Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [64] [65] [66] [67] [68] [69] [70] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Rào-Nam

Trưa nay 12-3, hãng tin Kyodo cho hay số người chết do động đất và sóng thần lên tới 1.600 người. Một vụ nổ tại lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 đã xảy ra làm 4 người bị thương.


Sáng sớm nay lại xảy ra một cơn dư chấn mạnh 6,8 độ richter ở ngoài khơi.

Nhật đã ban bố tình trạng khẩn cấp đối với 5 lò phản ứng hạt nhân, phóng xạ cao gấp 8 lần quanh khu vực nhà máy. Các chuyên gia điều hành Tổ số 1 của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã vật lộn để giảm nhiệt độ và áp suất bên trong lò phản ứng sau khi trận động đất kèm sóng thần khủng khiếp làm mất nguồn điện và làm hỏng máy phát dự phòng, khiến hệ thống làm mát lõi phản ứng cũng dừng hoạt động.

Các chuyên gia trong ngành đánh giá mất khả năng làm mát lõi phản ứng là sự cố thuộc dạng nguy hiểm nhất tại nhà máy điện hạt nhân.

Ngay lập tức, 3.000 người dân ở quanh nhà máy trong phạm vi 3km được lệnh sơ tán khẩn cấp nhưng sau đó vùng sơ tán phải mở rộng đến 10km khi các chuyên gia đo được mức độ phóng xạ cao gấp 8 lần bình thường ở bên ngoài lò phản ứng và gấp 1.000 lần so với thông thường bên trong phòng điều khiển của Tổ số 1.

Đây là bài học nhắc nhở Việt Nam đầu tiên khi chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhìn người Nhật phản ứng trước động đất, nghĩ về ta



SGTT.VN - Các con số thương vong và thiệt hại do động đất và sóng thần gây nên ở Nhật đang tăng từng giờ. Tới chiều 12.3, ước tính khoảng 1.300 người đã tử vong vì thảm họa này. Tổn thất chưa dừng lại ở đây, vì các dư chấn đang báo hiệu những trận động đất kế tiếp. Đó là chưa kể nguy cơ rò rỉ hạt nhân, phóng xạ từ hai lò phản ứng hạt nhân tại miền Đông nước Nhật, do ảnh hưởng của động đất.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=134614
Người dân Nhật Bản bình tĩnh ứng phó với những trường hợp xấu nhất. Ảnh: Reuters



Nhìn từ trận động đất, có thể thấy văn hóa, tư duy và cách hành xử của người dân cũng như lãnh đạo Nhật đã làm thảm họa này giảm thiểu được mức độ thiệt hại trước thảm hoạ động đất kinh hoàng. Đó chính là sự phối hợp nhịp nhàng, gấp rút và bài bản của chính quyền, truyền thông cũng như người dân trước thảm họa.

Lãnh đạo: dẹp hết mọi chuyện để lo cho dân
Thời điểm xảy ra động đất, Quốc hội Nhật đang họp chất vấn Thủ tướng về việc từ chức, nhưng Chính phủ Nhật đã thành lập ngay lực lượng phản ứng nhanh. Thủ tướng Naoto Kan lập tức chỉ đạo các bộ trưởng phải tìm mọi cách đảm bảo an toàn cho người dân. Các cuộc họp khẩn của nội các tập trung đảm bảo các nhu cầu thiết yếu như điện, nước và cung cấp thông tin chuẩn xác cho người dân.

Mọi nguồn lực cảnh sát, lực lượng phòng vệ và cục Bảo vệ bờ biển đều được huy động để đến các vùng bị nạn tham gia cứu hộ.

Đích thân Thủ tướng Kan và tổng thư ký nội các Edano đã mặc quần áo kaki màu xanh dương (trang phục tác nghiệp ở Nhật) xuất hiện trên truyền hình để trấn an dân chúng và công bố những biện pháp khẩn cấp của Chính phủ. Hàng ngàn cư dân sống gần nhà máy điện hạt nhân đã được di tản ngay để tránh thảm họa...

