Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [114] [115] [116] [117] [118] [119] [120] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:

Đừng nghĩ những ý kiến trái chiều của trí thức là chống đối!

Chính Trị Hoá

Cái đáng sợ không phải vô tình nghĩ
Đáng sợ là bị cố ý gán cho.
Phi chính trị bỗng chốc thành chính trị
Mọi khác biệt dù lớn bé, nhỏ to.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Luận bàn minh triết và minh triết Việt



Luận bàn về minh triết và minh triết Việt là một cuốn sách được Nguyễn Khắc Mai đánh giá là “những lời nói linh thiêng của một nhà văn hóa sắp mất”.

http://www.tiasang.com.vn/DesktopModules/VietTotal.Articles/ImageHandlerLarge.ashx?width=236&height=250&HomeDirectory=%2fPortals%2f0%2fVietTotal.Articles%2fVanhoa%2f&fileName=minh+triet+viet.bmp&portalid=0&i=4034&q=1



Qua ba bài tiểu luận bàn về minh triết, Hoàng Ngọc Hiến đã góp phần làm sáng rõ định nghĩa minh triết, đưa ra những luận giải sâu sắc của ông về sự cần thiết đưa ra những suy nghĩ, trăn trở tìm kiếm những tư tưởng làm sáng tỏ “viễn cảnh của một xã hội văn minh tốt đẹp hơn”.

Trong cuốn sách này, ông cũng thử nêu ra giá trị minh triết của viễn cảnh đó là: “Dân giàu nước mạnh – đó là văn minh”, “Dân vui nước mạnh đó là văn hóa”. “Không có minh triết “dân vui nước mạnh” thì dân có thể “giàu” nước có thể “mạnh” nhưng khó mà nói là có hạnh phúc”.

Trích sách
“Định nghĩa minh triết là gì là một việc rất khó. Một câu nói hóm của một học giả: “Tìm cách định nghĩa minh triết, đó là bằng chứng của sự thiếu minh triết”. Đại học Tổng hợp Chicago vừa đưa ra Dự án đề tài Định nghĩa Minh triết với kinh phí trợ cấp 2.000.000$, học giả bất cứ nước nào đều có thể tham gia.

Tôi bằng lòng với việc đưa ra một số ví dụ.

- Thời bom Mỹ, láng giềng với hộ của tôi, có một cháu bé hơn mười tuổi, học lớp 3, một lần đi sơ tán về, cháu nói với tôi: “Bác ạ, mình cứ nói người nhà quê ra Hà Nội thì đần, cháu thấy người Hà Nội về nhà quê cũng đần, hôm đầu, cháu chịu, không biết làm thế nào để rửa chân, mãi mấy hôm sau cháu mới biết cách”. Câu nói của cháu làm tôi sửng sốt... Đây là một nhận xét minh triết. Có những công trình học thuật dày cộp mà không có nổi một nhận xét độc đáo, sâu sắc như của cậu bé. Thường thì càng cao tuổi người ta càng hiền minh. Nhưng không nhất thiết vậy. Đối với sự phát huy minh triết, học vấn không phải là thừa. Nhưng chỉ có trình độ tiểu học vẫn có thể có những suy nghĩ hiền minh. Từ ví dụ này có thể thấy một sự khác biệt giữa triết học và minh triết: một học sinh lớp 3, một dòng triết học cũng không hiểu nổi, vẫn có thể nói một câu minh triết độc đáo và sâu sắc.

- Tôi có đọc một công trình lý luận rất hay về vấn đề tư hữu. Nhưng vấn đề chỉ sáng bừng lên khi tôi đọc đến câu của Balzac được tác giả trích dẫn: “Người mà không có gì là kẻ không ra gì”. Câu của Balzac là minh triết. Mác đã viết những trang cứ liệu uyên bác, lập luận đanh thép để đi đến một kết luận quyết liệt: bãi bỏ tư hữu. Giá như Mác có thêm được minh triết của Balzac thì chắc chắn ông đã suy nghĩ khác và học thuyết của ông không phải là chủ nghĩa Mác như chúng ta biết.

- Theo nghĩa thông thường, “anh hùng” là “hào kiệt xuất chúng”; Trần Hưng Đạo cho rằng “Hiểu được mình là anh, Thắng được mình là hùng”(1), với nghĩa này, “anh hùng” trở thành một phẩm giá hướng nội, một giá trị minh triết, chính giá trị này làm nên “bản lĩnh” con người, mà không có “bản lĩnh” thì người có tài năng xuất chúng có còn là anh hùng nữa không?

- Tôi có hỏi Nguyên Ngọc về minh triết các dân tộc Tây Nguyên, anh dẫn một câu “xanh rờn” từ một bản trường ca: “Đàn ông là sấm, đàn bà mới là sét”.

- Người Mông có câu: “Con ai không biết, vợ ta đẻ ra là con ta”. Câu này làm vỡ tung những ước lệ đạo đức và phong tục nhưng xét đến cùng thì minh triết của nó chứa đựng một tinh thần nhân văn rất cao”.

(Trích "Luận bàn về những vấn đề minh triết, Luận bàn về minh triết và minh triết Việt", Hoàng Ngọc Hiến)

Nguồn: http://www.tiasang.com.vn...ws=4288&CategoryID=41
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Công nhân Trung Quốc, những hệ lụy buồn

TP - Hàng trăm công nhân Trung Quốc đã và đang làm việc trên các công trình thủy điện ở Quảng Nam gây ra không ít hệ lụy buồn cho người lao động và đời sống của bà con địa phương.

http://www.tienphong.vn/Cache/79/114079_400.jpg


Nhóm công nhân Trung Quốc ngồi tán chuyện trên công trường xây dựng Thủy điện sông Bung. Ảnh: Nam Cường

Bị ép trên sân nhà

Hàng trăm lao động Việt Nam đang làm thuê cho nhà thầu Trung Quốc xây dựng công trình thủy điện sông Bung 4 (thôn Pà Lừa xã Tà Bhing, Nam Giang) đang bị đối xử rất bất công về giờ làm và lương thưởng. Người Việt đang bị giới chủ Trung Quốc o ép ngay trên sân nhà…

Qua 3 vòng kiểm soát, chúng tôi mới vào được khu lán trại của công nhân Trung Quốc ở giữa rừng, bên cạnh nhà máy thủy điện Sông Bung 4 đang được thi công ngày đêm. Tất cả biển báo vào công trình đều bằng chữ Trung Quốc. Lao động Trung Quốc hiện chiếm đa số ở đây, với 296 người, phần lớn là lao động phổ thông.

