Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [117] [118] [119] [120] [121] [122] [123] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tượng đài 410 tỉ đồng: Thiếu tiền vẫn cứ xây!



Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho rằng theo nguyện vọng của mọi người muốn công trình tượng đài này được thực hiện mang tinh thần dân tộc, thời đại và có giá trị vĩnh cửu nên điều chỉnh quy mô to lớn và hoành tráng hơn.

Sau khi có phản ứng không đồng tình của dư luận (Báo Người Lao Động đã có loạt bài “Xây tượng đài 410 tỉ đồng”, đăng trên các số báo ra ngày 14, 15, 16-9), ngày 20- 9, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo.

Khẳng định thêm tính pháp lý
Để xoa dịu dư luận và khẳng định thêm tính pháp lý của công trình này, ông Đinh Hài, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, cho biết việc xây dựng công trình quần thể tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng (BMVNAH)được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện tại Văn bản số 733/TTg-KGVX, ngày 16-5-2008 và triển khai từ tháng 8-2008.
Cụ thể, hạng mục thi công xây lắp mỹ thuật triển khai vào tháng 6-2008, nhà xưởng thi công xây lắp mỹ thuật triển khai vào tháng 11-2008, san nền tiến hành vào tháng 1-2009 và sân vườn, nhà đón tiếp, móng các trụ huyền thoại triển khai vào tháng 5-2011. Hội đồng Nghệ thuật đã nghiệm thu xong 8 trụ huyền thoại và cũng đã nghiệm thu được 80% tượng mẫu BMVNAH, đồng thời quyết định cho chuyển các phác thảo 1-1 đã nghiệm thu vào Tam Kỳ - Quảng Nam để tiến hành thi công đục đá.

Hiện nay, nguồn kinh phí để tỉnh tiến hành triển khai các  công việc thi công là 81 tỉ đồng. Trong đó, Trung ương cấp 50 tỉ đồng, tỉnh chi 20 tỉ đồng và nguồn đóng góp từ các đoàn thể, tổ chức xã hội là 11 tỉ đồng.

Ông Đinh Hài cho biết do một số nguyên nhân khách quan nên hiện nay, tổng mức đầu tư cho công trình phải điều chỉnh tăng so với tổng mức đã phê duyệt trước đây là 330 tỉ đồng (từ 81 tỉ lên 411 tỉ đồng). Tỉnh Quảng Nam đang đề xuất với Chính phủ bổ sung kinh phí để tiếp tục triển khai công trình này.

Thể theo nguyện vọng của đông đảo người dân (?)
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động: “Trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, phải bỏ ra số tiền hơn  410 tỉ đồng để xây dựng một công trình tượng đài hoành tráng như vậy liệu có lãng phí không, lãnh đạo tỉnh nhìn nhận vấn đề này thế nào?”, ông Đinh Hài nói rằng nếu là công trình của cấp tỉnh thì tỉnh sẽ không thể bỏ ra kinh phí lớn như vậy để thi công. Nhưng đây là một công trình cấp quốc gia, thể theo nguyện vọng của đông đảo người dân nhằm tôn vinh và tri ân sự cống hiến, hy sinh lớn lao của hàng chục ngàn BMVNAH trên cả nước.
Dự kiến ban đầu, tỉnh Quảng Nam chỉ xây dựng công trình với quy mô cấp tỉnh và khống chế kinh phí ở mức thấp nhất 50 tỉ đồng.  Nhưng do  quy mô công trình khá lớn, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức nhiều buổi báo cáo và lắng nghe ý kiến đóng góp của công chúng cả nước, các bộ, ngành, nhà văn hóa, những nhà chuyên môn, ý kiến đóng góp của cơ quan báo chí, anh em văn nghệ sĩ cả nước.
Công trình cũng thu hút sự quan tâm của nhân dân cả nước. Nguyện vọng của mọi người là công trình tượng đài này được thực hiện mang tinh thần dân tộc, thời đại và có giá trị vĩnh cửu nên sau nhiều lần nghe góp ý điều chỉnh, quy mô công trình và phác thảo tượng đài được xây dựng to lớn và hoành tráng hơn.

Điều chỉnh theo tầm công trình quốc gia
Ông Đinh Hài cho biết tháng 11-2007,  khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa công trình tượng đài BMVNAH vào danh sách công trình văn hóa cấp quốc gia và yêu cầu tỉnh Quảng Nam xem xét tính toán lại tổng mức đầu tư cho phù hợp với quy mô của công trình văn hóa cấp quốc gia thì công trình này đã vượt khỏi tầm mức đầu tư của tỉnh.
Khi được báo chí hỏi về nguyên nhân kinh phí đầu tư bị điều chỉnh lên thêm 330 tỉ đồng, ông Đinh Hài cho biết: “Theo điều chỉnh lần cuối so với ban đầu, khối tượng  chính được nâng lên từ 81 m theo đường thẳng thành 86,5 m và 101 m đường cong  thành 120 m. Chiều dày cả khối tăng thêm khoảng 30% để tăng thêm công năng sử dụng khai thác bảo tàng trong lòng khối tượng mẹ.

http://nld.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/09/21/1-Dinh-Hai-3.jpg
ng Đinh Hài, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, phát biểu tại cuộc họp báo Ảnh: KIM NGÂN



Tám trụ huyền thoại cũng thay đổi kích thước từ 1,2 m lên 1,6 m, chiều cao 9 m. Thay đổi căn bản nhất là chất liệu từ sa thạch (chất lượng đá thấp nhất) sang chất liệu đá hoa cương (chất liệu đá cao cấp có độ bền vững gấp 5-6 lần so với sa thạch).
Một số hạng mục mới được bổ sung như thác nước trước sân hành lễ... Việc điều chỉnh định mức cho công tác thi công mỹ thuật, việc thay đổi kết cấu móng và khung tượng mẹ, chi phí đền bù giải tỏa gia tăng. Giá cả vật tư cũng biến động mạnh so với dự án được phê duyệt năm 2007. Mức điều chỉnh cao nhất trong kinh phí đầu tư là định mức vật tư và giá nhân công (hơn 141 tỉ đồng), trượt giá (trên 48 tỉ đồng)”.

Khi phóng viên Báo Sài Gòn Giải Phóng đặt vấn đề: “Trong tình hình khó khăn chung hiện nay, nếu Trung ương không duyệt vốn, liệu công trình có ngừng lại không?”, ông Nguyễn Văn Hàm, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, phụ trách theo dõi mỹ thuật công trình tượng đài BMVNAH cho biết công trình đã và đang tiến hành thi công, dù khó khăn về vốn thì vẫn phải tiếp tục tiến hành, có thể vừa thi công vừa vận động kinh phí.  

KIM NGÂN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

@ Letam

Trong này sướng nhất mợ Le Tam
Ở cạnh tượng đài nhất nước Nam
Lúc đói khi buồn ra ngắm tượng
No nê sung sướng lại dâng tràn !

Ha Nôi 22/9/11-TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Thái Thanh Tâm đã viết:
@ Letam

Trong này sướng nhất mợ Le Tam
Ở cạnh tượng đài nhất nước Nam
Lúc đói khi buồn ra ngắm tượng
No nê sung sướng lại dâng tràn !

