Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [55] [56] [57] [58] [59] [60] [61] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 24/01/2011 01:20
Có 1 người thích
Vodanhthi đã viết:Đơn giản thôi: sính ngoại mà!Đăng_Kha đã viết:
Quả là chuyện học giữa "ta" và Tây còn khác nhau nhiều quá, từ cách tiếp cận kiến thức cho đến chọn lọc kiến thức để học. Và thêm một điều đáng nghiền ngẫm, tại sao Tây họ lại tìm hiểu một cách say mê, một cách tường tận văn hóa nước ta vậy mà chúng ta lại có quá ít cơ hội, quá ít thời gian để tìm hiểu học hỏi văn hóa nước mình!
Hồng Hạnh
Kết luận đáng suy gẫm.
Ngày gửi: 24/01/2011 01:24
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Tuấn Khỉ vào 24/01/2011 01:25
Có 3 người thích
ngh.mai đã viết:Tôi nghĩ không đơn giản chỉ là sính ngoại.Vodanhthi đã viết:Đơn giản thôi: sính ngoại mà!Đăng_Kha đã viết:Kết luận đáng suy gẫm.
Quả là chuyện học giữa "ta" và Tây còn khác nhau nhiều quá, từ cách tiếp cận kiến thức cho đến chọn lọc kiến thức để học. Và thêm một điều đáng nghiền ngẫm, tại sao Tây họ lại tìm hiểu một cách say mê, một cách tường tận văn hóa nước ta vậy mà chúng ta lại có quá ít cơ hội, quá ít thời gian để tìm hiểu học hỏi văn hóa nước mình!
Hồng Hạnh
Ngày gửi: 24/01/2011 03:21
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Đăng_Kha vào 24/01/2011 03:23
Có 2 người thích
Ngày gửi: 24/01/2011 03:51
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 24/01/2011 03:52
Có 5 người thích
Vodanhthi đã viết:Cái câu, làm người tốt trong lặng lẽ - ý này thật là hay, nhưng nếu là một bài viết khác, với những dẫn chứng khác.Lặng lẽ làm người tốt
“Mẹ không rầy con vì con ngoan, phải không mẹ? Nhưng con lại thích được... mẹ rầy, vì như thế mẹ mới quan tâm, yêu thương con trọn vẹn”.
Tôi đã giật mình khi nghe con gái lớn thủ thỉ như vậy. Cháu năm nay đang học lớp 9, rất ngoan ngoãn và lễ phép, biết giúp tôi làm việc nhà và trông em. Vì con… quá ngoan nên tôi ít phải trò chuyện tâm tình với cháu, càng ít có “cơ hội” rầy la cháu, vì mọi việc tôi giao cháu đều sắp xếp ngăn nắp đâu ra đó. Tôi có nói với cháu thì cũng là… truyền đạt mệnh lệnh, nhờ làm việc này việc kia, hoặc khen cháu vài câu khách sáo.
Đúng là tình cảm mẹ con hơi lạnh nhạt, nhưng một phần vì tôi quá bận rộn, cũng do cháu quá chỉn chu nên những cuộc trò chuyện mang tính chất tâm tình cởi mở, hoặc cọ sát để thấu hiểu phần sâu khuất trong tâm hồn mỗi người hầu như không có. Làm con ngoan phải chịu thiệt thế sao?
Con gái tôi kể, lớp nó có bạn này không làm bài ở nhà, bạn kia hay nói tục. Các bạn đó đều được cô giáo phân công những bạn ngoan giỏi hơn kèm cặp. Con gái tôi cũng phải làm “đôi bạn cùng tiến” với một bạn cá biệt trong lớp. Nhiệm vụ của nó là kiểm tra, đôn đốc bạn này làm bài, học bài và báo cáo tình hình học tập của bạn cho cô giáo hàng tuần. “Làm học sinh cá biệt sướng thật, lúc nào cũng có người lo lắng…”, con gái tôi nói.
Tôi thấy lo vì suy nghĩ này của con. Chẳng lẽ nó lại muốn mình trở nên tồi tệ hơn bây giờ? Chẳng lẽ nó hối hận vì đã là người tốt? Vẫn biết, xã hội cần dành nhiều hơn sự quan tâm, ưu ái đến những mặt còn khiếm khuyết trong đời, nhưng liệu chúng ta đã thật sự hành xử khéo léo trong việc này để không gây ra những ngộ nhận về lối sống, hành vi ứng xử cho trẻ?
Nó còn kể tôi nghe chuyện xảy ra ở lớp học Anh văn của nó. Hôm đó, thầy giáo đã hỏi cả lớp: “Để được người lớn tha lỗi, các em phải làm gì?” Hầu hết các bạn trong lớp nó đều trả lời: phải biết thành khẩn nhận lỗi, tỏ ra ăn năn hối lỗi, hứa sẽ không tái phạm… Con gái tôi không tham gia phát biểu ý kiến, nhưng về nhà lại nói với tôi: “Con rất muốn nói với thầy rằng, để được người lớn tha lỗi thì trước hết trẻ em phải… phạm lỗi”.
