật toán Dale - Shapley cho thành phố. New York đã áp dụng cơ chế mới này vào năm 2003 và từ đó số lượng học viên bị xếp vào trường trái nguyện vọng giảm xuống chỉ còn 10% so với số cũ. Sự thành công của New York đã khiến hàng loạt các thành phố khác ở khắp nơi trên nước Mỹ áp dụng theo.

Ủy ban Nobel cho rằng Lloyd Shapley và Alvin Roth đã làm việc độc lập với nhau, nhưng sự thành công trong nghiên cứu của họ là do sự kết hợp giữa các kết quả lý thuyết của Shapley với sự tinh tế của Roth khi đưa các kết quả lý thuyết này thành các áp dụng thực tiễn trong việc thiết kế thị trường. Lĩnh vực này còn tiếp tục phát triển và đang có nhiều hứa hẹn to lớn trong tương lai.

TRẦN VINH DỰ


Theo luật pháp Hoa Kỳ, việc mua bán thận bị coi là một dạng tội hình sự. Vì thế, những người cần ghép thận chỉ có thể chờ mong từ thận lấy từ cơ thể người chết hiến nội tạng, hoặc từ thân nhân còn sống hiến tặng. Tuy nhiên, việc thân nhân (như vợ/chồng) tặng thận lại gặp khó khăn, thí dụ vợ đã sinh nở và bị bệnh thận, chồng khó có thể tặng thận cho vợ vì cơ thể người vợ đã phát triển kháng thể chống lại protein của người chồng khiến việc ghép thận của chồng cho vợ trở nên khó thực hiện thành công.

Chính vì vậy, theo Alvin Roth, số người trong danh sách chờ hiến thận ở Mỹ năm 2006 là 10.659 người, nhưng số người chết vì không được ghép thận cùng năm lên tới 3.875 người và có tới 1.000 người bị loại khỏi danh sách chờ hiến thận vì sức khỏe quá yếu để tiến hành ghép thận.

Vấn đề, theo Alvin, là có nhiều thân nhân muốn hiến thận nhưng không thể ghép cho người nhà mình vì không tương thích. Điều này tạo ra một thực tế là phải thiết kế được một cơ chế cho phép những người có thân nhân cần thận và muốn được hiến thận để cứu người nhà có thể nối kết với nhau nhằm hiến thận và tạo điều kiện cho người thân của mình được ghép thận. Alvin Roth cùng các đồng sự đã thiết kế thành công một cơ chế như vậy.

Họ được Quốc hội Hoa Kỳ chuẩn thuận và hợp pháp hóa việc “hiến thận theo cặp”, theo đó những người có nhu cầu hiến thận (để đổi lấy thận cho thân nhân) có thể tham gia chương trình này. Kết quả là số người được cứu sống nhờ được ghép thận tăng lên nhanh chóng ở Hoa Kỳ nhờ vào phát kiến của ông.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tuấn Khỉ đã viết:
Vụ “bắt cóc” Nguyễn Phương Uyên: chỉ có thể là “bọn phản động”, xã hội đen hoặc “lực lượng thù địch”?

Bài đăng trên bauxite Việt Nam

Thanh Tùng

Trong khi dư luận (trên mạng internet) bàn luận xôn xao về vụ Công an phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú (TP HCM) bắt em Nguyễn Phương Uyên sinh viên Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh vào ngày 14/10/2012, thì tôi vẫn không tin đó là sự thật. Bởi lẽ, chỉ có những băng nhóm xã hội đen chuyên đi bắt cóc người để tống tiền, để hiếp dâm mới có thể hành động như thế, chứ không thể nào lại là các chiên sĩ Công an Nhân dân Việt Nam – công an của một nhà nước mà các vị lãnh đạo cao cấp luôn nói là: “Nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân” được?

CÔNG AN VIỆT NAM THÌ KHÔNG THỂ “BẮT CÓC” NGƯỜI  NHƯ THẾ!

Nhạc sỹ Việt Khang bị bắt



BBC - Nhạc sỹ Việt Khang, người sẽ ra tòa tại thành phố Hồ Chí Minh vào thứ Ba ngày 30/10 về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật hình sư đã nói với luật sư bào chữa của ông rằng ông ‘không hoạt động chính trị’.

Ông Trần Vũ Hải, luật sư bào chữa cho nhạc sỹ Việt Khang, đã cho BBC biết ông Khang đã nói với ông như thế trong buổi gặp mặt một ngày trước khi phiên tòa diễn ra.