Ha Nôi 22/9/11-TTT
@ Bác Thái

Chẳng dám xuống thăm mẹ đâu anh
Biết đâu mẹ "cúi" xuống cái oành
Giống tượng đài Điện Biên năm trước
Cẳng ngắn làm sao chạy cho nhanh.

Cách đây mấy năm, có anh bạn làm mỹ thuật bên quân đội ra đấu thầu, nhưng người ta đấu rất thấp nên không trúng. Cái kiểu đó ai còn lạ gì nữa, cứ đấu thấp rồi xin điều chỉnh sau. Vin vào giá cả, rồi thay đổi thiết kế và vật liệu... Mấy tháng trước thấy báo đăng chi lên hơn 300 tỉ. Nay lại thêm nữa, gấp 5 lần giá ban đầu, trời biết chứ mẹ nào biết.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Chằn tinh Shrek đã viết:
VŨ QUẦN PHƯƠNG phân tích Nghề Tán Dương Văn Chương

http://seablogs.zenfs.com/u/jxu5kviCGBi_E.bL0eKwdKagjQNW89k-/photo/ap_20110715011512329.jpgĐừng tưởng khen là dễ.. Khen cho đúng là khó lắm. Nhưng không thể vì khó mà khen bừa.  Càng không nên coi khen  là món chiêu đãi nhau không tốn kém mà sung sướng lại tràn trề, hạnh phúc cả đôi bên. Rồi thì khen cả cái không đáng khen. Khen không đúng có hại cho xã hội, như việc khen ông lang ta chữa được bệnh chó dại cắn. Nhiều người bị chó cắn sợ tiêm huyết thanh, đến ông lang cắt thuốc. Kết quả: những ai bị dại, chết cả. Những người được chữa khỏi, quả có bị chó cắn nhưng không phải chó dại. Người khen có thiện ý nhưng không thấu đáo thành có hại cho cộng đồng là thế. Việc đáng tiếc, nhưng không ai nỡ bắt tội người khen bừa.Còn người được khen, dù là khen sai, thì không hề cáu giận hay kiện tụng gì mà còn rất cám ơn, có khi còn tình nguyện cung phụng bia rượu suốt đời. Vì vậy trong đời người ta hay khen. Từ khen động viên cổ vũ đến khen nịnh kiếm lời.

Nghề tán dương văn chương

                          VŨ QUẦN PHƯƠNG

Hiện nay, rộng rãi lời khen nhất có lẽ là giới văn học nghệ thuật. Tìm được cuốn văn cuốn thơ đọc được lúc này không dễ, ấy thế mà đọc các bài giơi thiệu, phê bình hoặc điểm sách thì thấy nhan nhản lời khen. Nếu chỉ đọc những lời thẩm định  này mà đừng đọc tác phẩm thì ai cũng đinh ninh nước ta đang là cường quốc văn chương. Các nhà văn vốn yêu ngưòi và yêu nhau thì cái việc vu nhau lên là có tài, bạn đọc cũng chỉ mỉm cười và tự rút lấy kinh nghiệm mà chọn sách.

Nói là mỉm cười vì chẳng lẽ lại ha ha mà cười, dù rằng có lúc đáng phải cả cười mới hả. Tôi biết một anh  làm báo và thỉnh thoàng cũng đi chạy vài cái quảng cáo. Có ông thủ trưởng đang nắm một ngành kinh tế ăn nên làm ra. Lương bổng quà cáp quá hậu hĩnh, thủ trưởng có của ăn của để, hứng chí xoay sang làm thơ. Ông không có năng khiếu văn chương, nhưng được cái hăng hái đến hãi hùng. Thơ ông, người đọc thì buồn cười vì thấy nó ngô nghê nhưng người viết thì chan chứa hy vọng. Anh bạn làm báo của tôi, sau khi nghe thơ của ông thủ trưởng kia  xong, lại trợn ngay mắt lên mà rằng:
-Thơ hay thế mà anh không cho in thì anh có tội với dân tộc

Vị thủ trưởng ngước nhìn ông nhà báo vùa hồ nghi, bẽn lẽn vừa tràn đầy hì vọng. Ông nhà báo thì ráo riết khen và có cái vẻ nghiêm trang như vừa phát hiện ra loài thú hiếm của nước nhà. Thế là thủ trưởng ta thành nhà thơ. Mỗi năm in vài ba tập. Tập nào cũng có người khen. Người khen quanh quẩn vẫn mấy ông nhà báo kiêm nhiệm chạy quảng cáo ăn hoa hồng. Mà thủ trưởng lại là người có quyền cho hàng nắm quảng cáo. Sau dăm sáu năm thủ trưởng có ngót hai chục tập thơ. Nhiều tập in trên giấy quý, bìa cứng. Sách không bán, chủ yếu để tặng, tặng không hết thì giữ lại cho muôn đời con cháu mai sau. Người ta lại xui ông thuê các nhạc sĩ phổ nhạc, thuê ca sĩ nổi tiếng hát, tổ chức các đêm thơ nhạc (có múa minh hoạ) của ông ở Hà Nội, Sài Gòn, miền núi...trên sân khấu nhà hát lớn sang trọng, trên hội trường uỷ ban huyện thị, trên màn ảnh nhỏ. Có nhà thơ, chuyên nghiệp hẳn hoi, bỗng hăng lên, không biết vì tình thơ hay tình bạn nhậu, lại coi ông như một  hiện tượng quý hiếm của văn chương nước nhà, viết thành bài đăng báo, báo Nhân Dân, mới khiếp chứ. Chuyện khôi hài đã thành long trọng. Không biết sẽ còn đi đến đâu. Giời đất này, biết thế nào. May mà... May là may cho văn chương, chứ với đương sự thì là chuyện bất hạnh. Ông thủ trưởng này ra toà, không phải vì làm thơ  mà vì chuyện ăn liều tiêu liều, coi tiền của nhà nước như của mình. Ông đi tù. Và lạ thay, chuyện nọ xọ chuyện kia, người ta bỗng phát hiện ra thơ ông hoá ra rất dở, đã thế lại in nhiều.  Trong đám người chê ông lại có cả những vị từng sửng sốt khen ông.

Khen ông như trước đây là vu cáo ông có tài, là xui dại ông tốn tiền mất sức, làm khổ vợ con.
Chê thơ ông lúc ông vận hạn này cũng là tệ bạc, bỏ bạn lúc khốn cùng. Nghĩ tội cho ông. Trong lĩnh vực này cũng phải sòng phẳng: làm thơ dở đâu phải là đặc quyền của các nhà thơ nổi tiếng. Tội ông trong cõi văn chương này chỉ là ngây thơ và háo danh. Hai tội ấy thì đáng giận mà cũng đáng thương. Tội là thuộc về mấy tay bợm nó bốc ông lên để ông cho nó hợp đồng quảng cáo,  để ông tài trợ tiền nong việc này việc khác. Ông chỉ là kẻ mắc lừa tốn công tốn của, mang tiếng với đời. Tội ấy tăng nặng vì nó góp phần làm rối loạn tiêu chí thẩm định văn chương trong thiện hạ. Nhưng hào phóng coi nhau là thiên tài cũng có cái vui, không tốn kém gì mà người cứ lâng lâng say sưa như ngồi uống rượu với Nguyễn Du, Nguyễn Trãi...Thỉnh thoảng có buồn có bực là buồn bực với bà con hàng xóm hay đám đồng liêu trong cơ quan chưa nhìn mình như nhìn Nguyễn Trãi Nguyễn Du. Nên tội ấy cũng chỉ đáng chê cười chứ không ai đòi xử tù kẻ khen văn chương văng mạng.