Tại khu nhà ở của đội vàng (đội lái xe màu vàng), 2 dãy nhà 2 tầng, trong đó công nhân Việt Nam ở tầng trên của một dãy, số còn lại là lao động Trung Quốc. Nguyễn Xuân Hùng (Yên Thành – Nghệ An) chuẩn bị vào làm ca chiều lúc 13h30, nói: Không có thời gian mà chợp mắt giấc trưa tí anh ạ. Làm quần quật cả ngày, toàn việc nặng.

Theo Hùng, khoảng 10 tài xế người Nghệ An làm cho đội vàng, cứ một xe 2 tài thay đổi nhau lái 3 ca, cả ngày lẫn đêm. Thời gian làm bắt đầu từ 6h30 sáng đến 11h30 trưa, buổi chiều đổi ca, làm từ 13h30 tới 18h30 tối, ca đêm lại đổi sang tài xế ban sáng, chạy từ 19h đến tận 22h30 đêm.

Ngày hôm sau đổi ngược lại. Đa phần anh em ở đây mỗi ngày làm trên 9 tiếng, quần quật liên tiếp như thế, không có bất kỳ ngày nghỉ nào trong tháng, nói gì đến thứ bảy hay chủ nhật.

Mỗi tháng, các tài xế được nhận 6 – 7 triệu đồng. Tuy nhiên, đối với anh Trần Thanh Hiếu (Nghệ An) thì đó là số tiền quá bèo so với công sức nặng nhọc bỏ ra, đặc biệt so với mức lương mà công nhân Trung Quốc được hưởng với công việc tương đương hoặc nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

“Công nhân Trung Quốc làm những việc đơn giản hơn bọn tôi nhiều, họ chỉ đảm đương phần uốn sắt, làm kè, xây tường hay sửa xe… mà lương của họ phải 10 - 15 triệu đồng/tháng. Cá biệt, có những tháng, nhận 21 triệu đồng/người. Chúng tôi nhìn mà thèm” - anh Hiếu nói.

Tôi hỏi, sao không phản ánh, đấu tranh gì, cả nhóm trố mắt: Phận làm thuê, chủ trả sao nhận vậy. Lộn xộn họ đuổi liền. Làm việc ở đây không có chuyện thắc mắc hay kiến nghị gì cả. Chỉ cần một sai sót là lập tức bị đuổi.

Theo anh Hiếu, đã có 3 – 4 trường hợp bị nhà thầu Trung Quốc đuổi việc vì lỡ xảy ra sai sót nhỏ. “Làm nhiều thế, nhưng chỉ cần chúng tôi về sớm một chút hoặc dậy muộn là ngay lập tức bị chửi. Còn phía công nhân Trung Quốc, anh sang mà nhìn”.

14h30, khi nhóm lao động Việt Nam đã làm được 1 giờ đồng hồ thì nhóm công nhân Trung Quốc mới lục tục dậy, mặc quần áo, chỉnh trang ra công trường. Thay vì làm ngay, nhóm này đủng đỉnh ngồi lại hút thuốc, tán chuyện râm ran. Chúng tôi kiên nhẫn chờ. Mất đúng 30 phút nữa, họ mới bắt đầu làm việc thực sự.

http://www.tienphong.vn/Cache/80/114080_400.jpg

Tình cảnh trái ngược
Lán trại lao động Việt Nam xây dựng kè đá tại công trường thủy điện sông Bung 4, khi bước vào, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự tiều tụy, thiếu thốn nơi đây. Trái hẳn với những dãy nhà của công nhân Trung Quốc, khu lán trại của công nhân ở đây được tận dụng từ kho chứa vật liệu nhà máy.

Một dãy lán được lợp bằng tôn, nóng hừng hực. Nhóm công nhân gồm 6 người đang nghỉ trưa tại lán. Để có giấc ngủ trưa, tất thảy phải cởi áo, nằm la liệt trên những tấm ván gỗ nối dài. Không điện, không nước sinh hoạt, thiếu thốn đủ bề. Tất thảy ở đây đều không có hợp đồng lao động, bảo hiểm, bảo hộ.

Chị Mai Thị Bảy quê ở huyện Quế Sơn (Quảng Nam) làm công việc nấu ăn cho công nhân, nói: “Nấu nướng người Việt mỗi tháng được trả 1,5 triệu đồng, còn nấu cho người Trung Quốc cao hơn nhiều, nhưng chỉ có người Trung Quốc nấu thôi. Anh em ở đây ăn uống kham khổ lắm.

Gạo đắt, tính ra mỗi bữa khẩu phần thức ăn của công nhân chỉ có 6 ngàn đồng. Nhiều hôm đi chợ chia không ra. Quy định là thế mà, thấy anh em khổ mà thương”. Khẩu phần ăn của công nhân chỉ bao gồm cơm, canh rau và ít cá thịt, tất cả được nấu bằng nước suối, nước mưa do chị Bảy hứng.

Nhiều anh em công nhân làm được vài ba hôm, cực khổ, thu nhập thấp nên bỏ về. Ốm đau như cơm bữa nhưng không hề có thuốc men. Chị Bảy bất đắc dĩ trở thành thầy thuốc. “Thấy anh em đau ốm là cho uống kháng sinh, đau bụng thì cho uống Becberin. Nặng quá thì xin nghỉ đưa xuống trạm xá xã”.

Anh Lê Đình Đoàn (32 tuổi) quê ở huyện Nông Cống (Thanh Hóa) nhờ người quen xin vào làm công nhân xây dựng kè đá. Khi vào làm, anh mới té ngửa: làm thủy điện khổ hơn làm thợ hồ ở ngoài. Nhưng vì lỡ lặn lội đường xa vào đây, nên anh và nhiều anh em khác gắng làm.

