Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [69] [70] [71] [72] [73] [74] [75] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Tuấn Khỉ đã viết:
Đồ Nghệ đã viết:
Baba Yaga đã viết:
Các bạn sẽ nghĩ gì khi đọc cùng một bài viết đăng trên báo Vietnam.net được cắt bớt và chỉnh sửa như trên sau 2 ngày? trong khi các báo khác trích dẫn nguồn và đưa tin còn nguyên chưa chỉnh sửa trừ báo phununet.com.
Nghĩ gì ư: Chuyện bình thường và là "chuyện thường ngày ở huyện" ấy mà. Chuyện Con Kiến và Củ khoai ấy mà...
Nếu ta hay đọc báo mạng, ta sẽ liên tục phát hiện ra những bài báo đăng lên rồi bị gỡ bỏ hoàn toàn, nói gì tới cắt xén, sửa chữa.

Vậy nên có thơ than rằng:

Nước ta là nước Việt Nam
Nói rồi nói lại biết làm sao đây?
Thôi thì nói được còn may
Hơn là không nói, ngày ngày lặng câm.
@Baba Yaga: Lão biết các bài báo này đề cập đến một thành viên Thi Viện ta, nhưng bà phù thuỷ ơi, như lão đã nói, ở cái xứ sở thần tiên này cái loại hiệu trưởng dạng Sầm Đức Xương nhiều vô thiên lủng, vì vậy phận con sâu cái kiến thì luôn là phận cái kiến con sâu...Kiến và Khoai còn là mềm mỏng đấy, chứ Kiến mà kiện chó mèo trâu ngựa v.v thì...thôi roài!
@Tuấn Khỉ: Lão Tôn lói chí phải!
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

Nhưng dù sao cũng đã có chút tác động rồi anh ạ! Bà vợ của hiệu trưởng Trọng Khang đã đến thay mặt chồng xin lỗi cô giáo An ,và đề nghị cô giáo rút đơn . Nhưng cái quyết định kia còn nguyên đó rút là rút thế nào được. Bên ngoài họ dẹp đi nhưng bên trong họ sẽ xử lí nội bộ và thanh tra của bộ giáo dục đã vào cuộc rồi.
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hội thảo văn chương đang không “lành mạnh” lắm



(TT&VH) - Rặt một chiều, không hướng đến giá trị văn chương mà nghiêng về “du dương ca tụng” (chữ của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý), còn lâu mới có hội thảo chất lượng cao - các nhà nghiên cứu, phê bình văn học VN nhận định như vậy.

Ồn ào trên báo chí và blog xung quanh các hội thảo văn chương vừa qua khiến dư luận hoài nghi về chất lượng. Khi được hỏi về điều này, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đáp: “Thực ra, các hội thảo văn học ở nước ta đang không lành mạnh lắm đâu”.

Không thích chê và cũng không biết cách chê
“Lành mạnh” hiểu đơn giản là hội thảo có sự bày tỏ thẳng thắn, kể cả ý kiến trái chiều cũng được phát biểu một cách văn minh, không xúc phạm lẫn nhau. “Thiếu lành mạnh” cũng là nhận định của nhà phê bình Inrasara (trong một bài viết trên blog riêng) về không khí tranh luận văn chương ở Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân phân tích: “Cái nét không lành mạnh cho lắm ở các hội thảo ở ta hiện nay là tính chất một chiều ngự trị quá rõ trong mỗi hội thảo. Những người dự buộc phải xử sự, nói năng cho hợp. Họ không có tâm thế nghe ý kiến trái chiều. Chính đó là tính chất thiếu tự do tư tưởng của hầu hết các hội thảo hiện nay”.

Ông cho rằng, nhược điểm này ít nhiều mang tính khách quan: “Dường như bạn văn, nhà nghiên cứu, và cả công chúng đều chưa đủ khả năng phát ngôn tự do mà vẫn lịch sự, văn minh tại các hội thảo”.

http://media.thethaovanhoa.vn/2012/08/28/05/38/Hoang-Quang-Thuan-1-Custom.JPG
Hội thảo Hoàng Quang Thuận. Ảnh: Gia Miên.



Có thể kể đến hội thảo “Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều” cuối tháng 6. Trên blog, nhà phê bình Inrasara đánh giá, hội thảo này đã chia dư luận thành hai luồng: Bên chính thống thì tụng ca (chủ yếu trên báo chí), bên kia thì tìm cách vùi dập (chủ yếu trên blog). Còn người đứng ngoài chứng kiến như ông thì thấy toàn bộ cuộc tranh cãi này “lạc thời, vô bổ, đáng thất vọng” khi đặt trong bối cảnh oi ả tình hình thời sự hôm nay.

