Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [77] [78] [79] [80] [81] [82] [83] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Viên gạch đầu của một viễn mơ?



TTCT - Giải Nobel vật lý năm nay được trao cho hai nhà khoa học Serge Haroche (Pháp) và David J. Wineland (Mỹ) do đã phát triển “các phương pháp thực nghiệm đột phá cho phép đo đạc và điều khiển các hệ lượng tử”.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/702/594702.jpg



Vì sao công trình nghiên cứu của hai ông lại được vinh danh? Và liệu các nghiên cứu đó có được ứng dụng trong đời sống hay không? Trước khi đưa ra câu trả lời, ta hãy cùng thử xem xét những bí ẩn của thế giới lượng tử (1).

Con mèo sống hay chết?
Cơ học lượng tử - môn khoa học mô tả thế giới ở kích thước rất nhỏ - là một trong hai trụ cột của vật lý thế kỷ 20. Nhưng từ khi được khám phá, đến nay đã gần 100 năm mà con người vẫn chưa thật sự hiểu rõ về cơ học lượng tử. Các nhà vật lý vẫn đang nỗ lực để giải mã những bí ẩn hoặc nghịch lý của nó.

Sở dĩ gọi là bí ẩn hay nghịch lý vì những điều này thường trái với nhận thức và trải nghiệm thông thường của con người trong thế giới vĩ mô, tức trong cuộc sống thường ngày. Chẳng hạn, ai có thể nghĩ rằng một người lại có thể phân thân để vừa ở cơ quan lại vừa ở nhà cùng lúc, hay ai đó lại có thể có phép biến - hiện như trong cổ tích? Hoặc sự chồng chập trạng thái, như một người có thể đồng thời vừa sống vừa chết được hay không?

Trải nghiệm của đời sống hằng ngày nói rằng không. Đời nào lại có những trò phù phép đó trong thế kỷ 21 này. Đây là khoa học chứ không phải ma thuật!

Nhưng cơ học lượng tử lại nói rằng có, một cách chặt chẽ, khoa học, không thể bác bỏ.

Erwin Schrödinger, một trong những cha đẻ của cơ học lượng tử, giải Nobel vật lý năm 1933, đã trình bày một trong những nghịch lý đó bằng một thí nghiệm tưởng tượng nổi tiếng như sau:

Giả sử ta nhốt một con mèo vào trong một buồng kín. Trong buồng này có để một bình khí độc và một nguyên tử chất phóng xạ. Nếu nguyên tử này phóng xạ, bình khí độc sẽ vỡ và con mèo sẽ chết. Còn không, con mèo vẫn sống như thường.

Việc phóng xạ tuân theo các định luật của cơ học lượng tử nên việc nguyên tử này có phát xạ hay không mang tính xác suất. Ta không thể tiên đoán chính xác vào một thời điểm, nguyên tử có phát xạ hay không. Nói cách khác, nguyên tử này ở trạng thái vừa phát xạ vừa không. Câu hỏi đặt ra là: Tương ứng với trạng thái vừa có vừa không này, con mèo sống hay chết?

Rõ ràng, theo cơ học lượng tử, con mèo vừa sống vừa chết, hay con mèo tồn tại trong sự chồng chập của cả hai trạng thái sống và chết!

Giả sử bạn chọn lượng chất phóng xạ đủ lớn, để theo tính toán sao cho sau một giờ, xác suất có một nguyên tử phóng xạ là 50%. Bạn sẽ kiên nhẫn chờ hết một giờ và ghé mắt nhìn xem con mèo sống hay chết. Nếu như bạn thấy con mèo chết thì sao?

Rõ ràng trước đó, theo cơ học lượng tử, thì con mèo ở trạng thái vừa sống vừa chết. Vậy mà chỉ vì bạn nhìn vào, con mèo trở thành chết hẳn. Vậy ai đã giết con mèo? Chính bạn, đúng hơn là chính cái nhìn của bạn đã giết chết con mèo!

Nói theo ngôn ngữ của cơ học lượng tử thì chính sự tương tác với môi trường bên ngoài đã làm cho sự chồng chập trạng thái của các hệ lượng tử co sập về một giá trị duy nhất. Trong trường hợp này là con mèo sống hoặc chết. Nếu không có sự tương tác này thì hệ ở trong hai trạng thái này với xác suất bằng nhau, tức con mèo vừa sống vừa chết. Quả là một nghịch lý!

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/703/594703.jpg



Nghiên cứu các hệ lượng tử
Việc cái nhìn của bạn đã giết chết con mèo trong thí nghiệm trên cho thấy bản chất mong manh của các hệ lượng tử. Sự chồng chập trạng thái trong các hệ lượng tử sẽ bị phá hủy khi có tác động từ bên ngoài.

Muốn nghiên cứu thì phải tiến hành đo đạc, về mặt bản chất là tác động lên hệ và ghi những thông tin phản hồi. Nhưng với một hệ nhỏ bé như vậy, bất cứ tác động nào từ máy đo bên ngoài đều làm nhiễu loạn chúng. Hệ nghiên cứu không còn là chính nó nữa.

