Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [61] [62] [63] [64] [65] [66] [67] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Rào-Nam

Vodanhthi đã viết:

Sinh viên nghèo thêm lo



SGTT.VN - Những quy định mới về việc thực hiện chế độ miễn giảm học phí đang khiến nhiều sinh viên lo lắng bởi trong khi chờ tiền giải ngân, họ phải xoay xở tiền nong để trang trải học hành.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=126877
Sau khi có quy định mới về miễn giảm học phí, nhiều sinh viên trong số này sẽ coi làm thêm thời vụ là biện pháp “chữa cháy” để trang trải việc học. Ảnh: Trung Dũng



Theo quy định mới này, từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015, sinh viên các trường công lập thuộc diện chính sách sẽ phải đóng 100% học phí tại trường, sau đó nhận lại khoản học phí đó tại phòng lao động thương binh và xã hội nơi đăng ký hộ khẩu sau 15 ngày, kể từ ngày nộp đơn xin hưởng trợ cấp. Mỗi năm sinh viên sẽ được nhận hai lần theo từng học kỳ.

Thêm thủ tục, thêm khó khăn
Huỳnh Thanh Sang, sinh viên năm hai học viện Hành chính quốc gia (cơ sở TP.HCM) vừa mừng vừa lo khi đóng xong hơn hai triệu đồng học phí. Mừng vì không còn sợ bị đuổi học, nhưng lo là “số tiền dành dụm sau ba tháng làm thêm cũng chỉ mới đủ cho phân nửa học phí, còn tiền ăn và tiền nhà trọ chưa biết tính sao”. Sang quê ở xã Tân Bình, huyện Châu Thành, Đồng Tháp, nhà thuộc diện hộ nghèo được giảm 50% học phí. Tưởng rằng sẽ được giảm phân nửa học phí nhưng theo quy định mới, Sang sẽ phải đóng 100% cho trường. “Nghe trường thông báo các sinh viên còn nợ học phí phải đóng tiền trước tết, nếu không sẽ bị đuổi học, em rất lo. Nhà nghèo, mẹ bị bệnh tim, bố thường xuyên ốm đau, để có tiền cho em ăn học bố mẹ phải vay nóng ở quê, em thì làm thêm, phải thuê nhà trọ tận Bình Tân cho đỡ tốn kém. Giờ em chưa biết kiếm đâu tiền ăn, nhà trọ huống chi còn phân nửa học phí còn lại”, Sang bộc bạch. Đồng môn của Sang là Mai Hoàng Sơn Lâm, quê xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, Bình Định cũng rầu rĩ không kém: “Để có tiền đóng học phí, em phải chạy vạy khắp nơi, mượn cô giáo chủ nhiệm một triệu, tiền làm thêm nhờ đi giao hàng được 500 ngàn đồng”. Quê Lâm thuộc diện vùng sâu vùng xa, được giảm 100% học phí. “Quy định đóng học phí tại trường sẽ gây trở ngại, tốn thời gian cho sinh viên”, Lâm khẳng định.

Đa số sinh viên diện được miễn giảm học phí khi được hỏi đều bộc bạch nỗi lo với quy định mới. “Vì để đóng tiền trước cho trường, sau đó mới nhận tiền ngân sách, những sinh viên nghèo, có đông anh em đang ăn học như em không có cách nào khác là bố mẹ phải đi vay hoặc sinh viên phải tự kiếm việc làm”, Lâm cho hay.

Lê Thị Hồng Công, sinh viên đại học Mỹ thuật TP.HCM, quê Dăk Lăk cũng cho rằng: “Vì phải đóng tiền trước nên rất bị động do phải chuẩn bị tiền. Đi vay thì phải trả, nếu thủ tục xin miễn giảm và nhận tiền ở địa phương mà trục trặc thì sinh viên nghèo lại thêm khó khăn”. Nhà Hồng Công có ba người ăn học, hưởng chế độ mồ côi. Ngoài chạy tiền ăn học, sinh viên này phải đi dạy thêm kiếm tiền trang trải chỗ ở. Phan Thị Bưởi, sinh viên năm nhất đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, trăn trở: “Trước đây, từ năm hai trở đi không phải lo lắng học phí vì năm nhất đã được xét. Giờ năm nào cũng phải đóng tiền, đến đầu học kỳ lại phải xoay xở, vay tiền rất mất thời gian”. Ông Tôn Ngọc Dân, xã Tịnh Ấn Tây (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), thương binh 3/4, có con đang học ngành vận hành khai thác máy tàu thuỷ đại học Giao thông vận tải TP.HCM, phân tích: “Không biết quy định mới này lợi cho sinh viên chỗ nào chứ trước mắt toàn thấy khó khăn! Nhà tôi không có ruộng đất nên phải đi làm thuê, thu nhập thấp, phải đi vay tiền cho con ăn học. Tưởng được giảm phân nửa học phí sẽ tránh được tình trạng chạy vạy vay tiền nhưng hoá ra lại phải vay nhiều hơn, vì đóng học phí xong có biên lai mới nhận tiền ở quê được”.

Ngoài ra, còn tình trạng tuy cùng địa phương, sinh viên trường này được giảm học phí 100% trường khác thì không. Nguyễn Thị Ninh, sinh viên năm hai đại học Kinh tế – luật, thắc mắc: “Bạn bè cùng xã đang học tại trường Giao thông vận tải TP.HCM và đại học Nông lâm TP.HCM được miễn 100% học phí thì trường em không xét cho nên em phải vay ngân hàng để đóng. Không biết đây là do quy định của trường hay chính sách?”

Linh động để giúp sinh viên
Lãnh đạo nhiều trường đại học thừa nhận quy định này sẽ làm sinh viên mất thời gian hơn và nhiều gia đình sẽ bị động trong việc thu xếp tiền để đóng học phí, nhưng đã là quy định thì phải thực thi.

Tuy nhiên, nhiều trường đã linh động trong việc giải quyết chế độ cho sinh viên. Ông Huỳnh Thanh Hùng, phó hiệu trưởng đại học Nông lâm TP.HCM, cho biết học kỳ một trường vẫn thực hiện miễn giảm tại trường nhưng qua học kỳ hai sẽ thực hiện theo chủ trương mới. Ông cho rằng, thời gian năm đầu có thể bỡ ngỡ, nếu địa phương linh hoạt, chuyển tiền cho sinh viên qua thẻ ngân hàng thì sẽ tiện cho sinh viên. Trường đại học Nông lâm đã lên danh sách sinh viên thuộc diện miễn, giảm học phí và gia hạn thời gian đóng học phí đồng thời giải quyết các giấy tờ để sinh viên về địa phương làm thủ tục.

Cùng cách làm này, ông Nguyễn Việt, hiệu trưởng đại học Kinh tế TP.HCM, cho biết: “Nhà trường đã thông báo quy định mới cho sinh viên, thu học phí chậm lại để sinh viên chuẩn bị tiền. Về mặt nào đó, đi đi lại lại cũng gây khó khăn cho sinh viên nhưng về sau, địa phương quản lý chất lượng hơn, xác nhận đúng đối tượng mới chi”. Trường này còn hỗ trợ tiền cho sinh viên vay không tính lãi trong thời gian chờ giải ngân ở địa phương thông qua trung tâm hỗ trợ sinh viên của trường. Còn theo ông Nguyễn Văn Thư, phó hiệu trưởng đại học Giao thông vận tải TP.HCM, “trường tạm thời không thu học phí học kỳ một, nhưng khi có hướng dẫn thì phải đóng bù”. Lãnh đạo các trường này khẳng định, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi các loại giấy tờ chứng nhận để sinh viên có thể dễ dàng làm thủ tục tại địa phương. Vấn đề là phía địa phương cần tạo điều kiện để sinh viên diện chính sách được nhận tiền đúng thời gian quy định.

