Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [65] [66] [67] [68] [69] [70] [71] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nói chuyện Trung Quốc với Nhà văn Trần Đình Hiến và nhà văn Hà Phạm Phú (bài 2)

Nguyễn Xuân Hưng


Một di sản hàng ngàn năm như Nho giáo Trung Hoa, dù cho có kêu gào “phê Nho” thế nào, thì nó vẫn còn đó, rợp bóng lên hiện tại. Bây giờ thì dường như đã là một Trung Quốc khác, mà nhìn kỹ thì vẫn ra hậu hệ của Nho, thực ra “nó” vẫn là “nó”. Người Trung Quốc độc tôn một ông vua ngày xưa, thì nay vẫn độc tôn một ông Mao. Đến Đặng Tiểu Bình nói “Mao 7 đúng 3 sai”, thì vẫn là độc tôn Mao như một loại hoàng đế. Người ta giữ lại cặp quan hệ “quân thần”, chỉ đánh đổ quan hệ “phụ tử”, còn lại toàn bộ lý thuyết Nho giáo vẫn sừng sững ra đó. Đặc biệt, tư tưởng Đại Hán thì phát huy hết cỡ.
Một đạo diễn Trung Quốc nói với tôi: “Quốc hội Trung Quốc mấy chục năm nữa không biết có dân chủ như Quốc hội Việt Nam không. Cán bộ Trung Quốc xấu lắm, nhưng có một điều tốt làm cho những cái xấu khác được tha thứ. Đó là làm cho Trung Quốc mạnh lên”. Dường như thấy tôi tỏ ra không hiểu, anh ta nói rõ hơn: “Đảng cộng sản bảo, hai trăm năm nhà Thanh làm cho Trung Hoa yếu hèn, bây giờ là lúc làm cho Trung Quốc lãnh đạo thế giới. Nói thế hầu hết đều thấy được”
Trước kia, Nho gia nói đến “Thiên hạ” là Trung Quốc ở giữa, xung quanh man di mọi rợ cả. Ngày nay người dân Trung Quốc nhân nhượng cho các sai lầm của chính quyền, miễn là làm cho Trung Quốc lãnh đạo thế giới.
Ông Trần Đình Hiến và Hà Phạm Phú đều là những người dùng tiếng Hán, chữ Hán. Các ông tỏ ra thú vị với ngôn ngữ Việt. Trước kia người Việt gọi người Hán là “khách trú”, rồi biến thành “chú khách”. Đó là cách nói còn lịch sự. Chứ còn cách nói “thằng Ngô con đĩ” thì là hết nước kinh thường rồi.
Xét cho cùng thì nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân ta cả thôi. Họ cũng lưu lạc. Lịch sử hàng ngàn năm vốn như thế. Nhưng mọi thứ là do chóp bu. Và do tầng lớp sát cạnh chóp bu làm nghề quân sư.
Do đặc tính chữ Hán, mà người Trung Quốc rất giỏi đúc kết các châm ngôn bằng ít từ gợi tả. Khổng tử truyền bá Nho học, cũng từ những câu rời rạc, mà rất gợi tả. Quân tử thì có “tam cương, ngũ thường”, phụ nữ thì có “tam tòng, tứ đức”. Con đường hành đạo của Nho gia là phấn đấu “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Như thế thì từ thấp đến cao trong xã hội cũng đều có thể hưởng lạc mà dối trá với người không có Nho.
Ông Trần Đình Hiến nói: Trung Quốc hiện nay có phương châm “8 chữ” chắc nhiều người không biết. Đó là “Nam dụ, bắc bình, đông lấn, tây an”. Việt Nam lọt vào khu vực vừa “nam dụ”, vừa “đông lấn”. “Nam dụ” là dụ dỗ các nước phương Nam về đối ngoại, trong đó có khối Asean, có các nước đang phát triển trong đối thoại NAM-NAM.
“Đông lấn” là lấn ra biển đông, chèn ép Đài Loan, lấn chiếm biển Đông, lấn đảo của Nhật Bản, cái đó quá rõ. Phía Bắc họ phải bình ổn với Nga và Mông Cổ đang là đối trọng với Mỹ. Phía Tây tăng cường an ninh với Tây Tạng, yên ổn với phương Tây tư bản mà họ chưa dám đối đầu. Tám chữ của họ không ngoài tư tưởng Đại Hán, vẫn chưa ra ngoài Đạo Nho truyền thống, coi Trung Quốc ở giữa, ngày xưa thì Nam Man, Tây Nhung (Mọi), Đông Di, Bắc Địch (Rợ), nay có khéo léo hơn, không gọi thẳng ra thế, nhưng cứ nghe nào là dụ, nào là an, là bình, là lấn, thì xem ra người Hán vẫn nhìn thế giới như xưa thôi
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Biển Đông:
Trung Quốc gia tăng chính sách “bên bờ vực chiến tranh”
tới mức nguy hiểm



“Nhưng về một đối thủ dùng chiến thuật ‘tích gió thành bão’ – từ từ góp nhặt những hành động nhỏ, không có hành động nào được sử dụng để biện hộ cho chiến tranh, nhưng có thể tích lũy theo thời gian thành một sự thay đổi mang tính chiến lược quan trọng thì sao?
Mục tiêu (chiến thuật) tích gió thành bão của Bắc Kinh là tích lũy từ từ bằng những cuộc tấn công nhỏ nhưng kiên trì, chứng minh sự có mặt lâu dài trên vùng lãnh thổ mà họ đòi chủ quyền, với chủ ý rằng, việc đòi chủ quyền đó sẽ làm suy yếu các quyền lợi kinh tế được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển công nhận và có lẽ ngay cả quyền của các tàu thuyền  và máy bay qua lại  (trên Biển Đông) hiện được xem là luật lệ chung trên toàn cầu. Với ‘sự thật mới hiển nhiên’ một cách chậm rãi nhưng tích lũy dần, Trung Quốc hy vọng sẽ thiết lập việc chiếm hữu trên thực tế và hợp pháp đối với các tuyên bố chủ quyền của họ”. —– Theo Robert Haddick, báo Foreign Policy, ngày 3 tháng 8 năm 2012.

