Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [80] [81] [82] [83] [84] [85] [86] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

chao chang

http://phunutoday.vn/xa-h...chi-co-dap-chieu-2189644/

Cục trưởng Cục CSGT:‘Nếu không sang tên xe chỉ có đắp chiếu’:-?

(Đời sống) - “Đối với những người sử dụng  xe của cơ quan, nếu trình bày được mình là nhân viên của cơ quan thì cũng không bị phạt vì đi xe không chính chủ”... - Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường Bộ - Đường Sắt cho biết.


Nghị định do Bộ Giao thông chủ trì

PV: - Hiện dư luận đang rất hoang mang về việc áp dụng mức phạt từ 1 – 10 triệu đồng cho các phương tiện ô tô, xe máy không sang tên đổi chủ theo Nghị định 71. Xin ông cho biết cụ thể quy định này như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Tuyên: - Xe không chính chủ là xe máy, xe ô tô có sự mua bán trong thời gian quy định là 1 tháng mà anh không sang tên, đổi chủ (tức không đóng thuế, đi đăng ký mới...) thì bị phạt theo mức phạt theo Nghị định 71.


http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/TUYENCUCCU.jpg
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên


Còn xe đi mượn, xe gia đình thì không phải là xe không chính chủ.
Chứng minh xe mượn bằng giấy viết tay

Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên cho biết: Đối với trường hợp mượn xe của người khác thì cần giấy chứng minh (có thể viết tay) là xe được cho mượn thì cảnh sát giao thông cũng không xử phạt.

Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận chưa có quy định cụ thể để xác định chiếc xe mà một người đang sử dụng là xe mượn hay là xe của chính họ nhưng không sang tên đổi chủ.

Sắp tới, Bộ Công an sẽ nghiên cứu và có giải pháp cho vấn đề này.

Ví dụ một gia đình có đến 4 giấy phép sử dụng xe nhưng lại chỉ có một cái xe thì qua chứng minh thư, địa chỉ, đăng ký thì lực lượng chức năng biết là xe của gia đình mà sẽ không phạt vì không sang tên đổi chủ. Đối với những trường hợp mượn của bạn bè cũng như vậy.
Đối với những người sử dụng xe của cơ quan, nếu trình bày được mình là nhân viên của cơ quan thì cũng không bị phạt vì đi xe không chính chủ.

Về điều này, Bộ Công an sẽ có Nghị định và cơ quan báo chí tuyên truyền cho dân phải giải thích theo hướng đó.

Thực ra điều này đã được quy định trong Nghị định 34 và sửa đổi tại Nghị định 71 với việc tăng mức phạt.

Nghị định này do Chính phủ giao cho Bộ Giao thông chủ trì và Bộ Công an phối hợp.

Sau đó có sự thống nhất của hai bộ và sự thẩm định của cơ quan bảo vệ pháp luật rồi mới trình Chính phủ phê duyệt.

Dư luận cứ nóng lên thế thôi

PV: - Vậy quy trình xử phạt khi vi phạm quy định này ra sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Tuyên: - Quy trình xử phạt vẫn như cũ, nó chỉ thay đổi mức phạt, thay đổi thẩm quyền. Cái này chúng tôi sẽ nói sau.

Người dân chỉ cần chấp hành là: xe mua bán phải đi đóng thuế, đi đăng ký mới chứ cũng không có gì đâu.

Quy định này có từ ngày xưa rồi nhưng người dân không thực hiện, trốn thuế và cứ thế đi. Bây giờ chúng tôi phải siết lại.

PV: - Thực tế thì việc xử phạt trên địa bàn Hà Nội và ở các địa phương từ trước đến nay thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Tuyên: - Hôm nay chúng tôi bắt đầu mới làm, dư luận cứ nóng lên thế thôi chứ nay mai nó phải đi vào nề nếp.

PV: - Thủ tục, giấy tờ đổi của việc sang tên đổi chủ này có nhanh chóng và không gây phiền hà gì không, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Tuyên: - Việc này cũng không có gì phức tạp, chỉ là đi đóng thuế, nộp thuế thôi. Đơn giản là việc chủ sở hữu có giấy mua bán và đến đăng ký mới, đổi từ chủ này sang chủ kia.

PV: - Với trường hợp chuyển hai người chủ trở lên vẫn chưa sang tên, Nghị định 71 quy định như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Tuyên: - Người đang sử dụng chiếc xe đó phải đi làm giấy tờ chuyển. Phải gặp chính chủ đầu tiên. Nếu không làm được nay mai chỉ có đắp chiếu. Chỉ còn cách mua xe khác.

Đó là những tồn tại xã hội mà người dân cứ làm bừa, làm ẩu. Đổi 5 – 7 chủ chẳng sang tên bây giờ không gặp được thì phải chịu. Một là xe đắp chiếu để đấy. Hai là cứ đi xe đi rồi bị phạt.


- Xin cảm ơn Cục Trưởng!