Ngoài ra, việc cô lập một nguyên tử để nghiên cứu là việc rất khó khăn. Bất cứ nơi nào trên Trái đất này, kể cả nơi có chân không cao nhất trong phòng thí nghiệm cũng đầy rẫy các nguyên tử phân tử khí nhảy múa không ngừng. Chúng tác dụng với hệ nghiên cứu, thường là các hạt có kích thước từ nguyên tử trở xuống, một cách hỗn loạn không thể kiểm soát được, làm chúng mất hết tính chất lượng tử của mình.

Chính vì thế, việc đo đạc và điều khiển các hệ lượng tử là một thách thức rất lớn của khoa học.

Đến đây thì câu hỏi vì sao công trình của Serge Haroche và David J. Wineland lại được vinh danh đã rõ ràng. Hai ông độc lập với nhau trong việc phát triển các phương pháp đo đạc và kiểm soát các hệ lượng tử, theo hai chiều trái ngược nhau. Tuy trái ngược nhau nhưng lại gắn bó chặt chẽ như hai mặt của một đồng xu.

Để thực hiện việc đo đạc và kiểm soát này, trong thí nghiệm của David Wineland, các ion hoặc nguyên tử tích điện bị bẫy trong điện trường, ở một môi trường chân không cực cao để tránh các tác động từ môi trường. Sau đó, một chùm laser sẽ được sử dụng để triệt tiêu tối đa dao động của ion, đưa nó về trạng thái có mức năng lượng thấp nhất (2), tạm gọi là mức 0. Mức năng lượng kế tiếp trên nó sẽ được gọi là mức 1.

Nếu một hạt ánh sáng có mức năng lượng nằm giữa 0 và 1 được truyền qua và tương tác với ion này thì ion sẽ thu thêm năng lượng của hạt ánh sáng và chuyển lên trạng thái lơ lửng giữa 0 và 1. Nói cách khác, nó tồn tại đồng thời ở cả hai trạng thái 0 và 1, giống như con mèo vừa sống vừa chết trong ví dụ đã nêu trên.

Sau khi tương tác với các ion, hạt ánh sáng này sẽ bị thay đổi tính chất và thoát ra ngoài. Việc nghiên cứu tính chất của hạt trước và sau tương tác sẽ cho phép biết được tính chất của ion mà nó đã tương tác.

Ngược với David Wineland, Serge Haroche lại tìm cách giam một hạt ánh sáng trong một hốc nhỏ được tạo bởi hai tấm gương đặc biệt làm bằng vật liệu siêu dẫn. Đây quả là hai tấm gương bóng nhất thế giới, khi một hạt ánh sáng bị nhốt trong đó có thể sống được, tức bị phản xạ qua lại giữa hai mặt gương, trong khoảng thời gian hơn 1/10 giây. Khoảng thời gian này quả thật ngắn ngủi với trải nghiệm hằng ngày, nhưng dài kỷ lục đối với việc nhốt hạt ánh sáng. Với tốc độ 300.000km/giây thì trong 1/10 giây đó, hạt ánh sáng đủ để di chuyển một quãng đường 40.000km, ứng với một vòng xung quanh Trái đất.

Sau khi đã nhốt được hạt ánh sáng vào hốc gương, một nguyên tử Rydberg sẽ được truyền qua hốc. Cũng như trong thí nghiệm của David Wineland, sự tương tác giữa nguyên tử và hạt ánh sáng sẽ làm thay đổi tính chất của nguyên tử Rydberg. Việc đo đạc tính chất của nguyên tử Rydberg khi đi ra khỏi hốc gương sẽ cho biết tính chất của hạt ánh sáng ở trong hốc.

Một viễn mơ
Những nghiên cứu của Serge Haroche và David J. Wineland được nhiều nhà khoa học coi là viên gạch đầu tiên của một viễn mơ: máy tính lượng tử.

Nếu trong máy tính thông thường các bit thông tin có hai giá trị 0 và 1 riêng biệt, thì trong máy tính lượng tử các bit lượng tử - gọi là qubit (3) - có thể có các trị 0 và 1 đồng thời, tương ứng với sự chồng chập các trạng thái khác nhau của hệ lượng tử. Do đó, với một hệ lượng tử có hai trạng thái 0 và 1 như ion trong thí nghiệm của David J. Wineland, các qubit này có thể có bốn giá trị khác nhau: 00, 01, 10 và 11. Hơn nữa, cứ mỗi lần thêm một qubit nữa vào trong hệ, số lượng các giá trị này sẽ tăng gấp đôi.

Việc điều khiển các hệ lượng tử, mà David J. Wineland là người đầu tiên thành công với việc điều khiển 2 qubit, về mặt lý thuyết cho phép tạo ra các máy tính với nguyên tắc hoạt động hoàn toàn mới, dựa trên cơ sở của cơ học lượng tử, gọi là máy tính lượng tử. Sự ra đời của máy tính lượng tử, có thể trong thế kỷ 21 này, sẽ thay đổi một cách to lớn đời sống của con người, như sự ra đời của máy tính thường trong thế kỷ 20 vậy.

