Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [58] [59] [60] [61] [62] [63] [64] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Chằn Shrek

http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/ScreenHunter_05Feb141124.jpg
http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/ScreenHunter_06Feb141125.jpg
http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/ScreenHunter_07Feb141126.jpg

Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

                   KẺ TÂM THẦN

Từ trước tết cho đến tận bây giờ Hai Nổ cứ như kẻ mắc bệnh tâm thần. Hắn không hề quan tâm đến chuyện đại sự tầm cỡ quốc tế như cuộc chính biến ở Ai Cập.


Hắn cũng không quan tâm đến chuyện đại sự tầm cỡ quốc nội như vấn đề lãi suất, tỉ giá, hay giá cả các mặt hàng nhu yếu ở chợ lên xuống bất chợt cùng với sự nhăm nhe tăng giá của ba ông lớn than, điện, xăng dầu. Hắn cũng chẳng quan tâm đến chuyện “trung sự”, “tiểu sự” tầm cỡ địa phương ở nơi này nơi kia như tự dưng rộ lên chuyện dùng súng triệt nhau, chuyện cãi cọ, mâu thuẫn trong nhà dẫn đến tự tử…

Vấn đề quan tâm duy nhất của Hai Nổ hiện nay chỉ là chuyện hoa nào sẽ được chọn làm quốc hoa. Hắn nói với bác Ba Phi: “Sau chín tháng bình chọn, tưởng đâu kết quả sẽ công bố vào tối 29-1 như đã thông báo, dè đâu mấy ổng dời lại đến ngày 2-9 mới có thể quyết định được hoa nào là quốc hoa. Gay go thiệt!”. Bác Ba Phi hỏi: “Chuyện quốc bông này có chi hệ trọng mà mày quan tâm dữ vậy?”. Hai Nổ đáp: “Nó là chuyện đại sự quốc gia đó bác, nếu không hệ trọng sao mấy ổng lại phải đưa ra trưng cầu dân ý như vậy. Nghe nói tỉ lệ lựa chọn hoa sen làm quốc hoa chiếm ưu thế hơn hẳn. Ngặt nỗi hoa sen đã bị Ấn Độ và Sri Lanka nhanh tay chọn làm quốc hoa từ lâu rồi!”. Bác Ba Phi cười mỉm chi: “Tao thấy xứ ta nên chọn hoa mắc cỡ làm quốc hoa là hay hơn hết thảy. Thứ nhứt loại hoa này có khắp cả nước. Thứ hai nó biểu trưng cho tính khiêm tốn hổng thích khoe khoang của dân ta”.

Hai Nổ reo lên: “Ý tưởng độc đáo! Tui phải gửi gấp ý tưởng này đến mấy ổng. Mấy ổng còn cho biết sau khi chọn xong quốc hoa sẽ khởi động bầu chọn quốc phục và quốc tửu”. Bác Ba Phi bảo: “Chừng nào mấy ổng tổ chức bầu chọn quốc khoái mày nhớ báo tao biết”. Hai Nổ hỏi: “Nếu bầu chọn quốc khoái thì bác chọn cái khoái nào?”. Bác Ba Phi đáp: “Khoái… lấy ráy tai. Trên thế giới hiếm có nước nào có kiểu lấy ráy tai độc đáo như ở VN. Gọi nó là quốc khoái há không đúng sao?”. Hai Nổ gật đầu lia lịa: “Đúng, đúng. Nghe bác nhắc tui bỗng thấy ngứa tai quá xá. Tui phải tới mấy em để lấy ráy tai đây”. Bác Ba Phi bảo: “Mần cái quốc khoái đó xong mày nhớ đi thẳng đến bệnh viện tâm thần cho tao”. Hai Nổ hỏi: “Để làm gì?”. Bác Ba Phi đáp: “Để chữa bệnh. Tao thấy mấy mắc bệnh tâm thần nặng lắm rồi đa”.