Liên quan đến quy định phạt xe không chính chủ có hiệu lực từ ngày 10/11/2012, trao đổi với Phunutoday, Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời ngắn gọn qua tin nhắn: “Việc này hãy hỏi Bộ Công an, đây không phải quy định của Bộ GTVT”.

   Khải Nguyên (Thực hiện)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
Bà Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Thị Minh – người công khai ủng hộ việc lạm thu trong lĩnh vực giao thông khẳng định: “Nếu không lạm thu, không giải được bài toán vi phạm giao thông.” (VNExpress)
.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ptcongdong

Chủ đầu tư đã thi công sai so với hồ sơ thiết kế. Theo thiết kế, thân đập thủy điện được đổ bằng bêtông max 150. Tuy nhiên, khi kiểm tra hiện trường thì giũa thân đập toàn cát, đá.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=602681
Đập thủy điện Đăk Mek 3 bị sập - Ảnh: Hữu Khá
Đó là nhận định ban đầu được ông Bùi Văn Cư, phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Kon Tum, thông tin trong buổi họp báo về vụ vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 (xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) do UBND tỉnh Kon Tum tổ chức hôm nay 29-11.
Theo đoàn kiểm tra, với thiết kế chiều dài toàn thân đập là 165m, qua kiểm tra đã phát hiện hơn 109m thân đập bị vỡ nát, khác xa so với thông tin báo cáo ban đầu của chủ đầu tư.
Để chuẩn bị cho công tác giám định, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo đình chỉ toàn bộ việc thi công của công trình thủy điện Đăk Mek 3.
Tại cuộc họp, đại diện UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu Công ty cổ phần thủy điện Hồng Phát Đăk Mek phải nộp toàn bộ hồ sơ của công trình từ công tác khảo sát, thiết kế kỹ thuật thi công, tổ chức thi công, giám sát của công trình, hồ sơ chất lượng công trình cho tỉnh trước ngày 1-12.
Ngoài ra, chủ đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả sự cố, khai thông dòng chảy đã bị bêtông lấp kín.
Ông Đặng Thanh Long, chánh văn phòng UBND tỉnh Kon Tum, cho biết liên quan đến việc chậm trễ thông tin vụ vỡ đập, tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra trách nhiệm của từng ban, ngành có liên quan và sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm trong điều hành công việc.
Theo ông Long, hiện tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng chọn ngay đơn vị tư vấn xây dựng có kinh nghiệm để khảo sát, đánh giá và xác định nguyên nhân sự cố, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan.

[url]http://news.go.vn/xa-hoi/tin-1041678/dap-thuy-dien-dak-mek-3-vo-thi-cong-sai-thiet-ke.htm[/url]
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Chuyện này ở VN là chuyện thường ngày ở huyện.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

ptcongdong đã viết:
Chủ đầu tư đã thi công sai so với hồ sơ thiết kế. Theo thiết kế, thân đập thủy điện được đổ bằng bêtông max 150. Tuy nhiên, khi kiểm tra hiện trường thì giũa thân đập toàn cát, đá.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=602681
Đập thủy điện Đăk Mek 3 bị sập - Ảnh: Hữu Khá
Đó là nhận định ban đầu được ông Bùi Văn Cư, phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Kon Tum, thông tin trong buổi họp báo về vụ vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 (xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) do UBND tỉnh Kon Tum tổ chức hôm nay 29-11.
Theo đoàn kiểm tra, với thiết kế chiều dài toàn thân đập là 165m, qua kiểm tra đã phát hiện hơn 109m thân đập bị vỡ nát, khác xa so với thông tin báo cáo ban đầu của chủ đầu tư.
Để chuẩn bị cho công tác giám định, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo đình chỉ toàn bộ việc thi công của công trình thủy điện Đăk Mek 3.
Tại cuộc họp, đại diện UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu Công ty cổ phần thủy điện Hồng Phát Đăk Mek phải nộp toàn bộ hồ sơ của công trình từ công tác khảo sát, thiết kế kỹ thuật thi công, tổ chức thi công, giám sát của công trình, hồ sơ chất lượng công trình cho tỉnh trước ngày 1-12.
Ngoài ra, chủ đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả sự cố, khai thông dòng chảy đã bị bêtông lấp kín.
Ông Đặng Thanh Long, chánh văn phòng UBND tỉnh Kon Tum, cho biết liên quan đến việc chậm trễ thông tin vụ vỡ đập, tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra trách nhiệm của từng ban, ngành có liên quan và sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm trong điều hành công việc.
Theo ông Long, hiện tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng chọn ngay đơn vị tư vấn xây dựng có kinh nghiệm để khảo sát, đánh giá và xác định nguyên nhân sự cố, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan.

[url]http://news.go.vn/xa-hoi/tin-1041678/dap-thuy-dien-dak-mek-3-vo-thi-cong-sai-thiet-ke.htm[/url]
Vô cùng cảm ơn cái đập đã vỡ trước...