Khen không chỉ cho thấy tài năng người được khen mà còn cho thấy bản lĩnh, nhân cách người khen là thế

(Chép từ Lê Thiếu Nhơn chấm com)
T n không biết có bao nhiêu người có tội với dân tộc ???
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

'Mẹ tôi chắc không vui nếu tượng đài tốn kém'



"Ban đầu khi nghe tỉnh chọn hình ảnh mẹ tôi làm mẫu để xây dựng tượng đài, tôi xúc động lắm. Nhưng mà bây giờ xây tượng đài tốn nhiều tiền quá, nơi chín suối chắc mẹ tôi cũng không vui", mẹ anh hùng Lê Thị Trị tâm sự.

Quần thể tượng đài tượng trưng cho khoảng 50.000 mẹ VN anh hùng trong cả nước xây dựng tại Quảng Nam lấy nguyên mẫu hình ảnh mẹ Nguyễn Thị Thứ tại xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mẹ Thứ có 9 con ruột, một con rể và 2 cháu ngoại lần lượt hy sinh.

Con gái mẹ Thứ là bà Lê Thị Trị (nay đã ngoài 80 tuổi) cũng được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu bà mẹ VN anh hùng vì có chồng và hai con gái là liệt sĩ. Nói về việc xây tượng đài tốn hàng trăm tỷ đồng, mẹ Trị bộc bạch: "Ban đầu khi nghe tỉnh chọn hình ảnh mẹ tôi làm mẫu để xây dựng tượng đài, tôi xúc động nhiều lắm. Nhưng mà bây giờ xây tượng đài tốn nhiều tiền quá, nơi chín suối chắc mẹ tôi cũng không vui gì đâu".

Rồi mẹ Trị nói tiếp: "Có xây tượng đài thì cũng nên làm vừa sức thôi, đừng phung phí nhiều tiền mất đi ý nghĩa sâu xa của nó".

Mẹ VN anh hùng Võ Thị Khá 90 tuổi ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, có chồng và 2 con trai tuổi 18, 20 đã ngã xuống trong chiến tranh, chỉ còn con gái duy nhất ở bên mình. Ngày hòa bình, mẹ lại gánh chịu thêm nỗi đau khi con gái bị di chứng chất độc da cam nên mất khả năng sinh con phải ly hôn sau chưa đầy một năm lập gia đình. Hai mẹ con nương tựa nhau trong căn nhà trống vắng, hàng ngày chị Khen vừa bươn chải bán rau mưu sinh, vừa chăm sóc phụng dưỡng mẹ già trong những năm cuối đời.

Ngồi trầm ngâm cho con gái chải mái đầu bạc trắng, mẹ Khá nói nhỏ nhẹ: "Làm tượng đài gì mà tốn kém nhiều thế, xây vừa tiền thôi, số còn lại nên dành để chăm sóc trẻ mồ côi, tàn tật, giúp các cháu nghèo đến trường thì có ích nhiều hơn. Nước mình còn nhiều địa phương nghèo khổ lắm".

Con gái của mẹ Khá là bà Trần Thị Khen cho biết, mấy năm trước Nhà nước định tặng nhà tình nghĩa nhưng mẹ từ chối, nhường cho mẹ VN anh hùng khác nghèo khổ hơn. Giờ đây may mắn là hài cốt cha và các anh đã được tìm thấy, chôn cất hương khói ở nghĩa trang liệt sĩ. "Thế là mẹ mãn nguyện rồi không mong gì hơn", mẹ Khá nghe kể chuyện, chép miệng.

Các mẹ VN anh hùng cũng bày tỏ ước nguyện cuối đời thật giản dị, chẳng hạn: mong hài cốt của chồng con sớm được quy tập, an táng ở nghĩa trang liệt sĩ quê nhà; muốn con cháu học hành đỗ đạt trở thành người có ích cho xã hội; hay sửa chữa lại mái nhà tình nghĩa "nắng rọi, mưa dột" cho cháu gái có nơi thờ phụng ông, bà, các chú là liệt sĩ.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ lúc mẹ Trần Thị Phẩm tuổi còn trẻ, sau đó đứa con trai duy nhất cũng hy sinh, suốt gần 50 năm qua mẹ sống cô đơn ở huyện đảo Lý Sơn. Hàng ngày mẹ vẫn dè sẻn, tiếm kiệm chi tiêu từng đồng để dành tiền góp vào quỹ khuyến học giúp trẻ nghèo của xã có tiền mua sách, vở đến trường.

Trong những năm tháng tuổi già, mẹ ước mong hài cốt của con trai được đưa từ huyện Sơn Tịnh quy tập về nghĩa trang liệt sĩ của huyện đảo để hương khói. "Xây tượng đài cho mẹ làm chi, các chú hãy giành tiền giúp tụi nhỏ ở vùng sâu, vùng xa đến trường thì tốt hơn", mẹ Phẩm nói.

Còn mẹ VN anh hùng Nguyễn Thị Thư quê ở xã An Nghĩa, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, đang sống quê chồng ở Quảng Ngãi cho rằng: "Nếu Nhà nước làm tượng đài tri ân các mẹ thì xây nho nhỏ thôi, nên dành tiền để chăm sóc, phụng dưỡng các mẹ sống neo đơn trong tuổi già". Suốt mấy chục năm qua, mẹ Thư côi cút một mình giữa TP Quảng Ngãi, chồng chết sớm, con trai duy nhất hy sinh vào năm 1968. Mẹ Thư ao ước, khi nhắm mắt lìa đời mẹ được đưa về gần con ở nghĩa trang liệt sĩ xã An Nghĩa, huyện Hoài Ân, quê nhà.

Trong khi đó lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho biết vẫn quyết tâm xây dựng công trình tượng đài mẹ VN anh hùng theo hướng vừa làm vừa vận động kinh phí và chờ Trung ương xem xét hỗ trợ.

Trao đổi với VnExpress.net chiều nay, ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, 411,2 tỷ đồng là con số dự toán về công trình tỉnh đang kiến nghị Trung ương xem xét quyết định, hỗ trợ đầu tư.

"Trung ương hỗ trợ bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, số còn lại tỉnh tiếp tục kêu gọi các Bộ ngành, cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong cả nước cùng chung tay góp sức; đây là công trình văn hóa cấp quốc gia chứ không riêng gì của tỉnh Quảng Nam", ông Thu nhấn mạnh.

