Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [64] [65] [66] [67] [68] [69] [70] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Tuấn Khỉ đã viết:
Thơ 'nhập đồng'?

Nguyễn Hòa
.

"Hoàng Quang Thuận với non nước Yên Tử"



(Đề dẫn hội thảo "Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử" do nhà thơ Hữu Việt biên soạn và trình bày).

Yên Tử là một địa chỉ tâm linh quá lớn, một vùng đất thiêng, mà từ lâu đã trở thành miền hành hương của hàng triệu người Việt vào tất cả các mùa trong năm, đặc biệt là mùa xuân. Mang trong mình cả thực thuyết lẫn truyền thuyết, Yên Tử quyến rũ không chỉ bởi mây biếc non bồng mà còn chinh phục khách hành hương bằng hào khí của một vương triều quật cường và trí tuệ, nhân văn và kiêu hãnh; nơi một vị vua anh minh đã khai mở thiền phái riêng của người Việt, mang tên rừng trúc (Trúc Lâm) được ví như cốt cách của người quân tử bao phủ khắp núi non Yên Tử!
Yên Tử tự thân đã là một bài thơ tuyệt đẹp. Hàng trăm năm nay đã có rất nhiều thơ hay về non thiêng Yên Tử được viết ra bởi các thiền sư và thi sĩ nổi tiếng. Có lẽ chính vì vậy mà với người cầm bút hôm nay, làm thơ về Yên Tử là một thách thức nghệ thuật, bởi vì viết ra thì không khó, nhưng viết cho thật hay thì lại khó lắm thay! Bản thân tôi đi Yên Tử không dưới hai mươi lần, chưa viết được bài thơ nào, cũng chỉ biết tự trách mình bất tài. Nhưng mỗi lần tới Yên Tử, đến chân núi đã được / phải nghe đi nghe lại “mênh mênh mang mang phù vân Yên Tử”, rồi oang oang những chèo, quan họ, ca trù... phát ra từ đủ các loại loa, không khỏi thấy phiền lòng. Thơ ở đâu và thơ đâu rồi?
Cách đây đúng 15 năm, có một người lần đầu tiên đến Yên Tử, đã bất ngờ được Yên Tử “khai tâm”. Người đó là Hoàng Quang Thuận, GS - TS thuộc lĩnh vực công nghệ viễn thông, hiện đang sống và làm việc tại Tp. HCM. Anh sinh năm 1953, tại Quảng Bình, là người khá thành công về mặt khoa học. Theo lời anh kể lại thì trước đây anh chưa từng làm thơ bao giờ, nhưng cứ như tôi biết thì những người con sinh ra trên mảnh đất miền Trung tự thân đã mang trong mình một tâm hồn thơ rồi.
Với những ngẫu nhiên lạ lùng mang hơi hướng tâm linh giữa mênh mang Yên Tử, chỉ trong vòng 3 ngày đêm lưu lại ở vùng non thiêng, anh đã viết một mạch 63 bài thơ. Về thời gian làm thơ và số lượng bài thơ là một cái sự rất lạ, nhưng không phải là không thể giải thích nổi. Một năm sau đó (1998), những bài thơ này đã được tác giả tập hợp lại và in thành sách có tên Thi Vân Yên Tử. Đề tài, nội dung, nghệ thuật của tập thơ “xuất thần” này thế nào sẽ được các nhà phê bình giải mã trong cuộc hội thảo ngày hôm nay.
Sau Thi Vân Yên Tử 3 năm, Hoàng Quang Thuận công bố tiếp Ngọa vân Yên Tử, lần này 80 bài, cảm xúc, đề tài và mạch thơ nhất quán với tập thơ trước. Đến năm 2010, anh gộp lại thành một tập thơ 143 bài, lấy tên chung là Thi Vân Yên Tử. Cũng năm ấy, anh in tập thơ mới Hoa Lư thi tập, gồm 121 bài viết về Cố đô Hoa Lư vào đúng dịp Thăng Long ngàn tuổi. Điều bất ngờ là, theo anh và nhà thơ Dương Kỳ Anh, người cùng chứng kiến kể lại, những bài thơ này được viết ra trong đúng một đêm, như có ai đọc cho Hoàng Quang Thuận nghe và anh chỉ việc chép lại lời thì thầm đó! Với người làm thơ, những phút giây xuất thần viết ra những câu thơ như có bàn tay của Chúa Trời điều khiển không phải quá hiếm.
Khi người ta tập trung cao độ vào một việc gì đó trong một thời gian dài thì giới hạn giữa vô thức và nhận thức có thể bị xóa nhòa và xảy ra hiện tượng “nhập thần” như trên. Tuy nhiên, “nhập thần” một vài bài thì có thể giải thích được, chứ hơn một trăm bài thơ trong một đêm thì quả thật khó hình dung. Hiện tượng này, qua cuộc hội thảo hôm nay, chúng ta cũng mong muốn sẽ được lý giải phần nào.
Năm 2009, trường đại học Quảng Bình đã tổ chức một cuộc hội thảo lớn về tập thơ Thi Vân Yên Tử của Hoàng Quang Thuận. Khá nhiều ý kiến đề cập đến “chất thiền”, “phong vị thiền”, “không gian thiền” trong Thi Vân Yên Tử. Cái gọi là thơ Thiền khởi thủy là những câu kệ mang triết lý sâu xa của các thiền sư đắc đạo. Lại có những thiền sư trước khi xuất thế đã là một nhà thơ tài hoa (Phật Hoàng Trần Nhân Tông là một ví dụ), vì vậy những bài thơ người viết ra tự thân đã là thơ thiền. Lại có những nhà thơ không đi tu, nhưng vào thời điểm tâm thế và tài năng hòa hợp ở cảnh giới tối cao thì cũng viết những câu thơ thiền định. Trong hội thảo ngày hôm nay, có hay không chất “thiền” trong thơ Hoàng Quang Thuận cũng sẽ được nhiều bản tham luận đề cập tới.
Nhà Phật đặc biệt coi trọng chữ “duyên”. Hoàng Quang Thuận có duyên với Yên Tử và Yên Tử cũng có duyên với anh. Các bài thơ của anh làm theo lối Đường thi biến thể, thoát ly thực tại để viết về một cõi khác mà anh “nhìn thấy” như cách đây hàng trăm năm. Những “hổ phục nghe thiền”, “chim nghe tiếng mõ”, “Sáo trúc dặt dìu buông tiếng ngọc/ Chim rừng im tiếng nhạn ngẩn ngơ” v.v... là những hình ảnh có thể có thật, rồi trở thành ước lệ trong thơ cổ, bây giờ lại xuất hiện trong thơ ngày hôm nay của Hoàng Quang Thuận. Vì thế thơ của anh cần có một lối tiếp cận riêng để nhận rõ “bản lai diện mục”, tránh những lầm lẫn và ngộ nhận, cũng như phán xét một chiều thiếu khách quan.
Trong khi một thế hệ nhà thơ trẻ hôm nay gần như đoạn tuyệt thể thơ truyền thống, coi cách tân hình thức là lẽ sống còn của thơ ca thì Hoàng Quang Thuận lại kiên trì viết theo lối cũ. Điều này giải thích anh không “cố tình” trở thành nhà thơ mà non thiêng Yên Tử đã tác thành cho anh. Có thể thấy thơ Hoàng Quang Thuận là một minh chứng về mối quan hệ hữu cơ giữa thơ và đời sống. Ở xã hội hiện đại người ta có xu hướng co lại trong vỏ bọc cá nhân thì Hoàng Quang Thuận lại mở tấm lòng thành thực ra với thiên nhiên, cỏ cây, đất trời, lịch sử, đạo Phật. Các bài thơ kèm theo chú giải trong Thi Vân Yên Tử giống như một bức tranh dư địa chí sáng sủa và hấp dẫn, lại như một biên niên về đất Phật Yên Tử bằng thơ.
Bài thơ viết về Am Ngọa Vân nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông ngồi thiền định là thăng hoa bất ngờ trong Thi Vân Yên Tử. Đây là một bài thơ hay mang phong vị thiền mà cá nhân tôi rất thích:

Sớm cưỡi mây chơi cùng non biếc
Đêm về bến nghỉ lót trăng nằm
Tiếng sáo thiền ca vui bất tận
Ngập tràn Yên Tử trăng trong trăng...