Tuy nhiên, việc này không dễ dàng chút nào. Lý do là giả sử bằng cách nào đó ta có được một hệ lượng tử có thể điều khiển được, thì thông tin từ trong hệ này cần phải được truyền ra ngoài theo một cách nào đó. Tức là phải có một sự tương tác hệ với môi trường. Mà như đã thấy trong ví dụ về con mèo của Schrödinger, sự tương tác này sẽ phá hủy các tính chất lượng tử của hệ, tức phá hủy chiếc máy.

Trong khi việc xây dựng máy tính lượng tử còn là một viễn mơ và đòi hỏi nhiều nghiên cứu tiếp theo thì một trong những ứng dụng khả dĩ khác của công trình này là đồng hồ quang học siêu chính xác. Hiện nay, đồng hồ nguyên tử Cesium được coi là đồng hồ chính xác nhất, và được dùng để chuẩn hóa thời gian (4). Nhưng nó vận hành ở dải sóng vi ba, trong khi các ion của David J. Wineland lại vận hành trong vùng của ánh sáng thường nên có độ chính xác lớn hơn so với đồng hồ nguyên tử Cesium hàng trăm lần.

Nếu dùng các ion này làm đồng hồ chuẩn thì ta sẽ có các đồng hồ quang học có độ chính xác lên đến một phần của 10 lũy thừa 17. Để hình dung độ chính xác của loại đồng hồ này, ta giả sử nó tồn tại ngay sau vụ nổ lớn Big Bang khi hình thành vũ trụ, khoảng 14 tỉ năm về trước, thì đến nay sai số của nó chỉ cỡ 5 giây!

Với sự chính xác này, hàng loạt hiện tượng tinh tế và kỳ thú của tự nhiên, như sự thay đổi dòng chảy của thời gian hay sự thay đổi tế vi của trọng lực, có thể được nghiên cứu và mở ra nhiều chân trời khám phá mới, đầy kỳ thú trong khoa học.

GIÁP VĂN DƯƠNG

___________

(1) Từ phần này trở đi, các hình vẽ và một phần lớn thông tin được trích ra hoặc lược dịch từ tài liệu dành cho đại chúng của Ủy ban Nobel 2012.
(2) Kỹ thuật này cho phép làm lạnh các vi hạt đến một nhiệt độ siêu thấp, thường là cỡ một vài phần tỉ độ trên độ không tuyệt đối, và đã mang lại giải Nobel vật lý cho Eric A. Cornell, Wolfgang Ketterle, Carl E. Wieman năm 2001.
(3) Quantum bit, gọi tắt là qubit.
(4) Từ năm 1967, đồng hồ nguyên tử Cesium được quốc tế sử dụng làm đồng hồ chuẩn thời gian với định nghĩa: 1 giây là khoảng thời gian của 9192631770 chu kỳ dao động của bức xạ phát ra khi điện tử chuyển đổi giữa hai mức năng lượng trong nguyên tử Cesium 133.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đi tìm cội nguồn cảm xúc?



TTCT - Sự hiểu biết về chính những cảm giác tâm sinh lý sơ đẳng của con người vẫn còn là bí ẩn, cho đến khi những nghiên cứu tiên phong của Robert J. Lefkowitz và Brian K. Kobilka - hai nhà khoa học vừa đoạt giải Nobel hóa học 2012 về “nghiên cứu về các thụ thể bắt cặp với protein-G” - hé lộ được một phần.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/VHVN/Tao%20hinh/597470_zps341bb313.jpg
Chạy thôi!



Vậy thụ thể (receptor) là gì? Trong hóa học, receptor có thể hiểu đơn giản là thể nhận, nhưng trong những quá trình sinh lý đề cập trong các nghiên cứu đoạt giải Nobel năm nay, receptor có vai trò như một thụ thể, tức chất có khả năng nhận các hormone (1) trong cơ thể để kích hoạt một số phản ứng khác tiếp theo. Còn G-protein ở đây là các protein bám dính guanine nucleotide có khả năng khởi động các phản ứng bên trong tế bào sau khi bị kích hoạt. Thụ thể trong các nghiên cứu mang lại giải Nobel năm nay là những chất có khả năng tương tác với các G-protein và kích hoạt chúng, vì thế có tên tiếng Anh là “G-protein-coupled receptor”, gọi tắt là GPCR.

Vì sao nghiên cứu về thụ thể bắt cặp với protein-G lại quan trọng như vậy? Ở mức trực giác nhất, có thể trả lời rằng: Vì nó làm sáng tỏ một phần quá trình truyền tin từ ngoài vào trong tế bào, do đó làm sáng tỏ quá trình truyền tín hiệu của cơ thể. Sâu xa hơn, chính quá trình này là một bước hiện thực hóa hành trình đi tìm cội nguồn của cảm giác. Và sâu xa hơn nữa, có thể hi vọng rằng cũng chính nhờ việc hiểu rõ các quá trình truyền tin trong cơ thể này, cội nguồn của cảm xúc có thể được làm sáng tỏ.

