Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [67] [68] [69] [70] [71] [72] [73] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Những mối quan hệ láng giềng mong manh


   
Tranh chấp lãnh thổ trong ít nhất ba vùng biển lớn đã lôi cuốn hơn 10 quốc gia tham gia, và thổi bùng những xung đột đan xen tại một số trong những tuyến vận tải đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Các tranh chấp không có liên hệ với nhau, nhưng các nhà phân tích chỉ ra, một số quốc gia châu Á - Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippine - những tháng gần đây đều đi theo một mô thức chung, biến các tranh chấp lịch sử thành những ưu tiên quốc gia, leo thang căng thẳng và sẵn sàng tính đến khả năng xung đột vũ trang quy mô nhỏ.
Những hòn đảo lớn nhỏ đang tranh chấp tại châu Á nhìn chung không tạo ấn tượng sâu sắc. Đa số đều là những mỏm đá nhô cao và lộng gió xa cách đất liền. Một đảo có ngọn hải đăng nhưng không có người ở.
Những lãnh thổ nhỏ bé này, trải từ Đông Bắc Á qua Đông Nam Á, đang bị tranh chấp quyết liệt giữa các nước mang trong mình tinh thần dân tộc cao và ngày càng khao khát nguồn tài nguyên thiên nhiên ở ngoài khơi. Khi mà Mỹ cam kết đóng một vai trò lớn hơn tại châu Á, một số chuyên gia an ninh cho rằng các vùng lãnh thổ này sẽ trở thành điểm nóng tiềm tàng nhất trong khu vực, bên cạnh bán đảo Triều Tiên.

Tranh chấp lãnh thổ trong ít nhất ba vùng biển lớn đã lôi cuốn hơn 10 quốc gia tham gia, và thổi bùng những xung đột đan xen tại một số trong những tuyến vận tải đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Các tranh chấp không có liên hệ với nhau, nhưng các nhà phân tích chỉ ra, một số quốc gia châu Á - Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippine - những tháng gần đây đều đi theo một mô thức chung, biến các tranh chấp lịch sử thành những ưu tiên quốc gia, leo thang căng thẳng và sẵn sàng tính đến khả năng xung đột vũ trang quy mô nhỏ.

Những nước này có động lực tuyên bố chủ quyền với những lãnh thổ ở xa ngoài khơi một phần còn vì đang và sẽ rất cần các trữ lượng dầu khí tại các vùng biển quanh họ. Nhật Bản lo ngại một nguy cơ sự thiếu hụt năng lượng kéo dài sau khi quay lưng lại với điện hạt nhân, còn Trung Quốc, vốn đang đóng góp tới 1/5 tiêu thụ năng lượng toàn cầu, đang chạy đua tìm kiếm tài nguyên phục vụ cho quá trình hiện đại hóa.

Rory Medcalf, Giám đốc An ninh quốc tế tại Viện Lowy, Sydney, phân tích: "Tài nguyên năng lượng đang ngày càng trở thành vấn đề có tính quyết định tại đây. Đặc biệt từ quan điểm của Nhật Bản và Trung Quốc, họ cảm thấy cần phải đảm bảo an ninh năng lượng hơn nữa. Không quốc gia nào trong số này muốn từ bỏ hoàn toàn các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tại nơi được cho là chứa đựng trữ lượng dầu khí rất lớn".

Những nước này còn bị chi phối bởi các phong trào dân tộc đang lên cao, dù đôi khi chỉ là những phong trào nhỏ. Chủ nghĩa dân tộc càng bị kích động hơn bởi truyền thông xã hội, đặc biệt tại Trung Quốc, nơi hàng trăm triệu người dùng internet có thể dễ dàng chia sẻ quan điểm dẫn đến việc các ý kiến cộng đồng càng khó bị bỏ qua hơn.

Các quốc gia như Hàn Quốc và Trung Quốc sắp diễn ra những sự thay đổi lãnh đạo vào cuối năm nay, khiến cho các quan chức chính phủ càng khó lùi bước trong tuyên bố chủ quyền và không thể thể hiện yếu đuối.

Nhà nghiên cứu thâm niên và chuyên gia về Đông Bắc Á tại Quỹ Heritage Foundation Bruce Klingner nhận xét: "Chúng ta đã thấy trong lịch sử các nước đi đến chiến tranh vì lãnh thổ như thế nào. Cho dù nghe có vẻ nhưng sẽ không hợp lý nếu các nước liều lĩnh đối đầu chỉ vì những tảng đá... nhưng đó thực tế đó lại là những gì đang diễn ra".

Những mối quan hệ mong manh

Những tranh chấp nổi bật nhất hiện nay có thể kể đến là tranh chấp giữa Nhật Bản với Hàn Quốc, Trung Quốc với Nhật Bản, và Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á.

Trung Quốc, với chi tiêu quân sự và sức mạnh hải quân liên tục tăng, trong mắt các nhà lãnh đạo nước ngoài là kẻ chuyên đi ức hiếp trong khu vực, nhăm nhe mở rộng biên giới và đe dọa các nước láng giềng nhỏ hơn. Nhưng cũng có những nước khác phản ứng bằng việc thể hiện sức mạnh bản thân.

Một số quốc gia Đông Nam Á đã thắt chắt quan hệ đồng minh với Washington và tiến hành nhiều cuộc tập trận chung. Nhật Bản sắp xếp lại Lực lượng tự vệ với mục tiêu bảo vệ tốt hơn các vùng biển tranh chấp. Tháng 7, tổng thống Philippine Benigno Aquino III đề nghị quốc hội nước này thông qua chương trình nâng cấp quân sự lớn bao gồm mua thêm nhiều máy bay và chiến đấu cơ mới có thể được sử dụng để bảo vệ những khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Ông Aquino lên tiếng: "Nếu kẻ nào đó bước vào sân nhà chúng ta và nói mảnh sân này là của anh ta, chúng ta có cho phép điều đó? Chúng ta có thể nhượng bộ những gì mà chính đáng thuộc về chúng ta hay không"?

Việc quản lý các tranh chấp lãnh thổ đang trở thành vấn đề nan giải cho các nhà lãnh đạo châu Á. Một động thái của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak hôm 10/8, trong nỗ lực nâng cao tỷ lệ ủng hộ vốn đang rất thấp, đã nhận được rất nhiều sự chỉ trích khi ông đáp máy bay tới thăm hòn đảo Dokdo/Takeshima, nơi cũng được Nhật Bản tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản.

"Dokdo đích thực là lãnh thổ của chúng ta", ông Lee Myung-bak phát biểu khi đang ở trên hòn đảo, nơi ông đã đặt hoa trước đài tưởng niệm những người Hàn Quốc đã hy sinh để bảo vệ vùng lãnh thổ này.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba lập tức lên tiếng ngay sau đó: "Tại sao ông ấy lại tới thăm nơi đó ở vào thời điểm mà chúng ta cần phải xem xét các vấn đề từ quan điểm rộng hơn? Đó là một điều vô cùng đáng tiếc".

Các chuyên gia an ninh nói tranh chấp Nhật Bản - Hàn Quốc ít có nguy cơ leo thang thành xung đột bởi hai nước - những đồng minh thân cận nhất của Washington tại châu Á - là những đối tác kinh tế tương đối hợp tác, bất chấp những thù hận còn kéo dài dai dẳng kể từ sau 35 năm chiếm đóng của Nhật Bản.