“Giờ không làm lấy chi nuôi vợ con. Làm ngày 9-10 tiếng giữa nắng mưa, mỗi tháng cũng chỉ được hơn 3 triệu đồng. Công nhân Trung Quốc làm việc giống bọn em nhưng lương lại gấp 2 – 3 lần. Nhiều lần kiến nghị nhưng đâu có được”.

Anh Đoàn và ba anh em khác ở cùng quê vào đây được hơn 3 tháng. Ban đầu nhóm thợ xây kè đá tại lán có 17 người nhưng rồi ốm đau, thuốc men không có nên đã bỏ về, rơi rớt lại còn 6 người cầm cự, ai cũng ốm yếu và xanh xao.

“Cũng một công việc, bọn em là lao động phổ thông nhưng thấy bất công quá. Nhà thầu Trung Quốc cứ lấy lý do bất đồng ngôn ngữ, trái ý là đuổi bọn em. Công nhân Trung Quốc qua, tay nghề cũng có hơn gì bọn em đâu, vậy mà chỗ ở và chế độ ăn khác hoàn toàn” - Hùng (Bắc Trà My) nói.

Anh em công nhân ở đây cho biết thêm: làm việc trong môi trường cực khổ nhưng không hề được thưởng mà chỉ có bị phạt, vào các ngày lễ đều không được nghỉ, ốm đau tự lo thuốc men. Trong khi đó, lao động phổ thông người Trung Quốc thì hoàn toàn khác.

http://www.tienphong.vn/Cache/81/114081_400.jpg

Em bé 2 tuổi có bố là công nhân Trung Quốc. Ảnh: Nam Cường.

Luật chơi, phải chấp nhận (?)

Đó là khẳng định của ông Trương Thiết Hùng – Trưởng BQL dự án thủy điện Sông Bung 4. Theo ông Hùng, dự án thủy điện sông Bung 4 có tổng vốn đầu tư gần 5 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn vay của Ngân hàng châu Á (ADB) đã gần 4 ngàn tỷ đồng (160 triệu USD).

“Vì là vốn vay của ADB nên họ giám sát kỹ, khi mời thầu công khai cũng theo luật quốc tế. Nhà thầu Sinohydro Corporation Limited (Trung Quốc) bỏ thầu rẻ nhất nên trúng. Họ đưa người của họ sang làm việc. Ngay lúc ký hợp đồng nhận thầu, cũng có điều khoản là khuyến khích sử dụng lao động địa phương nhưng không bắt buộc, bản thân chúng tôi cũng nhắc vấn đề này thường xuyên. Đây là luật quốc tế, đã là cuộc chơi thì phải chấp nhận thôi” – ông Hùng nói.

Khi được hỏi liệu BQL có biết là hàng trăm lao động ở sông Bung 4 là lao động “chui”, không có phép, ông Hùng cho rằng, đó là chuyện của nhà đầu tư với Sở LĐTB-XH tỉnh Quảng Nam.

Còn ông Võ Duy Thông – Phó GĐ Sở LĐTB-XH Quảng Nam cho biết: “Sở đã nghe thông tin phản ánh tình trạng lao động Trung Quốc tại nhà máy Thủy điện sông Bung 4 nhưng chưa kiểm tra thực tế nên chưa thể thông tin cụ thể. Chúng tôi sẽ thành lập đoàn để thanh kiểm tra tình hình lao động Trung Quốc tại nhà máy này và sẽ mạnh tay nếu có phát hiện sai phạm trong việc sử dụng lao động !”.

Lời ru buồn bên dòng A Vương

Gần 200 công nhân người Quảng Tây (Trung Quốc) của hai nhà thầu Quế Năng và Quế Võng thi công phần đập Dự án Nhà máy thủy điện Za Hưng tại huyện Đông Giang - Quảng Nam đã rút về nước từ tháng 8-2009. Trong 2 năm ở chung với dân địa phương, họ để lại không ít phiền toái, mà giờ đây, điệu ru buồn của thiếu phụ Kà Dâu vẫn ầu ơ bên dòng A Vương khi họ chạy tình, quất ngựa truy phong.

Nhà vợ chồng B. và A. nằm ngay ven đường Hồ Chí Minh, bên cạnh thủy điện Za Hưng, nhưng gặp được thật khó. Chờ cả buổi sáng, mới thấy A. gùi chuối ở rẫy về, phán câu xanh rờn: “Không chụp ảnh, không báo chí gì hết, con tui tui nuôi. Con Trung Quốc đấy !”.

Cả thôn Kà Dâu đều biết con gái thứ 2 của A. mang dòng máu của một công nhân người Quảng Tây hồi còn làm thủy điện Za Hưng. Anh A lăng Khía tỏ vẻ thông cảm: Nó xấu hổ lắm đó, giờ nó bất chấp, chẳng ai dám khơi lại chuyện buồn đâu. Chuyện rằng, không phải đợi đến lúc A. sinh đứa con gái thứ 2, dân làng mới biết quan hệ của cô với công nhân Trung Quốc.

Tuy nhiên, khi đứa bé của một thiếu phụ Cơtu được sinh ra trắng trẻo, mắt một mí, giống người Quảng Tây như đúc thì cả làng Kà Dâu ngã ngửa. A. sống trong cô đơn bởi bà con hàng xóm xa lánh. Trưởng thôn B. Nướch A Gung là cháu gọi anh B. (chồng của A.) là chú ruột nhưng cũng đành theo lệ làng, không thể giúp gì hơn.

Chuyện mới 2 năm nên A Gung vẫn còn nhớ như in: Hồi đó công nhân Trung Quốc ở với dân bản đông lắm, họ vào thuê nhà, trả tiền hằng tháng nên hầu như gia đình nào cũng dọn phòng cho họ ở, chỉ riêng nhà B. không cho ở thì xảy ra chuyện. Mình nhớ tên nó là A Xuân, người Quảng Tây, tài xế xe chở đất hay chạy qua lại Kà Dâu, tối về thì ở nhà anh A lăng Khía.

A Xuân già lắm, đến hơn 50 tuổi chứ chẳng trai tráng gì, ai ngờ nó cả gan tán tỉnh vợ chú mình rồi làm điều xằng bậy. Từ ngày vợ sinh đứa con thứ hai, dù vẫn cho nó mang họ mình nhưng B. buồn lắm, bỏ nhà ra nhà gươl ngủ, uống rượu cả ngày. “Giờ về sống lại với nhau rồi, nhưng mình biết, chú B. chỉ vì đứa con gái lớn thôi, chẳng tha thiết gì nữa”.