BÌNH NHẤT CHỈ  
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nụ cười giao hòa



TT - Trong lễ đính hôn cận tết (ngày 29 tết), chú rể và cô dâu - đôi bạn học ngày xưa ở xã Đức Long, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi - nảy ra ý định: cùng đi dạo trên con đường đến trường thuở nhỏ.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=481130



Trên con đường làng ngày cận tết, thỉnh thoảng đôi trai gái bắt gặp những người dân làng tíu tít đi chợ tết. Trong số đó có một bà cụ độ 60 tuổi mê mải nhìn họ, thế là mớ đồ ngày tết gồm bó rau, cân thịt, túi bánh thuẫn rơi xuống đường...

Đôi trai gái cúi xuống và ân cần nhặt lại mớ đồ cho bà cụ. Trên môi ba người kịp trao nhau những nụ cười giao hòa. Sự giao hòa của đôi tình nhân, của những người trẻ đi xa, học hành, lập nghiệp về quê làm đám cưới với người dân quê ngay trên mảnh đất quê hương mình.

MAI VINH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

letam đã viết:

...
Vấn đề quan tâm duy nhất của Hai Nổ hiện nay chỉ là chuyện hoa nào sẽ được chọn làm quốc hoa. Hắn nói với bác Ba Phi: “Sau chín tháng bình chọn, tưởng đâu kết quả sẽ công bố vào tối 29-1 như đã thông báo, dè đâu mấy ổng dời lại đến ngày 2-9 mới có thể quyết định được hoa nào là quốc hoa. Gay go thiệt!”. Bác Ba Phi hỏi: “Chuyện quốc bông này có chi hệ trọng mà mày quan tâm dữ vậy?”. Hai Nổ đáp: “Nó là chuyện đại sự quốc gia đó bác, nếu không hệ trọng sao mấy ổng lại phải đưa ra trưng cầu dân ý như vậy. Nghe nói tỉ lệ lựa chọn hoa sen làm quốc hoa chiếm ưu thế hơn hẳn. Ngặt nỗi hoa sen đã bị Ấn Độ và Sri Lanka nhanh tay chọn làm quốc hoa từ lâu rồi!”. Bác Ba Phi cười mỉm chi: “Tao thấy xứ ta nên chọn hoa mắc cỡ làm quốc hoa là hay hơn hết thảy. Thứ nhứt loại hoa này có khắp cả nước. Thứ hai nó biểu trưng cho tính khiêm tốn hổng thích khoe khoang của dân ta”.

Hai Nổ reo lên: “Ý tưởng độc đáo! Tui phải gửi gấp ý tưởng này đến mấy ổng. Mấy ổng còn cho biết sau khi chọn xong quốc hoa sẽ khởi động bầu chọn quốc phục và quốc tửu”. Bác Ba Phi bảo: “Chừng nào mấy ổng tổ chức bầu chọn quốc khoái mày nhớ báo tao biết”.
...
BÌNH NHẤT CHỈ  
Vậy chứ bao giờ nước ta bình chọn quốc kế nhỉ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

:)

Quốc kế: Chỉ định ông Bùi Quang Tuấn làm Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Sơn

letam đã viết:
                  KẺ TÂM THẦN

Từ trước tết cho đến tận bây giờ Hai Nổ cứ như kẻ mắc bệnh tâm thần. Hắn không hề quan tâm đến chuyện đại sự tầm cỡ quốc tế như cuộc chính biến ở Ai Cập.


Hắn cũng không quan tâm đến chuyện đại sự tầm cỡ quốc nội như vấn đề lãi suất, tỉ giá, hay giá cả các mặt hàng nhu yếu ở chợ lên xuống bất chợt cùng với sự nhăm nhe tăng giá của ba ông lớn than, điện, xăng dầu. Hắn cũng chẳng quan tâm đến chuyện “trung sự”, “tiểu sự” tầm cỡ địa phương ở nơi này nơi kia như tự dưng rộ lên chuyện dùng súng triệt nhau, chuyện cãi cọ, mâu thuẫn trong nhà dẫn đến tự tử…