Quần thể tượng đài bà mẹ VN anh hùng ban đầu Quảng Nam dự định chỉ xây quy mô cấp tỉnh với kinh phí 55 tỷ. Sau đó, tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều chỉnh vốn lên 81 tỷ đồng, trong đó trung ương cấp 50 tỷ, tỉnh chi 20 tỷ và nguồn đóng góp từ các đoàn thể, tổ chức xã hội là 11 tỷ đồng.

Tháng 11/2007, Thủ tướng đồng ý đưa dự án vào danh sách công trình văn hóa cấp quốc gia và yêu cầu tỉnh Quảng Nam xem xét tính toán lại tổng mức đầu tư cho phù hợp với quy mô. Đầu năm 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị tỉnh tính toán lại tổng mức đầu tư để phù hợp với quy mô mới. Sau đó Quảng Nam đã điều chỉnh, bổ sung vốn đầu tư lên 411,2 tỷ đồng.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/f2/1d/me.jpg
Kết quả biểu quyết của bạn đọc trên VnExpress.net từ chiều 20/9 đến chiều 22/9



TRÍ TÍN


Ý KIẾN BẠN ĐỌC:

Thật sự là mất hết ý nghĩa

Với thông tin xây dựng một tượng đài 411 tỷ đồng thực sự tôi không tin khi đọc. Tại sao lại có ý tưởng như vậy chứ không nói tới việc thực hiện nó, trong khi các bà mẹ VN anh hùng, những người già neo đơn chỉ cần 500.000 VND một tháng cũng hạnh phúc lắm rồi. Nếu lấy 411 tỷ gởi ngân hàng lãi suất 14% năm thì sẽ đủ nuôi gần 10.000 mẹ với trợ cấp 500.000/tháng. Thật không thể tin nổi cái ý đồ này nếu như không nghĩ tới lợi ích cá nhân mà họ thu về thì chắc chắn một người bình thường có đủ tư duy sẽ không bao giờ ủng hộ cho dự án.
( Ngoc )

Bản thân các mẹ đã là tượng đài rồi
Các mẹ đã và luôn là tượng đài rồi. Thay vì làm lớn thì làm vừa phải. Và dành phần lớn kinh phí đó phụng dưỡng những mẹ còn sống và giúp đỡ những em nhỏ nghèo khó ở vùng sâu vùng xa. Tôi nghĩ đa số mọi người đều đồng tình như vậy! Hãy săn sóc cho mẹ khi còn có thể chứ các mẹ mất rồi thì chẳng qua chỉ là nói miệng thôi. Việc thiết thực vẫn là trên hết! Mong các đồng chí suy tính lại!
( Truong Oai )

Hãy làm cho các mẹ thấy tự hào
Việc xây dựng tượng đài Mẹ VNAH là việc làm cần thiết, nhưng phải là sao cho phù hợp để các Mẹ còn sống cảm thấy đó là vinh dự, tự hào chứ với hơn 400 tỷ đồng thì quá là lãng phí. Ngay các mẹ đang sống cũng không đồng tình, nói chi các mẹ đã khuất ở chín suối chắc cũng không vui đâu. Còn lãnh đạo cứ làm thì các mẹ cũng phải chịu thôi vì đâu phải quyền của các mẹ. Hỏi thì hỏi thôi nhưng quyết đâu phải các Mẹ

( Vũ Tiến )
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:

'Mẹ tôi chắc không vui nếu tượng đài tốn kém'

https://lh5.googleusercontent.com/-AR2ytjzxmzQ/TnxY4niG2gI/AAAAAAAAIIE/OhMiA46SQ2M/s800/75303691-me2xxx_1.jpg

Tối Thui

Sống chẳng vui rồi chết chẳng vui
Làm sao vẫn ối kẻ rung đùi?
Không cần có mắt còn trông thấy
Có mắt mà trông thấy tối thui.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unhappy

Ta thương ta quá khác nào hại nhau


Tác giả: Cảnh Thái
Bài đã được xuất bản.: 27/07/2011 06:00 GMT+7

(VEF.VN) - Không ai nói điều "ta thương ta trước" là xấu xa cả. Chỉ sợ những luân lý và suy nghĩ thông thường như trên sẽ trở thành "khôn quá hóa dại". Kết quả, đến nay, đất nước vẫn đi sau, lỗi nhịp so với cộng đồng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Hành xử như thế nào?
Trong gia đình, cha mẹ thương con nên làm giúp con, cho con tiền, để lại tài sản nhà xe hay cho con một cái nghề, một học vấn, cho con một tư duy suy nghĩ logic, biết phải trái và yêu thương đồng loại?

Trên thương trường, doanh nghiệp thương lợi nhuận và doanh số của mình nên trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, lãng tránh các trách nhiệm xã hội để đạt mục tiêu lợi nhuận lớn nhất có thể? Hay nên hoạt động hài hòa trong nền kinh tế xã hội với sự dung hòa mục tiêu lợi nhuận và trách nhiệm xã hội?

Trong chính trường, các quan chức chính phủ nên thực hành các chức trách công chức theo tiêu chí nào, với những ưu tiên vì lợi ích của người dân, của đất nước hay của bản thân mình?  Làm thế nào để phân biệt rạch ròi lợi ích cá nhân và lợi ích đất nước (tư lợi và công lợi)?

Trên nghị trường, các nghị viên, nghị sĩ nên hành động bằng cách xây dựng một nền pháp trị với các điều luật, qui định nhằm vun đắp và xây dựng hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch, khả dụng, góp phần tạo nền tảng pháp lý cho mọi hoạt động của người dân, doanh nghiệp trong xã hội hay chạy theo các nhóm lợi ích, phe phái quyền lợi để tìm kiếm lợi ích riêng?

Trong hệ thống tư pháp và bảo vệ tư pháp, các quan tòa, thẩm phán, bồi thẩm đoàn, công tố viên, luật sư nên hành động nhằm bảo vệ sự trong sáng của pháp luật, bảo vệ người dân vô tội bị hàm oan, bảo vệ hiến pháp và pháp luật hay công lý của loài người hay chạy theo các lợi ích cục bộ, sẳn sàng bán mình cho quỷ dữ để đổi lấy cơm no, áo ấm và vinh hoa phú quý?

http://i799.photobucket.com/albums/yy275/unhappy_2009/tathuong267_1311668100.jpg

Nếu chúng ta quản lý tốt, không có kẽ hở cho tham ô, nhũng nhiễu thì lấy đâu ra việc nhà thầu Trung Quốc hay nước nào lũng đoạn các gói thầu lớn EPC?



Trong các hệ thống quân đội, cảnh sát, những người bảo vệ sự bình yên cho đất nước, cho nhân dân có dám hy sinh thân mình vì sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc và bình yên cho nhân dân hay vào quân ngũ chỉ để trèo cao lên các bậc thang danh vị và chạy theo danh lợi?

Ta phải thương ta thôi!
Ta phải bảo vệ ta trước, ta phải tìm kiếm các ưu tiên quyền lợi cho bản thân trước chứ, phải lo toan cho bản thân và gia đình mình trước đã chứ? Có gì sai nào?
Không ai nói điều "ta thương ta trước" là xấu xa cả! Xã hội các nước phát triển vẫn vậy mà?