Về phía địa phương, lãnh đạo một số sở ngành hữu quan cho biết họ đã nhận được thông tư hướng dẫn và đang thống kê số liệu, làm kế hoạch ứng tiền để giải ngân cho sinh viên diện chính sách. Trưởng phòng ngân sách sở tài chính một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long cho biết: “Chúng tôi đã có kế hoạch ứng trước 60 tỉ để giải ngân cho sinh viên, trong đó quý một giải ngân 15 tỉ. Tuy nhiên sở đang chờ báo cáo số liệu từ ngành giáo dục. Thời gian đầu có thể sẽ chậm vì phải làm thủ tục, xác nhận hồ sơ, tuy nhiên thời gian sau thì sẽ ổn”.

Trọng Văn
Không nên miễn giảm cho người nghèo, mà nhà nước phải cho người nghèo vay tiền để học, sau đó bắt họ phải trả nợ. Còn việc quản lý để họ không trốn nợ là sự thông minh và công minh chặt chẽ của pháp luật. Thực tế người nghèo rất giỏi xoay xở, và chính những điều đó làm tổn hại và ngày càng luỹ tiến sự tụt lùi của đất nước.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Thái Thanh Tâm đã viết:
Nguyệt Thu đã viết:

Người Việt tiêu xài lạc quan nhất thế giới!




SGTT.VN - Ở nước ta, làm ra 1 đồng chi xài 2 đến 4 đồng, xài đồng tiền (dù do bản thân mình làm ra) mà không chú ý đến hoàn cảnh đất nước, xã hội, cộng đồng xung quanh đang là một vấn đề bức xúc.


                 LTS: Thống đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu trong một phát biểu gần đây cho biết, năm nay dân mình ăn tết lớn chưa từng có. Chỉ tháng 1.2011, NHNN đã phải cung cho các tổ chức tín dụng 132.000 tỉ đồng, phần lớn số tiền này chảy vào tiêu dùng trong dịp tết Tân Mão.

                  Thời điểm này, tổ chức MasterCard World Wide công bố một khảo sát tiêu dùng trên 10.502 người ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông thì: ưu tiên số một cho ăn chơi giải trí, Việt Nam dẫn đầu với 86%, Hàn Quốc 78%, Hong Kong 75%. Tỷ lệ tiêu dùng một cách tuỳ nghi, không toan tính thì Việt Nam cũng dẫn đầu đến 62%, Úc và Hàn Quốc 59%.

                 Những con số trên cho thấy ở nước ta, tiêu xài quá mức lao động tích luỹ bản thân cũng như tích luỹ toàn xã hội của nền kinh tế đang là một vấn đề bức xúc. Làm ra 1 đồng chi xài 2 đến 4 đồng, xài đồng tiền (dù do bản thân mình làm ra) mà không chú ý đến hoàn cảnh đất nước, xã hội, cộng đồng xung quanh.


                 Những chiến dịch kích cầu đã là việc thông thường trong xã hội thị trường. Không tiêu xài thì làm sao sản xuất phát triển được. Vậy mà những người có dịp sang thăm thân nhân ở Mỹ, Úc, Singapore đều ngạc nhiên về mức độ tiết kiệm của công dân các nước ấy.

                 Trong khi đó, ở một số nước đang phát triển lại đang bùng nổ ngành công nghiệp xa hoa. Ở đó, con người thích thể hiện mình bằng vật chất, xài hàng hiệu nhập khẩu đắt tiền mà không để ý là nước mình đang nhập siêu. Ở Việt Nam, nhóm 20% người giàu nhất tiêu dùng 43,3% tổng chi tiêu cả nước. Có một con số báo chí đưa ra cách đây năm năm: một gia đình trung lưu ở TP.HCM tiêu xài gấp bảy lần số tiền kiếm được (số liệu của công ty nghiên cứu thị trường TNS). Việt Nam tăng trưởng theo mẫu hình: đổ tiền ra đầu tư, sản xuất vô độ, huỷ hoại môi trường, phải đối đầu với những thách thức như tham nhũng, lãng phí tài nguyên, đầu tư sai. Báo chí từng đăng các câu chuyện cầu xây không ai đi, cảng không ai đến, sân bay không ai dùng, hàng đống biệt thự sang trọng bỏ không. Một mặt GDP cứ tăng, nhưng con người cứ phải đối đầu với các vấn đề xã hội khi thay đổi kinh tế, và sống không an toàn giữa các dịch vụ xã hội, y tế, giáo dục, giao thông và môi trường.

                    Sức mua, tiêu xài của người Việt tăng nhanh: thị trường bán lẻ ở nước ta đứng thứ tư, sau Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và mỗi năm tăng 20%, đạt tới 53 tỉ USD vào năm 2010. Chả thế mà người Việt được đánh giá là tiêu xài lạc quan vào hạng nhất thế giới!

                    Nếu kêu gọi tiết kiệm thì thế nào cũng có câu trả lời: nghèo không đủ sống, lấy đâu ra mà tiết kiệm. Nhưng rõ ràng đặc tính “xả láng” được coi là ưu điểm rộng rãi đã lan ra cả nước, bị biến tướng thành lối sống không tốt cho cả dân tộc. Nghèo khổ gì mà mỗi năm đốt hàng tỉ đồng tiền vàng mã. Trông cảnh người ta chen nhau suýt chết xin ấn đền Trần, bê hàng khay tiền vàng mã cao ngất đi trả nợ bà Chúa Kho, xe công tấp nập đi lễ giờ làm việc, ăn chơi cờ bạc… mà kinh khiếp. Hình như ở Việt Nam, người ta đang sống theo kiểu ném tiền qua cửa sổ.

                     Chi xài quá mức cái làm ra được – đang trở thành một đặc tính của người Việt? Tính chất cẩn trọng, hợp lý, khoa học của chi tiêu, một đặc điểm giúp người ta làm giàu (Buôn bán tàu bè không bằng ăn dè hà tiện – câu của các cụ xưa) bây giờ không mấy ai chịu học nữa?

                    Ở ta chưa có thống kê điều tra xã hội học, thì hãy tham khảo một cuộc điều tra ở Trung Quốc vậy: khi được hỏi những tính cách bị ghét nhất ở giới nhà giàu gồm những gì, câu trả lời là (theo thứ tự): xa hoa, tham lam, truỵ lạc.

                   Có lẽ thói quen chi xài quá mức có nguyên nhân này chăng: kiếm tiền quá dễ, không chính đáng nên chi đi chẳng tiếc. Tiết kiệm làm gì, khi người ta dễ dàng giàu lên nhờ tận dụng quan hệ thân quen (có nhà nghiên cứu gọi là “chủ nghĩa tư bản thân hữu”), bằng cách hối lộ mua bán, tham nhũng, trốn thuế, lách qua luật pháp nhiều sơ hở?

                   Cho nên, “chi bạo” trở thành một lối ứng xử?