Điều này nghe có vẻ phá cách, ngược ngạo nhưng ngẫm kỹ thì không phải là không có lý. Xã hội nói chung thường nhân ái, bao dung với những hoàn cảnh lầm lỡ biết “quay đầu là bờ”. Nhưng cũng có những hoàn cảnh một lần và… mãi mãi cứ lầm lỡ, khiến lòng vị tha của cộng đồng bị thử thách quá mức. Người lớn có thể tặc lưỡi cho qua, xem như một phần tiêu cực không thể khắc phục của xã hội. Nhưng trẻ nhỏ lại rất dễ bị ảnh hưởng, nhầm lẫn giữa cái ranh giới mập mờ thiện – ác, xấu – tốt.
Chúng có thể chỉ nhận xét đơn giản: người tốt được xã hội kính trọng… trong lặng lẽ, trong khi người chưa tốt có thể lại được mở rộng vòng tay đón chào. Chúng chưa hiểu được rằng xã hội không thể lãng phí công sức, thời gian để khắc phục, chỉnh sửa những gì đã hoàn hảo. Thế nên chúng chỉ nghĩ đơn giản: hãy phạm sai lầm để mong được yêu thương!
Tôi sẽ dành thời gian nhiều hơn cho con để xoá đi những suy nghĩ “lệch chuẩn” này trong con. Tôi sẽ bảo con rằng hãy cứ làm người tốt, dẫu trong lặng lẽ, để xã hội bớt đi một gánh nặng lo toan và cuộc đời bớt phải chỉnh sửa một khiếm khuyết. Sự yêu thương, kính trọng mà xã hội dành cho người tốt, dù có trong thầm lặng, nhưng lại có sức lan toả và đầy nhân bản. Đó cũng là lý do để ta không thấy thiệt thòi khi làm người tốt.
Vân Phúc Thịnh (Báo SGTT)
Hãy cứ làm người tốt, dẫu trong lặng lẽ, để xã hội bớt đi một gánh nặng lo toan và cuộc đời bớt phải chỉnh sửa một khiếm khuyết.
Ngày gửi: 24/01/2011 05:02
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Tuấn Khỉ vào 24/01/2011 05:05
Có 3 người thích
Hoa Xuyên Tuyết đã viết:Nhân đọc các ý kiến của Hoa Xuyên Tuyết mà ngẫm nghĩ viết ra mấy câu thế này:
...
Chính vì thế, người lớn hãy bỏ thói quen là người được quyền "tha lỗi" cho trẻ, hay là người đưa ra hình phạt mỗi khi trẻ hư - như thể chúng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Người lớn là người hướng dẫn chúng, và cùng chúng vượt qua những sai lầm. Muốn thế, người lớn phải là một người bạn với trẻ, thật sự, không phải là người ban phát cuộc sống cho trẻ: mẹ đẻ con ra, mẹ có quyền với con, và con ngoan để mẹ đỡ "một gánh nặng lo toan" như bà mẹ đã viết!!!
Ngày gửi: 24/01/2011 06:15
Có 2 người thích
Tuấn Khỉ đã viết:Bác Tuấn đã nói vậy thì em xin phép được nói luôn:ngh.mai đã viết:Tôi nghĩ không đơn giản chỉ là sính ngoại.Vodanhthi đã viết:Đơn giản thôi: sính ngoại mà!Đăng_Kha đã viết:Kết luận đáng suy gẫm.
Quả là chuyện học giữa "ta" và Tây còn khác nhau nhiều quá, từ cách tiếp cận kiến thức cho đến chọn lọc kiến thức để học. Và thêm một điều đáng nghiền ngẫm, tại sao Tây họ lại tìm hiểu một cách say mê, một cách tường tận văn hóa nước ta vậy mà chúng ta lại có quá ít cơ hội, quá ít thời gian để tìm hiểu học hỏi văn hóa nước mình!
Hồng Hạnh
Ngày gửi: 24/01/2011 06:21
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Tuấn Khỉ vào 24/01/2011 06:23
Có 1 người thích
ngh.mai đã viết:Điều bạn nói không ăn nhập với điều ta bàn!Tuấn Khỉ đã viết:Bác Tuấn đã nói vậy thì em xin phép được nói luôn:ngh.mai đã viết:Tôi nghĩ không đơn giản chỉ là sính ngoại.Vodanhthi đã viết:Đơn giản thôi: sính ngoại mà!Đăng_Kha đã viết:Kết luận đáng suy gẫm.
Quả là chuyện học giữa "ta" và Tây còn khác nhau nhiều quá, từ cách tiếp cận kiến thức cho đến chọn lọc kiến thức để học. Và thêm một điều đáng nghiền ngẫm, tại sao Tây họ lại tìm hiểu một cách say mê, một cách tường tận văn hóa nước ta vậy mà chúng ta lại có quá ít cơ hội, quá ít thời gian để tìm hiểu học hỏi văn hóa nước mình!
Hồng Hạnh
Muốn cai trị một dân tộc nào thì trước hết phải nắm được văn hoá của dân tộc ấy. Muốn bảo vệ dân tộc nào thì trước hết phải bảo vệ văn hoá của họ!
Ngày gửi: 24/01/2011 07:28
Có 3 người thích
Ngày gửi: 24/01/2011 08:22
Có 5 người thích
Ngày gửi: 24/01/2011 08:26
Có 4 người thích
Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [55] [56] [57] [58] [59] [60] [61] ... ›Trang sau »Trang cuối