Điều này có nghĩa gì? Có nghĩa rằng những cảm xúc của con người, như tình yêu, sự sợ hãi... - hiểu như một tổ hợp của cảm giác và cảm xúc - có thể được giải mã như một chuỗi các phản ứng hóa học nối tiếp. Khi đó, nếu bạn hết yêu, hoặc đang sợ hãi, chỉ cần đến bác sĩ là mọi chuyện sẽ tốt đẹp trở lại. Vì khi đó, cội nguồn của cảm giác và cảm xúc đã được làm sáng tỏ ở cấp độ phân tử và do đó có thể điều khiển được. Một viễn tượng hấp dẫn, nhưng cũng không kém phần đáng sợ!

“Hãy tự biết mình!”
Trên chiếc cột ở tiền sảnh đền Appollon ở Delphi (Hi Lạp) có khắc một câu châm ngôn nổi tiếng: Hãy tự biết mình! (2). Câu châm ngôn này có thể coi là ngọn đuốc soi đường không chỉ cho các triết gia thời Hi Lạp cổ đại mà còn cho các nhà khoa học sau này. Vì thế, “hãy tự biết mình!”, cùng với “hãy dám biết!”của tinh thần triết học khai minh, có thể được coi là những ngọn đuốc chỉ đường của nền văn minh phương Tây sau này.

Nhưng thế nào là tự biết mình? Và làm thế nào để tự biết mình? Đó là những câu hỏi không dễ trả lời.

Khoan hãy xét đến những biến chuyển tâm lý và đời sống tinh thần phức tạp, vô hình, thì ngay cả với những cảm giác hằng ngày mà mọi đứa trẻ đều quen thuộc như: phân biệt được ánh sáng và bóng tối, cảm nhận mùi thơm bằng mũi, vị ngọt trên đầu lưỡi, cảm giác yêu thương, sợ hãi, hồi hộp... lại là những thách thức to lớn kéo dài, có lẽ ngay từ khi xuất hiện con người.

Những cảm giác này có nguồn gốc từ đâu, cơ chế hoạt động của chúng ra sao, làm thế nào để điều khiển chúng... vẫn còn là bí mật, mà ngay cả những nghiên cứu tiên phong như các nghiên cứu của Robert J. Lefkowitz và Brian K. Kobilka mới chỉ được hé lộ một phần nhỏ.

Những năm 1960-1970, khi con người đổ bộ lên Mặt trăng, khởi động những chương trình chinh phục không gian lớn thì kỳ lạ thay, sự hiểu biết về chính những cảm giác tâm sinh lý sơ đẳng trên của con người vẫn còn là bí ẩn.

Bạn có sợ ma?
Bạn từng ít nhất một lần trong đời có cảm giác sợ hãi một cái gì đó vô hình, như sợ ma khi đi một mình trong đêm tối chẳng hạn (3)? Bạn đang đi một mình bỗng nghe thấy tiếng chân ai đó phía sau, mỗi lúc mỗi nhanh. Dù tự nhủ “không có gì đâu, không có gì...” nhưng rõ ràng bạn đang rất sợ hãi. Có ai đó đang thật sự ám theo... Bạn co cẳng chạy một mạch về nhà. Vừa mở cửa vừa run bần bật. Hơi thở gấp gáp. Trống ngực đánh thình thình.

Thật sự chuyện gì đã xảy ra? Khi bạn vừa thấy một cái bóng chấp chới phía sau, các tín hiệu thần kinh từ não được truyền đi khắp cơ thể để báo động lần thứ nhất. Tuyến yên bắt đầu tiết ra hormone và giải phóng vào các mạch máu, kích hoạt tuyến thượng thận. Tuyến này bắt đầu tiết ra cortisol, adrenaline và noradrenaline để báo động cơ thể lần hai: Chạy thôi! Các tế bào chất béo, tế bào cơ, tim, gan, phổi và các kinh mạch liền phản ứng tức thì. Máu tràn ngập các phân tử mỡ và đường, cuống phổi nở rộng, nhịp tim tăng nhanh. Những điều này giúp hệ cơ có thêm năng lượng và oxy để chạy. Mục đích là để chạy thật nhanh. Chạy như ma đuổi!

Như vậy, hàng nghìn tỉ tế bào trong cơ đã tương tác với nhau và cùng hoạt động nhịp nhàng. Nhưng các tế bào này phần lớn đã biệt hóa. Mỗi loại có một chức năng riêng: loại thì chứa các phân tử chất béo, loại ghi nhận hình ảnh, loại tạo hormone, loại sản xuất tế bào cơ... Để mỗi người có thể hoạt động được, các loại tế bào này phải vận hành đồng bộ nhịp nhàng như một thể thống nhất. Muốn vậy, chúng phải cảm nhận được mọi thứ đang xảy ra xung quanh. Nói cách khác, chúng cần các cảm biến.

