Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Hôm nay, mình đọc được một bài viết hay. Mình mới nghĩ ra lập cái topic này để mọi người cùng vào đọc... Đọc, nghe, nghĩ và cùng nói ra ý tưởng của mình.

Mọi người đưa những bài báo, bài viết hay vào đây nhé, nhưng lưu ý đưa dần từng vấn đề, tránh việc chưa nói xong ý này, lại nhảy ra ý khác, hi hi, khó theo dõi. Nguội một đề tài hẵng chuyển nhé!

Và ở đây, vì những lý do tế nhị, xin mọi người không đưa ra những vấn đề tôn giáo và chính trị.

Các bác, các chú, anh chị và các bạn.. ủng hộ topic nhé :)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

ĐẠO KINH DOANH

Các nhà kinh doanh mải miết tầm “đạo”. Thêm một cuộc hội thảo vừa được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Đạo Kinh doanh của người Việt”


Vẫn nằm trong không khí gây dựng nền văn hoá doanh nhân diễn ra sôi nổi trong vòng mấy năm nay gắn với cuộc phấn đấu của giới doanh nhân nhằm khẳng định mình trong đời sống xã hội. Vài năm rồi, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận có một “Ngày Doanh nhân” trong năm, như để tái khẳng định lời cam kết của Cụ Hồ ngay sau khi nước nhà độc lập : “Chính phủ và tôi sẽ tận tâm gíup giới công thương trong cuộc kiến thiết này”.


Sự thành đạt bước đầu trong hoạt động kinh doanh càng làm cho những nhà doanh nghiệp phấn chấn muốn hiểu hơn về mình trong lịch sử và hiểu rằng phải có văn hoá, thậm chí phải có “đạo” mới thành công trong kinh doanh. Phải nhận rằng anh chị em doanh nhân rất hào hứng tham dự và lắng nghe cao kiến của các nhà không hoạt động kinh doanh trình bày những luận ly, quan điểm về “đạo kinh doanh”.


Họ thật phấn khởi khi thấy nhà văn hoá nói rằng “Đạo Kinh doanh không phải và không chỉ là vấn đề cách sống,cách làm ăn, cũng không phải chỉ là vấn đề đạo đức cá nhân của người kinh doanh mà là vấn đề xã hội, vấn đề tiền đồ dân tộc. Rằng tầng lớp tiên tiến , có thể tiên tiến nhất trong xã hội ta hiện nay là tầng lớp doanh nhân,vì chính họ, chỉ có họ, mới là người tiếp xúc.vật lộn với những cái mới nhất,nóng bỏng nhất,cập nhật nhất của thế giới, mà là vật lộn sống còn… chính họ đang tạo nên động lực lịch sử cho sự phát triển có tính đột phá của đất nước” (sic).


Họ lại được cười thật to khi nghe một luật gia cho biết rằng xưa kia trong hệ thống luật pháp cổ của Việt Nam không hề có luật dân sự hay thương mại. Cả bộ luật thời Lê nổi tiếng có hơn 7 trăm điều mà chỉ thấy thoáng qua một vài điều chỉnh của pháp luật để phạt kẻ buôn lậu, cân thiếu, làm hàng giả và trốn, nợ thuế.


Tất cả chỉ có một điều dạy dỗ hạng thương gia rằng “nên tuỳ theo thời giá, buôn nơi có bán nơi không ; không được biến hình đổi dạng những đấu thăng, quả cân, cây thước để kiếm thêm lời. Nếu đi thuyền nên cẩn thận chọn bến đậu thuyền khi trú nghỉ; nếu đi đuờng bộ nên cẩn thận trong việc chọn nơi trú trọ; không đuợc giả dạng đi buôn bán rồi tụ họp đồng đảng, đêm đến thì rình mò trộm cướp. Kẻ nào trái luật này, cho phép những người biết hay trông thấy bắt lấy nộp đem lên quan để trị tội”.


Còn một trong những nhà tổ chức quan tâm đến việc phải giáo dục “đạo kinh doanh”cho cộng đồng thì cố gắng đưa ra một phác thảo định nghĩa cho khái niệm mới mẻ ấy trên cơ sở quan niệm “Kinh doanh là kiếm tiền bằng cách phụng sự xã hội, bằng cách dùng sản phẩm hay dịch vụ của mình như phương tiện để giải quyết những vấn đề của xã hội và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn”.


