Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [81] [82] [83] [84] [85] [86] [87] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Không còn gì con cháu mới năng động sáng tạo. Rồi mai đây chúng kéo vãn sang Xô ma li, Nam bắc Xu đăng, Ni giê ria, Sát...của châu Phi làm gái, làm thuê...đắt giá đấy.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Vui buồn Nobel



TTCT - 1. Mỗi năm cứ đến tháng 10, giới khoa học và truyền thông lại hồi hộp theo dõi giải Nobel được phát ra từ Stockholm, Thụy Điển. Đành rằng không ai làm khoa học để lấy giải thưởng, nhưng giải Nobel từ lâu đã trở thành một biểu tượng của sự thành công trong khoa học.

Dưới con mắt đại chúng, giải Nobel là sự nhìn nhận cao nhất về tài năng và sự cống hiến của nhà khoa học. Nhưng ở phạm vi quốc tế, giải Nobel là niềm tự hào dân tộc và được nhiều người ngầm hiểu như một chứng nhận về trí tuệ và mức độ phát triển của dân tộc đó.


http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/526/593526.jpg
Giáo sư Nguyễn Mộng Hùng - Ảnh: vietsciences.free.fr



Đó chính là lý do vì sao một số nước đang vươn lên như Hàn Quốc, Trung Quốc... lại có những chương trình nghiên cứu lớn nhắm đến giải Nobel. Không hẳn vì họ khát khao danh tiếng của giải Nobel đến cháy bỏng, mà vì đó sẽ là niềm tự hào dân tộc, là chứng nhận cao nhất cho trí tuệ dân tộc và đất nước họ.

2. Mùa Nobel năm nay đã bắt đầu ngày 8-10 vừa qua với giải Nobel y sinh học được trao cho hai nhà khoa học đến từ hai đất nước khác nhau. Đó là John B. Gurdon, giáo sư Đại học Cambridge (Anh) và Shinya Yamanaka, giáo sư Đại học Kyoto (Nhật Bản) vì đã “khám phá ra việc tái lập trình tế bào trưởng thành để trở thành tế bào gốc” (1). Những nghiên cứu của họ đã giúp con người hiểu rõ hơn quá trình biệt hóa các tế bào động vật, trong đó có con người.

Nếu như trước đây quá trình biệt hóa các tế bào được mặc định như quá trình một chiều, diễn tiến theo hướng từ tế bào gốc thành các tế bào chuyên biệt. Con người đã từng chắc mẩm rằng đây là quá trình một chiều, từ tế bào gốc đa năng phát triển thành các tế bào chuyên biệt, giống như đá chỉ có thể lăn từ đỉnh núi xuống chân núi chứ không thể có chiều ngược lại. Nhưng hai nhà khoa học nói trên đã chứng minh điều ngược lại cũng đúng: tế bào trưởng thành cũng có thể được tái lập trình để trở thành tế bào gốc đa năng ban đầu! Như vậy quá trình chuyên biệt hóa tế bào thật sự là quá trình hai chiều, có thể kiểm soát được.

Những nghiên cứu của John B. Gurdon và Shinya Yamanaka đã mở ra cánh cửa rất lớn cho nhiều ngành khoa học khác phát triển, trong đó có những ngành rất mới và hứa hẹn nhiều đột phá lớn, như ngành y học tái tạo, dược phẩm... Những nghiên cứu này cũng đã mở rộng thêm hiểu biết của con người về sự sống và do đó về chính bản thân mình. Giải Nobel dành cho họ vì thế hoàn toàn xứng đáng.

3. Câu chuyện về giải Nobel y sinh học năm nay sẽ dừng ở lại đây nếu không có một sự kiện rằng: năm 1979, một nhóm bốn nhà khoa học ở Nga - trong đó có cố giáo sư Nguyễn Mộng Hùng, khi đó đang là nghiên cứu sinh ở Đại học Tổng hợp Matxcơva - công bố một bài báo trên tạp chí Nature danh tiếng, về một nghiên cứu rất gần với chủ đề của giải Nobel năm nay (2). Đó là công trình về nhân bản vô tính cá trạch, cũng thông qua việc cấy nhân của một tế bào trưởng thành vào tế bào trứng cá trạch đã loại nhân trước đó. Trong bài báo này, nhóm các nhà khoa học ở Nga cũng đã trích dẫn các nghiên cứu của Gurdon trong phần tài liệu tham khảo.

Tuy công bố sau công trình tiên phong của Gurdon 17 năm, nhưng vào thời điểm năm 1979 thì đây là một lĩnh vực khoa học còn nhiều mới mẻ. Nếu nhóm các nhà khoa học ở Nga có điều kiện theo đuổi và dấn sâu hơn thì có thể mang lại những khám phá lớn như đã được chứng minh cho các nhóm khoa học khác sau này.

Riêng với cố giáo sư Nguyễn Mộng Hùng, sau khi về nước ông làm việc ở khoa sinh học Đại học Tổng hợp Hà Nội. Việc nghiên cứu về nhân bản vô tính đã hoàn toàn bị đứt đoạn. Tuy chỉ là tác giả thứ hai trong bài báo nói trên, nhưng do đã trực tiếp tham gia công trình này ở thời điểm còn rất sớm là năm 1979 nên nếu ông làm việc ở Mỹ hay Nhật, nhiều khả năng sự nghiệp khoa học của ông đã phát triển rất tốt và gặt hái được những thành quả lớn hơn nữa (3).

4. Việt Nam là một nước lớn hay nhỏ? Dân tộc Việt Nam đã trưởng thành hay chỉ là một dân tộc vị thành niên (4)? Đó là những câu hỏi còn ám ảnh nhiều người Việt. Nhìn ra thế giới, một đất nước 90 triệu dân, nói cùng một ngôn ngữ, ở một vị trí địa lý đắc địa, nhiều tài nguyên, lại không có xung đột tôn giáo hay sắc tộc gì lớn, thì là một của hiếm (5).