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào Nam

Vodanhthi đã viết:
.
Bà Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Thị Minh – người công khai ủng hộ việc lạm thu trong lĩnh vực giao thông khẳng định: “Nếu không lạm thu, không giải được bài toán vi phạm giao thông.” (VNExpress)
.
Có những người do vô ý sinh ra
Dụng nhân nhất tiện, thiên tri hữu
Lưu nghiệp muôn niên, vạn cốt dư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Người Sài Gòn tập 'sống chung' với cướp

Không đeo vàng bạc hay sử dụng xe đời mới, mang đồ quý ra đường chỉ dám đi taxi… là một trong số cách người dân Sài Gòn áp dụng để tự bảo vệ mình trước nạn cướp giật đang hoành hành.

Sáng đầu tuần, sau khi đưa con đi học, chị Hồng (40 tuổi) dừng chiếc Spacy tại cây xăng trên đường Tô Hiến Thành (phường 15, quận 10, TP HCM). Vừa mở cốp xe lấy ví để trả tiền đổ xăng, chị bị một thanh niên mặc sơ mi trắng, quần jeans xanh, chạy xe Novo (vừa đổ xăng xong) giật phăng rồi rồ ga chạy mất.

Sự việc xảy ra quá nhanh, người phụ nữ chỉ ú ớ mà không kịp truy hô. Nhiều người đưa ánh mắt ái ngại nhìn nạn nhân và cho biết khu vực cây xăng này thường xuyên xảy ra chuyện "ăn bay" của đám cướp giật.


Đeo túi trên vai là "mồi ngon" cho bọn cướp. Ảnh: N.V
Mang tâm trạng chán chường về một quán cà phê trong con hẻm gần nhà kể lại cho bạn bè nghe, chị Hồng bảo trước đó thấy nam thanh niên vừa đổ xăng vừa nhìn mình nhưng trông bộ dạng anh ta quá lịch sự khiến chị không cảnh giác. "Khi ví bị giật khỏi tay, tôi mới biết đã gặp phải tên cướp chuyên nghiệp", người phụ nữ nói và than tiếc hơn 5 triệu đồng, 200 USD và toàn bộ giấy tờ tùy thân bị lấy mất...

Khi câu chuyện còn đang dang dở, chị Hồng và nhóm bạn giật bắn người bởi tiếng động cơ xe gầm rú từ trong hẻm phóng ra đường lớn, phía sau là tiếng hô "cướp! cướp..." của một phụ nữ. Được hỏi thăm, người đàn bà mặc đồ bộ, tay xách giỏ đi chợ lắp bắp cho biết vừa bị 2 thanh niên giật mất sợi dây chuyền. "Tên ngồi sau còn nhăn nhở quay lại cười chọc tức tôi", nạn nhân bức xúc.

Ông Hải (45 tuổi, tài xế xe ôm trước hẻm 372 Cách Mạng Tháng Tám, quận 3) cho biết, chuyện cướp giật xảy ra tại đoạn đường này "thường như cơm bữa", nhiều hôm một buổi sáng xảy ra đến vài vụ. "Vài lần, tôi và các anh xe ôm khác đuổi theo hoặc quăng ghế ra đường ngăn cản nhưng không bắt được chúng. Nhiều sáng đi làm sớm, tôi bắt gặp ở cuối hẻm các túi xách nằm lẫn với giấy tờ mà chúng vứt lại sau khi lấy hết tiền", ông kể.

Cũng từng là nạn nhân, chị Thu (32 tuổi, nhân viên một tập đoàn viễn thông) cho biết, đám cướp giật giờ không chỉ là những tên lóc chóc, ăn mặc lôi thôi mà đôi khi trông rất lịch sự, đi xe đắt tiền. Một lần, chị đi mua đồng hồ cho con trai trên đường Cách Mạng Tháng 8, đang loay hoay chọn kiểu thì một thanh niên vẻ sang trọng bước vào. Anh ta vờ ngắm nghía các mẫu mã... rồi lao đến giật chiếc ví chị cầm trên tay. Phát hiện sớm, chị kịp giằng co, hắn ta tuột tay nên bước nhanh ra ngoài.

"Nhưng hắn không bỏ đi mà rình ở đường, giằng chiếc ví của tôi một lần nữa. Tôi la lên, kéo con trai chạy sâu vào trong tiệm và truy hô thì hắn mới lên chiếc Vespa LX của đồng bọn chờ sẵn, ung dung bỏ đi. Bây giờ, chúng ta hớ hênh một chút là trở thành con mồi của cướp", chị Thu nói.

Chị Hải Yến (35 tuổi, ngụ Tân Bình) lại cho rằng trong các vụ án cướp giật cũng có một phần "lỗi" của nạn nhân. “Ai bảo đi xe mà đeo túi xách hờ hững trên vai thì có khác nào 'mời ông xơi'?”, chị nói và cho biết mình không phải dạng người cẩn thận nhưng với tài sản cá nhân thì làm hết sức có thể để tự bảo vệ.