Thủ tướng Kan kêu gọi mọi người bình tĩnh giúp đỡ lẫn nhau, đồng thời ra lệnh cho đội tự vệ - quân đội Nhật tận dụng mọi biện pháp cứu trợ. Các tàu chiến được điều động từ miền Nam lên miền Bắc để tham gia cứu hộ.

Tổng thư Ký Edano lên tiếng khuyến cáo người đừng vội về nhà, vì hệ thống giao thông tê liệt. Vì vậy hàng vạn người dân Nhật đã chấp nhận nán lại qua đêm tại trường, công sở, nhà ga, những nơi công cộng dù ai cũng nóng lòng muốn về nhà bên cạnh người thân.

Người dân: không tranh giành, dẫm đạp, hoảng loạn…
Những người mới đến Nhật mà thấy bàn ghế rung, đồ vật chao đảo thì chắc sẽ vì sợ mà bỏ chạy trong hoảng loạn, thậm chí xô đẩy, dẫm đạp lên nhau hòng thoát thân, gạt người khác ra rìa. Nhưng dân Nhật đã quen với dư chấn động đất thì thấy đó là “chuyện thường ngày” và họ đã được chuẩn bị kỹ cho tình huống này.

Heather Powell, một phụ nữ Mỹ đi công tác tại Tokyo vào thời điểm xảy ra động đất, kể lại: “Ngay khi mặt đất vừa rung chuyển, cửa kính vỡ khắp nơi, cảnh sát đã xuất hiện và kêu gọi người dân chạy ra khỏi các tòa nhà cao tầng. Cảnh sát và lực lượng tự vệ hướng dẫn đám đông tìm nơi an toàn để dừng chân, cung cấp nước suối và túi ngủ cho mọi người”. Tuy thảm họa xảy ra bất ngờ, nhưng mọi người hành xử rất có trật tự, dù sợ hãi nhưng không có tranh giành, dẫm đạp hay hoảng loạn. “Đây là điều đáng ngạc nhiên”, bà nhận xét.

Nhận xét về điều này, trong một bài viết gửi báo chí, bạn Trần Tuấn Anh, du học sinh tại Nhật cho rằng “cảm giác phản ứng nhanh để thoát hiểm, vốn đã được thực hành trong các đợt diễn tập, nhờ đó biết vượt qua cảm giác hoảng loạn để bình tĩnh đối phó với hoàn cảnh”.

“Không có cảnh la lối, tranh giành. Mọi người đều bình tĩnh, trật tự, trước và sau khi động đất xảy ra. Người dân vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt lên xe buýt (lúc này, xe buýt là phương tiện công cộng duy nhất còn có thể hoạt động), kiên nhẫn xếp hàng chờ gọi điện thoại công cộng (vì hệ thống thông tin di động bị tắc nghẽn hoàn toàn).

Với những người dân không về nhà được, họ vẫn bình tĩnh vào trú tạm tại các địa điểm công cộng được chính quyền bố trí (như trường học, nhà thi đấu...) trong trật tự và bình thản. Không khí sơ tán tại các trường học, bệnh viện... rất gọn gàng, khẩn trương và hiệu quả”.

Bá Nha (Los Angeles Times, Reuters, NHK)


Đối diện với các sự cố như động đất nhẹ, cháy nhà, chìm thuyền…người ta chứng kiến không ít người Việt Nam hốt hoảng, tranh giành, chen lấn, dẫm đạp mong thoát thân. Qua một số vụ cháy nhà, động đất nhẹ vừa qua tại TP.HCM hay vụ chìm tàu du lịch tại Cần Thơ cho thấy rõ điều đó.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Đọc và ngẫm




            Lâu lắm rồi, thời còn ngồi trên ghế nhà trường, trong một tiết học chính trị, tôi được nghe một sự so sánh về người dân VN mình với người Nhật, khá hay. Không còn nhớ thầy giáo hay diễn giả nào nói với chúng tôi, đại khái như thế này: Có một người Nhật nào đó đã nói  "Sau 1975, người Việt Nam  các bạn quá vui mừng với chiến thắng nên đi trên mây, ngẩng quá cao đầu thế nên không nhìn thấy những gì trước mặt và sự gồ ghề, mấp mô của mặt đất, vì vậy các bạn đã bị vấp khá đau. Còn người Nhật chúng tôi, sau Đại chiến Thế giới Thứ II, chúng tôi cúi gằm mặt xuống để nhìn rõ hơn, sâu hơn vào thất bại, sai lầm và những đau thương của đất nước mình, dân tộc mình để rút ra kinh nghiệm mà từ đó đi lên, làm lại từ đầu".