Hội thảo với tên gọi Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử xin được bắt đầu. Xin mời Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hữu Sơn, Phó Viện trưởng Viện Văn học điều hành phần tham luận.

Hữu Việt
Thứ ba, 14 Tháng 8 2012 12:18
Nguồn: Tạp chí Nhà văn
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

"Thi Vân Yên Tử" được chép từ đâu?




Tôi quen anh Hoàng Quang Thuận đến hay cũng gần hai mươi năm, đã từng cùng nhau đi chùa dâng hương lễ Phật. Một sự trùng hợp thật ngẫu nhiên, hai cặp vợ chồng chúng tôi đều cùng tuổi Quý Tị và Giáp ngọ. Thời đó, hai gia đình thường gặp nhau. Đã lâu lắm, do bận công việc nên không gặp nhau nữa. Nhưng tôi vẫn nhớ về anh, như một người bạn tâm tình.
Khi anh viết xong và đem in 63 bài thơ trong tập ‘Thi vân Yên tử”, anh có nói chuyện với tôi về căn nguyên ra đời của các bài thơ ấy. Tôi cũng tin như vậy, vì tôi là người tin vào tâm linh, một niềm tin tự nhiên từ máu thịt của mình. Từ niềm tin ấy, tôi đã vô tư quảng bá tập thơ “Thi vân Yên Tử” với sự ra đời đặc biệt của nó  với bạn bè. Nhưng hầu như, ai được tôi thông tin cũng chỉ cười mà không nói gì.
  
Tình cờ, khi lên Yên Tử, tôi vào quầy sách của Ban quản lý, thấy cuốn “CHÙA YÊN TỬ, LỊCH SỬ - TRUYỀN THUYẾT DI TÍCH VÀ DANH THẮNG” của tác giả Trần Trương, Trưởng Ban quản lý Yên Tử (1992-2003), tôi đã đọc ngấu nghiến bởi sự thôi thúc của tâm linh, một niềm tin bất diệt vào sự hiển linh của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Người Anh Hùng dân tộc và Đệ Nhất Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
  
Đọc xong cuốn sách, tự nhiên tôi có liên tưởng đến 63 bài thơ “Thiền” của anh Hoàng Quang Thuận và thật ngẫu nhiên, tôi phát hiện ra trong hầu hết các bài thơ anh Thuận viết, đều lấy từ nội dung cuốn sách này, thậm chí có nhiều bài thơ, câu thơ còn sao chép nguyên xi câu văn của tác giả Trần Trương. Tôi sững người và liên tưởng tới điều anh Thuận nói về  xuất xứ của 63 bài thơ được anh viết trong ba đêm với trạng thái như “nhập đồng”, như có “ai” đó, từ cõi cao xanh thúc giục anh phải viết. Tuy nhiên, vì là bạn bè, nên tôi cũng không nỡ trao đổi với anh, e anh tự ái rồi giận tôi. Vả lại, tôi coi đó là một niềm vui riêng của anh, niềm vui có thể chia sẻ trong phạm vi bạn bè, chẳng ảnh hưởng gì đến nhân tình thế thái. Thế rồi, năm tháng trôi qua, do bận công việc, tôi cũng không còn để ý đến điều đó nữa.
              
Mấy ngày gần đây, tôi được biết Tạp chí Nhà văn (Hội Nhà văn Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” đã thu hút rất nhiều người quan tâm đến dự. Có nhiều ý kiến xung quanh hiện tượng này với các lời khen, chê khác nhau. Đặc biệt, tôi được biết anh Hoàng Quang Thuận đã khiêm tốn mà nói rằng : Anh không phải là tác giả của hai tập thơ mà “đó là do tiền nhân mượn bút tôi để viết thơ”. Tôi hiểu rằng, theo anh Thuận, tập thơ THI VÂN YÊN TỬ” gồm 63 bài đó không phải là của anh, mà là của “tiền nhân”. Tôi không dám khẳng định “tiền nhân” theo anh nói, có phải là Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông không? Tôi còn biết người ta đã giúp anh nộp hồ sơ những tập thơ “nhập đồng” của anh để tham gia dự Giải Noben văn chương nữa ! Điều này đã khiến tôi giật mình một lần nữa vì điều tôi cho là bình thường đã vượt qua cái ngưỡng bình thường của nó mất rồi.
Tôi đã bình tâm suy ngẫm mấy ngày nay để tìm cách xử sự thế nào cho hợp lẽ, hợp tình. Trong tôi, có hai luồng tư tưởng ám ảnh : Một là, về đời thực, nếu im lặng thì sẽ giữ được tình bạn với Hoàng Quang Thuận; và hai là, tôi sợ, nếu sự thật như tôi phân tích dưới đây, thì anh Hoàng Quang Thuận đã có một hành vi mà tự thân anh ấy sẽ phải lãnh theo luật Nhân – Quả của Nhà Phật. Tôi không dám khẳng định điều gì, nhưng nếu như sự thật là  không có một “tiền nhân” nào mượn bút anh để viết thơ như anh nói, mà chỉ do anh  biên soạn lại thành thơ từ nội dung cuốn sách “ Chùa Yên Tử, Lịch sử - Truyền thuyết di tích và Danh thắng”, thì Nam-Mô-A-Di-Dà-Phật, anh Thuận đã  tạo một NGHIỆP rất nặng nề, cần phải hồi tâm mới mong có thể chuyển được.
 
Tôi lục trong tủ sách gia đình để tìm cuốn sách “Chùa Yên tử, Lịch sử - Truyền thuyết di tích và Danh thắng” xuất bản lần đầu tiên, từ trước khi  Anh Hoàng Quang Thuận viết 63 bài thơ gọi là “Thiền”. Thật tiếc, cuốn sách ấy đã bị thất lạc, chỉ còn cuốn được tái bản lần thứ tư do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản vào Quý 2/2005. Tôi đành phải sử dụng cuốn này vậy. Cuốn sách của Trần Trương gồm có Lời nói đầu và ba chương. Chương 1 : Đường về Cõi Phật. Chương 2: Bầu trời cảnh Bụt; và Chương 3 : Ông Vua hóa Phật. Toàn bộ cuốn sách gồm có 21 bài viết giới thiệu, miêu tả về các sự kiện lịch sử, những địa danh, cảnh vật, chùa chiền trong hệ thống Danh sơn Yên Tử để giúp người hành hương tìm hiểu nơi  mình đến dâng hương lễ Phật.
  
Với tấm lòng chân thành đó, tôi quyết định viết bài này để hầu mong góp phần làm sáng tỏ sự thật về tập thơ “nhập đồng” của anh.  Nếu anh Thuận đọc mà buồn hoặc giận dữ thì tôi thành tâm tạ lỗi. Nhưng dù thế nào, tôi cũng mong anh đọc và suy nghĩ để cảm nhận được động cơ, mục đích viết bài của tôi, chỉ mong anh hiểu rằng, tôi viết với một cái tâm trong sáng, cái TÂM của một NGƯỜI THEO ĐẠO PHẬT, để giúp anh.
  
Tôi dùng phương pháp so sánh để chứng minh suy nghĩ của tôi, rằng : những bài thơ của anh Hoàng Quang Thuận có xuất xứ từ cuốn sách nói trên của tác giả Trần Trương, chứ không phải là thơ “nhập đồng”. Tôi chỉ chọn một số bài trong tập thơ để so sánh và xin dẫn chiếu đến người đọc, nếu ai quan tâm thì tìm cuốn sách đó để so sánh các bài khác cho đầy đủ. Cách so sánh của tôi là : Nêu những đoạn văn trong cuốn sách của tác giả Trần Trương, sau đó là bài thơ của anh Hoàng Quang Thuận trong tập “Thi vân Yên Tử” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn, xuất bản tháng 3/1998 để người đọc cùng suy ngẫm.