(Nguyễn Thị Ngọc Hải)



Nguồn: http://sgtt.vn/...t-the-gioi.html
Thôi thì không nhất được cái nọ thì cố nhất cái kia. Chẳng nhẽ cái gì mình cũng bét với gần bét cả à ?
Chúng ta có vô số cái NHẤT đó chứ, này nhé:
- Thi quốc tế được nhiều giải NHẤT
- Học xong làm trái nghề nhiều  NHẤT
- Ăn uống quá mức cho phép NHẤT
- Quản lý lỏng lẻo NHẤT
- Huỷ hoại môi trường NHẤT
- Xài sang so với thu nhập NHẤT
- Khoe mẽ NHẤT
- Sĩ diện hảo NHẤT
- Dạy thêm cho phổ thông nhiều NHẤT
- Kỹ năng làm việc nhóm kém NHẤT
...
Ôi ôi bác Tâm ơi, nhiều quá kể không hết NHẤT

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

ngh.mai đã viết:

Không nên miễn giảm cho người nghèo, mà nhà nước phải cho người nghèo vay tiền để học, sau đó bắt họ phải trả nợ. Còn việc quản lý để họ không trốn nợ là sự thông minh và công minh chặt chẽ của pháp luật. Thực tế người nghèo rất giỏi xoay xở, và chính những điều đó làm tổn hại và ngày càng luỹ tiến sự tụt lùi của đất nước.
Tôi không nhất trí với ý kiến này.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

ngh.mai đã viết:

Chúng ta có vô số cái NHẤT đó chứ, này nhé:
- Thi quốc tế được nhiều giải NHẤT
Điều này cũng chưa chắc đúng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

ngh.mai đã viết:
Thái Thanh Tâm đã viết:
Nguyệt Thu đã viết:

Người Việt tiêu xài lạc quan nhất thế giới!




SGTT.VN - Ở nước ta, làm ra 1 đồng chi xài 2 đến 4 đồng, xài đồng tiền (dù do bản thân mình làm ra) mà không chú ý đến hoàn cảnh đất nước, xã hội, cộng đồng xung quanh đang là một vấn đề bức xúc.


                 LTS: Thống đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu trong một phát biểu gần đây cho biết, năm nay dân mình ăn tết lớn chưa từng có. Chỉ tháng 1.2011, NHNN đã phải cung cho các tổ chức tín dụng 132.000 tỉ đồng, phần lớn số tiền này chảy vào tiêu dùng trong dịp tết Tân Mão.

                  Thời điểm này, tổ chức MasterCard World Wide công bố một khảo sát tiêu dùng trên 10.502 người ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông thì: ưu tiên số một cho ăn chơi giải trí, Việt Nam dẫn đầu với 86%, Hàn Quốc 78%, Hong Kong 75%. Tỷ lệ tiêu dùng một cách tuỳ nghi, không toan tính thì Việt Nam cũng dẫn đầu đến 62%, Úc và Hàn Quốc 59%.

                 Những con số trên cho thấy ở nước ta, tiêu xài quá mức lao động tích luỹ bản thân cũng như tích luỹ toàn xã hội của nền kinh tế đang là một vấn đề bức xúc. Làm ra 1 đồng chi xài 2 đến 4 đồng, xài đồng tiền (dù do bản thân mình làm ra) mà không chú ý đến hoàn cảnh đất nước, xã hội, cộng đồng xung quanh.


                 Những chiến dịch kích cầu đã là việc thông thường trong xã hội thị trường. Không tiêu xài thì làm sao sản xuất phát triển được. Vậy mà những người có dịp sang thăm thân nhân ở Mỹ, Úc, Singapore đều ngạc nhiên về mức độ tiết kiệm của công dân các nước ấy.

                 Trong khi đó, ở một số nước đang phát triển lại đang bùng nổ ngành công nghiệp xa hoa. Ở đó, con người thích thể hiện mình bằng vật chất, xài hàng hiệu nhập khẩu đắt tiền mà không để ý là nước mình đang nhập siêu. Ở Việt Nam, nhóm 20% người giàu nhất tiêu dùng 43,3% tổng chi tiêu cả nước. Có một con số báo chí đưa ra cách đây năm năm: một gia đình trung lưu ở TP.HCM tiêu xài gấp bảy lần số tiền kiếm được (số liệu của công ty nghiên cứu thị trường TNS). Việt Nam tăng trưởng theo mẫu hình: đổ tiền ra đầu tư, sản xuất vô độ, huỷ hoại môi trường, phải đối đầu với những thách thức như tham nhũng, lãng phí tài nguyên, đầu tư sai. Báo chí từng đăng các câu chuyện cầu xây không ai đi, cảng không ai đến, sân bay không ai dùng, hàng đống biệt thự sang trọng bỏ không. Một mặt GDP cứ tăng, nhưng con người cứ phải đối đầu với các vấn đề xã hội khi thay đổi kinh tế, và sống không an toàn giữa các dịch vụ xã hội, y tế, giáo dục, giao thông và môi trường.

                    Sức mua, tiêu xài của người Việt tăng nhanh: thị trường bán lẻ ở nước ta đứng thứ tư, sau Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và mỗi năm tăng 20%, đạt tới 53 tỉ USD vào năm 2010. Chả thế mà người Việt được đánh giá là tiêu xài lạc quan vào hạng nhất thế giới!

                    Nếu kêu gọi tiết kiệm thì thế nào cũng có câu trả lời: nghèo không đủ sống, lấy đâu ra mà tiết kiệm. Nhưng rõ ràng đặc tính “xả láng” được coi là ưu điểm rộng rãi đã lan ra cả nước, bị biến tướng thành lối sống không tốt cho cả dân tộc. Nghèo khổ gì mà mỗi năm đốt hàng tỉ đồng tiền vàng mã. Trông cảnh người ta chen nhau suýt chết xin ấn đền Trần, bê hàng khay tiền vàng mã cao ngất đi trả nợ bà Chúa Kho, xe công tấp nập đi lễ giờ làm việc, ăn chơi cờ bạc… mà kinh khiếp. Hình như ở Việt Nam, người ta đang sống theo kiểu ném tiền qua cửa sổ.

                     Chi xài quá mức cái làm ra được – đang trở thành một đặc tính của người Việt? Tính chất cẩn trọng, hợp lý, khoa học của chi tiêu, một đặc điểm giúp người ta làm giàu (Buôn bán tàu bè không bằng ăn dè hà tiện – câu của các cụ xưa) bây giờ không mấy ai chịu học nữa?

                    Ở ta chưa có thống kê điều tra xã hội học, thì hãy tham khảo một cuộc điều tra ở Trung Quốc vậy: khi được hỏi những tính cách bị ghét nhất ở giới nhà giàu gồm những gì, câu trả lời là (theo thứ tự): xa hoa, tham lam, truỵ lạc.

                   Có lẽ thói quen chi xài quá mức có nguyên nhân này chăng: kiếm tiền quá dễ, không chính đáng nên chi đi chẳng tiếc. Tiết kiệm làm gì, khi người ta dễ dàng giàu lên nhờ tận dụng quan hệ thân quen (có nhà nghiên cứu gọi là “chủ nghĩa tư bản thân hữu”), bằng cách hối lộ mua bán, tham nhũng, trốn thuế, lách qua luật pháp nhiều sơ hở?

                   Cho nên, “chi bạo” trở thành một lối ứng xử?


(Nguyễn Thị Ngọc Hải)



Nguồn: http://sgtt.vn/...t-the-gioi.html
Thôi thì không nhất được cái nọ thì cố nhất cái kia. Chẳng nhẽ cái gì mình cũng bét với gần bét cả à ?
Chúng ta có vô số cái NHẤT đó chứ, này nhé:
- Thi quốc tế được nhiều giải NHẤT
- Học xong làm trái nghề nhiều  NHẤT
- Ăn uống quá mức cho phép NHẤT
- Quản lý lỏng lẻo NHẤT
- Huỷ hoại môi trường NHẤT
- Xài sang so với thu nhập NHẤT
- Khoe mẽ NHẤT
- Sĩ diện hảo NHẤT
- Dạy thêm cho phổ thông nhiều NHẤT
- Kỹ năng làm việc nhóm kém NHẤT
...
Ôi ôi bác Tâm ơi, nhiều quá kể không hết NHẤT
Chết thật ! Nghmai không nói, mình cứ tưởng VN ta toàn bét với gần bét. Thế này thì lại thấy vinh dự rồi.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Hãy nói lời xin lỗi

TT - Sống ở VN, nhiều lần tôi bị hụt hẫng trong những tình huống chỉ nhận được những cái ngoảnh mặt làm ngơ, sự im lặng thay vì lời xin lỗi làm dịu lòng.