Vấn đề quan tâm duy nhất của Hai Nổ hiện nay chỉ là chuyện hoa nào sẽ được chọn làm quốc hoa. Hắn nói với bác Ba Phi: “Sau chín tháng bình chọn, tưởng đâu kết quả sẽ công bố vào tối 29-1 như đã thông báo, dè đâu mấy ổng dời lại đến ngày 2-9 mới có thể quyết định được hoa nào là quốc hoa. Gay go thiệt!”. Bác Ba Phi hỏi: “Chuyện quốc bông này có chi hệ trọng mà mày quan tâm dữ vậy?”. Hai Nổ đáp: “Nó là chuyện đại sự quốc gia đó bác, nếu không hệ trọng sao mấy ổng lại phải đưa ra trưng cầu dân ý như vậy. Nghe nói tỉ lệ lựa chọn hoa sen làm quốc hoa chiếm ưu thế hơn hẳn. Ngặt nỗi hoa sen đã bị Ấn Độ và Sri Lanka nhanh tay chọn làm quốc hoa từ lâu rồi!”. Bác Ba Phi cười mỉm chi: “Tao thấy xứ ta nên chọn hoa mắc cỡ làm quốc hoa là hay hơn hết thảy. Thứ nhứt loại hoa này có khắp cả nước. Thứ hai nó biểu trưng cho tính khiêm tốn hổng thích khoe khoang của dân ta”.

Hai Nổ reo lên: “Ý tưởng độc đáo! Tui phải gửi gấp ý tưởng này đến mấy ổng. Mấy ổng còn cho biết sau khi chọn xong quốc hoa sẽ khởi động bầu chọn quốc phục và quốc tửu”. Bác Ba Phi bảo: “Chừng nào mấy ổng tổ chức bầu chọn quốc khoái mày nhớ báo tao biết”. Hai Nổ hỏi: “Nếu bầu chọn quốc khoái thì bác chọn cái khoái nào?”. Bác Ba Phi đáp: “Khoái… lấy ráy tai. Trên thế giới hiếm có nước nào có kiểu lấy ráy tai độc đáo như ở VN. Gọi nó là quốc khoái há không đúng sao?”. Hai Nổ gật đầu lia lịa: “Đúng, đúng. Nghe bác nhắc tui bỗng thấy ngứa tai quá xá. Tui phải tới mấy em để lấy ráy tai đây”. Bác Ba Phi bảo: “Mần cái quốc khoái đó xong mày nhớ đi thẳng đến bệnh viện tâm thần cho tao”. Hai Nổ hỏi: “Để làm gì?”. Bác Ba Phi đáp: “Để chữa bệnh. Tao thấy mấy mắc bệnh tâm thần nặng lắm rồi đa”.

BÌNH NHẤT CHỈ  
 Cái " hắn" Hai Nổ này có khiếu làm lãnh đạo xóm đó nha, bác Ba Phi đừng coi thường! Làm lãnh đạo xóm là phải biết lắng nghe và đánh giá được ý kiến của mọi người để đưa ra đường lối đúng!
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm. Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Kinh hoàng chen lấn xin ấn cầu danh



TTO -  Mỗi năm một lần, đền Trần (TP Nam Định) khai ấn đầu năm như một phong tục đẹp có từ thời các vua nhà Trần. Nhưng "kinh hoàng" là cảm xúc chung của nhiều người khi trải qua một đêm trắng chen chúc trong dòng người đông nghẹt mong “xin” được một tờ ấn đầu năm.  

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=481944
Mua ấn đền Trần



Chen đến bơ phờ, quần áo rách nát, phải trèo lên cả mái nhà, thậm chí có người chen đến ngất xỉu…chừng đó lý do vẫn khngô làm giảm “khát khao” cầu danh của hàng vạn người. Đó hoàn toàn không phải “xin ấn” nữa mà đã trở thành một đêm "cướp ấn" kinh hoàng.

Đêm “cướp ấn"
Dù đến 23g đêm 16-2, lễ khai ấn đền Trần mới diễn ra nhưng trước đó các ngả đường dẫn đến đền nằm trên quốc lộ 10 đã chật kín người và xe. Trong sân thờ, lư hương lớn lúc nào cũng nghi ngút khói, lò đốt vàng mã và đồ sớ cũng trong tình trạng quá tải.