Công nhân Trung Quốc rút đi, giờ đây dân làng Kà Dâu vẫn phàn nàn cách sinh hoạt của họ. Trưởng thôn A Gung tâm sự: May mà họ rút về sớm, không thì chả ai dám chắc một mình A. có con với họ.

Nam Cường – Nguyễn Thành
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Có những kẻ tự nhận làm 1 châu quận của nó thì phải vậy thôi!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Giáo dục thần dân hay giáo dục công dân?



(Vietnamnet) Theo dõi và quan tâm tới chủ đề "Việt Nam vẫn đang đi tìm triết lý giáo dục?", khởi xướng từ một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, TSKH Phan Hồng Giang gửi tới VietNamNet bài viết với tiêu đề "Thử bàn về triết lý giáo dục". Ông cho rằng, việc có tác động chi phối tổng thể khi đổi mới giáo dục là xác lập hệ giá trị căn bản của con người trong bối cảnh mới. Dưới đây là bài viết của ông.

Chúng ta đều biết, trong  nghệ thuật đưa ra những quyết sách để xử lý tình huống sao cho hiệu quả nhất thì điều tối quan trọng là chọn đúng hướng ưu tiên, chọn đúng khâu đột phá.

Giáo dục nước ta đang đứng trước yêu cầu phải có sự " đổi mới căn bản, toàn diện" thì  việc cấp bách nhất, có tác động chi phối tổng thể, theo thiển ý của chúng tôi, chính là việc xác lập hệ giá trị căn bản của con người mà giáo dục cần và phải đào tạo nên (cùng với trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội) theo yêu cầu của sự phát triển đất nước trong nỗ lực đồng hành cùng nhân loại.

Nói một cách khác, đây chính là triết lý giáo dục, là mục tiêu học làm người của hoạt động giáo dục.

Ở đây xin thử nêu ra một số giá trị mà chúng tôi cho là cơ bản nhất, lý tưởng nhất, cần được biến thành  những phẩm chất đại trà - trong một xã hội văn minh  -  đối với mọi thành viên  trưởng thành của xã hội. Đó là con người:

1. Có đủ tri thức và kỹ năng để làm ra của cải (vật chất và tinh thần), đủ năng lực làm cho nó sinh sôi, luôn biết tự loại bỏ những điều còn khiếm khuyết của mình, từ đó mà có thể làm giàu một cách chính đáng cho bản thân, cho gia đình và xã hội, góp phần  làm cho nước mạnh.

2. Ý thức rõ ràng mình là một công dân với tư cách là chủ nhân thực sự của đất nước, biết hiện thực hóa đầy đủ những quyền cơ bản của con người theo đúng tinh thần và lời văn đã được ghi trong Hiến pháp, nhờ đó mà thoát khỏi thân phận u ám, thê lương của những "thần dân" thụ động, luôn phải chịu cảnh bị  ép buộc, bị sai khiến bởi quyền uy, tiền bạc và những lời lẽ mị dân. Luôn khao khát tìm hiểu thế sự, thời cuộc, biết  tỉnh  táo, chủ động suy nghĩ bằng cái đầu của mình để có thể xác định đúng chỗ đứng cần thiết, góp phần tích cực thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

3. Không chỉ đóng khung mối quan tâm của mình trong phạm vi biên giới quốc gia, mà còn có thể mang danh là "công dân toàn cầu"; không nấp sau tấm mộc "đặc thù dân tộc" để báng bổ, bài xích những giá trị phổ quát của toàn nhân loại; biết tham gia dù ít dù nhiều vào việc giải quyết những vấn đề toàn cầu như tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh, đói nghèo.

4. Thấu hiểu rằng trên đời này không có giá trị nào cao hơn bản thân sự sống để từ đây biết quý trọng tính mạng, phẩm giá của chính mình và của mọi người, biết "thương người như thể thương thân", biết tuân thủ các chuẩn mực đạo đức phổ biến, các quy ước cộng đồng và khế ước xã hội để không bao giờ xâm hại giá trị quý báu đó, không bao giờ gây ra cho người khác những gì mà chính mình không thích người khác gây ra cho mình.

5. Thừa nhận  rằng trên đời này "bách nhân bách tính", rằng luôn tồn tại -  như một tất yếu khách quan, sự khác biệt giữa các nhóm người về quyền lợi, sự hiểu biết và đức tin, để không thấy khó chịu - hay tệ hơn, không trấn áp (!) những người khác mình, tránh cho xã hội khỏi lâm vào cảnh chia rẽ không đáng có, từ đây cùng nỗ lực đi tìm cái chung, giảm thiểu điều dị biệt để có thể cùng nhìn về một hướng nhằm đạt mục tiêu " dân giàu, nước mạnh; xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; con người tự do, hạnh phúc".

6. Biết sống khỏe khoắn, lành mạnh; luôn tự nhắc nhở  rằng ở những trường hợp may mắn, tâm hồn và trí tuệ sung mãn  thường tìm đến nương nhờ nơi cơ thể kiện khang.

7. Biết tiết chế  thói quen "thích đủ thứ" (phải chăng là bẩm sinh ?) để có thể sống thanh thản trong sự hòa đồng với mọi người, với thiên nhiên; cảm nhận được cái tình, cái đẹp của muôn mặt cuộc đời thường nhật, của nghệ thuật để có thể  đạt tới điều có lẽ là cao diệu nhất - biết sống hạnh phúc.

Tất nhiên, hệ giá trị tôi tạm nêu ra trên đây không thể là đơn nhất. Rất mong các bậc thức giả , các bạn đọc gần xa  cùng bàn bạc  để tiến tới xác lập một triết lý giáo dục hoàn chỉnh có thể làm điểm xuất phát tin cậy cho các hoạt động giáo dục tiếp theo như hoàn thiện đội ngũ và cơ chế, chính sách quản lý giáo dục; soạn thảo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa; nâng cao chất lượng , phương pháp học và giảng dạy; thay đổi cơ bản phương thức kiểm tra, đánh giá học sinh v.v...

