Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [57] [58] [59] [60] [61] [62] [63] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Rào-Nam

Vodanhthi đã viết:
*
Vũ Khoan, nguyên Phó thủ tướng:

"Trao đi đổi lại mọi người cũng đều đồng tình Nhà nước phải tập trung vào ba khâu mà nay hay được gọi là “khâu đột phá”: thể chế, nhân lực và hạ tầng (đó là cách viết trong văn bản chứ ngoài đời người ta nói đơn giản hơn nhiều). Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên thấy nhiều tỉnh nêu ra rất lắm khâu đột phá, có nơi 8-9 khâu(!). Có người nói đùa rằng nếu vậy thì thành cái thúng thủng mất, chẳng khác nào một thời đưa ra nhiều “mũi nhọn” quá hóa thành quả mít!

Người dân tha thiết có được các nhà lãnh đạo: trung, trí, nhân, dũng. Nhưng làm thế nào để chọn được những người như vậy thì người dân cũng chỉ bàn tán cho vui thế thôi chứ có cơ chế nào tham khảo ý kiến người dân đâu"


(Báo Tuổi Trẻ)
Hết thời đại HCM là stop here!!!

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Khánh Hòa: Bí thư tỉnh giảng bài được trả 700.000 đồng/buổi

SGTT.VN - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa công bố quyết định về việc chi thù lao cho giảng viên, báo cáo viên, có hiệu lực trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Bí thư tỉnh ủy có mức thù lao 700.000 đồng/buổi. Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, phó Bí thư tỉnh ủy, giáo sư, chuyên gia cao cấp, tiến sĩ khoa học: 560.000 đồng/buổi. Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên chính: 420.000 đồng/buổi. Trưởng, phó ban, ngành, sở của tỉnh, bí thư, phó bí thư, chủ tịch HĐND, UBND huyện, thị xã, TP, chuyên viên cao cấp: 350.000 đồng/buổi. Chuyên viên chính, trưởng, phó phòng cấp tỉnh và huyện: 200.000 đồng/buổi. Chuyên viên cấp tỉnh và huyện (ngoài các đối tượng kể trên): 150.000 đồng/buổi. Giảng viên, báo cáo viên cấp xã: 100.000 đồng/buổi.

Thù lao một buổi giảng bài được tính theo 5 tiết học, bao gồm cả việc soạn giáo án và tiền ăn của giảng viên, báo cáo viên.


Lan Trang
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/tn01.jpg
http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/tn02.jpg

Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chuyện xưa chẳng cũ về một nếp nhà

Tôi chỉ muốn kể một câu chuyện giản dị, để nói về một giá trị rất thiêng liêng. Ở Quảng Nam, đến nay vẫn truyền tụng câu chuyện này về bà mẹ cụ Hoàng Diệu: Khi ra làm tổng đốc Hà Nội, có lần Hoàng Diệu gửi về tặng mẹ ở Gò Nổi, Điện Bàn quê hương mấy thước lụa, chắc là lụa nổi tiếng Hà Đông. Chỉ ít lâu sau, Hoàng Diệu nhận được gói lụa mẹ gửi trả, trong đó có gói thêm một cái roi dâu. Ở quê Gò Nổi thời bấy giờ, người vẫn thường dùng roi dâu đánh khi dạy con hư. Ý mẹ đã rõ quá rồi: “Mày ra làm quan phải lấy chữ thanh liêm làm đầu, tiền đâu mà mua được lụa quý thế này!” Ta biết lúc Hà thành thất thủ, trước khi tử tiết, người anh hùng đất Quảng ấy đã đặt bàn thờ quay về hướng nam quê hương sụp lạy mẹ vì đã bất hiếu đành chết sớm không còn phụng dưỡng được mẹ già. Và ở quê, khi được tin Hoàng Diệu hy sinh, vợ ông vẫn là một người nông dân nghèo tần tảo đang đi cấy ngoài đồng đã gục xuống ngất đi…

Chuyện đã xưa, nhưng hẳn người Hà Nội, và người cả nước nữa, trước hết những người “ra làm quan” hôm nay nên biết câu chuyện này. Để mà suy gẫm trên con đường hoạn lộ quang vinh của mình. Suy gẫm về cả xã hội.


Nhà văn Nguyên Ngọc
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy


Cảm ơn bạn vodanhthi đã nhắc lại câu chuyện này về cụ Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu.
Mẩu chuyện ngắn mà đọc cảm động quá. Bài học từ thực tế, tính giáo dục rất cao. Nhưng ai là người lấy đó làm gương bây giờ đây?

Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hoang mang vì bị... cướp tóc

TT - Một nhóm khoảng sáu người nói giọng miền Bắc gần đây xuất hiện tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang vào những ngày cận Tết Nguyên đán để hỏi mua những mái tóc dài của phụ nữ nông thôn. Họ đi trên những chiếc xe gắn máy theo từng cặp nam nữ, rảo khắp các ngả đường. Và sau việc mua tóc là... cướp tóc.