Chỉ sợ những luân lý và suy nghĩ thông thường như trên sẽ trở thành "khôn quá hóa dại".
Cuộc sống trong xã hội ta đã chứng kiến biết bao thay đổi. Từ nền kinh tế chỉ huy, bao cấp, chậm phát triển, tư duy "một người nghĩ thay và làm thay cho nhiều người" trong nền kinh tế chỉ huy dần được chấp nhận và thay thế bởi một "nền kinh tế thị trường" có điều tiết của nhà nước mà tư tưởng và khát vọng hướng đến một xã hội lý tưởng "do dân, vì dân" hay "định hướng xã hội chủ nghĩa".

Liệu chúng ta có làm được điều đó hay không và cơ hội nào để đạt đến mức độ phát triển kinh tế xã hội ở mức độ lý tưởng cao cả như trên? Chúng ta hiện đang ở mức độ phát triển kinh tế xã hội nào so với các quốc gia khác trên thế giới? Trình độ dân trí và trình độ năng lực quản lý nhà nước của ta so với các quốc gia khác ra sao?

Có thể nhận chân được mình đang ở đâu trên bản đồ phát triển mọi mặt của thế giới? Nếu có cuộc khảo sát chung về mọi mặt như kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội ..v..v.. thì có nhận biết được ta đang ở đâu trên bình diện thế giới hay khu vực? Nếu căn cứ theo các tiêu chí mức độ phát triển được thừa nhận rộng rãi trên thế giới như thu nhập bình quân đầu người GDP, chỉ số phát triển con người HDI, các chỉ số hay chỉ dấu khác về năng lực xã hội, năng lực con người, năng lực quản lý, khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư, .v.v. chúng ta dễ thấy dân tộc và đất nước ta còn rất nhiều điều phải làm, nhiều điều phải trăn trở, ray rứt vì sự lạc hậu, chậm tiến của đất nước.

Liệu chúng ta có chấp nhận được các giá trị đạo lý chung của nhân loại hay chúng ta đang có sự khác biệt đơn độc nào? Liệu chúng ta nên hội nhập với xu thế chung của thế giới hay tìm kiếm các giá trị xuất sắc đột biến hay đột phá? Liệu ta có đủ năng lực làm nên các điều thần kỳ khác người nào? Hay chỉ là một quốc gia bình thường, con người bình thường...

Khách quan là một đất nước Việt Nam chuyển mình từ địa ngục của các cuộc chiến tranh dai dẳng, đau thương, đổ nát, chia rẽ dân tộc, gia đình ly tán. Chủ quan là một nền quản lý lạc hậu, chậm thay đổi, chậm tiếp thu cái mới mà hệ quả là sức ì hệ thống hay quán tính của thói quen cũ, cách làm cũ, công thức máy móc, phương pháp tuyển dụng và dùng người dựa trên sự gửi gắm, quen biết hơn là mở cửa trọng dụng nhân tài và áp dụng các phương thức quản lý sản xuất hiện đại.

Hậu quả là gì?
Đổi mới và mở cửa chậm trễ nhiều năm kể từ sau năm 1975, thống nhất đất nước, cho đến tận hơn 10 năm sau mới bắt đầu khởi động và sự chuyển mình tương đối chậm sau đó khiến cho đất nước đi sau, lỗi nhịp so với cộng đồng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Nền kinh tế nông nghiệp dù đã thoát cảnh đói nhưng vẫn còn nghèo, xuất khẩu gạo tăng nhiều đạt số 2, số 3 thế giới nhưng nông dân vẫn nghèo, rủi ro thiên tai mất mùa vẫn thường trực hàng năm và chưa có nền nông nghiệp kỹ thuật cao, năng suất lao động đạt hiệu quả so sánh được với nông dân các nước trong khu vực. Xuất khẩu cả tấn gạo cũng chỉ mua được 1 chiếc TV mà thôi! Nuôi hàng vạn heo gà cũng chỉ không mua nổi 1 chiếc ôtô!

Về công nghiệp thì sau bao năm vẫn còn lắp ráp, tham gia các công đoạn gia công với giá trị gia tăng thấp, thâm dụng nhiều lao động giá lao động rẻ, lương nhân công thấp nhất trong khu vực và thế giới.
Hàng chục liên doanh sản xuất ô tô cho tới nay cũng chỉ nhập nguyên cụm, nguyên kiện về lắp ráp. Chính sách thuế nhập khẩu, chính sách phát triển hạ tầng giao thông không hỗ trợ được cho công nghiệp sản xuất ôtô.

http://i799.photobucket.com/albums/yy275/unhappy_2009/chungkhoan207_1311668106.jpg


"Ta thương ta" nên đã từng rộng cửa cho vay với tín dụng phi sản xuất, giờ chứng khoán đóng băng



Công nghiệp điện tử, máy tính thì sau bao năm chỉ quanh quẩn các dây chuyền lắp ráp TV, đầu máy, nhập linh kiện máy vi tinh mà sắp tới phải đóng cửa hầu hết vì lạc hậu công nghệ hay phải chuyển sang nhập khẩu/bán hàng hay nhập hàng về đóng mác thương hiệu nào đó ở Việt Nam rồi bán.

Công nghiệp cơ khí chế tạo vẫn luôn đi sau với việc sao chép, copy, ăn cắp bản quyền thiết kế từ phần mềm đến khuôn mẫu tràn lan và cạnh tranh sản xuất hàng giá rẻ, chất lượng thấp không thể động viên những người làm ăn chân chính phát huy sáng tạo và sử dụng chất xám vào việc chế tạo sản phẩm tốt.

Công nghiệp đóng tàu với cách quản lý vốn nhà nước thiếu hiệu quả, đầu tư tràn lan, gây thất thoát lớn kiểu như Vinashin ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quản lý nhà nước đã được báo chí nói nhiều và các quan chức quản lý nhà nước mổ xẻ, rút kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp tái cấu trúc, sửa đổi, cải cách lớn lại doanh nghiệp.

Ngành thủy hải sản có nhiều bước tiến nhờ tận dụng ưu thế khí hậu và thiên nhiên ưu đãi của vùng đồng bằng sông nước Cửu Long nhưng rồi cũng sẽ phải trả giá nếu không chú ý tới yếu tố đất nhiễm mặn, mất đất canh tác, dịch bệnh thủy hải sản hàng loạt mà cái giá phải trả sẽ không kém như các quốc gia Nam Mỹ đã từng phát triển và từ bỏ hay giảm dần việc nuôi tôm và thủy hải sản cách đây vài thập kỷ.

Công nghiệp dệt may thì chủ yếu thâm lạm lao động, một lao động cộng một máy may trị giá đầu tư 200USD, làm ra giá trị gia tăng rất thấp, nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm tỉ trọng rất cao kể cả bông, sợi cho đến chỉ, nút .v.v.  dù đang tăng trưởng và tiến lên thành nước xuất khẩu may mặc hàng đầu!