1. Trang 20-21 cuốn sách của Trần Trương (sau đây gọi tắt là cuốn sách) viết :

    “ Hồ Yên Trung nằm ở ngang lưng núi. Hồ rộng hàng ngàn mẫu, nằm lọt giữa bốn bề núi biếc. Nước từ khe suối đổ về. Đôi gò bồng đảo bập bềnh trên sóng nước giữa hồ. Bồng đảo phủ đầy thông… Thỉnh thoảng, một vài chú cá to phởn chí, tung mình lên cao rồi rơi xuống, tạo thành quần sóng lan xa, lan xa mãi.
   Ở một góc hồ, thấp thoáng trong khe núi, bầy le le, vịt trời vui đùa nhau, tung cánh… Những đêm trăng sáng, lòng hồ đầy ánh trăng. Bốn bề im ắng, chỉ nghe tiếng chim gù trên núi. Thực là một bức tranh sơn thủy hữu tình… Hồ Yên Trung – Nàng Công Chúa Ngủ Quên nay đã thức… Tạo hóa khéo bày tuyệt tác của thiên thiên. Được kết tụ bởi mây trời non nước thanh hương sắc con người. Nàng vô tư không một chút ưu phiền”.

 
    Trong bài thơ “Hồ Yên Trung” (trang 15), anh Thuận viết :

Yên Trung vắt vẻo ngang lưng núi
Bốn bề mây biếc sóng lô xô
Đôi bồng đảo bập bềnh trên sóng
Cả rừng thông xao động mặt hồ”.

Tạo hóa bày tuyệt tác thiên nhiên
Kết tụ bởi mây trời non nước
Nàng vô tư không chút ưu phiền
Ngắm sao trời đầu gối Hoa Yên.


- Trong bài “Đêm hồ Yên Tử” (trang 17), anh Thuận viết :

Cát vàng thoai thoải sóng lao xao
Cá to phởn chí nhảy lên cao
Le le xanh biếc đùa tung cánh
Chim gù trên núi cảnh tiêu dao

Sơn thủy hữu tình động tiên đào
Lạc đường Lưu – Nguyễn đếm trời sao
Lòng hồ đầy ắp đêm trăng sáng
Vua Trần thưởng nguyệt, nhớ năm nào.


2.  Trang 24, cuốn sách viết :

    “ Đến hẻm núi kia có ba tên cướp nhảy ra chặn đường, vua Trần khoan thai ra hiệu cho Bảo Sái cho chúng vài lạng bạc, cả suất cơm chay để độ đường. Đoạn ngồi trên mình ngựa, Ngài thuyết giáo, thức tỉnh từ tâm, đoạn trừ tam độc trong lòng chúng…
   … Cả ba quỳ sụp xuống lạy tạ và hứa rằng “ sẽ trở về lương thiện làm ăn”. Kể từ ngày đó, chúng bỏ nghề đao búa, chăm chỉ nghề nông, siêng làm công đức xây dựng chùa miếu, trở thành các tín đồ ngoan đạo của Trúc Lâm. Và từ độ ấy, nạn cướp nơi đây được tiệt trừ. Con đường dốc gập ghềnh nơi hẻm núi, kẻ lại người qua được bình an”.


Trong bài “Kẻ cướp chắn đường” (trang 19), anh Thuận viết :

Ba tên kẻ cướp nhảy chắn đường
Vua Trần cho bạc lẫn phần cơm
Nhẹ nhàng thuyết giáo trừ tâm độc
Cả ba quỳ lạy hứa hoàn lương

Bỏ nghề đao búa thiện giáo đường
Sơn lâm từ ấy hết tai ương
Gập gềnh hẻm núi người qua lại
Bình an vô sự hết đạo cường”.


3. Trang 29, cuốn sách viết :

    “ Trưa hè oi ả. Tiếng suối mùa mưa reo réo rắt hòa với tiếng chim rừng ca lảnh lót. Hoa rừng muôn sắc tỏa hương theo gió thơm ngào ngạt. Bụi đường trường quyện lẫn mồ hôi khiến cả hai bức bối. Vua Trần đóng khố, nhoài mình nơi dòng nước trong xanh. Dòng suối cuốn trôi bụi trần ra sông biển. Kể từ dịp ấy, suối được đặt tên : Suối Vua Tắm”.

Trong bài “Suối Tắm” (trang 20), anh Thuận viết :

Trưa hè oi ả tiếng suối reo
Chim ca lảnh lót giữa lưng đèo
Hoa rừng hương sắc hương theo gió
Đàn cá xuôi dòng nước trong veo”.


4.Trang 34, cuốn sách viết :

    “ Phía bên kia cầu là cổng tam quan, dáng vẻ cổ kính, đắp nổi đôi câu đổi viết theo chữ thảo “Cổ tự lưu danh Linh Nhâm Tự”… Xung quanh chùa xum xuê cây trái. Quả trứng gà sai chíu chít vàng ươm. Quả hồng đỏ thắm như hàng trăm chiếc đèn lồng treo lơ lửng. Quả mận tím trĩu cành lúc lỉu… Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Linh Nhâm là tên của một vị Thiền sư đã được Tổ Trúc Lâm giao xây dựng ngôi chùa và nhiều năm trụ trì ở chùa này. Tên của Thiền sư được đặt tên cho chùa…”.

Trong bài “Chùa Cầm Thực” (trang 26), anh Thuận viết :

Tam quan đắp nổi Linh Nham Tự
Thiền sư có phải đặt tên thầy
Mận chín trĩu cành lúc lỉu quả
Trứng gà chiu chít cả trong mây

Linh Nham đâu khác nơi tiên cảnh
Hồng đỏ như trăm đèn lồng cầy…]/i]

5. Trang 40, cuốn sách viết :

    “ Thưở xưa, cánh đồng Nam Mẫu nước ngập trắng. Từ dốc Quàng Hái, muốn vào Yên Tử, phải đi bè mà vào. Hay tin Vua Trần vào Yên Tử, các cung tần mĩ nữ của triều đình đã tìm về, gặp Vua ở tại con dốc này. Họ than khóc thảm thiết, xin Vua quay trở lại triều đình… Vua cho lập đàn tràng cầu Phật Tổ Như Lai. Vài ngày sau, nước ở hồ Nam Mẫu rút hết. Lòng hồ phơi ra, khá bằng phẳng. Đất nơi đáy hồ thật màu mỡ. Dân bản ùa ra bắt tôm, cá, khai khẩn bãi hoang, thành ruộng vườn. Cánh đồng Nam Mẫu được khai sinh”.
  
Trong bài “Làng Cung Nữ” (trang 28), anh Thuận viết :

   Làng Mụ, Làng Nương đường Nam Mẫu
   Xưa kia nước ngập trắng lòng hồ
Vua Trần thương xót đoàn cung nữ
Lòng trung không trở lại kinh đô

Vua lập đàn cầu Phật Như Lai
Nước hồ rút hết ruộng đất dài
Đáy hồ mầu mỡ -  tôm cùng cá
Làng Mụ, làng Nương được sinh khai.


6. Trang 53, cuốn sách viết :
    “Cá tôm say nước nhảy lia thia. Trăm hoa khoe sắc bên bờ suối… Mới hay chín suối chỉ chung một dòng… Con suối cắt chia tuyến đường Hạ Kiệu – Nam Mẫu thành chín đoạn”.

6. Bài “Chín suối chung một dòng” (trang 36), anh Thuận viết :

Trăm hoa khoe sắc bên bờ suối
Cá tôm say nước nhảy lia thia
Mới hay chín suối chung dòng một
Đường đi Nam Mẫu suối cắt lìa.


7. Trang 79-80-82, cuốn sách viết :

“ Hãy vào Lăng Quy Đức. Lăng quây bốn mặt thành vuông vức, bao quanh ngôi tháp cổ… Mái tường lăng lợp bằng ngói mũi hài, đổ về hai phía, dáng cong theo dáng mái chùa…Mặt ngoài các tảng đá chạm nổi hoa văn sóng nước hình quả núi, đường  nét cách điệu uốn lượn rất tinh tế…Bệ tháp tạo nên bởi hàng chục phiến đá xanh ghép lại…Tầng đầu mở hướng chính nam, bên trong thờ tượng Trần Nhân Tông ngồi thiền ở thế liên hoa, vẻ mặt dung dị, cảm thông, thanh cao và trí huệ… Thi thoảng vẫn thấy xuất hiện cặp rắn đen nằm chầu bên tượng Tổ trong tháp. Trông thấy bóng người, rắn thu mình ẩn núp vào trong… Bốn cây đại cổ, thân dáng hình rồng đứng nép sau tường Lăng Quy Đức, lá rủ vào sân lăng. Cành đại trổ đầy hoa. Hương hoa thơm ngào ngạt. Cánh hoa rắc vàng sân mộ Tổ”.