Những quan sát khởi đầu

Tranh chấp Biển Đông đã dai dẳng kéo dài trong hàng thập niên qua giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á, đã trở lại tình trạng xung đột kể từ năm 2008-2009 sau khi Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là ‘lợi ích cốt lõi’ và sẵn sàng đi tới chiến tranh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà họ đã đơn phương tuyên bố.
Sự quyết đoán đó của Trung Quốc không làm cộng đồng quốc tế ngạc nhiên vì rất đồng điệu với những hành động trong quá khứ của Trung Quốc và xu hướng dựa vào xung đột để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thay vì những phương cách giải quyết ôn hòa.
Đáng chú ý là sau năm 2009, Trung Quốc đã tiến hành điều có thể được diễn tả là trong tiến trình nguy hiểm bên bờ vực chiến tranh quân sự, không những có thể làm mất cân bằng vùng châu Á –Thái Bình Dương, mà còn có thể kích động sự đối đầu và xung đột giữa quân đội Trung Quốc với Hoa Kỳ về sự phiêu lưu quân sự của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp này.
Tranh chấp Biển Đông đã được đề cập nhiều trong các bài phân tích của truyền thông báo chí, nên không cần nhấn mạnh trong bài viết này. Do chính sách đơn phương sử dụng quân sự để gây hấn và sự hiếu chiến sẽ dẫn đến nguy hiểm, có khả năng lan ra thành một cuộc tranh chấp rộng lớn hơn, nên điều cần tập trung là, vì sao Trung Quốc cảm thấy được khích lệ và thích thú với chủ nghĩa phiêu lưu quân sự trong các tranh chấp lãnh thổ với các nước làng giềng của họ, mà thông thường có thể được giải quyết ở các diễn đàn quốc tế và khu vực theo cơ chế đa phương.
Vì thế, bài viết này với mục đích xem xét những vấn đề liên quan như sau:
Sự gia t ăng chính sách bên bờ vực chiến tranh của Trung Quốc trong xung đột Biển Đông: mục tiêu nhắm tới là Hoa Kỳ.
Ý nghĩa của việc chọn thời điểm để gia tăng chính sách bên bờ vực chiến tranh của Trung Quốc.
Thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược của Hoa Kỳ trong việc đáp trả một cách hiệu quả đối với chính sách bên bờ vực chiến tranh của Trung Quốc trong xung đột Biển Đông.
Lựa chọn của các nước đòi chủ quyền để tranh đấu với Trung Quốc trong việc giải quyết xung đột ở Biển Đông: ASEAN không phải là sự lựa chọn, mà lựa chọn hữu hiệu là Hoa Kỳ.
Phản ứng của thế giới đối với việc gia tăng khiêu khích chiến tranh của Trung Quốc trong xung đột Biển Đông.

Sự gia tăng khiêu khích chiến tranh của Trung Quốc trong xung đột Biển Đông: mục tiêu nhắm tới là Hoa Kỳ.

Sự gia tăng chính sách bên bờ vực chiến tranh của Trung Quốc trong xung đột Biển Đông không còn giới hạn ở tham vọng kiểm soát khối nhiên liệu dầu hỏa mênh mông, không những nằm trong vùng Biển Đông mà còn ở cả khu vực Đông Hải và Hoàng Hải. Chiến lược phá hoại của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông giờ đây đã biến thành một cuộc tranh luận chiến lược lớn hơn, đó là đánh bại Hoa Kỳ và giữ vai trò thống trị ở châu Á.
Trung Quốc có thể đối xử tàn bạo với các đối thủ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông bằng sức mạnh quân sự bất cứ lúc nào, nhưng họ sẽ không làm thế, khi có thể đạt được kết quả sau cùng với sự lựa chọn ít tốn kém, bằng chiến lược tiến từng bước và tăng dần để giữ sự xung đột sôi động nhưng không bùng nổ. Với chiến lược như thế, Trung Quốc ra tay trước khi có sự can thiệp kịp thời của Hoa Kỳ và đạt được mục tiêu chiến lược như mô tả ở trên.
Các tuyên bố chủ quyền hung hăng (của Trung Quốc) ở Biển Đông chỉ là một tín hiệu báo trước cho sự hiếu chiến tương tự sẽ tiếp theo ở Đông Hải và Hoàng Hải, nơi mà Trung Quốc sẽ đối đầu với một đối thủ hùng mạnh hơn là Nhật Bản.
Tuy nhiên, để tiến dần lên vùng biển phía Bắc, đầu tiên Trung Quốc phải tranh thủ vượt qua Hoa Kỳ trong vùng Biển Đông, cả về mặt địa chính trị lẫn địa chiến lược.
Về địa chính trị, mục tiêu của Trung Quốc nhắm tới Hoa Kỳ là xem thường hình ảnh của Mỹ bởi Mỹ dường như bất động trong việc chống lại hành động phiêu lưu quân sự của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông. Chủ nghĩa biểu tượng ảnh hưởng ở mức độ nào đó và hình ảnh về một nước Mỹ bất lực trong việc kiềm chế Trung Quốc có thể gây tổn hại cho Hoa Kỳ.
Về địa chiến lược, mục đích của Trung Quốc là phô bày cho các nước Đông Nam Á thấy rằng sự thiếu vắng thái độ đáp trả mạnh mẽ của Hoa Kỳ chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc đến từ ý chí chính trị và chiến lược yếu kém của Mỹ khi đương đầu với Trung Quốc trong các vấn đề tranh chấp. Một cách rõ ràng hơn là Trung Quốc muốn cho các nước thấy Hoa Kỳ không thể là một đối tác chiến lược tin cậy của các nước châu Á trong việc chống lại Trung Quốc.
Chiến lược ba mũi nhọn của Trung Quốc mô tả ở trên là biểu hiện của những điều tôi đã diễn tả trong bài viết I (Paper I) trước đây về chiến lược làm hao mòn mất cân đối của Trung Quốc để làm tiêu hao ảnh hưởng quân sự của Hoa Kỳ ở châu Á – Thái Bình dương, để mở rộng phạm vi   cho Trung Quốc thống trị khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Ý nghĩa của việc chọn thời điểm để gia tăng chính sách bên bờ vực chiến tranh của Trung Quốc