Những cảm biến trên bề mặt tế bào được gọi là các thụ thể, theo nghĩa chúng nhận tín hiệu hóa học được các hormone chuyển dẫn và sau đó kích hoạt các quá trình khác ở bên trong tế bào. Robert J. Lefkowitz và Brian K. Kobilka đã làm rõ cách thức các GPCR - các thụ thể bắt cặp với các protein-G - hoạt động. Hầu hết các quá trình sinh lý trong cơ thể phụ thuộc vào các GPCR này. Thực tế khoảng một nửa loại thuốc chữa bệnh tác động đến cơ thể thông qua các GPCR này. Đến đây, ý nghĩa thực tế của các nghiên cứu này, đặc biệt trong ngành dược phẩm, đã được hé lộ.

Chính vì vậy, tri thức về các GPCR là cực kỳ cần thiết và mang lại những lợi ích rất lớn đối với con người. Nhưng trong suốt thời gian rất dài, con người đã không thể hiểu được chúng. Lý do là chúng ẩn nấp quá kỹ dưới lớp màng của các tế bào. Chỉ khi các phương tiện kỹ thuật đủ mạnh, kết hợp với những ý tưởng khoa học đầy sáng tạo, chúng mới được phát hiện và nghiên cứu.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/469/597469.jpg



Truy tìm thụ thể
Ngay từ cuối thế kỷ 19, các nhà khoa học đã làm thí nghiệm về tác động của adrenaline với cơ thể. Họ thấy rằng adrenaline có tác dụng làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và giãn đồng tử. Nhờ công dụng này mà adrenaline được sử dụng làm thuốc trợ tim trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, vì cho rằng tác dụng của adrenaline được thực hiện thông qua hệ thần kinh nên họ đã làm tê liệt hệ thần kinh của con vật thí nghiệm. Kỳ lạ thay, adrenaline vẫn còn tác dụng. Kết luận: các tế bào cần phải có các thụ thể để cảm nhận được sự có mặt của những chất ở môi trường xung quanh, chẳng hạn như các hormone, chất độc và thuốc.

Nhưng khi các nhà khoa học tìm kiếm các thụ thể này, họ như húc đầu vào bức tường đá. Rõ ràng là adrenaline ở ngoài tế bào nhưng lại gây ra những phản ứng ở bên trong tế bào. Mỗi tế bào đều có một màng bao bọc. Vậy tín hiệu đã được truyền qua màng tế bào như thế nào? Và làm sao phần nội bào lại có thể cảm nhận được những gì đang xảy ra ở ngoại bào?

Các thụ thể này đã ẩn nấp quá kỹ trong màng tế bào, vì thế không thể bị phát hiện cho đến khi Robert J. Lefkowitz tìm ra và công bố năm 1970 (4). Thành tích này đã được đón nhận nồng nhiệt. Một chân trời khoa học mới đã được mở ra.

Cùng khoảng thời gian này, hiểu biết về những gì xảy ra bên trong tế bào ngày càng thêm rõ ràng. Các nhà khoa học đã tìm ra một nhóm protein-G (5) bị kích hoạt bởi tín hiệu hóa học nhận được từ một thụ thể, để rồi sau đó sẽ khởi động chuỗi phản ứng bên trong tế bào. Đến những năm 1980, quá trình truyền tin từ bên ngoài vào bên trong tế bào đã bắt đầu được hiểu rõ.

Như vậy, việc tìm ra các thụ thể và vai trò của chúng trong việc truyền tin không chỉ mang lại lợi ích to lớn trong việc chăm sóc sức khỏe con người, mà còn giúp con người hiểu rõ hơn về nguồn gốc và cơ chế phát sinh cảm giác, sau đó là cảm xúc của bản thân mình.

Ngoài những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho ngành y tế và dược phẩm, thì việc chúng tác động ra sao đến đời sống con người khi nguồn gốc và cơ chế của cảm xúc được giải mã vẫn là điều khó đoán định. Thử hình dung: Bạn sẽ phản ứng ra sao nếu bị tiêm một liều “thuốc yêu” để suốt đời phải yêu một người hoặc một điều gì đó? Câu trả lời thật không dễ dàng, nhưng cảm giác rùng mình là có thật.

GIÁP VĂN DƯƠNG


_____________

(1): Hormone là những chất mà tế bào hoặc các tuyến nội tiết trong cơ thể tiết ra để truyền tín hiệu hóa học và gây ra ảnh hưởng ở các tế bào hoặc bộ phận khác trong cơ thể.
(2): Tiếng Hi Lạp: .
Phiên âm Latin: .
(3): Từ phần này trở đi, hình ảnh và một phần lớn thông tin được trích từ tài liệu dành cho đại chúng của Ủy ban Nobel 2012.
(4): Proc Natl Acad Sci USA 65, 745-752; Science 170, 633-635.
(5): Thành tích này đã mang lại giải Nobel y học cho Alfred G. Gilman và Martin Rodbell năm 1994, vì đã “tìm ra các protein-G và vai trò của chúng trong quá trình truyền tin bên trong tế bào”.