Và nhà tổ chức kiêm gíao dục này còn dày công cho biên soạn và xuất bản cả một bộ sách mấy chục quyển, rút ra từ những tấm gương có thực trên thế giới về các doanh nhân thành đạt và mạnh dạn giới thiệu cả những tấm gương các bậc tiền bối Việt Nam là cụ Lương Văn Can và Bạch Thái Bưởi… Chỉ có điều, với hai cụ của chúng ta đều thuộc về chế độ cũ nên chỉ có lòng yêu nước là sáng ngời còn việc kinh doanh thì chưa ai thành đạt đã đứt gánh giữa đường…


Dù vậy, những doanh nhân dự hội thảo, khi có cơ hội phát biểu đều khao khát muốn có ngay một tuyên ngôn thậm chí một lời tuyên thệ như những người hoạt động trong ngành y có riêng một “lời thề Hypôcrat” về đạo đức nghề nghiệp…


#

# #


Dự buổi hội thảo rồi đâm nghĩ ngợi : liệu kinh doanh có thực là một nghề hay chỉ là một nghiệp ? Vì trong cuộc đời thực thì chỉ có hai hạng người dễ gặp nhiều rủi ro hơn cả là thương gia và chính khách. Họ hay xuất hiện ở những nơi sang trọng nhất và những chốn linh thiêng nhất. Và thật khó kiềm ở họ một lời thề vì họ chính là người tin vào lời thề và sự khó thực hiện lời thề hơn cả?!


Ngồi trong cuộc hội thảo tôi chợt nhớ đến một câu chuyện khác. Vài năm nay, đồng hành với anh chị em doanh nhân tôi hay được mời ngồi trong hội đồng giám khảo để trao các thứ giải có liên quan đến văn hoá doanh nhân. Công việc của tôi đang làm cũng khiến hay phải tiếp một số doanh nhân đang gặp những khúc mắc đối với chính sách hay pháp luật .


Thế rồi, có một bạn doanh nhân tìm đến tôi than vãn về việc ở một địa phương nọ do chính sách của người lãnh đạo dở đã khiến doanh nghiêp của anh chịu biết bao thiệt thòi nay đã đến bờ vực phá sản. Anh hỏi tôi có cách nào để gỡ hay không…


Vậy mà chỉ ít hôm sau,khi tôi có vinh dự được một trung tâm nọ mời lên trao giải cho các “doanh nhân thành đạt” thì bỗng dưng anh lại xuất hiện một cách đầy phấn khởi khi nhận cái “cúp” sáng choang từ tay tôi trao.


Gặp anh ở hậu truờng sân khấu, tôi chưa kịp hỏi thì anh đã giảng giải : “Anh hiểu cho, em vẫn phải đóng vai thành đạt, nếu không thì còn ai tin mà giúp em kinh doanh, nhất là để vượt cái khó khăn lúc này mà rõ ràng không phải lỗi tại em” . Tôi tin lời anh bạn doanh nhân kia là thực .

Cũng vì thế khi phát biểu tại cuộc hội thảo về “Đạo Kinh doanh”, tôi chỉ dám nói về những nhân tố mang tính lịch sử còn ở dạng tiềm năng của qúa khứ. Còn việc tầm đạo là một việc dài lâu và phải có thời mới lập thế. Miễn sao không nhụt cái lòng mải miết tầm đạo thì rồi sẽ “ngộ” ra “đạo” mà thôi

Dương Trung Quốc
08.2007
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Hì... Em đã đọc! Thông báo là em đã đọc để chị biết! Nhưng viết được thì còn phải suy ngẫm nhiều chị ạ! ;)
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nU*

cái trên này là cái j`...dài quá ngại đọc vô cùng
Có 20 thiên thần trên thế giới này, 10 đang ngủ say, 9 đang chơi đùa và 1 đang đọc phần signature này :D
Bạn có biết tại sao giữa các ngón tay của chúng ta có những khoảng cách ko? Câu trả lời giản dị lắm: Đó là để những khoảng trống trên tay bạn được lấp đầy bởi những ngón tay của tớ....
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Chị bây giờ đọc cái gì dài dài, lại nghiêm túc là thấy ...ngại! Hì, tuổi tác , em ạ! Cho nên chắc là không ủng hộ em được rồi!:)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Hì, vậy ra chẳng ai ủng hộ em :(... Thôi vậy, em post vào đây những bài báo em thấy hay... Không ai nói gì thì mình em đọc vậy :((
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Linh

HXT nên gợi ý luôn nhưng điểm cần thảo luận. Như thế, những ai lười (như anh) có thể lúc nào đó cũng sẽ "hăng tiết vịt" nhảy vào viết :)

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Hì, vậy ra chẳng ai ủng hộ em :(... Thôi vậy, em post vào đây những bài báo em thấy hay... Không ai nói gì thì mình em đọc vậy :((
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Linh

@ HXT: Bây giờ hơi tí người ta lại quan trọng hoá thành "đạo". Theo anh chả cần "đạo" gì cả, cứ "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" được, là ok lắm rồi.

Lại còn bắt người kinh doanh phải thề thốt, tuyên thệ... thì đúng là "sáng kiến" chỉ Việt Nam mới có :)

Làm gì cũng vậy, cứ lương thiện, ko làm trái luật là được.