Chị Nguyễn Thị Hữu L., ở ấp Đông Phú, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, đã bị các đối tượng mua tóc thộp mái tóc của mình ít nhất hai lần. “Họ dạn dĩ đến mức dừng xe lại và bước thẳng vào nhà, miệng hỏi mua tóc thì tay đã thộp mái tóc để... xởn” - chồng chị L. bức xúc.

Có một lần chị L. đang đi trên đường thì có hai đối tượng chạy xe gắn máy chặn đường hỏi mua tóc, chị vừa từ chối thì các đối tượng này giơ tay thộp ngay mái tóc định cướp. Chị hoảng loạn và bỏ chạy. Người dân gần đó nghe la nên chạy lại ứng cứu thì các đối tượng này nhảy lên xe chạy mất.

Chị Phan Thị Giàu bực mình kể: “Tui đang đứng trong nhà, họ dừng xe lại bước thẳng vào nhà và thộp ngay đầu tóc của tui xổ ra mân mê và hỏi mua. Tôi bực mình mắng cho một trận, họ nhảy lên xe chạy tuốt, nhưng sau đó vài ngày lại có mấy người khác đến hỏi mua tiếp”.

Sau khi chính mình bị “nạn” và nghe thông tin có người bị cướp tóc, chị Giàu đã đi thông báo cho những hộ lân cận, nhắn những thiếu nữ có mái tóc dài trong xóm, nhất là các em học sinh, hãy cảnh giác khi bước chân ra đường.

Trao đổi với chúng tôi về thông tin mua tóc, cướp tóc, ông Nguyễn Văn Bảy, chủ tịch UBND xã Đông Phước, tỏ ra ngỡ ngàng. Ông cho biết gần đây có nghe thông tin trên báo chí, nghe có xuất hiện hiện tượng này trên địa bàn nhưng chưa nghe người dân phản ảnh chính thức. “Chúng tôi sẽ chỉ đạo các ngành chức năng rà soát, nắm lại tình hình, xem động cơ mua tóc là gì, vì sao người dân lại bán tóc...”.

Chị Nguyễn Kim Hà, phụ giúp tại một nhà trọ ở thị trấn Ngã Sáu, cho biết nhóm người này có tất cả sáu người, thuê hai phòng trọ. Sáng sớm họ lên đường, tối mịt mới trở về nghỉ ngơi, khi rời khỏi phòng họ đều mang theo bao đựng tóc đã mua được.

Chị Hà nói trước khi nhóm người này đến Hậu Giang thì họ đã hoạt động tại tỉnh Đồng Tháp, sau đó về Sóc Trăng và những tỉnh còn lại để tiếp tục săn lùng tóc phụ nữ.

PHƯƠNG NGUYÊN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=480600

Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Dạy phụ đạo cũng bị đánh thuế

TT - Nhiều giáo viên ở TP Tân An (Long An) bức xúc trước thông báo của ngành thuế: “Sẽ truy thu thuế dạy thêm (thuế thu nhập cá nhân) ở các trường từ năm học 2009-2010 trở về sau”.

Bà Lê Thị Thủy, hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng, cho biết từ năm 2009 đến nay nhà trường tổ chức phụ đạo cho học sinh lớp 6, 7, 8 và 9 theo yêu cầu của phụ huynh. Để bù đắp công sức của giáo viên bỏ ra và bồi dưỡng bảo vệ giữ xe, nhà trường có thu 25.000 đồng/học sinh/tháng. Riêng đối với học sinh nghèo, trường không thu. Khoản thu này đã chi hết cho giáo viên, hiện có người đã nghỉ hưu nên không thể nào bắt họ nộp thuế.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, đội trưởng đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế - Chi cục Thuế TP Tân An, xác nhận việc thu thuế thu nhập cá nhân đã có hiệu lực từ đầu năm 2009 nhưng mãi đến khi có hai trường trung học phổ thông trên địa bàn đến đăng ký nộp thuế thì Chi cục Thuế mới yêu cầu tất cả các trường kê khai.

Trước mắt Chi cục Thuế chỉ truy thu thuế thu nhập cá nhân của giáo viên năm 2010. Còn năm 2009 sẽ xem xét sau khi các trường kê khai đầy đủ.

TƯỜNG VÂN
 (Báo Tuổi Trẻ 9.2.2011)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Tội phạm bẩn thỉu

TT - Từ mồng 1 tết đến nay, nạn rải đinh lại rộ lên trên các tuyến đường từ quận 2 kéo dài đến Thủ Đức (TP.HCM) và vắt qua Bình Dương. Kết quả là hàng trăm người dân mất hứng du xuân do xe cán phải đinh bể bánh (trong số này có người vì cán đinh mà suýt bị tai nạn cướp đi sinh mạng) và một “đinh tặc“ bị các hiệp sĩ bắt cướp bắt quả tang tại Bình Dương mồng 5 tết.