Không phải đất nước nào cũng may mắn có được những điều kiện đó. Vậy tại sao Việt Nam lại không phát triển được, cứ tụt hậu mãi ở phía sau? Đâu là cản trở và gỡ bỏ cản trở đó bằng cách nào? Biết đến khi nào Việt Nam mới phát triển, để mỗi mùa Nobel đến người Việt Nam không chỉ nghiêng mình trước trí tuệ của các dân tộc khác, mà còn hồi hộp chờ đợi và hi vọng hai tiếng Việt Nam được xướng lên?

GIÁP VĂN DƯƠNG

___________

(1) “for the discovery that mature cells can be reprogrammed to become pluripotent”
(2) Nature 280, 16 August 1979, tr.585-587
(3) Nguyễn Lân Dũng, “Người công bố nhân bản vô tính cá trạch vừa đi xa”, tạp chí Tia Sáng, 24-6-2009
(4) Sinh thời, thi sĩ Tản Đà đã có một câu thơ đắng chát, nhưng khó phủ nhận: Dân hai nhăm triệu, ai người lớn? Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con
(5) Trao đổi riêng với GS Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, tối 8-10-2012
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Tham nhũng và xếp hạng của Transparency International
  
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) vừa công bố bảng xếp hạng về độ tham nhũng của các nước trên thế giới.

Việt Nam  hạng 123 trên 174

http://www.courrierintern...ountryResults_EMBARGO.jpg

Tệ hơn Trung quốc (hạng 80) nhưng trong sạch hơn Nga (hạng 133).

Không có gì ngạc nhiên khi đại đa số các nước đứng trong top 20 là các nước phát triển có truyền thống dân chủ – các nước Bắc Âu, Thụy sĩ, Bỉ, Luxembourg, hay Canada và Mỹ … New Zeland và Úc từ nhiều năm rồi cũng nằm trong bảng danh dự.

Ba nước châu Á duy nhất ở đầu bảng là Hongkong, Singapore và Nhật.

Lạc lõng trong top 20 này là Barbade ( chưa tới 300.000 dân nhưng chỉ số phát triển con người cao), Chili, Uruguay (mới ngày nào Chili và Uruguay còn là hai nước «chậm tiến» như ta) . Nước Pháp đứng thứ 22.

Nhưng đồng thời bảng xếp hạng này cho thấy dân chủ Athène thời trước Thiên chúa không trong sạch như ta tưởng. Hi lạp hạng 94 – trong vùng đỏ, đáng báo động như đại đa số các nước châu Phi.

Hai láng giiềng của Việt Nam, Cam phu chia và Lào đứng gần cuối bảng, hạng 157 và 160.

Có lẽ phát triển kinh tế và trong sạch đi đôi với nhau ?

Cách xếp hạng của Transparency International ?

Cơ quan này công bố mỗi năm danh sách xếp hạng các quốc gia dựa trên ba nguồn đánh giá:

Trước nhất là số nhận thức về tham nhũng, khảo sát đánh giá dựa trên ý kiến của những chính trị gia, những doanh nhân hay những giáo sư Đại học. Những thành phần này có thể chủ quan vì đôi khi họ có liên hệ với chính quyền – một số người phê bình TI cho chi tiết này

Nguồn thứ nhì đi từ một khảo sát thực tiển trong dân tình dựa trên những câu hỏi như «theo bạn, bộ phận công quyền nào tham nhũng nhất ?» hay «bạn nghĩ gì về cách quản lý của chính phủ nước của bạn ?». Dù là hai câu hỏi mở hết cả hai, nhưng câu hỏi thứ nhì tốt hơn câu thứ nhất, trên phương diện phương pháp điều tra.

Nguồn thứ ba là thống kê các phí «bôi trơn» mà các quốc gia xuất cảng hàng hóa ra nước ngoài phải trả để có thể bán cho thị trường một xứ nào đó.

“Trong đánh ra, ngoài đánh vô”, phối hợp cả ba nguồn đánh giá bảo đảm tính tin cậy được của bảng xếp hạng.

Phải nói thêm nữa là cơ quan TI không nhận một tài trợ nào từ các quốc gia (nhưng có được CEE giúp) và TI đã góp phần hữu hiệu trong Công ước ONU chống tham nhũng (Convention de l’ONU contre la corruption).


Nguồn: Internet
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

10 quốc gia tham nhũng nhất thế giới năm 2012
Đứng đầu danh sách này là Somali, theo sau là Triều Tiên, Afghanistan, Nam Sudan và Myanmar. Việt Nam xếp hạng 123 trong 176 nước được khảo sát.
>Thế giới sốt vì 'mỏ vàng' Myanmar
>10 thành phố nhiều cơ hội kinh doanh nhất thế giới
Tổ chức minh bạch thế giới (Transparency International) vừa công bố báo cáo về Chỉ số nhận thức tham nhũng 2012 (Corruption Perception Index). Chỉ số này "xếp hạng các nước và vùng lãnh thổ dựa trên độ nhận thức về tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế công". Điểm đạt được càng cao thì độ "trong sạch" của nước đó càng lớn.

Ba nước đầu bảng là Đan Mạch, Phần Lan và New Zealand đều được 90 điểm trên thang 100. Somali, Triều Tiên và Afghanistan đứng chót với chỉ 8 điểm. Việt Nam xếp hạng 123 trên 176 nước với 31 điểm. Năm 2011, Việt Nam được 29 điểm, đứng thứ 112 trên 183 nước.