Phát triển dược phẩm

Tuy không được phát hiện và nghiên cứu, nhưng giả thuyết về sự tồn tại các thụ thể vẫn được nhiều nhà khoa học sử dụng để phát triển các loại thuốc mới. Trong những năm 1940, Raymond Ahlquist đã nghiên cứu phản ứng của các bộ phận khác nhau trong cơ thể đối với các chất tương tự như adrenaline. Những nghiên cứu này cho thấy đối với adrenaline, có hai loại thụ thể khác nhau: một làm cho các tế bào cơ trơn ở thành mạch máu co lại, còn loại kia lại có tác dụng kích thích tim. Ông gọi chúng là thụ thể alpha và beta.

Những nghiên cứu tiếp theo đã giúp tìm ra loại thuốc ức chế beta, dùng để kiểm soát chứng rối loạn nhịp tim và huyết áp cao, một trong những loại thuốc phổ biến nhất trong điều trị tim mạch hiện giờ.

Những loại thuốc như vậy rõ ràng đã được kiểm chứng là có tác dụng, và trên thực tế đã được dùng để điều trị. Nhưng cơ chế tác động của thuốc ra sao vẫn còn là bí ẩn. Sau hàng chục năm tìm kiếm mà không thấy, chính Raymond Ahlquist cũng phải nghi ngờ giả thuyết về hai loại thụ thể của mình, đến mức cho rằng chúng chỉ là những khái niệm trừu tượng dùng để giải thích phản ứng của các mô đối với các loại hóa chất khác nhau, chứ trên thực tế chúng không tồn tại.

Chính vì vậy, việc tìm ra các thụ thể là một bước đột phá của khoa học và có tác động rất lớn trong ngành dược phẩm. Ngày nay, có đến khoảng 50% các loại thuốc đang lưu hành có tác động thông qua sự trợ giúp của các thụ thể.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Giọt nước mắt thương dân

Bài đăng trên Lao Động - Số 257 - Thứ sáu 02/11/2012 08:57

Lê Thanh Phong

Nữ đại biểu Võ Thị Dung (TPHCM) bật khóc khi nhắc đến cuộc sống quá thiếu thốn của những bệnh nhân ở một trại phong bà vừa đến thăm. Những giọt nước mắt của bà đã làm cho nghị trường lặng đi vì xúc động.

Đại biểu Võ Thị Dung khóc vì nơi bà đến thăm, hằng ngày, mỗi người bệnh chỉ được cấp 8.000 đồng cho hai bữa ăn. Trong lúc đó, ngân sách để lãng phí bởi nhiều khoản chi tốn kém, không cần thiết, thậm chí vượt chi tới cả nghìn tỉ đồng. Lời nói của bà thật giản dị, chỉ bấy nhiêu thôi nhưng như xoáy vào tâm can của mọi người.

Bởi vì, ai cũng có thể hiểu được rằng, trại phong mà đại biểu Võ Thị Dung đến chỉ là một trong nhiều nơi, rất nhiều nơi như thế và còn thê thảm hơn thế.     

Đại biểu Trần Du Lịch từng phát biểu trên báo Lao Động về cảm xúc của ông trong một lần sang Nga, khi nghe nói về những người lao động Việt Nam bị đối xử tàn tệ ở các xí nghiệp ''đen'': “Tôi đắng miệng nuốt cơm không được. Tôi nghĩ rằng, không thể vì miếng cơm manh áo mà con người làm việc và sống như nô lệ thời trung cổ”.

Còn trong nước thì sao? Rất nhiều công nhân sống thiếu thốn, khổ cực, bị vắt kiệt sức lao động để đổi lấy đồng lương rẻ mạt. Họ sống trong những khu nhà trọ tồi tàn, mất vệ sinh. Họ teo cơ vì thiếu ăn, suy dinh dưỡng trầm trọng. Bất cứ đại biểu nào có dịp đến với họ, chắc chắn cũng thương cảm họ đến rơi nước mắt hoặc đắng miệng nuốt cơm không được.

Còn nữa, người dân ở vùng nông thôn, miền núi sống rất cơ cực, sợ rằng không có nổi 8.000 đồng cho hai bữa cơm. Nếu đi hết những nơi như thế, e không đủ nước mắt để khóc thương dân.

Còn nữa, hãy cứ lên những chiếc tàu của Vinashin đang phơi giữa biển, tận mắt thấy sự mục nát của nó, thấy hàng nghìn tỉ đồng của dân đang trở thành phế phẩm. Bất cứ ai cũng phải bật khóc vì thương dân, vì căm giận.