                Tất nhiên ai cũng biết mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng dùng chính điều người Nhật nói để lý giải  sự vươn cao, nhanh và xa của nước Nhật từ trên một bãi tàn tro khổng lồ, gần như là một con số không vĩ đại mà Thế chiến thứ II gây ra cho Nhật Bản thì chúng ta vẫn thấy thật có lý.

             Sau "thảm hoạ kép": trận động đất, sóng thần lịch sử ngày 11/3/2011 và nguy cơ của cháy nổ các lò phản ứng hạt nhân, nhiễm phóng xạ, có nói một nước Nhật tan hoang hiện ra trước mắt toàn thế giới cũng không có gì là nói quá. Mức độ tàn phá mà tai hoạ kép đó gây ra cho cả vùng đông bắc rộng lớn-hòn đảo chính của Nhật quá nghiêm trọng và phạm vi bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp là quá lớn. Thiên tai  quả đã giáng cho cả nước Nhật một đòn chí mạng!





Một số hình ảnh trên các báo về hậu quả động đất, sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật



             Người ta-trong đó có con người nhỏ bé là tôi-đọc báo, xem thời sự trên truyền hình, trên mạng vừa rùng mình vì sợ hãi vừa đau lòng cho bao số phận người dân Nhật, nước Nhật, vừa tự hỏi: nếu là mình, đất nước mình lâm thế ấy thì phải sống làm sao, đối phó làm sao, giải quyết thế nào để khắc phục hậu quả và vực vậy nền kinh tế và quan trọng nữa:  tránh được đại loạn??? Mặt khác, lạ thay, lại thấy ấm lòng! Một làn hơi ấm nóng lan toả khắp châu thân, tâm hồn khi nhìn từ nghịch cảnh đau thương ấy của nước Nhật một sự trật tự, một trạng thái tinh thần tự chủ gần như đạt đến mức bình thản thật đáng kinh ngạc, để đối diện với tang tóc thê lương! Khắp nơi trên nước Nhật, đặc biệt là ở ngay vùng bị tàn phá, nhìn đâu người ta vẫn thấy cảnh người dân Nhật xếp hàng một cách trật tự, bình tĩnh, điềm đạm để nhận nước uống,  mua thực phẩm, dầu và vé tàu xe. Không hề có cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật, sốt ruột để cáu gắt, nguyền rủa, chửi bới lẫn nhau mà báo chí bảo là có đầy sau hiểm họa, thiên tai ở các nước trên thế giới: Mỹ, Pháp, Anh, New Zealand v.v...



Mọi người xếp hàng trước cửa một siêu thị ở Sendai, phía đông bắc Nhật Bản.




Mọi người xếp hàng để nhận dầu hỏa tại Hitachi.




Người dân xếp hàng để được phân phát lương thực tại một siêu thị ở in Ogawara, tỉnh Miyagi.




Người dân lấy từng chai nước sạch tại một công viên ở thành phố Koriyama, tỉnh Fukushima.



             Một thái độ sống thật lịch sự, văn minh,  đầy ắp nhân tính nhân văn, đó là chưa nói đến sự gồng mình, chung lưng để giúp đỡ lẫn nhau, bảo vệ, che chở cho nhau. trong và sau hoạn nạn.  Những người Nhật thoát chết trong gang tấc, được cứu sống mà thương tích đầy mặt mũi, tay chân khi nói về mình đã vật lộn như thế nào để sống sót, nhắc đến người thân của mình đã tuột tay để trôi đi, có thể đã chết-vẫn cố nuốt nước mắt, nén xuống sâu tận đáy lòng sự nghẹn ngào vì lòng tự trọng và cả ý thức phải gượng để đứng vững trong tang thương chung của quê hương, đất nước. Tôi nhìn và nghe họ nói với một sự âm thầm cảm phục, dù lòng cũng quặn đau cùng họ.