1. Somali


Điểm: 8

Trong nhiều năm, Mỹ và Liên Xô cũ đã coi Somali là chiến trường chính trị khi hỗ trợ tài chính cho các phe phái tại đây. Việc Mỹ đỡ đầu chính quyền cựu Tổng thống Somali - Siad Barre lại càng nâng tham nhũng ở nước này lên một tầm mới. Sau khi chế độ Siad Barre sụp đổ năm 1991, Somali lại rơi vào cảnh không luật pháp và bị cai trị bởi các nhóm dân quân, tư lệnh. Báo cáo năm 2012 của World Bank cũng tìm ra khoảng 130 triệu USD mà chính phủ liên minh Somali nhận được giai đoạn 2009 - 2010 đã không được hạch toán rõ ràng.

2. Triều Tiên


Điểm: 8

Theo Tổ chức minh bạch thế giới, nạn tham nhũng ở đây trở nên trầm trọng từ đầu thập niên 90, khi chính quyền kiểu Stalin sụp đổ. Theo Asiatimes, khi giáo sư Andrei Lankov hỏi người dân Triều Tiên họ nghĩ thế nào nếu cảnh sát hoặc quan chức từ chối nhận hối lộ, đa phần người dân tỏ ra lúng túng. Thậm chí một người bán hàng còn nói rằng: "Họ điên à? Thế thì làm sao mà sống được?".

3. Afghanistan


Điểm: 8

Afghanistan rơi xuống đáy bảng xếp hạng năm nay sau khi ngân hàng lớn nhất nước này - Kabul Bank bị phát hiện liên quan tới một vụ gian lận gần 900 triệu USD để rót tiền cho giới chính trị và thượng lưu.

4. Nam Sudan


Điểm: 13

Nam Sudan sản xuất nửa triệu thùng dầu mỗi ngày, và 10 tỷ USD doanh thu có được từ năm 2005 đã đóng góp gần 98% ngân sách cho chính phủ. Tuy nhiên, kể từ khi giành quyền tự chủ năm đó, nước này đã mất gần 4 tỷ USD vì tham nhũng. Chưa một quan chức nào tại đây bị khởi tố vì tội danh trên, dù Nam Sudan có hẳn một cơ quan chuyên trách vấn đề này.

5. Myanmar


Điểm: 15

Sau 50 năm dưới quyền kiểm soát của quân đội, từ tháng 3/2011, Myanmar đã thực hiện một loạt cải tổ cả về chính trị lẫn kinh tế. Tuy nhiên, quốc gia giàu tài nguyên, như dầu mỏ, gỗ và đá quý này vẫn chịu ảnh hưởng của những người thuộc chế độ độc tài quân sự cũ. Bloomberg trích lời một người dân Myanmar cho biết: "Chúng ta phải nhìn vào văn hóa, vào lịch sử. Những tổ chức ấy muốn được nhận lại thứ gì đó. Văn hóa không thể bị xóa bỏ chỉ trong một đêm được".

6. Uzbekistan


Điểm: 17

Nasreddin Talybov, nhân viên bộ phận chống tham nhũng, thuộc Bộ Nội vụ Uzbekistan cho biết: "Người dân nước tôi đã quen hối lộ tất cả, dù là giáo viên hay bác sĩ. Chúng tôi cần cho mọi người biết việc làm đó là sai". Tuy nhiên, Phó giám đốc điều hành Tổ chức minh bạch thế giới - Miklos Marschall cho biết: "Chính phủ cầm quyền không có chút trách nhiệm nào về việc này. Ở đây không có phe đối lập, không có xã hội dành cho công dân và tự do báo chí".

7. Turkmenistan


Điểm: 17

Hệ thống pháp lý kém phát triển đã khiến quốc gia này ngày càng chìm sâu vào tham nhũng. Quan tòa không được đào tạo bài bản và sẵn sàng nhận hối lộ. Trong khi đó, toàn bộ đất đai là thuộc về chính phủ, còn các quyền sở hữu khác đều bị hạn chế. Tổng thống Turkmenistan có thể tùy ý dùng doanh thu từ bán tài nguyên hydrocarbon (dầu mỏ và than đá). Còn ngân sách quốc gia thì chẳng bao giờ được công bố đầy đủ.

8. Iraq


Điểm: 18

Năm 2009, một cựu quan chức chính trị lưu vong của Iraq tiết lộ trên BBC rằng: "Hàng triệu USD đã bị ăn trộm, và một phần về tay các nhóm khủng bố. Chính phủ không thể chiến thắng chúng nếu không giải quyết nạn tham nhũng trước. Trận chiến ấy còn khó khăn hơn nhiều". Tháng 10 năm nay, một hợp đồng vũ khí trị giá 4,2 tỷ USD của Iraq với Nga đã bị hủy do cả hai bên đều lo ngại về tham nhũng.

9. Venezuela


Điểm: 19

Việc phát hiện ra hàng loạt mỏ dầu tại Venezuela càng đẩy nước này chìm sâu vào tham nhũng. Thập niên 70, dầu mỏ trong lòng đất còn được người dân nước này gọi là "chất thải của quỷ dữ". Joel Hirst, nhân viên tại Hội đồng quan hệ quốc tế ở Washington (Mỹ) cho biết: "Nạn tham nhũng tại Venezuela quá tràn lan. Chúng tôi nhận thấy ngày càng có nhiều hoạt động tội phạm có nguồn gốc từ nước này".

10. Haiti


Điểm: 19

Năm 2011, Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết tham nhũng "vẫn còn lan tràn tại mọi ngóc ngách và cấp bậc trong chính phủ Haiti", kể cả khi nước này đã bầu ra tổng thống mới. Stanley Gaston - Chủ tịch Hội luật gia Port-au-Prince (thủ đô Haiti) cho biết: "Ở đây, mọi thứ đều là tiền. Những cái khác chẳng có giá trị gì". Hai cơ quan chống tham nhũng của chính phủ Haiti cũng liên tục từ chối theo đuổi các vụ tố giác về tham nhũng và biển thủ tại đây.