Tuần trước trên đường đi ăn tiệc, tôi đã tấp vào một trạm xăng bên đường để đổ xăng. Nhân viên trạm xăng vô ý bơm quá đầy và làm xăng văng vào áo mới tôi đang mặc. Quá bất ngờ tôi không còn nói được gì, chỉ nhìn chằm chằm vào mặt anh ấy.

Người nhân viên lúc đó cũng không nói gì và vờ làm ngơ, chăm chăm đổ xăng cho xe khác. Tôi cảm thấy thật sự giận dữ và bối rối, tại sao anh ấy không nói lời xin lỗi?

Lần khác khi ăn phở, tôi tình cờ phát hiện miếng nilông nhỏ trong tô phở. Khi tôi nói chuyện này với người phục vụ và quản lý quán phở, họ chỉ nhìn chằm chằm vào tôi. Sau đó, họ mang cho tôi một tô phở khác nhưng chẳng buồn nói xin lỗi hay tỏ vẻ hối tiếc.

Với thái độ dửng dưng của nhân viên phục vụ và người quản lý, tôi chẳng muốn ăn nữa, chỉ tính tiền ra về và tự hứa sẽ không bao giờ trở lại quán phở đó nữa. Tôi tự hỏi không biết nhân viên trong quán phở có cùng nhau xem xét lại tai nạn nói trên để rút kinh nghiệm?

Nhiều năm sống ở VN, tôi nhận thấy người Việt không muốn thừa nhận mình sai và nói lời xin lỗi. Mặc dù rõ mười mươi là lỗi của mình, họ cũng chỉ phản ứng bằng cách im lặng, lảng tránh, thậm chí cãi lại thay vì thú nhận lỗi lầm của mình trước mặt người khác.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=483704
Đấu "võ mồm" trên đường hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) sau một vụ va quẹt xe - một hình ảnh thường thấy trên đường phố hiện nay


Tôi đã vướng vào một vụ đôi co vì đối phương không muốn nhận mình đã sai. Lần đó tôi đi bệnh viện và phải điền đơn bảo hiểm để được miễn giảm khi thanh toán. Mặc dù tôi đã điền đơn rồi nhưng nhân viên ở quầy cứ khăng khăng là tôi chưa làm.

Sau đó tôi phát hiện cô nhân viên vô tình để quên đơn tôi đã điền đâu đó. Tại sao cô ấy phải tranh cãi với tôi thay vì thừa nhận mình đã làm mất đơn, rồi nói lời xin lỗi và nhẹ nhàng đề nghị tôi điền đơn lại?

Từ nhỏ bố mẹ đã dạy tôi nói lời xin lỗi khi làm điều gì sai. Ngược lại, họ cũng xin lỗi tôi khi họ sai. Tôi lớn lên trong môi trường mà mọi người nói lời xin lỗi để bày tỏ sự quan tâm, tình thương yêu và tôn trọng lẫn nhau. Thật vậy, dạy xin lỗi phải được bắt nguồn từ gia đình, nhà trường. Thế nhưng theo tôi thấy ở VN, nhiều người lớn luôn muốn chứng tỏ mình đúng và ít khi xin lỗi trẻ nhỏ. Như vậy thì làm sao làm gương cho trẻ và dạy trẻ thói quen nói xin lỗi?

Tôi công nhận đây là do sự khác biệt văn hóa mà gốc rễ, theo tôi, có thể là nỗi sợ mất mặt của người Việt. Ở phương Tây chúng tôi cũng coi trọng thể diện của mình nhưng không đến nỗi giả vờ, làm ngơ sai phạm của mình để tổn thương người khác.

Theo tôi, không có gì xấu khi lầm lỗi và nói lời xin lỗi vì mọi người thường đứng lên từ sai lầm của mình và của người khác nữa. Biết nhận lỗi sẽ làm quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn.

Hãy thử tưởng tượng nếu có va quẹt trên đường và một hoặc hai bên nói xin lỗi trước thì sẽ không có những vụ tranh cãi, làm tắc nghẽn giao thông. Trong công ty, thay vì đổ lỗi cho nhau thì hãy mạnh dạn thừa nhận lỗi của mình để quan hệ đồng nghiệp tốt hơn, công việc trở nên thuận lợi hơn.

Nếu bạn làm điều gì sai, hãy nhìn nhận và nghĩ xem lần sau bạn làm tốt hơn bằng cách nào. Né tránh lỗi lầm của mình hay đổ cho người khác càng làm bạn mất mặt hơn với nhiều người.

ALISON R. BISHOP (người Mỹ) - PHƯƠNG THÙY ghi
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Dọn dẹp lễ hội: Nhà nước cần ra tay



SGTT.VN - Sự phát triển về số lượng cũng như quy mô của các lễ hội như hiện nay (kéo theo hàng loạt tệ lậu) là do có sự “tiếp tay” của các cấp chính quyền, các vị lãnh đạo với vai trò người cấp phép, chủ trì cũng như rất đông cán bộ công chức trong vai trò người tham dự. Mục đích tốt đẹp đã không đạt được. Ai mở đầu, người đó kết thúc. Nhà nước cần có thái độ và hành động kịp thời trước khi tình hình trở nên không thể cứu vãn.


Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên:

Chấn chỉnh toàn hệ thống từ trên xuống
Có một hiện tượng là hễ ngày rằm, mùng một và các lễ hội thường luôn có mặt nhiều quan chức. Chính phủ đã từng có lệnh cấm quan chức không được dùng xe công vào việc riêng. Nhưng xe “biển xanh” vẫn xuất hiện tại những nơi này, trong những dịp này. Hình như, càng làm to, càng có quan có chức, người ta càng hay lo lắng đến việc cúng bái, cầu lợi, cầu vinh. Điều này cần chấn chỉnh, và phải làm nghiêm.

Theo tôi, khi tham gia lễ hội, các quan chức văn hoá cũng phải tìm hiểu về lễ hội. thậm chí, phải tập từ cách chắp tay, cách đi đứng, sao cho đúng. Phải tìm hiểu kỹ lưỡng về lễ hội, chứ không phải đến đền này, chùa kia, đọc những bài phát biểu chung chung do thư ký soạn thảo.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=132754
Lễ hội đang ngày càng bị biến chất, bị thao túng bởi các nhu cầu cực đoan... Ảnh: Mai Kỳ



Việc tổ chức rà soát, thanh lọc lại các lễ hội là rất cần thiết, và có thể thực hiện được, ít nhất là trong phạm vi các lễ hội cấp quốc gia. Không thể để tồn tại những hiện tượng như lễ khai ấn đền Trần và thậm chí là lễ hội đền Hùng. Quốc giỗ mà người ta đua nhau bày ra những trò điên khùng như làm cái bánh chưng thật to, bánh giầy thật lớn, chiếc cốc khổng lồ để dâng lễ. Tất cả những cái đó là trò gian dối, chỉ nhằm quảng cáo thương hiệu của ai đó, chứ không phải là lòng thành. Đó là sự biến tướng, hoàn toàn đi ngược lại với truyền thống của dân tộc, tại sao chúng ta không bài trừ tận gốc?