   Trong bài “Lăng Quy Đức (trang 43), anh Thuận viết :

   Lăng quây vuông vức bốn mặt thành
   Ngói hài hai phía dáng thanh thanh
   Mặt ngoài đá chạm hoa văn sóng
   Bệ tháp nằm trên phiến đá xanh

   Tầng đầu mở cửa hướng chánh nam
   Vua Trần nhập diệt cõi Niết Bàn
Rắn đen một cặp chầu bên tượng
Nền Lăng xưa chính Ngọa Vân am.

Hai cây đại cổ dáng hình rồng
Đứng nép bên tường đã trổ bông
Hương hoa thơm nát vườn mộ Tổ
Ngày xưa Tam tổ đã vun trồng


8. Trang 84, cuốn sách viết :

  “ Những đêm trăng sáng, bên tháp ngắm trăng thật thú vị. Trăng treo trên cành Tùng. Trăng rắc vàng trên cánh hoa Đại sực nức hương và đính hạt sương đêm. Trăng gắn váo đỉnh Tháp . Mỗi bước trăng trôi, cảnh vật nơi đây lung linh huyền ảo”.

Bài “Trăng Yên Tử (trang 46), anh Thuận viết :

Trăng treo lơ lửng trên cành Tùng
Trăng rắc vàng lên cánh hoa nhung
Sương đêm sực nức mùi hoa đại
Mỗi bước trăng trôi giữa núi rừng

Lung linh huyền ảo ánh trăng rơi
Tiếng hạc trong đêm tận cõi trời…


9. Trang 98, cuốn sách viết :

    “Trong ngách hang, có một núm đá, nước nhỏ tí tách từng giọt một, cả đêm chưa đầy một bát con. Nhà sư gọi đó là sữa mẹ. Một điều kì lạ : Khi bát nước đầy, từ núm không nhỏ thêm giọt nào nữa. Nền chùa sạch khô không giọt nước thừa tràn”.  

   Trong bài “Sữa mẹ” (trang 52), anh Thuận viết :

Ngách hang núi đá núm vú con
Sữa mẹ linh thiêng nhỏ giọt tràn
Nhỏ dần từng giọt đêm đầy bát
Nước đầy chỉ một bát con con.


(còn tiếp)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
(tiếp phần trên)

"Thi Vân Yên Tử" được chép từ đâu?



10. Trang 103, cuốn sách viết :

  “ Bóng Tùng thấp thoáng bên ô cửa. ngày nay, các “ông” Rồng xanh thi thoảng lại xuất hiện… Những lúc trở trời, các “ông” bò ra nằm la liệt… Một con rắn lớn từ xà ngang buông mình xuống ban thờ, náu mình vào Tượng Phật nhìn ra”.

Trong bài “Rắn xanh Yên Tử” (trang 31), anh Thuận viết :

Bóng Tùng thấp thoáng bên ô cửa
Rồng xanh thi thoảng nghỉ trên bàn
Mấy ông rắn lớn nằm trên mái
Náu mình tượng Phật ngắm giang san.


11. Trang 108, cuốn sách viết :

  “Quanh am là rừng trúc bạt ngàn. Trúc chen nhau mọc dưới tán lá của rừng cây cổ thụ. Trúc lách qua kẽ đá nền am, vươn lên những đọt măng mập mạp. Đây là phế tích Am Thiền Định. Xưa chưa dựng chùa, các nhà sư tu hành nơi am cỏ, hòa mình với chim muông, với thiên nhiên hoang dã”.

Trong bài “Am xưa” (trang 58), anh Thuận viết :

Trúc lách qua kẽ đá nền am
Đọt măng mập mạp giữa đá vàng
Bạt ngàn trúc biếc chen hoa nở
Gió thổi lau thưa vọng tiếng đàn.


12. Trang 110, cuốn sách viết :

  “Thác vàng còn lớn gấp bội phần. Vách đá cao dốc đứng. Nước từ đỉnh dốc tuôn trắng xóa, khác nào dải lụa khổng lồ. Ngọn nước như từ trời đổ xuống. Cây rừng khép tán, đứng dưới chân thác ngước nhìn lên, ta chỉ thấy mảnh trời trên ngọn tháp. Nhà văn Vũ Khai đặt tên cho thác là “Thiên Thủy” (nước trời). Với Thác Vàng, nước không hề khô cạn”.

Trong bài  “Thác Vàng” (trang 54), anh Thuận viết :

Ngọn nước như từ trời đổ xuống
Cây rừng khép tán nép bên khe
Mảnh trời ngọn tháp thiên thu thủy
Đâu biết nơi đây có nắng hè.


13. Trang 111, cuốn sách viết :

  “ Rừng ở đây nguyên sơ và tuyệt đẹp. Cây cổ thụ vươn cao, xòe tán rộng. Rừng già âmn u. Ánh nắng mặt trời không lọt rơi xuống đất…Dây leo chằng chịt, vắt từ cây này sang cây kia. Một thế giới chim muông, hoa lá dần hiện ra…. Cành khô kêu răng rắc dưới chân. Hương cây, lá mục nồng ngai ngái. Trên đường, từng đoạn lại thấy cây Tùng cổ, như thể người xưa đánh dấu đường”.

Trong bài “Đường rừng” (trang 22), anh Thuận viết :

“ Cổ thụ vươn cao xòe tán rộng
Rừng già nắng lọt đốm hoa rơi
Dây leo chằng chịt vắt cành lá
Chim rừng líu lót với hương trời.

Cây khô răng rắc dưới chân đi
Lá mục nồng ngai hoa từ bi
Trên đường lác đác cây tùng cổ
Thợ trời khéo đặt cảnh thiên trì.


14. Trang 126, cuốn sách viết :

“ Gọi là chùa Vân Tiêu, bởi chùa tọa lạc trên triền núi phía Tây dãy Yên Tử. Dãy núi như trường thành chắn ngang luồng gió biển thổi vào. Hơi nước tới đây, ngưng đọng lại thành mây. Mây, gió bị chắn ở sườn Nam, được thoát ra nơi triền núi phía Tây. Mây trôi lờ lững trên triền non Yên Tử, tới đây lập tức bị tiêu tan. Nên dù ở gần đỉnh núi, chùa Vân Tiêu ít khi bị mây mù che phủ, khác hẳn chùa Bảo Sái ở cùng một độ cao. Ở nơi mây cứ đến là tan, nên chùa mang tên là Vân Tiêu… Phía trước cửa chùa là vườn tháp chín tầng, giống như Hòn Ngọc… Cả khối nặng tòa tháp đè lên lưng của một ông rùa đá to lớn…”.


Trong bài Chùa Vân Tiêu (trang 50), anh Thuận viết :

Vân Tiêu quay hướng phía Tây phương
Dãy núi Yên Tử án thành đường
Mây trôi lờ lững trên Yên Tử
Tùng xanh lãng đãng bóng trong sương

Mây đến Vân Tiêu mây tự tan
Chín tầng chùa tháp giữa non ngàn
Im lìm trên một ông rùa đá
Hoa cười rung cánh khóm địa lan.


15. Trang 135, cuốn  sách viết :

  “ Chóp núi cách tượng An Kỳ Sinh 721 mét, ban đầu, đường đi trên núi khá bằng phẳng, qua một vạt rừng cây lúp xúp, một vạt rừng cây cảnh tự nhiên, chỉ cao hơn đầu người một chút, gốc rễ còi cọc, cong queo và mốc thếch, tô điểm những đóa hoa trà mi, hoa trứng gà, hoa mai…muôn hồng nghìn tía… Chếch về phía phải, có một vạt cây rừng sú, vẹt. Thật kỳ lạ : Sú vẹt ở bờ sông lại ngự trên đỉnh núi (!). Những chú ốc sên, những chú còng… ẩn mình trong kẽ đá suốt mùa đông, chỉ đợi xuân sang là xuất hiện. chúng biến nơi đây thành vương quốc riêng, xa cách cõi trần nơi bờ sông bãi sú.