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Họ thật phấn khởi khi thấy nhà văn hoá nói rằng “Đạo Kinh doanh không phải và không chỉ là vấn đề cách sống,cách làm ăn, cũng không phải chỉ là vấn đề đạo đức cá nhân của người kinh doanh mà là vấn đề xã hội, vấn đề tiền đồ dân tộc. Rằng tầng lớp tiên tiến , có thể tiên tiến nhất trong xã hội ta hiện nay là tầng lớp doanh nhân,vì chính họ, chỉ có họ, mới là người tiếp xúc.vật lộn với những cái mới nhất,nóng bỏng nhất,cập nhật nhất của thế giới, mà là vật lộn sống còn… chính họ đang tạo nên động lực lịch sử cho sự phát triển có tính đột phá của đất nước” (sic).
Tào lao! Đây cũng là sự quá trớn, đâm lố bịch. Xưa kia thì bài xích người kinh doanh, coi họ là lũ đầu cơ, con cháu họ bị phân biệt đối xử (thời anh đi học, ai mà khai lý lịch bố mẹ "buôn bán" thì chết rồi, khó lòng mà thi cử tử tế lắm), giờ lại vinh danh họ là "tầng lớp tiên tiến nhất trong xã hội ta hiện nay". Nực cười!

Tầng lớp doanh nhân rất cần cho một quốc gia, nhưng đừng quá đề cao vai trò của họ. Một nước có chút của ăn của để, cái đó rất ok, nhưng dài hạn một chút, có lẽ nên để tâm văn hóa nước ấy có khá khẩm ko?

Cho nên, rất cần những nhà kinh doanh có cái tâm (và cái tầm) văn hoá là vì vậy...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Linh

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Dự buổi hội thảo rồi đâm nghĩ ngợi : liệu kinh doanh có thực là một nghề hay chỉ là một nghiệp ? Vì trong cuộc đời thực thì chỉ có hai hạng người dễ gặp nhiều rủi ro hơn cả là thương gia và chính khách. Họ hay xuất hiện ở những nơi sang trọng nhất và những chốn linh thiêng nhất. Và thật khó kiềm ở họ một lời thề vì họ chính là người tin vào lời thề và sự khó thực hiện lời thề hơn cả?!
Dương Trung Quốc
08.2007
Ý chính khách cần tuyên thệ, ông Dương Trung Quốc đã viết ở một bài khác, kể về thời xưa nội các của Cụ Hồ rất hay tuyên thệ, mà giờ chả thấy Quốc hội, Chính phủ thề thốt gì cả (đại loại như vậy).

Chính khách có lẽ cần tuyên thệ, vì họ ăn lương là để làm theo nguyện vọng và đòi hỏi, nhu cầu của dân. Họ tồn tại được, danh chính ngôn thuận, là do có một "khế ước xã hội" với dân. Nếu họ ko hoàn thành bổn phận đó, hoặc thậm chí, đi trái lại nó, người dân phải có quyền "hạ bệ" họ. Nên họ nên có lời thề, và thực hiện lời thề ấy một cách nghiêm chỉnh.

Còn người kinh doanh, có lẽ cứ tuân thủ luật pháp là đủ, cần gì đến mức phải thề thốt? Làm ăn bậy bạ, lường gạt, thì luật sẽ trừng phạt họ, người tiêu dùng, bạn hàng sẽ bỏ rơi họ... thế cũng đủ mà...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Hoàng Linh đã viết:
@ HXT: Bây giờ hơi tí người ta lại quan trọng hoá thành "đạo". Theo anh chả cần "đạo" gì cả, cứ "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" được, là ok lắm rồi.

Lại còn bắt người kinh doanh phải thề thốt, tuyên thệ... thì đúng là "sáng kiến" chỉ Việt Nam mới có :)

Làm gì cũng vậy, cứ lương thiện, ko làm trái luật là được.



Tào lao! Đây cũng là sự quá trớn, đâm lố bịch. Xưa kia thì bài xích người kinh doanh, coi họ là lũ đầu cơ, con cháu họ bị phân biệt đối xử (thời anh đi học, ai mà khai lý lịch bố mẹ "buôn bán" thì chết rồi, khó lòng mà thi cử tử tế lắm), giờ lại vinh danh họ là "tầng lớp tiên tiến nhất trong xã hội ta hiện nay". Nực cười!

Tầng lớp doanh nhân rất cần cho một quốc gia, nhưng đừng quá đề cao vai trò của họ. Một nước có chút của ăn của để, cái đó rất ok, nhưng dài hạn một chút, có lẽ nên để tâm văn hóa nước ấy có khá khẩm ko?