Còn nữa, hãy đến các công trình, dự án bị ''rút ruột''. Vì tiền của các dự án đó bị rút cho nên dân mình mới khốn khổ, nước mình mới tụt hậu. Nhìn những dự án công trình lãng phí khắp nơi trên quê hương này, nước mắt chảy ngược vào trong.

Còn nữa, và còn nhiều nữa không thể kể hết. “Giọt nước mắt thương dân, dân mình phận long đong… Ôi! dòng nước mắt trong tim, chảy lai láng vào hồn, nửa đêm gọi đến mình” (Giọt nước mắt cho quê hương - Trịnh Công Sơn). Nước mắt của người thương dân, nhưng còn nước mắt của dân nữa. Những giọt nước mắt đó đang chảy vào hồn. Để rồi, đánh thức những người có trách nhiệm với dân.

Dân chúng vô cùng biết ơn những giọt nước mắt chia sẻ của những người yêu nước, thương dân. Nhưng dân mong rằng, một ngày thật gần, khi nói về dân, các đại biểu không rơi  những giọt nước mắt bi thương, mà nở những nụ cười hạnh phúc.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

H D S T khóc thật thì may ra dân mới được nhờ. Chứ lúc nào cũng nhăn nhở cười và mặt lạnh tanh như băng Nam Cực thì...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thái Thanh Tâm đã viết:
H D S T khóc thật thì may ra dân mới được nhờ. Chứ lúc nào cũng nhăn nhở cười và mặt lạnh tanh như băng Nam Cực thì...
Bác Thái Thanh Tâm,

H D S T là cái gì thế bác? Có phải là Hổ Danh Sã Tắc không ạ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Thái Thanh Tâm đã viết:
H D S T khóc thật thì may ra dân mới được nhờ. Chứ lúc nào cũng nhăn nhở cười và mặt lạnh tanh như băng Nam Cực thì...
Bác Thái Thanh Tâm,

H D S T là cái gì thế bác? Có phải là Hổ Danh Sã Tắc không ạ?
Về âm thì đúng. Về chính tả thì sai. Tên người ấy mà.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Chỉ số hạnh phúc và...
  
Mấy tháng trước các báo đăng tin New Economics Foundtion xếp VN là nước hạnh phúc thứ 2 thế giới, trong lúc đó Mỹ thứ 104, Zimbabwe (97), Bỉ (96), Luxembourg (128) khiến độc giả tuy ngỡ ngàng nhưng lại sung sướng, tự hào vì hạnh phúc của nước mình bỏ xa các cường quốc trên thế giới. Nhưng mà khó tin vì không hiểu New Economics Foundtion căn cứ vào đâu mà xếp hạng như vậy. Nhưng mà thôi, được người ta ở bên trời Tây đề cao mình vậy cũng tốt. Một lời khen dù không trúng cũng hơn ngàn vạn lần câu chê.

Thế rồi hôm kia, đọc mẩu tin trên báo Tuổi trẻ ngày 31-10 mà không khỏi giật mình: 15% dân số VN có vấn đề về tâm thần. Giật mình mà vẫn tin. Tin vì đây là số liệu của Bộ Y tế, được một vị GS có uy tín của Đại học Quốc gia TP.HCM đưa ra tại hội thảo “Khoa học Việt - Pháp về tâm thần và tâm lý y học”. Tin vì một cuộc hội thảo khoa học quốc tế chắc chắn không có chuyện bịa số liệu để lấy thành tích. Và tin vì trên mặt báo, ngày nào cũng đầy những tin tức về các vụ án mạng, tự tử, những vụ chém giết lãng xẹt…

15% dân số VN có vấn đề về tâm thần ? Cũng dễ hiểu thôi. Ở cái thời đại mà đất nước phát triển, xã hội thay đổi nhanh, biết bao áp lực, lo toan đè nặng lên cuộc sống của mỗi người, không rối loạn tâm thần mới lạ. Nhưng mà vẫn lo, bởi cái tỉ lệ này lớn quá. Cứ 6-7 người Việt Nam lại có 1 người có vấn đề tâm thần tức là có những ý nghĩ và hành vi không bình thường. Chao ôi, mỗi ngày trong công sở, xung quanh làng xóm, ra ngoài đường ta gặp biết bao người. Chả nhẽ… ?

Từ biểu hiện rối loạn tâm thần vì một áp lực nào đó đến hành động thiếu kiềm chế gây hậu quả nghiêm trọng là một khoảng cách mong manh. Dư luận thời gian qua chẳng phải đã rất xót xa, đau đớn trước cái chết của hai nữ sinh, chỉ vì mấy trăm ngàn đồng tiền quĩ bị mất ?

15% dân số VN có vấn đề về tâm thần. Chuyện không nhỏ như con thỏ ở một đất nước được xếp hạng nhì thế giới về chỉ số hạnh phúc.