Thùy Linh (tổng hợp)

Việt Nam không tham...mấy
Còn hơn nhiều quốc gia
Từ nay đừng than vãn
Kẻo mắc bệnh gét ta...

7.12.12 - TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thạc sĩ tăng nhưng chất lượng giảm



TT - Số lượng thạc sĩ gia tăng mạnh trong những năm gần đây nhưng nhiều trường ĐH đang than trời về chất lượng đào tạo tại các khóa cao học.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/48/604048.jpg



Không phủ nhận những học viên thật sự xuất sắc, đạt đẳng cấp quốc tế, nhưng quả thật chất lượng đầu vào “tạp nham”, nhiều nguồn, nhiều trình độ đã khiến mỗi kỳ bảo vệ luận văn “lọc” ra không ít sản phẩm kém chất lượng.

Kiểu gì cũng... qua!
Trong kỳ bảo vệ luận văn thạc sĩ vừa qua, một học viên cao học ngành công nghệ thông tin thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội bảo vệ đề tài “sử dụng một mô hình để ứng dụng phân loại văn bản”. Tuy nhiên, cả trong đề tài thực hiện lẫn trong lúc thuyết trình, các kiến thức cơ bản của mô hình mà tác giả luận văn “đặt vấn đề” là cơ sở để ứng dụng phân loại văn bản thì chính tác giả cũng mù mờ, thậm chí hiểu sai. Nhiều câu hỏi của hội đồng dù rất cơ bản nhưng tác giả không trả lời được. Bất ngờ cho hết thảy đồng môn của học viên này khi luận văn vẫn điềm nhiên được thông qua với số điểm trên 7.

Sau những sự cố tương tự, một giảng viên kỳ cựu của trường đã gửi bức “tâm thư” đề nghị các giảng viên cùng họp bàn xây dựng chuẩn đánh giá luận văn và quy trình chấm điểm. Trong đó, vị giảng viên nhắc lại “luận văn viết rất tồi, có chỗ sai kiến thức cơ bản”, các câu hỏi rất cơ bản không trả lời được nhưng hội đồng cũng đành phải cho điểm trên 7 vì “thông lệ” trước nay là thế. “Tôi thấy 50% học viên đã bảo vệ không nắm được nội dung cơ bản của luận văn, đặc biệt là thực nghiệm ẩu”...

Một giảng viên của ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng hiện nay quy chuẩn về luận văn do Bộ GD-ĐT quy định mới chủ yếu dừng ở mặt hình thức, mà không phân rõ những yêu cầu về chất lượng chuẩn cần có đối với một luận văn.

Điều này dẫn đến có những người cầm bằng thạc sĩ dễ dàng mà luận văn chỉ đơn giản như khóa luận tốt nghiệp ĐH bình thường. Nhiều người học tại chức chuyên ngành khác, rồi học bổ sung vài ba môn theo yêu cầu từng trường, sau đó nghiễm nhiên vào lớp cao học, bảo vệ rồi nhận bằng chính quy.

PGS.TS Trương Đoàn Thể - phó viện trưởng Viện Đào tạo sau ĐH - kể khi tham gia hội đồng bảo vệ luận văn ở một số trường có hiện tượng luận văn kém, không đạt yêu cầu nhưng các thầy trong hội đồng vẫn được “đề nghị” thống nhất cho qua.

“Ở các trường hợp này, điểm số thường không được công bố mà hội đồng chỉ kết luận “qua”, “đỗ”. Nhưng sau đó học viên sẽ phải bổ sung hoàn thiện luận văn, nộp cho thư ký và chủ tịch hội đồng kiểm soát sau” - PGS Thể “bật mí”.

Số tuyển mới gấp đôi số cấp bằng
GS Phương Lựu - nhà nghiên cứu văn học hàng đầu - cho hay lý do dễ thấy là nhiều luận văn chất lượng kém khiến chất lượng đầu vào thấp, số lượng tuyển sinh quá đông. “Bộ môn lý luận văn học của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có năm hướng dẫn đến 40 luận văn thạc sĩ, trong khi số thầy cô cơ hữu đủ tiêu chuẩn hướng dẫn (có trình độ tiến sĩ) chỉ có năm người. Khoa văn có mấy trăm luận văn được bảo vệ/năm và cả trường thì con số đó là hàng nghìn” - GS Lựu nói.

Tuy nhiên, số lượng hàng nghìn thạc sĩ/năm không phải là con số riêng có của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Thống kê của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho thấy số lượng thạc sĩ đào tạo mỗi năm là hơn 2.000 người, Trường ĐH Kinh tế quốc dân là 1.500 thạc sĩ/năm... Cán bộ đào tạo của một trường ĐH kỹ thuật cho hay do nguồn thu của trường thấp nên phải tìm mọi cách để hút đối tượng sau ĐH, tăng nguồn thu.

Thậm chí Trường ĐH Kinh tế TP.HCM có hàng chục nghìn hồ sơ dự thi mỗi năm nên đang đề xuất Bộ GD-ĐT cho phép nhận... hồ sơ điện tử.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, số lượng đào tạo trình độ thạc sĩ đang gia tăng mạnh trong những năm trở lại đây. Có năm số tuyển mới còn gấp đôi số được cấp bằng. Trong năm 2009-2010, số thạc sĩ được cấp bằng trong các trường ĐH, học viện cả nước là 10.740 người, nhưng số tuyển mới là hơn 23.000 và quy mô đào tạo của trình độ này lên đến hơn 54.000 người.