Cho nên, rất cần những nhà kinh doanh có cái tâm (và cái tầm) văn hoá là vì vậy...

Hì hì, đọc đoạn này, em cũng buồn cười quá. Không hiểu đó là ý của "nhà văn hóa" nào vậy!

Thực ra, em thấy, nói đến chữ "đạo" cũng hay chứ, nhưng phải hiểu sâu sắc cái từ ấy cơ... Đạo kinh doanh thực ra không cần có, mà cần cái đạo làm người... Kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận, nhưng không phải vì mục đích cao nhất đó mà người ta có thể sử dụng mọi phương tiện, chỉ manh mún nhìn cái lợi trước mắt của mình mà quên đi lợi ích của "cộng đồng". Ví dụ đơn giản từ những người trồng rau, bán rau... phun quá nhiều thuốc trừ sâu, người bán hoa quả ướp quá nhiều chất hoá học, người nuôi lợn cho lợn ăn thức ăn tăng trọng, người hàng cơm dùng chất hoá học để ninh thịt cho nhừ nhanh... Họ biết quá những tác hại gây ra cho cộng đồng, cho chính người thân quen của họ nữa, mà họ vẫn làm... Em có người quen trồng chè Thái Nguyên để bán, chị ấy hồn nhiên kể là giữ lại một khoảnh không phun nhiều thuốc trừ sâu nhà dùng, còn thì... phun nhiều và thu hoạch ngay cho nó tươi ngon... lại giữ được lâu...
Những người kinh doanh ở VN, người VN ở nước ngoài nữa,(tất nhiên không phải tất cả) nhiều người tổ chức cạnh tranh không lành mạnh, đạp lên nhau mà đi, tìm những sơ hở của nhau để tiêu diệt, rồi mình thừa thế xông lên...(những cái này.. em đã từng được biết, được chứng kiến, rất đau lòng) Mà phải nói rằng, Pháp luật đôi khi lại có những khe hở khác để họ len vào trục lợi. Nên, nhiều khi, cứ nói "sống và làm việc theo pháp luật" .. ở VN thì... thực sự là một khái niệm mù mờ, tương đối... :(

Việc làm sao con người VN, doanh nghiệp VN có được một triết lý sống, một "đạo" khi hoạt động là điều tưởng buồn cười, mà lại là cần thiết. Nhưng có lẽ, nó phải được xây dựng từ gốc rễ, từ nhà trường, từ ý thức tự giác tự nguyện của con người cơ.

Gần đây em có điều kiện đọc về Nhật Bản, cụ thể là tìm hiểu về tập đoàn Toyota, về người cha đẻ của tập đoàn này là ông Toyoda Sakichi. Em thấy họ đã nâng triết lý kinh doanh của mình thành một "đạo"- đây có thể nói là cái “dĩ bất biến” của công ty này khiến cho những người lãnh đạo công ty có thể “ứng vạn biến” trong mọi thời điểm lịch sử kinh tế. Nó là mục đích cao cả của họat động doanh nghiệp – mục đích cuối cùng là đặt lợi ích của mình trong lợi ích của xã hội và đất nước.
Triết lý sống của Toyoda Sakichi lớn hơn cả mọi nguyên lý kinh tế - triết lý mà ông đã dạy lại cho con trai mình cùng những người sau này đã chung lưng đấu cật xây dựng Toyoda Motor – đó là mục đích cao nhất của mọi hoạt động kinh tế là phục vụ xã hội, làm giàu cho đất nước. Điều đó thể hiện rất rõ ngay từ những ngày đầu tiên, khi ông còn là một chàng trai nghèo với ước mơ cải tiến chiếc máy dệt bằng mọi giá, chấp nhận những thua thiệt về kinh tế để nghiên cứu tìm tòi suốt nhiều năm. Rồi ước mơ làm ra những chiếc ôtô nhãn mác Nhật Bản – Tất cả những hoài bão ấy chưa bao giờ chỉ xuất phát đơn thuần từ mục đích làm giàu cho bản thân và gia đình.

TỪ cái "đạo" ấy mà họ còn có các nguyên tắc rất hay về cách quản lý nhân lực, quản lý quá trình sản xuất v.v. và cả cách đối xử với đối tác, với đối thủ cạnh tranh của mình (hợp tác, giúp đỡ)...

Tóm lại, em thấy kính phục quá! Và mới hiểu tại sao nền kinh tế Nhật Bản lại phát triển nhanh như vậy trong khi sau thế chiến thứ II, họ gần như trở về bắt đầu từ con số 0...

Những doanh nghiệp người Việt nói riêng và con người VN nói chung, theo em, thực sự cần ngộ được cái đạo này.. thì mới có sự nhìn xa hơn cái nồi cơm nhà mình, thì mới sống đẹp và kinh doanh "theo pháp luật" thật sự được.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối