Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [116] [117] [118] [119] [120] [121] [122] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tiếng chim kêu xé lòng



TT - Tôi thức trắng đêm 2-9 giữa hàng chục hecta lúa thuộc xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) mới thấu được những tiếng chim kêu xé lòng khi chúng vừa bị dính bẫy lưới của thợ săn.  

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=518940
Những chú chim bị vặt trụi lông, mắt tròn như van lơn, mỏ há hốc như muốn cất lên tiếng kêu cứu...



Tiếng kêu vô vọng của những con chim trời quẫy đạp giữa mắt lưới rồi tắt lịm trong bàn tay thô ráp của thợ săn, khi cái mỏ dài và nhọn của chúng bị bẻ gãy gập không thương tiếc. Trời đêm như chìm vào mông lung những tiếng chim trời.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=518941
Thợ săn chuẩn bị ăcquy, máy phát cho một đêm tận diệt chim trời



Lúc trời chạng vạng, sau khi rải xong những hàng lưới cao hơn đầu người và chạy dài theo từng bờ ruộng bao lấy cả cánh đồng, những thợ săn về nhà ăn tối. Cơm nước xong, họ ra trực lưới chim đến sáng. Một thợ săn trẻ tên N. cho phép tôi theo cùng. Lúc đó, N. vừa từ trong làng ra, đặt một chai rượu xuống cái chõng nan trong khu vực đánh chim của mình rồi vặt lông con kích để nướng, nhậu trong đêm.

Tiếp đến, N. cùng bạn săn lúi húi lắp băng cassette, nối máy vào bình ăcquy để phát đi tiếng chim “mồi”. Khi thì băng phát ra tiếng “kích, kích” giống hệt tiếng chim kích đang kêu giữa trời đêm, khi thì băng phát tiếng gà nước, lúc thì rền rĩ tiếng cu guốc... Bốn phía cánh đồng rộn lên tiếng chim mồi. N. bảo: “Khi nào nghe cây sào rung chuông thì dậy mà đi gỡ chim. Nghề này thịnh hành ở Bùi Xá đã chín năm nay. Có thợ kiếm hàng chục triệu đồng mỗi mùa săn từ tháng 5 đến tháng 10 đấy”.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=518942
Những mành lưới được giăng cao trắng xóa, bao quanh những cánh đồng Bùi Xá




Sáng ra, dọc đường 8 (gần khu vực bẫy chim) xuất hiện những điểm bán chim trời nhộn nhịp. Người bán luôn tay vặt lông mới kịp có chim bán cho khách, mỗi con 20.000 đồng. Người ta treo từng đôi chim tà dặt, gà nước, gà lôi lên để quảng cáo cho điểm bán chim, mỗi con giá 70.000 đồng. Riêng vịt trời có giá 400.000 đồng/con. Vừa lúc tôi thấy ông chủ cầm kéo cắt cánh con vịt trời thì một con diệc đã bị vặt trụi lông lại nhô cao cái cổ lên kêu. Tiếng kêu nghe thảm như tiếng chim kêu đêm qua tôi nghe trong “vùng cấm bay” giữa mênh mông cánh đồng làng miền Trung lắm nắng nhiều mưa này.

VŨ TOÀN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đừng học thói trọc phú để ăn thú hoang dã



TTO - Man rợ, theo tôi chỉ có thể dùng từ như vậy với hành vi tận diệt thiên nhiên này. Đừng ngụy biện là dân nghèo kiếm sống mà phải bắt chim. Và cũng đừng đua đòi theo thói trọc phú tìm kiếm cao lương mỹ vị đặc sản mà ăn tất tần tật muông thú hoang dã.

Bạn có thể tưởng tượng cảnh những đôi chim sếu thảnh thơi đi ăn ngay bên cạnh thửa ruộng có nông dân đang cày bừa (kể cả máy cày cơ giới) mà không hề e ngại (ảnh).

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=519046



Các "vua bếp" có bao giờ nổi tiếng với các món ăn man rợ từ động vật hoang dã? Chẳng lẽ các nhà khoa học lại không thể xác định tính dinh dưỡng (nếu có) từ các "món ăn đặc sản" chế biến từ động vật hoang dã? Tất cả chỉ là vấn đề tâm lý của kẻ trọc phú muốn mình hơn tất cả thiên hạ, ngay cả trong việc ăn, bởi vì tiền thừa thãi quá.

Tôi đang sống ở Nepal. Dân xứ này nghèo hơn dân nghèo ở Việt Nam, thế mà không bao giờ có chuyện bắt một con chim trời ăn thịt, đừng nói là tận diệt theo kiểu ở Hà Tĩnh. Tháng rồi tôi đi làm phim tài liệu về sếu đầu đỏ ở quê Đức Phật.

Khi tôi lội vào một khu ruộng để quay hình tổ sếu ngay trong ruộng lúa, người nông dân chủ ruộng thoạt tiên đã ra dấu không cho: "No egg! No egg!" (Không được lấy trứng!) vì tưởng chúng tôi đến lấy trứng chim (ảnh).

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=519047



Mặc dù khoảnh ruộng gần 1 công đất không thể trồng trọt vì chim sếu làm tổ, thế mà ông nông dân nghèo còn bảo vệ như thế. Sếu còn bình an sống cạnh con người như thế, các loài chim khác thì sống càng thoải mái hơn.

NGUYỄN PHÚ


Chuyện không nhỏ

12/09/2011 5:11:50 CH

Tôi được nghe kể rằng Hitle, trùm quốc xã và là tay đồ tể số 1 của mọi thời đại khi nhỏ có một cái thú tiêu khiển là chui vào các ổ gà đang ấp và lặng lẽ bóp chết từng chú gà con vừa mới chào đời. Tôi vẫn nói chuyện với các con rằng những việc làm như thế khi còn trẻ tuổi là sự hứa hẹn sẽ có những con người độc ác, không có nhân tính trong tương lai.

Những đứa trẻ đi bắt chim và mang lại sự đau đớn tột cùng cho chúng liệu lớn lên có thành một công dân tốt không? Chuyện người nông dân nghèo đi kiếm miếng ăn, tận diệt cả chim, thú không mới và là việc bất đắc dĩ. Nhưng chuyện những kẻ có tiền, nhiều kẻ còn có chút địa vị nữa, cũng sẵn sàng tiêu thụ thịt rừng hoang dã, nhâm nhi những chú chim khốn khổ bị vặt trụi lông, bẻ gẫy mỏ khi còn sống thì là một sự sa đọa không thể chấp nhận.

Hải Bằng


Một câu chuyện

12/09/2011 4:57:34 CH

Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật đã khiến tôi suy ngẫm và từ đó tôi đã thay đổi hành vi sống của mình. Như số đông đàn ông miền Tây khác, tôi biết uống rượu và các món ăn chế biến từ thịt các loài chim là món khoái khẩu của tôi.

Trước sân xi măng trước cửa nhà tôi có trồng một cây xoài cát Hòa lộc, có lẽ do thiếu đất nên cây xoài này khá còi cọc nhưng tôi cũng không quan tâm lắm vì tôi trồng chủ yếu để lấy bóng mát. Ngày nọ, tôi tình cờ phát hiện trên cây xoài nhà mình có chim về làm tổ.

Nhớ bài học Đức dục mà tôi được học từ thời tiểu học là không nên phá tổ chim vì chim có tổ như người có nhà nên tôi giao cho đứa con trai 12 tuổi của mình trông nom tổ chim ấy, không cho trẻ con hàng xóm sang phá. Dường như cảm nhận được điều này, chim từ đâu kéo về làm tổ trên cây xoài nhà tôi ngày một nhiều, có lúc cây xoài nhỏ xíu và còi cọc ấy có trên chục tổ chim.