Người Việt mình thường hướng tới cái gì khiêm nhường, tuy nhỏ bé mà sâu lắng. Người ta tìm đến đền chùa, nhất là chùa không phải là để đua nhau dâng hương, dâng lễ vật, mà là tìm một sự yên tĩnh, một sự tĩnh tâm. Ngày nay, từ quan chức đến người dân, mấy ai đến chùa mà hiểu được điều đó? Mấy ai đi hội mà hiểu cho thấu đáo về ý nghĩa, tính chất, lịch sử của lễ hội. Cho nên, tôi nhắc lại, cái sai của chúng ta là sai theo hệ thống, và để chấn chỉnh, cũng phải chấn chỉnh toàn hệ thống từ trên xuống.


Hoạ sĩ Lê Thiết Cương:

Mua bán quan chức làm ô uế chốn thần linh
Tắc đường trên núi Ba Vì vì chen nhau vào đền Tản Viên; ngột ngạt ở đền Bà Chúa Kho vì chen nhau vào xin xỏ vay mượn; Chen lấn xô đẩy đến ngất xỉu để vào xin đóng ấn đền Trần; tắc đường chen chúc để đi Yên Tử; Đợi chờ mòn mỏi để đi lễ chùa Hương trên núi... Nguyên nhân vì sao? Phải chăng vì xã hội quá bất định, quá thực dụng nên người ta mới vô vọng và hướng tới một thế lực tâm linh. Chúng ta đã từng rất đau lòng khi chứng kiến bao ngôi chùa đã bị tàn phá dưới cái mác “phục chế, tôn tạo”. Thay vì trùng tu lại thì người ta lại “làm mới” hoàn toàn theo cách hiểu rất vô văn hoá. Nhưng đó mới chỉ là sự xuyên tạc về vật chất, hữu hình, ai cũng nhìn thấy. Việc làm sai lệch, xuyên tạc những giá trị tinh thần truyền thống theo chiều hướng của một lối sống suy đồi hiện nay như lễ hội khai ấn đền Trần, mà điển hình ở đây là việc mua quan bán chức còn nguy hiểm hơn nhiều. Mua quan bán chức không chỉ ngang nhiên tồn tại trong xã hội mà còn làm ô uế cả chốn thần linh. Đáng lẽ phải trùng tu một giá trị tinh thần rất đẹp của người Việt cổ thì người ta lại làm mới nó theo cách sống rất thực dụng, vô văn hoá và hoàn toàn không mang tính nhân văn.


Nhà văn Võ Thị Hảo:

Lễ hội thành nơi để hối lộ về mặt tâm linh
Lễ hội bị biến tướng quá nhiều so với trước. Thứ nhất các lễ hội đã… rất nhàm. Thứ hai, lễ hội đã trở thành một nơi để hối lộ, hối lộ về mặt tâm linh. Và ngay chính những đền miếu, chùa chiền, những nơi tôn nghiêm lại xuất hiện cơ chế xin – cho, trong khi, con người ta vốn đã quá khốn khổ vì cơ chế xin – cho ngoài đời thực rồi. Đọc, nghe, chứng kiến những gì xảy ra tại lễ khai ấn đền Trần vừa rồi, tôi thấy buồn, và đau xót. Những nơi thờ phụng, đền chùa đáng lẽ ra phải làm cho tâm hồn con người ta trở nên thanh thản, trong sáng và cao thượng hơn, nhưng tại lễ hội của chúng ta thì ngược lại. Tôi cũng nhận thấy, những người trực tiếp làm công việc chăm sóc, giữ gìn đền chùa đang xúc phạm chính những nơi tôn nghiêm này, biểu hiện ở chỗ, những bảng đề hòm công đức luôn được đặt ở chỗ dễ nhìn thấy nhất, thậm chí lấn át cả tượng Phật. Đền chùa đâu phải chỗ để lấy tiền của thiên hạ!

Hương Lan ghi


Do chính quyền địa phương đóng dấu “chính thống”
Tôi nhớ từ dạo tháng giêng năm 2010 nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra, lễ khai ấn đền Trần hiện nay không giữ đúng về hình thức và nội dung đã được ghi chép trong sử sách, cũng như nhiều năm trước đây đã được cử hành tại đền Trần. Thế nhưng vì sao mỗi năm lại mỗi phát triển hoành tráng, lãng phí thời giờ tiền bạc công sức của xã hội, biến chất về ý nghĩa mang nặng yếu tố tiêu cực hơn? Tâm lý truyền thống “tháng giêng là tháng ăn chơi” đã sống lại và phát triển nhờ hàng loạt các lễ hội mở ra với mật độ dày đặc trong một thời gian không dài, quy mô tổ chức ngày càng lớn ngoài phạm vi làng xã. Hiện hầu hết các lễ hội do các cấp chính quyền nhà nước tổ chức và cử hành nên phần nghi lễ (trước đây trang nghiêm, giản dị, vừa phải) thì nay trở thành phần chính, được cử hành một cách chính thức. Vì thế ý nghĩa của nghi lễ đã thể hiện, đáp ứng những nhu cầu “chính thống” của xã hội. Do đó, không lạ là lễ khai ấn đền Trần lại trở thành lễ cầu xin thăng quan tiến chức! Đây là tâm lý của một bộ phận không nhỏ của công chức nhà nước nên có ảnh hưởng lớn đến tâm lý xã hội nói chung. Mặt khác, việc các công chức nhà nước bỏ nhiệm sở đổ xô đi lễ khai ấn và nhiều lễ hội khác, cho thấy mặc dù chúng ta luôn nói đến công nghiệp hoá – hiện đại hoá nhưng không biết đến bao giờ tác phong văn minh công nghiệp mới trở thành nếp sống của xã hội ta?

Nếu cứ tiếp tục tổ chức rầm rộ lễ khai ấn thế này, thì việc hàng năm người dân ùn ùn kéo đến xin ấn sẽ còn làm ý nghĩa của lễ hội này tiếp tục biến dạng tuỳ theo “nhu cầu” xã hội lúc ấy là gì. Tôi nghĩ với các lễ hội khác cũng vậy! Tình trạng này sẽ dẫn đến: 1/Các lễ hội truyền thống không còn giá trị đích thực, chúng ta sẽ làm mất di sản văn hoá của chính chúng ta. 2/Các giá trị tinh thần tốt đẹp của truyền thống mất đi, con người sẽ phải tìm đến và tin vào những giá trị “ảo”, dần dần sẽ làm băng hoại xã hội! Và 3/Nhà nước không thể quản lý được các lễ hội nếu cứ tổ chức tràn lan và tuỳ tiện như vậy, những tệ nạn đã xuất hiện trong các lễ hội sẽ rất khó bị dẹp bỏ, chưa kể nó sẽ biến tướng và xuất hiện thêm những tệ nạn mới.

TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu


Quản lý văn hoá cần được tư vấn kiến thức văn hoá
Chúng ta không thể cấm đoán mọi người trong một sớm một chiều. Chỉ có thể giảm thiểu và hướng tới chiều sâu văn hoá.

Cách tiếp cận dài hạn: khi xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống và dân trí cao thì sẽ giảm thiểu được niềm tin thần thánh theo kiểu này. Nền giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các giá trị sống để kháng cự được tiêu cực của cuộc sống. Một xã hội phát triển và minh bạch sẽ tạo ra cơ hội công bằng cho tất cả công dân. Lúc đó mọi người chỉ tin vào chính mình, không phải cầu viện đến yếu tố bên ngoài.