TSKH Phan Hồng Giang
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Hồng Hải

Tất cả chỉ là trên giấy. Thực tế chỉ ra một kết quả hoàn toàn ngược lại. Thời Ông bà, Bố Mẹ chúng ta có phải tốn nhiều bút mực và giấy để nghiên cứu nên là thần dân hay công dân hay không? Thời ấy không hiếm người tài, giỏi, đức, hiền nhưng có phải học môn giáo dục công dân đâu, cũng đâu có chuyện thầy cô giáo hành hạ học sinh, cũng đâu có chuyện phụ huynh, học sinh đánh thầy cô giáo? Thời ấy đâu có ai phải học quần quật như lũ trẻ bây giờ mà đi thi Quốc tế vẫn đàng hoàng, tự tin nhận huy chương vàng? Thời ấy đâu ai thống kê tỷ lệ đậu tốt nghiệp đến 99% , trong bảng chữ cái vẫn là 24 chữ làm gì có chữ W,Z và J mà con em mình vẫn bước vào cuộc sống với trí tuệ và nhân cách rất Việt. Thời ấy, tiến sĩ ít thôi, giáo sư và thạc sĩ phải lội xuống bùn, xuống ruộng để thực tế đề tài mà mình nghiên cứu bảo vệ khác với bây giờ đi thực tế ở trời Âu hoặc xèm xèm cũng là các nước láng giềng. Thời ấy trẻ con chơi với nhau, va chạm một tí là khóc nhè chạy về mách mẹ khác với bây giờ chúng tự xử. Thời của Ông Bà, Bố Mẹ nghèo mà đáng quý đáng trân trọng biết bao, thèm một miếng bánh Bố Mẹ không có tiền mua chỉ biết nhìn bạn ăn mà thèm rỏ dãi; muốn xem vô tuyến nhưng Bố Mẹ nghèo không có điều kiện chỉ biết len lén đi xem nhờ khác với bây giờ bọn trẻ bằng mọi cách phải đạt được, kể cả việc lấy đi mạng sống của đứa bé 18 tháng tuổi...
Mấy hôm nay báo chí lấy ý kiến nên xử tên Luyện bằng hình thức nào...Nghe mà buồn, thấy mà căm phẫn chẳng có hình phạt nào có thể làm cho những người mất đi sống trở lại...Hình phạt nào đây?
Thế nên không cần phải nghiên cứu chi cao siêu. Tất cả chỉ là giáo điều và thiển cận khi mỗi ngày lòng nhân một mai một đi. Lòng nhân không chỉ biểu hiện bằng việc làm một điều tốt hoặc không làm gì. Lòng nhân còn ở cách nghĩ và cách làm...Mà bây giờ làm và nghĩ đúng bản chất của nó là song song nhau, không gặp nhau ở một điểm chung nào hết...
Bố tôi thường bảo: Trong tất cả các nghề chỉ có hai nghề không được phép có sai sót. Đó là nghề giáo và nghề y. Các nghề khác sự sai sót còn có cơ hội sửa chữa nhưng nghề giáo, sự sai sót là hỏng cả một thế hệ; Nghề y- sự sai sót được trả giá bằng chính tính mạng con người...
Mà bây giờ, sự sai sót sao mà nhiều quá...
Ta về khuất bóng tây sơn nhạn
Tịch mịch rả cánh bay
Quay đầu là núi
Gửi lòng bằng hữu
Chỉ chút hương cay.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

CÂU NÓI RẤT ĐÁNG SUY NGHĨ
của bà Nguyễn Thị Bình



“Vấn đề đạo đức lương tâm xã hội đã thật sự đáng báo động. Đã đến lúc phải rung lên hồi chuông về vấn đề giáo dục nhân cách của con người. Triết lý phổ biến của thế giới đó là học để làm người. Nếu “làm người” được thì chúng ta mới có thể làm những cái khác, còn không thì không làm được gì cả. Giáo dục của ta đừng chạy theo thi cử nhiều quá mà quên mất vấn đề cốt lõi: giáo dục nhân cách con người” – bà Bình nhấn mạnh.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Ồ ạt qua biên giới đánh bạc



Cách không xa cánh đồng đang vào vụ, sòng bạc Arun Bopea (Campuchia) hiện lên hoành tráng. Qua lớp cửa, hơn 200 người đang vây kín một trường gà hò hét, đa số họ là người Việt Nam.


                Tại địa phận biên giới, những chiếc xe máy mang biển số nước bạn chở heo từ tỉnh Prey veng (Campuchia) chốc chốc lại chạy về hướng Hồng Ngự, Đồng Tháp. Trên đường vào vùng biên, nhiều loại xe không gắn biển số, tài xế không đội mũ bảo hiểm vẫn phóng bạt mạng.

                Thấy khách bày tỏ muốn qua biên giới thử vận, một tài xe ôm gần khu vực cửa khẩu Dinh Bà hất hàm: "Có phải người địa phương không? Nếu là dân Đồng Tháp thì chỉ cần đưa giấy chứng minh cho mấy sếp là qua ngay thôi. Còn dân tỉnh khác thì ít nhất cũng phải có hộ chiếu".


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/e1/f6/cua-khau.jpg

Qua khỏi cửa khẩu Dinh Bà hơn 1km có một sòng bạc bên tỉnh Prâyveng, Campuchia thu hút rất đông con bạc Việt.
(Ảnh: Thiên Phước).



                Tỏ vẻ ngơ ngác vì không biết "luật" này, người khách cười: "Em chỉ mang... mỗi tiền để thử vận thôi anh hai".

                Một người rẽ đám đông đang uống nước trước một quán cà phê tiến lại gần, giọng tỉnh bơ: "Tôi là thổ địa tại đây. Tôi sẽ dẫn ông đi nhưng phải chi 100 đồng (100.000 đồng) trà nước".

                Tại cửa khẩu Dinh Bà, gã đàn ông này chỉ nói vài câu với những người gác cửa khẩu là được qua ngay. Tương tự tại cửa khẩu Bontia Chaccrây của tỉnh Prâyveng (Campuchia), "thổ địa" cũng chỉ đưa tay chào là đi qua.