Việc chọn thời điểm để gia tăng khiêu khích chiến tranh của Trung Quốc trong vài tháng qua là quan trọng, nhất là nó đi ngược lại bản chất của bất cứ quy tắc chiến lược nào. Trung Quốc luôn luôn được cộng đồng thế giới tin tưởng là có sự kiên nhẫn chiến lược, có viễn kiến chiến lược và rằng Trung Quốc đang trở thành một thành viên có trách nhiệm trong các vấn đề toàn cầu. Nhưng trong tiến trình hiện nay về việc Trung Quốc gia tăng khiêu khích chiến tranh ở Biển Đông, những yếu tố này hoàn toàn vắng mặt.
Vậy thì, làm sao giải thích sự hiếu chiến quân sự hiện nay (của Trung Quốc) trong xung đột Biển Đông? Sự tính toán thời điểm trong việc gia tăng khiêu khích chiến tranh trong xung đột Biển Đông có thể dựa vào những yếu tố/ những sự tiến triển sau đây:
Trung Quốc hoảng sợ về việc thay đổi chiến lược và tái cân bằng lực lượng quân sự của Hoa Kỳ ở châu Á – Thái Bình dương. Trung Quốc hy vọng, bằng cách leo thang khiêu khích chiến tranh trong xung đột Biển Đông, họ có thể đổi hướng/ phá vỡ kế hoạch tái cân bằng lực lượng quân sự của Hoa Kỳ.
Trung Quốc tìm cách ngăn cản sự hấp dẫn chiến lược của Hoa Kỳ đối với các nước Đông Nam Á và buộc những nước này đi đến thỏa hiệp với Trung Quốc bằng tiến trình song phương mà trong tiến trình này, sự cưỡng ép chính trị và quân sự có thể có hiệu lực hoàn toàn.
Trung Quốc hiểu rằng Hoa Kỳ hoàn toàn bận rộn với chính trị trong năm bầu cử tổng thống, thời điểm hiện nay là cơ hội để khai thác những mục tiêu địa chính trị và địa chiến lược nêu ra ở trên.
Trung Quốc đã từng nhúng tay vào việc gây chia rẽ giữa các nước ASEAN như một phần của sự theo đuổi chính sách tổng thể để kéo các nước ASEAN ra khỏi ảnh hưởng của Hoa Kỳ và điều này có liên hệ trực tiếp tới thái độ hiếu chiến của Trung Quốc về xung đột ở Biển Đông với các nước ASEAN. Sự mất đoàn kết của ASEAN được thấy rõ tại Hội nghị các Bộ trưởng ASEAN hồi tháng trước ở Cambodia. Với sự kích động của Trung Quốc, Cambodia đã phá hoại sự đoàn kết của ASEAN với một hành động dễ thấy, khi Cambodia thích thú trong cuộc chiến ủy nhiệm (proxy war) (cho Trung Quốc) để chống lại các thành viên ASEAN khác.

Thế tiến thoái lưỡng nan chiến lược của Hoa Kỳ trong việc đáp trả một cách hiệu quả đối với việc gia tăng chính sách bên bờ vực chiến tranh của Trung Quốc trong xung đột Biển Đông

Hoa Kỳ không phải là nước ngoài cuộc, thụ động đối với việc gia tăng chính sách bên bờ vực chiến tranh của Trung Quốc trong xung đột Biển Đông. Ngay cả trước khi đưa ra Học thuyết Obama về sự chuyển hướng chiến lược sang châu Á – Thái Bình dương, Mỹ đã thực hiện việc điều chỉnh quân lực Hoa Kỳ về phía nam, tới đảo Guam với mục đích đáp ứng kịp thời bất cứ sự bùng nổ xung đột nào trong khu vực Biển Đông.
Hoa Kỳ cũng đã cải tiến và tái xác định các học thuyết quân sự của họ, đặc biệt đối với bất cứ mối đe dọa quân sự nào mà Trung Quốc có thể áp đặt trong khu vực, cụ thể là học thuyết “không chiến trên biển” (Air-Sea Doctrine) nhằm vô hiệu hóa các chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc.
Tuy nhiên, dường như trong cách ứng phó các hành động gây hấn quân sự từng bước của Trung Quốc đối với các nước láng giềng ASEAN đang đòi chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, Hoa Kỳ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan chiến lược.
Thế tiến thoái lưỡng nan của Hoa Kỳ được phản ảnh rõ nhất qua lời của tác giả [Robert Haddick] được trích dẫn ở trên, và ông nhận xét: “Nhưng các nhà hoạch định chính sách ở Washington sẽ bị kẹt khi cố gắng sử dụng sức mạnh quân sự để chống lại việc từ từ thực hiện những hành động nhỏ thành thạo của Trung Quốc. Nếu những hành động kia quá nhỏ, thì sẽ không có hành động nào đủ nghiêm trọng để biện hộ cho việc khởi sự chiến tranh”.
Ông nhận định thêm rằng: “Việc thực hiện những hành động nhỏ đó [của Trung Quốc] sẽ đặt gánh nặng lên vai các đối thủ của họ. Đối thủ đó sẽ ở vào vị thế bất ổn của những lằn ranh báo động dường như không thể xác định và bị lôi kéo vào tình thế bên bờ vực chiến tranh mà không thể cưỡng lại được. Đối với Trung Quốc có nghĩa là chỉ cần làm lơ Hạm đội Thái Bình dương của Hoa Kỳ và tiếp tục thực hiện các hành động nhỏ đó với sự tính toán hợp lý rằng, chẳng lẽ Hoa Kỳ lại đi gây hấn với một cường quốc vì một sự cố nhỏ nhặt ở một vùng biển xa xôi”.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ cần nhận ra rằng, trong lịch sử những khiêu khích quân sự nhỏ nhặt như thế có khuynh hướng tích tụ tới mức bùng nổ lớn, mà cách tốt nhất là có thể ra tay trước và bóp chết khi còn trong trứng nước.
Hơn nữa, Hoa Kỳ không nên để cho hình ảnh chiến lược và chính trị của mình và tư thế ở châu Á – Thái Bình Dương bị hủy hoại do những khiêu khích từ từ của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, để bảo vệ danh dự bằng cách bảo đảm Mỹ sẽ cung cấp an ninh cần thiết cho các nước đồng minh hiện tại của họ để chống lại Trung Quốc, và cho các đối tác chiến lược mà họ đang tìm kiếm như Việt Nam.

