Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [72] [73] [74] [75] [76] [77] [78] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bài 2:

“Con rắn Hydra” mang cái đầu “thông tin bẩn”

Bài đăng trên Quân Đội Nhân Dân Thứ Bẩy, 15/09/2012, 22:46 (GMT+7)

QĐND - Trong thần thoại Hy Lạp, rắn Hydra là một con vật nguy hiểm sống trong đầm lầy, nó có rất nhiều đầu. Máu của nó rất độc, hơi thở hôi thối đến mức có thể làm chết người. Chàng dũng sĩ Héc-quyn đã vô cùng gian nan khi tiêu diệt nó vì cứ chặt xong cái đầu này, nó lại mọc ngay cái đầu khác. Việc xử lý, ngăn chặn và loại trừ loại web, blog sai trái, phản động, “tự diễn biến” hiện nay cũng vậy…

"Lách luật" để "thoát hiểm"

Cách đây gần hai năm, một trang web xưng danh “đại diện cho giới trí thức và phản biện xã hội” ra đời đã chớp lấy làn sóng phản đối một số dự án kinh tế chưa được sự đồng thuận trong xã hội để kích động chính trị, cổ xúy cho những thành phần bất mãn. Sau một thời gian dài theo dõi, cơ quan chức năng đã nhận thấy nhiều dấu hiệu sai trái, “phức tạp về chính trị” của trang web này và kiến nghị lên các cơ quan chức năng liên quan, đề nghị xử lý, cần thiết phải đóng cửa nó. Thế nhưng, mọi việc lại không hề dễ dàng, bộ chủ quản liên quan đến vụ việc khi kiểm tra đã cho rằng, chưa đủ căn cứ, cơ sở và chưa có chế tài xử lý trang web này. Lý do rất đơn giản: Chủ nhân trang nói trên giải trình trang của ông ta chỉ là một blog, là một trang cá nhân và lỗi duy nhất của trang này là đang sử dụng máy chủ ở nước ngoài.

Câu chuyện mà phóng viên Báo Quân đội nhân dân ghi nhận như nêu ở trên đây đã cho thấy một thực trạng đáng suy nghĩ trong xử lý web, blog có dấu hiệu sai trái, phản động. Thực tế hiện nay, hệ thống pháp luật quản lý thông tin điện tử ở nước ta còn chưa hoàn thiện, nên đã dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý và cả cơ quan pháp luật “lúng túng” khi xử lý những “con rắn Hydra” web, blog. “Nhiều trang web, blog đã đăng tải bài viết xuyên tạc sự thật, vi phạm Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet. Điều 4 của Thông tư số 14 hướng dẫn thực hiện Nghị định này nêu rõ một trong những hành vi bị nghiêm cấm đối với trang web, blog là: “Tạo trang thông tin điện tử giả mạo cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác; thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân”. Thế nhưng, có rất nhiều trường hợp người bị xuyên tạc, bôi nhọ, vu khống lại không có đơn thư tố cáo với cơ quan pháp luật, nên cả Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an đều không thể vào cuộc xử lý” - một cán bộ công an có kinh nghiệm theo dõi nhiều vụ việc cho biết. Mặt khác, tâm lý chung của nhiều người Việt là không muốn đôi co, dây dưa vào những phần tử bất mãn, như gần đây gia đình một cán bộ của quân đội cũng bị vài blog đăng tải nội dung bịa đặt, bôi xấu nhưng đồng chí này cũng không kiến nghị cơ quan chức năng xử lý vì không muốn gây phiền toái. Phải chăng vì thế mà không ít chủ trang web có dấu hiệu sai trái, phản động vẫn ngang nhiên lộng hành, dương dương tự đắc vì đã “lách luật”, "thoát hiểm" một cách ngoạn mục để thực hiện các mưu đồ đen tối.

Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện

Khi trao đổi với một số cơ quan liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông, chúng tôi được biết, Nghị định 97 sau 4 năm ra đời đã bộc lộ rất nhiều hạn chế, bất cập so với sự phát triển bùng nổ của internet, web, blog. Ngoài nghị định này, mặc dù còn có cả các văn bản pháp luật về quản lý blog, quản lý tin rác song cũng chưa bao quát, chế tài được những hành vi mà chủ nhân nhiều web, blog thời gian qua thực hiện. Chính vì thế, hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng dự thảo Nghị định 97 sửa đổi, bổ sung theo hướng quản lý chặt chẽ hơn hoạt động thông tin điện tử, tạo hành lang pháp lý để xử lý nghiêm minh những hành vi sai phạm.

Tại một hội thảo do Bộ Công an tổ chức gần đây đã nêu lên thực trạng, việc áp dụng các quy định của Nhà nước đối với các nhà cung cấp dịch vụ internet trong thực hiện ngăn chặn thông tin xấu còn hạn chế. Ở Trung Quốc, có quy định các nhà cung cấp dịch vụ phải đặt máy chủ tại nội địa nên việc quản lý thông tin tốt hơn, còn ở ta, không ít nhà cung cấp đặt máy chủ ở nước ngoài hoặc không có cơ quan đại diện ở Việt Nam, tạo ra “lỗ hổng” quản lý… Theo cơ quan chức năng, hiện nay, việc lập blog rất đơn giản, nếu đối tượng dùng sim 3G loại sim rác thì gần như không kiểm soát được. Trong khi đó, lực lượng hoạt động nghiệp vụ quản lý trên internet của một số bộ, ngành liên quan còn “vừa thiếu, vừa yếu”, hoạt động chồng chéo, bất cập, có tình trạng “không biết ai là chính, ai là phụ, mạnh ai nấy làm”. Một việc đơn giản hơn là rà soát, thống kê, đánh giá toàn bộ thực trạng các web, blog, diễn đàn có nội dung xấu, đánh giá, phân loại, xác minh đối tượng liên quan… một cách tổng thể để có biện pháp đấu tranh ngăn chặn đến nay cũng chưa được triển khai thấu đáo. Vừa qua, khi phóng viên Báo Quân đội nhân dân nắm số liệu ở hai bộ liên quan đến việc này, cơ quan chức năng đều cho biết “chưa đủ thông tin”. “Nếu cần công bố một danh sách web, blog có nội dung xấu, chúng tôi có thể làm được ngay, nhưng theo Nghị định 97 hiện hành thì chưa rõ việc này là của cơ quan nào” - một cán bộ quản lý cho biết.

Quét “thông tin bẩn”

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội internet Việt Nam, một trong những người có công lớn đưa internet vào Việt Nam trong một lần trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã ví von internet là một cái “chợ trời thông tin”, có “hàng” tốt, “hàng” xấu, thậm chí cả hàng… ăn cắp. Tư duy “quản lý được đến đâu mở ra đến đấy” đã lỗi thời so với nhu cầu phát triển của xã hội. Tuy nhiên, ông Liên cũng cho rằng không vì thế mà thả nổi nó thành một cái “chợ trời” bát nháo thực sự mà phải có quy củ. Chung quan điểm trên, một cán bộ ngành tuyên giáo có kinh nghiệm theo dõi, chỉ đạo xử lý các hoạt động liên quan đến vấn đề này cho rằng: “Việc quản lý, xử lý loại web, blog này là vô cùng khó khăn. Về mặt kỹ thuật không phải cứ muốn là có thể làm được. Về pháp luật, chúng ta chưa có hệ thống quy phạm đầy đủ và chặt chẽ để xử lý những sai phạm này. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế là những hiện tượng như tham nhũng là hiện thực, chạy chức chạy quyền, sai sót, khuyết điểm trong giải phóng mặt bằng, quản lý kinh tế là có. Trong khi đó, hệ thống báo chí, truyền thông còn một số hạn chế, chậm trễ trong phản ánh, định hướng dư luận, thông tin một chiều ở nhiều vụ việc “nóng” nên đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho những trang web, blog kia kích thích vào sự hiếu kỳ, cơn khát thông tin hậu trường… Song đây cũng là một hiện tượng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, khó kiểm soát, điều quan trọng là thái độ và trình độ nhận thức, xử lý thông tin của công chúng; không nên cường điệu hóa về sự nguy hiểm của loại web, blog này. Về lâu dài, cái gốc để hạn chế thông tin xuyên tạc vẫn là nâng cao năng lực quản lý, điều hành, hạn chế tiêu cực xã hội, tăng cường dân chủ và kỷ luật, tạo sự đồng thuận, phát triển”.

Chiều 15-9, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã tìm gặp Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, một người khá nổi tiếng với nhiều phản biện được nhiều web, blog đăng tải. Tuy nhiên, ông cho biết có nhiều thông tin ông không phát biểu, không tham gia “nhóm nọ”, “nhóm kia” song đã bị kẻ xấu đơm đặt, xuyên tạc trắng trợn. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước gọi đó là những “thông tin bẩn”. “Tôi thấy có nhiều người tốt nhưng vì khía cạnh nào đó họ chưa được giải tỏa dẫn đến họ bức xúc và phát tán gửi thông tin đi nhiều nơi là không có lợi. Bản thân tôi cũng có nhiều ý kiến, nhiều góp ý và từng rất bức xúc khi không được phản hồi. Gần đây, tôi rất phấn khởi sau khi được gặp gỡ, đối thoại với đồng chí Thường trực Ban Bí thư, đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và được phát biểu hết các bức xúc, không hạn chế thời gian. Đồng chí Tổng bí thư cũng đã tiếp xúc với tôi, sau đó cho cán bộ cấp dưới đến nhà riêng, nắm thêm nhiều vấn đề tôi chưa phát biểu hết. Trước đó, bụng tôi “sôi sùng sục” nhưng sau đó thấy rất thanh thản. Chính vì thiếu sự đối thoại, phản hồi nên dẫn đến nhiều bức xúc, bị kẻ xấu lợi dụng để cho có người bị lợi dụng, lôi kéo, sinh ra nhiều trang “thông tin rác, thông tin bẩn” - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý cần phân biệt rõ người góp ý phê bình vì dân, vì nước, để xây dựng Đảng với kẻ lu loa để “phá Đảng”. Ông cho biết, ông cũng rất thận trọng, nhiều nội dung không đi đánh máy, phô-tô mà trực tiếp viết tay để tránh bị kẻ xấu sao chép, xuyên tạc.  “Gần đây, có người bạn thân hỏi đùa ông có “tham gia” cho mấy trang mạng đang được đồn thổi đình đám kia không, ông nói thẳng: “Cái gì cần góp ý tôi viết cho báo chính thống chứ cái bọn nhân danh web nọ, blog kia, phản biện này nọ nhưng động cơ xấu xa, không vì nước, vì dân mà chỉ đả kích để phá hoại thì là có tội. Phản biện, đấu tranh gì nếu làm cho Đảng mạnh lên, cho dân được nhờ thì mới đáng đọc, đáng xem, còn đăng tải để kích động dẫn đến mâu thuẫn, phá Đảng, hại dân, cõng rắn cắn gà nhà, gây ly tán, chiến tranh như ở Li-bi, I-rắc thì phải coi đó là rác, là bẩn, đều phải quét nó đi, không để nó làm hại” - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói.

NGUYÊN MINH, NGUYỄN HÒA, NGỌC HƯNG

(Còn nữa)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bài 3:

Sức mạnh từ sự đồng thuận

Bài đăng trên Quân Đội Nhân Dân Chủ Nhật, 16/09/2012, 22:9 (GMT+7)

QĐND - Dù rắn độc Hydra trong truyền thuyết tưởng như không thể tiêu diệt vì chém đầu này mọc đầu khác nhưng cuối cùng, để chiến thắng, dũng sĩ Héc -quyn đã nghĩ ra cách dùng lửa đốt ngay chỗ vết thương của những cái đầu vừa bị chặt. Vậy đâu là “lửa” để diệt “rắn Hydra - thông tin bẩn trên internet”?

Bài học quốc tế

Sự bất ổn tại Trung Đông, châu Phi mấy năm qua khiến nhiều người nhớ tới câu chuyện “Mùa Xuân A -rập”, khởi đầu từ cuộc biểu tình của lực lượng lao động Tuy -ni-di vào ngày 14-1-2011 nhằm bày tỏ sự đoàn kết và cảm thông với một thanh niên bán trái cây trẻ tuổi tên là M. Bu -a-di-di (Mohamed Bouazizi), người đã tự thiêu vì tuyệt vọng để phản đối cảnh sát. Hình thức bày tỏ của “sự cảm thông” qua các trang thông tin cá nhân, mạng xã hội đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa phản kháng vốn đã âm ỉ do sự bức xúc đang “ứ” lên ở Tuy -ni-di vì thất nghiệp, tham nhũng, biến thành những cuộc biểu tình lật đổ chế độ. Phong trào được tiếp sức từ các thế lực trong ngoài, tiếp tục lan rộng, gây sụp đổ thể chế ở nhiều quốc gia. “Trái đắng” của cái gọi là “mùa xuân” ở chỗ, chẳng có "thành công của cuộc cách mạng" nào ngoài cuộc sống bất ổn hơn, khó khăn hơn cho người dân. Các cuộc bạo động đường phố ở Anh, xuống đường “chiếm phố Wall” ở Mỹ và nhiều nước khác, cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử ở Nga năm 2011 và phản đối ông Pu -tin đầu năm 2012… được giới truyền thông quốc tế phản ánh đều liên quan tới việc các thế lực đối lập sử dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter, youtube và cả điện thoại di động để kích động.

Câu chuyện ấy đã được các thế lực thù địch âm mưu sử dụng ở Việt Nam. Vụ việc điển hình là đúng vào thời điểm biểu tình bạo động chính trị ở Trung Đông - Bắc Phi lên đến cao trào, các tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân, Đảng Dân chủ… liên tục phát tán thông tin xuyên tạc về vụ tự thiêu của Phạm Thành Sơn, kỹ sư công nghệ thông tin ở Đà Nẵng trước trụ sở UBND thành phố để kích động giống như vụ người thanh niên bán hoa quả tại Tuy -ni-di.

Để không còn “khoảng trống” thông tin

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng, bản chất của các thế lực thù địch thì không bao giờ thay đổi, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh, không mơ hồ, ảo tưởng. “Họ giả nhân giả nghĩa, đã đóng góp gì cho đất nước, dân tộc đâu. Phá Đảng, phá chính quyền cũng chính là “phá dân”. Nếu ai đó bị mê hoặc tưởng họ tốt thì cứ đặt câu hỏi sao họ không ra trực diện mà phải chui lủi ở đâu. Tuy nhiên, không nên quy chung một rọ những người có ý kiến trái chiều với các thế lực phản động. Đối với những người còn có nhận thức khác, cần chủ động tăng cường đối thoại, thông tin hai chiều. Cung cấp thông tin đúng đắn, chính xác, khách quan phản hồi kịp thời các kiến nghị của cán bộ, đảng viên và nhân dân là cách tốt nhất đẩy lùi thông tin "bẩn". Ví dụ như vừa qua, một bản kiến nghị của tôi đã được đồng chí Tổng biên tập Báo Nhân Dân tiếp thu, trao đổi phản hồi và cho đăng tải là cách làm rất đáng ghi nhận” - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói.

Theo một cán bộ ngành tuyên giáo có kinh nghiệm, không phải tất cả web, blog đều là xấu độc và cũng không nên quá cường điệu hóa nguy cơ từ web, blog có nội dung xấu, nên coi nó như một phần “tối”, phần “rác” không đáng kể trên con đường chúng ta đang lựa chọn để đi. Cùng với việc xử lý nghiêm hơn về pháp luật, nên xác định rõ mục tiêu của chúng ta không phải chỉ là xử lý vài trang mạng cụ thể mà cần đấu tranh kiên trì, thường xuyên, có hệ thống với chiến lược “Diễn biến hòa bình” cũng như nguy cơ “tự diễn biến”, nhìn nhận vấn đề ở tầm cao hơn, toàn diện hơn.

TS Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng: “Cần phải có một cơ chế cung cấp thông tin thật nhanh và chính xác cho báo chí trong nước. Các phương tiện truyền thông trong nước phải đưa thông tin thật nhanh nhạy, hấp dẫn, bổ ích để đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Khi công chúng được đáp ứng đủ nhu cầu thông tin thì họ không cần phải tìm kiếm ở bên ngoài. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ có một cơ chế cung cấp thông tin cho báo chí nhanh hơn, nhạy hơn và đầy đủ hơn. Chúng ta cần phải nhanh chóng nói đúng bản chất sự việc, nói có tính định hướng để công chúng hiểu”.

Quản lý và xử lý

Đồng chí Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, trong một cuộc giao lưu trực tuyến gần đây đã khẳng định: “Những thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc cần được kiểm soát chặt chẽ và có chế tài cụ thể. Đây là hành vi mà không chỉ Luật Báo chí mà cả những luật khác phải có chế tài vì nó vi phạm đến nhân phẩm, quyền tự do của người khác, uy tín cá nhân. Bộ đang hoàn thiện dự thảo thay thế Nghị định 97 theo hướng làm sao vừa tạo điều kiện tự do cho mọi người, đồng thời cũng để hạn chế những hành vi lợi dụng để xâm phạm tự do cá nhân, vi phạm pháp luật”. Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, một số cán bộ thuộc Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết thêm: Dự thảo nghị định này sẽ bổ sung một số quy định và khái niệm như “thông tin công cộng”, “thông tin riêng”, “trang thông tin điện tử cá nhân” để có chính sách quản lý phù hợp. Theo đó, những blog nếu cung cấp thông tin công cộng thì phải tuân thủ theo quy định về thông tin công cộng, không thể tùy tiện thông tin sai trái.

Còn theo các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an, cần sớm xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật bảo đảm an ninh, an toàn trong lĩnh vực internet, trước mắt, cần ban hành Luật An ninh thông tin, thông tư của Bộ Công an về quản lý hoạt động thông tin điện tử cùng các quy định khác phục vụ công tác đấu tranh, xử lý tội phạm trên môi trường internet. Cần bổ sung chức năng thanh kiểm tra về an ninh thông tin để cơ quan công an có thể trực tiếp thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm. Rà soát, thống kê, đánh giá toàn bộ các trang web, blog, diễn đàn, trang tin, báo điện tử mà các đối tượng dùng làm công cụ truyền bá, phát tán thông tin phản động, sai trái, xác minh, phân loại để có biện pháp đấu tranh ngăn chặn. Kiểm soát, phát hiện việc để lộ, lọt bí mật qua internet, khắc phục các lỗ hổng bảo mật. Mặt khác, cũng cần phải có nguồn kinh phí riêng cho việc xử lý, ngăn chặn, kiểm soát internet, sớm xây dựng dự án kiểm soát internet cấp quốc gia đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiểm soát được các loại hình dịch vụ gia tăng trên internet và mạng xã hội, không phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp dịch vụ như hiện nay.

“Cái kiềng” tư tưởng

Ở đây, cũng cần nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của người đảng viên và quản lý của tổ chức Đảng. Vừa qua, có hiện tượng đảng viên đang công tác tại các cơ quan Nhà nước sử dụng blog, web cá nhân phát tán thông tin xấu nhưng tổ chức cơ sở Đảng chưa nắm bắt, xử lý và thi hành kỷ luật. Quy định số 47-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những điều đảng viên không được làm nêu rất rõ các điều cấm như: “Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép”; “cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước”; “viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử... Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tán phát bài viết, hồi ký không đúng sự thật”: “Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh việc phản ánh, góp ý kiến đối với Đảng để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tùy tiện đối với người khác…”. Những nội dung nói trên rất cần được thi hành nghiêm túc trong Đảng, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên khi hoạt động trên môi trường internet.

Một bài học đáng tham khảo từ Ai Cập, khi “cách mạng hoa nhài” đã trở thành “lửa gần” vào đầu năm 2011, Tổng thống Mu -ba-rắc mới ra lệnh chặn Facebook, cắt internet… nhưng đã quá muộn. Cho nên, “xây” luôn đi đôi với “chống”, quản lý không có nghĩa là “khóa, cấm” cực đoan mà phải gắn liền với mục tiêu phát triển. Bác Hồ từng căn dặn: “Sự nghiệp làm nên bởi chữ “đồng”. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí gần đây, nhà báo Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã nhắc đến câu của Anh -xtanh mà ông rất tâm đắc, đại ý: Thảm họa của xã hội không phải nằm ở một số kẻ xấu, mà nó nằm ở số đông người im lặng. Mà kẻ xấu thì bao giờ cũng ít hơn rất nhiều so với những người không xấu song im lặng.

Nếu toàn Đảng và toàn xã hội làm tốt hơn việc phát huy dân chủ, đấu tranh phê bình và tự phê bình, đẩy lùi những sự “im lặng đáng sợ” thì chắc chắn sẽ không còn đất sống cho các web, blog có nội dung xấu. Chúng sẽ thực sự lạc lõng, bị “bỏ qua” trước "cái kiềng” tư tưởng và ngọn lửa luôn cháy sáng bởi tình yêu Tổ quốc và sự đồng thuận, phát triển, đúng như câu ca dao mà Bác Hồ từng nhiều lần trích dẫn, căn dặn chúng ta: “Dù ai nói ngả nói nghiêng / Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân!”.

Một số kinh nghiệm quản lý internet trên thế giới:

Trung Quốc: Lập những “tường lửa”, ngăn chặn toàn bộ các mạng xã hội bên ngoài nếu xét thấy nguy hại nghiêm trọng. Quy định các nhà cung cấp dịch vụ trên internet phải đặt máy chủ ở Trung Quốc.

Nga: Chính phủ kiểm soát chặt chẽ mạng xã hội từ nước ngoài.

Bê -la-rút: Cảnh sát tăng cường kiểm soát thông tin trên các mạng xã hội.

Mỹ: Các nghị sĩ đang tranh cãi về một dự luật internet mà Tổng thống Mỹ rất muốn ban hành.

Các quốc gia khác như: Pa-ki-xtan, I-ran, Xy-ri, Triều Tiên, Băng-la Đét, Các tiểu Vương quốc A -rập thống nhất, Mi-an-ma… đã chặn các mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Flickr, Twitter…

(Theo TS Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương)

Nguyên Minh, Nguyễn Hòa, Ngọc Hưng

(Tiếp theo và hết)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://thebox.vn/phong-ca...16803.html#divCommentList


http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/philipp-rosler-thumb-1_zpsa711c72c.jpg

Bộ trưởng Đức gốc Việt: "Chưa hề có lý do học tiếng Việt"

Thứ hai 17/09/2012 08:00
Trong bài phỏng vấn với Spiegel, một tuần san tin tức nổi tiếng của Đức, Bộ trưởng Đức gốc Việt Rösler đã hé lộ những cảm xúc của mình về nơi chôn nhau cắt rốn.



Bộ trưởng Đức gốc Việt:

Với gương mặt nghiêm nghị, điển trai và cặp kính không gọng thường trực và mái tóc chẻ ngôi bồng bềnh, Philipp Rösler tạo một vẻ ngoài thật trang trọng và trí thức. Chỉ mới 39 tuổi nhưng Rösler đã trở thành Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ đồng thời là Phó Thủ Tướng Đức. Với vẻ ngoài quyến rũ và kĩ năng giao tiếp tuyệt vời, Philipp Rösler đã trở thành một ngôi sao của Đảng Dân Chủ tự do FDP tại Đức. Trong bài phỏng vấn với Spiegel, một tạp chí tin tức hàng tuần của Đức, Rösler đã hé lộ những cảm xúc của mình về nơi chôn nhau cắt rốn.

1. Đến Việt Nam không phải vì việc cá nhân

Philipp Rösler ra đời năm 1973 tại Sóc Trăng, Việt Nam. Anh đã được 2 nữ tu cưu mang cho đến 9 tháng tuổi, khi anh được một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi và đem về Đức. Rösler chưa bao giờ muốn biết rõ về quá khứ của mình. Anh cảm thấy việc tìm kiếm một thứ gì đó có nghĩa là đã đánh mất thứ gì đó, trong khi bản thân anh lại không cảm thấy mình thiếu bất cứ thứ gì. Anh không có cảm giác đặc biệt gì về quê hương Việt Nam. Đối với Rösler, nước Đức là quê nhà. Việt Nam chỉ là một phần trong cuộc sống của anh mà anh thậm chí còn không nhớ nổi. Đây là những cảm xúc mà Rösler dành cho quê hương, được anh nhắc lại nhiều lần khi được hỏi về Việt Nam.

Vợ chồng Rosler hôn nhau trước hàng loạt máy ảnh của báo giới

Trong lần đến Việt Nam sắp tới, Bộ trưởng Đức gốc Việt này đã hạ quyết tâm không đi ngao du mà chỉ tập trung vào công việc. Anh nói anh đến đây với tư cách đại diện của nền kinh doanh Đức chứ không phải là để lao vào công cuộc tìm kiếm dấu vết quá khứ của cá nhân.

Khi được hỏi anh có học một số từ tiếng Việt khi đến Việt Nam không, Rösler khẳng định: “Đó sẽ là một việc không thành tâm. Tôi có gắn kết với nước Việt Nam vì đó là một phần cuộc đời tôi, nhưng tôi đến Việt Nam lần này với tư cách Bộ trưởng Kinh tế Đức”.

Hình ảnh Philipp Rösler thuở bé

2. “Việt Nam không có ý nghĩa đặc biệt nào với tôi”

Trong một bài phỏng vấn khác của Spiegel, khi được hỏi “Anh có từng cố học tiếng Việt” hay không, Rösler cũng trả lời chắc nịch: “Không, tôi chưa từng có lý do nào để làm vậy”. “Tôi là người Đức, và tôi luôn cảm thấy mình giống như một người Đức”.

   Đơn giản là tôi chẳng bao giờ có mong muốn quay trở về, vì Việt Nam chẳng có bất cứ ý nghĩa đặc biệt nào với tôi. Nếu anh không thiếu thứ gì, anh sẽ không đi tìm kiếm thứ gì cả.

Phải đến năm 33 tuổi, Rösler mới về thăm Việt Nam lần đầu tiên. Anh nói “Đơn giản là tôi chẳng bao giờ có mong muốn quay trở về, vì Việt Nam chẳng có bất cứ ý nghĩa đặc biệt nào với tôi. Nếu anh không thiếu thứ gì, anh sẽ không đi tìm kiếm thứ gì cả. Cuối cùng tôi vẫn đi vì vợ tôi đã nói với tôi: “Chúng ta muốn có con, và em muốn mình có thể nói cho chúng biết về đất nước nơi anh đã sinh ra"”.

Trong chuyến về thăm Việt Nam lần đầu tiên năm 2006 theo lời thuyết phục của vợ, anh đã quyết định không đến Sóc Trăng, nơi anh sinh ra và cũng là nơi có cô nhi viện mà anh đã được cưu mang thuở bé. Rösler cho biết Sóc Trăng không khác gì mấy so với những địa điểm khác tại Việt Nam. Tuy không gặp được 2 nữ tu đã cưu mang anh khi bé vào năm 2006, nhưng sau đó Rösler đã có liên lạc qua email với một trong 2 người. Rösler cũng cho biết anh không hề muốn biết tình cảnh nào đã đẩy mình đến cô nhi viện ở Sóc Trăng.

Khi được hỏi tại sao anh không đi tìm cha mẹ ruột, Rösler cũng chia sẻ thẳng thắn: “Đối với tôi, cha (nuôi) tôi cũng như cha ruột. Mọi việc vẫn tốt đẹp theo cách của nó. Tôi không thiếu thốn bất cứ thứ gì”.

Trả lời câu hỏi "Anh có thôi thúc nào để tìm lại nguồn gốc của mình không?", Rösler cho biết: "Không, chưa bao giờ. Nước Đức là quê nhà tôi. Việt Nam là một phần cuộc sống của tôi mà tôi không có ký ức nào gợi nhớ về. Tôi lớn lên ở Đức. Ở đây có gia đình tôi, cha tôi và bạn bè tôi".

3. Người châu Á đáng ngưỡng mộ

Nói về nguồn gốc châu Á của mình với tạp chi Spiegel, Rösler cho biết vẻ ngoài đậm nét Á Đông của mình đã nói lên nguồn gốc, tuy nhiên anh không tinh thông võ thuật phương Đông và cũng không thường ăn thức ăn châu Á.

Với cương vị một người châu Á hiếm hoi trong hàng ngũ lãnh đạo ở Đức cũng như ở các nước phương Tây nói chung, Philipp Rösler đã từng gặp phải những ánh mắt ngạc nhiên. Tuy nhiên, anh cũng chia sẻ rằng tổng thống Obama đã không quá kinh ngạc khi thấy một người châu Á giữ vị trí cao trong bộ máy chính quyền Đức. Obama có vẻ thực sự thích thú và muốn tìm hiểu thêm về con đường sự nghiệp của Rösler.

Rösler cũng cho biết nhiều người xem anh như một hình mẫu lý tưởng. Khi chuẩn bị trở thành bộ trưởng, anh đã gặp một người da đen tại một nhà hàng. Ông này đã nói với Rösler: “Tôi nghĩ thật tuyệt vời khi một trong số những người chúng ta đã đến được đỉnh vinh quang”. Rösler rất hài lòng về câu nói đó vì anh nghĩ đó là lời chia sẻ thật lòng và đến từ trái tim.

Hoàng Dược Sư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Những suy nghĩ của tôi: Ông ta-Philipp Rösler- như muốn nói: Tôi là "người Đức" sao các người cứ muốn tôi phải là người Việt cơ chứ.

Và tại sao báo chí ta cứ nêu cái tít Bộ trưởng Đức gốc Việt làm gì trong khi người ta đã khẳng định rằng Việt Nam chẳng là cái gì với họ.
Chẳng lẽ đến bây giờ các vị phóng viên chưa thấm cái câu các cụ nhà ta dạy từ lâu là đừng "thấy người sang bắt quàng làm họ",đặc biệt là với ông bộ trưởng này, người thật sự không muốn biết về ông bà tổ tiên hay cha mẹ và gốc gác của mình. Tôi nghĩ thế và thật sự không khoái gì vị này.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://blogtiengviet.net/.../ca_cha_aort_tha_nh_ca_ng

QUYẾT CHÍ ẮT THÀNH CÔNG

viết bởi:Giáo Sư Nguyễn Lân Dũng
Chuyên mục: Nhật ký

QUYẾT CHÍ ẮT THÀNH CÔNG

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/IMG_0084_zps30aad016.jpg

Đó là câu chuyện về doanh nhân Việt kiều thành đạt trên đất Nhật Ngô Hùng Lâm. Anh hiện là Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật, một tổ chức đại diện cho trên 40 000 người Việt đang học tập, nghiên cứu, làm ăn và sinh sống tại Nhật.

Anh sinh năm 1961 tại Vũng Tàu trong một gia đình 8 anh chị em. Bố anh là sĩ quan trong chính quyền Sài Gòn và có tới 4 người vợ (!) nên rất ít khi ngó ngàng đến anh. Anh trải qua tuổi thơ với nhiều bất hạnh và cả khó khăn về kinh tế.
Mới học lớp 2 đã phải đi bán kem, bán ổi, bán bánh chuối để đỡ đần cho mẹ. Học hết lớp 5 đã phải nghỉ học vì thiếu tiền ăn học tiếp. Từ đó theo mẹ làm đủ mọi nghề để nuôi các em. Anh học được nghề bắt kỳ nhông trong rừng sâu. Phải rời nhà từ 3 giờ sáng với 2 củ khoai luộc và 1 chai nước uống... Anh tâm sự :"Sau này khi ra nước ngoài lập nghiệp, hình ảnh những năm tháng trèo đèo , lội suối đi bắt kỳ nhông luôn thường trực trong tôi. Mỗi lần gặp khó khăn tôi lại nghĩ: Vẫn sướng hơn hồi mình đi bắt kỳ nhông". Sau ngày 30-4-1975 anh lại theo mọi người đi đào vỏ đạn, đầu đạn để bán. Công việc quá nguy hiểm và người anh trai đã suýt chết vì đất sạt và bị cát chôn lấp.

Anh chuyển sang một nghề an toàn hơn là làm thuê cho một chủ thuyền chài. Bất đắc dĩ với cuộc sống nghèo túng, anh đã tìm đường vượt biên bất chấp mọi hiểm nguy. Sau 14 ngày lênh đênh trên biển cả, chịu đói, nhịn khát, uống toàn nước biển anh đã ngất đi. Khi tỉnh dậy thì thấy đang ở trong một bệnh viện tại Malaysia. Bác sĩ người Nhật Yamamoto đã cứu sống anh. Khi bình phục anh được chuyển đến một trại tỵ nạn trên một hòn đảo nhỏ. tại đó anh may mắn gặp lại người anh ruột cũng đã liều lĩnh vượt biên trước anh. Người anh được đón sang Nhật còn anh thuộc diện sang Mỹ. Nhưng anh đã làm đơn xin sang Nhật khi nghĩ đến người bác sĩ Nhật đã cứu sống anh. Trước mắt các quan chức Nhật anh đã xé hồ sơ đi Mỹ và nói thà phải quay về đảo tỵ nạn chứ không đi nước nào khác nữa.

Thế là bắt đầu cuộc sống tại đất nước Mặt trời mọc. Anh được làm con nuôi tại một gia đình nghèo và được mang tên Nhật là Fujii Minorư. Bố mẹ nuôi đặt cho anh tên Minorư (nụ hoa) là hy vọng một ngày không xa anh sẽ trở thành một bông hoa đẹp đẽ. Anh cảm động đến mức khóc ướt hết gối trong giấc ngủ đầu tiên tại đây. Đó là những năm 80 của thế kỷ trước và anh bắt đầu bằng việc quyết tâm học bằng được thứ tiếng Nhật rất khó tại một trường dành cho người nước ngoài.
Ông bố nuôi dặn anh: Với cha, con là đứa con do ta sinh ra, đứa con của Nhật Bản, nhưng ra ngoài gặp bất cứ ai nói gì con cũng phải nói Cảm ơn hay Xin lỗi và Vâng ạ. Đây là bài học đầu đầu tiên về chữ Nhẫn chữ Nhịn của văn hóa Nhật.
Sau nửa năm anh đã đủ khả năng giao tiếp và bắt đầu xin đi học nghề mộc. Anh ngẫm ra muốn giỏi phải biết tự quan sát và học lỏm. Anh được khen là có đức tính trung thực và tự giác, những đức tính rất được coi trọng ở Nhật Bản. Sau một năm chỉ có 6 học viên (trong đó có anh) làm bài thi tốt trên tổng số 26 học viên. Bài thi là làm một hộp đồ nghề rất khó và học viên được một ngày chuẩn bị. Trong khi mọi người chỉ tìm hiểu qua sách vở thì anh đi mượn một hộp đồ nghề và tháo ra để xem xét thật kỹ lưỡng.
Anh được tuyển vào Công ty Kanakawa với một ông chủ vừa khó tính và hay đánh chửi. Anh phải đóng lấy một ngăn để ngủ không trần trong một nhà kho rộng lớn, kể cả trong mùa đông giá rét. Có lần chủ đánh anh chảy máu nhưng bố nuôi anh lại bảo anh phải đến xin lỗi .

Mười năm sau ông mới cho anh biết chính ông đến gặp người chủ mà không cho anh biết, vì muốn anh học được cách tự mình vươn lên. Sau bảy tháng anh xin phép đi thăm người anh ruột nhưng vì về muộn nên đã bị ông chủ lấy lại hết quần áo và đẩy ra đường, không trả cho một xu tiền công. Lại thêm một bài học về sự tàn ác của một số người. Anh vẫn bằng lòng vì sau 7 tháng đã nâng cao được tay nghề và tăng thêm năng lực chịu đựng trước một cuộc sống khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Sau đó mẹ nuôi của người anh tìm cho anh một việc làm ở Công ty xây dựng Nagano với mức lương 30 000 yên (thu nhập bình quân thời ấy là 200 000 yên). Anh tự thuê một căn phòng nhỏ ở ngay Công ty để kiếm thêm việc trông coi đồ đạc cho chủ. Đó là những năm tháng phải hết sức dè sẻn mới sống được qua ngày. Anh muốn học thêm ở một trường kiến trúc nhưng không đủ tiền đi tàu điện, may vì sống tốt nên có một anh bạn cho đi nhờ xe.
Sau 6 tháng anh tình cờ gặp một đại gia đình người Việt mới chuyển đến vùng ấy. Người ông là một người Nhật tham gia chiến tranh ở Việt nam và nay được phép đón cả đại gia đình hồi hương. Một tình yêu sét đánh với người cháu gái của ông - cô Hoàng Thúy Hồng, một cô gái thùy mỵ và mới có 18 tuổi. Anh được dịp trổ tài giúp đỡ gia đình này- từ sửa chữa nhà cửa, đến quét dọn, lau chùi, đi lại mua thuốc men, có khi đội mưa đạp xe đến đưa áo mưa cho nàng rồi lại vội về ngay cho kịp giờ đi làm (!). Biết anh là chàng trai tỵ nạn rất nghèo, người bà của nàng hết sức ngăn cản. Tình yêu đã khiến anh ngủ lại ngay tại sân ga xép gần nhà nàng để hy vọng có lúc được gặp nàng. Từ trên căn gác nàng đã thấy tất cả và thêm lòng mến yêu anh. Anh chỉ còn cách viết thư và đạp xe trong đêm rồi trèo cổng nhét vào tủ đựng đồ ở cơ sở nàng làm việc. Tình yêu đã chắp cánh cho anh vươn lên, quyết lập nghiệp để mong có ngày được cưới nàng. Để có tiền học lái xe nàng đã giấu gia đình , tiết kiệm chi tiêu nhằm hỗ trợ cho anh. Vậy mà anh thi 8 lần không đỗ chỉ vì không hiểu hết các từ chuyên môn tiếng Nhật nên làm sai bài thi. Anh nhất quyết gặp bằng được Hiệu trường trường dạy lái xe và ông này đã hiểu ra nguyên nhân và cứu được anh.
Anh đã có thể mượn được xe của bạn để tranh thủ bí mật đón nàng đi chơi. Không lâu việc đó bị phát hiện và bị mẹ nàng mắng té tát cả anh lẫn nàng. Bà ấy bảo với nàng: Thà không có con còn hơn là có một đứa con không thèm nghe lời cha mẹ! Từ hôm ấy anh càng nung nấu ý chí thoát nghèo. Anh chuyển sang Công ty Yamamoto với mức lương thợ lành nghề được tới 200 000 yên (chỗ cũ chỉ được có 30 000 yên). Anh đã có thể tự đứng ra nhận thầu các công trình và tự lập một đội xây dựng. Thu nhập tăng dần tới 300 000 yên và đã sắm được cả ô tô, thuê được cả nhà mới. Việc cầu hôn rất nhiều lần đều thất bại dù anh nay đã trở nên khá giả. Nguyên nhân bà nội là một người Việt gốc Hoa , nạn nhân của vụ "bài Hoa" tại Hà Nội sau năm 1979.
Ông chủ hãng Yamamoto vì rất quý anh nên đã ra tay can thiệp bằng cách tự đi thuyết phục nhà nàng. Trước sự căng thẳng của cả gia đình nàng, ông bình tĩnh nói: Cậu ta là chàng trai rất chăm chỉ, chịu khó, có tài và tương lai rộng mở phía trước, là thành viên xuất sắc nhất của Công ty chúng tôi. Nếu lời nói tôi có gì sai sót thì sau này có bất kỳ vấn đề gì tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm. Nghe lời nói của một doanh nhân có uy tín như vậy nên bà mẹ ngỏ lời đồng ý . Nhưng khi đó người cậu đã vớ chiếc gạt tàn thuốc lá ném qua đầu bà chị vỡ tan ra khi đập vào tường. Hành động quá khích đó không làm thay đổi được quyết định của cả nhà gái, và cặp uyên ương đã được xây tổ ấm vào ngày 12-6-1988.

Sau khi lấy vợ người bố nuôi đã bảo với anh: Đây mới là khởi đầu cho một cuộc sống mới. Lấy con người ta về rồi con phải làm sao đem lại cuộc sống no ấm và hạnh phúc cho vợ con. Anh kể lại :Đêm tân hôn hai vợ chồng cứ ôm nhau mà khóc. Sáng hôm sau tỉnh giấc giật mình không biết có phải mình đang mơ hay không? Từ đấy anh càng tập trung nhiều hơn cho công việc. Nhóm khác làm một ngôi nhà hết hai tháng thì nhóm anh chỉ làm xong trong một tháng. Tất nhiên là muốn bảo đảm chất lượng phải làm miệt mài từ sáng sớm đến tối mịt. Anh không chỉ đạo công nhân bằng uy quyền mà bằng chính việc làm gương cho mọi người noi theo.
Anh trưởng thành dần và bắt đầu làm được những công việc khó khăn hơn, như xây nhà ven biển hay xây nhà trên núi cao...

Tôi muốn nói nhiều đến những bước khởi đầu vô cùng gian khó của doanh nhân Ngô Hùng Lâm. Anh đã thành công nhờ lòng quyết tâm học hỏi và một tinh thần cầu tiến bộ. Ít ai hình dung nổi hiện nay anh đã là một nhà doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản với hai siêu thị lớn chuyên về hoa, cây cảnh, gốm sứ, đồ làm vườn với tổng diện tích tới gần 10 000 m2 (!). Anh đang chuẩn bị mở siêu thị thứ ba ngay gần sân bay quốc tế Narita. Anh cũng là người thành công chuyển gốm sứ của làng Bát Tràng sang thị trường Nhật Bản, Để thích hợp với người Nhật anh đã phải tự thiết kế mẫu mã, hoa văn rồi về Bát Tràng ký hợp đồng làm hàng. Gốm sứ Bát Tràng được nung ở nhiệt độ 1000-1200 độ C nên rất phù hợp với khí hậu khắc nghiệt ở Nhật Bản. Anh đã thường xuyên tặng sản phẩm cho các nhà chùa, các trường học, các tổ chức tình nguyện, vừa để tu tâm, tích đức, vừa để xây dựng thương hiệu. Anh quy định nếu khách hàng nhỡ tay làm vỡ không phải đền tiền, vận chuyển đi xa có vỡ cũng có thể quay lại đổi hàng miễn phí. Truyền thống hiếu khách của người Việt đã được anh vận dụng thành công trên đất Nhật. Vì khách thích mua chậu có hoa hơn chậu không cho nên vợ chồng anh đã dày công tổ chức việc trồng hoa và tiến tới vừa kinh doanh cả chậu , cả hoa lẫn cây cảnh . Anh chị biết chuẩn bị đủ hoa cho những ngày lễ lớn ở Nhật (lễ Shogatsu, lễ Higan Xuân, lễ Higan Thu, và lễ Obon). Khách rất ngạc nhiên khi anh bán rẻ hơn người khác, hoa đẹp hơn lại còn được mời uống trà.

Sau 5 năm thương hiệu của anh đã có tiếng tại Nhật. Tai họa sóng thần tại Sendai ngày 11-3-2011 là một thử thách lớn với vợ chồng anh. Anh quyết định động viên nhân viên bằng cách không giảm lương như các nơi khác, mở kho để cung cấp đồ ăn , nước uống cho nhân viên và còn tặng nước đóng chai cho các khách hàng có mang theo con nhỏ. Anh thường quan niệm: Có nhân viên tôi mới làm giám đốc, phải luôn hết mình vì những người đã tin tưởng và đưa mình lên làm lãnh đạo.

Anh chị có hai đúa con, con trai- Ngô Hoàng Quốc (Fujii Takeshi) và con gái- Ngô Hoàng Mi (Fujii Yumiko). Mặc dầu hai cháu đều đã tốt nghiệp Đại học, nhưng khi muốn vào làm việc ở cơ sở của anh, anh vẫn yêu cầu phải làm đơn xin việc như những người khác và trong hợp đồng lương có một điều khoản là hàng tháng phải dành 10% tiền lương để làm từ thiện (!). Anh đã dành không ít kinh phí để gửi về giúp đỡ quê hương . Chẳng hạn như quyên góp 100 triệu VND để góp phần xây dựng cầu ở Quảng Bình, giúp kinh phí hỗ trợ các Hội chữ thập đỏ ở Bắc Giang, hỗ trợ kinh phí cho nạn nhân bão lụt miền Trung , cho nạn nhân chất độc da cam ở Làng Hòa Bình, cho Chương trình Đèn Đom đóm của học sinh...Ngoài ra anh đã kết nối và thúc đẩy các dự án chuyển giao công nghệ giữa Nhật Bản và Việt Nam ( xăng dầu, vật liệu xây dựng, chất phụ gia nông nghiệp...) . Trong thảm họa Sóng thần tại Nhật anh anh đã hỗ trợ các kiều bào và các nạn nhân bằng tiền và hiện vật, trị giá tới 200 triệu VND...


Anh tâm sự: Tôi được sinh ra ở đất nước Việt Nam, được đất nước Nhật cưu mang, nuôi dưỡng, trưởng thành. May mắn có được hai quê hương, tôi mong ước bắc nhịp cầu hữu nghị kết nối hai đất nước. Tôi muốn mang những tinh hoa học hỏi và hấp thu được ở đất nước Nhật bản về với Việt Nam để quê hương mình có thể phát triển, mở mang. Tôi cũng cố gắng để người tiêu dùng Nhật Bản đón chào hàng hóa của Việt Nam vì đó cũng là kết tinh và chiều sâu lịch sử văn hóa của một đất nước từng hứng chịu cảnh chiến tranh tàn phá liên miên. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn tiêu dùng của người Nhật rất cao. nếu được người Nhật chấp nhận tức là sản phẩm đó có thể mở rộng đến các thị trường khác trên thế giới....Về phần tôi, chừng nào tôi còn sống, tôi sẽ gắng sống sao để người Nhật hiểu sức mạnh của người Việt Nam là thế nào, để họ không thể đánh giá thấp mình, mà kính nể con người Việt nam, dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.

Cuộc sống cho ta thấy biết bao tấm gương vượt khó để thành đạt của doanh nhân đất Việt. Bạn đọc sẽ được hiểu rõ hơn về sự phấn đấu của anh Ngô Hùng Lâm qua tác phẩm Chinh phục đỉnh Phú Sĩ do bạn trẻ Quách Đức Anh (một nghiên cứu sinh tại Nhật) chấp bút và được Nhà xuất bản Lao động ấn hành.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Tham- sân- si và hội chứng "Hai Bà..."
 
Có một khái niệm nhanh chóng được “dân…gian” tổng kết. Đó là hội chứng “Hai Bà Trưng”, mà người đời vui đùa gọi là hội chứng Sợ! Ở đây, là sợ va chạm, sợ đụng chạm, và cao nhất là sợ đối diện với sự thật.

Có một cái tên, rồi đây, có thể sẽ đi vào lịch sử của ngành năng lượng. Nhưng hẳn là với những ghi chép không mấy sáng sủa, thậm chí biết đâu là bi thảm? Đó là thủy điện Sông Tranh 2- công trình có tổng vốn đầu tư tới gần 5.200 tỷ đồng, với hồ chứa nước dung tích 730 triệu m3, và được thiết kết trên độ cao 100 mét so với hạ lưu.

"Bảo tàng"...tham- sân- si?

Nếu mấy tháng trước đây, ST 2 phải chịu vô vàn "dư chấn" xã hội- những phản biện, chỉ trích của báo chí, lo ngại của người dân trước hiện tượng nứt đập, nước tuôn chảy...

Thì giờ, đến lượt hàng nghìn người dân huyện Bắc Trà Mi (Quảng Nam), nơi ST2 tọa lạc, kinh hoàng và hoang mang, liên tục chịu đựng những "dư chấn" của nó- hơn 40 trận động đất lớn nhỏ?

Tâm chấn (động đất- KD) đã được các nhà khoa học xác định là tại khu vực hồ chứa đập thủy điện ST 2. Nguyên nhân động đất, theo các nhà khoa học, được xác định là do hồ chứa thủy điện ST 2 tích nước gây nên động đất kích thích.

Riêng đêm 3/9, có tới 4 trận động đất. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo, nguy cơ xảy ra các trận động đất lớn hơn, ở đây là hiện hữu. Không biết sự giận dữ của xã hội đáng sợ hơn hay sự giận dữ của thiên nhiên đáng sợ hơn? Khi mà số phận và tính mạng hàng ngàn hộ dân ở huyện Bắc Trà Mi đang hàng ngày, hàng giờ treo lơ lửng dưới những trận động đất?

Ngược với báo cáo của Bộ Công thương, đề nghị Chính phủ cho tích nước vận hành thủy điện ST 2, và cũng ngược với kết luận của Tập đoàn Điện lực VN (EVN) cho rằng ,các đợt rung chấn vừa qua không ảnh hưởng đến công trình, nhiều chuyên gia lĩnh vực thủy lợi- thủy điện lên tiếng cảnh báo đáng sợ. Trong khi, đến thời điểm này, ST 2 mới tích nước khoảng 200-300 triệu m3.

GSTS Nguyễn Thế Hùng (ĐHBK Đà Nẵng) cho rằng những đề nghị đó, chẳng khác gì "đánh cược" với tính mạng và tài sản của hàng nghìn người dân.

Phần thắng sẽ thuộc về Bộ Công thương, về EVN đầy tiềm lực, hay phần ...thua thuộc về những người dân tay không? Chưa rõ. Nhưng chính vào thời khắc này, nhiều câu hỏi cần đặt ra, sòng phẳng.

Xưa nay, "số phận" các đập thủy điện, về kỹ thuật, thật oái oăm, luôn xây dựng ngay trên những đới đứt gẫy, mà ST 2 không phải ngoại lệ. Nhiều chuyên gia thủy điện cho rằng, vẫn có thể thiết kế đập an toàn trong vùng động đất, nhưng với điều kiện xem xét, đánh giá, tính toán thật đầy đủ các yếu tố liên quan, đặc biệt trong thi công, kết cấu công trình phải thật bảo đảm. Đó là điều kiện đủ.

Tiếc thay, nói đến chất lượng công trình, ở ta, đó lại luôn là điều kiện...thiếu nhất. Bởi con người không đủ cái tâm.

Cũng ông Nguyễn Thế Hùng cho biết "khi đi cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam khảo sát thân đập, cho thấy công trình đã rệu rạo lắm rồi". Nên nhớ công trình này đầu tư hơn 5000 tỷ đồng, một số tiền khủng!

Còn ông Lê Trí Tập, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cũng là 1 chuyên gia thủy lợi từng "chỉ thẳng mặt chủ đầu tư, nói hiện tượng rò rỉ nước ở công trình là do không có lõi đồng ở giữa các khối bê tông hoặc có mà là hàng kém chất lượng. Họ cứng họng không cãi được.

Mà không chỉ ST 2, hầu như 100% thủy điện ở Quảng Nam thiếu 3 điều cốt lõi: Cống xả đáy, diện tích hồ phòng lũ và hệ thống quan trắc. Vì sao? Vì họ sợ tốn tiền, họ chỉ nghĩ đến lợi nhuận!"

Ôi chao, lại chuyện đồng tiền!

Khoảng 40 tỷ đồng, để "vá víu" lại cái "rách toác" thân đập ST2, đã phải là con số cuối cùng chưa? Đã đủ để "vá víu" sự "rách toác" lương tâm không ít kẻ chưa? Chắc là chưa.

Theo các chuyên gia, đây mới chỉ là phương án khắc phục tạm thời, chưa thể xử lý triệt để (!)

Nếu ST 2 tiếp tục gây những sự cố lớn hơn nữa, ai sẽ phải chịu trách nhiệm trước tính mạng hàng nghìn người dân Bắc Trà Mi đây?

Được biết, tại cuộc họp báo cáo sơ bộ của đoàn công tác Bộ KH- MT, Bộ Xây dựng..., về ST2, ông Nguyễn Đức Hải, Bí thư TU Quảng Nam đã phải đề nghị: Nếu đập ST2 không an toàn, cần phải "hy sinh" công trình này.

Đó quả là cân nhắc bất đắc dĩ và quá đau xót!

Ông Nguyễn Đức Hải cũng yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư trong vụ việc này.

Đồng tiền- luôn là thủ phạm duy nhất của các dự án "đổ bể" đến đau đớn và hổ thẹn: Đại lộ Đông Tây, PMU 18, Vinashin, Vinalines...Và còn những dự án nào nữa, nay mai? Mới đây nhất, báo Tuổi Trẻ đưa tin, cầu cảng Tổng kho dầu khí Đà Nẵng, công trình được đầu tư 400 tỉ đồng, bị sập đổ.
Giữa lúc ST 2 còn "hứa hẹn" răn đe con người những trận động đất ở "thì tương lai", thì 1 dư chấn khác, mạnh không kém ST2 nổ ra. Dự án xây dựng Bảo tàng lịch sử Quốc gia, với tổng số tiền đầu tư hơn 11 nghìn tỷ đồng!

Một bảo tàng lịch sử tầm cỡ quốc gia với kiến trúc trông rất "phồn thực"- dự kiến sẽ được xây, trong khi Bảo tàng Hà Nội vừa xây xong cách đây ít lâu, với 2300 tỷ đồng, trông hệt kim tự tháp ngược, vừa xấu về hình hài, vừa ốm yếu về chất lượng, nằm trơ khấc, bẽ bàng trong sự quạnh quẽ vì quá ít khách tham quan.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/baotanghanoi_zpsa37c61db.jpg

Bảo tàng hơn 2  nghìn tỷ của Hà Nội đã khánh thành nhưng đang thiếu hiện vật

Chợt nghĩ tới tư duy văn hóa của người Việt chúng ta.

Trong khi liên tục cho ra đời những dự án khủng, kiểu dự án hơn 11000 nghìn tỷ đồng thì không tiếc, mà lại "tiếc" có hơn 11 tỷ đồng- cho bảo tồn 1 di sản văn hóa quốc gia- chùa Trăm Gian.

Để đến nỗi ngôi chùa bị phá hỏng. Chỉ khi đó, quản lý văn hóa mới cuống lên, vào cuộc.

Hồn cốt Chùa Trăm Gian, hồn cốt của Thành nhà Mạc, của Chùa Trầm mới đây, và của bao di tích văn hóa- lịch sử đã không còn. Hay chính hồn cốt "văn hóa Việt" đã ...vất vưởng từ lâu lắm rồi?

Oái oăm thay, dự án này ra đời vào lúc ngẫu nhiên, ngành giáo dục trước đó, vừa tiến hành 1 cuộc khảo sát về đội ngũ nhà giáo. Kết quả điều tra xã hội học- cũng tạo nên 1 "dư chấn" đau đớn cho những ai vốn quan tâm tới nền học vấn nước nhà.

Tới 50% số nhà giáo của 7 tỉnh, t/p  được khảo sát trả lời, họ hối hận vì đã chọn nghề, và không muốn tiếp tục dạy học nữa. Bởi cơm áo không đùa với...nhà giáo. Bởi công việc nhiều áp lực, bệnh dối trá đã thành hệ thống, kéo đến hệ lụy dạy học không còn là nghề được xã hội tôn trọng. Có gì đó tựa sự tổn thương!

Nhiều năm trước đây, khi lăn lộn ở cơ sở, rất nhiều lần người viết bài trò chuyện với các nhà giáo vùng khó khăn. Một điều thực cảm động, họ chọn lựa nghề dạy học, vì yêu nghề, yêu trẻ. Đó là 1 thực tế.

Nhưng ở chính hành trình hội nhập với thế giới hiện đại này, con số 50% nhà giáo hối hận và quay lưng lại với nghề của mình cũng là 1 thực tế khác.

"Yêu" và ... "ly thân" là 2 trạng thái hạnh phúc và khổ đau của con người. Nhưng từ "yêu" đến "ly thân" với nghề của 50% số nhà giáo kia, hẳn không phải lỗi tại họ.

Chúng ta thường nhắc đến khẩu hiệu: "Giáo dục là động lực phát triển". Nhưng mới ở 7 tỉnh, t/p, đã có tới 50% số nhà giáo không còn động lực với nghề. Vậy thì đất nước sẽ phát triển ra sao? Chẳng lẽ,  khẩu hiệu vẫn chỉ là khẩu hiệu?

Chẳng lẽ, ngành giáo dục đã trở thành 1 thứ ... "bảo tàng", vì sự cổ lỗ, lạc hậu, tụt hậu, và chỉ mang ý nghĩa xem xét như là những hiện vật, những chứng cứ của 1 giai đoạn lịch sử trong quá khứ? Vậy tương lai của dân tộc này, sẽ đi lên từ đâu?

Hay những dự án như Đại lộ Đông Tây, PMU 18, Vinashin, Vinalines... và biết đâu nữa, cả dự án Bảo tàng lịch sử Quốc gia, đáng được xây thành  "bảo tàng"... tham- sân- si?

Và những cơn động đất kinh hãi của ST 2, sự nứt toác đập ST2, liệu có thể là những "vật chứng" sinh động cần được trưng bày tiếp trong loại bảo tàng này không?

Hội chứng "Hai Bà..."

Sau những ồn ã phản biện và tranh cãi gay gắt về cuốn SGK tiếng Việt lớp 3 "Hai Bà Trưng đánh giặc nào", rút cục có 1 khái niệm nhanh chóng được "dân...gian" tổng kết. Đó là hội chứng "Hai Bà Trưng", mà người đời vui đùa gọi là hội chứng Sợ! Ở đây, là sợ va chạm, sợ đụng chạm, và cao nhất là sợ đối diện với sự thật.

Nhưng hội chứng "Hai Bà" này, hóa ra khá ...thời thượng và phổ biến. Và nếu pháp luật không được thượng tôn, nếu thiết chế quản lý lỏng lẻo, nếu con người luôn cầu an và thỏa hiệp, thì rút cục trong xã hội, sẽ diễn ra nghịch lý: Người ngay sợ kẻ gian. Cái tốt sợ cái xấu. Cái hay sợ cái dở. Cái chính sợ cái tà.

Khi ấy, sự hoài nghi sẽ lên ngôi!

Mới đây, người hâm mộ thể thao ồn ào xung quanh vụ HLV Hữu Thắng (Đội Sông Lam- Nghệ An), bức xúc trước đề nghị, cần có cuộc xét nghiệm ma túy trên diện rộng với các cầu thủ của mình. Vì theo vị này, điều đó là xúc phạm, làm tổn thương đến các cầu thủ của CLB.

Nhưng sự bức xúc của HLV Hữu Thắng, liệu có ghê gớm hơn sự bức xúc của người hâm mộ môn thể thao Vua này không? Khi họ trực tiếp nhìn hình ảnh cực kỳ phản cảm, và bệ rạc của cầu thủ Huy Hoàng lái chiếc xe CRV gây tai nạn ở Thanh Hóa trong tình trạng mất kiểm soát, "người lắc lư, tay múa may", nghi vấn là biểu hiện của việc đang phê thuốc lắc?

Và thực trạng hư hỏng của nhiều cầu thủ bóng đá đội SL liệu có giấu được mãi trong bóng tối?

Cho dù cuối cùng, Huy Hoàng, "biểu tượng" của bóng đá xứ Nghệ, thoát khỏi yêu cầu chính đáng của dư luận. Nhưng "biểu tượng" đó, thực ra, đã... đổ bể trong lòng người hâm mộ mất rồi.

Hữu Thắng có thể bảo toàn được danh dự cho toàn đội không, nếu như vị HVN này, theo cách nói của "dân...gian"- cũng đang mắc hội chứng "Hai Bà"- hội chứng sợ. Sợ đối diện với sự thật!

Thực chất, ai đang làm tổn thương ai? Người hâm mộ hay Huy Hoàng và các cầu thủ của HLV Hữu Thắng?

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/225039_2147483647_zpsf7b09f41.jpg

Cầu thủ Huy Hoàng đang "mơ màng" vì chất kích thích với đồng phục Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam sau khi gây tai nạn

Và những ngày này, dư luận xã hội cũng rất quan tâm đến đợt sinh hoạt chính trị lớn- phê và tự phê bình trong Đảng.

Trong ứng xử của đời sống cộng đồng, có câu tổng kết của dân gian rất hay: Một điều nhịn, 9 điều lành! Nhưng trong cuộc đời, có khi 1 điều nhịn, dễ thành 9 điều ...dở.

Mới đây, trả lời phỏng vấn của báo Nhân Dân, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ cho rằng, nếu không có ai nhận trách nhiệm vụ Vinashin, Vinalines thì việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình coi như không thành công. Và: Cần kết luận rõ ai thuộc 1 bộ phận không nhỏ suy thoái...

Chỉ một chữ ai, trong "nhóm lợi ích", trong "1 bộ phận suy thoái", nhưng là cả một cuộc sinh hoạt chính trị căng thẳng, nghiêm khắc. Sự day dứt của vị cán bộ tổ chức lão thành, có kinh nghiệm thực tiễn đầy mình, trước chữ ai còn bỏ ngỏ đó, là 1 thực tế xót đau.

Vì vậy, sẽ tốt hơn rất nhiều, nếu cơ chế quản lý, nếu thiết chế kinh tế- chính trị- xã hội hiện nay, trước thách thức của hội nhập và phát triển, nhạy bén nhìn ra những khiếm khuyết để hoàn thiện, phù hợp quy luật thực tiễn và thời đại.

Ở đó, pháp luật, pháp luật, và chỉ pháp luật mà thôi phải được coi là thượng tôn.

Ở đó, pháp luật thực sự được tôn trọng, được tôn vinh đóng vai trò điều chỉnh, kiểm soát mọi động cơ, hành vi của mỗi công dân, từ thường dân đến quan chức cao cấp. Chỉ khi đó, căn bệnh duy ý chí, chỉ nói mà không làm, nói vậy không phải vậy, mới có cơ bị thải loại trong đời sống. Mọi cuộc sinh hoạt chính trị mới đạt hiệu quả.

Tham- sân- si là bản năng giống loài của con người, là tính người. Nó không phải là thuộc tính riêng biệt. Mà nó ngự trị trong tất cả chúng ta, trong tôi, trong anh, trong chị..., nó hành trình cùng con người, từ xã hội tiểu nông đến xã hội văn minh.

Nhưng nó, tham- sân- si sẽ được kiểm soát, ngăn ngừa, nếu sự công khai, minh bạch và công tâm của pháp luật luôn ngự trị trong xã hội.

Chả thế, từ thời cổ đại La Mã, đến thời hiện đại ngày nay, hàng nghìn năm đã đi qua, biết bao vật đổi sao dời, nhưng biểu tượng Thần Công lý luôn là chiếc cân thăng bằng! Chiếc cân phân định cái Thiện- cái Ác, biểu tượng của lẽ phải, sự công bằng, nghiêm minh và không thiên vị, vẫn tồn tại và bất biến.

Thứ bảy, 15 Tháng 9 2012 08:47  
Kỳ Duyên

Nguồn: http://vanhoanghean.vn/nh...-va-hoi-chung-hai-ba.html
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ngôi trường có 7 phó hiệu trưởng, 68 phó trưởng khoa



Hơn 2.000 cán bộ viên chức của Trường Đại học Công nghiệp (ĐHCN) TPHCM hồ hởi đón nhận thông điệp "tái cơ cấu bộ máy nhân sự" được truyền đi tại hội nghị công chức vào đầu năm 2012. Chỉ một thời gian ngắn, nhiều người giật mình nhận ra bộ máy nhân sự của trường ngày càng "phình to" bất thường.

SÁP NHẬP KIỂU "RÂU ÔNG CẮM CẰM BÀ"

Thành lập tháng 12-2004, đến nay Trường ĐHCN TPHCM không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Hiện trường có hơn 2.000 cán bộ, giảng viên, viên chức làm việc tại 35 khoa, phòng, viện, trung tâm và bốn cơ sở trực thuộc. Với một trường đại học "đồ sộ" như vậy, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy tạo sự phát triển ổn định, bền vững lâu dài là điều cần thiết. Thay tiến sĩ Tạ Xuân Tề ngồi vào ghế Hiệu trưởng (HT) Trường ĐHCN TPHCM từ tháng 8-2011, tiến sĩ Trần Tuấn Anh đã thực hiện kế hoạch "tái cơ cấu bộ máy nhân sự" khiến nhiều người, nhất là những cán bộ kỳ cựu lên tiếng phản đối.

Ngày 3-8-2012, HT Trần Tuấn Anh ký một lèo 16 quyết định (QĐ). Đầu tiên là QĐ 595/QĐ-ĐHCN, HT Tuấn Anh cho sáp nhập Khoa Sau đại học với Phòng Khoa học công nghệ thành "Phòng Quản lý khoa học và đào tạo đại học". Liền theo là QĐ 596, HT Tuấn Anh cho sáp nhập Phòng Học liệu vào Nhà xuất bản ĐHCN. Tiếp theo là bốn QĐ "sáp nhập" từ số 597 đến 600. Theo đó, Khoa Quản trị marketing nhập vào Khoa Quản trị kinh doanh; hai đơn vị là Khoa Máy và thiết bị cùng Trung tâm Phân tích nhập vào Khoa Công nghệ hóa học; Trung tâm Công nghệ hàn nhập vào Khoa Công nghệ cơ khí. Lạ đời nhất là việc HT Tuấn Anh cho sáp nhập Khoa Giáo dục quốc phòng và thể chất vào Khoa Lý luận chính trị; Khoa Điều dưỡng nhập vào Viện Sinh học thực phẩm (?!).

Song hành với "sáp nhập" là "chia tách" và "đổi tên" hàng loạt đơn vị. Theo QĐ 602, HT Tuấn Anh tách bộ phận Tạp chí ra khỏi Nhà xuất bản lấy tên mới là Tạp chí Khoa học ĐHCN. Theo sáu QĐ từ 603 đến 608, HT Tuấn Anh cho đổi tên Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thành "Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng"; biến Phòng Công tác chính trị và giới thiệu việc làm thành "Phòng Công tác chính trị và công tác sinh viên"; Phòng Quản trị và quản lý thiết bị thành "Phòng Quản trị"; Phòng Khảo thí thành "Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng"; Phòng Hợp tác quốc tế thành "Trung tâm Hợp tác quốc tế".

Hết "sáp nhập, chia tách, đổi tên" thì đến "giải thể" đơn vị. Theo hai QĐ 609 và 610, HT Tuấn Anh giải thể Khoa Quốc tế và Trung tâm Công nghệ phần mềm... Một nhóm cán bộ của trường phản ứng: "Chúng tôi không đồng ý với cách làm của HT Tuấn Anh, nhất là việc xóa tên Khoa Giáo dục quốc phòng và thể chất để rồi "nhồi" vào Khoa Lý luận chính trị. Đây là kiểu sáp nhập "râu ông cắm cằm bà", xem thường công tác giáo dục quốc phòng và thể chất cho sinh viên, không thể chấp nhận được".

SAU MỘT ĐÊM, NHẢY LÊN PHÓ PHÒNG
Với tinh thần làm việc "khẩn trương", trong ngày 6-8-2012, HT Trần Tuấn Anh ký một mạch 26 QĐ từ 615 đến 640 về việc thay đổi bộ máy nhân sự của Trường ĐHCN TPHCM. Hai ngày sau, HT Tuấn Anh lại ký một loạt 10 QĐ tương tự. Trước đó, vào tháng 6 và 7-2012, HT Tuấn Anh cũng ký nhiều QĐ "bổ nhiệm, điều động cán bộ".