                Khác hẳn với cảnh nông dân Prey veng tất bật cày xới, thu rơm rạ chuẩn bị vụ lúa mới, cách đó không xa là sự nhộn nhịp của sòng bạc Arun Bopea mọc lên giữa đồng. Sự hoành tráng của một casino tương lai đã hiện diện rõ trong công trình đang ở giai đoạn cuối.

               Kế bên, một sòng bạc cũ loang lổ màu thời gian tất bật đón khách ghé đến. Qua lớp cửa, cả 200 con người đang vây kín một trường gà dù không phải ngày cuối tuần. Ai cũng căng mắt vào 2 chú gà màu đỏ tía đang quần nhau phía dưới, hò reo ầm ĩ. Đa số họ là người Việt Nam.

               Tương tự, ở bàn tài xỉu cạnh bên cũng có cả trăm người đang chen lấn, mặt đỏ phừng phừng, mồ hôi nhễ nhại. Ngồi giữa bàn tài xỉu là một người Campuchia cao lớn, bàn tay to bè ghì cứng hộp xí ngầu lắc liên tục. Anh ta là "nhà cái" của môn cờ bạc này.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/e1/f6/bien-gioi.jpg
Ngoài việc qua lại cửa khẩu, các con bạc cũng thường băng xuyên các cánh đồng giáp ranh vùng biên giới qua Campuchia.

(Ảnh: Thiên Phước)



                Ba thanh niên và một cô gái đứng cạnh không ngừng la lớn: "Đặt đi, đặt đi" trong khi cầm những thanh tre được quấn dây thun liên tay khều tiền của các con bạc vừa thua cuộc. Sau khi hộp xí ngầu được mở ra, thắng thua được họ chung chi nhanh chóng để sang một ván khác. Dù giữa đồng trống gió thổi lồng lộng nhưng lượng người tham gia đỏ đen quá đông nên không gian trở nên ngột ngạt, đặc quánh hơi người.

                Sau lưng bàn tài xỉu này là một bàn thờ thần tài khói hương nghi ngút. Vài ba nông dân Campuchia ăn mặc lếch thếch, tay loang lổ bùn cũng tham gia sát phạt nhưng chung chi chỉ bằng những đồng Ria lẻ. Xung quanh cũng có nhiều "tụ" đang mải miết ăn thua bằng các "môn" bài bửu, ngầu hầm... của các con bạc người Việt ít tiền.

               Ngoài trường gà toàn đàn ông tham gia, ở các bàn tài xỉu có đến hơn nửa là "quý bà" U40, thậm chí có người tóc đã pha sương, đa số là người Việt. Bãi giữ xe cho sòng bạc này có đến 80% mang biển số Việt Nam. Thậm chí một lũ trẻ đen đủi chen nhau mời vé số các tỉnh Bến Tre, Bình Dương... cho các con bạc cũng đều là dân vùng biên Việt Nam.

              Bà Lý (57 tuổi, ngụ xã Tân Hộ Cơ) lách người ra khỏi đám đông tiến đến phía ban thờ thần tài cúi vái xì xụp. Quẹt ngang dòng mồ hôi trên gương mặt nhăn nheo, bà buồn bã cho biết vừa... cháy túi. Mỗi sáng thường ngày bà theo chồng đánh bắt cá tôm ở những cánh đồng mùa lũ, chiều về lại tranh thủ cùng vài người trong xóm sang sòng bạc đặt vài ván kiếm tiền. "Hầu như ngày nào bọn tôi cũng thua, cay lắm. Nhưng chẳng lẽ bỏ luôn nên phải tìm cách gỡ vốn chứ", bà Lý tuềnh toạc nói.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/e1/f6/song-bac.jpg

Bên trong một sòng bạc Campuchia. Ảnh: Thiên Phước.



                Còn ông Bảy (57 tuổi) nước da đen sạm, cổ quấn khăn rằn kể nhà ở gần Dinh Bà, sống bằng nghề làm mướn nhưng cũng là khách quen tại đây. “Làm mướn có bao nhiêu tiền đâu, thắng bạc mới có thể làm giàu”, ông này nói. Tuy nhiên, khi được hỏi có bao giờ ông thắng được vài triệu đồng? Ông Bảy quày quả bỏ đi không quên gắt gỏng: “Thua không hà”.

                Anh Hây (35 tuổi) chạy xe ôm gần cửa khẩu Dinh Bà cho biết, từ khi bên Bontia Chaccrây mở sòng bạc, các đồng nghiệp của mình tuy không kiếm được bao nhiêu tiền nhưng cũng rất nghiện đỏ đen. Anh này từng chứng kiến gia đình người hàng xóm cũng chạy xe ôm như mình đã tan nát vì thua bạc. Sau khi mấy đứa nhỏ phải bỏ học, cha mẹ nó cũng bán đất trả bớt nợ rồi kéo nhau bỏ xứ đi làm thuê.

                 Theo Cục Cảnh sát hình sự, mỗi ngày có khoảng 3.000 người Việt Nam sang Campuchia đánh bạc. Cuối tuần con số này tăng thêm 700-900 người. Không riêng gì vùng biên giới giáp ranh Đồng Tháp mà ở Kiên Giang, Long An, Tây Ninh… đều có sòng bạc “bao vây” các cửa khẩu bên phía Campuchia. Hiện dọc theo biên giới có trên 30 casino, 14 trường gà. Những sòng bạc này chủ yếu thu hút các tay chơi ở các tỉnh miền Tây, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai…

                  Một cán bộ điều tra Cục cảnh sát hình sự cho rằng, tâm lý con bạc khi thua thường rất hay cay cú, liều lĩnh mượn tiền của những đường dây "vay nóng" để gỡ gạc. Nhưng kết cục lại thua sạch và không có cách nào trả nổi.

              "Đã xảy ra trường hợp con bạc bị chặt ngón tay, cắt tai gửi về Việt Nam kêu người nhà mang tiền qua chuộc. Trong những ngày bị băng nhóm cho vay nặng lãi giam lỏng, nhiều con bạc bị đánh đập tàn nhẫn. Có người vì không chịu nổi đã nhảy lầu trốn, thiệt mạng", vị cán bộ nói.