(còn tiếp)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
(Tiếp phần trên)


Lựa chọn của các nước đòi chủ quyền để tranh đấu với Trung Quốc trong việc giải quyết xung đột ở Biển Đông: ASEAN không phải là sự lựa chọn, mà lựa chọn hữu hiệu là Hoa Kỳ

Đối đầu với Trung Quốc về quyền kiểm soát các đảo/ bãi đá rải rác ở Biển Đông là các nước Đông Nam Á mà tất cả các nước đều là thành viên ASEAN. ASEAN với tư cách là một tổ chức, đã từng cố gắng kéo Trung Quốc vào đối thoại về xung đột Biển Đông, nhưng không thành công. Ngay từ đầu, Trung Quốc đã chống lại chuyện đó và rằng việc đối thoại để giải quyết tranh chấp phải là các thảo luận đa phương.
Hơn nữa, hầu hết các nước ASEAN vừa mới áp dụng chiến lược rào giậu đối với Trung Quốc không chắc chắn rằng Hoa Kỳ có giải pháp để đương đầu với Trung Quốc về các tranh chấp xung đột ở Biển Đông. Bối cảnh này dường như đã thay đổi sau sự ra đời của học thuyết Obama.
Phản ứng của Trung Quốc là giáng một đòn ly gián ASEAN, bằng cách sử dụng nước đại diện là Cambodia để thoát khỏi việc đưa ra một thông cáo sau Hội nghị các Bộ trưởng ASEAN ở Cambodia, mà bản thông cáo này sẽ chỉ trích các hành động hiện nay của Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông.
ASEAN có khả năng bị chia rẽ sâu sắc hơn khi chính sách bên bờ vực chiến tranh của Trung Quốc leo thang trong các tranh chấp lãnh thổ này. Tất cả những điều này báo hiệu rằng ASEAN không thể phối hợp như một nhóm, hy vọng là nền tảng hữu hiệu để chống Trung Quốc, đại diện cho các thành viên có liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Ngay cả nếu ASEAN đoàn kết để chống lại sự áp chế của Trung Quốc, ASEAN vẫn không có đủ sức mạnh quân sự cần thiết để đối đầu với Trung Quốc. Đó là sự thật hiển nhiên.
Một sự thật hiển nhiên khác về ASEAN là Trung Quốc chống lại bất kỳ đàm phán đa phương nào với cả nhóm ASEAN và điều này được ông Haddick giải thích rõ nhất, ông phỏng đoán chính xác rằng: “Sự thất bại trong cố gắng của ASEAN trong việc thành lập bộ quy tắc ứng xử để giải quyết các tranh chấp trên biển (Biển Đông) có lợi cho chiến lược ‘tích gió thành bão’ của Trung Quốc. Một bộ quy tắc ứng xử đa phương sẽ tạo ra đòi hỏi chính đáng cho việc giải quyết tranh chấp và sẽ đặt tất cả các nước tranh chấp vào vị thế ngang nhau. Không có bộ quy tắc, Trung Quốc bây giờ có thể dùng lợi thế sức mạnh để áp đảo các tranh chấp song phương với những láng giềng nhỏ bé của họ và (Trung Quốc) làm thế mà không lãnh hậu quả chính trị nào về việc hành xử ngoài lề một bộ luật đã được thống nhất”.
Các nước ASEAN đối đầu với Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào Hoa Kỳ về mặt chiến lược, để có được sự che chở an ninh và sức mạnh đối trọng chống lại Trung Quốc. Để làm như thế, họ phải sẵn sàng thiết lập mối quan hệ an ninh với Hoa Kỳ.

Phản ứng của thế giới đối với việc gia tăng khiêu khích chiến tranh của Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông

Phản ứng của thế giới được mô tả tốt nhất trong các bài diễn văn phát biểu tại Đối thoại Shangri La hồi tháng 6 năm 2012 ở Singapore. Chủ đề thảo luận chung trong các bài diễn văn này là cộng đồng thế giới và các cường quốc cam kết an ninh trong “khu vực chung trên toàn cầu” và cam kết đối với “sự tự do đi lại trên biển” và không quốc gia nào có quyền tuyên bố chúng là lãnh thổ quốc gia.
Hoa Kỳ, Anh Quốc và tân ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh rằng họ giữ vững lập trường cam kết đối với an ninh và ổn định ở Đông Nam Á. Tân chính phủ Pháp thông qua ngoại trưởng nước này đã nói rõ rằng, Pháp và các nước châu Âu có lợi ích ở Đông Nam Á và sự ổn định và an ninh của khu vực là mối quan tâm chiến lược của họ. Ông nhấn mạnh thêm rằng, Pháp sẽ hỗ trợ bất cứ nhóm an ninh khu vực nào trong vùng.
Trung Quốc sợ bị mang ra để chỉ trích về các hành động của họ ở Biển Đông, thực sự đã tránh xa sự kiện thường niên ở Singapore và chỉ gửi đại diện cấp thấp.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đã hành động mang tính đe dọa ở Biển Đông như một kẻ độc hành với mục đích thiết lập quyền bá chủ trên Biển Đông và tiếp theo sẽ là các hành động gây hấn tương tự như thế ở Đông Hải và Hoàng Hải.
Do lo sợ những điều nói trên, Nhật Bản, đối thủ hùng mạnh của Trung Quốc trong vùng, đã đưa ra các cảnh báo trước. Trong khi Trung Quốc dường như thoát khỏi (sự trừng phạt) qua hành động bắt nạt các nước ASEAN nhỏ hơn đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, việc thoát khỏi sự trừng phạt tương tự sẽ không thể xảy ra cho Trung Quốc khi họ đối đầu với Nhật Bản trong các tranh chấp như thế ở phía bắc.

Kết luận

Gia tăng chính sách bên bờ vực chiến tranh thời gian gần đây của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông với các nước nhỏ ASEAN cần được xem như một thách đố quân sự và chiến lược nhắm vào Hoa Kỳ, với bản chất như một sự thử thách, sẽ cung cấp sức mạnh đối trọng hữu hiệu cho Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc và sự bảo đảm an ninh cho các nước Đông Nam Á, bị che đậy bằng các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.
Phản ứng của Hoa Kỳ đối với những kích động và khiêu khích chiến tranh của Trung Quốc đang được nghiên cứu kỹ lưỡng ở chính phủ các nước ASEAN và châu Á – Thái Bình Dương, để cuối cùng, sự thành công của thay đổi chiến lược sang châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ hầu hết sẽ dựa vào quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc đánh bại Trung Quốc một cách hữu hiệu và trước khi mối Họa Trung Quốc trở nên quá nóng để Hoa Kỳ không thể đối phó.
Hoa Kỳ tuyên bố trung lập trong các tranh chấp Biển Đông không còn là một sự lựa chọn khả thi cho Mỹ. Hoa Kỳ cần nhìn rõ “chiến lược tích gió thành bão” hiểm độc đang được Trung Quốc thực thi ở Biển Đông và chế ngự Trung Quốc một cách hiệu quả trước khi Trung Quốc thuyết phục Hoa kỳ thoát khỏi châu Á – Thái Bình Dương.

TS  Subhash Kapila

Tác giả là một nhà phân tích các vấn đề chiến lược và quan hệ quốc tế. Ông còn là cố vấn về các vấn đề chiến lược của Nhóm Phân tích Nam Á (South Asia Analysis Group- SAAG).

Người dịch: Trần Văn Minh
Nguồn: BaSam/SAAG
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tên trộm háo danh và diễn đàn… vô lối

Bài đăng trên báo Tổ Quốc 17/08/2012 09:10

Hoàng Minh

(Toquoc) - 1. Bài viết của luật sư Nguyễn Minh Tâm đã vạch mặt Hoàng Quang Thuận trước "tòa-án-dư luận" rằng: Hoàng Quang Thuận chỉ là một kẻ ăn trộm. Ăn trộm chữ và ăn trộm cả hồn vía thần linh.

Nếu vậy, trước sự đạo trắng trợn này đề nghị các cơ quan chức năng nên xem xét lại chức vụ hành chính mà ông Thuận đang chiếm giữ, xem lại tư cách đảng viên và quyền lợi chính trị có liên quan. Việc này giống việc xử lý những kẻ mua bằng hoặc dùng bằng giả để chạy chức, chạy quyền, mưu lợi cá nhân.

Việc đạo văn để đánh lừa dư luận phải được xem xét ở mức độ nặng hơn chuyện bằng giả, bằng mua mới đúng về công lý.

2. Nếu cứ theo lời tự quảng bá của Hoàng Quang Thuận là thơ ông được hai đời Tổng thống Mỹ, mấy đời Tổng thống Pháp khen thơ ông "hay tuyệt", ông lại còn có cả những bài thơ được đưa vào giáo trình giảng dạy của một số trường Đại học Hoa Kỳ và Pháp… thì e rằng, nếu không ngăn lại, Hoàng Quang Thuận có thể làm ảnh hưởng đến uy tín đối ngoại của nhà nước Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.

3. Khi trả lời báo chí ông Hoàng Quang Thuận nói: "Hiện tượng tôi được tiền nhân mượn bút cũng là một chuyện khó lý giải nhưng có thể hiểu được" là một sự xấc xược với tiền nhân. TIỀN cho Hoàng Quang Thuận mượn bút chứ chẳng NHÂN nào cho ông mượn (hay đạo) cả.

4. Trong lúc cả nước đang khốn đốn vì suy giảm kinh tế, cắt giảm hành chính công thì việc Hội Nhà văn rước thơ rởm lên diễn đàn văn nghệ là việc làm lãng phí, tốn kém vô lối.

5. Trong lúc cả nước đang đối phó với sự lấn chiếm ở biển Đông của "ông bạn lạ" thì bờ cõi văn chương lại có một tên trộm lẻn vào làm buồn lòng dư luận và những kẻ sỹ chân chính.

Có thể buồn vì thành tựu văn nghệ không mấy sáng sủa trong mấy năm gần đây nhưng, thà thế còn hơn rước trộm vào ngôi đền thiêng của một cơ quan văn nghệ có uy tín như Hội Nhà văn Việt Nam để rồi… mất uy tín.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Có uy tín đâu mà mất. Toàn ngộ nhận cả.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung Quốc trong những năm 1959-1969



Khi nói đến Hồ Chủ tịch trong mối quan hệ với đảng, chính phủ Trung Quốc - hầu như ai cũng nhắc đến hai câu thơ "Mối tình hữu nghị Việt – Hoa / Vừa là đồng chí vừa là anh em"; qua đó, gián tiếp và mặc nhiên khẳng định rằng đối với Bác Hồ, quan hệ Việt – Trung là một điều gì đó đã được mặc định, đương nhiên và, trong suy nghĩ và Tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là sự thiêng liêng không cần phải bàn cãi?!
Có thể nói đây là một mối quan hệ đặc biệt và tế nhị cần phải nghiên cứu một cách kỹ càng. Bài viết nhỏ này trên cơ sở cứ liệu công khai đã có muốn đưa ra một phác thảo nghiên cứu rất nhỏ nhằm làm sáng tỏ những quan niệm - ứng xử - thái độ đúng và đủ của Hồ Chí Minh đối với Trung Quốc trong một khoảng thời gian không dài nhưng hết sức quan trọng của Người – 10 năm cuối đời, tức là từ 1/10/1959 đến tháng 9/1969.
1. Điều đặc biệt và điều kỳ lạ là suốt 10 năm rất, rất quan trọng đó của sự nghiệp Cách mạng của nhân dân ta, Hồ Chí Minh chỉ một lần duy nhất viết bài kỷ niệm ngày quốc khánh của nước CHNDTH – ngày 28/9/1959, nhân chuyến thăm Trung Quốc đồng thời kỷ niệm 10 năm ngày thành lập nước Cộng hòa công nông lớn nhất thế giới. Kể từ đó, cho đến khi từ biệt thế giới này, Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ gửi thư hay điện mừng để chúc mừng quốc khánh nước CHND Trung Hoa.
2. Suốt 10 năm trời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ một lần bàn về cách mạng Trung Quốc trong một bài viết nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đảng CSTQ, tháng 7/1961, ở bài viết này (báo Nhân Dân, 1/7/1961, số 2.658), Hồ Chủ tịch cho biết Người đã hai lần đứng trong hàng ngũ Đảng CSTQ. Một lần trong những năm 1924-1927, với chức danh là “tuyên truyền đối ngoại”, viết bài về Đảng CSTQ cho một bài báo bằng chữ Anh và, một lần, vừa là binh nhì trong Bát lộ quân, vừa là Bí thư chi bộ của một đơn vị ở Hành Dương (Hồ Chí Minh, TT, T.10, tr. 365-368. NXB CTQG, H. 2002). Có một bài viết nữa về Trung Quốc nhưng đó lại là bài Trả lời Thư của các đảng phái dân chủ, các nhân sĩ dân chủ không đảng phái và Hội liên hiệp công thương Trung Quốc (T.11, tr.385).
3. Một điểm rất cần được nhấn mạnh là trong bài viết duy nhất về cách mạng Trung Quốc, Bác Hồ đã thẳng thắn ca ngợi chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô N. Khruchov: “cuộc đi thăm nước Mỹ của đồng chí Khơrútsốp (in liền trong nguyên bản, T.9, tr.511-512, sic) càng làm cho nhân loại tiến bộ nức lòng phấn khởi và tăng thêm tin tưởng vào sự nghiệp bảo vệ hòa bình thế giới”. Hầu như ai cũng biết Trung Quốc luôn gọi Khruchov là "xét lại" và Liên Xô là "đế quốc xã hội". Thế nhưng, Hồ Chủ tịch vẫn thẳng thắn ca ngợi mối quan hệ Xô - Mỹ - nghĩa là không hề ngần ngại khi đụng chạm vào điều “khó nói” của các nhà lãnh đạo Trung Hoa!
Từ những dẫn liệu trên đây, chúng tôi nghĩ rằng rất nên đặt ra một số câu hỏi để làm rõ hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh - đặc biệt, đây là thời điểm mà toàn Đảng toàn dân đang ra sức học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Thứ nhất, không thể nói suốt 10 năm trời của cuộc cách mạng đầy nước sôi lửa bỏng của nhân dân ta mà Hồ Chủ tịch lại “quên” không gửi điện chúc mừng quốc khánh nước CHNDTH. Bằng chứng rất rõ là ở chỗ, ngay như những nước Mali hay Ghinê xa xôi, Hồ Chủ tịch vẫn gửi Điện mừng nhân dịp quốc khánh – ngày 1/10/1960 và  2/10/1963(!) (T.10, tr.212 và T.11, tr.143)...
Như vậy, nếu chúng ta đối chiếu với 4 bài viết về Trung Quốc trong 3 năm 1922-1924 so với một bài trong 10 năm thì sẽ thấy - hiểu khá rõ rằng, trong quan điểm của Hồ Chí Minh, có không ít những điều Người (tuy không nói rõ ra) không đồng tình với cung cách hành xử của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh. Cách nhìn mẫn tiệp và sắc sâu ấy là điều mà chúng ta cần nghiên cứu và học tập. Không ngẫu nhiên mà những năm 1959-1969 là những năm TQ đang ủng hộ rất nhiều về cả tinh thần và vật chất cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “quên” việc gửi thư cảm ơn hay điện mừng nhân dịp quốc khánh? Cách “quên” của thiên tài Hồ Chí Minh buộc chúng ta phải suy nghĩ và, buộc tất cả những nhà nghiên cứu quan tâm tới vấn đề phải nhìn nhận một cách khách quan hơn, đúng đắn hơn. Những dẫn chứng trên phải chăng là những minh chứng về những điều thiêng liêng nhất về trí tuệ và tình cảm của một Nhân cách Vĩ đại - một Tầm nhìn Sắc sâu của một người con đáng kính của Đất Mẹ Việt Nam!

Tô Vĩnh

(Các chữ in đậm là ĐN thêm để nhấn mạnh)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Cụ Hồ thừa biết TQ muốn đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Trung Quốc muốn VN đưa hết quân vào miền nam đánh Mỹ Ngụy, để miền Bắc cho TQ lo. Mao còn có lần nói với Cụ, TQ "Trả" lưỡng Quảng cho Đại Việt nhưng Cụ không nhận. TQ muốn VN không thống nhất một mối và cũng không muốn miền Bắc mất vào tay Mỹ. Cho nên TQ phải "giúp" lấy "giúp" để. TQ thế nào Cụ biết cả. Than ôi Cụ đi sớm quá. Biết bao thế kỷ mới có được một người như Cụ ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sách tham khảo tiểu học lại ngọng đến buồn cười



Bên cạnh những lỗi về dấu câu, ngắt đoạt thì sách tham khảo do các nhà xuất bản uy tín “ngọng chính tả” cũng xuất hiện ngày càng nhiều.

"Thước đo" hay "thướt đo"?

Không riêng “Vở luyện tập Tiếng việt 1, NXB Đà Nẵng” có những sai sót giật mình mà ngày càng xuất hiện nhiều lỗi sai ngớ ngẩn trên sách dành cho học sinh tiểu học.

Trong cuốn “Vở thực hành tiếng Việt 1”, chủ biên TS. Trần Thị Minh Phương (NXB Giáo dục Việt Nam) cũng mắc những lỗi sai tương tự.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/08/13/sgk--sai-chinh-ta-vtcvn-3.jpg
"Thướt đo" là cái gì?




http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/08/13/sgk-2.jpg
Cuốn sách do những tác giả có trình độ tiến sĩ biên soạn và do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành




Trong phần lấy ví dụ cho vần “ướt”, tác giả đã dẫn ra ví dụ minh họa là “thướt đo”. Nhiều bậc phụ huynh khi đọc xong vẫn không hiểu nghĩa của từ “thướt đo” là gì? Trong khi đó từ chính xác và có nghĩa phải là “thước đo”.

Trong cuốn “Bài tập thực hành tiếng Việt 2”, chủ biên: Nguyễn Hải Mi – Trần Thị Hồng Thắm (Nhà xuất bản ĐH Sư phạm) cũng mắc lỗi sai về từ, người biên soạn đã dùng sai từ “năng nỉ” mà đáng nhẽ phải là “năn nỉ”.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/08/13/sgk--sai-chinh-ta-vtcvn-2.jpg
"Năng nỉ" hay "năn nỉ"?




http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/08/13/sgk-1.jpg
uốn "Bài tập thực hành tiếng Việt 2" do NXB ĐH Sư phạm xuất bản




Những hạt sạn không hề nhỏ ngay trong những cuốn sách của các nhà xuất bản có uy tín trong nước dành cho các học sinh lớp 1, 2 cũng mắc những sai sót “ngớ ngẩn” này khiến nhiều phụ huynh băn khoăn khi tìm sách tham khảo cho con.

Liệu rằng với những sai sót này sẽ khiến bao nhiêu trẻ em có những định nghĩa sai khi mới bắt đầu bước chân tới lớp.

Đọc đứt hơi vì lỗi chấm phẩy
Hiện nay có rất nhiều loại sách tham khảo, sách nâng cao dành cho học sinh bậc tiểu học xuất hiện tràn lan trên thị trường.

Nếu trước kia mỗi môn học chỉ có một quyển sách giáo khoa kèm theo một quyển sách bài tập thì giờ đây học sinh tiểu học có hàng chục đầu sách như: sách bài tập thực hành, sách luyện tập, sách luyện từ và câu…Tuy nhiên, chất lượng của những đầu sách này lại không được như mong đợi.

Trong cuốn sách Bài tập thực hành Tiếng Việt 2 ( NXB Đại học Sư phạm), bài 4 xuất hiện một mẩu truyện, trích nguồn trên internet và đã được dùng làm đề bài cho học sinh.

Tuy nhiên, dường như nội dung của mẩu truyện này được sao chép y nguyên trên mạng mà không qua chỉnh sửa, biên soạn lại. Ngay câu đầu tiên của mẩu truyện đã mắc phải lỗi câu nghiêm trọng mà trẻ em đọc xong cũng đứt hơi vì mệt. Xin được trích lại nguyên văn câu đó.

“Từ ngày khai giảng năm học mới, mọi người trong khu phố không còn thấy bé Tin – 3 tuổi chạy lon ton nô đùa khắp nơi hay khóc nhè mỗi khi mẹ đánh đòn vì không chịu ăn nữa.”


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/08/13/sgk--sai-chinh-ta-vtcvn-4.jpg
(Ảnh chụp từ sách Bài tập thực hành tiếng việt 2 ,NXB Đại học Sư phạm)




Bên cạnh những loại sách phục vụ cho việc học tập trên lớp thì những loại sách giải trí giúp bé thông minh cũng bị mắc những lỗi sai tương tự. Trong cuốn sách tập đọc lớp 2, viết dưới dạng truyện tranh cũng khiến người đọc phải băn khoăn, suy nghĩ.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/08/13/sgk--sai-chinh-ta-vtcvn_1.jpg
Nếu chỉ đọc một lần nhiều người lớn cũng không thể hiểu được "Cô-rét-ti" là cái gì?



“Tôi đang nắn nót viết từng chữ Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi, làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu”.

Đọc xong ví dụ này, một phụ huynh đã phải thốt lên bởi không thể hiểu "chữ Cô-rét-ti" là chữ gì. Thậm chí, phụ huynh này còn phải đọc đi đọc lại mới chợt nhận ra biên tập viên đã quá cẩu thả khiến người đọc không thể nhận ra "Cô-rét-ti" chính là một nhân vật của truyện. Phải chăng nên đặt một dấu phẩy (,) vào trước từ Cô-rét-ti để các em nhỏ “tập đọc”  có thể hiểu đúng và đầy đủ nghĩa hơn?

Theo Nhung Vũ - Thùy Trần  (VTC)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Biểu tình chống Nhật nổ ra khắp Trung Quốc

Hàng nghìn người ở các tỉnh thành Trung Quốc hôm qua biểu tình trên đường phố để phản đối chuyến đi của các nhà hoạt động Nhật tới chuỗi đảo tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư.



Người dân Trung Quốc hôm qua diễu hành ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông. Tấm biểu ngữ trong ảnh viết: "Đánh bại Nhật Bản, bảo vệ Điếu Ngư". Ảnh: Kyodo
Các cuộc biểu tình nổ ra sau khi 150 nhà hoạt động Nhật đi tàu tới chuỗi đảo mà người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn người Nhật gọi là Senkaku.

Tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, khoảng 1.000 người giương cờ Trung Quốc, diễu hành trên đường phố để tuyên bố chủ quyền đối với chuỗi đảo. Tại Hong Kong, khoảng 200 người biểu tình tuần hành từ trung tâm thành phố tới lãnh sự quán Nhật, vừa đi vừa hô khẩu hiệu chống Nhật, RTHK cho hay.

Những cuộc biểu tình ở Thâm Quyến và Hàng Châu, miền đông Trung Quốc chứa đựng bạo lực khi người tham gia đốt cờ Nhật, phá hoại các nhà hàng và ôtô của Nhật. Người biểu tình cũng kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật.

Thông tấn Trung Quốc cho hay các cuộc biểu tình chống Nhật quy mô nhỏ hơn diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh, Thượng Hải, Thành Đô, Thanh Đảo, Thẩm Dương và Cáp Nhĩ Tân. Không có người bị bắt giữ.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/b0/ec/bieu-tinh.jpg
Ảnh người Trung Quốc biểu tình chống Nhật Bản
Các cuộc biểu tình lần này là sự kiện chống Nhật lớn đầu tiên tại Trung Quốc kể từ sau vụ va chạm giữa tàu Trung Quốc và Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp năm 2010.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua thể hiện sự phản đối mạnh mẽ với ông Uichiro Niwa, đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc về chuyến đi của người Nhật và đề nghị nước này "chấm dứt hành động làm tổn hại chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc", phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố.

Ông Niwa bày tỏ sự phản đối và nhắc lại rằng chuỗi đảo Senkaku là lãnh thổ Nhật Bản. Ông cũng thúc giục chính quyền Trung Quốc bảo vệ sự an toàn của các cư dân Nhật, đại sứ quán Nhật cho hay.


Một nhà hoạt động Nhật Bản chuẩn bị cắm quốc kỳ trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 19/8. Ảnh: AFP
Các nhà hoạt động Nhật lên đảo tranh chấp chỉ một ngày sau khi Tokyo trục xuất 14 người Trung Quốc tiếp cận Senkaku/Điếu Ngư. Những người Trung Quốc này là những người nước ngoài đầu tiên đặt chân lên nhóm đảo do Nhật Bản quản lý kể từ năm 2004.

Trọng Giáp

....

Thật là đau đớn ! Người Việt yêu nước biểu tình chống TQ xâm lấn biển đảo thì bị bắt do chỉ đạo từ BK.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nói chuyện Trung Quốc với Nhà văn Trần Đình Hiến và nhà văn Hà Phạm Phú (bài 3)

Nguyễn Xuân Hưng


Một đạo diễn Trung Quốc hiện sống ở Bắc Kinh, làm việc cho Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, tôi đã gặp anh ta trong mấy lần đi làm phim tại Trung Quốc.
Anh ta sau khi nghiên cứu tiểu sử Hồ Chí Minh, thì nói: Trước kia, tôi nghĩ lãnh tụ cộng sản kiểu như Mao, Lâm, Chu cả, nhưng bây giờ tôi mới biết, có một kiểu như Hồ Chí Minh. Hồ giống Tôn Trung Sơn hơn cả. Hồ Chí Minh đặc biệt là tam dân, chứ không bao giờ nói chuyên chính vô sản. Đó là điều tôi thích.  Khi cởi mở rồi, thì anh ta kể cho tôi nghe chuyện Thiên An Môn. Anh ta suýt là nạn nhân ở Thiên An Môn năm 1989. Vì khi đó anh ta đang là sinh viên, tham gia vào tổ chức hội sinh viên, biểu tình ở Thiên An Môn.
Vì sao ông ta sống sót, đó là một sự may mắn tình cờ. Đó là đúng vào hôm đến phiên anh đi biểu tình ngồi ở Thiên An Môn, thì ông bố ốm tưởng chết ở quê, nên anh ta phải về. Anh ta nói, sau này anh ta coi như mình mắc một món nợ với các bạn đã chết ở Thiên An Môn, những người mà cho đến nay gia đình vẫn không biết, không dám nói đến, không dám hỏi chính quyền về họ.
Anh bạn này nói với tôi câu chuyện lan truyền trong dư luận Bắc Kinh từ bấy lâu nay: Đặng Tiểu Bình khi đàn áp sinh viên thì có do dự. Nhưng khi viên tướng tư lệnh một quân khu phía Bắc đến cuộc họp nói rằng, chúng ta đã mất 30 triệu người để có chính quyền này, sinh viên có 30 triệu cái đầu trả cho chúng ta thì chúng ta cho họ chính quyền. Thế là Đặng hạ lệnh đàn áp.
Anh đạo diễn cười nói, họ tính 30 triệu nhân mạng là tính từ Trường chinh, chiến tranh giải phóng, qua Cách mạng văn hóa đấy. Thật là một ngụy biện kinh khủng. 30 triệu người này thì giặc Nhật giết bao nhiêu, còn lại là bao nhiêu không phải do chiến tranh chống Nhật? Chính quyền sinh ra từ họng súng, đứng lên từ sinh mạng nhân dân, mà lại mang cái đó ra mặc cả với sinh viên?
Cuộc đời Đặng Tiểu Bình có nhiều chiến công hiển hách, có công biến đổi Trung Quốc thành hiện đại, hùng mạnh, nhưng ông ta có 2 vết đen không sao gột rửa được, đó là giết sinh viên ở Thiên An Môn và đánh Việt Nam.
Đặng Tiểu Bình cũng là một gương mặt tiêu biểu của người Trung Quốc hiện đại, thăng trầm và thâm trầm, khôn khéovà phản phúc, văn vẻ và hủ bại, đầy đủ cả.
Khi nói về người Trung Quốc tiêu biểu, ông Trần Đình Hiến nói đến Kim Dung. Vì sao Kim Dung trở thành một nhà văn vĩ đại, chỉ nhờ vào những chuyện chưởng tưởng như vô thưởng vô phạt. Đó là vì ông ta miêu tả thực chất nhất xã hội và con người Trung Quốc. Một xã hội điên đảo, cuối cùng chỉ có võ công kiệt xuất mới chiếm được quyền tự do làm người. Một xã hội mà con người không biết thực giả thế nào. Kẻ ấm ớ có thể là một vĩ nhân, người ra vẻ hay ho thực ra lại là tên hủ bại. Ngôn ngữ và hành xử trong chưởng Kim Dung thật là một cách hiển thị cái chất hảo hán giang hồ. Đó đặc trưng của loại ngôn ngữ dối trá, là loại xảo ngôn. Khi nhún mình thì nhún sát đất, nào là xưng là bỉ nhân, nào là gọi chỗ ở là tệ xá, nào là trộm nghĩ với lại liều chết trần tình… Và khi ngạo mạn cũng hết chỗ nói. Chính trị gia lão luyện bỗng trở nên tục tằn đê tiện, ngạo mạn nói dạy cho Việt Nam một bài học chẳng hạn. Đó chính là xã hội Trung Quốc hàng ngàn đời nay. Trong một xã hội như thế, dĩ nhiên tầng lớp tinh hoa lãnh đạo đất nước phải là những con người tiêu biểu, đúc kết các phẩm chất truyền thống rõ nhất.
Đạo diễn Nghệ sĩ nhân dân Lê Thi khi đi làm phim với tôi ở Trung Quốc, chúng tôi đã lê la chợ búa, đi ô tô chợ, ăn cơm bụi, nghĩa là không đi máy bay chuyên cơ, không có phái đoàn ra đón. Chúng tôi làm việc với đồng nghiệp Trung Quốc, ở hãng phim Châu Giang có bộ phận làm phim tài liệu mà toàn những người ấm ớ làm kỹ thuật dựng phim cũ rích những năm sáu mươi, nhưng cũng có những tay “anh chị” đã từng làm ê kíp phim với Trương Nghệ Mưu thời mở cửa. Ông Thi rút ra kết luận: À thì ra, người dân Trung Quốc cũng cần cù như mình, thậm chí họ còn ngu hơn mình; nhưng đã là lãnh đạo rồi, thì bất kỳ anh lãnh đạo nào cũng khôn hơn lãnh đạo cùng cấp của mình, trí trá hơn, thâm hiểm hơn, càng lên cao mức độ càng lớn.
Tôi giật mình: Câu này nghe quen quen. Hình như có một ông ngày xưa đi Pháp cũng nói thế.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [65] [66] [67] [68] [69] [70] [71] ... ›Trang sau »Trang cuối