Công nghiệp dược phẩm dược liệu vẫn còn lâu chưa sánh nổi với các sản phẩm nhập khẩu về chất lượng và cả mẫu mã dù giá cả có rẻ hơn nhiều lần thì người bệnh và bác sĩ vẫn có xu hướng chọn thuốc "ngoại" hơn ưu tiên "nội"!

Các kênh phân phối hàng tiêu dùng trong nước cũng bị các nhà phân phối nước ngoài thao túng và lấn sân dần. Các hệ thống siêu thị của nước ngoài đang ngày càng lấn sân với các dịch vụ gia tăng càng lúc càng nhiều. Các công ty phân phối trang bị hệ thống máy tính và phần mềm quản lý hiện đại, có thể theo dõi kiểm tra các hoạt động mọi lúc mọi nơi và cập nhật tình hình, đưa ra các giải pháp hữu hiệu kịp thời. Các nhà phân phối Việt Nam phần nhiều lấy công làm lời và chấp nhận % lợi nhuận thấp đề tồn tại. Chuỗi phân công giá trị thặng dư dành cho nhà phân phối Việt Nam không nhiều, dư địa thương lượng với đối tác rất ít và luôn bị chèn ép.

Các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn rất nhiều hiện tượng sử dụng hệ thống máy móc thiết bị cũ lạc hậu, giá thành cao, do công tác đấu thầu chạy theo lợi ích cục bộ, tham nhũng hối lộ, chung chi hoa hồng làm méo mó kết quả đấu thầu. Việc các báo đài phản ánh hiện tượng doanh nghiệp nhà nước đang nhường sân chơi cho các công ty, nhà cung ứng Trung Quốc trong các gói thầu EPC (gói thầu dạng "chìa khóa trao tay") từ điện lực tới cầu đường và các công trình khai thác khoáng sản chỉ là hệ quả của một thời buông lỏng quản lý công tác đấu thầu và hậu kiểm, thanh tra các nguồn kinh phí và cách sử dụng ngân sách nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước này.

Không ai cấm các doanh nghiệp Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác tham gia cạnh tranh tự do, sòng phẳng hay chào hàng giá hợp lý để thắng các gói thầu tại Việt Nam kể cả các gói EPC, nhưng việc có quá nhiều điều cần bàn xung quanh việc cung ứng các gói thầu này sau đó như thi công chậm trể, giao hàng kém chất lượng, nhà thầu mang cả công nhân, lao động phổ thông sang công trường thi công, chào giá ban đầu thấp sau đó kê khai chi phí phát sinh gây tranh cãi, sử dụng thủ đoạn tăng chi phí bảo trì sửa chữa máy móc thiết bị khi có sự cố, bán phụ tùng thay thế giá cao .v.v. là điều các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam cần phải cảnh giác cao độ!

Trước khi trách người hãy tự trách mình! Nếu chúng ta quản lý tốt, không có kẽ hở cho tham ô, nhũng nhiễu thì lấy đâu ra việc nhà thầu Trung Quốc hay nước nào lũng đoạn các gói thầu lớn EPC?

Đây cũng là các ví dụ cho việc "ta thương ta" nhưng cuối cùng lại "hại ta"!

Nhà nước cấp phép cho thật nhiều liên doanh lắp ráp ô tô tưởng chừng "có tiền bỏ túi" khi cấp phép và "càng đông càng cạnh tranh" nhưng sau bao năm các liên doanh vẫn chỉ lắp ráp và mua bán, không hề có chuyển giao công nghệ hay tăng tỉ lệ nội địa hóa đáng kể nào!

Trung Quốc chỉ có chủ yếu cấp phép cho Volkswagen (Đức) nhưng ngày nay phát triển được nhiều thương hiệu ôtô nội địa của mình, sản xuất được động cơ ôtô và nhiều phụ kiện quan trong khác do khéo léo trong thương lượng các hợp đồng về lộ trình chuyển giao công nghệ cũng như cách tiếp cận các ngành công nghiệp phụ trợ.

"Ta thương ta" nên nhà nước luôn đưa ra các chính sách tưởng chừng như giúp đỡ doanh nghiệp như đối với trường hợp bảo hộ ngành ngân hàng nhưng rốt cuộc các ngân hàng Việt Nam vừa nhiều, quy mô nguồn vốn nhỏ, vừa hoạt động manh mún, mạnh ai nấy làm, cạnh tranh lãi suất huy động, lãi suất cho vay, góp phần làm thị trường vốn phân tán, mất tập trung cho sản xuất kinh doanh mà chạy theo việc tài trợ các đầu tư tín dụng phi sản xuất, đôi khi góp phần làm tăng giá bất thường các thị trường bất động sàn và cổ phiếu.

Khi thị trường bất động sản và chứng khoán đóng băng hay đi xuống, nếu các con nợ lớn của ngân hàng mất khả năng thanh toán hay phá sản, liệu lợi nhuận cao của ngân hàng từ cho doanh nghiệp vay với lãi suất cao ngất ngưởng, có gánh nổi các khoản nợ xấu dù chỉ vài phần trăm trên tổng nợ vay hay % tài sản ngân hàng vài trăm ngàn tỉ so với số vốn chỉ vài ngàn tỉ của ngân hàng?

"Ta thương ta" nên các cuộc họp chỉ "rút kinh nghiệm" nội bộ, không truy cứu trách nhiệm cá nhân, du di cho nhau, vui vẻ cả làng! Cho dù việc điều hành chính sách tại các cơ quan nhà nước có khi không theo kịp tình hình thị trường, chỉ mang tính đối phó, chạy sau diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô, các giải pháp chỉ có tính tình thế, ngắn hạn. Các chính sách có cái vừa đưa ra đã lạc hậu và phải thay đổi ngay!

"Ta còn thương ta" nên giúp nhau tạo chính sách đưa con em chúng ta tuy có thiếu năng lực, thiếu học vấn và kinh nghiệm, thậm chí thiếu cả đạo đức tác phong để vào các vị trí công tác có nhiều quyền uy nhằm có cơ hội mưu cầu "vinh hoa, phú quý" dài lâu! Tới khi các "con em" này, do thiếu tài kém đức gây ra các hậu quả nghiêm trọng thì chính "ta" lại phải đi giải quyết các hậu quả đôi khi khó mà xử lý được.

Các cơ quan nhà nước thường có việc bè phái tập trung quyền lực, thống lĩnh các vị trí then chốt, hất cẳng các phe phái khác, thao túng toàn bộ quyền lực trong cơ quan từ doanh nghiệp tới quản lý nhà nước, tưởng chừng có quyền lực tuyệt đối sẽ muốn làm gì cũng được, không cần phải nghe ai, không cần có tiếng nói phản biện hay cơ quan giám sát chéo, kiểm tra và chia sẻ quyền lực nào khác.

Rốt cuộc cái giá phải trả sẽ là lớn nhất. Vì quyền lực có xu hướng tham nhũng, và quyền lực tuyệt đối sẽ sinh ra tham nhũng tuyệt đối. Tất cả các vua chúa ngày xưa nếu không biết khoan sức dân, không biết chiêu hiền đãi sĩ, không trọng đạo thánh hiền, lo cho dân, cho nước  mà chỉ biết bòn rút của cải vật chất, tận hưởng vinh hoa phú quý cho riêng mình và giai cấp thống trị của mình, trước sau thì phân hóa xã hội cùng với bất công xã hội ngày càng gia tăng sẽ dẫn đến các cuộc cách mạng lật đổ cả ngai vàng.