Những tranh chấp với Trung Quốc

Nhưng cũng còn những khu vực rắc rối hơn, đặc biệt là những nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Một báo cáo mới đây của tổ chức International Crisis Group có trụ sở tại Brussels miêu tả các cuộc tuần tra Biển Đông của Trung Quốc giống như hoạt động của "chín con rồng", bao gồm lẫn lộn các cơ quan chính phủ xung đột nhau, nhiều trong số đó đang cố gắng củng cố sức mạnh và ngân sách.

Báo cáo viết, Hải quân Quân đội giải phóng nhân dân có xu hướng đảm nhận vai trò trung tâm trong các tranh chấp biển, cho phép họ có nhiều tiếng nói hơn trong các cơ quan thực thi pháp luật dân sự và đơn vị bán quân sự. Ngày càng nhiều các tàu Trung Quốc giả mạo tàu cá cũng đang hoạt động tại những khu vực tranh chấp, như đã thấy trong cuộc đối đầu hồi tháng 4 giữa Bắc Kinh và Manila bắt đầu khi các ngư dân Trung Quốc bị phát hiện đánh bắt trái phép gần bãi cạn Scarborough đang tranh chấp.

Washington đã cố gắng trung lập trong nhiều tranh chấp nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải. Trong cuộc gặp với Aquino hồi tháng 6, Tổng thống Obama đã hối thúc các quốc gia châu Á giải quyết các tranh chấp dựa trên "những quy định và chuẩn mực quốc tế chặt chẽ về giải quyết tranh chấp hàng hải trong khu vực".

Mặc dù vậy, các nhà lãnh đạo khu vực đã chưa thể đi đến một bộ quy định thống nhất nào, và tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hồi tháng 7 diễn ra ở Campuchia, xung đột về Biển Đông đã khiến các nhà lãnh đạo rời khỏi cuộc họp mà không đạt được thậm chí chỉ một bản thông cáo chung.

Một đề xuất do Lầu Năm Góc ủy nhiệm Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington soạn thảo, chỉ ra, "rủi ro đang tăng lên" trong khu vực bởi những hoạt động quả quyết của Trung Quốc trên biển.

Trong đề xuất của tổ chức này đối với chiến lược của Mỹ tại châu Á đặt ra khả năng đưa một tàu sân bay chạy nhiên liệu hạt nhân tới đồn trú tại bờ biển Australia, cho phép Mỹ có một Lực lượng xung kích hàng không mẫu hạm thứ hai trong khu vực.

Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Australia sau đó đã từ chối ý tưởng với lý do đã được các nhà phân tích Australia chỉ ra là nước này không muốn đối đầu với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình.

Đình Ngân (theo Washington Post)
Nguồn: tuanvietnam
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Tuấn Khỉ đã viết:
HOÀNG QUANG THUẬN những ngày chưa được tiền nhân mượn bút

Bài đăng trên website Lê Thiếu Nhơn 11:04 - 21/08/2012
@Tuấn Khỉ: Gửi thêm bài này của GS Nguyễn Huệ Chi để Lão Tôn cho vào giải Lang ben thơ nhé. He he

Bàn thêm về cái gọi là “hiện tượng thơ Hoàng Quang Thuận”


  
Nhà văn Phạm viết Đào đã phân tích khá kỹ lưỡng và sâu sắc việc cố tình làm nổi đình đám tập thơ Thi vân Yên Tử của Hoàng Quang Thuận trên văn đàn gần đây khiến người đọc hiểu lầm đây là một hiện tượng độc đáo kỳ lạ mà anh gọi là “nguy hiểm” (xem: http://phamvietdao2.blogs...ng-hoang-quang.html). Tôi chỉ xin bàn thêm vài điều chưa được đề cập hoặc chỉ mới nói lướt qua trong bài viết tâm huyết – và cũng khí nặng khi nhà văn gọi Hoàng Quang Thuận là y nhằm bày tỏ sự khinh thường của anh.

Trước hết, trong bài viết có tính chất tường trình về Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử”, Nguyễn Hữu Sơn, một trong những người chủ trì, có khẳng định Thi vân Yên Tử là một “hiện tượng”, và hội thảo về một hiện tượng văn học thì đấy là chuyện bình thường (xem: http://giaoducthoidai.vn/...uang-Thuan-1963031/). Hoàn toàn đúng thôi. Nhưng mấu chốt vấn đề ở đây là phải xét xem như thế nào là “một hiện tượng văn học”. Nếu một tác phẩm văn học xuất hiện, đem ra thị trường, được công chúng háo hức mua, người này truyền cho người kia rằng phải mua mà đọc cho biết, và trong quá trình đọc có người khen có người chê, thậm chí nhiều người chê hơn người khen hoặc ngược lại nhiều người khen hơn người chê, nhưng dù khen hay chê thì ai cũng có nhu cầu phải đọc bằng được cuốn sách, nó là một nhu cầu hiểu biết và thưởng thức của tự thân bạn đọc đối với tác phẩm, thì may ra mới có thể trở thành cái gọi là hiện tượng được – nói may ra vì cũng có khi mọi sự diễn ra đúng như ta vừa nói nhưng chỉ ít lâu sau tác phẩm bị loại bỏ khỏi trí nhớ của người đọc mà lịch sử văn học hiện đại cho ta không thiếu gì dẫn chứng. Nói cách khác, từ khâu in ấn, phát hành đến khâu tiêu thụ, nếu một tác phẩm theo đúng quy trình tự nhiên trong một xã hội bình thường, lành mạnh, và sau khi phát hành, nếu sách giành được một số lượng người đọc vượt trội, gây tiếng vang sâu rộng, thì cộng thêm với thử thách của thời gian, tác phẩm đó sẽ được công nhận là một hiện tượng văn học, được lưu lại trong ký ức nhiều người. Xét từ tiêu chí sơ khai ấy, Thi vân Yên Tử đã hoàn toàn không đáp ứng. Nguyễn Hữu Sơn hẳn còn nhớ vào cái Tết 2008, chúng ta cùng có mặt trong một chuyến du ngoạn Yên Tử, có cả Lại Nguyên Ân, Nguyễn Khắc Mai, Đặng Thị Hảo và hai vợ chồng con trai tôi cùng các cháu nhỏ. Khi đến Trúc Lâm Thiền viện ngủ nhờ một tối để mai sáng lên chùa Đồng sớm, các vị Thiền sư ở đây đã cùng anh chị em trong đoàn đàm đạo rất vui, sau đó một số cuốn sách Phật giáo được họ mang ra làm quà cho mỗi người một túi, trong đó Thi vân Yên Tử là cuốn sách dày nhất, nhưng hình như số lượng rất dư dả, đến nỗi có những túi sách thừa hai cuốn, anh chị em trong đoàn đã trả bớt lại cho nhà chùa.

Vậy là ngay từ đầu, việc in sách Thi vân Yên Tử của tác giả đã là một việc không bình thường, vì nó có phải nhắm tới nhu cầu thỏa mãn trí tuệ hay tâm linh của bạn đọc đâu. Nhu cầu ấy phải là nhu cầu có thực hàm chứa trong nội dung tác phẩm, đồng thời phải được chuyển hoá thành cảm xúc thẩm mỹ để đáp ứng khát khao thưởng thức một sản phẩm tinh thần của thời đại như là một năng lượng tự thân, thu hút người ta đến với nó, thiếu đi không được. Còn như in ra để phát không nơi nhà chùa thì lại là chuyện khác. Ai mà được biếu sách chẳng vui lòng nhận lấy một cuốn, nhận lấy rồi lướt mắt một tí và nhẹ nhàng gạt nó ra ngoài đầu óc bận bịu của mình, giống như hồi ấy chúng ta đã biểu tỏ với nhau bằng những lời buột ra ngay mà không cần giữ ý: “Toàn là “thơ thẩn” của một anh mót làm thơ thôi mà”, sau khi người nào cũng đã háo hức lật giở thật nhanh, đọc qua một ít bài thơ trong đó rồi nhanh chóng gập lại vì không thấy có ấn tượng gì đập vào tâm trí, trong cái đêm nằm trò chuyện với nhau đến gần sáng đủ mọi thứ chuyện trong phòng khách chùa Trúc Lâm – mặc dầu người đem ra tặng sách đã đặc biệt “gây dấu ấn” bằng những lời rất “sang” về tác giả: Người sáng tác là một quan chức nhà nước có lòng với Phật, một đêm bỗng hứng lên như lên đồng và viết ra được tập thơ này.

Nếu tôi không nhầm thì tất cả những lần in Thi vân Yên Tử từ năm 2008 đến nay, tuyệt không một lần nào sách ra đến thị trường mà chỉ có chất đống tại các chùa và hễ đến chùa nào ở bất kỳ đâu, ta đều có thể có ngay món quà hảo tâm Thi vân Yên Tử. Thế thì làm sao có thể gọi đây là một tác phẩm văn học đúng nghĩa được, trong thời buổi kinh tế thị trường định đoạt uy tín của sản phẩm bằng giá in nơi bìa sách kèm theo số lượng sách được bán ra, như thời buổi hôm nay? (Tất nhiên như đã nói,  không loại trừ có những cuốn sách bán rất chạy nhưng rồi bị lãng quên rất nhanh vì chung quy nó chỉ đáp ứng thị hiếu tầm thường mà thôi). Còn nói rằng việc Thi vân Yên Tử in đi in lại trong mười mấy năm là một “hiện tượng” thì có lẽ cũng cần nói cho đích xác đó chỉ là hiện tượng giả (có người nói là hiện tượng bệnh lý), để phân biệt nó với những hiện tượng thật, đích thực là hiện  tượng văn học, chẳng hạn hiện tượng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, hiện tượng Chuyện kể năm 2000, v.v...

Việc một ông Viện trưởng một viện khoa học công nghệ làm thơ là điều không có gì đáng phê phán. Việc ông ấy vì mê thích cửa Phật mà một đêm viết ra hàng trăm bài thơ nói là thơ Đường nhưng không theo niêm luật thơ Đường, cũng chẳng vần vè và càng không có chất thơ, như Thi vân Yên Tử, cũng là điều không có gì lạ. Đối với người trẻ tuổi loại các ông Hữu Ước, Hữu Thỉnh, Dương Kỳ Anh... thì trước một chuyện như vậy hẳn có làm họ “choáng” đấy, nhưng những ai đã từng có một lần đi cầu tiên ngày xưa đều biết rằng ở một ngôi chùa, ngôi miếu, ngôi đền nào đấy có những người trụ trì, vốn rất ít chữ nghĩa, nhưng khi khách đến lập bàn cầu khấn cho tiên giáng bút thì họ “được tiên nhập vào” và chỉ cần đặt một cái mâm ở trên rải đầy gạo trước mặt, là những kẻ thường ngày rất tầm thường đó có thể dùng ngón tay viết nên hàng chục bài thơ Đường trong một lúc, mà là thơ Đường chữ Hán hoặc chữ Nôm hẳn hoi chứ không phải thơ quốc ngữ bất cần vần luật như những kẻ “nhập đồng” để có “yên sĩ phi lý thuần” ngày nay.

Những ngày còn mải mê đi điền dã về thơ văn Lý – Trần, một lần anh chị em Ban văn học Cổ cận đại Viện Văn học đã đi đến ngôi đền thờ ông Tô Hiến Thành (? – 1179) ở Hạ Mỗ, Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội), và trong các tài liệu thơ văn được lưu giữ tại đền mà người giữ đền đem ra cho chúng tôi tìm hiểu vẫn còn lưu vô số tập thơ tiên giáng bút như thế.

Có thể nói thơ tiên là một “hiện tượng” được hay không? Lùi về quá khứ cách đây khoảng trăm năm, chuyện làm thơ kiểu ấy rất thường, chẳng mấy ai chú ý, nhưng ngày nay ít có người bỏ công sức để làm, nên gọi là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tôn giáo cũng có thể chấp nhận. Nhưng nếu nói là một hiện tượng văn học (tức là hiện tượng kết cấu ngôn từ có tính nghệ thuật – belles lettres) thì hiển nhiên không phải, bởi loại hình thơ tiên đó chưa bao giờ thoát ra khỏi phạm vi sinh hoạt tôn giáo của nó để bước vào giữa dòng chảy văn học (ngoại trừ “thơ cầu tiên giáng bút” của những tổ chức yêu nước bí mật khoảng đầu thế kỷ XX, nhưng đây đã không còn là thơ tiên thứ thiệt nữa rồi). Thử hỏi bạn Nguyễn Hữu Sơn, có một bộ văn học sử Việt Nam nào trước đến nay nhắc đến thơ tiên và có những lời thẩm xét về giá trị của nó hay không? Và một hội thảo công phu ngần ấy, ngoài đường kênh “bình tán” ra (khen hay chê nhưng cũng đều thao tác bình tán cả thôi), liệu có một ai làm công việc nghiêm túc đối chiếu thơ Hoàng Quang Thuận với thơ tiên xưa để xem giữa cổ và kim có sự tương đồng đến mức nào về giọng điệu sáo ngữ và thủ pháp vay mượn của chúng? Vì đã là thơ làm trong một lúc “nhập đồng” thì làm sao tránh khỏi sáo và vay mượn.