Nhạc sỹ Việt Khang, 34 tuổi, có tên thật là Võ Minh Trí và sinh sống tại tỉnh Tiền Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long miền Nam Việt Nam.

Ông đã bị công an thành phố Mỹ Tho đột ngột bắt đi hồi trước lễ Giáng sinh năm ngoái và đã bị giam giữ từ đó đến nay.

Trước khi bị bắt, nhạc sỹ Khang đã sáng tác hai bài hát có tựa đề ‘Việt Nam tôi đâu’ và ‘Anh là ai’ có nội dung kêu gọi người dân bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước và lên án hành động đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc của chính quyền.

Nhiều người cho rằng hai bài hát này chính là lý do nhạc sỹ này bị chính quyền bắt giữ và đưa ra xét xử.

Trao đổi với BBC, luật sư Trần Vũ Hải cho biết nhạc sỹ Khang đã ‘thất vọng’ khi biết được cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố ông vào khoản 2 điều 88 Bộ Luật hình sự với mức án từ 10 đến 20 năm tù cho việc ‘phạm tội đặc biệt nghiêm trọng’, chứ không phải khoản 1 với mức án từ 3 đến 12 năm.

Cùng bị xét xử với ông Khang là nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình với cùng tội trạng.

Bài hát ‘Việt Nam tôi đâu’ của nhạc sỹ Việt Khang có những lời lẽ như ‘mẹ Việt Nam đau từng cơn xót xa nhình đời: người lầm than đói khổ nghèo nàn, kẻ quyền uy giàu sang dối gian’; ‘giờ đây Việt Nam còn hay mất mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta’.

Bài hát kêu gọi ‘là một người con dân Việt Nam lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm’ và ‘già trẻ gái trai giơ cao tay chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam’.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://ntuongthuy.blogspo...c-viet-nam-ngam-cong.html

Chủ nhật, ngày 09 tháng chín năm 2012
Có phải Nhà nước Việt Nam ngầm công nhận "đường lưỡi bò" ngoài biển đông là của Trung Quốc?

TRẦN MẠNH HẢO

Sáng nay, vào đọc các báo mạng lề phải ( mà không phải), lề trái ( mà không trái) đều thấy in bài của Thông tấn xã Việt Nam nhan đề : “Việt Nam và Trung Quốc cần tăng cường sự tin cậy” nói về cuộc gặp gỡ giữa chủ tịch nước Trương Tấn Sang và chủ tịch nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa kiêm chủ tịch -tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại diễn đàn APEC 20 Vladivostok ( Nga). Riêng báo Tuổi Trẻ đặt lại “tít-đầu đề” : “Không để biển đông ảnh hưởng đến quan hệ Việt Trung’ đúng nhất với tinh thần nội dung thảo luận của hai vị chủ tịch hai nước : NƯỚC MÔI và NƯỚC RĂNG, xin trích :
“Thứ Bảy, 08/09/2012, 08:12 (GMT+7)

Không để biển Đông ảnh hưởng quan hệ Việt - Trung
TT - Ngày 7-9 tại Vladivostok (Nga), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhân Hội nghị cấp cao APEC 20 -Ảnh: Giản Thanh Sơn
Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng trong tình hình hiện nay, việc không ngừng tăng cường sự tin cậy về chính trị, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí về nhiều phương hướng lớn thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới như duy trì, tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; thúc đẩy hợp tác thực chất cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế - thương mại; tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ hai nước; tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước; phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Về vấn đề trên biển, hai bên cần kiên trì thông qua đàm phán, đối thoại giải quyết thỏa đáng vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không để vấn đề biển Đông ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của quan hệ hai nước.”(hết trích)

http://tuoitre.vn/The-gio...quan-he-Viet---Trung.html
Khi hai vị đứng đầu nhà nước đã bỏ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ là phần đường ranh biển Đông do Trung Quốc đã vẽ tấm bản đồ xâm lược cướp hết biển Đông của Việt Nam ra ngoài nghị sự, ra ngoài các cuộc đàm phán song phương, thì thôi rồi Lượm ơi, chủ tịch Trương Tấn Sang coi như đã công nhận ĐƯỜNG LƯỠI BÒ ăn cướp hết biển Việt Nam của Trung Quốc là biển của Trung Quốc rồi …

Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa và mấy đảo Trường sa, lại đưa 23.000 tàu vũ trang treo lưới đánh cá tràn ngập hai quần đảo của Việt Nam, bắn giết ngư dân Việt Nam như cơm bữa, cướp tàu cướp cá, cướp hết ngư trường của dân Việt Nam trên chính biển của Việt Nam mà quan hệ hai nước vẫn tốt đẹp à ?
Đã thế, Trung Quốc sẽ nâng mối quan hệ hai nước tốt đẹp lên bội phần là sau đại hội đảng cộng sản Trung Quốc tháng 11 này, Trung Quốc sẽ cho biển người, biển tàu, biển hạm đội tràn ngập chiếm hết quần đảo Trường Sa của Việt Nam; vì theo thỏa thuận này, Việt Nam vẫn sẽ vui vẻ phấn khởi vỗ tay hoan hô 4 tốt và 16 chữ vàng ( khè), vẫn ngồi im xem NƯỚC RĂNG CHIẾM HẾT BIỂN NƯỚC MÔI  sao mà nhanh rứa ( không phải Tô Huy…) ?

Dù Trung Quốc có chiếm hết biển Đông thì mối quan hệ hai nước vẫn tốt đẹp, đúng như thỏa thuận của ông Trương Tấn Sang và ông hồ Cẩm Đào tại Vladivostok hôm qua : bỏ vấn đề BIỂN ĐÔNG ra ngoài cac cuốc đàm phán giữa hai nước: KHÔNG ĐỂ BIỂN ĐÔNG LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ HAI NƯỚC. Đến đây thì nhà bình luận quốc tế bất đắc dĩ là Trần Mạnh Hảo cũng phải thốt lên rằng : Chính quyền của đảng cộng sản đang cai trị Việt Nam đã ngầm công nhận ĐƯỜNG LƯỠI BÒ ĂN CƯỚP NGOÀI BIỂN ĐÔNG LÀ CHÍNH THỨC CỦA TRUNG QUỐC rồi ! Than ôi, thời oanh liệt ( Ngô Lý Trần Lê Nguyễn ( Tây Sơn) nay còn đâu …?
Người viết bài này hồi còn bé đã được Đảng dạy cho bài hát đến giờ còn thuộc : “ Việt Nam Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông chung một biển đông mối tình hữu nghị sáng như rạng đông…”…Hóa ra, vấn đề lưỡi bò hôm nay hai đảng anh em Trung Việt đã thỏa thuận từ xưa : BIỂN ĐÔNG LÀ CỦA CHUNG HAI NƯỚC : nước tôi lớn tôi lấy phần biển lớn,  đồng chí nước bé lấy phần biển bé…trước sau rồi mục tiếu xã hội chủ nghĩa cũng phải đến là xóa bỏ biên giới Việt Trung …

Mới thấy lời lên án bọn “ CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ” của chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm kỷ niệm quốc khánh 2-9-2012 vừa qua là chuyện thật như đùa hay chuyện đùa như thật ? Do đó, ông Trương Tấn Sang mới thấy mình và các đồng chí của ông lấy làm  “ HỔ THẸN VỚI TIỀN NHÂN” lắm lắm…

Sài Gòn 08-9-2012
Trần Mạnh Hảo

Tác giả gửi cho NTT blog
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://blogtiengviet.net/...dar_ng_nhaomc_laoii_chuya

Khi bà Bộ trưởng nhắc lại chuyện góp vàng cho Chính phủ
Link cố định 31/10/2012@13h00, 8 lượt xem, viết bởi: GIA MINH
Chuyên mục: Ca nhạc, Xã hội, chính trị


Phong Dao

Hơn 60 năm sau “tuần lễ vàng 1945”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đăng đàn Quốc hội nhắc lại chuyện “gia đình dòng họ tôi góp vàng cho Chính phủ” từ những ngày đầu lập quốc

2 năm trước, một bức ảnh do nhà sử học lừng danh Dương Trung Quốc sưu tầm được ở Pháp về “tuần lễ vàng 1945” đã gây ra sự xúc động trong dư luận. Đó là một bức ảnh chụp cảnh người dân đi đóng góp tiền, vàng cho quốc gia “đông như hội”. Sau ngày độc lập, ngân khố quốc gia bấy giờ chỉ còn lại 1,2 triệu đồng Đông Dương. Và trong thư gửi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói tới “sự hy sinh”. Tuần lễ vàng sẽ tỏ cho toàn quốc đồng bào và cho toàn thế giới biết: Trong khi các chiến sĩ quyết hy sinh giọt máu cuối cùng để giữ vững nền tự do độc lập của nước nhà, thì đồng bào ở hậu phương cũng có thể hy sinh để phụng sự Tổ quốc.