NGỌC HÀ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

Không tin được miệng lưỡi Trung Quốc
  
Tổng Ngô từ tỉnh Hải Nam lại uốn lưỡi: việc ngăn chặn và khám xét tàu thuyền qua lại trên Biển Đông “chỉ” là sáng kiến của địa phương, còn phải trình Bắc Kinh phê duyệt(?)

Trung Quốc buộc phải lùi một bước trong vấn đề Biển Đông trước sức ép quốc tế? Phải chăng các phản ứng của Việt Nam, Hoa Kỳ và nhiều nước trong vùng, từ Ấn Độ đến Singapore, từ Indonesia đến Philippines… đã khiến Trung Quốc phải xuống thang trong mưu đồ tự trao cho mình quyền chận giữ tàu thuyền nước ngoài qua lại vùng biển đang có tranh chấp?

Lùi hay tiến vẫn là một duộc

Những câu hỏi trên đang được đặt ra sau khi Ngô Sĩ Tồn, Tổng Giám đốc Sở Ngoại vụ Hải Nam, kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải, một cơ quan tham vấn cho chính quyền Bắc Kinh về Biển Đông, vừa khẳng định lại tính chất địa phương, cục bộ của quyết định gây tranh cãi suốt cả tuần nay. Theo Reuters, ngày 5/12, ông Ngô Sĩ Tồn thừa nhận, quy định mới về chận xét và bắt giữ tàu ngoại quốc được tỉnh này thông qua vào hạ tuần tháng 11 chỉ là một sáng kiến của cấp tỉnh.

Tuy nhiên, trước đây mấy ngày, phát biểu với đặc phái viên New York Times, Ngô Sĩ Tồn nhắc lại các quy tắc được cơ quan luật pháp Hải Nam thông qua vào tuần trước đấy. Một phần các quy định, theo lời ông Ngô là để đối phó với sự gia tăng của các tàu đánh cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, quần đảo mà ông thừa nhận là cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều đang đòi chủ quyền. Ông Ngô còn cho biết thêm, các quy định này được thảo luận từ một năm nay, nhằm bổ sung vào các quy tắc đã có từ năm 1999.

Một lần nữa, nhân vật này lại chĩa mũi nhọn vào Việt Nam khi ông ta nhấn mạnh: “Quy định mới nhằm vào các nước láng giềng mà các hành vi xâm nhập chủ yếu quanh vùng quần đảo Hoàng Sa. Trong những năm gần đây, ngày càng có thêm nhiều tàu cá Việt Nam xâm nhập vào vùng Hoàng Sa, nhưng đến nay không có cơ sở luật định để trừng phạt”. Trả lời phỏng vấn Reuters qua điện thoại, quan chức này cho biết: “Đây không phải là sáng kiến của Bắc Kinh. Chính các cơ quan thực thi pháp luật ở địa phương đã khởi xướng điều này”. Ông Ngô Sĩ Tồn nói rõ thêm, các quan chức tỉnh của ông “chắc chắn phải báo cáo lên cấp trên và chắc chắn sẽ phải xin ý kiến ​​từ các ban bộ hữu trách”.  

Hải Nam không phải là địa phương duy nhất thông qua các lệnh càn rỡ liên quan đến việc hành hung các ngư dân Việt Nam trên biển đảo. Thời gian gần đây, tỉnh Chiết Giang và tỉnh Hà Bắc cũng đã thông qua các qui định ngang ngược trong cái gọi là “nỗ lực bảo vệ biển đảo” tại những vùng tranh chấp mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Theo thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Quãng Ngãi, năm ngoái có tới 17 tàu thuyền Việt Nam với 200 ngư dân đã bị bắt giữ. Trong số này nhiều người đã bị tịch thu tài sản, tàu thuyền, bị bỏ tù và buộc phải nạp tiền chuộc.

Đồng minh tự nhiên của VN

Trong một lập luận có thể coi như âm mưu chia rẽ Việt Nam với phần còn lại của thế giới đang công phẫn trước việc các tuyến hàng hải quốc tế qua lại Biển Đông bị Trung Quốc gây khó dễ, quan chức tỉnh Hải Nam nói trên đã nhắc lại lời hứa của chính quyền Bắc Kinh: “Trung Quốc cam kết là tàu thuyền ngoại quốc luôn được hưởng quyền tự do lưu thông tại vùng Biển Đông, không hề bị ảnh hưởng của các quy định mới đó, cũng như không bị tác động của các tranh chấp chủ quyền”.

Trước các phản ứng hầu như đồng loạt của Hoa Kỳ và nhiều nước Đông Nam Á đối với các bước leo thang của Trung Quốc, các nhà phân tích cho rằng kế hoạch chặn xét tàu của Bắc Kinh sẽ khó có thể thực hiện được trong khuôn khổ công pháp quốc tế hiện hành và có thể gây phản tác dụng về mặt kinh tế cho chính nước này. Lý do là vì việc chặn xét tàu nước ngoài ở Biển Đông sẽ gây xáo trộn các thị trường tài chính toàn cầu, ảnh hưởng đến mậu dịch thế giới và như thế sẽ lây lan đến Trung Quốc.

Về phần mình, Việt Nam đương nhiên phải gấp rút xây dựng lực lượng trên mọi phương diện, “cứng” lẫn “mềm” và kể cả “sức mạnh thông minh”. Cách đây ba hôm, ngày 4/12, chúng ta đã công bố tin thành lập lực lượng tuần tra để bảo vệ các khu vực đánh cá của Việt Nam trên Biển Đông. Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Vũ Văn Tâm cho biết là kể từ ngày 25/1 năm tới, các tàu của lực lượng kiểm ngư thuộc Tổng cục Thủy sản sẽ được triển khai để ngăn chận mọi hoạt động đánh cá trái phép trên vùng biển của Việt Nam. Mặt khác, chúng ta rất coi trọng hệ thống đối tác chiến lược đã có với Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Anh, Hàn Quốc… và đang thúc đẩy các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ và một số nước khác. Hạt nhân của ĐTCL chính là chuỗi hợp tác về an ninh, trong đó, an ninh hàng hải có nội hàm khá rộng lớn.