               Báo chí viết nhiều, ca ngợi nhiều về người Nhật trong thiên tai, sau thiên tai. Riêng tôi, thầm cảm nhận để hiểu thêm về họ, hiểu thêm về một dân tộc thật sự kiên cường.  Để rồi nhớ lại những cảnh ngộ, những sự việc từng xảy ra trên đất nước mình sau những trận lũ kinh hồn trong năm qua ở miền Trung, những thước phim, ảnh chụp về chuyện giành giật, cướp hàng cứu trợ ở Hà Tĩnh sau khi lũ đã đi qua, các đoàn cứu trợ tìm về chia sẻ với đồng bào mình... mà buồn, mà xót. Tại sao người Nhật có thể ứng xử như vậy mà dân ta lại không? Rồi nghĩ thêm về những thông tin "không tài nào hiểu nỗi" về nạn "đinh tặc" rải hàng tạ đinh để hại người đi đường ở thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương... hòng kiếm thêm chút lợi nhuận từ việc vá lốp, bán lốp, xăm xe cho người bị hại-mà báo chí đưa lên đầy mặt báo trong những ngày gần đây-thấy xấu hổ và đau lòng chết đi được! :(



Nửa tấn đinh và vật nhọn nguy hiểm đã được đinh tặc rải khắp thành phố HCM.



            Tại sao lại thế? Con người Việt Nam vốn được ca ngợi là nhân hậu, mến khách, hiếu thuận... mà giờ lại sản sinh ra lắm kẻ tồi tệ đến thế này sao? Và còn bao nhiêu chuyện giết người mà kẻ thủ ác lại là những tên sát nhân máu lạnh không có chút ghê tay báo chí đưa hàng ngày kia nữa!!! Mỗi đêm , đọc những tin như thế trước khi đi ngủ, nó đều khiến người ta phải rùng cả mình, ngủ cũng mơ thấy ác mộng.
Nhìn dân tộc người, thấy kính nể, yêu mến, ngưỡng mộ. Ngẫm một bộ phận dân mình, thấy buồn và không khỏi lo âu!

              Thôi, riêng mình, hãy cố gắng mà sống sao cho đừng hổ thẹn và hãy học tập họ để tự trang bị thêm cho mình chút vốn liếng tinh thần, qua đó mà tự nhận thức thêm: cần tìm cho mình một lẽ sống nên có, nên rèn...

Từ Nguyễn, 15/3/2011



_________________________

*Nguồn ảnh sử dụng trong bài: internet
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Vào blog của Trương Duy Nhất, theo hướng dẫn mới dò sang BBC nghe phóng viên BBC phỏng vấn Giáo sư Hà Đình Đức.

ở đây

Khi phóng viên hỏi hiên giờ Hồ Gươm còn bao nhiêu con rùa thì giáo sư có vẻ bức xúc:

"Xin lỗi, xin lỗi nếu mà gọi là con rùa tôi sẽ không trả lời nhá. ... Nếu anh gọi là con rùa Hồ Gươm tôi dập máy ngay lập tức" ... (tút tút tút). Sau đó cuộc phỏng vấn tiếp tục và phóng viên phải gọi bằng cụ, không dám gọi là con rùa nữa.

Trong bài phỏng vấn có một câu đáng để ý:

"Cụ rùa Hồ Gươm hiện nay có phải là cụ rùa nhận gươm hay không vẫn còn là dấu hỏi"

Nghĩa là có thể không, có thể có. Tại sao điều này giáo sư còn cho là có thể nhỉ. Chuyện trả gươm chỉ là truyền thuyết chứ làm sao rùa biết đòi gươm, mặt khác rùa không thể thọ tới trên 2011 - 1428 = 583 tuổi. Tôi nói "trên" là vì bây giờ "cụ" vẫn còn sống, mặt khác, hồi "cụ" sinh ra đến lúc đòi gươm của Lê Lợi thì tất nhiên "cụ" cũng đã sống một thời gian rồi.