Chị Yến cho rằng dùng túi xách hàng hiệu mà chị em cứ đeo khi đi xe máy ngoài đường thì không ổn, phải để trong cốp xe. Nhiều bạn bè của chị đã chọn cách đi taxi "cho chắc ăn" bởi họ nghĩ bọn cướp chủ yếu nhằm vào người đi xe máy.


Cất túi xách trong cốp xe là một cách các phụ nữ phòng chống cướp giật. Ảnh: N.V
Trao đổi với VnExpress, ông Trương Lâm Danh, Phó Ban Pháp chế HĐND TP HCM cho biết, thời gian qua tình hình an ninh trật tự tại thành phố thực sự phức tạp, xảy ra nhiều vụ cướp táo tợn. Người thân, bạn bè của ông cũng từng là nạn nhân của bọn cướp.

Theo ông, nhiều người còn quá chủ quan, mất cảnh giác như đi đường vắng lúc khuya, đeo nữ trang hớ hênh để rồi biến mình thành "con mồi" cho bọn cướp. "Trách nhiệm bảo đảm an ninh trật tự không phải của riêng ngành công an mà còn là trách nhiệm của mỗi người. Công dân phải tăng cường cảnh giác, tự bảo vệ mình", ông Danh nói.

Cũng theo ông Danh, Ban Pháp chế HĐND TP HCM từng lưu ý, đề nghị công an tăng cường kiểm soát triệt để, thường xuyên tuần tra, kiểm soát và chỉ đạo cho các công an phường, xã phối hợp với dân phòng tuần tra vào ban đêm. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng phải giám sát, theo dõi những người tái hòa nhập cộng đồng, hưởng án treo, hay đang mang tiền án, tiền sự... hết hạn được trả về.

Về việc nhiều người dân cho rằng cần thành lập lực lượng phản ứng nhanh 141 như ở Hà Nội, theo ông Danh thực tế TP HCM cũng đã có lực lượng tương tự. Đó là những đội đặc nhiệm trinh sát hình sự theo dõi, nắm bắt tình hình trật tự xã hội. Lực lượng này mặc thường phục, đi tuần tra nên khó biết và đa phần những vụ cướp giật trên đường phố bị phát hiện là nhờ đội này. "Trong vụ cướp táo tợn ở cầu Phú Mỹ, đội trinh sát đặc nhiệm cũng đã theo dõi và nắm được địa bàn hoạt động của các nghi phạm, tuy nhiên do đang theo dõi từ xa nên không thể ứng cứu nạn nhân kịp thời khi bọn cướp ra tay", ông Danh nói.

Theo ông, ngày mai 30/11 thường trực HĐND TP HCM sẽ họp thông qua chương trình làm việc trong kỳ họp HĐND, "Rất có thể trong kỳ họp HĐND đầu tháng 12 sắp tới, vấn đề trộm cướp hoành hành cũng sẽ được các đại biểu thảo luận tại nghị trường", ông Danh cho biết.

Nhật Vy - Hữu Công

....
Ta tự hào đi lên...Ôi Việt Nam !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thái Thanh Tâm đã viết:
Người Sài Gòn tập 'sống chung' với cướp
....
Ta tự hào đi lên...Ôi Việt Nam !
Commented on Luong Hoai Nam's status:
"Người Sài Gòn tập "sống chung" với cướp"??? Báo chí, làm ơn đi, cho xin tý tin tốt nào! Gì mà ky bo thế...
Chung & Riêng

"Sống chung với cướp" quả là gay
Xét kỹ ra thì lại rất may.
Báo chí hung hăng mà giật tít
"Sống riêng với cướp" chắc ăn mày.


Giật đùng đùng

Title "sống chung với tham nhũng"
Đã nhàm chán đến vô cùng
Sẽ chẳng có báo nào giật
Giật thì sẽ... giật đùng đùng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Họ nói một thứ "na ná" tiếng Anh



Hội nhập quốc tế không chỉ cần một mình tiếng Anh. Nhưng không có tiếng Anh, chúng ta thiếu chiếc chìa khóa để mở cánh cửa đầu tiên.

Đó là nhận xét thật đáng buồn của người nước ngoài khi nói về tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay. Người viết bài này, là một giảng viên ngoại ngữ, cũng phải chua xót công nhận rằng nhận xét đó có nhiều phần đúng đối với không ít trường hợp.

...Thứ nhì là sợ chuyên gia đến trường
Cũng như toán học, thơ văn, hội họa, y học, v.v..., ngoại ngữ là một phương tiện. Tự thân chúng không phải là mục đích, Phục vụ con người mới là mục đích. Tuy nhiên, muốn tới đích, phương tiện phải tốt.

Hội nhập quốc tế không chỉ cần một mình tiếng Anh. Nhưng không có tiếng Anh, chúng ta thiếu chiếc chìa khóa để mở cánh cửa đầu tiên.