Từ 20g tối, lực lượng cảnh sát và dân phòng đã thiết lập các chốt chặn trên đường vào đền Trần, có ít nhất 5 hệ thống hàng rào được tạo ra để ngăn chặn sự chen lấn của du khách xin ấn. Tuy nhiên, ai cũng muốn mình là người đầu tiên tiếp cận với bàn phát ấn nên không ít người chọn cách lội ruộng trong đêm tối để tránh sự kiểm soát của cảnh sát. Cá biệt, nhiều thanh niên còn cố lèo tường rào cao khoảng 2m của nhà dân xung quanh để tiếp cận gần hơn với khu vực đền Trần.

Phía bên ngoài tường rào, không ngớt tiếng la ó, kêu gọi phá tường để mở đường vào đền dù giờ khai ấn còn tới 2 giờ nữa. Người sau đẩy người trước nên xảy ra tình trạng xô xát, ngất xỉu do chen chúc diễn ra ở hầu hết mọi điểm vào. Hàng chục người bị ngất, từ thanh niên trai tráng đến người già, phụ nữ.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=481976
Khoảng 21g tối 16-2 người đi xin ấn bắt đầu phá hàng rào đầu tiên. Năm nay ban tổ chức đặt 8 hàng rào cùng cảnh sát đặc nhiệm ngăn dòng người - Ảnh Thuận Thắng



http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=481977



http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=481978



http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=481980


Cảnh xô lấn, phá rào, ném đồ vào cảnh sát kéo dài từ 21g tới 24g ngày 16-2  - Ảnh Thuận Thắng

Nhưng đỉnh điểm của sự chen chúc xô đẩy diễn ra vào 23g - giờ khai ấn đền Trần. Lúc này ở phía trong đền chỉ có những người được ban tổ chức cấp thẻ xanh hoặc thẻ đỏ đi theo lối riêng. Dù vậy, hàng rào do lực lượng cảnh sát canh giữ vẫn được thiết lập để ngăn khu vực làm lễ. Người có thẻ ở lớp bên ngoài vẫn cố trèo hàng rào để ném tiền vào kiệu rước.

Sau 23g, ở phía bên ngoài đền, những lớp hàng rào cảnh sát cũng không thể ngăn cản được đám đông, hàng rào sắt bị bẻ cong. Toàn bộ khu vực đền, nhất là nơi phát ấn phút chốc biến thành một biển người chen chúc, xô đẩy tranh giành nhau để tiếp cận bàn phát ấn. Hàng chục nhân viên phát ấn làm việc hết công suất vẫn không đáp ứng được nhu cầu quá lớn. Hàng vạn người cầm tiền mua ấn, gào thét, kêu gọi tạo nên một cảnh hỗn loạn.

Chen chúc cũng khiến nhiều người giẫm lên cả cây cảnh, trèo lên cả các ngọn cây hay mái nhà nơi phát ấn. Mái tôn nơi phát ấn luôn rung lắc dữ dội khi nhiều thanh niên tìm cách trèo lên để đến gần cửa phát ấn. Thậm chí, một số thanh niên còn nghĩ ra “quái chiêu” là đu vào cành cây để sà xuống gần cửa, đạp lên đầu lên vai người khác, treo lơ lửng trên thanh sắt để mua ấn. Để có một tờ ấn, cầu mong một năm mới công danh phát tài mà không ít người sẵn sang xô xát, đẩy những người yếu hơn bật ra ngoài.

Không mua được ấn với giá 20 nghìn đồng tại đền, nhiều người đành ngậm ngùi móc hầu bao mua ấn với giá 200-400 nghìn đông/tờ của "cò". Vì vậy, đây cũng là dịp hốt bạc của “cò ấn” đền Trần.

Trong, ngoài đều… lộn xộn
Trong khi nhiều người dân trắng đêm mới “cướp” được ấn thì ngay từ sáng, ở một số cơ quan công sở, nhiều người cầm gói ấn về chia nhau.