Vì sao đắt khách?
Không thể không nhắc đến hội thảo thơ Hoàng Quang Thuận (một nhà thơ “không ai biết” - Lại Nguyên Ân) vì đây là hội thảo tai tiếng nhất gần đây, lại diễn ra tại trụ sở Hội Nhà văn VN, người đến dự đông chật kín, có đến 7 đài truyền hình, hàng chục báo, thiếu chỗ ngồi đến nỗi BTC phải cuống quít đi thuê ghế.

Nhà văn Nguyễn Xuân Thủy, người theo dõi sự kiện cho rằng nếu nói báo chí đồng loạt đưa tin vì tiền là không có căn cứ. Bởi cũng là khách mời, anh cho biết, chỉ có 12 phóng viên được mời chính thức, và phong bì cho báo chí cũng không hơn gì các sự kiện khác, 200.000 đồng (phải có giấy mời).

“Vậy nhiều phóng viên chẳng có giấy mời, tài liệu và phong bì mà vẫn đến đưa tin thì sao?”, anh đặt câu hỏi. “Nói ông Thuận mua truyền thông thì hóa ra đánh giá quá cao. Dù có tài thánh ông Thuận cũng không làm được việc đó. Và hệ thống truyền thông của Việt Nam cũng không dễ “mua” như thế”.

“Lý do chỉ có thể là: sự tò mò”, Nguyễn Xuân Thủy tổng kết. Bởi, trước hội thảo, nhiều giai thoại tung hỏa mù xung quanh thơ Hoàng Quang Thuận đã được đồn đại (“hiển linh” một đêm làm 121 bài thơ ở Tràng An, Ninh Bình, gửi đi dự… Nobel), lại gắn với tâm linh kỳ bí, thêm cuốn sách độc bản khổng lồ đạt kỷ lục quốc tế nên thu hút dư luận và báo chí hiếu kỳ.

Thứ cần hay thì lại không hay
Tóm lại, lý do thì nhiều, nhưng tuyệt nhiên không phải vì thơ ông Thuận hay.

Theo nhà phê bình Văn Giá, muốn tổ chức một hội thảo về một tác giả, có hai điều kiện: “Thứ nhất, tác giả phải có tác phẩm đủ hay, đủ tầm; Thứ hai, phải nhận được sự cộng hưởng từ đồng nghiệp”.

Hai điều kiện trên nghe qua tưởng như không bắt kịp với nhu cầu của “thị trường” hội thảo đang nở rộ. Những tác giả mới, tác phẩm mới cũng có nhu cầu hội thảo để được công chúng biết đến. Mặc dù thường thì không có nhiều tác giả mới xứng làm đề tài hội thảo, nhưng hiện nay ai thích thì cứ bỏ tiền ra làm.

Dù mang danh giới thiệu thơ nhưng ông Thuận “đính kèm” một loạt chuyện ngoài thơ, từ chuyện “tiền nhân mượn bút”, “nhập đồng làm thơ”, “thơ dự Nobel”, “cuốn thơ khổng lồ” đến cả chuyện ngoài ý muốn là nghi vấn đạo văn và nhiều tin đồn đời tư đăng trên các blog. “Nhân vật” chính (đáng ra là thơ), sau khi được tâng lên mây xanh lại bị ném phịch xuống đất, thỉnh thoảng bị lôi lên giễu cợt trên các blog. Nhiều người cho rằng nó cũng chỉ đáng vậy thôi.

Đến đây lại thấy hai điều kiện của nhà phê bình Văn Giá rất có lý. Trước hết, thơ phải hay. Ai thích bỏ tiền tổ chức hội thảo thì tùy nhưng cũng nên chuẩn bị sẵn tâm lý chịu hiệu ứng ngược.

Riêng điều kiện thứ hai, cộng hưởng với đồng nghiệp, thực ra hơi khó xét. Những nhà văn lớp trước, còn sống hoặc đã mất, dễ có điều kiện này hơn vì họ được giới hậu sinh nể phục. Còn trong đời sống văn học, các nhà văn khen nhau thì khó chứ chê thì rất hăng. Có điều chê lại không đăng báo hoặc nói trong hội thảo được, chỉ có thể nói ngoài đời hoặc viết blog, kiểu như nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Giới nhà văn mạnh nhất là chữ nghĩa, họ khen chê cũng đủ đường thâm thúy.

Còn nhớ trong bộ phim về văn chương Paris In Midnight (Mỹ), nhân vật Hemingway nói với một nhà văn khác: “Đừng đưa sách của anh cho tôi đọc vì chắc chắn tôi sẽ ghét nó. Nếu nó dở, tôi ghét vì nó dở. Nếu nó hay, tôi ghét vì anh viết hay hơn tôi”.

