Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [66] [67] [68] [69] [70] [71] [72] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 19/03/2011 02:36
Có 2 người thích
Tường Thụy đã viết:Cảm ơn báo Dân trí đã đăng bài bào này, nhưng nói thật, tôi nghi ngờ về tính trung thục của bài báo
- “Một câu chuyện cảm động về cậu bé 9 tuổi ở Nhật đã dạy cho tôi bài học làm người trong lúc khốn khó nhất.
Dưới đây là bài viết cảm động của một độc giả gửi báo Dân trí về cách ứng xử tuyệt vời trong cơn hoạn nạn ở Nhật của một cậu bé mới 9 tuổi.
Tối hôm qua tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt của em thì chắc chẳng còn thức ăn nên mới lại hỏi thăm.
Em kể khi đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của em làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường em nhìn thấy chiếc xe và cha bị nước cuốn trôi, nhiều khả năng đã chết.
Hỏi mẹ đâu, em nói nhà em nằm ngay bờ biển, mẹ và em em chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe hỏi đến thân nhân.
Nhìn thấy em nhỏ lạnh, tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người em nhỏ. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho em và nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói". Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu bé ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.
Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".
Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác khóc, để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh. Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại.
Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.
(Dân trí)
Ngày gửi: 19/03/2011 02:48
Có 3 người thích
hoan1982 đã viết:"Cũng theo ông Tấn, lò của Nhật Bản được xây dựng từ những năm 1970, thế hệ lò này hoạt động chưa sử dụng nguyên tắc an toàn thụ động, tức là vẫn cần sự can thiệp của con người. Việt Nam đã xác định chọn thế hệ lò dựa trên nguyên lý an toàn thụ động."
Việt Nam sẽ có định hướng đúng đắn cho điện nguyên tử
Sự cố hạt nhân Nhật Bản sau động đất không ảnh hưởng đến dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận, mà còn giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm trong quản lý và lựa chọn công nghệ, các nhà khoa học Việt Nam nhận xét.
Tại cuộc họp báo khẩn của Bộ Khoa học Công nghệ hôm qua, sau khi Nhật xảy ra sự cố ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, nói: ""Chúng ta đang trong quá trình chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nên cần theo dõi sát thông tin từ Nhật và quốc tế, để có định hướng đúng đắn cho phát triển điện nguyên tử ở Việt Nam".
Cuộc họp khẩn của Bộ Khoa học Công nghệ, đề cập an toàn hạt nhân. Ảnh: Hương Thu.
Ông Tấn cho biết, bài học quan trọng từ Nhật là cách tổ chức rất bài bản trong việc ứng cứu và di dân sau động đất. Tuy nhiên khi ở lò số 4 có nổ không hiểu tại sao Nhật không tổ chức khắc phục, mà họ chỉ tập trung vào 3 lò nổ trước đó. "Đây là bài học để Việt Nam áp dụng trong xây dựng kịch bản ứng phó sự cố, hình thành hệ thống thông tin kịp thời người dân trong phòng chống như thế nào", ông Tấn nói.
Cũng theo ông Tấn, lò của Nhật Bản được xây dựng từ những năm 1970, thế hệ lò này hoạt động chưa sử dụng nguyên tắc an toàn thụ động, tức là vẫn cần sự can thiệp của con người. Việt Nam đã xác định chọn thế hệ lò dựa trên nguyên lý an toàn thụ động.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Lương, phó cục trưởng cục an toàn bức xạ hạt nhân, một bài học quý nữa được rút ra từ sự cố hạt nhân Nhật Bản. Đó là sự phối hợp chặt chẽ của các cấp trong việc ứng phó với các tình huống nguy hiểm.
"Việt Nam cũng cần xây dựng hệ thống ứng phó khẩn cấp, trong đó có trung tâm hỗ trợ ứng phó sự cố cấp quốc gia và tại các địa phương", ông Lương nói.
Cục trưởng cục an toàn bức xạ hạt nhân, tiến sĩ Ngô Đặng Nhân, cho rằng Việt Nam không nằm trong khu vực có nguy cơ động đất cao như Nhật Bản, nhưng cần đề phòng và tính toán khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân để có độ an toàn cao hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cần đào tạo đội ngũ chuyên gia; xây dựng hệ thống quy phạm, văn bản pháp luật nghiêm ngặt.
Liên quan đến công tác chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, các đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ đều khẳng định, sự cố hạt nhân của Nhật Bản không ảnh hưởng mong muốn xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở nước ta.
Ông Tấn cho biết, trong giai đoạn 2 của quá trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, phía Nhật Bản đang chào hàng công nghệ ở thế hệ thứ ba, đây là thế hệ lò phản ứng hiện đại. Đến nay, các bên đang đàm phán hiệp định khung, khi nào ký hợp đồng mới chọn thế hệ lò cụ thể cho Việt Nam.
Bảng quy hoạch hai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã được dựng lên ở xã Phước Dinh và Vĩnh Hải. Ảnh: Sơn Ninh.
Ngoài ra, Bộ Khoa học Công nghệ đang xây dựng thông tư liên quan tới nhà máy điện hạt nhân. Thông tư này nêu cụ thể các tiêu chí để xây dựng, quản lý, lựa chọn địa điểm và xin ý kiến các bộ ngành, từ đó đặt ra các yêu cầu cho nhà thiết kế. Các tiêu chí này có tính đến ảnh hưởng của các hiện tượng thiên nhiên như động đất, sóng thần, núi lửa.
Dự án điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam dự kiến đặt tại tỉnh Ninh Thuận, gồm hai nhà máy có tổng công suất 4.000 MW. Theo kế hoạch sẽ khởi công nhà máy I năm 2014 và bắt đầu phát điện năm 2020. Quốc hội Việt Nam đã thông qua chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Hương Thu
Ngày gửi: 19/03/2011 03:06
Có 5 người thích
Ngày gửi: 19/03/2011 10:01
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Tường Thụy vào 19/03/2011 10:39
Có 2 người thích
ngh.mai đã viết:Bạn đọc Ở ĐÂY xem, hình như Dân trí lọc ra từ bài viết ấy.
Cảm ơn báo Dân trí đã đăng bài bào này, nhưng nói thật, tôi nghi ngờ về tính trung thục của bài báo
Ngày gửi: 19/03/2011 12:14
Có 1 người thích
Ngày gửi: 19/03/2011 12:19
Có 2 người thích
Ngày gửi: 19/03/2011 12:57
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Phượng Hoàng _Lửa vào 19/03/2011 13:05
Có 3 người thích
Ngày gửi: 19/03/2011 18:18
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vodanhthi vào 19/03/2011 18:23
Có 4 người thích
Thị trấn Tiên Đài trước khi bị động đất
Ngày gửi: 19/03/2011 18:21
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Vodanhthi vào 19/03/2011 18:39
Có 5 người thích
Ngày gửi: 19/03/2011 18:34
Có 7 người thích
Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [66] [67] [68] [69] [70] [71] [72] ... ›Trang sau »Trang cuối