Bắc Kinh cũng là một đối tác chiến lược của Việt Nam, nhưng lại đang thiếu hẳn những hành xử tương xứng với vai trò đầu tàu trong quan hệ bình thường giữa các quốc gia. Trung Quốc dư khả năng để nhận diện những thay đổi của đời sống nhân loại trong thời đại toàn cầu hóa, ở đó yếu tố nhân bản và lòng tin đã trở thành nền tảng để vun trồng các mối quan hệ. Thế nhưng, Bắc Kinh chỉ muốn thâu tóm mọi thứ cho riêng mình, từ quặng mỏ, dầu thô, vũ khí cho đến không gian và sinh mệnh con người. Trung Quốc là gì của hành tinh này, mời bạn đọc cuốn “Death By China”[1] sẽ rõ các vấn nạn Trung Quốc đang gây ra cho thế giới./.

TRẦN HIẾU CHÂN
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
[1] Tạm dịch “Chết dưới bàn tay Trung Quốc”, tác phẩm của Tiến sĩ Peter Navarro (ĐH California) và chuyên gia về TQ Greg Autry đã vẽ nên một bức tranh cận cảnh về hiểm họa mà TQ đang mang đến cho thế giới ngày nay.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Dưới 100 triệu đồng đừng mơ làm công chức Hà Nội!
  
Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực cho hay: “Người ta nói rằng dưới 100 triệu đồng sẽ không có chuyện thi đỗ công chức. Đầu mối nhận hồ sơ, nhận tiền chạy tập trung vào các vị trưởng phòng nội vụ. Đây là việc rất đau lòng của lãnh đạo thành phố, nhưng đó là một thực trạng đang tồn tại..."

Trời đất ! Biết rõ đầu mối, địa chỉ như vậy sao không hành động mà lại chỉ đau lòng thôi, hỡi ông chủ nhiệm ?

Dưng mà dẫu sao cũng cảm ơn ông đã dũng cảm nói lên sự thật "đau lòng" này.

Và không chỉ Hà Nội đâu ông ơi ! 100 triệu để trở thành công chức giữa thủ đô phồn hoa thế là còn rẻ đấy. Ở tỉnh lẻ giá còn trên trăm nữa kia. Tội nhất là các em sinh viên mới ra trường, đang hừng hực nhiệt huyết tuổi trẻ thì bị dội gáo nước lạnh. Gia đình chạy vạy, lo lót chồng cho đủ tiền xin (đúng hơn là mua) việc để được lĩnh mức lương vài triệu đồng một tháng. Vừa bước vào ngưỡng cửa cuộc đời đã vỡ mộng. Đành chấp nhận thực tế phũ phàng, thả mình vào vòng xoáy xã hội, để rồi chính các em sau này lại lặp lại cái điệp khúc: "lính buổi mai cai lính buổi chiều". Nếu không làm vậy thì lấy chi bù đắp khoản “cúng Giàng” kia ?

Ấy là chưa nói đến chuyện chạy chức. Cái giá còn cao ngất ngưỡng thưa ông, nó tăng theo cấp lũy thừa bậc ba. Phèn phẹt trưởng phó phòng đã dăm ba trăm triệu. Nếu là phòng hái ra tiền thì cái giá phải hàng tỉ. Cứ thế ông sẽ hình dung được lên cao nữa sẽ là bao nhiêu ? Cực đắt, nhưng không bao giờ lỗ, thế cho nên người ta vẫn lao vào như con thiêu thân. Chẳng đầu tư nào lãi nhanh và khủng như đầu tư cho quyền lực. Bởi quyền lực cho anh  tiền và cả… tình nữa.

Thế đấy ! Nhưng mấy ai ở vị trí giám sát như ông dám nói lên sự thật ? Khó lắm ! Khó lắm ! Cho nên mới cảm ơn ông nhiều.

Chúc ông với cương vị của mình, nói và làm đồng điệu để tham nhũng không còn chốn dung thân. Để người dân được hưởng phần sung sướng.


Nguyễn Duy Xuân
7-12-2012
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/COcircNGCH1EE8C.jpg

THI CÔNG CHỨC

Thi cử bao năm  vẫn  thế thôi
Phong bao xem nặng mới thức thời
Tài năng chẳng ngó thời xem nhẹ
Công chức béo mồi mấy quan ôi .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lê kinh Huyền

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/COcircNGCH1EE8C.jpg
Dưới 100 triệu đồng đừng mơ làm công chức Hà Nội!

Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực cho hay: “Người ta nói rằng dưới 100 triệu đồng sẽ không có chuyện thi đỗ công chức. Đầu mối nhận hồ sơ, nhận tiền chạy tập trung vào các vị trưởng phòng nội vụ. Đây là việc rất đau lòng của lãnh đạo thành phố, nhưng đó là một thực trạng đang tồn tại..."

Hoạ nước

Cái hoạ ngàn năm đã thấy rồi
Quan tham lạm nhũng ở muôn nơi
Muốn vào công chức mất trăm triệu
Xin được làm quan tiền tỷ...mời !
Chạy chọt mua quan rồi kiếm trả
Yên thân bán chức để thu hồi
Vị tiền không quản l­ương tâm thối
Cứ thế mai ngày đất n­ước...trôi.!

L.K.H  11/12/2012

<table><tbody><tr><td><a href="http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=5105c86502808c9dcd66a0b8d921ebb6"><font color="blue"><b>Thơ cổ Lê kinh Huyền phần 1 </b></font></a></td></tr></tbody></table>
"http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=bkDYrcuJOSk9GouaL4BqFQ"><font color="red"><b>Thơ mới Lê kinh Huyền phần 1</b></font></a></td></tr></tbody></table>[/html]
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Ông Obama theo chủ nghĩa gì?