Cách tiếp cận ngắn hạn: nguyên nhân sâu xa của tình trạng trên là các nhà lãnh đạo, cơ quan quản lý có thể đã không có kiến thức văn hoá sâu sắc để quản lý các sự kiện văn hoá. Không thể đòi hỏi các nhà lãnh đạo hay quản lý văn hoá hiểu sâu sắc và thấu đáo hết các lễ hội, nhưng tại sao các vị này không có các chuyên gia chuyên ngành và nhà văn hoá để cố vấn cho họ? Đơn cử, việc phát ấn đền Trần phản ánh thể chế chính trị thời đó (vua – tôi, nhà vua là con trời, làm cái việc ban phát... đến người dân). Đáng lẽ chúng ta phải đào sâu suy nghĩ và tìm ra bản sắc văn hoá của các vị vua triều Trần (lo lắng cho đất nước, cho dân...) hay những tư duy và hành động tốt đẹp đáng học hỏi của họ. Nhưng không, các vị lãnh đạo cũng đứng ra phát ấn và lĩnh ấn, chuyển tải thông điệp chế độ vua quan (lộc do vua và quan ban cho dân).

nhminh27@...
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

CHUẨN HÓA TIẾNG VIỆT VỀ MẶT TỪ VỰNG


GS HOÀNG PHÊ

1. Khái niệm chuẩn và chuẩn hoá

Khái niệm chuẩn - không chuẩn không đồng nhất với khái niệm đúng - sai.

Cấu trúc ngôn ngữ cung cấp những kiểu: kiểu cấu tạo âm tiết, kiểu cấu tạo từ, kiểu tổ hợp cú pháp, v.v. Ngôn ngữ chỉ sử dụng một số những gì các kiểu có thể tạo ra. Những thực tế ngôn ngữ này, đề nghị gọi là những mẫu ngôn ngữ. Mẫu có tính bắt buộc tuyệt đối, có tính ổn định rất cao. Trừ trường hợp cá biệt, vi phạm mẫu bị đánh giá là sai. Có thể coi mẫu, cũng như cấu trúc, là phạm trù thuần tuý ngôn ngữ.

Khi có hai ba (đôi khi nhiều hơn) mẫu khác nhau cho cùng một yêu cầu diễn đạt, thì đó là trường hợp đề nghị gọi là lưỡng khả. Trong ngôn ngữ nói tự nhiên thường ngày, tình trạng lưỡng khả không có nhiều và thường chỉ có tính chất nhất thời. Một đặc điểm của ngôn ngữ văn hoá, dùng cho nhiều phong cách khác nhau và thống nhất trong cùng một cộng đồng ngôn ngữ lớn (thường là một dân tộc), là tình trạng lưỡng khả có nhiều và không phải là nhất thời, do có sự khác biệt giữa các phương ngữ và do có những yêu cầu khác nhau của các phong cách. Khi có lưỡng khả thì chuẩn ngôn ngữ là kết quả sự đánh giá, lựa chọn của xã hội đối với các mẫu mà ngôn ngữ cung cấp. Sự đánh giá, lựa chọn này không dễ có được sự nhất trí hoàn toàn, nó lại có thể thay đổi tuỳ theo nhận thức và tâm lí của xã hội. Tính chất bắt buộc cũng như tính ổn định của chuẩn chỉ là tương đối. Chuẩn là một phạm trù ngôn ngữ - xã hội.

Không nên đồng nhất chuẩn với mẫu, như chẳng hạn trong định nghĩa của E. Coseriu, cho rằng chuẩn ngôn ngữ là kết quả “sự lựa chọn trong phạm vi những khả năng thực hiện mà hệ thống cho phép”. Thật ra, chuẩn không có quan hệ trực tiếp với hệ thống. Mẫu và chuẩn đều là kết quả sự lựa chọn của xã hội, nhưng một đằng là một sự lựa chọn đã hoàn toàn thuộc về quá khứ, một đằng là một sự lựa chọn đang diễn ra trong hiện tại. Đồng nhất chuẩn với mẫu là đồng nhất đương thời với lịch sử, đồng nhất đồng đại với lịch đại; là đồng nhất cái thuộc phạm vi tác động trực tiếp của con người với cái đã ra ngoài phạm vi ấy. Kết quả là chỉ nhìn thấy ở chuẩn cái đã hình thành, một nhân tố ổn định, mà không đồng thời nhìn thấy cái đang hình thành, một nhân tố phát triển.

Con người có thể tác động trực tiếp đến sự hình thành và sự thay đổi của chuẩn ngôn ngữ. Tác động chuẩn hoá này là một tác động thường xuyên. Chính qua tác động chuẩn hoá mà con người có thể tác động đến mẫu ngôn ngữ và, trong những điều kiện nhất định, đến cả cấu trúc ngôn ngữ. Khi tác động chuẩn hoá trở thành một hoạt động có ý thức rõ rệt, thì đó là công tác chuẩn hoá. Đối tượng của công tác chuẩn hoá chỉ là ngôn ngữ văn hoá, và phạm vi của chuẩn hoá chỉ là những trường hợp lưỡng khả mà chuẩn chưa được xác định rõ ràng.

2. Chuẩn hoá tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Tiếng Việt ở đây phải hiểu là tiếng Việt văn hoá.

Tiếng Việt đang ở trong một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, không tránh khỏi những hiện tượng ồ ạt. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là giữ gìn cho tiếng Việt luôn luôn trong sáng trong quá trình phát triển của nó.

Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì nhất thiết phải làm tốt công tác chuẩn hoá tiếng Việt. Mặt khác, chuẩn hoá tiếng Việt là nhằm làm cho tiếng Việt không những thống nhất hơn (ở dạng ngôn ngữ văn hoá), mà đồng thời cũng phát triển tốt hơn. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là nội dung, phương hướng của chuẩn hoá tiếng Việt.

Chuẩn hoá ngôn ngữ và giữ gìn trong sáng của ngôn ngữ đều nhằm thực hiện một nhiệm vụ chung, tổng quát: nhiệm vụ trau dồi ngôn ngữ: trau dồi công cụ ngôn ngữ và trau dồi bản thân lời nói, câu văn của mỗi người.

3. Quan điểm trong công tác chuẩn hoá

Công tác chuẩn hoá ngôn ngữ không thể làm được tốt, nếu chỉ nghiên cứu xác định hoặc quy định những chuẩn cụ thể mà không, trước hết, làm sáng rõ những vấn đề về quan điểm, làm tan những định kiến trong vấn đề ngôn ngữ, phổ biến những nhận thức đúng đắn, tạo ra một dư luận xã hội thuận lợi.

Chuẩn hoá ngôn ngữ đòi hỏi một quan điểm toàn diện: không xem xét từng hiện tượng một cách cô lập, mà xem xét trong mối liên hệ có tính hệ thống với những trường hợp tương tự, chú ý đầy đủ đến mặt ngôn ngữ cũng như mặt xã hội của vấn đề.

Đặc biệt cần đấu tranh khắc phục những biểu hiện của chủ nghĩa thuần tuý. Chủ nghĩa thuần tuý xuất phát từ ý nghĩ muốn “bảo vệ ngôn ngữ”, giữ gìn sự trong sáng của nó, nhưng quan niệm sự trong sáng của ngôn ngữ một cách ít nhiều đơn giản, theo một vài yêu cầu ít nhiều đã được tuyệt đối hoá. Do cường điệu mặt xã hội, coi nhẹ mặt ngôn ngữ của vấn đề, chủ nghĩa thuần tuý thường có những chủ trương sửa đổi máy móc, thực chất là muốn áp đặt cho ngôn ngữ những chuẩn theo một lí tưởng nào đó. Chủ nghĩa thuần tuý là biểu hiện của một thứ chủ nghĩa ý chí trong các vấn đề ngôn ngữ, dựa trên những nhận thức và quan điểm phiến diện. Vì vậy, nó là bảo thủ và phản khoa học, thường là trở ngại lớn cho sự phát triển bình thường và lành mạnh của ngôn ngữ văn hoá.

Những dạng chủ yếu của chủ nghĩa thuần tuý là chủ nghĩa thuần tuý dân tộc, chủ nghĩa thuần tuý lịch sử và chủ nghĩa thuần tuý logic.

Chủ nghĩa thuần tuý dân tộc xuất phát từ một quan điểm dân tộc ít nhiều hẹp hòi, muốn bài trừ những yếu tố vay mượn của ngôn ngữ nước ngoài, không phân biệt những vay mượn không cần thiết với những vay mượn thật sự cần thiết. Cần chống lạm dụng từ ngữ vay mượn để tận dụng và phát huy khả năng vốn có của ngôn ngữ dân tộc và cũng để dân chủ hoá ngôn ngữ văn hoá. Nhưng mặt khác, cũng cần thấy vay mượn giữa các ngôn ngữ là một hiện tượng bình thường, tất yếu, hợp quy luật đối với mọi ngôn ngữ trong quá trình các nền văn hoá, các ngôn ngữ tiếp xúc với nhau; nó là một nguồn quan trọng làm giàu cho ngôn ngữ.

Chủ nghĩa thuần tuý lịch sử xuất phát từ một quan điểm phản biện chứng, muốn lấy xưa làm chuẩn cho nay, đối chiếu với lịch sử mà cho rằng ngôn ngữ thường bị “làm hư hỏng”, chủ trương uốn nắn lại nhiều cái “sai”, không kể trong đó có những hiện tượng đã từ lâu rất phổ biến. Đúng là có những hiện tượng sử dụng ngôn ngữ nhầm lẫn hoặc sai, và việc uốn nắn là cần thiết, nhưng khi một nhầm lẫn lại được số đông chấp nhận, và bất chấp mọi sự uốn nắn, nó vẫn cứ là phổ biến, thì ở đây đã có một sự chuyển biến biện chứng từ sai thành đúng rồi. Và nếu nghiên cứu kĩ thì nhiều khi phát hiện có tác động của những quy luật ngữ âm, ngữ nghĩa nào đó, và sự nhầm lẫn hoá ra là một sự vận dụng không tự giác những quy luật ấy. Nói như Bali (Ch. Bally), có những cái sai “có lí do tồn tại của nó”, và “chính ngôn ngữ ngày mai đang được chuẩn bị trong một loạt những cái sai như thế”.

Chủ nghĩa thuần tuý logic xuất phát từ một quan điểm máy móc, muốn cho ngôn ngữ phải thật “logic”, lấy logic hình thức làm chuẩn. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, hình thức ngôn ngữ phải đáp ứng những yêu cầu của tư duy logic. Nhưng ngôn ngữ không chỉ là tư duy logic, mà còn là tư duy nghệ thuật, là cuộc sống, là hiện thực đa dạng và đầy mâu thuẫn; ngôn ngữ không chỉ là hiện tại, nó còn là cả quá khứ. Ngôn ngữ có cái logic riêng của nó, cái logic này thường phải tìm ở trong bản thân cấu trúc ngôn ngữ.

Chủ nghĩa thuần tuý còn có những dạng biểu hiện khác. Chẳng hạn, có thứ chủ nghĩa thuần tuý thẩm mĩ, nó yêu cầu ngôn ngữ phải “đẹp”, với một khái niệm đẹp ít nhiều mơ hồ nhưng đã được tuyệt đối hoá. Nó chống lại những lối nói nào đó, thường là trong khẩu ngữ, chỉ vì cho rằng nói như thế “không đẹp”, mặc dầu đó là những lối nói phổ biến, đáp ứng những yêu cầu nhất định của ngôn ngữ.

Mẫu ngôn ngữ thường là giao điểm của nhiều mối quan hệ có tính hệ thống phức tạp, cho nên đối với mẫu ngôn ngữ, nhất là những mẫu đã hình thành từ lâu đời, đã đi vào thói quen của nhiều thế hệ, nên có thái độ thận trọng, chỉ nên chủ trương sửa đổi trong những trường hợp cá biệt thật sự có yêu cầu.

Nhiệm vụ chủ yếu vẫn là giải quyết những trường hợp lưỡng khả mà chuẩn chưa được xác định.

4. Hướng chuẩn hoá từ vựng
Với từng loại lưỡng khả, yêu cầu và phương hướng chuẩn hoá có khác nhau.

Lưỡng khả từ vựng cần được giải quyết chủ yếu thuộc hai lớp từ khác nhau: từ địa phương và từ mới sáng tạo, không phải địa phương.

Với từ địa phương, trong tiếng Việt văn hoá, quá trình chuẩn hoá tự nhiên đã kết thúc với phần lớn từ, cho thấy một xu hướng khá rõ: trên cơ sở phương ngữ miền Bắc. Có bổ sung và tận dụng tất cả những yếu tố từ vựng ít nhiều có tác dụng tích cực của các phương ngữ khác. Công tác chuẩn hoá đối với phần còn lại của từ địa phương cũng phải theo phương hướng đó, đẩy mạnh và hoàn thành một quá trình chuẩn hoá đã diễn ra trong khách quan.

Cần chú ý là với danh từ cụ thể, do ranh giới nghĩa của từ thường không rõ ràng, hiện tượng đồng nghĩa hoàn toàn ít có tác dụng tích cực, nên chuẩn hoá thường là chọn một từ, thu hẹp phạm vi sử dụng, thậm chí loại bỏ từ kia, trước hết là trong một số phong cách. Còn với tính từ, động từ, phó từ (và cả danh từ trừu tượng), do ranh giới nghĩa thường không rõ ràng, hiện tượng đồng nghĩa tạo nên sự phong phú của một ngôn ngữ, nên chuẩn hoá thường không loại trừ bớt từ địa phương, mà tận dụng, khai thác khả năng diễn đạt của các từ địa phương.

Về những từ mới tạo ra, kể cả những từ vay mượn, sự lựa chọn không phân biệt từ địa phương nào, mà chỉ dựa trên sự đánh giá theo một số tiêu chuẩn. Với thuật ngữ khoa học - kĩ thuật, yêu cầu của tính đơn nghĩa - chính xác là quan trọng hàng đầu, ngoài ra còn có yêu cầu của tính hệ thống, tính ngắn gọn tương đối, và trong những trường hợp nhất định, tính quốc tế. Với từ dùng trong sinh hoạt hằng ngày, thì yêu cầu của tính đơn nghĩa - chính xác, cũng như của tính hệ thống, chỉ là tương đối, ngược lại yêu cầu của tính ngắn gọn có khi lại quan trọng, và nói chung thì những từ ngữ tương đối “có lí do” thường dễ được hoan nghênh và dễ được chấp nhận hơn.

Nếu đối chiếu với tiêu chuẩn mà không có từ nào đạt yêu cầu, thì có thể tạo ra một từ hoàn toàn mới để thay thế. Trong trường hợp này công tác chuẩn hoá trở thành đồng thời là một công tác sáng tạo và phạm vi chuẩn hoá có thể bao gồm cả một số trường hợp vốn không có lưỡng khả, tức là đang tồn tại một từ duy nhất cho một yêu cầu cụ thể nào đó. Điều này xảy ra chủ yếu với thuật ngữ khoa học - kĩ thuật.