Trong lần sang thăm Việt Nam năm 2007 với tư cách cố vấn đặc biệt của Singapore, khi được các nhà lãnh đạo của Việt Nam hỏi về kinh nghiệm phát triển nhân lực của Singapore, ông Lý Quang Diệu đưa ra lời khuyên:

Đại học Việt Nam nên có sách giáo khoa tiếng Anh ở các ngành quan trọng như kỹ thuật, công nghệ... Bởi nếu chỉ dùng sách Việt Nam thì chắc chắn sẽ tụt hậu. Nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau này không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu [[1]]

Để có tiếng Anh chất lượng, chắc chúng ta còn phải cố gắng nhiều. Mới đây, khi đọc bài "30% giáo viên tiếng Anh nghe bài giảng phải nhờ phiên dịch"[[2]], tôi không lấy làm ngạc nhiên cho lắm.

Với những quan sát và kinh nghiệm thực tế, tôi hiểu việc này nếu không được quan tâm để khắc phục, nó sẽ còn mãi và ngày càng tồi tệ. Số liệu của Cambridge ESOL tại Việt Nam năm 2011[[3]] cho thấy sự tiến bộ về trình độ tiếng Anh của giáo viên THPT so với khảo sát năm 1996[[4]] là không đáng kể.

Một thời, người ta đã có câu vè về nỗi sợ của giáo viên ngoại ngữ ở các trường: "Thứ nhất là sợ cháy nhà[[5]]/ Thứ nhì là sợ chuyên gia đến trường". Cả trường trông vào mình mà chủ và khách không ai hiểu ai thì quả là tai họa.

Giáo viên ngoại ngữ nghe không hiểu được tiếng mình đang dạy có nhiều nguyên nhân. Người viết chia nguyên nhân thành hai nhóm chính.

Nguyên nhân chung
Phương pháp dạy-học:Hình như lớp học ngoại ngữ ở nước ta đâu đó vẫn mang dáng dấp một lớp học của ông đồ xưa. Ở đó người học chủ yếu giữ vai trò người nghe thụ động. Ngược lại, không khí giờ học ngoại ngữ cần sôi nổi, học sinh cần được nói, nghe, đọc và viết thực, tức là được tham gia giao tiếp - dù chỉ là giữa học sinh với nhau, chứ không chỉ ngồi trật tự, khoanh tay ngay ngắn trên bàn "nghe giảng".

Quan sát một giờ học tiếng Anh hiện nay cho thấy, cả phương pháp dạy-học và độ chuẩn xác kiến thức của người dạy đều có vấn đề, đặc biệt phát âm và kỹ năng diễn đạt nói. Thiếu những cố gắng cần thiết, cứ theo cái quán tính này, chỉ một vài năm nữa Việt Nam sẽ có một loại tiếng Anh riêng mà không ai hiểu ngoài chính người nói: Vinglish?

Đã có rất nhiều lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo khoa học về phương pháp dạy- học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Nhưng chúng dường như không thiết thực.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/11/29/17/20121129152103_1c.jpg



Thiếu môi trường giao tiếp: Học ngoại ngữ trong nước sẽ thiếu môi trường giao tiếp thực. Có những thầy, cô cả đời chưa bước chân ra khỏi biên giới, chưa một lần gặp và nói chuyện người nước ngoài bằng xương bằng thịt. Đó là một thực tế, nhưng không chỉ riêng Việt Nam.

Ngày nay, phương tiện nghe- nhìn rất phong phú, có trường được nối mạng Internet, không phải học và dạy "chay" như xưa để khắc phục tình trạng này. Song, không phải nơi nào cũng sử dụng hiệu quả. Trường có cả phòng Lab ngoại ngữ, nhưng chủ yếu "làm cảnh".

Giáo viên thổ lộ: "Ở trường tôi có Internet, nhưng muốn lên mạng phải xin phép ban giám hiệu. Chỉ một số người được phép dùng, vì sợ ảnh hưởng lập trường tư tưởng. Mỗi lần dùng Internet phải ghi tên, ngày giờ, đọc hay viết cái gì, nên chúng tôi chẳng muốn dùng làm gì cho thêm vạ vào thân".

Như thế, giáo viên nào dù có muốn cũng bỏ hẳn nhu cầu sử dụng Internet như một thư viện lớn hay một diễn đàn trao đổi học thuật với đồng nghiệp. Cũng vì vậy, thế kỷ 21 đã đi qua 12 năm mà có thầy, cô dạy tiếng Anh nhưng chưa bao giờ chạm tay vào bàn phím máy computer và có người còn chưa biết bật- tắt máy nghe đĩa CD.

Thiếu kiến thức đọc: Các lĩnh vực kiến thức có quan hệ chặt chẽ, bổ trợ cho nhau, và xuất hiện dưới các hình thức khác nhau. Một khi người ta đọc rộng thì người ta sẽ gặp thuận lợi khi nghe. Nội dung đã được đọc sẽ không gây khó khăn khi ta nghe. Người ít đọc sẽ thấy mọi thứ đều mới, căng tai ra nghe cũng không hiểu hết thì không có gì đáng ngạc nhiên.