“Hiện tượng” thơ Hoàng Quang Thuận nếu cứ khuôn lại trong phạm vi các chùa chiền, cứ phát đều đều cho các thiện nam tín nữ đến tụng niệm và cầu Phật, thì chẳng đáng nói làm gì. Nhưng nay ông Hoàng Quang Thuận lại cố tình chuyển nó thành một hiện tượng xã hội – văn học, bắt mọi người tin là cuốn sách có nhu cầu xã hội rộng rãi, và còn đi xa hơn nhiều, ông ta đem nó dịch ra tiếng Anh, mượn tên tuổi các chính trị gia hàng đầu thế giới như cựu Tổng thống Clinton, Tổng thống Pháp đương nhiệm...  để lobby cho nó, mong cầu nhờ đó mà được Ủy ban giải Nobel Thụy Điển “ghé mắt”... thì đó quả là điều không bình thường nữa mà đã vượt sang ranh giới của những dục vọng không thể có ở người tỉnh táo. Rất tiếc, tất cả những công đoạn này đều đã làm trót lọt (trừ công đoạn cuối cùng là sách được nằm trong danh mục đề cử giải Nobel). Đáng nói hơn, một cơ quan nhà nước là Hội Nhà văn Việt Nam và Tạp chí Nhà văn lại đứng ra tổ chức một cuộc hội thảo khoa học có tính chất quan phương về một tác phẩm không có đối tượng tiếp nhận đích thực và cũng chẳng có “tầm đón đợi”(Horizon d’attente) nào cả ấy, trong khi còn rất nhiều chuyện nóng hổi, đang là nguy cơ của một Hà Nội văn hóa nghìn năm bị xoá sổ cần được Hội Nhà văn lên tiếng, trước mắt như việc băm nát Công viên Tuổi Trẻ, thiết lập 6 bãi đỗ xe choán rất nhiều diện tích trong Công viên Thống Nhất, nhất là Dự án điên rồ cắm cọc ở giữa Hồ Tây để xây đường sắt băng qua chiếc hồ lớn thiêng liêng bậc nhất, biểu tượng của uy linh dân tộc qua rất nhiều đời kể từ năm 43 sau công nguyên khi Mã Viện đi đánh Hai Bà Trưng bị khốn trong đám sương mù dày đặc trên hồ bủa vây, làm cho Hồ Tây không còn không gian văn hoá đẹp nổi tiếng và nguyên vẹn với bao nhiêu sự tích tích tụ xung quanh nó... thì không thấy quý Hội quan tâm chút gì, và các phương tiện truyền thông đại chúng của quý Hội không thấy nêu một kiến nghị hay một lời cảnh báo nào.

Cuộc hội thảo rầm rộ về Thi vân Yên Tử của Hội Nhà văn lại còn kéo được một số chính trị gia đã thoái hưu và kể cả chưa thoái hưu (và hình như là những người rất ít khi dự các cuộc hội thảo đúng tính chất một hội thảo khoa học về văn học) như các ông Nguyễn Di Niên (nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Nguyễn Thanh Sơn (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao), Lê Trần Trường An (Chủ tịch, Tổng giám đốc sách Kỷ lục VN)... đến dự họp.

Nếu có gì đáng gọi là kỳ quặc về việc một hội như Hội Nhà văn Việt Nam mà lại mở một hội thảo về Thi vân Yên Tử thì chính là ở chỗ nó góp phần vào tình trạng bát nháo, trắng đen lẫn lộn của văn đàn trong thời buổi hiện nay.

Nguyễn Huệ Chi
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

Giáo viên “khóc” vì những quyết định vô cảm




Cuối tháng 7/2012 Báo VietNamNet trực tiếp tiếp nhận đơn thư của cô Thái Thị Hoài An, cô An đến báo để để phản ánh, khiếu nại về cách đối xử không công bằng của trường THCS Nguyễn Trãi đối với một giáo viên lâu năm như mình.  


Cô Thái Thị Hoài An sinh năm 1971, cô có quyết định tuyển dụng viên chức, chuyên môn Kĩ thuật nông nghiệp của UBND quận Thanh Xuân và công tác tại trường THCS Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Cô An là cô giáo ở tổ tự nhiên của trường.


http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/08/16/14/20120816142832_anh-1111.jpg




Không đóng tiền từ thiện thì trừ thi đua?

Gặp trực tiếp cô giáo Thái Thị Hoài An tại một căn nhà tập thể cũ, nơi cô sống cùng bố mẹ già, cô An tâm sự: Trong năm học 2011 – 2012, mâu thuẫn giữa tôi và nhà trường phát sinh khi tôi có phản ứng về việc thu tiền từ thiện “cào bằng” giữa các giáo viên và nhân viên của trường trong khi thu nhập và các khoản ngoài lương khác giáo viên được nhận ở các mức khác nhau.

Phản ứng này gây nhiều hậu quả xấu cho tôi, nhà trường căn cứ vào việc này đã trừ điểm thi đua của tôi.

Trong phiếu đánh giá giáo viên của Tổ chuyên môn của Hiệu trưởng cô Thái Thị Hoài An, trong phần phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của người giáo viên mục ứng xử với đồng nghiệp, lối sống tác phong cô An chỉ được 0,5/1 điểm. Trừ điểm thi đua dẫn đến việc cô bị đánh giá là giáo viên trung bình.

Theo lời cô An, sau thời gian này do phải chịu một số áp lực từ đồng nghiệp nên cô bị ốm và có xin phép nghỉ dạy để chữa bệnh (có giấy khám bệnh của cơ sở y tế). Thế nhưng khi vừa đi làm trở lại cô bị nhà trường “ép” nhận thêm 2 tiết/tuần (do nhà trường thuyên chuyển giáo viên và yêu cầu về định mức tiết dạy của giáo viên) trong tình trạng sức khỏe yếu.

Không chịu đựng được sức ép này, cô An tiếp tục nhập viện vì trầm cảm, lo âu, suy nhược cơ thể... Đợt nghỉ khoảng 12 ngày sau đó, sức khỏe của cô An đã ổn định và được bác sĩ cho ra viện. Khi có thể đảm bảo được công việc thì cô An lại rơi vào một tình cảnh chéo ngoe khác


http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/08/20/09/20120820093355_anh-111.jpg




Chuyển cô giáo làm nhân viên thiết bị

Quyết định 109/QĐ – THCS NT về việc phân công điều động tạm thời giáo viên ngày 2/5/2012 được kí bởi Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Trãi - Vũ Trọng Khang có nội dung: Điều động tạm thời cô giáo Thái Thị Hoài An giáo viên đang dạy môn kỹ thuật sang làm giáo viên phụ trách phòng thiết bị đồ dùng dạy học Hóa – Sinh – Kỹ Thuật từ ngày 1/5 đến 31/5” với lý do “Tạo điều kiện cho cô giáo An phục hồi, ổn định sức khỏe đồng thời để ổn định chương trình dạy môn Sinh học và của nhà trường”.

Theo đó cô An sẽ không nhận được phụ cấp đứng lớp. Bức xúc về quyết định này, cô An nói: Nhà trường chuyển công tác của tôi với lý do đảm bảo sức khỏe cho tôi mà không hỏi ý kiến của tôi. Công việc của nhân viên thiết bị là làm 8 tiếng/1 ngày là công việc vất vả không đảm bảo thu nhập cho tôi, khi tôi có sức khỏe yếu lại phải chăm lo cho bố mẹ già.

Đặc biệt trong đơn gửi báo VietNamNet, cô An còn trình bày về cách hành xử của Hiệu trưởng nhà trường cũng khiến cô An bức xúc.


“Đã trả lời khiếu nại của cô An”


http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/08/16/14/20120816143137_co%20an%20222.JPG




Liên hệ tại Phòng giáo dục đào tạo quận Thanh Xuân để hỏi về quan điểm về những vấn đề trên. Đại diện văn phòng của đơn vị này cho biết: Đã có trả lời về những khiếu nại của cô giáo Hoài An và đề nghị báo đến quận và trường để hỏi cụ thể.

Chúng tôi đã liên hệ với Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Trãi nhưng vào đợt nghỉ hè và thông qua di động, vị lãnh đạo này không nhắc máy.

Qua tìm hiểu, chúng tôi có Quyết định số 122 ngày 4/8/2012 về việc giải quyết khiếu nại của bà Thái Thị Hoài An kí ngày ngày 4/8/2012 của ông Vũ Trọng Khang. Nội dung quyết định này có ghi: Việc phân công chuyên môn của Tổ tự nhiên II và nhà trường đối với giáo viên Thái Thị Hoài An là phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường thiếu giáo viên do thuyên chuyển công tác và định mức tiết dạy… đúng với Luật giáo dục, Luật viên chức.

Việc Quyết định số 109/QĐ-THCS NT của Hiệu trưởng phân công điều động tạm thời giáo viên hỗ trợ phòng thiết bị chuyên môn Sinh – KTNN là phân công nhiệm vụ tạm thời đúng với chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của Hiệu trưởng

Việc cô An bị xếp loại giáo viên Trung Bình và xếp loại thi đua hoàn thành nhiệm vụ là công khai, dân chủ và đúng với các quy định trong đó có xem xét đến những yếu tố động viên, khích lệ giáo viên để giáo viên tích cực phấn đấu. Tuy nhiên giáo viên Thái Thị Hoài An chưa nhận được điều trên.

Từ những lý lẽ trên quyết định trên yêu cầu cô An nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm về việc không chấp hành sự phận công công tác của nhà trường và thực hiện kiểm điểm theo quy định hiện hành.

Theo như cô An, các quyết định của nhà trường thiếu tình và chưa đúng luật. Dư luận bức xúc, thực tế phản nhân văn và giáo dục trong các tình tiết của vụ việc trên. Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin về ý kiến của các bên trong vấn đề này.

Tĩnh Phan


Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/84799/giao-vien--khoc--vi-nhung-quyet-dinh-vo-cam.html
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
HOÀNG QUANG THUẬN những ngày chưa được tiền nhân mượn bút

Bài đăng trên website Lê Thiếu Nhơn 11:04 - 21/08/2012

MINH DIỆN

Giới văn nghệ đang xôn xao về nhà thơ nhập đồng Hoàng Quang Thuận xung quanh cuộc hội thảo "Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử", về tin tập thơ "Thi vân Yên Tử" của ông ta đi dự giải Noben văn chương. Đã có nhiều bài viết  về thói háo danh kệch cỡm của ông Thuận. Tôi chỉ xin kể thêm một mẩu chuyện không liên quan đến thơ nhập đồng của ông, nhưng sẽ giúp quý vị hiểu thêm về bản chất của Hoàng Quang Thuận.

Gần hai chục năm trước, Hoàng Quang Thuận từng là cố vấn đối ngoại của ông Tăng Minh Phụng (Bảy Phụng), giám đốc công ty Minh Phụng. Với khuôn mặt nhẵn bóng, áo quần bảnh bao, nói năng trịch thượng, Hoàng Quang Thuận bám Bảy Phụng như hình với bóng. Từ những cuộc gặp gỡ quan chức trong nước đến các chuyến công du nước ngoài của Bẩy Phụng đều có cố vấn Thuận đi kèm. Trong cái túi xách nhỏ của Thuận, luôn sẵn có mấy đồng tiền Gia Long Bảo Giám, trước khi Bẩy Phụng đi đâu, gặp ai và làm việc gì quan trọng, Thuận đều gieo quẻ để biết hên xui và cho lời khuyên. Hoàng Quang Thuận đã làm cho Bẩy Phụng có niềm tin tuyệt đối vào tâm linh. Thuận đã dùng các biện pháp tâm linh, thần thánh giúp Bẩy Phụng mở rộng những mối quan hệ. Ông Thuận được Bẩy Phụng cấp cho một xe ô tô có tài xế riêng để làm việc. Với cái gọi là "thuốc gia truyền" cùng những phong bao của Bẩy Phụng, ông Thuận đã lách vào mọi cửa.

Tôi còn nhớ, khi công ty Minh Phụng đang bi đát trước sức ép từ mọi phía thì Hoàng Quang Thuận đưa ông Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đến ký kết văn bản hợp tác giữa Viện Khoa học Công nghệ với công ty Minh Phụng. Hoàng Quang Thuận tổ chức họp báo long trọng và để ông Viện sĩ xuất hiện trước các nhà báo.

Khi Tăng Minh Phụng bị bắt trong vụ án Minh Phụng - Epco, Hoàng Quang Thuận sủ quẻ liên tục và nói như đinh đóng cột trước mọi người rằng nhất định Bẩy Phụng sẽ thoát nạn. Thậm chí, khi Tăng Minh Phụng đã bị tuyên án tử hình rồi mà ông Thuận vẫn quả quyết sẽ có người cứu. Thuận nói người cứu Bẩy Phụng là một nhân vật quan trọng mà đối với Thuận thân thiết như trong gia đình. Nghe Thuận nói, đại tá Lưu Vinh, Phó tổng biên tập báo Công an lúc bấy giờ phải thốt lên "Cái thằng đại bịp". Luật sư Nguyễn Thị Loan, một trong ba luật sư bào chữa cho Tăng Minh Phụng đã cho tôi đọc lá thư cuối cùng của Tăng Minh Phụng viết từ phòng giam  người có án tử hình. Trong thư, Bẩy Phụng nói khá nhiều về Hoàng Quang Thuận và yêu cầu Thuận trả lại chiếc xe hơi...

Tăng Minh Phụng bị thi hành án, đã chết, nhiều cộng sự bị tù đầy và nhiều bạn bè bị liên lụy, riêng "cố vấn" Hoàng Quang Thuận vẫn nhởn nhơ. Hình như thần thánh và các đại nhân chỉ bao bọc cho riêng ông ta?

Tôi cứ tưởng Thuận sẽ giấu mình đi, nhưng không, ông ta vẫn nhởn nhơ trò cũ. Một buổi tối, Hoàng Quang Thuận gõ cửa nhà tôi và sau khi khoe mấy bài thơ tâm linh mới làm về Yên Tử, ông ta vận động tôi mua bảo hiểm lấy hoa hồng giúp con Bẩy Phụng. Tôi nói với Hoàng Quang Thuận: "Tuy Bẩy Phụng đã mất, nhưng cô Thương và gia đình vẫn không để cho các con Bẩy Phụng thiếu thốn. Một sự thật là, nhân dịp tết vừa qua, tôi và anh Huy Đức mang tiền lì xì cho bà mẹ Bẩy Phụng và các cháu nhưng không ai nhận mà mang số tiền đó làm từ thiện... Vì vậy, ông đừng lợi dụng người đã chết để kiếm tiền...".

Không ngờ, nghe tôi nói như vậy, Hoàng Quang Thuận lên giọng, mang tâm linh ra dọa tôi. Bực quá, tôi phải đứng lên chỉ tay vào cái mặt nhờn mỡ bóng của Thuận mà nói rằng: "Anh xéo ra khỏi nhà tôi ngay!".

Đấy chỉ là một vài chuyện nhỏ trong nhiều chuyện mà tôi  đã biết về vị GSTS - Nhà thơ nhập đồng Hoàng Quang Thuận.
Đã từng là đệ tử ruột của Phụng thì mấy anh nhà ...lơ ngơ, lão xỏ mũi lúc nào chả được.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đại biểu Trần Du Lịch:

Không thể vì miếng cơm manh áo mà trở thành nô lệ

Bài đăng trên Lao Động Thứ tư 22/08/2012 05:00

- Ông có thỏa mãn về phần trả lời của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH liên quan đến câu hỏi của ông không, thưa tiến sĩ?

http://laodong.com.vn/Image.aspx?id=76710&ts=425&lm=634812113999030000
Đại biểu Trần Du Lịch


- Về câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐTBXH liên quan đến người lao động VN ở Nga, tôi cho rằng Bộ trưởng đã trả lời được một phần, nhưng chưa thỏa mãn được vấn đề mà tôi muốn đưa ra. Theo tôi, phải đánh giá XKLĐ là vấn đề lớn và đặt ra trách nhiệm của các cơ quan quản lý đối với các doanh nghiệp XKLĐ và đối với người lao động VN ở nước ngoài. Tôi sang Nga và sau khi nghe báo cáo về tình trạng của người lao động VN tại các xí nghiệp đen (sử dụng lao động bất hợp pháp), tôi đắng miệng nuốt cơm không được. Tôi nghĩ rằng, không thể vì miếng cơm manh áo mà con người làm việc và sống như lô lệ thời trung cổ.

- Báo Lao Động từng có những bài viết phản ánh về tình trạng bị ngược đãi của người lao động VN tại Malaysia và một vài nước khác, nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao, thị trường XKLĐ, ông nhận định như thế nào về vấn đề này?

- Sức khỏe, mạng sống, quyền lợi và quyền con người luôn đặt lên cao nhất, dù làm bất cứ việc gì thì cũng để đạt được mục đích đó. Các cơ quan quản lý XKLĐ phải có trách nhiệm thật cao, nắm rõ được người lao động VN ở nước ngoài sinh hoạt, làm việc như thế nào? Quyền lợi và quyền con người của họ có được đảm bảo hay không và phải có biện pháp bảo vệ các quyền đó của họ. Thời bao cấp, VN đưa lao động xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu rất hiệu quả, trách nhiệm của hai nhà nước được thực hiện nghiêm túc, người lao động được đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng. Tại sao bây giờ chúng ta không làm được như vậy?

- Xin cảm ơn ông!

Lê Thanh Phong thực hiện
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

NXB Giáo dục bị “tố” tiếp tay cho hàng Trung Quốc



KT - Nhà xuất bản Giáo dục bị “tố” cản trở dùng bút chấm đọc của Việt Nam sản xuất nhưng lại tạo thuận lợi cho sản phẩm của Trung Quốc.

“Dìm hàng” bút chấm đọc Việt Nam?
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bút chấm đọc (loại bút chấm vào sách được mã hóa có thể phát ra tiếng Anh, để dạy thiếu nhi ngoại ngữ), trong đó, có nhiều loại xuất xứ từ Trung Quốc.

Theo khảo sát trên thị trường, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam là doanh nghiệp đang phát hành 4 loại bút chấm đọc xuất xứ Trung Quốc.

Trong khi đó, Viện Vật lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tham gia đồng hành cùng Đề án ngoại ngữ 2020, đã nghiên cứu và sản xuất ra một loại bút chấm đọc là Robot Teacher.

http://bee.net.vn/dataimages/201208/original/images962927_1.jpg
Bút chấm đọc do Việt Nam sản xuất.



Theo TS Doãn Hà Thắng - Viện Vật lý, đây là sản phẩm duy nhất được Bộ GD&ĐT giới thiệu với các tỉnh thành để áp dụng công nghệ vào dạy tiếng Anh bậc phổ thông.

Theo điều tra của chúng tôi, Bộ GD&ĐT đã từng có cuộc họp kín để đánh giá các loại bút chấm đọc. Kết quả, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng bút do Việt Nam sản xuất.

“Trong quá trình công tác cùng đoàn công tác của Bộ xuống các địa phương hướng dẫn mô hình dạy, luyện tập và kiểm tra, cũng như các báo cáo của lãnh đạo sở GD&ĐT các tỉnh tại Hội nghị tư vấn thiết bị dạy và học ngoại ngữ tại Cửa Lò (Nghệ An) ngày 19 và 20/7  vừa qua, chúng tôi có nhận được những thông tin phản hồi tốt.

Tuy nhiên, nhiều địa phương thông báo là không có sách tiếng Anh mã hóa để bút chấm đọc sử dụng được, có nơi mã hóa rất ít”, TS Doãn Hà Thắng - Tác giả của bút chấm đọc Robot Teacher, cho biết.

Để bút chấm đọc có thể dùng được, các sách phải được mã hóa. Việc mã hóa không làm tăng giá thành các cuốn sách. Việc mã hóa mở như vậy cũng làm cho tất cả các loại bút chấm đọc có thể đọc được, chứ không chỉ là bút của Việt Nam sản xuất.

Nguy hiểm nếu bút chấm đọc "nói những câu về chính trị”
TS Doãn Hà Thắng cảnh báo: “Cần phải quan tâm nhiều đến độ an toàn của sản phẩm do đã có tiền lệ về việc các sản phẩm nhựa xuất xứ từ Trung Quốc có chứa thành phần hóa chất độc hại đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng.

http://bee.net.vn/dataimages/201208/original/images962928_2.jpg
Một sản phẩm được "đóng dấu" của NXB Giáo dục.



Cũng cần quan tâm tới việc sản phẩm dễ vỡ, các mảnh vỡ sắc nhọn gây nguy hiểm cho học sinh, các nút bấm không nhạy, cổng USB sạc pin bị hỏng sau thời gian ngắn, pin bên trong chỉ sử dụng được thời gian ngắn là phải thay với giá rất đắt, hoặc pin tự nổ khi có sự thay đổi về nhiệt độ.

Các thiết bị đồ chơi không đảm bảo độ bền, độ an toàn, không có đủ các cấu tạo và tính năng thông dụng của thiết bị nhận dạng và đánh giá ngữ âm”.

Các loại bút chấm đọc muốn được nâng cấp phần mềm thì phải được kết nối internet, người dùng tải về các chương trình mới. TS Doãn Hà Thắng cảnh báo: “Nếu những chiếc bút ấy được “cài” nói các câu mang tính chính trị, ví dụ về Trường Sa, từ nguồn của nhà sản xuất ở Trung Quốc, thì sẽ rất nguy hiểm”.

Viện Vật lý làm việc phi lợi nhuận
Trao đổi với PV, TS Doãn Hà Thắng khẳng định, đề tài nghiên cứu về bút chấm đọc của ông do Nhà nước cấp kinh phí. Nếu được áp dụng đại trà, ông sẽ chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất, không thu bản quyền. Điều này khác với nhiều doanh nghiệp sản xuất bút chấm đọc của nước ngoài.

TS Doãn Hà Thắng cho hay, hiện nay, bút chấm đọc của Việt Nam sản xuất có nhiều ưu điểm hơn các nước khác. Vì thế, nếu NXB Giáo dục Việt Nam chậm trễ trong việc mã hóa thì sẽ tạo cơ hội cho bút của Trung Quốc có thời gian nâng cao tính năng, có cơ hội đuổi theo những công nghệ của viện Vật lý sáng tạo ra.

TS Doãn Hà Thắng mong muốn, Bộ GD&ĐT, NXB Giáo dục Việt Nam khẩn trương mã hóa các sách tiếng Anh bậc tiểu học, để việc áp dụng công nghệ vào giảng dạy được thuận lợi.

NXB Giáo dục nói gì?
PV đã gửi câu hỏi trực tiếp đến ông Ngô Trần Ái - Chủ tịch HĐQT NXB Giáo dục Việt Nam, về lý do chậm trễ mã hóa các sách tiếng Anh bậc tiểu học từ ngày 6/8, nhưng đến nay (21/8) chúng tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời chính thức.

Trước đó, một cán bộ từng phụ trách thiết bị của NXB Giáo dục Hà Nội cho biết, việc nhập các bút chấm đọc của Trung Quốc là do làm theo lệnh cấp trên. Ông từ chối trả lời về trách nhiệm khi kinh doanh các loại bút này, vì “bây giờ đã chuyển sang làm nhiệm vụ khác”.

Trong khi đó, một trợ lý của ông Ngô Trần Ái chiều 20/8 cho hay, việc này do ông Quốc Khánh - Giám đốc NXB Giáo dục tại Hà Nội, chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, ông Khánh cho biết, việc đó thuộc về NXB Giáo dục Việt Nam, cụ thể là ông Phan Doãn Thoại - Phó Tổng giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam.

Về việc đánh giá các bút chấm đọc, ông Ngô Trần Ái cho biết, có văn bản của Bộ GD&ĐT về kết quả đánh giá; nhưng ông từ chối cho phóng viên xem văn bản đó.

Vậy, vì sao NXB Giáo dục Việt Nam không mã hóa hết các sách tiếng Anh, đằng sau việc kinh doanh các thiết bị của Trung Quốc là gì? Nguồn gốc về sự độc quyền của NXB Giáo dục ra sao?...

(Theo VietQ)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Đại biểu Trần Du Lịch:

Không thể vì miếng cơm manh áo mà trở thành nô lệ

Bài đăng trên Lao Động Thứ tư 22/08/2012 05:00

- Ông có thỏa mãn về phần trả lời của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH liên quan đến câu hỏi của ông không, thưa tiến sĩ?

http://laodong.com.vn/Image.aspx?id=76710&ts=425&lm=634812113999030000

Thời trước khác xa bây giờ.
Đại biểu Trần Du Lịch


- Về câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐTBXH liên quan đến người lao động VN ở Nga, tôi cho rằng Bộ trưởng đã trả lời được một phần, nhưng chưa thỏa mãn được vấn đề mà tôi muốn đưa ra. Theo tôi, phải đánh giá XKLĐ là vấn đề lớn và đặt ra trách nhiệm của các cơ quan quản lý đối với các doanh nghiệp XKLĐ và đối với người lao động VN ở nước ngoài. Tôi sang Nga và sau khi nghe báo cáo về tình trạng của người lao động VN tại các xí nghiệp đen (sử dụng lao động bất hợp pháp), tôi đắng miệng nuốt cơm không được. Tôi nghĩ rằng, không thể vì miếng cơm manh áo mà con người làm việc và sống như lô lệ thời trung cổ.

- Báo Lao Động từng có những bài viết phản ánh về tình trạng bị ngược đãi của người lao động VN tại Malaysia và một vài nước khác, nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao, thị trường XKLĐ, ông nhận định như thế nào về vấn đề này?

- Sức khỏe, mạng sống, quyền lợi và quyền con người luôn đặt lên cao nhất, dù làm bất cứ việc gì thì cũng để đạt được mục đích đó. Các cơ quan quản lý XKLĐ phải có trách nhiệm thật cao, nắm rõ được người lao động VN ở nước ngoài sinh hoạt, làm việc như thế nào? Quyền lợi và quyền con người của họ có được đảm bảo hay không và phải có biện pháp bảo vệ các quyền đó của họ. Thời bao cấp, VN đưa lao động xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu rất hiệu quả, trách nhiệm của hai nhà nước được thực hiện nghiêm túc, người lao động được đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng. Tại sao bây giờ chúng ta không làm được như vậy?

- Xin cảm ơn ông!

Lê Thanh Phong thực hiện

Thời trước khác xa bây giờ.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Xe khách Việt - Trung được chạy sâu vào lãnh thổ của nhau

Theo Hiệp định vận tải đường bộ vừa được hai nước ký kết, xe khách và xe tải sẽ có thể chạy qua biên giới Việt - Trung trên một cung đường dài 1.300 km từ Hà Nội đến Thâm Quyến.

Hiệp định mới tạo điều kiện cho xe tải và xe khách chạy trên tuyến nối các vùng kinh tế chính của tỉnh Vân Nam, khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc) và 6 tỉnh của Việt Nam, bao gồm cả Lạng Sơn và Quảng Ninh, và hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng.



Xe khách Việt Nam có thể đi sâu vào Trung Quốc, tạo điều kiện phát triển du lịch, thương mại. Ảnh minh họa: Đoàn Loan
Trước khi có hiệp định, các doanh nghiệp vận tải chỉ được phép chạy sâu tối đa 20 km vào trong lãnh thổ của quốc gia láng giềng. Bắt đầu từ tháng 8, mỗi nước sẽ có thể cấp tối đa 15.100 giấy phép cho xe tải và xe khách lưu thông trong các tỉnh biên giới và tối đa 500 giấy phép cho xe chạy vào các tỉnh nội địa.

Năm 2011, khối lượng vận tải bằng đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc thông qua cửa khẩu Hữu Nghị lên đến 1 triệu tấn hàng hóa và khoảng 726.000 khách đi qua biên giới hai nước.

Đoàn Loan

....

Càng cho Tầu vào sâu, càng rước voi về rầy.. Vì mình sang rìa đất nó nó quản tốt. Nó vào tận trái tim mình, mình chả quản được gì. Lúc nào, cái gì mình cũng kém nó bao nhiêu bậc (Trừ lúc ông cha ta đánh thắng ông cha nó).
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thủ tướng yêu cầu bắt bằng được bị can Dương Chí Dũng

Bài đăng trên Pháp Luật tpHCM 23/08/2012 - 05:05

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN vẫn hoạt động bình thường cho đến khi Luật PCTN được sửa đổi và Ban Chỉ đạo mới được thành lập.

Ngày 22-8, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) họp phiên thứ 18, đánh giá công tác PCTN trong hơn nửa năm qua. Đến dự họp có đủ các thành viên chủ chốt, từ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Phó Trưởng ban, cùng người đứng đầu Bộ Công an, TAND Tối cao, VKSND Tối cao...

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng khẳng định Ban Chỉ đạo hiện hành vẫn hoạt động bình thường cho đến khi Luật PCTN được sửa đổi và Ban Chỉ đạo mới được thành lập. Đây cũng là tinh thần của Bộ Chính trị trong thông báo gửi tới các tỉnh, thành ủy, để các ban chỉ đạo PCTN và văn phòng giúp việc ở các tỉnh, thành yên tâm công tác.

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo Trung ương đã thông qua phương án triển khai Kế hoạch 08 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4. Theo đó, từ nay đến cuối năm, Ban Chỉ đạo sẽ chọn một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp và một số địa phương có nhiều án tham nhũng, dư luận quan tâm để tập trung kiểm tra, giám sát.

Về bảy vụ án mà Ban Chỉ đạo đang theo dõi, Thủ tướng kết luận cần sớm giải quyết dứt điểm. Trong đó đáng chú ý có hàng loạt sai phạm tại Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II - Ngân hàng NN&PTNT). Sai phạm lớn, rõ nhất liên quan đến việc mua bán tàu lặn Tinro 2, giá nhập khẩu đồ cũ chỉ 100 triệu đồng, thêm 400 triệu đồng sửa chữa nhưng ALC II mua lại với giá lên tới 130 tỉ đồng.