Đây không phải là cái tết đầu tiên nạn “đinh tặc” lộng hành và tệ nạn rải đinh không phải chờ đến tết mới xuất hiện mà nó đã có mặt suốt các tháng trong năm trên các tuyến đường, đặc biệt là quốc lộ tại hai tỉnh thành là Bình Dương và TP.HCM. Người dân đi lại trên tuyến đường này không thể kể hết nỗi thống khổ mà họ phải chịu đựng từ “đinh tặc”.

Vậy công lý đang ở đâu khi kẻ thủ ác nhởn nhơ kiếm sống, còn người đi đường - nạn nhân phải chịu cảnh thống khổ ấy lặp đi lặp lại? Bỗng dưng trên công lộ có kẻ ngang nhiên rải hàng nắm đinh khiến người đi xe máy bể bánh để cho những kẻ vá xe kiếm sống thoải mái, trong khi cơ quan công quyền chưa xử lý triệt để, ngoại trừ vài anh hiệp sĩ và các cán bộ Đoàn đi hút đinh.

Ai cũng thấy rõ “đinh tặc” là một loại tội phạm hình sự và không phải bỗng dưng trong xã hội lại khơi khơi xuất hiện loại tội phạm này. Rõ ràng quyền lợi trực tiếp của chúng gắn bó chặt chẽ với các tiệm vá xe bên đường. Một hiệp sĩ chuyên theo dõi “đinh tặc” ở Bình Dương đã phát biểu: “Có người từ hai bàn tay trắng, thuê mặt bằng mở tiệm sửa xe, bây giờ mua hẳn hai căn nhà tại thị xã Thủ Dầu Một”.

Còn ông chủ tịch thị xã này thì nói: ”Họ (không biết ý ông muốn nói là kẻ rải đinh hay kẻ vá xe, hay cả hai kẻ ấy?) kiếm bạc triệu mỗi ngày”. Người ta khó có thể tưởng tượng được trên đoạn đường mấy cây số từ Trường đại học Nông lâm đến ngã tư Gò Dưa (Thủ Đức) lại mọc lên đến 60 tiệm vá sửa xe.

Và trên đoạn đường này, việc kiếm tiền trên sinh mạng đồng loại vẫn tiếp tục mỗi ngày, như trong ngày hôm qua có đến hàng chục cú điện thoại gọi qua đường dây nóng của Tuổi Trẻ báo tin về nạn rải đinh.

Doanh gia Huỳnh Uy Dũng, giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam với khu du lịch hoành tráng nhất Bình Dương, đã phải bực bội thốt lên: “Kiểu rải đinh ra đường hại người kiếm tiền này vô cùng bẩn thỉu”.

Và trong lúc ông này treo thưởng chục triệu đồng cho ai bắt được một “đinh tặc” thì các bạn nên gõ nhẹ vào Google sẽ thấy xuất hiện 1 triệu lẻ 60 kết quả về “đinh tặc”.Và nạn “đinh tặc” ở VN đã quốc tế hóa vì được dịch ra tiếng Anh.

Trong một phóng sự về sự lộng hành của “đinh tặc” đăng ở số báo ngày 30-12-2010, Tuổi Trẻ có dẫn lời đại tá Lê Anh Tuấn - chánh văn phòng Công an TP.HCM - nói rằng: ”Ban giám đốc Công an TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo cụ thể về vấn đề phòng chống nạn rải đinh trên các quận huyện và có kế hoạch triển khai các biện pháp giải quyết tình trạng này. Nếu xảy ra nạn rải đinh trên địa bàn quận nào thì trưởng công an quận đó phải chịu trách nhiệm”.

Thế nhưng từ đó đến nay, nạn rải đinh vẫn liên tục rộ lên và người dân chưa thấy có hành động kiên quyết nào từ phía công an đối với bọn “đinh tặc”. Hệ thống công quyền của đất nước này không bao giờ bỏ mặc số phận người dân trong tay bọn tội phạm, cũng như không bao giờ để người dân dồn hết kỳ vọng vào lòng tốt của những hiệp sĩ tay không bắt cướp.

Đừng để người dân tự hỏi quyền lực trấn áp của chế độ đang ở đâu khi hệ thống công an tỏa nhánh đến từng khu phố, đường hẻm. Người dân đang trông chờ vào nghiệp vụ và lòng nhiệt tâm của lực lượng công an hơn bao giờ hết để loại trừ bọn tội phạm “đinh tặc” cỏn con và bẩn thỉu kia ra khỏi đời sống xã hội, trả lại niềm tin cho họ về sự trong sạch vốn có của cuộc đời này!

NGUYỄN VỸ DU (TT)
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

*
Tại website “Văn học quê nhà” ngày 11.6.2011, nhà thơ Kim Chuông đã viết:

“Trong lịch sử phát triển lâu dài và liên tục, trên thế giới hiếm thấy một dân tộc nào lại có một thời đại thi ca cao vọng và sang trọng của các thi sĩ từ bậc đế vương đến nhiều tên tuổi trên các lĩnh vực đời sống xã hội ở nhiều triều đại như đất nước Việt Nam.”
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [57] [58] [59] [60] [61] [62] [63] ... ›Trang sau »Trang cuối