Theo các QĐ này, có nhiều người được lên chức rất nhanh. Cụ thể như kỹ sư Ninh Văn Tiến đương chức Phó khoa Công nghệ điện, được HT Tuấn Anh điều động về làm Phó phòng Quản trị và quản lý thiết bị ngày 13-6-2012. Chỉ hơn tháng sau, HT Tuấn Anh bổ nhiệm ông Tiến giữ chức Trưởng phòng này. Trường hợp ông Huỳnh Văn Minh còn đặc biệt hơn, chỉ là nhân viên với tấm bằng cao đẳng nhưng đã được cất nhắc lên chức Phó phòng Dịch vụ. Đã thế, ông Minh còn được HT Tuấn Anh giao phụ trách cả phòng này.

Ngược lại, không ít cán bộ chủ chốt bị "hạ" chức, chuyển công tác sang đơn vị khác, không đúng chuyên môn. Đang là Trưởng khoa Công nghệ thông tin, ông Đỗ Công Thành bất ngờ bị HT Tuấn Anh cho xuống làm Phó khoa Cơ khí! Trưởng khoa Quốc tế Bùi Đinh Tiền thì sửng sốt khi bị hạ xuống làm Phó giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế. Còn nữa, Trưởng khoa Marketing Phạm Duy Hiếu xuống Phó phòng Quản lý khoa học; Trưởng khoa Máy và thiết bị Nguyễn Thạch Minh xuống làm Phó khoa Hóa học; Trưởng khoa Giáo dục quốc phòng Nguyễn Minh Luận  xuống Phó khoa Lý luận chính trị; Trưởng khoa Cơ khí Huỳnh Văn Quang xuống làm Phó phòng Quản trị. Tương tự, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đinh Văn Đệ và Giám đốc Trung tâm Công nghệ hàn Lê Văn Điện cùng bị hạ xuống làm Phó khoa Cơ khí. Cùng cảnh ngộ, Giám đốc Trung tâm Phần mềm Phạm Minh Tùng xuống Phó khoa Công nghệ thông tin. Tệ hại hơn, đương chức Phó giám đốc Trung tâm Phần mềm Nguyễn Anh Sơn bị HT Tuấn Anh cho về làm nhân viên quản lý ký túc xá! Thạc sĩ kinh tế Nguyễn Thị Thủy - Phó phòng Học liệu - xuống làm nhân viên Trung tâm Thư viện! Phó giám đốc Thư viện Phạm Thủy Hồ cũng bị cho xuống làm nhân viên Phòng Công tác chính trị! Trưởng khoa Giáo dục thường xuyên Đặng Hữu Hạnh xuống làm giảng viên Khoa Ôtô. Cần biết thêm, ba ông Đỗ Công Thành, Đinh Văn Đệ, Đặng Hữu Hạnh vừa được HT Tuấn Anh bổ nhiệm chưa đầy chín tháng thì bị hạ bệ.

Không chỉ bị hạ chức, một số cán bộ còn mất chức. Ngày 18-7-2012, HT Tuấn Anh ký QĐ miễn nhiệm chức Trưởng phòng Tài chính - kế toán kiêm Kế toán trưởng (do Bộ Công thương bổ nhiệm) đối với ông Đỗ Ngọc Chín vì quá tuổi. Trong khi ông Trịnh Xuân Ngọ bằng tuổi ông Chín (SN 1954) thì được HT Tuấn Anh bổ nhiệm chức Trưởng phòng Quản lý khoa học (?!).

"TÁI CƠ CẤU" ĐỂ BỘ MÁY THÊM CỒNG KỀNH
Sau khi được "tái cơ cấu", bộ máy nhân sự của Trường ĐHCN TPHCM chẳng những không được tinh gọn mà trở nên cồng kềnh, rối rắm. Thời tiến sĩ Tạ Xuân Tề làm HT, trường có sáu Phó HT gồm PGS-TS Lê Văn Tán, PGS-TS Phan Chí Chính, tiến sĩ Phạm Hữu Lộc, tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàn, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng và thạc sĩ Nguyễn Thiên Tuế. Đến thời HT Tuấn Anh, trường lại tăng thêm một Phó HT nữa là thạc sĩ Trần Văn Thắng (công tác tại Bộ Công thương). Dư luận tại trường không đồng tình vì ông Thắng không đáp ứng hai tiêu chí bắt buộc theo quy định của Chính phủ. Với bảy Phó HT, Trường ĐHCN TPHCM trở thành trường đại học có nhiều "sếp" phó nhất tại Việt Nam. Theo điều lệ trường đại học, số lượng Phó HT của các trường đại học không quá ba người. Đối với trường quy mô lớn thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo xem xét, quyết định việc có trên ba Phó HT.
Bộ máy đầu não đã thế, đến các khoa phòng cũng "na ná". Cũng theo điều lệ trường đại học, một khoa có không quá ba cán bộ lãnh đạo (gồm Trưởng khoa và hai Phó khoa). Thế nhưng sau khi "tái cơ cấu", Khoa Hóa học của trường hiện có đến bảy cán bộ lãnh đạo gồm: Trưởng khoa Lê Thị Thanh Hương và sáu Phó khoa là các ông Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Văn Bời, Trần Nguyễn Minh Ân (nhân sự cũ); bà Trần Nguyễn An Sa, ông Nguyễn Thạch Minh và Nguyễn Hữu Trung (mới điều về).

Khoa Cơ khí cũng có bảy lãnh đạo gồm: Trưởng khoa Nguyễn Quốc Hưng (Phó khoa vừa lên chức) cùng sáu Phó khoa gồm các ông Diệp Bảo Trí, Nguyễn Lâm Sanh (nhân sự cũ); Đinh Văn Đệ, Đỗ Công Thành, Lê Văn Điện và Nguyễn Trung Dũng (mới điều sang). Tương tự, Khoa Quản trị kinh doanh hiện có sáu lãnh đạo gồm Trưởng khoa Nguyễn Minh Tuấn cùng năm Phó khoa Đặng Công Tráng, Trần Thị Huế Chi (nhân sự cũ); Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Quang và Vũ Thị Mai Chi (mới điều về).

Phòng Đào tạo của trường cũng có đến sáu lãnh đạo gồm Trưởng phòng Nguyễn Đức Minh cùng năm Phó phòng Nguyễn Huỳnh Hòa, Lâm Viết Dũng, Trần Đắc Phiến, Trần Thị Mộng Loan và Trần Đức Tuyên. Hợm hĩnh nhất là Phòng Công tác chính trị và công tác sinh viên. Cả phòng chỉ năm cán bộ nhưng có đến bốn lãnh đạo, gồm Trưởng phòng Hoàng Đơ cùng ba Phó phòng Phạm Thanh Tùng, Trần Thị Thanh và Trịnh Cẩm Vân.

Cộng chung Trường ĐHCN TPHCM hiện có đến 68 phó khoa và 66 phó phòng.
Với hàng chục quyết định do HT Trần Tuấn Anh ký ban hành, bộ máy nhân sự của Trường ĐHCN TPHCM đã có sự biến động lớn, gây xáo trộn các hoạt động của trường dẫn đến bức xúc trong dư luận cán bộ giảng viên. Đã có nhiều đơn thư kêu cứu, kiến nghị gửi các cơ quan chức năng. Đề nghị lãnh đạo Bộ Công thương khẩn trương chỉ đạo làm rõ, tránh để những hậu quả đáng tiếc xảy ra...

VÕ VĂN CƯƠNG  (Báo Công An TPHCM)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Chiến sĩ thi đua toàn quốc, họ là ai?


 
Đọc cái danh sách do Ban Thi đua-Khen thưởng trung ương đề nghị phong tặng CSTĐTQ, một danh hiệu cao quí đứng sau Anh hùng một chút của Nhà nước ta, mà không khỏi giật mình suy ngẫm. Họ là những con người ưu tú, kết tinh của phong trào thi đua yêu nước, chắc chắn thế vì đã vào đến cửa ải cuối cùng này thì ắt là những tấm gương sáng ngời cả về đạo đức lẫn tài năng và sự cống hiến cho tập thể rồi. Họ tiêu biểu cho đất nước, cho gần 90 triệu đồng bào. Tự hào thay !

Nhưng điểm qua 60 tên tuổi trong danh sách đề nghị phong tặng, bỗng thoáng nét buồn. Trong số 60 anh tài ấy thì có đến 59 vị có chức vụ (quan chức), nhỏ nhất là phó hiệu trưởng trường Mẫu giáo. Chỉ duy nhất có một vị đúng là “chiến sĩ”: ông Nguyễn Viết Đức, Giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Tân Lợi, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.

Trong số 59 vị quan chức thì phần lớn đang giữ trọng trách trưởng phó cấp trung ương, địa phương, ngành. To nhất ngang hàm bộ, thứ trưởng như ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; hai ông phó tổng Thanh tra Chính phủ; ông thứ trưởng bộ Y tế; ông bí thư tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu… Chuyện các vị được phong tặng CSTĐTQ thì khỏi phải bàn, chúng ta tin ở sự quang minh chính đại của Ban TĐKTTƯ. Điều đáng suy ngẫm ở đây là sự vắng bóng của tầng lớp thường dân. Đó là những công nhân, nông dân đang lăn lộn trên công trường nhà máy, đồng ruộng làm ra những giá trị đích thực của cuộc sống. Đó là những chiến sĩ nơi biên cương Tổ quốc, giữa trùng khơi đại dương luôn luôn đối mặt với gian khổ, hiểm nguy, bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước. Sao họ không có mặt trong đội ngũ ưu tú này ?

Hình như bây giờ có một thực tế là chúng ta đã và đang quan chức hóa những danh hiệu cao quí như Anh hùng, CSTĐ. Bóng dáng người trực tiếp lao động, chiến đấu đang thưa vắng dần. Bây giờ thật khó bắt gặp một anh hùng, CSTĐ như Hồ Giáo, Cù Thị Hậu, Ngô Thị Tuyển… Một thực tế đang diễn ra ở các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước là hầu như các danh hiệu thi đua cao quí hoặc khen thưởng danh giá hàng năm đều “chia” cho lãnh đạo theo lệ đến hẹn lại lên, lần trước anh lần này tôi. Phải chăng trong bối cảnh hiện nay người lao động không còn có cơ hội để thể hiện mình ? Chả nhẽ chỉ có tầng lớp lãnh đạo mới là hạt nhân của phong trào thi đua yêu nước ? Khi người lao động đứng ngoài “cuộc chơi” thì liệu phong trào ấy còn có ý nghĩa, tác dụng gì ? Đấy là chưa nói đến lâu nay dư luận đặt vấn đề nghi vấn về sự thiếu minh bạch, nể nang, tiêu cực trong việc xét tặng, khen thưởng. Chuyện lùm xùm đối với các giải thưởng danh giá nhất nhì đất nước về văn học nghệ thuật vừa qua gây bức xúc dư luận là một thí dụ.

Danh hiệu phong tặng, khen thưởng phải đúng người, đúng việc thì mới phát huy tác dụng tích cực, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua, tạo động lực phát triển cho xã hội./.

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ PHONG TẶNG DANH HIỆU CHIẾN SỸ THI ĐUA TOÀN QUỐC

(Kèm theo Tờ trình số 1374 /BTĐKT-VI, ngày 29 / 8 /2012 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương)

A. Khối Bộ, ngành:

1. Ông Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Ông Đào Xuân Thế, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3. Ông Nguyễn Hồng Ngơn, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

4. Đại tá Lê Văn Hùng, Chính ủy Nhà máy Z175, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng.

5. Ông Lê Kiên Cường, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

6. Ông Hoàng Minh Chính, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Du lịch công đoàn Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

7. Bà Trần Thị Bạch Dương, Phó Chủ tịch công đoàn công thương Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

8. Ông Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện công nhân và công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

9. Bà Trần Thị Ái Nhân, Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Kiên Giang, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

10. Ông Lê Tiến Hào, Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.

11. Ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.

12. Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

13. Ông Nông Văn Thới, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

14. Ông Lê Đình Khanh, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Kiên Giang, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

15. Bà Nguyễn Thu Hà, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

16. Ông Nguyễn Kiến Tường, Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Nam Sài Gòn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

17. Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế.

18. Ông Vũ Hải, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.

B. Khối Địa phương:

19. Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.

20. Ông Tô Đình Tuấn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông.

21. Ông Biện Văn Minh, Giám đốc Sở Công Thương, tỉnh Đắk Nông.

22. Ông Nguyễn Công Tự, Giám đốc Sở Tài chính, tỉnh Đắk Nông.

23. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Đắk Nông.

24. Ông Huỳnh Văn Thiên, Giám đốc Bệnh viện II Lâm Đồng.

25. Ông Hoàng Mạnh Việt, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

26. Ông Trần Văn Dĩnh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Trường An, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

27. Ông Nguyễn Văn Giáp, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản thuộc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa.

28. Ông Lê Kim Toàn, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy Bình Định.

29. Ông Đặng Quang Linh, Trưởng phòng Nội chính, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị.

30. Ông Hồ Xuân Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại Quảng Trị.

31. Bà Nguyễn Thị Như Thủy, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hồ Chí Minh.

32. Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh.

33. Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển công viên phần mềm Quang Trung, Sở Thông tin - Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh.

34. Ông Thái Văn Lai, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận.

35. Ông Nguyễn Tuấn Minh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

36. Ông Ngô Sâm, Giám đốc Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu IV, thuộc Công ty Cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

37. Bà Phan Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp.

38. Ông Lý Khôi Văn, Chủ tịch Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp nước và Môi trường Đô thị Đồng Tháp.

39. Ông Đinh Minh Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

40. Ông Trần Văn Huyến, Phó Trưởng ban Ban Dân vận Tỉnh ủy, tỉnh Hậu Giang.

41. Ông Nguyễn Văn Vị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La.

42. Ông Đặng Văn Ngự, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Nguyên.

43. Ông Nguyễn Văn Hiến, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang.

44. Bà Lê Thị Xiết, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Hà Giang.

45. Ông Trần Đức Quý, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang.

46. Ông Dương Thái Công, Hiệu trưởng Trung tâm Đại học tại chức thành phố Cần Thơ.

47. Ông Trần Bình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần in tổng hợp Cần Thơ.

48. Ông Phạm Văn Tuấn, Phó Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công trình đô thị thành phố Cần Thơ.

49. Ông Nguyễn Duy Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên điện cơ Thống Nhất, thành phố Hà Nội.

50. Bà Hoàng Thị Thanh, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Việt Triều - Hữu Nghị, thành phố Hà Nội.

51. Ông Nguyễn Mạnh Thản, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ao Vua, thành phố Hà Nội.

52. Ông Nguyễn Hữu Lộc, Trưởng Phòng Thanh tra 6, Thanh tra thành phố Hà Nội.

53. Ông Nguyễn Hữu Sơn, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thống Nhất, thành phố Hà Nội.

54. Ông Hà Anh Dũng, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bình Phước.

55. Bà Trần Thị Oanh, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Chuyên Quang Trung, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước.

56. Bà Hà Thị Quý, Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Phú Riềng B, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

57. Ông Nguyễn Viết Đức, Giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Tân Lợi, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.

58. Ông Vũ Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

59. Ông Đào Minh Hường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Quảng Ngãi.

60. Ông Đỗ Đức Sáu, Phó Giám đốc Trung tâm giống cây trồng vật nuôi tỉnh Quảng Ngãi kiêm trạm trưởng trạm giống cây trồng nông nghiệp Đức Hiệp.

(Theo Ban thi đua khen thưởng TƯ)
 
Nguyễn Duy Xuân
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Đồ Nghệ đã viết:
.
Những suy nghĩ của tôi: Ông ta-Philipp Rösler- như muốn nói: Tôi là "người Đức" sao các người cứ muốn tôi phải là người Việt cơ chứ.

Và tại sao báo chí ta cứ nêu cái tít Bộ trưởng Đức gốc Việt làm gì trong khi người ta đã khẳng định rằng Việt Nam chẳng là cái gì với họ.
Chẳng lẽ đến bây giờ các vị phóng viên chưa thấm cái câu các cụ nhà ta dạy từ lâu là đừng "thấy người sang bắt quàng làm họ",đặc biệt là với ông bộ trưởng này, người thật sự không muốn biết về ông bà tổ tiên hay cha mẹ và gốc gác của mình. Tôi nghĩ thế và thật sự không khoái gì vị này.
Thấy người sang bắt quàng làm họ cũng là một trong những căn bệnh nặng của người Việt, trước hết là của nhiều người trong giới truyền thông.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Những chấm phá buồn của bức tranh đại học



TT - Năm học mới chỉ đi qua mấy chục ngày, bức tranh ĐH đã có những diễn biến phức tạp, thậm chí tiêu cực. “Trăm hoa đua nở”, chẳng ai chịu giống ai trong việc tuyển sinh.

Quan niệm về đào tạo liên thông được hiểu một cách tùy tiện. Chủ trương cho phép thí sinh thay đổi nguyện vọng xét tuyển khiến tình hình “nộp vào rút ra” cũng rối. Cứ đà này, liệu hết tháng 10 các trường đã có thể ổn định tổ chức để tập trung sức lo việc đào tạo?

Một nét buồn khác: do “sinh đẻ không kế hoạch”, số trường ĐH-CĐ mới ra đời hoặc mới được “lên đời” quá nhiều dẫn đến hệ quả “cầu ít, cung nhiều”. Bộ phận tuyển sinh của nhiều trường khá nhàn rỗi - một sự nhàn rỗi đáng báo động. Một vài dẫn chứng: chỉ tiêu của Trường ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam) cho 12 ngành ĐH và CĐ là 800, đến ngày 24-9 mới có 30 tân sinh viên làm thủ tục nhập học, tỉ lệ đạt 3,7%. Trường ĐH Phú Xuân (Thừa Thiên - Huế) cũng buồn không kém, chỉ tiêu tuyển sinh của chín ngành ĐH và sáu ngành CĐ là 1.000 nhưng chỉ có 75 hồ sơ đăng ký dự thi nguyện vọng 1 và một thí sinh trúng tuyển, tỉ lệ đạt 7,5% (Tuổi Trẻ ngày 26-9-2012).

Bức tranh tuyển sinh ở nhiều trường ngoài công lập thuộc hai trung tâm ĐH-CĐ Hà Nội - TP.HCM lớn nhất nước cũng xào xạc, hiu hắt tương tự. Nếu kế hoạch tuyển sinh được các trường cân nhắc kỹ lưỡng với tinh thần “biết người biết ta”, tỉnh táo, thỏa đáng và nếu vai trò điều hành, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD-ĐT vững vàng, chắc chắn hơn, có lẽ tình hình sẽ khác...

Nét buồn thứ ba không thể không nhắc đến: cách làm tùy tiện, vô nguyên tắc của không ít đơn vị trường, khoa. Nhiều trường ngoài công lập để đạt chỉ tiêu tuyển sinh đã hạ thấp điểm tuyển của nguyện vọng bổ sung. Ngay đối với ngành y - ngành học “quý tộc”, cao giá bậc nhất - cũng không thoát khỏi tình trạng ấy. Chất lượng đầu vào mà thấp, chất lượng đầu ra sau mấy năm đào tạo không cần nói nhưng đã có thể lường trước mức độ yếu kém của nó như thế nào. Nhìn thấy “quả bom suy thoái chất lượng”được hẹn giờ sẽ nổ chậm mà không nhanh chóng tháo ngòi nổ thì thiếu trách nhiệm với tương lai quá!

Đáng lưu ý là hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo và vi phạm pháp luật, tự cho phép “múa gậy vườn hoang”, tự tung tự tác trong việc chấm thi, nâng điểm. Ác một nỗi, những vị vi phạm hầu hết đều có chức có quyền: ông trưởng khoa kiến trúc Trường ĐH Khoa học (Huế) tự ý nâng điểm cho một bài thi tuyển sinh về môn mỹ thuật (Tuổi Trẻ ngày 5 và 13-9).

Tệ hại hơn, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội - một đại gia trưởng lão, một trong năm trường ĐH của miền Bắc được thành lập từ năm 1956 - đã nâng điểm hàng loạt cho học viên cao học, đến mức Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nhận định rằng: “Đây là sai phạm nghiêm trọng, chưa từng có, lại xảy ra ở một trường ĐH lớn” (Tuổi Trẻ ngày 26-9).

Thật ra không chỉ riêng mảng ĐH-CĐ có những điều đáng phiền muộn như trên. Các cấp học khác thấp hơn cũng tồn tại và nảy sinh hàng loạt vấn đề cần được giải quyết rốt ráo: tình trạng thiếu giáo viên mầm non và tiểu học ở nhiều nơi. Hiện tượng dạy thêm, học thêm “tự nguyện” (nhưng thực chất là ép buộc) ngay từ lớp 1 đến hết cấp THPT ở nhiều trường. Cơ sở vật chất (trường lớp, nhà công vụ, sân chơi, đồ dùng dạy học...) còn xa mới đạt yêu cầu ở không ít địa phương. Hình hài, hồn cốt của chủ trương chiến lược “đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” đến nay vẫn chưa rõ ra sao, dù thời gian cứ như mỡ tan trong chảo nóng... Nhưng thôi, xin hãy tiếp tục nói hẹp trong phạm vi bậc ĐH-CĐ. Chắc chắn năm học này nhiều ngành ở nhiều trường sẽ đóng cửa, không ít trường

ĐH-CĐ kể cả trong và ngoài công lập sẽ sống èo uột. Kinh nghiệm cho biết: đã hụt chân tụt dốc sẽ rất khó gượng lại. Năm học này đã vậy, năm sau (2013-2014) và các năm kế tiếp sẽ ra sao? Rõ ràng cần có cuộc đại phẫu tình hình ĐH-CĐ (tuyển sinh, đào tạo, cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên, năng lực điều hành của những nhà quản lý...). Và rất cần những biện pháp mạnh, kể cả những chế tài nghiêm khắc.

Chưa bao giờ vai trò, trách nhiệm cầm cân nảy mực của lãnh đạo ngành GD-ĐT đối với bậc ĐH-CĐ lại cần được yêu cầu cao nhưng hết sức cần thiết như lúc này.

TRẦN HỮU TÁ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [72] [73] [74] [75] [76] [77] [78] ... ›Trang sau »Trang cuối