Đứng trước cổng UBND TP. Nam Định, cảnh một nhân viên ủy ban chạy vội ra ngoài giao cả gói ấn không phải là ít. Người đến UBND TP. xin ấn cũng không phải chuyện hiếm gặp. Theo ông Chánh văn phòng UBND TP.Nam Định, ấn được đóng từ hôm mùng 1 Tết. Do vậy, việc trước giờ khai ấn, ấn đền Trần tuồn ra ngoài theo đường riêng không phải chuyện hiếm.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=481987




http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=481990
Nhiều thanh niên chen lấn mua được ấn liền bán lại cho người khác từ 200 ngàn đến 400 ngàn một ấn - Ảnh Thuận Thắng




http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=481991



http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=481992
Hàng vạn người bao vây, chen chúc xung quanh nơi bán ấn. Năm nay, ban tổ chức cho gần 70 điểm bán ấn nhưng vẫn không đáp ứng nổi - Ảnh Thuận Thắng



http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=481970
Giành giật để "cướp" ấn - Ảnh: Trần Bá Khanh



Dù năm nay, lực lượng cảnh sát, dân phòng được tổ chức đông và quy củ hơn nhưng tình trạng hàng quán chặt chém, sới bạc hoạt động, ăn xin đầy đường vẫn diễn ra phổ biến. Ngoại trừ khu vực quanh đền Trần được lực lượng cảnh sát, dân phòng “giữ” khá chắc chắn thì bên ngoài hàng rào lâm vào tình trạng mất kiểm soát. Hàng rong tràn xuống bán giữa đường. Tình trạng chặt chém tràn lan, du khách không chỉ bị “chém” tiền đồ ăn, đồ uống mà còn cả phí chỗ ngồi. Ở những nơi này, hoàn toàn không thấy bóng dáng của lực lượng chức năng.

HÀ HƯƠNG - THUẬN THẮNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

http://cB7.upanh.com/19.0.25696716.5Kx0/hocthem.jpg

Nỗi ám ảnh về chuyện học thêm của học trò nghèo

Tôi là một cô gái tỉnh lẻ, với tuổi thơ khó khăn và nghèo khổ vào những năm 1996 – 1997. Tôi xin kể lại một kỷ niệm và là một bài học về “dạy thêm” mà có lẽ nó đã ám ảnh suốt trong lòng tôi.
Ngày đó, tôi mới học lớp 8, khả năng học của tôi không quá giỏi nhưng ít nhất cũng nằm trong tốp học sinh khá, năng động và ngoan ngoãn. Nhưng với những gì mình có thì chưa đủ, gia đình tôi có 4 chị em, ba mẹ tôi vất vả kiếm cái ăn từng ngày cho chúng tôi đến trường.

Tôi cũng biết thân biết phận nên cái gì cũng tự học, sách thì đi mượn, đi xin. Và hầu như tôi chỉ đóng tiền học phí, và chưa biết đến “học thêm” là gì.

Năm lớp 8, tôi rất sợ hãi khi nghe một giáo viên dạy môn Toán rất hà khắc và đặc biệt trong việc “dạy thêm”, tôi đã rất sợ khi nghe những lời cảnh báo từ bạn bè và từ các anh chị đi trước. Cho dù học sinh suất xắc cũng đi học thêm môn Toán. Riêng tôi thì tôi không đi học thêm được, nhà tôi nghèo quá làm gì có tiền mà đi học thêm. Và từ đó cho dù các môn khác của tôi có cao đến đâu thì môn Toán vẫn dưới 2.5, và thái độ mà cô dành cho tôi thì khỏi nói, suốt ngày tôi bị mắng vì học dốt môn Toán. Tôi biết sức học của mình ra sao, trong lớp tôi có những học sinh rất tệ nhưng có đi học thêm thì rất ư là trìu mến. Tôi không quan tâm đến và tôi ra sức học, nhưng không có kết quả gì ngoài việc: ở lại lớp vì môn Toán. Và từ đó tôi cũng nhất quyết không đi học thêm môn nào cho đến khi tốt nghiệp lớp 12.