Đã đến “Giọt nước tràn ly”?
Nếu đúng thì đó là đóng góp hữu ích nhất của hội thảo Hoàng Quang Thuận, bởi khi đã tràn ly thì buộc người ta phải tìm cách giải quyết… cốc nước, chẳng hạn đổ bớt đi.

Hội Nhà văn đã có vài cuộc họp bất thường, nghe nhà văn Võ Thị Xuân Hà - Tổng biên tập tạp chí Nhà văn (đơn vị tổ chức hội thảo) trình bày, gỡ bài về hội thảo trên trang web của hội. Theo nhà văn Nguyễn Xuân Thủy, một điều khiến Hội Nhà văn “bực mình” là “chúng nó cứ nhằm vào hội mà chửi” vì tưởng hội trực tiếp đứng ra tổ chức.

Sau khi họp, hội ra thông báo đã lên kế hoạch soạn thảo các quy chế hội thảo, trong đó có lưu ý việc sử dụng hội trường Hội Nhà văn Việt Nam tại số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội “một cách sang trọng và đúng mục đích”, bởi uy tín của hội đã ít nhiều bị ảnh hưởng sau một hội thảo kém chất lượng.

Còn theo dự báo của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân thì: “Những nỗ lực thay đổi dù sao cũng chỉ khiến ta có thể hy vọng có những hội thảo có mức chất lượng trung bình thôi. Hội thảo chất lượng cao là chuyện của một thời chưa đến”.

Hạ Huyền
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

http://dantri.com.vn/c728...ngoai-an-xin-tra-hinh.htm

Buộc xuất cảnh đối với hai người nước ngoài ăn xin trá hình
(Dân trí) - Chiều 29/8, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TP Đà Nẵng cho biết sẽ xử phạt vi phạm hành chính và buộc xuất cảnh đối với 2 người Trung Quốc ăn xin trá hình tại TP Đà Nẵng.


Theo đó, khoảng 8 giờ 30 phút ngày 27/8, Công an phường Thạch Thang (Hải Châu, Đà Nẵng) bắt quả tang ông Peng Yurui, quốc tịch Trung Quốc, mang trang phục tu hành đi khất thực nhưng thực chất là đi ăn xin. Chỉ trong hơn 1 giờ, Peng Yurui đã xin người dân được khoảng 1,4 triệu đồng.
Công an xác định Peng Yurui cùng với “đồng hương” là He Dechao nhập cảnh vào Việt Nam ngày 25/8/2012 qua cửa khẩu Hữu Nghị theo visa B3 (hoạt động thương mại) do Công ty CP Xúc tiến thương mại và du lịch Việt Nam làm dịch vụ mời bảo lãnh.
Tiếp tục đấu tranh, ông Peng Yurui và He Dechao đã thú nhận nhập cảnh vào Việt Nam rồi đi kiếm tiền bằng cách khất thực, thực chất là đi xin ăn trá hình.
Theo quy định, Công ty CP Xúc tiến thương mại và du lịch Việt Nam làm dịch vụ mời bảo lãnh ông Peng Yurui và ông He Dechao phải đảm bảo hai ông trong quá trình ở Việt Nam phải hoạt động đúng theo mục đích đã đăng kí với cơ quan quản lí xuất nhập cảnh.
Tuy nhiên, trên thực tế hai người đàn ông Trung Quốc này không làm việc cho công ty mà đi khất thực xin tiền, do đó lực lượng Công an đã lập biên bản vi phạm hành chính với 2 người Trung Quốc về hành vi nhập cảnh có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền với mức phạt từ 10-20 triệu đồng/người.
Ngoài ra, lực lượng Công an còn buộc Peng Yurui và He Dechao xuất cảnh, yêu cầu Công ty CP Xúc tiến thương mại và du lịch Việt Nam đưa 2 người Trung Quốc này về nước.
Công Bính

Đà Nẵng là thành phố không có ăn xin nên mới phát hiện ra hai tên này, chứ ở chỗ khác thì không biết có còn gây ra những gì nữa

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam cần làm ngay việc bảo vệ danh dự hội viên

Bài đăng trên TranNhuong.com 30/8/2012

Trần Nhương

Sau hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử”: tôi thấy hiện tượng thơ HQT rất đáng ghi nhận vì theo 21 bài tham luận thì đây là một thiên tài mở ra hướng mới cho thi ca Việt tìm về cõi linh thiêng, thanh tao của của cõi Phật.