Hồi còn bé, có lần tôi đọc một tờ báo nói về tuổi thọ cao nhất của các loài, tôi còn nhớ: ruồi 3 tháng, chó 15 năm ... rùa 300 năm. Bố tôi cũng xem, bảo "Chó 15 năm là không phải. Bà nội ngày xưa nuôi một con chó 20 năm, sau nó già quá, không ăn được gì rồi chết, đem chôn". Không biết ông có nhớ nhầm không.

Giáo sư Hà Đình Đức đã có 20 năm nghiên cứu về rùa nên người ta còn gọi là nhà rùa học.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

Đám cưới “khủng” ở tỉnh nghèo
Cập nhật lúc 15/03/2011 08:19:50 PM (GMT+7)

Những ngày qua, người dân ở TP Đồng Hới (Quảng Bình) không thôi bàn tán về một đám cưới được cho là “khủng” nhất - theo kiểu nói của một số người - từ trước tới nay ở tỉnh này.

“Khủng” vì gia chủ đã thuê rạp (hôn trường) của một đơn vị chuyên tổ chức sự kiện ở Hà Nội vào, kèm theo người dẫn chương trình (MC) cũng từ ngoài đó. Một đoàn ca nhạc chuyên nghiệp được mời từ một tỉnh phía Bắc vào phục vụ. Số tiền thuê và trang trí hôn trường, MC... được tính đã lên tới cả tỉ đồng.
Hoa hồng được rải khắp hôn trường như một lượt thảm nâng bước chân của khách. Mỗi người hoặc mỗi nhóm người vào dự cưới đều được đón chào bằng một phát pháo hoa nổ.
Trong lễ cưới, rượu bia ngoại thôi thì khỏi nói, cứ tràn trề mặc sức người mà dùng. Ăn uống toàn món đặc sản. Mà theo như những người bán muối ở chợ Nam Lý kháo nhau, phục vụ lễ cưới này họ đã bán được 0,3 tấn muối hạt chỉ dùng làm món ba ba rang muối. Mọi người đều có thể vào lễ cưới ăn uống nhiều lần trong ngày mà không sợ bị người của gia chủ phát hiện là... đi ăn chùa. Thế mới có người kể rằng họ đã ba lần tới đám cưới này để ăn chơi và để... xem đám cưới.
Quả thật, chỉ với những điều sơ sơ mà mọi người có thể biết được như trên thôi thì đám cưới này đã là có một không hai từ trước tới nay ở một tỉnh lẻ luôn mang tiếng nghèo như Quảng Bình rồi. Chú rể được biết là đang làm việc trong một công ty xây dựng của gia đình, gia đình chú rể trước đây làm nghề buôn bán gỗ.
Nhiều người sau khi bàn tán về đám cưới trên đến chán chê, lại chợt nhớ sau hai trận lũ lụt nặng nề ở Quảng Bình vào tháng 10-2010, thì bây giờ đang là thời kỳ (thường đói) giáp hạt của người nông dân. Ở đâu đó vẫn còn rất nhiều gia đình mà những đứa trẻ chỉ cần ba mẹ có thêm vài trăm ngàn đồng là đã có thể không phải bỏ học...

(Theo Tuổi Trẻ)
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Tường Thụy đã viết:
Vào blog của Trương Duy Nhất, theo hướng dẫn mới dò sang BBC nghe phóng viên BBC phỏng vấn Giáo sư Hà Đình Đức.

ở đây

Khi phóng viên hỏi hiên giờ Hồ Gươm còn bao nhiêu con rùa thì giáo sư có vẻ bức xúc:

"Xin lỗi, xin lỗi nếu mà gọi là con rùa tôi sẽ không trả lời nhá. ... Nếu anh gọi là con rùa Hồ Gươm tôi dập máy ngay lập tức" ... (tút tút tút). Sau đó cuộc phỏng vấn tiếp tục và phóng viên phải gọi bằng cụ, không dám gọi là con rùa nữa.