Qua khỏi vạt cây là bãi đá. Dọc sống núi cơ man nào là đá. Những phiến đá nhỏ, to, cao, thấp thiên hình vạn trạng. Đá xếp thành bậc thang nâng bước chân du khách. Có những phiến đá giống như bầy cá Sấu nằm trườn ườn phơi nắng, xen lẫn với cá voi, éch ộp, thờn bơn…Dưới chân chùa Đồng, ngổn ngang xếp những  tảng đá lớn vuông vức như quân cờ. Lưng đá hằn sâu ngấn sóng nước. Những vỏ sò, vỏ ốc hóa thạch còn lưu trong kẽ đá. Đã một thời, đỉnh ngọn Yên Sơn là bờ biển. Trải qua kỳ kiến tạo vỏ trái đất cách đây hàng triệu năm, bờ bể lại trở thành chóp núi. Và đỉnh Yên Sơn đã trở thành một bảo tàng  tự nhiên lưu dấu tích sự đồi thay dâu bể thời Hồng hoang”.


Trong bài “Đỉnh non thiêng” (trang 70), anh Thuận viết :

Yên Sơn tô điểm đóa trà mi
Sú vẹt non cao thật dị kỳ
Ốc, còng, sên nhỏ nằm trong đá
Quốc vương xa lánh cõi trần bi

Bậc đá làm thang giỏi thợ trời
Đá hình cá sấu nằm chơi vơi
Cá voi, éch ộp, thờn bơn dẹt
Biển cả - đại dương giữa lưng trời

Có lẽ ngày xưa thưở hồng hoang
Yên Sơn bể biếc của kim hoàng
Trải bao biến địa sông thành núi
Đỉnh Yên nay thành một bảo tàng


16. Trang 143 - 144, cuốn  sách viết :

“Trên non Yên Tử, vào ngày trời quang, phóng tầm mắt tới chân trời xa tắp : Một vùng đồi núi nhấp nhô như sóng, lúp xúp dưới chân ta. Thị xã Uông Bí, mỏ than Vàng Danh, vùng Tràng Lương Đông Triều và Hà Bắc hiện ra như bức tranh thủy mạc. Xa xa, Vịnh Hạ Long xanh xanh mờ  vệt đảo. Mặt Vịnh lung linh dưới ánh mặt trời. Dòng sông Bạch Đằng in bóng núi Tràng Kênh…Gió lùa vào kẽ đá, phát ra muôn tiếng nhạc bổng trầm. Giữa khung cảnh đất trời kỳ vĩ và ngoạn mục, du khách xốn xang đến khó tả. Tâm hồn nhẹ nhỏm và thanh thoát. Bao nỗi ưu phiền trần tục được tiêu tan. Cảm giác kỳ diệu ấy, chỉ khi lên chùa Đồng mới có”.

Trong bài “Trời quang Yên Tử” (trang 71), anh Thuận viết :

Trên non Yên Tử ngày trời quang
Bức tranh thủy mặc dưới nắng vàng
Nhấp nhô như sóng triền đồi núi
Xa xa một dãy Bạch Đằng Giang

Trời đất kỳ vĩ lòng xôn xang
Gió reo thánh thót những cung đàn
Chùa Đồng Yên Tử trời đất Phật
Ưu phiền trần tục thảy tiêu tan.


   …
   
Tôi chỉ xin trích dẫn để so sánh một số bài như trên, còn nhiều bài  thơ khác cũng có nội dung tương tự với các bài trong cuốn sách của Trần Trương. Trong số 63 bài, tôi kiểm lại thì thấy có một số bài không có liên quan gì tới cuốn sách.  Cụ thể là các bài : Xúc cảm non thiêng; Cô chú thăm Yên Tử;  Vân du Yên Tử; Nghỉ lại chùa Yên; Kim xà; Ân hận; Tặng sư thầy, là do anh Thuận cảm tác mà viết ra.

Từ những so sánh trên, tôi có thể suy luận rằng : Tập thơ “Thi Vân Yên Tử” của anh Hoàng Quang Thuận không phải là thơ “nhập đồng”, cũng không phải là “thơ Thiền” mà có xuất xứ từ cuốn sách của tác giả Trần Trương. Vì những bài thơ ấy thuần túy chỉ là tả cảnh vật qua con mắt của người phàm trần. Nếu thơ “nhập đồng” sẽ có giọng thơ khác, thâm linh, huyền bí và mang hồn cách của “người nhập”.  
Những so sánh trên đã cho thấy, từ những bài viết trong cuốn sách của Trần Trương, anh Thuận đã có cảm xúc và dùng năng khiếu thơ của mình viết lại thành các bài thơ. Có thể trong ba đêm, nguồn cảm xúc từ cảnh vật thật, từ tấm lòng thành kính đối với Tam tổ Trúc Lâm và Danh sơn Yên Tử,  lại được thông tin từ cuốn sách của Trần Trương, anh đã thành tâm viết nên 63 bài thơ ấy, để ghi lại cảm xúc của mình. Tôi chắc khi đó, anh chưa hề nghĩ đến việc quảng bá cho  những bài thơ này theo hướng “nhập đồng” hoặc “thơ thiền”. Có lẽ, những tán dương sau này của nhiều người quá thái, đã khiến anh say sưa với ý tưởng ấy và  thổi vào đó yếu tố tâm linh, huyền bí, càng về sau càng mãnh liệt như chúng ta đã thấy diễn biến của “Thi Vân Yên Tử” từ đó đến nay.

Để kết thúc, tôi xin xác quyết một điều rằng : Tôi viết bài này chỉ với một cái tâm trong sáng của một phật tử có pháp danh là THIỆN HÒA, hầu mong anh Thuận sẽ đọc và suy ngẫm về những điều đã làm, để  trả về cho “Thi Vân Yên Tử” đúng giá trị của nó. Đó là điều tôi quan niệm rằng : đã giúp anh, vì tôi vẫn là người – bạn – của – anh !

TP. Hồ Chí Minh, 02 giờ đêm ngày 12 tháng 8 năm 2012


Nguyễn Minh Tâm
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nguyễn Bá Hoà đã viết:
Vodanhthi đã viết:

Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân



Tuổi ta nhiều hơn tuổi các ủy ban
bao nhiêu lượt mùa xuân về không nhớ nữa
những tòa nhà cao tầng có thể cao hơn ta nhưng vẫn cần sự che chở của ta
ta ủ rừng đại ngàn trong từng thớ cây mạch rễ
ủ thời gian trong xạc xào tiếng lá
ủ niềm vui, nỗi buồn những sớm nắng chiều mưa...



Nhà thơ gặp rắc rối vì... thơ

TT - Một cuộc họp khá bất thường với nội dung "đối thoại giữa tác giả bài thơ và những người có quan tâm tới bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân" đã diễn ra chiều 13-8 tại Trung tâm thông tin công tác tuyên giáo (Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai, TP Biên Hòa).

Tác giả bài thơ là Ðàm Chu Văn - chuyên viên cao cấp Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai kiêm phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Ðồng Nai, tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Ðồng Nai, còn "những người quan tâm tới bài thơ" là ông Huỳnh Văn Tới (trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai, chủ trì cuộc đối thoại) cùng các lãnh đạo Hội VHNT Ðồng Nai, NXB Ðồng Nai, nhà văn Trần Thu Hằng (tham dự với tư cách phóng viên báo Lao Ðộng Ðồng Nai)...

“Giải cứu” thơ



TT - Câu chuyện “Nhà thơ gặp rắc rối vì... thơ” (Tuổi Trẻ ngày 14-8) đã nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc và gợi nhắc thêm nhiều “kỷ niệm” khó quên về một cách đọc thơ.

Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên - chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội.