Hãy xem đoạn kể lại dưới đây:

Giải thích về chuyện làm thơ, ông Thuận cho biết trước năm 1997 ông chưa bao giờ làm thơ và cũng chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm thơ, nhưng duyên nghiệp thơ ca đã đến với ông khi lần đầu tới thăm Yên Tử và như một sự hối thúc bên trong rất khó lý giải. Ông Thuận khẳng định, trong 3 đêm ở Yên Tử ông viết 63 bài thơ, còn chỉ trong một đêm ở cố đô Hoa Lư, ông viết 121 bài thơ trong vòng 4 giờ (240 phút). Vậy là mỗi bài thơ, ông sáng tác chỉ trong vòng 2 phút

… Ngày 4.4.2010 sau khi ông dâng hương tại một “Đàn cầu thơ” ở vùng cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) cùng với nhà thơ Dương Kỳ Anh (nguyên Tổng biên tập Báo Tiền Phong).

Để làm chứng, 2 nhà thơ này đã cùng ký tên vào góc 141 tờ giấy trắng  và cầu mong đêm ấy sẽ có “thơ ứng nghiệm”. Đến nửa đêm, cả hai ông đều chưa viết được gì. Nhưng chỉ trong vòng 4 giờ tới mờ sáng, khi ông Dương Kỳ Anh thiếp ngủ vì mệt thì ông Hoàng Quang Thuận, đã “nhập đồng thơ” viết như người mộng du liên tục 121 bài thơ trên những trang giấy trắng có chữ ký của 2 ông.

Nhận xét về hiện tượng này, ông Anh cho biết, đây là một sự kiện kỳ lạ mà ông chưa bao giờ được thấy, nếu không có chữ ký của ông ở góc những tờ giấy trắng kia, có thể ông sẽ nghĩ ông Thuận đã chép lại một tập thơ của ông ta hoặc ai đó. Ông Anh cũng cho rằng chính mình cũng thấy rất thú vị trước nhiều câu thơ của ông Thuận viết như những câu: “Xiêm y tiên nữ bỏ quên rồi/Bầu vú căng tròn sữa vẫn rơi/Sư tử chầu bên không lay động/Voi thiền mắt nhắm nước sông trôi”. (Trích Thanhnien online)

Đó là chuyện ông (HQT) gặp và mua 1 con rắn hổ chúa có cái mào đỏ chót, do 1 thanh niên người dân tộc bắt được, tại gốc cây sứ cổ thụ 700 năm tuổi, sát cạnh mắt rồng của khu lăng mộ tổ vua Trần, được một nhà sư đặt tên Kim Xà. Khi được ông phóng sinh, Kim Xà còn ngóc cao đầu hơn 1 mét, gật gật đầu 3 lần bái biệt, rồi mới chịu trườn vào rừng thiêng Yên Tử. (Trích CAND online)

Và đọc đôi lời khen tụng

“thơ anh – Hoàng Quang Thuận là một bức tranh tôn giáo trầm mặc mà sống động, thanh khiết mà run rẩy!”(???!!!). (Trích Vanvn.net)
                            
…Những vần thơ nghe như của một thiền sư, của một người thoát tục, của tự ngàn xưa vọng lại chứ đâu biết rằng đó là thơ của một GS.TS, Viện trưởng Viện Công nghệ viễn thông. Quả là những câu thơ hay đến lạnh người, những câu thơ mà tôi đồ rằng nó đã nhập vào Hoàng Quang Thuận như người ta nhập đồng. Bởi khi đọc lại các bài cổ thi của các nhà thơ Việt Nam, các bài thơ của các nhà thơ đời Đường... Tôi khó mà phân biệt đâu là xưa, đâu là nay, đâu là cổ, đâu là tân, nó như là một sự ám ảnh của tâm linh”.

…“Những câu thơ thể hiện tấm lòng yêu mến và những cảm xúc không hề nguôi cạn của tâm hồn tác giả với đất thiêng Yên Tử. Cái duyên gì đã đưa ông về Yên Tử và điều gì ở danh sơn này đã biến một nhà khoa học thành một nhà thơ hào hoa và đặc biệt, đã viết suốt đời mình về Yên Tử, dành riêng cho Yên Tử, góp công làm cho một ngôi chùa, một ngọn tháp, một ngọn núi... ở đây thành một vang hưởng tâm hồn và bay xa… Đó là phúc địa của Yên Tử, phúc trạch của tỉnh Quảng Ninh từ ngàn đời.”