Trong bài phỏng vấn có một câu đáng để ý:

"Cụ rùa Hồ Gươm hiện nay có phải là cụ rùa nhận gươm hay không vẫn còn là dấu hỏi"

Nghĩa là có thể không, có thể có. Tại sao điều này giáo sư còn cho là có thể nhỉ. Chuyện trả gươm chỉ là truyền thuyết chứ làm sao rùa biết đòi gươm, mặt khác rùa không thể thọ tới trên 2011 - 1428 = 583 tuổi. Tôi nói "trên" là vì bây giờ "cụ" vẫn còn sống, mặt khác, hồi "cụ" sinh ra đến lúc đòi gươm của Lê Lợi thì tất nhiên "cụ" cũng đã sống một thời gian rồi.

Hồi còn bé, có lần tôi đọc một tờ báo nói về tuổi thọ cao nhất của các loài, tôi còn nhớ: ruồi 3 tháng, chó 15 năm ... rùa 300 năm. Bố tôi cũng xem, bảo "Chó 15 năm là không phải. Bà nội ngày xưa nuôi một con chó 20 năm, sau nó già quá, không ăn được gì rồi chết, đem chôn". Không biết ông có nhớ nhầm không.

Giáo sư Hà Đình Đức đã có 20 năm nghiên cứu về rùa nên người ta còn gọi là nhà rùa học.
Người ta đem truyền thuyết gắn vào thực tế, làm vậy truyền thuyết không còn ý nghĩa nữa!. Vậy thì triết học duy vật biện chứng ở đâu? Vậy xin hỏi thời chiến tranh, hồ Gươm có mấy chục con rùa, nhiều con bị công nhân giết chết, cũng dài 2,1m và rộng 1m, đó có phải rùa già không? Chỗ này có lẽ giáo sư Hà Đình Đức nhầm lẫn giữa tự nhiên sinh tồn với tâm linh con người mất rồi. Đây không phải là cách suy nghĩ của một người đã 20 năm nghiên cứu về rùa.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nguyệt Thu đã viết:

Đọc và ngẫm



            Lâu lắm rồi, thời còn ngồi trên ghế nhà trường, trong một tiết học chính trị, tôi được nghe một sự so sánh về người dân VN mình với người Nhật, khá hay. Không còn nhớ thầy giáo hay diễn giả nào nói với chúng tôi, đại khái như thế này: Có một người Nhật nào đó đã nói  "Sau 1975, người Việt Nam  các bạn quá vui mừng với chiến thắng nên đi trên mây, ngẩng quá cao đầu thế nên không nhìn thấy những gì trước mặt và sự gồ ghề, mấp mô của mặt đất, vì vậy các bạn đã bị vấp khá đau. Còn người Nhật chúng tôi, sau Đại chiến Thế giới Thứ II, chúng tôi cúi gằm mặt xuống để nhìn rõ hơn, sâu hơn vào thất bại, sai lầm và những đau thương của đất nước mình, dân tộc mình để rút ra kinh nghiệm mà từ đó đi lên, làm lại từ đầu".
Chúng ta cần có thêm những bài viết như trên. Cảm ơn tác giả.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tường Thụy đã viết:
Vào blog của Trương Duy Nhất, theo hướng dẫn mới dò sang BBC nghe phóng viên BBC phỏng vấn Giáo sư Hà Đình Đức.

ở đây

Khi phóng viên hỏi hiên giờ Hồ Gươm còn bao nhiêu con rùa thì giáo sư có vẻ bức xúc:

"Xin lỗi, xin lỗi nếu mà gọi là con rùa tôi sẽ không trả lời nhá. ... Nếu anh gọi là con rùa Hồ Gươm tôi dập máy ngay lập tức" ... (tút tút tút). Sau đó cuộc phỏng vấn tiếp tục và phóng viên phải gọi bằng cụ, không dám gọi là con rùa nữa.