Coi nhẹ ngữ âm thực hành: Một thời, người học chú trọng nắm chắc các quy luật ngữ pháp và sở hữu khối từ vựng câm. Từ nhận thức sai lệch về vai trò của ngữ âm, mà ở đây chủ yếu là phát âm, đọc đúng trọng âm và đặc biệt đọc cho đúng ngữ điệu, ngữ âm thực hành bị coi nhẹ. Sách giáo khoa hầu như không có hướng dẫn cách đọc từ mới, không có bài tập rèn luyện phát âm.

Từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi theo phương thức "ba chung", bài thi tiếng Anh luôn có phần kiểm tra về ngữ âm. Do tác động ngược của bài thi, thầy cô giáo tiếng Anh đã chú ý hơn đến rèn luyện phát âm, sách giáo khoa có phần hướng dẫn cách phát âm, trọng âm ...

Giáo viên từ nhiều nguồn: Do số lượng học sinh học tiếng Anh tăng đột biến trong thời kỳ đất nước hội nhập với thế giới, việc thiếu giáo viên là không tránh khỏi. Cũng do vậy, có nhiều giáo viên chuyển từ các chuyên ngành ngoại ngữ khác sang dạy tiếng Anh. Nhiều người nhờ kinh nghiệm thực tế đã khá thành công sau khi "chuyển tay lái".

Tuy nhiên, sự giao thoa giữa ngoại ngữ cũ và ngoại ngữ mới cũng gây khó khăn cho họ.

Nguyên nhân "kỹ thuật"
Phát âm sai: Nhiều người mới học tiếng Anh thường phàn nàn một cách hài hước rằng tiếng Anh "viết một đường, đọc một nẻo". Như vậy, người đưa ra nhận xét này đã ý thức được phát âm tiếng Anh cho đúng cần được chú trọng khi học ngoại ngữ này.

Sơ đồ thông tin gồm người phát (P) và người nhận (N) cho ta biết để hiểu được nhau. P và N nhất thiết phải sử dụng chung hệ thống ký hiệu. Nói cho dễ hiểu là khi hai người nói về một sự vật, họ phải gọi sự vật đó bằng cùng một tên. Nếu mỗi người gọi sự vật đó bằng một cái tên khác nhau thì họ không thể hiểu được nhau.

Không ít người chính trong ngành ngoại ngữ nhầm tưởng phát âm không có quan hệ với nghe hiểu. Ngược lại, hai hoạt động này có quan hệ rất mật thiết. Với bất cứ thứ tiếng nào, nguyên tắc này cũng vậy.

Như thế, rõ ràng (P) và (N) phải có cùng mã âm thanh gắn cho điều/ sự vật nói tới, tức là phải đọc như nhau - có vậy thì hai người mới hiểu được nhau.

Gần đây có hiện tượng rất lạ, người nói đôi khi cố tình nói sai và bảo đó là một "style". Tôi chưa thể giải thích được tại sao một số không ít, kể cả những người được học hành, cứ nhất định thêm dấu huyền hoặc nặng vào cuối từ tiếng Anh, ví dụ: cạc (card), rì-xọt (resort), xuộc (source), ­xì-chét (stress), guộc (word)...

Một lần tôi nghe thấy kỹ sư IT phát âm từ tiếng Anh là "ao-xuộc" tôi không hiểu và hỏi nó nghĩa là gì, khi anh ta viết thì hóa ra đó là từ "outsource", từ mà tôi cũng biết và tôi phải đọc là /'auts0:s/.

Những ví dụ như vậy khá nhiều. Trong một lớp bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, ông thầy khản cổ đọc đi đọc lại /dis'k3v2ri/ (discovery), anh học viên là giáo viên tập sự cứ gân cổ đọc theo /disk0'veri/ và cách đọc sai khá nhiều từ như thế vẫn theo anh cho đến tận bây giờ, sau mấy chục năm.

Rồi chính anh thừa nhận một lần khi nghe người nước ngoài hỏi: "What's the purpose /'p2:p2s/?" thì anh không hiểu và nghĩ đó là từ mới vì lâu nay anh vẫn đọc là /p2'p2uz/. Mỗi khi có khách nước ngoài đến thăm trường, anh ngại tham gia tiếp khách.

Nếu dùng từ tiếng Anh thì nên nói cho đúng, bằng không ta nên dùng tiếng Việt trường hợp nào có thể.

Không ít người đi học nước ngoài gặp nhiều khó khăn để hiểu bài giảng hoặc TV, băng đĩa, ... chính vì mình nói một đường người ta nói một nẻo mà thôi.

Thói quen không tốt: Nhiều người học và cả một số người dạy có thói quen suy cách đọc từ dạng chữ viết hoặc đọc một cách "áng chừng". Từ nào đó bị đọc sai có xu hướng gần như mãi mãi bị đọc sai. Có người từng dạy tiếng Anh cả chục năm vẫn cứ đọc từ image, một từ rất phổ thông, là /i'meid7/, lẽ ra phải đọc là /'imid7/.

Một số khác lại tổng kết cách đọc từ tiếng Anh thành các quy tắc. Rất tiếc, quy tắc trong tiếng Anh lại có quá nhiều ngoại lệ. Xin nêu một vài ví dụ: Có một số người học tổng kết oo thì đọc là /u/, như trong các từ book, food, ...(nhưng, flood lại được đọc là /fl3d/, ...); -ate thì đọc là /eit/, như trong các từ create, crate, ......(nhưng accurate lại được đọc là /'9kjur2t/, ...) ; v.v... Những trường hợp như vậy có vô vàn trong tiếng Anh.

Trọng âm của từ, và nhất là trọng âm trong câu và phát âm đúng giúp truyền đạt đầy đủ ý nghĩa câu nói và đặc biệt giúp người nói nói được lưu loát, và tự nhiên hơn.

Một vài trao đổi vắn tắt không mang tính học thuật gì sâu về ngữ âm học tiếng Anh trên đây có dụng ý nhắn gửi đến những ai quan tâm.

Nói sai hay nói ngọng, nói lẫn, kể cả bằng tiếng mẹ đẻ, không làm chết người, nhưng nó phần nào phản ánh sự trau dồi học vấn của người nói.

Khuyến nghị
Với người dạy và học tiếng Anh, tra từ điển xem cách đọc mỗi khi gặp từ mới phải thành một thói quen không thể thiếu và đừng bao giờ phát âm theo suy diễn. Phàm đã là giáo viên không ai quên câu "A teacher is a life-long student".

Tài liệu giáo khoa nhất thiết phải có đầy đủ phần dạy- học, rèn luyện phát âm.

Học sinh được học cả bốn kỹ năng đồng đều.

Thư viện mỗi trường nên có chỗ dành cho học ngoại ngữ, đặc biệt khi một số môn học sẽ được dạy bằng tiếng Anh.

Sau một thời gian phát triển một cách "hoang dã" - gần như đâu đâu cũng học tiếng Anh và gần như ai cũng dạy tiếng Anh - đã đến lúc các nhà quản lý giáo dục nên có kế hoạch rà soát lại việc dạy và học môn ngoại ngữ này trong xã hội nói chung và trong nhà trường nói riêng.

Chương trình bồi dưỡng và chuẩn hóa giáo viên cần có nội dung thiết thực và không chỉ bao gồm lý thuyết suông mà còn cả thực hành, đặc biệt không quên ngữ âm thực hành.

Sau hết, giáo viên dạy tiếng Anh cần có cơ hội tiếp xúc với người và văn hóa bản ngữ của những nước nói tiếng Anh - hoặc tại các khóa bồi dưỡng trong hoặc ngoài nước.

Mong Đề án Ngoại ngữ 2020 có những biện pháp cụ thể và thiết thực để cải thiện tình hình chứ không phải như bao đề án trên mây khác chỉ để... tiêu tiền?

Nguyễn Phương (VietnamNet)


[1] Ông Lý Quang Diệu tặng Việt Nam 4 ý tưởng về giáo dục. <http://dantri.com.vn/c20/s20-162801/ong-ly-quang-dieu-tang-viet-nam-4-y-tuong-ve-giao-duc.htm>

[2] Xuân Long. 30% GV ngoại ngữ nghe bài giảng phải nhờ phiên dịch. <http://tuoitre.vn/Giao-duc/499645/30-GV-ngoai-ngu-nghe-bai-giang-phai-nho-phien-dich.html>

[3] Giáo viên tiếng Anh khó chạm chuẩn quốc tế. <http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/83477/giao-vien-tieng-anh-kho-cham-chuan-quoc-te-.html>

[4] Khảo sát của REC với sinh viên năm cuối ĐHNN-ĐHQGHN. FCE Practice Test: 38,72% so với 47% năm 2011

[5] Trường lớp và nhà ở của giáo viên những năm 1970-80 hầu hết lợp bằng rơm rạ, ...

[6] Communication. <http://en.wikipedia.org/>
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

http://nt9.upanh.com/b4.s33.d1/0123fa4f92af2fb306f2cb088e57bf31_51503669.baibao.jpg

'Thế hệ chúng tôi đã hút dầu, đào hết than...'

- Chuyên gia kinh tế Bùi Văn nói rằng thế hệ của ông đã hút dầu, khai thác hết than, đánh bắt hết cá và đã chặt rừng xuất khẩu sang Nhật nhưng tự hào về điều đó vì đã để lại cho thế hệ trẻ con đường duy nhất là sự học mà không còn dựa vào tài nguyên thiên nhiên.
Phiên thảo luận “Người trẻ và sự học” diễn ra cuối tuần trước tại TP.HCM do chương trình Hạt giống lãnh đạo IPL tổ chức đã thu hút được đông đảo bạn trẻ, sinh viên ưu tú của các trường đại học lắng nghe các chuyên gia chia sẻ về việc học hành.
Giới trẻ đang học cái mình thích
Theo nhạc sĩ Quốc Trung, việc học kiến thức thì vô tận, kho kiến thức cũng vô hạn nhưng thời gian hữu hạn, quan trọng là người trẻ biết chọn lựa cần học cái gì?
Mọi việc chúng ta làm đều phục vụ cho đời sống và cuộc sống của riêng mình. Các bạn trẻ hiện nay đã biết học để làm gì và thích học gì, có người học ít, người học nhiều, hoặc không học nhưng chúng ta đang học cái chúng ta thích hơn là học cái để sống (học để kiếm tiền).
Chuyên gia kinh tế Bùi Văn cho rằng hiện nay, nếu muốn thống trị thế giởi phải là sức mạnh của sự học. Cách đây 700 năm trước đế chế Mông Cổ thống trị cả thế giới bằng vó ngựa. 500 năm về trước người ta thống trị thế giới bằng thuyền buồm và chỉ mới cách đây 250 năm người Anh đã thống trị thế giới bằng sức mạnh của động cơ hơi nước – Ông Bùi Văn phân tích.
Theo ông kết quả của sự học đã chứng minh, trong 3 năm liên tiếp gần đây năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam đã tụt từ hạng 59 xuống 65. Ba vùng lõm gồm GDĐH - CĐ và dạy nghề, khả năng tiếp thụ công nghệ và năng lực sáng tạo đều thấp dưới mức trung bình.
Tại buổi thảo luận, đại diện cho thế hệ trẻ, diễn giả Võ Thị Minh Anh – ĐH Mount Holyoke (Mỹ) cũng đồng tình rằng, hiện nhiều bạn đang đi học nhưng không biết đi học cái gì, hoặc học cái mình thích nhưng sau khi ra trường đời, cần phải học lại để cảm nhận cuộc sống và soi lại để xem nó có phục vụ cuộc sống hay không.
Anh Lê Ngọc Duy Thắng - CEO Navisto cho rằng, thế hệ trẻ hiện giờ “học xói đầu” nhưng nền GD của Việt Nam chưa tạo ra được nhiều cơ hội cho bạn trẻ đi theo đam mê mà học giống như là một nghĩa vụ.
Con đường duy nhất là sự học
Theo nhạc sĩ Quốc Trung, các bạn trẻ đừng đòi hỏi nền GD phải thay đổi mà nên tự thay đổi, tự tạo ra nhu cầu về sự học, chủ động để học. Các bạn trẻ có nhiều lý do học nhưng trong đó có những lý do rất lãng xẹt như học chỉ để lấy cái bằng, lấy chỗ chứ không phải học điều chúng ta cần, nên điều này rất lãng phí thời gian.
“Nền GD của Việt Nam hiện nay có rất nhiều điểm yếu nhưng đừng để cái điểm yếu đó ảnh hưởng đến sự học. Nếu ngồi chê giáo dục Việt Nam học nặng quá, học nhiều quá thì mỗi người nên tự làm khác môi trường học của mình”
Chuyên gia kinh tế Bùi Văn cho rằng, cái chính của sự học là sự nỗ lực. “Chúng ta hay nói việc học ở Việt Nam là thầy giảng, trò ngồi nghe. Lớp học có tới 60-70 người đã cho là đông, khó tiếp thu, nhưng có những lớp học ở Harvard có tới 1.000 SV ngồi nghe, vậy tại sao họ vẫn đưa ra được cách học tốt? Cứ thử làm một phép so sánh đơn giản, để làm được 1 tỷ USD đầu tiên, Bill Gates đã phải mất từ 6 đến 7 năm nhưng ông chủ Facebook làm ra số tiền đó chỉ mất trong vòng 1 năm, đó là sự khác nhau giữa sự học và không học.
Ông Giản Tư Trung - Hiệu trưởng trường PACE và Viện trưởng viện IRED cũng nêu quan điểm rằng, người Việt Nam ai cũng mong muốn tiếng nói của mình được thế giới lắng nghe. Nhưng để có được điều đó phải có năng lực và thành tựu; quan trọng là chúng ta phải học và học kiểu gì để có năng lực và thành tựu.
Tôi rất tâm đắc với các bạn đi học ở nước ngoài về bảo rằng ở Anh- Pháp –Mỹ học chẳng khác gì Việt Nam nhưng vấn đề có chăng chỉ có vài điểm khác nho nhỏ. Khác ở chỗ thầy nói cái gì và nhận thức của người học như thế nào. Ví dụ, tại giảng đường Harvard sinh viên vào trường, câu khẩu hiệu “chúng tôi là những nhà lãnh đạo thế giới” nên suy nghĩ của họ làm thế nào để thay đổi thế giới, làm thế nào để thế giới tốt đẹp hơn. Chính sự khác biệt nho nhỏ đó biến học trò của họ thành người khác và dân tộc họ thành một dân tộc khác – Ông Trung phân tích.


• Lê Huyền

Hay thật, cái ông này nói hay thật. Đốt hết nhà cửa, cả nhà đi ăn mày cho con cái nó chịu chăm học kẻo có của cải là con cái chây lười

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [80] [81] [82] [83] [84] [85] [86] ... ›Trang sau »Trang cuối