Do đặc điểm của từ vựng (hệ thống mở, gồm một số lượng đơn vị vô cùng lớn, lại luôn luôn có biến đổi), chuẩn từ vựng là phức tạp nhất. Ranh giới giữa chuẩn - không chuẩn không phải lúc nào cũng rõ ràng, lại luôn luôn có những di động, từ chuẩn trở thành không chuẩn và ngược lại. Điều đó đòi hỏi một công tác chuẩn hoá thường xuyên, tích cực, mặt khác lại đòi hỏi nên tránh những quy định quá chặt chẽ, cứng nhắc, máy móc, thường là kết quả của sự tư biện hoặc của những nghiên cứu vội vàng. Nói như L. Shcherba): “Chuẩn hoá quá đáng là tai hại, nó làm cho ngôn ngữ mất linh hoạt, do đó mất hết sinh khí”.

Một chuẩn ngôn ngữ cuối cùng có hình thành và thực tế có tồn tại được hay không, là do số đông có thật sự chấp nhận và vận dụng nó hay không trong thực tiễn ngôn ngữ của mình. Cho nên cần có sự nhạy cảm đối với những ý kiến, tán thành hay phản đối, của số đông, để tránh cái khuyết điểm cần tránh nhất trong công tác chuẩn hoá: mâu thuẫn giữa chuẩn quy định trong sách vở, trên báo chí, với chuẩn tồn tại khách quan trong thực tiễn ngôn ngữ hằng ngày của số đông
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Bài văn học sinh tiểu học tả Mỹ Tâm

Tôi đã nghe ca sĩ Mỹ Tâm hát nhiều lần trên ti vi nhưng đây là lần đầu tiên tôi nghe ca sĩ Mỹ Tâm biểu diễn trực tiếp trên sân khấu. Không những hát hay, cô còn rất thành công trong nhiều bộ phim nổi tiếng như “Cho một tình yêu”,”Điều ước dưới sao băng” mà tôi rất thích. Vì thế, tôi càng hâm mộ tài năng và giọng hát của ca sĩ Mỹ Tâm.

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2011/02/27/1298852051.img.jpg

Bài văn tả ca sĩ đang biểu diễn của học sinh lớp 5.


Đề bài: Tả ca sĩ đang biểu diễn

Bài làm


Hôm chủ nhật tuần vừa rồi, sau khi đi học tiếng anh, tôi được mẹ chở thẳng đến cung văn hóa Hữu nghị Việt – Xô.
Mẹ con chúng tôi đến rất sớm, lúc đó mới chỉ có vài nhóm sinh viên đang ngồi trò chuyện bàn tán.
Tôi nhanh chân chạy lên hàng ghế đầu tiên ngồi và giữ chỗ cho mẹ.
Trong buổi biểu diễn này, tôi muốn quan sát kĩ hình ảnh của Mỹ Tâm, cô ca sĩ mà tôi yêu thích nhất.
Ca sĩ Mỹ Tâm rất nổi tiếng trong giới trẻ nhờ giọng hát đầy truyền cảm và phong cách biểu diễn trẻ trung, sôi động.
Cô là người biểu diễn tiết mục đầu tiên hôm đó. Khi tiếng của người dẫn trương trình vừa dứt, mọi người vỗ tay reo hò.
Ca sỹ Mỹ Tâm bước ra sân khấu, tay ôm chiếc đàn bằng gỗ.
Cô mỉm cười cúi đầu nhìn khán giả.
Mọi người lại càng vỗ tay to hơn.
Mỹ Tâm ngồi vắt chân trên ghế, tay ôm cây đàn ghi ta và bắt đầu cất tiếng hát: “Đời sinh viên có cây đàn ghi ta…”.
Giọng cô trầm bổng, thiết tha và đầy cảm xúc.
Hôm đó, cô ăn mặc rất giản dị: một chiếc quần jean màu xanh, một chiếc áo sơ mi ngang khủy tay, và một đôi giày bệt màu trắng.
Cô để mái tóc xoăn của mình vắt sang một bên, ánh mắt nhìn xuống khán giả một vẻ đầy tự tin, đôi môi của cô vừa hát vừa thể hiện cảm xúc của bài hát.
Cô chẳng trang điểm nhiều là mấy nhưng trông cô vẫn rất xinh xắn.
Khán giả ở dưới im lặng nghe cô hát. Đến câu hát cuối cùng: “…Và nhớ nhau ôm cây đàn ghi ta” thì cô đứng dậy cúi chào khán giả.
Tiếng vỗ tay của khán giả vang dội cả hội trường. Mọi người chạy lên sân khấu tặng hoa tới tấp.
Tôi đã nghe ca sĩ Mỹ Tâm hát nhiều lần trên ti vi nhưng đây là lần đầu tiên tôi nghe ca sĩ Mỹ Tâm biểu diễn trực tiếp trên sân khấu.
Không những hát hay, cô còn rất thành công trong nhiều bộ phim nổi tiếng như “Cho một tình yêu”,”Điều ước dưới sao băng” mà tôi rất thích. Vì thế, tôi càng hâm mộ tài năng và giọng hát của ca sĩ Mỹ Tâm.

   * Một HS lớp 5, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Hà Nội

Không phải văn mẫu, nhưng là những dòng viết chân thực,  mỗi bài tập làm văn của học sinh chứa đựng mỗi góc nhìn, suy nghĩ, tình cảm của các em mà người lớn không phải lúc nào cũng thấu hiểu hết.

Chép từ Xaluan.com
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

Nói “cảm ơn” và “xin lỗi”, ngại lắm?!
Ngay từ lúc còn nhỏ, mỗi lần nhận một chút quà bánh từ bất kỳ ai, tôi đều phải nói “cảm ơn”. Đó là bài học đạo đức đầu tiên mà tôi học được trong gia đình. Đến khi bắt đầu đi học lại được cô dạy thêm từ “xin lỗi”.
Tiếng “cảm ơn” thốt ra làm người nói và người nghe đều vui. Đó là một thứ đạo đức căn bản. Có những gia đình coi trọng việc giáo dục con, cha mẹ vẫn nói tiếng “cảm ơn” con mình như một tấm gương soi. Và đã từ lâu lời cảm ơn đã trở thành một thứ văn hóa ứng xử.
Từ “xin lỗi” cũng vậy, khi làm việc gì tổn thương tới người khác (dĩ nhiên là cái tổn thương không cố ý), ta “xin lỗi”. Lỡ chạm vào một người đi gần, lỡ đánh rơi một vật gì của người khác, hay con em mình có thái độ không tôn trọng người lớn... và... chúng ta đều “xin lỗi”.
Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Tiếng “cảm ơn” đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi.
Nhiều người hỏi thăm đường, hỏi thăm nhà không cần “cảm ơn”. Người đánh rơi đồ vật được người đi đường lượm giúp cũng không cần “cảm ơn”, mà trong số đó, đâu ít trường hợp là sinh viên - học sinh hay một vài viên chức Nhà nước.
Từ “xin lỗi” cũng cùng chung số phận. Người ta đã ít dùng đến nó. Người ta không muốn nhận lỗi, cho dù họ đã làm tổn thương đến người khác. Chuyện nhỏ đã đành, chuyện lớn cũng vậy. Và trong đời sống, dần dần có một bộ phận khá đông người đã không hề biết đến hai cặp từ “cảm ơn” và “xin lỗi”.
Ngô Nguyên
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [61] [62] [63] [64] [65] [66] [67] ... ›Trang sau »Trang cuối