Trong bài phỏng vấn có một câu đáng để ý:

"Cụ rùa Hồ Gươm hiện nay có phải là cụ rùa nhận gươm hay không vẫn còn là dấu hỏi"

Nghĩa là có thể không, có thể có. Tại sao điều này giáo sư còn cho là có thể nhỉ. Chuyện trả gươm chỉ là truyền thuyết chứ làm sao rùa biết đòi gươm, mặt khác rùa không thể thọ tới trên 2011 - 1428 = 583 tuổi. Tôi nói "trên" là vì bây giờ "cụ" vẫn còn sống, mặt khác, hồi "cụ" sinh ra đến lúc đòi gươm của Lê Lợi thì tất nhiên "cụ" cũng đã sống một thời gian rồi.

Hồi còn bé, có lần tôi đọc một tờ báo nói về tuổi thọ cao nhất của các loài, tôi còn nhớ: ruồi 3 tháng, chó 15 năm ... rùa 300 năm. Bố tôi cũng xem, bảo "Chó 15 năm là không phải. Bà nội ngày xưa nuôi một con chó 20 năm, sau nó già quá, không ăn được gì rồi chết, đem chôn". Không biết ông có nhớ nhầm không.

Giáo sư Hà Đình Đức đã có 20 năm nghiên cứu về rùa nên người ta còn gọi là nhà rùa học.
Bút lực của tác giả thật thâm hậu. Minh chứng: hai đoạn cuối.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Hồi SEA Games, bảo lấy rùa làm linh vật thì không nghe, lại đi lấy trâu, giờ đâm rắc rối.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