Tương tự, với vụ án Vinalines, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy nã, bắt bằng được bị can Dương Chí Dũng. Đề cập đối tượng đặc biệt này, Thủ tướng nói bản thân bị can từng nắm giữ nhiều chức vụ, được bầu làm đại biểu dự Đại hội Đảng XI. Tất cả chức danh, vị trí công tác ấy đã được các cấp có thẩm quyền về cán bộ thẩm tra với thủ tục dày đặc, thế mà vẫn lọt sai phạm.

Trong số các vụ án trọng điểm này, có vụ đưa và nhận hối lộ liên quan tới Nguyễn Đình Thản, Tổng Giám đốc Vinaconex 10 - Đà Nẵng. Đầu năm 2007, ông Thản bị Công an TP Đà Nẵng bắt quả tang nhận hối lộ 200 triệu đồng, lập biên bản, quay phim thừa nhận phạm tội tại chỗ. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, ông Thản được tại ngoại và sau đó xảy ra việc mất vật chứng quan trọng là phong bì đựng tiền. Hậu quả, ông này thay đổi thái độ, từ khai nhận tội sang phản cung, nói đó là tiền vay mượn... Vụ này cho đến nay bị trả hồ sơ nhiều lần, vẫn bế tắc. Thủ tướng đề nghị chánh án TAND Tối cao sớm kiểm tra, đánh giá lại vụ án, có hướng xử lý dứt điểm.

NGHĨA NHÂN
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Tại ông Trời
(Trích tâm sự của một con đường)


 
Mấy hôm nay sau sự cố sụt lún, ta phải phơi ruột, phơi gan trước bàn dân thiên hạ. Các người đẹp chân dài hở rốn, trễ mông chả sao, thậm chí có gì cũng phơi ra hết thế mà lại nổi tiếng, lại hãnh diện. Còn ta, bị “lộ” hàng thế này, nội tạng bày ra hết, ta xấu hổ lắm. Ta buồn, ta đau. Ta cũng muốn che muốn đậy lại nhưng khổ quá, thân ta giờ thế này thì còn làm sao được nữa. Ta chỉ biết trông chờ vào các “thầy thuốc” của ta, những công bộc có trách nhiệm ấy. Thế nhưng, buồn thay, cứ ngồi vào bàn để hội chẩn là y như rằng họ cãi cọ, đổ vấy trách nhiệm cho nhau. Mỗi lời qua tiếng lại của họ như những mũi kim đâm vào ruột gan ta. Ta đau lắm nhưng đành phải cắn răng mà chịu đựng và chờ đợi.

Thế rồi, sau mấy ngày tranh cãi, bệnh án của ta cũng đã có lời kết: nguyên nhân cái việc thân ta bị bẻ làm đôi hôm 19-8 là do Trời ! Ta nhận được tin này từ bạn ta, bác Cốc Tao ở Sài Gòn. Cũng như ta, bác ấy trông to con, phong độ là thế dưng mà nhão lắm. Cái nắng miền Nam làm cho bác ấy khó chịu, cơ thể cứ bều bệu, da thịt nhiều chỗ xô lại, nhũn ra tạo thành những cái ụ mấp mô và những cái hố tử thần sẵn sàng chực bắt chết những con xe không may mắn. Đọc tin bác nhắn ra mà ta bàng hoàng rồi bỗng nhiên thấy ớn lạnh, rùng mình, tưởng như muốn sụp thêm lần nữa. Nhưng rồi ta cố trấn tĩnh lại, bình tâm mà suy ngẫm sự đời.

Quả là ông Trời chơi ác. Ông dựng lên cơn bão, rồi từ bão ông lại còn gây ra mưa lớn, mưa lớn làm sụt nền, mà sụt nền thì tất đường ống gãy, đường ống gãy thì mặt đường đổ sập. Lập luận họ đưa ra thật là lô gic, thật là khoa học, không hổ danh là những nhà quản lí tài ba gánh vác trọng trách giao thông ở cái đô thị to nhất nhì cả nước.

Nguyên nhân rành rành ra thế, vậy mà thiên hạ mấy ngày qua hành ta, cứ tranh cãi, cứ đổ tội cho này nọ. Thật oan quá ! Thật không khách quan tí nào. Ông cha xưa đã có câu: “nhất thủy nhì hỏa”. Ông Trời mà không thuận, dội nước xuống thì thử hỏi có công trình nào trên đời này trụ nổi ? Huống chi là một con đường như ta, đã phơi nắng, phơi sương, lại còn phải oằn lưng cõng những chiếc xe quá tải hàng chục tấn. Ta mang tiếng là đại lộ đấy nhưng khi chào đời, ta đã là đứa trẻ thiếu dinh dưỡng dù đường sữa được cấp dư thừa. Bây giờ ta có nói ra thì cũng không ai tin, những bình sữa, hộp đường ấy, bên ngoài nhãn mác vẫn ghi đầy đủ thành phần, trọng lượng, nhưng ôi thôi bên trong nó… nhạt lắm !

Thiên hạ lướt xe vèo vèo, khen ta đẹp mã, thênh thang, phẳng lì. Rồi thì chụp ảnh, quay phim, đưa lên mặt báo. Rồi thì khai trương, cờ xí che khuất cả mặt ta. Những lúc ấy, ta cũng cảm thấy đôi chút hãnh diện. Nhưng niềm hãnh diện nhỏ nhoi phút chốc tan biến vì muốn hay không ta cũng phải đối mặt với cuộc đời. Sinh ra đã thiếu dinh dưỡng, có ai hay trong cơ thể ta đang ủ bệnh. Nhìn bề ngoài ai cũng nghĩ rằng ta khỏe mạnh, cường tráng, đâu biết bên trong ruột gan ta đang phải gồng lên mà chống chọi. Thế rồi, một cơn bão đi qua, một trận mưa ập tới, ta không thể cưỡng nỗi sức trời. Ta gập mình, sụp xuống. Lúc đó ta mới cảm thấy hết nỗi đau cùng cực trên cơ thể mình.

Nhưng ai có thể hiểu cho ta ? Ta không oán ông Trời, trái lại ta rất cảm thông cho nỗi buồn của ông ấy. Ông là cái “bị” đựng chửi, là cái giỏ để người ta đổ hết mọi tội lỗi vào đó. Ông là thần thánh, có sức mạnh vô biên, thế mà ngàn đời nay chẳng làm sao gột rửa được nỗi buồn ấy, thì thử hỏi, một con đường bé nhỏ như ta sẽ làm được gì ?

Ta muốn hét lên một tiếng cho vọng tới trời xanh nhưng bụng ta đã rỗng, hơi sức ta không còn. Ta đành ôm hận, khắc khoải chờ mấy anh chị công nhân mỏi mệt bê từng rổ đất đá san lấp. Chỉ có họ mới hiểu được lòng ta. Nhưng những con người cần lao ấy, mặt mũi thì bịt kín bằng khẩu trang còn đồng lương thì chỉ đủ mua rau muống và đậu phụ, liệu họ còn biết làm được gì cho ta ?

Than ôi ! Ta lại mặc cho mưa tuôn và bão nổi, nằm dài đợi năm tháng dần trôi.

22-8-2012

Nguyễn Duy Xuân
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [67] [68] [69] [70] [71] [72] [73] ... ›Trang sau »Trang cuối