Thiên Phước



Nguồn: vnexpress.net

-----------------------------
Ấu trĩ? Ngu dốt? Tham lam? Không còn lời để bàn!!!
:(
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bài học hươu cao cổ



TTCT - Trong một buổi học về lối sống với học sinh Trường trung học cơ sở Nguyễn Du (Hà Nội), tôi đề nghị các em thử định nghĩa từ “định kiến”.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=517547
Minh họa: Vũ Đình Giang



Giờ học diễn ra rất vui và khá sôi nổi, bắt đầu từ việc các em mô tả sự khác nhau giữa một... chú hươu cao cổ và một con kiến.

Các em thấy con kiến có thể định kiến vì nó chỉ nhìn thấy một phần nhỏ của chân con voi, cho rằng con voi chỉ có mỗi việc... xéo nát các con vật bé hơn dưới chân mình. Còn hươu cao cổ thì có nhiều cơ hội để tự xóa bỏ định kiến khi đánh giá một sự vật, sự việc nào đó, biết con voi từng giúp con người kéo gỗ, từng giúp lấy nước ở sông mang đi chữa đám cháy... Đơn giản là vì hươu có cổ cao hơn, mắt nhìn nhiều hướng hơn, biết được sự vật ở nhiều góc độ.

Từ việc hiểu “định kiến là gì”, các em đưa ra những ví dụ thật trong cuộc sống của mình. Có em hiểu ra thay vì kết tội bạn luôn không tử tế với mình, em sẽ dừng lại và lắng nghe bạn giải thích vì em muốn có cái nhìn của “hươu cao cổ” - rộng hơn, nghe nhiều thông tin hơn, nhìn từ nhiều góc độ hơn chứ không khư khư giữ nguyên định kiến của mình về người khác.

Một phụ huynh có mặt trong buổi học, cuối giờ tỏ ra thất vọng vì cho con đi học kỹ năng nhưng không thấy cô dạy kỹ năng cụ thể gì. Tôi nhớ lại nhiều buổi sinh hoạt với trẻ tiểu học, cứ có chương trình pha nước chanh, gấp quần áo, quét nhà, đi siêu thị mua bán... là các bậc phụ huynh lại tỏ ra rất phấn khởi, cho rằng đó mới là những kỹ năng quan trọng cần dạy.

Lại nhớ, tôi nghe được trên Đài Tiếng nói Việt Nam tháng trước khi nói về Học kỳ quân đội của các bé trong hè, một phụ huynh phát biểu: “Tôi mong con mình sẽ trưởng thành nhiều khi xa nhà một  tuần trong môi trường quân đội...”. Còn đứa con trai của anh thì tâm sự là sau một tuần ở doanh trại, “con học được cách gấp chăn màn, còn những cái khác con quên rồi ạ!”.

Làm thành thạo một việc gì đó thường được gọi là có kỹ năng. Nhưng kỹ năng đó chỉ có thể có được khi trước đó con người có nhận thức và kiến thức về vấn đề liên quan. Chẳng hạn, cậu bé tham gia Học kỳ quân đội nói trên nhìn các chú bộ đội gấp chăn màn đẹp, nhanh thấy cũng hay hay và bắt chước. Về nhà, nhớ đến việc đó thì làm thử cho vui. Nhưng được vài tuần thì chán, thôi không làm nữa.

Vậy, ta đã có thể nói cậu bé có được một kỹ năng mới hay chưa? Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa kỹ năng sống là “khả năng thích nghi và hành vi tích cực”, cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Khả năng ấy, hành vi ấy, như đã nói ở trên, phải có một quá trình nhận thức và luyện tập mới trở thành thói quen và từ thói quen làm được thành thạo sẽ trở thành kỹ năng.

Vậy thì làm sao chúng ta có thể ngây thơ đòi hỏi ai đó trong vòng 1-2 tuần tạo được một kỹ năng cho con mình? Đó là chưa kể những công việc cụ thể như gấp quần áo, quét nhà, rửa bát..., theo tôi, người dạy con hay nhất vẫn là cha mẹ.

Mỗi gia đình có một truyền thống, thói quen riêng, thậm chí đến cả việc nấu ăn, cách pha nước chấm, cách quét nhà lia chổi ra sao, cách ủi quần áo từ đâu trước cũng có thể rất khác nhau. Và điều này tạo nên phong cách một con người. Nếu gọi đó là những “kỹ năng sống” thì học đến bao giờ cho hết?

Phải chăng quan trọng hơn cho giới trẻ là định hướng cho các em những giá trị sống quan trọng, là gốc của những kỹ năng sống mà trẻ sẽ rèn luyện và có được sau này. Phải chăng chính người lớn chúng ta cũng cần học bài học hươu cao cổ để thoát khỏi những định kiến của chính mình, có được cách nhìn bao quát hơn mọi vấn đề?

THỤY ANH (TS giáo dục)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

http://cC3.upanh.com/27.618.34890472.IU70/loaihocsinh.jpg


Loại học sinh yếu!

05/09/2011 23:02

Tỷ lệ học sinh (HS) tốt nghiệp THPT cao đã trở thành tiêu chí của nhiều trường. Để được như vậy, nhiều HS yếu kém dễ bị đẩy ra khỏi trường bằng mọi giá.