Tôi không đổ lỗi cho ai, không trách ai cả, vì đây là cuộc sống. Sống trong thời đại nào cũng phải có tiền mới thoải mái. Đến bây giờ tôi đã có gia đình và chưa muốn có con, vì tôi còn nghèo quá trong khi đó nuôi 1 đứa con trong xã hội này không phải dễ dàng gì (lớp 1 cũng đi học thêm). Chắc cả nhà phải vất vả lo cho con đi học.

Tôi xin mạn phép chia sẻ với các bạn nào có cùng cảnh ngộ như tôi, một kỷ niệm đáng để đời trong tôi, một sự xấu hổ là học sinh lưu ban vì một môn học không đi học thêm. Một vết thương khó lành trong tận đáy lòng mà tôi sẽ mang theo suốt cuộc đời này.

Nguyễn Mai

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

Thảm nạn: xin đừng “hy hữu” nữa!
Từ “hy hữu” ưa thích có lẽ cần phải được định nghĩa lại, vì ở Việt Nam nó chính là hệ quả của mọi sự tắc trách, thờ ơ, vô cảm và sự coi thường tính mạng con người và pháp luật một cách vô lý.
Nơi thần thánh đau buồn rơi lệ
Vụ chìm tàu du lịch tại Quảng Ninh khiến 10 người người ngoài và 1 công dân Việt Nam tử nạn khiến Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên nổi tiếng, niềm tự hào của người Việt Nam vốn đã nổi tiếng toàn cầu - bỗng chốc lại càng "nổi" hơn với những thông tin bàng hoàng đau đớn trên tất cả những trang báo lớn nhất thế giới; hoặc ít nhất, đối với những nước có công dân tử nạn, Việt Nam đã trở thành một địa chỉ du lịch gây lo ngại.
Còn nhớ cách đây 2 năm, ngày 14/3/2009, một chiếc xe chở đoàn khách du lịch Nga cũng rơi xuống vực Đại Ninh, cướp đi tính mạng của 10 du khách xấu số. Những con người ấy, những gia đình ấy đến với Việt Nam trong sự háo hức mong muốn được khám phá một mảnh đất mới lạ và đẹp đẽ, nhưng những gì họ nhận được thật thảm khốc. Việt Nam mãi trở thành ký ức kinh hoàng với những người may mắn còn lại.
Sẽ có nhiều cách biện minh, lý giải cho những thảm kịch đó "chẳng ai mong muốn", "do số phận", "do rủi ro"... như cách người ta vẫn làm, vẫn quen, và ầm ào cho qua mọi việc; cũng giống như người ta dửng dưng, quen thuộc đến nhàm chán với cảnh "mỗi ngày một trung đội, mỗi tháng một trung đoàn" ra đi vì tai nạn giao thông như ông Táo Giao thông cảnh báo. Có lẽ chỉ ở Việt Nam mới khiến cảm thấy bình thường với những con số như vậy.
Chắc cũng chỉ ở Việt Nam, nơi các đền chùa đình miếu mới tràn ngập người người khấn vái xì xụp, nhà nhà hàng ngày chăm chỉ khói hương cầu khẩn các thánh thần phù hộ cho bản thân họ, gia đình họ được an bình hạnh phúc. Nhưng chắc nếu được hiển linh, thánh thần sẽ nói rằng các con dân xin hãy thôi cầu cúng, rằng chính bản thân thần thánh cũng đang hàng ngày đau đớn tuôn lệ; bởi dù họ đã nỗ lực hết mức, sử dụng hết quyền phép linh thiêng nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người ngày ngày nối nhau đến gặp Diêm Vương vì những sự cố "chẳng ai muốn" đó.
Bởi lẽ, hầu hết những thảm cảnh đó đều do con người tự gây ra, "số phận" nào đó cũng do kẻ tắc trách, coi thường mạng người tạo nên. Không thần thánh nào xúi bẩy kẻ ngang ngạnh cố tình lái xe vượt đường sắt khi tàu sắp đến, khiến cả chục em học sinh chết oan uổng hay những người hạnh phúc trong đám cưới đột ngột phải lìa trần. Những vụ việc đó đã diễn ra nhiều lần, lặp đi lặp lại... lẽ nào "số phận" lại như vậy?
Cũng không thần thánh nào giải quyết được sự ương bướng, ngu ngốc đến vô lý của gã lái xe đưa cả đoàn người vào dòng nước lũ trong đêm tối; và thần thánh cũng đành bất lực tuôn lệ khi biết những du khách Nga chết oan uổng chỉ vì gã lái xe chọn đi tắt qua con đường nguy hiểm. Mấy chục cây số tiết kiệm của anh ta đổi lấy tang thương của bao gia đình; và bây giờ, những người khách phương xa đến với chúng ta lại chết vì một con tàu bục đáy
Xin đừng "hy hữu" nữa!
Khi xe khách trôi theo nước lũ, người ta cũng nói 'sự cố hy hữu'; tàu đâm liên hoàn vào ô tô, vị đại diện cơ quan có trách nhiệm cũng nói "tai nạn hy hữu"; du khách quốc tế đến Việt Nam chết oan, người đại diện đất nước cũng nói "sự cố hy hữu"... mặc nhiên coi những sự xảy ra là việc không thường lệ, không thể khắc phục hay tránh né hoặc sửa chữa; và những sự "hy hữu' đã, đang và vẫn sẽ xảy ra nhiều nữa.
Chỉ vì "hy hữu" nên sau khi thảm kịch xảy ra rồi, không có động thái nào quyết liệt để ngăn chặn thảm họa; ngành du lịch chưa hề có một cuộc tổng kiểm tra phương thức làm ăn của các công ty; những tour tham quan với dịch vụ siêu giảm chi phí và siêu nguy hiểm chưa hề được kiểm tra sâu sát; cũng không có bất kỳ con người hay sản phẩm nào được kiểm điểm rà soát nghiêm khắc để chắc chắn sự "hy hữu" đó không lặp lại. "Hy hữu" mãi là hy hữu, không trở thành bất cứ bài học nào.
Tàu chìm, đương nhiên là sự cố không ai muốn, nhưng vị lãnh đạo địa phương phân bua rằng tất cả những tàu được ngủ đêm trên Vịnh đều là tàu loại sang, được cấp 4 sao, nhưng ông không nói thêm bao lâu chúng được kiểm định chất lượng một lần; và vì thế chắc ông cũng không thể nói chắc còn bao nhiêu chiếc tàu đang chờ bục đáy.
Ông cũng không đề cập đến chuyện năm ngoái, năm 2009 có ba du khách nước ngoài cũng tử nạn trên Vịnh; và ở cương vị của mình ông và các đồng sự đã có những động thái gì để cảnh báo ngăn ngừa tai họa.
Từ "hy hữu" ưa thích có lẽ cần phải được định nghĩa lại, vì ở Việt Nam nó chính là hệ quả của mọi sự tắc trách, thờ ơ, vô cảm và sự coi thường tính mạng con người và pháp luật một cách vô lý.
Cũng như cách sử dụng từ của những người có trách nhiệm làm "hy hữu" đã trở thành "cố hữu".
Có lẽ thay vì tìm ra những phương án, những động thái quản lý giám sát nghiêm ngặt về an toàn cần tức tốc được thi hành; những vị công bộc đất nước lại mải lo phát triển du lịch bằng cách chọn hoa, chọn áo hay chọn rượu để quảng bá giá trị dân tộc. Những những hoa những áo khó làm người ta nhớ, thì những tấn thảm kịch này khiến họ ám ảnh đến suốt đời.
Quốc hoa, quốc phục, quốc tửu... đang được bàn cãi, đang được tiêu tiền... Nhưng có lẽ cái cần nhất nên quan tâm đến quốc nạn, quốc khố, quốc sỉ trước thì hơn, bức thiết hơn.
Đừng để đến lúc vẻ đẹp Việt Nam mãi "tiềm ẩn" còn nguy cơ thì "hiển hiện" mới uể oải hành động, e chừng đã quá muộn!
Tác giả: Đan Hoàng
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thảm nạn: xin đừng “hy hữu” nữa!

Cảm ơn bạn hoan2182 đã đăng bài hay.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [58] [59] [60] [61] [62] [63] [64] ... ›Trang sau »Trang cuối