…Thơ Hoàng Quang Thuận thấm đẫm chất thiền trong cảnh, trong mây, trong tâm thức, không chỉ là những vần thơ tả cảnh sắc, thơ anh còn động thấu đến thế sự…”

….Hoàng Quang Thuận đã khai phá một hướng đi mới cho thơ Việt. “Thi Vân Yên Tử” hầu hết được viết theo thể Đường luật biến thể, vì các bài thơ đều không thuộc thời gian, không gian mà chính thể Đường luật đã trở thành một hình mẫu. (các lời trích này từ CAND online)

“Với người làm thơ, những giây phút xuất thần viết ra những câu thơ như có bề trên điều khiển không phải quá hiếm. Khi người ta tập trung cao độ vào việc gì đó trong một thời gian dài thì giới hạn giữa vô thức và nhận thức có thể bị xóa nhòa và xảy ra hiện tượng “nhập thần””. (Trích Thanh niên online)

Chỉ trích một ít lời khen trong 21 khúc véo von của các thi hữu thì ai cũng nhận thấy thơ Hoàng Quang Thuận đã mang lại cho thơ ca Việt một ánh hào quang rực rỡ. Tự hào vô cùng một hội viên được kết nạp vào Hôi năm 2011 đã làm sáng giá cho Hội. Rất cám ơn con mắt xanh của Hội đồng Thơ, của BCH khóa VIII đã nhanh chóng kết nạp anh cho chúng tôi được thơm lây… Bái phục anh đã gửi thơ đi dự giải Nobel thì đúng là hội viên number one.

Vậy mà sau hội thảo một số báo chí và nhất là mạng công dân đã phản hồi. Luật sư Nguyễn Minh Tâm cảnh cáo việc mượn thần Phật là một nghiệp lớn, thần thánh hóa thơ mình là thiếu trung thực… ! Nhà báo Minh Diện (cựu PV báo Tiền phong) kể đủ thứ về tư chất HQT nào là mượn ô tô của Tăng Minh Phụng không trả, nào là mất sừng tê giác của Tăng Minh Phụng, nào là lừa ông Minh Diện viết thư cho cựu TBT Đỗ Mười… Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên thì nói thẳng thơ rất xoàng, một trò lố bịch và một cơn mê lú tập thể… Đà Nhân thì nói rõ chân tướng HQT, nghi ngờ cả học hàm, học vị GS,TS của anh HQT. Và rất nhiều ý kiến trên báo giấy, báo mạng... (Đọc các bài trên trang Lethieunhon.com).

Tôi kinh ngạc và không hiểu hư thực như thế nào. Một thiên tài như anh HQT mà bị “ném đá” túi bụi vậy sao? Để bảo vệ danh dự hội viên của mình, tôi đề nghị BCH Hội Nhà văn VN cần nhanh chóng tìm cho ra đâu là sự thật về anh HQT. Không chừng bọn “diễn biến”, nó gây mất uy tín hội viên, nó “chơi” Hội mình. Rất cần sự bảo vệ danh dự hội viên của các vị trong BCH!

Chúng tôi nói trước, nếu anh HQT bị bôi nhọ, bị vu cáo mà BCH im lặng chúng tôi sẽ “tu tập đông người” tại số 9 Nguyễn Đình Chiều HN để biểu thị tấm lòng vì đồng nghiệp, vì nền thơ ca vĩ đại của chúng ta!…

Thứ năm ngày 30/8/2012
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bốn ước vọng của Tháng Tám

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 31.08.2012, 15:39 (GMT+7)

SGTT.VN - 67 năm – gần một đời người đã trôi qua, có biết bao nhiêu biến cố đã xảy ra trên quê hương của Cách mạng Tháng Tám và trên thế giới. “Vật đổi, sao dời”, rất nhiều điều tưởng chừng là chân lý bất di bất dịch, đã bị thực tiễn cuộc sống bác bỏ. Cái còn và vẫn còn mãi mãi là những tư tưởng vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, đồng thời cũng là những ước vọng thiêng liêng của dân tộc ta. Những tư tưởng và ước vọng này có thể gói gọn trong tám chữ: độc lập, dân chủ, công bằng, tự do. Tám chữ nhưng bao hàm tất cả.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=182274
Chúng ta đã giành lại giang sơn này chính là để tự quyết định lấy vận mệnh của mình
mà không bị phụ thuộc vào kẻ khác.