Đọc bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân của nhà thơ Đàm Chu Văn (Đồng Nai), tôi nhớ tới bài thơ Những cây thông kêu của nhà thơ Thanh Thảo. Bài thơ của Thanh Thảo viết cách đây một phần tư thế kỷ và được đăng lần đầu trên tạp chí Langbian số 1 (1988) của Hội Văn học nghệ thuật Lâm Đồng. Nhà thơ nói lời những cây thông “ào vào tỉnh ủy” kêu “chúng tôi muốn sống đời thông”, cầu khẩn con người “xin đừng đốn chúng tôi”. Lập tức bài thơ gây xôn xao dư luận. Lập tức tạp chí xứ núi bị kiểm điểm. Những búa rìu đã được vung lên để đốn cây thông trong thơ và đốn cả cây thơ.

Bài thơ mang tên Phía ngược của nhà thơ Ngô Đình Miên (Bình Thuận) cũng bị làm om sòm năm 2008. Ngược là không đi lại những lối mòn quen thuộc một thời - Cỏ ngả rạp về cùng một phía/ Hoa nở chung một sắc màu đều. Ngược là đi về phía Đường hoa đủ màu, nhiều giọng hót chim/ Sỏi đá thật làm đau bàn chân thật. Bài thơ này khi in trong tập thơ riêng cùng tên của tác giả đã bị lãnh đạo tỉnh nhắc nhở, khi được Hội Văn học nghệ thuật tỉnh chọn vào Tuyển tập thơ Bình Thuận từ 1975 đến nay lại bị yêu cầu phải đưa ra.

Tạp chí Nhật Lệ (Hội Văn học nghệ thuật Quảng Bình) số 163 (tháng 10-2008) đăng bài thơ Gửi nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ của nhà thơ Trần Quang Đạo với hai câu mở đầu: Quảng Bình có võ tướng văn nhân/ Nếu không có chị chỉ còn một nửa và ...Bởi chị là Quảng Bình/ chị nhìn thấy khoảng trời hố bom mà không ai thấy được. Ngay sau đó trên báo Quảng Bình (tháng 11-2008) đã có bài viết phê phán bài thơ và quy kết tác giả là đã “có những quan điểm lệch lạc xúc phạm đến võ tướng, văn nhân Quảng Bình. Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật phải có bài nói lại, phân tích ý thơ của bài thơ này.

Nhớ lại mấy thí dụ trên để thấy vụ bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân của Đàm Chu Văn bị cấp tỉnh bắt “đối thoại”, tiếc thay không phải là cá biệt ở nước ta. Những lần có vụ việc như thế xảy ra, tôi hay được bạn bè ở các địa phương nhờ lên tiếng “giải cứu” trên báo chí với tư cách một nhà phê bình, một người làm chuyên môn văn học. Nghĩa là các “bị can thơ” muốn tôi, và giới phê bình, giúp họ đọc thơ bằng con mắt văn học để minh định với những người đọc thơ bằng con mắt ngoài văn học một bài thơ là gì.

Có một thực tế nữa là gần đây những tác phẩm văn chương bị lụy oan thế này thường là thơ. Có lẽ thơ mơ hồ hơn, đa nghĩa hơn trong chính ngôn từ và cảm xúc nên dễ bị suy luận và suy diễn hơn khi đọc. Trong vụ hai bài thơ của Ngô Đình Miên và Trần Quang Đạo, khi biết được thông tin từ các bạn văn ở hai tỉnh báo về, tôi đã cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do trình độ của người đọc khác nhau, đưa tới những cách đọc khác nhau. Một bài thơ, bài văn khi in ra là một văn bản nghệ thuật. Mỗi người đọc văn bản đó theo trình độ của mình, và như thế văn bản chỉ có một nhưng tùy người đọc mà có những tác phẩm khác nhau. Trình độ đọc quyết định cách đọc, cách đọc quyết định tư cách đọc của độc giả. “Có đồng đẳng mới bình đẳng”, câu châm ngôn này có thể ứng vào đây được.

Như vậy, cũng để “giải cứu” thơ, tránh những chuyện đáng tiếc và thật ra là không đáng có, không nên có trong việc đọc văn chương; để đời sống văn học có được môi trường lành mạnh, thuận lợi cho tự do sáng tạo của các nhà văn, một trong những điều quan trọng là phải nâng cao trình độ đọc của người đọc. Đọc thơ khác đọc chữ.

K.Marx nói: “Người đi giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Tư tưởng này cần được quán triệt không chỉ trong khi đọc văn chương, và nhất là khi đọc văn chương. Bởi vì những bài thơ bị “rắc rối cố ý” nêu trên đây cuối cùng đều vẫn được in nguyên vẹn trong tập thơ của các nhà thơ, đều vẫn được đọc, cảm nhận bình thường và bình đẳng như các bài thơ khác.

PHẠM XUÂN NGUYÊN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

bài đã có xin xoá
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

chùng bài xin xoá
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đồ Nghệ đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
Thơ 'nhập đồng'?

Nguyễn Hòa

"Hoàng Quang Thuận với non nước Yên Tử"


(Đề dẫn hội thảo "Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử" do nhà thơ Hữu Việt biên soạn và trình bày).
https://lh4.googleusercontent.com/-hgiGYHC3fHg/UCmoAd2JPQI/AAAAAAAAJew/ut4x2aNzfYo/s512/1.jpg

Lẳng lặng mà nghe

Lẳng lặng mà nghe chúng nó khen
Thơ hay tuyệt tác bởi do tiền
Nhân về mượn bút thi ca xuất,
Thánh đến dùng thân nhập định thiền.
Ảo tưởng không bù Thần vạch mặt,
Tham lam chẳng bõ Phật nêu tên.
Ơn Trời, xã tắc còn nguyên khí,
Lạy Đất, cha ông vẫn sáng hiền.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Kẻ chia rẽ nói “không muốn chia rẽ”


 
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh vừa tuyên bố “không muốn thấy ASEAN chia rẽ”, nhưng lại vòng vo: “Nam Hải (cách Bắc Kinh gọi Biển Đông) không phải là vấn đề giữa ASEAN và Trung Quốc, mà là giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN có liên quan”. Dĩ nhiên là bà thứ trưởng muốn bóp nát từng cây lúa của “bó lúa” ASEAN để gặm nhấm dần và cưỡng chiếm hơn 80% Biển Đông.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/ImageHandlerashx.jpg

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh. Ảnh: Getty Images


Trò xảo thuật ngôn từ của thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh không ma mị được ai, nhất là đối với chín ngoại trưởng ASEAN tại hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN ở Phnom Penh (AMM45). Họ là những người đã “vắt óc” nghĩ ra 20 dự thảo thông cáo chung, thậm chí có ngoại trưởng phải quay xe (khi đang trên đường ra phi trường về nước), để nói với Campuchia rằng, các ngoại trưởng ASEAN đồng ý ghi quan điểm của hội nghị lần này về Biển Đông giống như các hội nghị ngoại trưởng trước đây. Tất cả đều hiểu được hệ luỵ của việc không ra được thông cáo chung, chỉ trừ một ngoại trưởng không muốn hiểu…

Ngoại giao thêm “ngữ mới”

Ngày 7.8, khi đề cập tới việc các bên tham gia AMM45 không ra được thông cáo chung, bà Phó Oánh giải thích: “Lý do mà hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 không ra được thông cáo chung bởi vì một số quốc gia ASEAN cùng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông tìm cách áp đặt lập trường của họ lên ASEAN”. Tuy không nêu đích danh, nhưng các nước bị cáo buộc “áp đặt” trong trường hợp này là Việt Nam và Philippines.