Nguyễn Duy Xuân
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

NT xin lưu ý chung đến các bạn một số quy định của Thi viện: Không lạm bàn các vấn đề chính trị nhạy cảm có thể gây phương hại cho sự tồn tại của Thi viện và không đăng lên Thi viện các bài viết tỏ bày các quan điểm chính trị riêng biệt ở các blog cá nhân. Hôm nay, vì sự an toàn của Thi viện, NT đã xoá bỏ một số bài như thế.
Mong các bạn cộng tác.
NT
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đồ Nghệ đã viết:
.
Chỉ số hạnh phúc và...
  
Từ biểu hiện rối loạn tâm thần vì một áp lực nào đó đến hành động thiếu kiềm chế gây hậu quả nghiêm trọng là một khoảng cách mong manh. Dư luận thời gian qua chẳng phải đã rất xót xa, đau đớn trước cái chết của hai nữ sinh, chỉ vì mấy trăm ngàn đồng tiền quĩ bị mất ?

15% dân số VN có vấn đề về tâm thần. Chuyện không nhỏ như con thỏ ở một đất nước được xếp hạng nhì thế giới về chỉ số hạnh phúc.
Có thể cái chỉ số hạnh phúc đó được tính theo "một bộ phận không nhỏ" đã "gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng" nhưng chỉ cần "nhận lỗi, xin lỗi" là được "thương yêu, khách quan" bỏ qua "không phải chịu kỷ luật". Thế giới làm gì có nước nào hạnh phúc vậy?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Giáo trình sinh viên sư phạm xuất hiện thơ sexy



Theo phản ánh của một số sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội, một chi tiết trong cuốn giáo trình dành cho sinh viên chuyên ngành Ngữ Văn khẳng định “Nguyễn Dữ là không chỉ là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn, mà còn là cha đẻ của dòng thơ sexy Việt Nam” đã khiến các em rất bất ngờ và bối rối.

Cuốn sách này có tên “Văn học trung đại Việt Nam”, tập 2 (do Nhà xuất bản ĐHSPHN ấn hành, in lần thứ 4 và nộp lưu chiểu tháng 4 năm 2012).

Chia sẻ với Kiến thức, N.T.L, sinh viên năm thứ ba (khoa Ngữ Văn, trường ĐHSPHN) cho biết: “Khi đọc đến đây, hầu hết sinh viên chúng em đều rất bất ngờ. Nghe nó lạ và “hiện đại” quá. Chúng em chưa nghe nói đến điều này bao giờ. Ai cũng biết Nguyễn Dữ là nhà văn chứ không phải là nhà thơ. Ông được biết đến với tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”, làm sao mà tác phẩm này của ông lại có thể nói là đề cập đến vấn đề “sexy” được”.

Sinh viên này bối rối: “Nói đến từ “dòng thơ sexy” nghe nó cứ… thế nào ấy. Dù đã học qua môn Lý luận văn học nhưng quả thực em chưa nghe nói đến khái niệm “dòng thơ sexy Việt Nam” bao giờ cả. Nghe nó rất lạ và bọn em thực sự cũng không hiểu. Nhưng cũng không dám hỏi thầy vì ngại”.

Theo sinh viên này, không chỉ riêng em mà rất nhiều sinh viên khác cũng có chung thắc mắc trên.
Ở trang 52 của cuốn sách, khi nhận xét về các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Dữ, có đoạn: “Những bài thơ của Nhị Khanh (truyện Cây gạo), của Liễu Nhu, Đào Hồng, Hà Nhân (truyện Cuộc kì ngộ ở trại Tây)… đã thực sự tạo thành một dòng thơ sexy trong văn học Việt Nam trung đại. Bởi vậy, Nguyễn Dữ không chỉ là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn, mà còn là cha đẻ của dòng thơ sexy Việt Nam”.

Bàn về vấn đề này, PGS.TS Trần Ngọc Vương, giảng viên Khoa Văn học, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) trả lời báo Kiến thức: “Ai cũng biết rằng Nguyễn Dữ viết văn chứ không phải làm thơ. Nếu có cũng không đáng kể. Nói “Nguyễn Dữ là cha đẻ của dòng thơ sexy Việt Nam” là… hơi quá”. Ông cho rằng khái niệm “dòng thơ sexy Việt Nam” nghe có vẻ xa lạ và hiện đại quá.

Thầy Trần Ngọc Vương phân tích: “Trong văn học Việt Nam thời kỳ trung đại, Nguyễn Dữ nổi tiếng nhiều hơn với những tác phẩm văn xuôi, đặc biệt là tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”. Trong nội dung tác phẩm của ông có đề cập đến khát vọng tình yêu đôi lứa, hạnh phúc vợ chồng… tuy nhiên không thể gọi đó là “sexy” được”.

Ông cũng đưa ra góp ý, giáo trình dành cho sinh viên sư phạm phải chuẩn bởi họ sẽ là những giáo viên tương lai, giảng dạy lại cho những thế hệ học sinh tiếp theo.

Nguyễn Thảo tổng hợp
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [77] [78] [79] [80] [81] [82] [83] ... ›Trang sau »Trang cuối