Nhật: Vì sao cướp bóc không xảy ra?
Cập nhật lúc 15/03/2011 10:45:03 AM (GMT+7)
Ban đầu là thảm họa thiên nhiên, tiếp đó là cướp bóc, tình trạng này như mặc định từ nhiều thập niên. Tuy nhiên, ở Nhật sau động đất và sóng thần kinh hoàng, người dân dù tuyệt vọng vẫn giữ mọi việc theo trật tự.  
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/03/15/10/20110315104806_15nhat.jpg
Người dân tỉnh Miyagi, đông bắc Nhật, nơi bị ảnh hưởng nặng nề vì trận động đất 9 độ richter và sóng thần lên tới 10m, hiện đang đối mặt với cảnh thiếu hụt nước uống và lương thực, song mọi người vẫn bình tĩnh.
"Khí đốt và nước đã bị cắt ở Miyagi và ở thành phố Sendai. Trong những trường hợp ngoại lệ hiếm có, điện cũng bị cắt", một nhân chứng đến Miyagi vài giờ sau động đất hôm 11/3 cho hay. "Tuy nhiên, không hề có hoảng loạn trên đường phố hay ở các cửa hàng". Thay vào đó, mọi người kiên nhẫn xếp hàng bên ngoài các cửa hiệu vốn đã hỏng toàn bộ cửa sổ kính và cửa ra vào. Để tránh tích trữ, các cửa hàng phân phát lương thực và nước uống cho từng người.
"Không ai tự động vào các cửa hàng, không món đồ nào bị cướp", các nhân chứng cho hay.
Khung cảnh trên đối lập hoàn toàn với những nơi khác từng trải qua thảm họa thiên nhiên. Tại Anh, trong trận lụt kinh hoàng năm 2007 ở West Country, Anh, nhiều xe cộ bỏ không đã bị đập phá, các thùng nước miễn phí bị đánh cắp. Cảnh cướp bóc cũng xảy ra tràn lan tại Chile trong trận động đất năm ngoái và tình trạng nghiêm trọng tới mức quân đội phải được triển khai để bảo vệ.
Tại New Orleans, Mỹ, trong thời kỳ bão Katrina, cảnh cướp bóc diễn ra ở mức độ kinh hoàng. Cảnh cướp xe diễn ra khắp nơi, bệnh viện bị tấn công và bắn nhau diễn ra ở nhiều nơi. Chiến dịch cứu hộ bị hủy vì tình hình an ninh không đảm bảo cho những người tình nguyện. Cảnh vệ quốc gia không thể tập trung vào nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ vì họ còn bận giải quyết tình trạng cướp phá.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở thủ đô Port-au-Prince của Haiti, hiện vẫn còn chưa hồi phục sau trận động đất năm 2010, Tổng biên tập tờ Bangkok Post là Pichai Chuensuksawadi nhắc lại. "Ngay cả bây giờ trong các khu cứu hộ người sống sót, cảnh tấn công tình dục, cưỡng hiếp vẫn xảy ra do chính quyền Haiti không thể dọn sạch đống đổ nát do sự tàn phá gây ra từ hơn một năm trước đó".  
Các phóng viên của nhiều hãng tin trên khắp thế giới đang nói chuyện với nhau về sự trật tự đáng ngạc nhiên ở Nhật, về cách người Nhật đối phó với thảm họa.
"Ba ngày sau trận động đất 9 độ richter tàn phá Nhật, gây sóng thần trên toàn Thái Bình Dương, nổ ở nhà máy hạt nhân và hàng triệu người Nhật rơi vào cảnh tối tăm, đói khát trong giá lạnh, tôi vẫn chưa đọc được bản tin nào về tình trạng cướp bóc xảy ra ở nhiều nơi", nhà báo Frederico D. Pascual Jr của tờ The Philippine Star nói.
Gregory Pflugfelder, giám đốc trung tâm Donald Keene về Văn hóa Nhật tại trường đại học Columbia, nhận xét trên CNN rằng hiện tượng trên có lẽ bắt nguồn từ văn hóa Nhật. Ông nói, người Nhật cảm thấy có trách nhiệm đầu tiên và trước nhất với cộng đồng. "Cướp bóc không xảy ra ở Nhật. Tôi dám chắc chưa có một từ cướp bóc nào nói về Nhật lúc này". Pflugfelder có mặt ở Tokyo thời điểm động đất xảy ra nói, ông thấy mọi người vẫn xếp hàng rất trật tự tại ga tàu điện ngầm ngay cả khi nơi này bị đóng cửa trong vài giờ.
Nhà bình luận Ed West của tờ Telegraph của Anh cho biết, khung cảnh nhiều nơi ở Nhật hiện giống hậu quả thời Thế chiến II, không một quốc gia công nghiệp hóa nào kể từ đó từng hứng chịu con số tử vong lớn như vậy. Tuy nhiên, sự đoàn kết ở Nhật dường như đặc biệt mạnh mẽ và có lẽ điểm gây ấn tượng hơn cả về Nhật chính là sức mạnh xã hội còn lớn hơn cả sức mạnh công nghệ của nước này. Đó là, sau động đất, các siêu thị đều giảm giá hàng hóa, chủ các máy bán hàng tự động tặng nước uống miễn phí cho mọi người để cùng sinh tồn.
"Điểm đáng kể nhất là, sau động đất, tình trạng cướp bóc không hề xảy ra ở Nhật và điều này khiến rất nhiều người ngạc nhiên. Không cướp bóc, không hôi của, những gì đang diễn ra ở Nhật được đánh giá là khá kỳ lạ trong văn hóa nhân loại. Tại sao một số nền văn hóa lại đối phó với thảm họa bằng việc một người trở mặt với người khác vì lợi ích của mình, song những nơi khác, đặc biệt là người Nhật lại tỏ ra vị tha trong hoàn cảnh không may?"
Max Fisher, biên tập viên tờ The Atlantic nhận xét, "rất hiếm quốc gia được chuẩn bị kỹ càng". Động đất Nhật mạnh hơn động đất 2010 ở Haiti làm 200.000 người chết, 900 lần. Tuy nhiên, tới giờ, số người thiệt mạng chính thức mới hơn 2.000.
"Để được như vậy, Nhật dựa vào hai nguồn lực dồi dào: tiền và điều hành tốt. "Từ người lính, các nhân viên y tế được huấn luyện kỹ càng tới các bệnh viện dễ dàng hoán chuyển thành trung tâm đối phó với tình trạng khẩn cấp, khó kiếm được một khía cạnh nào trong đời sống công chúng Nhật lại không được chuẩn bị kỹ để đối phó với động đất và sóng thần".
• Hoài Linh (Theo Telegraph, Dnews)
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [64] [65] [66] [67] [68] [69] [70] ... ›Trang sau »Trang cuối