Khi bà thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc sử dụng thành ngữ “áp đặt lập trường”, hay ngoại trưởng Campuchia Hor Nam Hong trước đó, tuy buộc phải đồng ý với sáng kiến của Indonesia về “Nguyên tắc sáu điểm” của ASEAN, vẫn “đổ vấy cho Việt Nam và Philippines về thất bại của hội nghị”, thì dư luận càng nhận diện đầy đủ hơn về bản chất vụ việc. Vấn đề ở đây là: một thành viên duy nhất trong mười nước ASEAN “nhẫm lẫn” về vai trò giữa một nước thành viên hiệp hội với một nước làm chủ tịch luân phiên.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc những ngày qua tiếp tục bày tỏ sự phẫn nộ trước tuyên bố của Chính phủ Mỹ trực tiếp phê phán Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong một bài xã luận mới đây, đã yêu cầu Washington phải “ngậm miệng”, đồng thời cáo buộc Mỹ “đổ thêm dầu” vào lửa (?!) “Ngậm miệng” là cách mà dịch giả đã phải dùng đến uyển ngữ, chứ nếu cứ chuyển nguyên văn câu chữ ở bản gốc thì đã xảy ra điều xưa nay chưa từng có trong ngôn ngữ ngoại giao.

Từ nay, “áp đặt lập trường” hay “ngậm miệng” trong từ điển ngoại giao sẽ có nghĩa là khi một nước nào không chấp nhận lập trường của Trung Quốc trong xử lý vấn đề tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN. Nói cách khác, dù đã ký DOC, rồi ký tiếp Bản hướng dẫn thực hiện DOC và còn cam kết trước bàn dân thiên hạ, Trung Quốc và ASEAN sẽ sớm đàm phán để ký kết COC, nhưng bà Phó Oánh vẫn khẳng định, Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN. Từ nay, nước nào còn nhắc đến giải pháp đa phương cho Biển Đông, thì dễ bị Bắc Kinh nhắc nhở: “Hãy ngậm miệng!”

Vì sao buộc Mỹ “ngậm miệng”?

Trung Quốc, vốn là xứ sở của văn hoá, vì sao phải đưa “ngôn ngữ chợ búa” vào các quan hệ giao tiếp quốc tế, vốn là lĩnh vực đòi hỏi sự lịch lãm và chuẩn mực về câu chữ? Ngoài kiến giải thông thường khi luận về một quốc gia (cũng có thể do “giận quá mất khôn”), nguyên nhân “cốt lõi” còn nằm ở tầng nấc sâu. Kịch bản Trung Quốc ở Campuchia vừa qua đã để lại một số di hoạ ngoài dự kiến của Bắc Kinh: các lá bài tẩy đối với ASEAN bị lật ngửa, các dân tộc trong khu vực thức tỉnh và cộng đồng quốc tế ngày càng nâng cao cảnh giác! Bà Phó nổi giận cũng dễ hiểu!

Nhưng vì sao Trung Quốc buộc Mỹ phải “ngậm miệng” trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, trong khi chính bản thân Trung Quốc luôn cổ suý cho cấu trúc an ninh Đông Á của ASEAN thông qua cơ chế “10+3”. Mà an ninh Đông Á là gì nếu như không phải là tổng hoà của an ninh Đông Bắc Á và an ninh Đông Nam Á. Những viên đá lát đầu tiên dẫn đến con đường hoà bình và phồn vinh khu vực, trước hết là lòng tin của mọi quốc gia lớn và nhỏ, trong và ngoài khu vực vào thành ý, sức mạnh tổng hợp và vai trò của các cường quốc liên quan. Chỉ bằng cách ấy, Trung Quốc mới có thể chiếm được một vị thế chủ đạo thực sự trong quá trình định hình cấu trúc an ninh khu vực.

Nếu giận quá để mất khôn, Trung Quốc dễ rơi vào tình cảnh “kiếm củi ba năm, thiêu một giờ”. Cái lá đa “trỗi dậy hoà bình” của Trung Quốc có nguy cơ bị rụng nếu Trung Quốc tiếp tục vào các thềm lục địa của các nước để kêu gọi quốc tế vào đấu thầu, hay tiếp tục đưa hàng vạn tàu cá trá hình vào vùng biển các nước có chủ quyền. Trung Quốc không thể “múa gậy vườn hoang” khi Biển Đông giờ đây chính là cánh cửa để mở ra triển vọng “hợp tác văn minh”, “cùng thắng” thay cho tư duy “đại quốc tiểu nhân”, “gắp lửa bỏ tay người” như truyền thông Trung Quốc đang làm ầm ĩ mấy tuần nay.

Trần Hiếu Chân
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đồ Nghệ đã viết:

Kẻ chia rẽ nói “không muốn chia rẽ”

Thằng Tàu nói đông, nói tây
Nói ngang, nói dọc... suốt ngày nói điêu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nói chuyện Trung Quốc với ông Trần Đình Hiến và Hà Phạm Phú (bài 1)