Trong ảnh là diễu binh mừng đại lễ 1.000 năm Thăng long - Hà Nội. Ảnh: Mai Kỳ


Trước hết là về độc lập. Độc lập là một trong những quyền thiêng liêng nhất. Quyền này được Hồ Chủ tịch long trọng tuyên bố với thế giới trong Bản Tuyên ngôn độc lập đọc ngày 2.9.1945. Và vì quyền này, hàng triệu người con ưu tú đã hy sinh xương máu để giữ gìn quyền độc lập của dân tộc. Thế nhưng độc lập là gì? Độc lập chính là sự không phụ thuộc. Chúng ta đã giành lại giang sơn này chính là để tự quyết định lấy vận mệnh của mình mà không bị phụ thuộc vào kẻ khác. Chúng ta có thể hợp tác. Chúng ta có thể học hỏi. Thế nhưng, chúng ta không thể bị ra lệnh, không thể bị ép buộc. Độc lập chính vì vậy phải bắt đầu từ việc giành quyền độc lập trong lĩnh vực tư duy, trong việc lý giải định mệnh và hoạch định tương lai của dân tộc. Độc lập chỉ thực sự được bảo đảm khi chúng ta không bị phụ thuộc về tinh thần và tư tưởng.

Dân chủ là một ước vọng khác của Tháng Tám. Dân chủ đã từng được đưa vào quốc hiệu của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám. Đó chính là Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Tuy nhiên, dễ cảm nhận hơn thì dân chủ là việc chính sách, pháp luật được hình thành theo ý chí của đa số; chính kiến xã hội được hình thành trên cơ sở tranh luận xã hội. Đặc biệt, dân chủ đòi hỏi việc ban hành chính sách, pháp luật phải trải qua một quá trình tranh luận công khai, bình đẳng. Các bên, trong đó có công chúng, có cơ hội bày tỏ chính kiến. Và ý kiến của các bên đều phải được lắng nghe. Tranh luận là yếu tố quan trọng hàng đầu của một nền dân chủ hiệu quả. Như vậy, cách thức, quá trình ban hành chính sách, pháp luật không kém phần quan trọng so với nội dung của chính sách và pháp luật. Còn một điều khác nữa mà chúng ta ít nói về dân chủ, nhưng có lẽ lại là điều quan trọng nhất. Đó là: dân chủ là cách thức chuyển giao quyền lực một cách hoà bình.

Công bằng là ước vọng thứ ba của Tháng Tám. Công bằng xã hội được thể hiện bằng sự bình đẳng của các công dân. Trước hết và quan trọng nhất là sự bình đẳng trước pháp luật. Đã là công dân nước Việt Nam thì pháp luật là như nhau đối với tất cả mọi người. Sự bình đẳng trước pháp luật không chỉ tồn tại trong mối tương quan giữa những công dân với nhau, mà còn – giữa các công dân đối với Nhà nước.

Trước hết, các quyền và nghĩa vụ của công dân và của công quyền đều do pháp luật quy định… với sự thiên vị nhiều hơn cho các công dân: “Người dân có thể làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm, các quan chức nhà nước chỉ được làm những điều mà pháp luật cho phép”. Pháp luật nước ta cho phép các quan chức khá nhiều điều. Tuy nhiên, những điều cho phép bao giờ cũng chỉ là hữu hạn, những điều không cấm mới thật sự là vô hạn.

Tính chất quan hệ giữa các công dân và các cơ quan công quyền có thể thay đổi phụ thuộc vào các lĩnh vực khác nhau của pháp luật. Ví dụ, khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự, các cơ quan nhà nước chỉ là những đối tác bình đẳng với các công dân và các pháp nhân khác. Ở đây, tự do ý chí và bình đẳng là những nguyên tắc cơ bản của luật chơi. Nếu thay vì giao đất, Nhà nước quyết định cho thuê đất, Nhà nước đã tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Các quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê sẽ ràng buộc Nhà nước và các đối tượng thuê đất như nhau. Không một bên nào có quyền đơn phương phá bỏ những cam kết đã được ghi nhận trong hợp đồng thuê đất.

Hai là, công bằng xã hội thể hiện ở sự bình đẳng về cơ hội của các công dân. Bình đẳng không có nghĩa là chia đều sự nghèo khó, mà có nghĩa là chia đều các cơ hội. Cơ hội chỉ trở thành hiện thực trong những điều kiện nhất định. Các điều kiện này ở những công dân khác nhau là rất khác nhau. Không phải ai cũng có thể trở thành tiến sĩ, nhưng ai cũng phải có cơ hội để học hành. Cũng như không phải ai cũng có thể trở nên giàu có, nhưng ai cũng phải có được cơ hội để làm giàu. Các rào cản về cơ hội chính là con đẻ của sự bất công. Những công dân bình đẳng trước pháp luật và về cơ hội sẽ chính là lực lượng sáng tạo to lớn của đất nước ta trong công cuộc xây dựng hoà bình và tiến tới phồn vinh.

Ước vọng thứ tư của Tháng Tám là tự do. Tự do của một dân tộc được hợp thành từ tự do của mỗi công dân. Không thể có một dân tộc tự do, mà những công dân của dân tộc đó lại không có được quyền tự do như vậy. Tự do chính là quyền lựa chọn. Và hàng triệu Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc đã lựa chọn sự hy sinh. Sự lựa chọn này mang đầy định mệnh, nhưng lại là một sự lựa chọn tự nguyện, một sự thực thi quyền tự do. Những người con ưu tú của đất nước đã lựa chọn sự hy sinh chính là để bảo đảm rằng quyền lựa chọn của dân tộc ta là không thể bị tước bỏ.

Cuối cùng, 67 năm đã trôi qua, nhưng những ước vọng của Tháng Tám vẫn mãi mãi là động lực to lớn của dân tộc ta. Hiện thực hoá những ước vọng này là điều không dễ. Chỉ có đoàn kết một lòng chúng ta mới làm được điều này.

TS Nguyễn Sĩ Dũng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tuấn Khỉ đã viết:
Bốn ước vọng của Tháng Tám

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 31.08.2012, 15:39 (GMT+7)
https://lh6.googleusercontent.com/-AtQgQrcFLWY/UEHnIwTZGbI/AAAAAAAAJoo/ITT9PN3q0CU/s400/1281925058.nv.jpg

Bốn ước vọng

ĐỘC LẬP là không sợ nước ngoài
Nền DÂN CHỦ chẳng giấu gì ai
Lẽ CÔNG BẰNG thủ tiêu bè phái
Người TỰ DO bàn luận đúng sai.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Từ hai câu chuyện biên giới, nghĩ về sự im lặng



TT - Hội thảo văn học cuối năm 2011 tại Lạng Sơn, buổi chiều kết thúc hội thảo, mọi người túa đi chợ biên giới mua hàng. Sớm mai, trên chuyến xe về Hà Nội, các món hàng chất đầy phía sau xe. Tuyệt đại đa số là hàng Trung Quốc. Áo gió, chăn, nệm... cùng các thứ linh tinh khác. Nhiều nhà văn, nhà thơ vốn - được coi là giới tinh hoa của cộng đồng - hồ hởi lộ ra mặt và ra miệng về các món hàng vừa tậu được với giá hời. Rất hời. Chưa bằng một nửa giá bán tại các cửa hàng tầm tầm ở Hà Nội.

Trước sự hồ hởi ấy của các bạn văn, tôi im lặng chịu đựng.

Sau đêm Nguyên tiêu năm 2012, tôi đón chuyến xe đò từ Tây Ninh về Sài Gòn. Xe ngừng đón khách, hai anh chàng bán hàng dạo tranh thủ nhảy lên xe chào hàng. Cụm hàng là một bóp da, một chiếc dao cạo cùng tép mười lưỡi dao, giá 20.000 đồng. Mẫu mã thì miễn chê. Tất cả đều phơi bày ra trước bàn dân thiên hạ, rất thật, và nhất là giá cả rẻ như cho không. Bởi riêng cái bóp da ở thành phố giá bèo nhất cũng 50.000 đồng. Không ham mới lạ. Thế là mọi người xúm vào mua. Và khen lấy khen để.

Tôi đã im lặng trước những xuýt xoa ngây thơ ấy.

Tôi đã không dám hé môi. Dù đó là bạn văn quen biết, hay dù là với những người chung đường xa lạ. Tôi không dám nói to lên rằng đó là hàng độc hại, chứ chưa nói đó là hàng lậu. Các anh chị đang tiếp tay kẻ buôn lậu giết chết ngành nghề trong nước. Tôi đã không dám hỏi dù chỉ một tiếng rằng đâu là tinh thần dân tộc của các bạn? Nói, tiếng nói ấy sẽ trở nên lạc lõng giữa bạn văn. Nói, tôi không tránh khỏi cái nhìn bằng đôi mắt “mang hình viên đạn” của hai anh chàng bán hàng dạo. Tôi đã chọn thái độ im lặng.

Im lặng, như một ông cụ đã phải im lặng đứng nhìn trước “vụ hôi của vô cảm” giữa thanh thiên bạch nhật ở đường An Dương Vương, TP.HCM ngày 16-6 vừa qua. Người đàn ông bị hai tên cướp giật làm rách toang giỏ xách, giỏ xách thì được giữ chặt, nhưng không may mớ tiền bị vãi rơi ra. Trong khi hai tên cướp bỏ chạy thì khoảng 30 người đi đường xúm vào “lượm tiền” trước cái nhìn bất lực của nạn nhân. Lượm, và đi mất.

Ông cụ đã im lặng, như tôi đã khôn ngoan im lặng. Vì cụ biết  không ai bảo vệ cụ nếu cụ tri hô và bị tấn công.

Thế nhưng có một em bé đã không “biết” im lặng.

Mới đây thôi, tại một thành phố nhỏ, cũng tương tự vụ hôi của trên, một cháu học sinh cuối cấp trung học cơ sở kia đã không im lặng mà đã lanh trí xử lý vụ việc. Chứng kiến dúm người ùa tới hôi tiền rơi vãi, cháu đã bảo người cha phanh xe gấp, nhanh chóng rút máy điện thoại ra và giơ cao lên. Cháu hô to: “Trả lại, trả tiền lại... cháu đang chụp ảnh đây”...

Thế là mọi người lục tục quay lại trả cho khổ chủ của vừa lượm được, rất ư là “văn minh”.

Cháu bé ấy chưa từng trải nỗi đời nên đã dũng cảm hành xử như thế. Tôi lại nghĩ về sự từng trải của người lớn, như mình...

INRASARA
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:

Từ hai câu chuyện biên giới, nghĩ về sự im lặng

Thế nhưng có một em bé đã không “biết” im lặng.

Mới đây thôi, tại một thành phố nhỏ, cũng tương tự vụ hôi của trên, một cháu học sinh cuối cấp trung học cơ sở kia đã không im lặng mà đã lanh trí xử lý vụ việc. Chứng kiến dúm người ùa tới hôi tiền rơi vãi, cháu đã bảo người cha phanh xe gấp, nhanh chóng rút máy điện thoại ra và giơ cao lên. Cháu hô to: “Trả lại, trả tiền lại... cháu đang chụp ảnh đây”...

Thế là mọi người lục tục quay lại trả cho khổ chủ của vừa lượm được, rất ư là “văn minh”.

Cháu bé ấy chưa từng trải nỗi đời nên đã dũng cảm hành xử như thế. Tôi lại nghĩ về sự từng trải của người lớn, như mình...

INRASARA
Bé & Lớn

Ngày xưa có cháu bé
Trong truyện Andersen
Đã chỉ vào Hoàng Đế
Kêu to: "Ơ, cởi chuồng!"

Ngày nay có cháu bé
Thấy nhặt tiền ngoài đường
Đã kêu to: "Trả lại!
Trả cho người đáng thương!"

Ngẫm ra các cháu bé
Mà chí chẳng tầm thường
Chúng ta thân xác lớn
Bé tẹo teo tâm hồn.

Xác ấy sống như chết
Hồn còn không đáng chôn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Tuấn Khỉ đã viết:
Vodanhthi đã viết:

Từ hai câu chuyện biên giới, nghĩ về sự im lặng

Thế nhưng có một em bé đã không “biết” im lặng.

Mới đây thôi, tại một thành phố nhỏ, cũng tương tự vụ hôi của trên, một cháu học sinh cuối cấp trung học cơ sở kia đã không im lặng mà đã lanh trí xử lý vụ việc. Chứng kiến dúm người ùa tới hôi tiền rơi vãi, cháu đã bảo người cha phanh xe gấp, nhanh chóng rút máy điện thoại ra và giơ cao lên. Cháu hô to: “Trả lại, trả tiền lại... cháu đang chụp ảnh đây”...

Thế là mọi người lục tục quay lại trả cho khổ chủ của vừa lượm được, rất ư là “văn minh”.

Cháu bé ấy chưa từng trải nỗi đời nên đã dũng cảm hành xử như thế. Tôi lại nghĩ về sự từng trải của người lớn, như mình...

INRASARA
Bé & Lớn


Ngày xưa có cháu bé
Trong truyện Andersen
Đã chỉ vào Hoàng Đế
Kêu to: "Ơ, cởi chuồng!"

Ngày xưa có cháu bé
Trong truyện Andersen
Đã chỉ vào Hoàng Đế
Kêu to: "Ơ, cởi chuồng!"

Ngày nay có cháu bé
Thấy nhặt tiền ngoài đường
Đã kêu to: "Trả lại!
Trả cho người đáng thương!"

Ngẫm ra các cháu bé
Mà chí chẳng tầm thường
Chúng ta thân xác lớn
Bé tẹo teo tâm hồn.

Xác ấy sống như chết
Hồn còn không đáng chôn.
Bé & Lớn


Ngày xưa có cháu bé
Trong truyện Andersen
Đã chỉ vào Hoàng Đế
Kêu to: "Ơ, cởi chuồng!"

 
Hoàng Đế hét lớn:"ranh con!
Ta ngồi trên ngai tử tế
Sao ngươi lại bảo ở CHUỒNG?"
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [69] [70] [71] [72] [73] [74] [75] ... ›Trang sau »Trang cuối