Các nhà nước trung ương tập quyền phong kiến xưa nay luôn thiếu vắng tiếng nói phản biện trung thực, đúng đắn. Thiếu vắng sự phân bổ và cân bằng quyền lực giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp. Cán cân quyền lực luôn lệch về một bên. Sự dẫn dắt xã hội hoàn toàn ngã về xu hướng tranh thủ trục lợi, tranh giành quyền lực. Các nhóm lợi ích thắng thế sẽ dẫn dắt xã hội bất chấp các nền tảng pháp luật có hay không.

Ta thương ta quá khác nào tự hại nhau.

Bài này Un đọc ngày 27/7 ở Diễn đàn kinh tế Việt Nam, sau vài hôm Un vào lại Diễn đàn kinh tế  Việt Nam thì bài này hình như đã được gỡ đi, hôm nay đọc lại nên Un post lên đây,  vì thói quen hay lưu lại những gì mình quan tâm, nếu BQT thấy không ổn thì cứ xoá Un không có ý kiến gì. Thanks!

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Xây tượng đài 410 tỉ đồng: Chưa thấy lãng phí !?



(NLĐ) - Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Cục trưởng Nhiếp ảnh và Triển lãm, nói rằng các công trình xây dựng phần lớn đều đội giá, không thể nói riêng tượng đài

* Phóng viên: Sau khi Báo Người Lao Động số ra các ngày 14, 15, 16-9 đăng loạt bài “Xây tượng đài 410 tỉ đồng” phản ánh tỉnh Quảng Nam đang triển khai xây dựng công trình tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng với kinh phí hơn 410 tỉ đồng, hàng trăm bạn đọc đã gửi ý kiến tỏ thái độ không đồng tình, cho rằng đó là một sự lãng phí. Còn quan điểm của ông, với tư cách đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành?

- Ông Vi Kiến Thành: Nói quy mô lớn, kinh phí lớn thì phải căn cứ vào chuẩn nào đó. Phải có một cái gì đó làm chuẩn, căn cứ vào đó để nói nó lớn hay nhỏ. Lãng phí hay không cần phải có chuẩn, cứ nói chung chung là lãng phí thì rất khó.
Nếu nói về số tiền, nghe lớn như thế thì dư luận có thể sẽ phản ứng vì người ta không biết hơn 410 tỉ đồng ấy được dùng vào những hạng mục gì, cần phải cụ thể ra. Tôi được biết nó gồm rất nhiều hạng mục, trong đó phần mỹ thuật, thân tượng và 8 cột trụ biểu chỉ chiếm một phần, khoảng hơn 225 tỉ đồng. Số tiền 410 tỉ đồng được sử dụng cho nhiều khâu: giải phóng mặt bằng, thiết kế, thi công, không gian môi trường, cảnh quan… trong tổng thể công trình. Cách gọi của Việt Nam mình là công trình tượng đài nên nghĩ tất cả tiền đầu tư là cho việc xây tượng, kinh phí còn đầu tư cho rất nhiều điều khác. Tôi cũng tiết lộ là quy trình thẩm định công trình này rất chặt chẽ, bài bản, đơn giá định mức được Bộ Xây dựng xây dựng thành một bộ đơn giá riêng tính rất chi li. Giá thành cho các công trình dân dụng hiện nay đã là 14 - 15 triệu đồng/m2, trong khi công trình đặc biệt này khoảng 20 triệu đồng/m2, so với xây dựng dân dụng thì nó cũng không mấy khác biệt. Mọi người nói giá cao, tôi không hiểu cao trên cơ sở nào?
Nếu nói nhỏ - to, tức là đã có so sánh, mà so sánh trong lĩnh vực khác thì có thể sẽ có những điều đáng nói hơn rất nhiều. Với một công trình có ý nghĩa quốc gia như thế, cần nhìn một cách khách quan.

* Cao ở đây không phải là sự so sánh đắt, rẻ về đơn giá giữa công trình này hay công trình khác mà là số tiền quá lớn để đầu tư cho một tượng đài. Ông nghĩ sao về điều này?

- Nói thế sẽ rơi vào vô cùng. Mỗi công trình, sự kiện người ta làm đều có những tính toán, cân nhắc và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tượng đài này được Chính phủ phê duyệt.

* Nhưng Chính phủ chỉ phê duyệt dự toán mấy chục tỉ đồng chứ không phải mức đội lên thêm 330 tỉ đồng như bây giờ?

- Thời điểm Chính phủ phê duyệt đã cách đây mấy năm và quy mô lúc ấy cũng chỉ là cấp tỉnh chứ chưa như bây giờ. Sau khi  thấy nội dung ý nghĩa và tầm vóc của nó, công trình được nâng lên tầm quốc gia. Việc trượt giá vài năm cũng khiến giá bị đội lên. Một chi tiết nữa cũng cần nhấn mạnh là công trình đã thay đổi chất liệu từ sa thạch sang chất liệu đá hoa cương với độ bền vững gấp vài lần. Đây là công trình vĩnh cửu nên cần được đầu tư chất liệu tốt.

* Trước quan điểm của số đông cho rằng nên dùng số tiền khổng lồ này cho việc phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ông nghĩ sao?

- Tôi sẽ chọn cả hai phương án. Đó là hai khía cạnh, một là vật chất cụ thể, một là tôn vinh tinh thần. Không thể cụ thể hóa được.

* Nhưng nếu điều kiện chỉ cho phép để làm một việc?

- Đất nước ta có bề dày truyền thống yêu nước và sự đóng góp của các mẹ là rất lớn, không cho phép được chọn một thứ.

* Nếu phương án của ông là vậy thì có nghĩa là phải hạ thấp độ “khổng lồ” về kinh phí của tượng đài để có nguồn tiền lo phụng dưỡng các mẹ?

- Tôi đã nói từ đầu, căn cứ vào đâu để nói là công trình lớn?

* Căn cứ vào con số đầu tư cho một công trình tượng đài tại một tỉnh nghèo?

- Các bạn đã tính 1 km quốc lộ là bao nhiêu tiền chưa? Nếu so sánh như thế thì sẽ thấy con số này là đắt hay rẻ.

* Ông đã nói nhiều thứ lãng phí nhưng hạn chế được sự lãng phí nào thì tốt chút đó?

- Bản thân tôi chưa nhìn thấy sự lãng phí ở đây, đó là dư luận nói.

* Theo đánh giá của ông, tại sao việc xây dựng tượng đài luôn bị đội giá?

- Hãy chỉ cho tôi tượng đài nào một cách cụ thể.

* Tượng đài Điện Biên Phủ chắc chắn là một ví dụ sinh động!?