Nguyễn Xuân Hưng


Bút Ký

 Không nước nào như Trung Hoa, tầng lớp trí thức lại có một lịch sử truyền thống đặc biệt gắn bó với giai cấp thống trị bằng một loại nghề như thế. Đó là nghề quân sư. Thuở xa xưa, đó là những anh thuyết khách, kiểu như Tô Tần, Trương Nghi. Sau đó, Khổng tử cũng là một loại trí thức bôn ba, tìm cách tiếp cận với chính quyền để làm sao thực thi được cái đạo của mình. Rồi suốt lịch sử Trung Quốc, bao giờ các vị quân vương muốn trị quốc, bình thiên hạ cũng đều phải có quân sư. Lưu Bị phải 3 lần nhún mình, mới mời được Khổng Minh ra làm quân sư cho mình. Tào phủ thì đầy chặt quân sư từ Tuân Úc, Tuân Du cho đến Tư Mã Ý. Khổng Minh là một trường hợp tiêu biểu, khi ông ta làm quân sư thì rất sáng láng, đến khi làm Thừa tướng, tức là trực tiếp cầm quyền, thì hầu như kế sách của ông ta đều bị Tư Mã Ý cũng là quân sư tham chính, phá được. Khi anh không là quân sư nữa, thì anh ta cũng tầm thường như quan lại thường tình thôi.
Ông Trần Đình Hiến lý giải, tầng lớp người thuyết khách ở Trung Quốc thời Xuân Thu như Tô Tần, Trương Nghi, đến Khổng tử là những “túi khôn” trong một xã hội phong kiến vốn tôn ti trật tự, quan lại bậc cao thì thế tập, người thường không sao len chân lên tầng lớp chính quyền được. Họ chỉ có một cách là dùng ba tấc lưỡi để làm cho người cầm quyền dùng họ, thi hành cái “đạo” của họ. Ông Hiến cho rằng, xã hội Trung Quốc rất đặc biệt vì có tầng lớp quân sư này, nó có quan hệ quan trọng với sự hình thành Nho giáo và tư tưởng Đại Hán. Nhà Hán vĩ đại vì bắt đầu nắm lấy Nho giáo để trị quốc, từ đó các quy tắc tuyển dụng trí thức, làm cho trí thức bám chặt với chính quyền và nhuộm trí thức thành những ông quan để phục vụ cho vua. Hình mẫu quân tử theo các chuẩn mực Nho giáo có sự phân hóa thú vị, nếu anh ta có thể làm quan thì phục vụ triều đình, còn nếu không thể làm quan, cũng là vươn đến cấp độ “hảo hán” (một người Hán tốt) mà thôi.
Chu Ân Lai trong lịch sử hiện đại cũng là một kiểu quân sư tiêu biểu. Ông ta quê ở Thiệu Hưng, Triết Giang, một huyện có truyền thống hàng ngàn năm làm quân sư. Đó thực chất là vùng văn hóa Bách Việt truyền thống. Sau khi Hán hóa Trung Quốc, anh Bách Việt chỉ có cách chui vào chính quyền trung ương bằng nghề quân sư. Tôi đã nói chuyện với nhiều người Trung Quốc, họ nói Chu Ân Lai nếu là quân sư như thời trước khi làm Thủ tướng thì tốt, được Mao coi trọng, sau khi làm Thủ tướng, cũng như Không Minh làm Thừa tướng mà thôi.
Ông Hà Phạm Phú thì cho rằng, thực chất Trung Quốc hàng ngàn năm không có tầng lớp trí thức. Những kẻ có học, có tri thức luôn luôn có nguyện vọng cơ hữu với chính quyền. Khi anh luôn khao khát là một bộ phận của chính quyền, thì không bao giờ có phản kháng, không có phản biện, nếu có nói đến cái bánh thì thực ra chỉ là cái bánh vẽ mà thôi. Còn nếu anh vẫn muốn giữ tiết tháo, giữ nhân cách thì anh phải ở ẩn, về gõ đầu trẻ hoặc làm thuốc cứu người. Đó là tình thế hàng ngàn năm nay ở Trung Quốc.
Tôi nhớ lại Phạm Đông Vũ, đồng đạo diễn phim Vượt qua bến Thượng Hải, khi làm phim này, anh ta đề nghị một trường đoạn như sau: Khi ông Nguyễn Ái Quốc và người bảo vệ bị lùng sục, bị đói ở Thượng Hải, đợi giao liên của Tống Khánh Linh, thì ông Nguyễn có vẽ một cái bánh ra lề tờ báo. Người bảo vệ hỏi: “Anh vẽ cái gì đấy?” Nguyễn Ái Quốc trả lời: “Cái bánh. Người Trung Quốc có câu, ăn bánh vẽ cũng đỡ đói hơn không ăn gì”. Nói xong hai người cười hả hê. Phạm Đông Vũ lý luận: “Ông Nguyễn am hiểu Trung Quốc, mà trong khó khăn, ông Nguyễn luôn lạc quan hài hước. Người Trung Quốc cũng hay nói câu đó”. Phim quay rồi, nhưng khi duyệt tại Cục Điện ảnh thì chi tiết ấy bị cắt. Tôi và Vũ đều tiếc.
Nếu theo dõi cái Nho giáo Trung Hoa, thì thấy nó đi liền với tư tưởng Đại Hán. Chính nó góp phần quan trọng cho việc hình thành nền văn hóa Hán. Nếu nghiên cứu Khổng tử mà không có phản biện, thì vô tình đi vào con đường xuất khẩu tư tưởng Đại Hán một cách tinh vi. Một trí thức Nho giáo, một quân tử Tàu theo hình mẫu truyền thống thực chất thế nào? Đạo nhân của Nho gia lấy hình mẫu “quân tử”, đó là hình mẫu của người cai trị. Vươn đến “quân tử” thì còn nói làm gì nữa. Cho nên mới phải noi theo hình ảnh lý tưởng của họ, nào là tam cương ngũ thường, nào là tu tề trị bình. Tất nhiên anh chỉ có thể mon men đến chỗ của các ông quan đứng bên cạnh nhà cầm quyền để thi hành cái đạo của họ. Đạo đó là cái gì? Nói thì văn hoa, là quân thần, phụ tử, phu phụ, là tôn ti trật tự, là nhân nghĩa lễ trí tín, nhưng thực chất là để đạt đến mức sống của ông quan hưởng lạc chót vót. Tu, tề, trị, bình để làm gì? Cũng là để đạt tới khoái sướng cá nhân quân tử trên cơ sở phủ định người khác. Nếu không có tầng lớp dân đen lúc nhúc ở tầng dưới, thì anh ta có thực hiện được hoài bão ấy không? Có cái đạo nào hướng đến sự hưởng lạc hơn đạo Nho, mà lại giấu kỹ thực chất ấy của con người hơn là đạo Nho. Đó là một cái đạo nâng dối trá đến mức nghệ thuật. Khinh thường phụ nữ, nhưng lại muốn có nhiều phụ nữ để cân bằng âm dương. “Quân tử thực bất cầu bão”, nhưng lại coi mục đích làm quan, vươn lên đứng dưới một người, trên vạn người, ăn gì thỏa thích, là con đường vinh dự.
Đặc tính thông thường của người ta là dễ làm những điều buông thả, dễ thực hiện dục vọng cá nhân, còn thì khó rèn dũa để vì cộng đồng, vì người khác. Điều quái lạ là nền văn hóa Hán với Nho giáo làm nền tảng tư tưởng lại rất hấp dẫn tầng lớp cầm quyền, dù là thuộc tộc người nào, bởi vì nó hướng vào khuyến khích dục vọng, nên nó dễ lây, dễ lan truyền. Nào là Nguyên Mông, nào là Mãn Thanh, nào là Khiết Đan… tất cả dù có đánh thắng người Hán, thì rồi cũng hấp thụ Nho giáo, vô tình biến thành Hán cả. Nói theo ngôn ngữ thời kỹ thuật số, thì cái đạo Nho đúng là tự nó có chức năng “portable”, tự chạy chứ không cần phải cài đặt, chỉ cần một phần cứng tối thiểu là tự chạy thôi. Nó tự lừa dối và hấp dẫn con người đạt đến nhu cầu cá nhân tối thượng là có quyền, có thế, có thể nô dịch người khác.
Ông Hà Phạm Phú nói, ông đọc sách chữ Hán, ngay người Trung Quốc cũng công nhận, trong lịch sử Trung Quốc, chỉ có Lưu Bang và Chu Nguyên Chương là các vua khai quốc đúng là gốc Hán. Dù cho tự nhận là Hán, nhưng họ Triệu lập nên nhà Tống lại có nguồn gốc du mục, và lạ thay, chính từ thời Tống nảy nòi ra Chu Hy, người đã nâng Nho giáo lên đỉnh cao. Tống Nho thành một hòn đá tảng học thuật gia cố Nho giáo, trở thành một tôn giáo, thành Đạo Nho tỏa bóng lên xã hội và con người Trung Quốc.
Hùng mạnh như Kim Quốc, Nữ Chân hay Nguyên Mông, Mãn Thanh, mà nô dịch người Hán thì con cháu họ cũng thành Hán. Còn Đại Việt nhỏ bé đánh thắng, đuổi người Hán đi, nhưng tình nguyện “vờ” làm chư hầu, thì dù ít hay nhiều cũng bị Hán hóa. Dân tộc thì còn, nhưng tập tục thì dần biến đổi. Thời Minh thuộc, sự tiêu diệt văn hóa ghê gớm nhất đối với Đại Việt, sau đó nhà Minh bại trận. Nhưng Đại Việt của Lê Thái tổ sau chiến thắng thì bắt đầu mô phỏng xã hội Nho giáo Trung Hoa ở mức toàn diện nhất từ trước đến đó. Từ tam giáo đồng nguyên thời Lý cho đến Phật giáo chủ đạo thời Trần đã tàn lụi để cho Nho giáo độc tôn. Việc này có hậu quả dai dẳng cho đất nước và dân tộc mấy trăm năm, từ Mạc đến Lê Trung hưng và Nguyễn.
Thời Trần, chỉ có Trần Ích Tắc hàng quân Nguyên. Ích Tắc là quân tử hào hoa ở Thăng Long thấm nhuần Nho giáo. Cho đến Lê Chiêu Thống, một sản phẩm của xã hội Nho giáo thời Lê, không ngần ngại gọi người Thanh vào đất nước mình. Khi anh cùng hệ tư tưởng với nhau thì đôi khi quên dân tộc, chỉ thấy đâu cũng là Nho, Trung Nguyên hay Đại Việt cũng Nho cả, mà không thấy Nho chính là Đại Hán. Thời nhà Mạc, tư tưởng Nho giáo mất địa vị chủ đạo, vẫn tuyển bổ quan lại, nhưng phục hồi Phật giáo, Lão giáo, các vua Mạc sau khi mất kinh đô, trấn thủ biên cương Cao Bằng, dù cho yếu thế, nhưng tại sao không hề có ý định mời người Trung Quốc vào giúp mình, đó là một bí ẩn lớn hậu thế cần suy xét. Tôi cho rằng điều này có nguồn gốc về hệ tư tưởng. Nhà Mạc nghi ngờ Nho giáo, có bài học do sửa chữa sự suy đồi của xã hội Nho giáo cuối Lê. Chính điều đó khiến họ bị trả giá, bị tập đoàn phục Lê tiêu diệt. Nhà Mạc còn bi kịch ở chỗ, dù còn trấn thủ Cao Bằng, nhưng không có một sử gia riêng nào để lại một chữ thanh minh cho hậu thế, đến nỗi sau này, tất cả tài liệu lịch sử đều do các Nho gia phò Trịnh phò Nguyễn viết ra cả.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [64] [65] [66] [67] [68] [69] [70] ... ›Trang sau »Trang cuối