Cứ yếu là trả về gia đình

Phải trải qua 6 lần trình bày và năn nỉ hết nước con mình mới được vào học lớp 12 tại một trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) nên bà Huỳnh Sứ, phụ huynh của HS P.T.H, trường THPT dân lập Hồng Đức (Q.Tân Phú, TP.HCM), vô cùng bức xúc: “Cuối tháng 5, khi cháu vừa kết thúc lớp 11, nhà trường gọi tôi lên yêu cầu rút hồ sơ chuyển cháu sang học trường khác vì yếu môn toán và tiếng Anh. Tôi có xin cho cháu nhưng giáo viên quản nhiệm cho biết nếu cứ tiếp tục theo học thì giữa năm cũng bị loại. Thời điểm đó càng khó xin chuyển hơn. Nghe vậy, dù chưa biết chỗ nào nhận con mình học tiếp, tôi đành phải rút hồ sơ”.
Trường hợp của V.A.T, HS trường THPT dân lập Phạm Ngũ Lão (Q.Tân Bình, TP.HCM) còn bi đát hơn. Chị Hoàng Thị Chín, mẹ của T. kể lại: “Đến cuối học kỳ 1 năm lớp 12 (năm học 2010-2011), nhà trường gọi tôi lên thông báo đuổi học con tôi với lý do học yếu và hút thuốc lá trong trường. Tôi thấy việc hút thuốc lá là cháu sai nhưng còn lý do học yếu thì tôi thấy không thuyết phục”. Chị Chín thông tin thêm: “Ngoài học phí hằng tháng là 3,8 triệu đồng, tôi còn phải đóng 1 triệu đồng tiền học phụ đạo các môn yếu kém. Lúc đó chỉ còn vài tháng nữa là con tôi thi tốt nghiệp THPT, tôi đã năn nỉ hết sức, nhưng nhà trường vẫn nhất định từ chối. Tôi đành rút hồ sơ, đi hết trường này đến trường kia, nhưng không nơi nào nhận nữa vì danh sách thi tốt nghiệp đã gút lại rồi. Vậy là con tôi đành lỡ một kỳ thi. May mắn, năm nay con tôi được nhận học lại lớp 12 tại trung tâm GDTX Q.Tân Bình”…
Đây không phải là những trường hợp ngoại lệ. Chị Nguyễn Thị Hà, từng là phụ huynh HS của trường THPT DL Nguyễn Khuyến (TP.HCM) thừa nhận: “Tôi từng chứng kiến nhiều trường hợp HS yếu kém bị đào thải”. GS-TS Trần Hữu Tá - Hiệu trưởng trường THPT tư thục Trương Vĩnh Ký (TP.HCM) cũng thẳng thắn: “Những năm đầu mới thành lập, nhà trường cũng từng để xảy ra tình trạng đó”.

Ban giám hiệu ở đâu?

Thạc sĩ Phan Minh Khoa - Giám đốc Trung tâm GDTX Q.Tân Bình (TP.HCM) ví von: “Đây mới chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm mà thôi. Năm học này, trung tâm tiếp nhận 42 trường hợp hầu hết đều thuộc diện được lên lớp nhưng học lực trung bình trở xuống”. Ông Khoa cho biết: “Không bao giờ ban giám hiệu (BGH) ra mặt và thông báo đuổi HS mà thường thông qua đội ngũ giáo viên quản nhiệm để tác động đến phụ huynh. Khi xin chuyển về trung tâm GDTX, gia đình thường núp dưới lý do như không có tiền đóng học phí, nhà xa, không đủ sức khỏe…”.
Chúng tôi cũng đã trao đổi với ông Phạm Thanh Tâm - Hiệu trưởng trường THPT dân lập Hồng Đức, về việc các HS yếu bị loại khỏi trường, ông Tâm quả quyết: “BGH không hề chỉ đạo quản nhiệm làm việc này. Khi phụ huynh HS nghe quản nhiệm nói vậy thì phải gặp BGH để hỏi lại chứ”. Tuy nhiên, lúc sau ông Tâm lại thừa nhận: “Những năm trước chúng tôi có loại thải những HS yếu kém, nhưng năm nay trường không làm nữa. Các trường hợp xin rút hồ sơ đều cho biết không đủ khả năng tài chính, hoàn cảnh khó khăn”.

Phản giáo dục và vô trách nhiệm

Đề cập vấn đề này, ông Phạm Anh Ba - Trưởng phòng GDTX Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay: “Sở đã nhiều lần yêu cầu và nghiêm cấm các trường dân lập, tư thục không được vì một vài phần trăm tỷ lệ HS đậu tốt nghiệp mà bỏ rơi học trò của mình”. Ông Ba lý giải: “Nếu trường nào cũng lựa chọn như vậy thì các em biết đi đâu. Đừng nói đến trách nhiệm với xã hội mà ngay với học trò, với phụ huynh, nhà trường đã thu tiền mà không đi cùng các em đến cuối đoạn đường là đã không làm tròn rồi”. Còn GS Tá thì khẳng định: “Tư cách là người truyền kiến thức cho HS mà làm vậy thì càng chứng tỏ sự yếu kém, bất lực của chính bản thân”.
Vì việc đẩy HS yếu ra khỏi trường hết sức “tinh vi”, chủ yếu núp dưới lý do không đủ khả năng tài chính từ phía gia đình nên Sở rất khó phát hiện để xử lý. Thế nên cấm là việc của Sở còn chuyện đẩy HS yếu kém đi vẫn là việc bình thường ở các trường. Tiến sĩ Trương Công Thanh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GD phổ thông, Viện Nghiên cứu GD (ĐH Sư phạm TP.HCM) nhận định: “Vì thành tích, rũ bỏ trách nhiệm của mình với HS yếu kém là cách làm phản giáo dục, thể hiện sự bất lực của nhà trường. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta phải xóa bỏ được căn bệnh thành tích bắt đầu từ gốc”. Tiến sĩ Thanh ngậm ngùi cho biết: “Ngày xưa, thời tôi còn đi học, những HS yếu kém, các thầy cô giáo đều kêu về nhà dạy thêm mà không nhận bất cứ thù lao nào. Nhưng giờ hiếm có người thầy nào như vậy”.

Học sinh sẽ bị tổn thương
“Để đảm bảo tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường tìm cách đào thải HS yếu kém vào cuối năm lớp 11. Đến đầu năm lớp 12, sàng lọc lại lần nữa. Việc làm này gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các em. Đầu tiên các em nghĩ mình không ra gì, sau đó tự đánh giá thấp bản thân, sống bất cần. Hơn nữa, áp lực gia đình, sự không thông cảm của bố mẹ kèm theo trách móc… sẽ càng dễ làm các em bị tổn thương và gục ngã. Khi bị phủ nhận từ gia đình, xã hội và nhà trường thì các em rất dễ sa vào con đường phạm tội, tệ nạn. Đây có thể là gánh nặng của xã hội” - Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng tâm lý và truyền thông cộng đồng.
"Vì thành tích, rũ bỏ trách nhiệm của mình với HS yếu kém là cách làm phản giáo dục, thể hiện sự bất lực của nhà trường"  Tiến sĩ Trương Công Thanh

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [114] [115] [116] [117] [118] [119] [120] ... ›Trang sau »Trang cuối