- Theo tôi, ở đây cần có một cái nhìn khách quan. Các công trình xây dựng phần lớn đều đội giá, không thể nói riêng tượng đài. Nói như vậy, tượng đài biến thành tội đồ. Giá cả trượt quá nhanh, thời gian xây dựng bị kéo dài do kinh phí rót rất chậm cũng là một lý do. Thêm nữa, khả năng tiên lượng dự toán của đội ngũ chuyên môn cũng còn hạn chế. Tất cả cộng lại đã khiến chi phí bị đội lên.
Riêng về tượng đài Điện Biên Phủ thì báo chí đã nói nhiều rồi, người làm sai cũng đã lãnh hậu quả.  
    
Hoàng Lan Anh thực hiện
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Vô cảm đến mức này thì bỏ xừ cái nền Mỹ thuật Việt



(SOI: Mời các bạn đọc bài “Xây tượng đài 410 tỉ đồng: Chưa thấy lãng phí !?” rất hay, trên Người Lao Động hôm thứ Năm 22. 9. 2011. Soi xin phép được dán lại phòng trường hợp bài trên báo gốc không hiện ra được, và tô đậm những câu mà Soi muốn các bạn lưu ý. Phần ý kiến của Soi ở cuối bài.)

http://soi.com.vn/wp-content/images/2011/09/hoat-hoa-1.jpg



Hay!

Ông Vi Kiến Thành này, trong một bài mà mâu thuẫn tứ tung. Tiếc là bạn Hoàng Lan Anh, có thể do quá khớp trước sự dữ tợn của ông, nên tuy đã can trường mà vẫn chưa khai thác hết những mâu thuẫn này, vặn lại ông một mẻ.

1. Ông vừa bảo: ”Tôi cũng tiết lộ là quy trình thẩm định công trình này rất chặt chẽ, bài bản, đơn giá định mức được Bộ Xây dựng xây dựng thành một bộ đơn giá riêng tính rất chi li“, thì ngay lập tức, bên dưới, ông đã giải thích công trình đội giá vì phải thay đổi nhiều, từ quy mô, tới chất liệu, tới trượt giá… Nếu chặt chẽ, chi li như ông nói thì sao lại thay đổi nhiều đến thế, giá lại đội lên tới gần 8 lần như thế? Trong đơn giá cũng phải tính tới độ trượt giá rồi chứ?

2. Quan trọng nhất, ông bảo, “Mỗi công trình, sự kiện người ta làm đều có những tính toán, cân nhắc và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tượng đài này được Chính phủ phê duyệt.” Nếu có cân nhắc và đi qua các cấp có thẩm quyền phê duyệt, không hiểu ông Vi Kiến Thành và Quảng Nam có trong tay các văn bản chứng tỏ Thủ tướng đã phê duyệt ĐIỀU CHỈNH dự án không? Thay đổi nhiều đến thế cơ mà, không thể gọi là “bổ sung” được. Theo luật thì ai phê duyệt dự án, người đó sẽ phê duyệt điều chỉnh dự án. Trong trường hợp này, nếu đúng như báo Đất Việt đưa, Chủ tịch Quảng Nam có vượt cấp không, khi dám phê duyệt điều chỉnh một dự án mà Thủ tướng đã phê duyệt? Nhỡ đâu (và cầu Trời) Thủ tướng (với phó Thủ tướng người Quảng Nam) không đồng ý thì sao? Nghe đồn nếu Thủ tướng chưa phê duyệt điều chỉnh thì dự án này chưa được tiến hành đâu, và dự án mà thay đổi quy mô tới mức này thì không gọi là “điều chỉnh” nữa, phải xin Thủ tướng duyệt như một dự án mới cơ, ông Thành ạ!

3. Về quy mô công trình, bên trên ông Vi Kiến Thành vừa nói, “Đây là công trình có ý nghĩa quốc gia…  đây là công trình vĩnh cửu…“, để biện hộ cho việc tăng tiền; một tí sau ông đã vặn lại phóng viên, “Căn cứ vào đây để nói đây là công trình lớn?“. Thưa ông Vi Kiến Thành, giờ ông xác định đi, công trình này có lớn hay là không?

4. Ông Vi Kiến Thành có một câu nói bất hủ trong bài này, hy vọng là Hoàng Lan Anh ghi đúng: “Bản thân tôi chưa nhìn thấy sự lãng phí ở đây, đó là dư luận nói.” Ông là quan chức, một ngày giao ban tình hình đất nước mấy ngày, nghe biết bao nhiêu cảnh nghèo cảnh khổ, bất cân đối giàu nghèo trên đất nước ta (hay các cuộc giao ban văn hóa không bàn tới việc này hè?). Thế mà ông không thấy đây là lãng phí. Ông hệt như anh con trai một cái nhà nghèo nhất xóm, cơm không đủ ăn, vay nợ liên miên, thế mà vẫn thấy việc vung tiền mua Lexus là bình thường, thử hỏi còn tư cách làm con không?

5. Ngoài ra, Soi nhận thấy ông Vi Kiến Thành tuy quan chức văn hóa mà có một khả năng đối thoại mang tính hù dọa cao đối với phóng viên (nữ?). Đọc cả bài phỏng vấn thấy toát lên một tinh thần hằm hè, với những câu hỏi vặn mà phóng viên nào yếu bóng vía sẽ lúng túng ngay. May mà Hoàng Lan Anh của chúng ta can đảm, khi đưa ra thí dụ về tượng đài Điện Biên Phủ. Đến câu này, Vi Kiến Thành, như rất nhiều quan chức khác, đã trả lời một cách vô trách nhiệm, “Báo chí đã nói nhiều rồi, người làm sai cũng đã lãnh hậu quả”, tức là ông không cần nêu chính kiến của ông nữa.

Ủa, sao vụ tượng đài Mẹ Thứ, báo chí nói nhiều thì ông bảo là “dư luận nói” và ông bất chấp; còn vụ Điện Biên Phủ thì ông lại dùng báo chí như một thế lực được kiểm chứng và đáng tin?

Một Cục trưởng mà như thế này, nền Mỹ thuật Việt Nam liệu có hy vọng gì vào cơ chế, hội đoàn không? Hay nghệ sĩ đành tự cậy vào bản thân hoặc nhắm đến những tổ chức nước ngoài có con mắt xanh (theo đúng nghĩa đen) mà trao gởi?

Cuối cùng, mời các bạn xem thêm hai bài rất hay quanh vụ này, một bài của anh Phạm Trung bên Viện Mỹ thuật, một bài của nhà văn Nguyên Ngọc – một người rất nặng tình, tâm huyết với Quảng Nam.



http://soi.com.vn/wp-content/images/2011/09/hoat-hoa-2.jpg

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:

Xây tượng đài 410 tỉ đồng: Chưa thấy lãng phí !?


(NLĐ) - Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Cục trưởng Nhiếp ảnh và Triển lãm, nói rằng các công trình xây dựng phần lớn đều đội giá, không thể nói riêng tượng đài
Công Trình Đắt Giá

Công trình xây dựng đội giá lên nhiều nhất
Là xây dựng niềm tin, đạo đức, lương tâm.
Không những đã phải trả mà còn thêm bị mất
Không những chỉ ngày nay mà còn sẽ rất nhiều năm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [117] [118] [119] [120] [121] [122] [123] ... ›Trang sau »Trang cuối