  
Từ sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, kinh tế Mỹ trượt dốc hoài, mãi chưa phục hồi. Vì thế Tổng thống Obama bị dư luận trong nước chê trách nhiều. Trong bối cảnh đó nhiều người Mỹ bắt đầu tranh cãi về vấn đề ông Obama theo chủ nghĩa gì ?

Thế đấy, khi thiên hạ thái bình thì chẳng ai quan tâm chuyện chủ nghĩa hoặc ý thức hệ, nhưng khi rối ren khủng hoảng thì người ta lại bới chuyện ấy ra, chắc là để tìm con dê thế tội.

Thời gian qua Tổng thống Obama chủ trương đưa ra các gói kích thích kinh tế, dùng tiền nhà nước giúp cứu các công ty gặp khó khăn trong ngành tài chính tiền tệ và công nghiệp (như AIG, GM …), qua đó tránh làm tăng nạn thất nghiệp. Ông tài trợ cho việc thực hiện chế độ mới về bảo hiểm y tế để người nghèo cũng mua được bảo hiểm, ông tài trợ cải cách giáo dục… Các chính khách bảo thủ phê phán cách làm ấy có màu sắc chủ nghĩa xã hội. Chẳng hạn việc chính phủ mua lại cổ phần công ty tư nhân bị lên án là nhà nước dúng tay quá sâu vào kinh tế tư doanh, tăng tác dụng quản lý của nhà nước đối với các công ty tư nhân đó. Obama còn chủ trương tăng thuế đánh vào tầng lớp người giàu chỉ chiếm 2% số dân nhưng lại sở hữu 60% của cải xã hội.

Tạp chí Forbes mới đây có liệt kê 10 câu nói « dại miệng » của ông Romney trong đợt tranh cử Tổng thống vừa rồi, trong đó có câu : « Obama là người theo chủ nghĩa xã hội kiểu châu Âu (Europian socialist). Điều này thật không tốt, nó giải thích vì sao tôi phản đối chủ trương thắt lưng buộc bụng của tất cả những người như vậy. » Câu này bị cử tri Mỹ chê là kém thông minh.

Đúng là các nước tư bản có chế độ phúc lợi xã hội tốt như Tây Âu và Canada thường bị người Mỹ coi là theo chủ nghĩa xã hội. Đó là chế độ bảo đảm mọi người lao động được sống đầy đủ từ khi lọt lòng tới khi xuống mồ (cradle-to-grave welfare system), mức độ bình đẳng tốt hơn Mỹ nhiều. Dân Mỹ suy ra ông Obama — một người da màu xuất thân nhà nghèo, chắc là muốn bắt chước cách làm của Tây Âu.

Nhưng những người Mỹ da trắng gốc Anglo-Saxon thì phản đối kiểu bình đẳng như Tây Âu ; họ chủ trương chỉ bình đẳng về cơ hội chứ không bình đẳng về hưởng thụ ; họ tôn vinh người giàu và nói nếu tăng thuế đánh vào người giàu thì sẽ mất tác dụng khuyến khích người ta làm giàu, do đó khiến cả xã hội nghèo theo.

Thống kê kết quả bầu cử vừa qua cho thấy ông Mitt Romney là ứng viên Tổng thống không trúng cử giành được nhiều phiếu bầu nhất của các cử tri da trắng, hơn bất cứ ứng viên thất cử nào trong lịch sử nước Mỹ. Obama trúng cử phần lớn nhờ sự ủng hộ của các cử tri da màu, gốc Á và gốc Mỹ La-tinh (như Mexico). Đây là lý do vì sao sau khi Obama tái đắc cử, lập tức có hàng trăm nghìn người Mỹ ký đơn thỉnh nguyện xin tách bang mình ở ra khỏi Liên bang Mỹ. Dẫn đầu phong trào ly khai này là bang Texas, nơi có tỷ lệ người da trắng rất cao (71%).

Thực ra ngay từ lần bầu cử năm 2008, Đảng Cộng hòa và những người thuộc phái hữu ở Mỹ đã chụp cho Obama cái mũ « xã hội chủ nghĩa », là đảng viên bí mật của Đảng Xã hội. Đúng là nước Mỹ có Socialist Party of America, thành lập đã hơn 30 năm mà chỉ có vẻn vẹn hơn 1000 đảng viên, họ ra báo The Socialist với lượng phát hành 3000 số, ứng viên Tổng thống của họ thu được có 6000 phiếu bầu. Sau khi Tổng biên tập báo này viết bài tuyên bố Obama không phải là đảng viên đảng ông, những người Cộng hòa bị bẽ mặt. Năm nay Romney lặp lại sai lầm ấy.

Đảng Cộng hòa cố ý kết luận chủ trương của ông Obama tăng thuế đánh vào người giàu, tái phân phối của cải xã hội cho công bằng là tuyên truyền cho chủ nghĩa xã hội, nhằm để cử tri thấy cuộc tranh cử Tổng thống là tranh đấu giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản, qua đó làm cho cử tri sợ bầu cho Obama thì nước Mỹ sẽ biến thành ra như Liên Xô (cũ) hoặc Trung Quốc hiện nay mà họ chê là kém dân chủ.