Chỉ trong vòng 7 ngày, đồng bào cả nước đã quyên góp được 20 triệu tiền Đông Dương và 370 kg vàng. Quy đổi theo tỷ giá 400 đồng Đông Dương 1 lạng vàng thì tuần lễ vàng 1945 đã quyên góp được 59.618 lạng vàng, bằng 10 lần số tiền trong nhà băng Đông Dương khi giành lại chính quyền ở thủ đô Hà Nội.

Những nhà sử học sau này, nhìn con số đó để nói về một “kỳ tích”. Nhưng thứ kỳ tích lớn nhất mà sử sách không thể không ghi. Đó là kỳ tích lòng dân. Kỳ tích về sự hy sinh không có giới hạn. Chưa bao giờ người dân sẵn sàng hy sinh đến thế thế. Chưa bao giờ người dân và Chính phủ lại đồng lòng như thế.

Hôm qua, hơn 60 năm sau “tuần lễ vàng 1945”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đăng đàn Quốc hội nhắc lại chuyện “gia đình dòng họ tôi góp vàng cho Chính phủ” từ những ngày đầu lập quốc, để kêu gọi nhân dân, trong phạm trù “cả hệ thống chính trị” cần “vào cuộc” cùng với Chính phủ trong thời buổi khó khăn này, dù bà không nói rõ về sau này “dòng họ, gia đình” có tiếp tục đóng góp vàng cho Chính phủ.

Lời kêu gọi của bà Bộ trưởng không sai. Chỉ có điều, lời kêu gọi đó rơi tõm trong sự im lặng, không một lời hưởng ứng. Cũng giống y như chuyện Thống đốc cam kết giữ hộ vàng cho dân. Cũng rơi tõm vào sự thất bại.

Lý do tất nhiên hoàn toàn không phải là vì dân không còn tiền, còn vàng.

Thực tế, người dân chưa bao giờ đứng “ngoài cuộc” với những khó khăn của quốc gia, của đất nước. Bản thân việc họ hàng ngày vẫn nai lưng ra làm để kiếm miếng ăn cho bản thân, cho gia đình mang lại sự phồn vinh cho xã hội đã là một sự “giúp sức” cùng Chính phủ . Bản thân việc những người dân của một quốc gia thuộc về phạm trù “thế giới thứ ba” đang phải chịu một mức thuế, phí cao gấp 2-3 lần khu vực, không một lời kêu ca, cũng đã đáng coi là một thứ hy sinh. Bản thân những người nông dân vẫn đang loay hoay với chuyện áo cơm để làm nên kỳ tích xuất khẩu 7 triệu tấn gạo, nhiều nhất thế giới, và cũng rẻ nhất thế giới, dường như cũng không thể gọi khác hơn là cống hiến.

Và họ đã được hưởng những gì để tiếp tục “vào cuộc”!? Và họ còn gì nữa để có thể “chung sức”!?

Có một câu chuyện thú vị liên quan đến “tuần lễ vàng 1945” mà những bức ảnh tư liệu còn lưu lại được. Đó là hình ảnh cựu hoàng Bảo Đại, bấy giờ mang tên công dân Vĩnh Thụy, đứng phát biểu trong buổi đấu giá bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hôm bế mạc Tuần lễ Vàng. Bức tranh chân dung Hồ chủ tịch, với giá khởi điểm 10.000 đồng Đông Dương (khoảng 25 lạng vàng) đã được mua với giá 100.000 đồng Đông Dương. Và người mua là phu nhân nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô. Mở ngoặc đơn, ông bà Bô cũng là những người đóng góp nhiều nhất cho Chính phủ: Hơn 5.000 lượng vàng.

Năm 2003, sau đúng nửa thế kỷ, sau đủ sự can thiệp của 4,5 đời các vị nguyên thủ quốc gia, bà Bô mới đòi được lại căn nhà từng cho nhà nước mượn.

Có lẽ, sẽ chẳng bao giờ còn có một tuần lễ vàng. Và ngoài bức chân dung ông Cụ 60 năm trước, cũng chẳng có một bức chân dung nào được bán đấu giá nữa. Vì đơn giản sẽ chẳng bao giờ có thêm một “niềm tin bà Bô”, dù lòng dân, sau hơn nửa thế kỷ, có lẽ không hề thay đổi.

P.D.

Nguồn Bauxite
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [76] [77] [78] [79] [80] [81] [82] ... ›Trang sau »Trang cuối