Một nhà báo Mỹ cố leo lên tận máy bay « Không lực Một » phỏng vấn Obama, muốn ông phải nói rõ có theo chủ nghĩa xã hội hay không. Nhưng ông trả lời : « Tôi không muốn nói chuyện ấy », hoặc nói tránh đi : Trước tôi đã có chuyện Nhà nước thu mua cổ phần ngân hàng …Ở Mỹ mọi xu thế trợ giúp người nghèo đều bị coi là cách làm xã hội chủ nghĩa. Ngày xưa Tổng thống F. Roosevelt và Truman từng bị phê phán là theo chủ nghĩa xã hội. Các vị này đều hăng hái đẩy mạnh chế độ phúc lợi và chính sách công nghiệp.

Một nhà báo nói : gọi Obama là người theo chủ nghĩa xã hội thì chưa đúng, vì ông chưa thực hiện quốc hữu hóa các công cụ sản xuất, một điều từ lâu được coi là định nghĩa chuẩn về chủ nghĩa xã hội ; nhưng rõ ràng ông ta là kẻ thù của thị trường tự do.

Đạo diễn điện ảnh Milos Forman nói Obama còn xa mới là người xã hội chủ nghĩa. Tờ Business Week viết “Chỉ kẻ ngu mới bảo Obama là người xã hội chủ nghĩa ».

Giáo sư sử học Michael Kazin nói :  Tôi chỉ mong ông Obama là người theo chủ nghĩa xã hội.

Một điều tra cuối năm ngoái của Pew Research Center cho thấy khoảng 30% người Mỹ có nhận xét tốt về chủ nghĩa xã hội, 50% thích chủ nghĩa tư bản.

Nhìn chung người Mỹ bảo thủ (thường là người Cộng hòa) ghét chủ nghĩa xã hội, nhưng người Mỹ cấp tiến (thường là người Dân chủ) thì thích chủ nghĩa này. Một cuộc thăm dò tháng 8/2007 cho thấy 36% người Mỹ tự nhận là bảo thủ, 34% là ôn hòa và 25% là cấp tiến (radicalism).

Báo New York Times, Washington Post từng mời một số học giả bàn vấn đề Obama theo chủ nghĩa gì. Một cuộc điều tra dư luận năm 2010 cho thấy 52% nói Obama có khuynh hướng thực hành chủ nghĩa xã hội, lý do chính là ông quá nhấn mạnh vai trò của nhà nước, can thiệp vào sự giao dịch tự do của thị trường, nắm việc kinh doanh của công ty (dù chỉ tạm thời, như mua 60% cổ phần công ty GM), can thiệp đời sống tự do của dân (lẽ ra dân phải tự lo đời sống của mình).

Nếu vào Google và gõ câu (tiếng Anh) : « Obama là người xã hội chủ nghĩa », lập tức có 58 triệu kết quả. Thì ra dân Mỹ từ năm 2008 đã nghĩ về chuyện ấy ; báo chí tranh cãi hăng lắm.

Nhưng thế nào là chủ nghĩa xã hội? Ngày nay dường như chẳng ai có thể đưa ra một định nghĩa được tất cả mọi người chấp nhận.

Ngay tại quốc gia xã hội chủ nghĩa lớn nhất hiện nay — Trung Quốc, một giáo sư môn chính trị học từng nói : Tôi dạy môn chủ nghĩa xã hội 30 năm nay mà bây giờ vẫn chưa biết chủ nghĩa xã hội là gì. Đúng thế. Không ít người nhận định Trung Quốc chẳng theo chủ nghĩa xã hội gì sất mà còn tư bản chủ nghĩa hơn cả nước Mỹ : Bất bình đẳng hơn, tệ nạn xã hội nhiều hơn, tham nhũng nặng hơn, dân chủ tự do bị hạn chế hơn, công nhân và nông dân bị chèn ép và có ít quyền lực chính trị hơn. Có người nói Trung Quốc thực hành chủ nghĩa tư bản thân hữu (crony capitalism, tiếng Trung Quốc là chủ nghĩa tư bản quyền quý  权贵资本主义) :  các nhóm doanh nhân kết hợp với nhóm đặc quyền chính trị trong Đảng và bộ máy nhà nước để cùng làm giàu, hình thành một số nhóm lợi ích chi phối nền chính trị. Chế độ sở hữu nhà nước đối với các nguồn lực (như đất đai…) trở thành sở hữu của các nhóm quyền lực. Sự kết hợp quyền-tiền gây ra quốc nạn tham nhũng. Tuy vậy, người Trung Quốc cho rằng họ đang thực hành chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.

Người Mỹ chưa từng trải nghiệm chủ nghĩa xã hội, chắc hẳn họ dễ hình dung chủ nghĩa xã hội có lắm cái tệ hại mà họ cho là nguyên nhân làm Liên Xô tan rã. Sau khi Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng « chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc », bắt chước nhiều cách làm kinh tế của Mỹ và các nước tư bản khác, nhìn chung người ta cho rằng có lẽ chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội chỉ là một vấn đề quan niệm về giá trị, mô thức tư duy và ý thích tâm lý. Đại để chủ nghĩa tư bản tin hơn vào tác dụng của công ty tư nhân và thị trường tự do còn chủ nghĩa xã hội thì tin hơn vào chế độ sở hữu nhà nước và tác dụng kiểm soát, điều chỉnh của nhà nước. Vì thế khi thấy Tổng thống Obama hăng hái tăng cường tác dụng của nhà nước trong các hoạt động kinh tế-xã hội ở Mỹ, họ cho rằng ông theo chủ nghĩa xã hội.

Người Việt Nam có lẽ sẽ hoan nghênh nếu ông Obama theo chủ nghĩa xã hội. Chủ trương giúp người nghèo của ông rất đáng ủng hộ. Chúng ta cũng thông cảm với ông : ở đâu cũng vậy, thực hiện công bằng xã hội, xóa bất bình đẳng và giảm phân hóa giàu nghèo là việc cực khó.


Hồ Anh Hải
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [81] [82] [83] [84] [85] [86] [87] ... ›Trang sau »Trang cuối