Trong khi các cây tươi tốt, sum xuê ở của các nhà lân cận chim không dám làm một tổ. Thế rồi một hôm, do trời mưa bão, một số tổ chim bị gió thổi rơi xuống đất, trứng văng tung tóe. Tôi nhặt lại đặt trả lại chỗ cũ, kể cả một số trứng vỡ và nghĩ rằng chắc chim rồi cũng sẽ bỏ đi vì đã bị động tổ. Tối hôm ấy dù đã đóng cửa nhưng bỗng có một chú chim bay lạc vào nhà tôi qua lam gió trước phòng khách.

Thấy chú chim nọ cứ bay lòng vòng trong phòng nên tôi bước đến mở cửa cái cho cậu ta ra ngoài. Khi tôi vừa mở cửa, đột nhiên từ bên ngoài một đàn chim rất đông bay ùa vào phòng khiến tôi rất bất ngờ và bàng hoàng. Vợ tôi bảo chắc đàn chim muốn vào cảm ơn vì tôi đã sửa tổ cho chúng ban sáng.

Không biết có phải vậy không nhưng đến giờ cây xoài nhỏ trước nhà tôi đã trở thành điểm hẹn của chim và trong các cuộc nhậu không bao giờ tôi đụng đũa đến món thịt chim nữa.

NGUYỄN THỤY VŨ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Vậy mà khi NT từ chối không ăn món thịt chim do nhà hàng dọn ra theo thực đơn đã gọi của những người chung bàn, mọi người đã cười và cho là mình... lập dị!:)
Cùng có một cảm giác đau lòng và sợ hãi như khi nhìn vào những chú chim tội nghiệp - dù đã qua sự chế biến đơn giản hoặc cầu kỳ -là với những chú thỏ được nuôi và giết thịt phục vụ cho giới sành ăn!:(
Cũng có nhiều người lắc đầu trêu chê mình như thế này: Chim, thỏ, ếch, lươn, rắn, ba ba... không ăn thì còn sống làm gì?! Biết làm sao được? Tại tính "trời sinh thế!" :P
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nguyệt Thu đã viết:
Vậy mà khi NT từ chối không ăn món thịt chim do nhà hàng dọn ra theo thực đơn đã gọi của những người chung bàn, mọi người đã cười và cho là mình... lập dị!:)
Cùng có một cảm giác đau lòng và sợ hãi như khi nhìn vào những chú chim tội nghiệp - dù đã qua sự chế biến đơn giản hoặc cầu kỳ -là với những chú thỏ được nuôi và giết thịt phục vụ cho giới sành ăn!:(
Cũng có nhiều người lắc đầu trêu chê mình như thế này: Chim, thỏ, ếch, lươn, rắn, ba ba... không ăn thì còn sống làm gì?! Biết làm sao được? Tại tính "trời sinh thế!" :P
Cảm ơn Nguyệt Thu đã chia sẻ. Tôi cũng bị hoàn cảnh y như Nguyệt Thu kể lại. Có khác: vì ngồi chung bàn với toàn là đực rựa, nên tôi bị các “mỹ từ” phê phán còn nặng hơn nhiều. Xin chia sẻ với bạn.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Lời cảnh báo của Tsuboi



SGTT.VN - Từ góc nhìn của một giáo sư lịch sử, chính trị và xã hội Đông Nam Á, GS Yoshiharu Tsuboi (đại học Waseda, Tokyo – Nhật Bản), tác giả cuốn Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 – 1885 (*) đưa ra cảnh báo: đừng lặp lại lịch sử hậu bán thế kỷ 19.

Đồng cảm với quá khứ
Chiều 9.9 vừa qua, khán phòng toạ đàm hơn 200 ghế của đại học Hoa Sen quá tải, nhiều sinh viên đến nghe buổi nói chuyện của GS Y. Tsuboi đã phải đứng ngoài hành lang lắng nghe câu chuyện đang “nóng” bên trong. Có lẽ, sức hấp dẫn lớn lao nhất, đó chính là: những câu chuyện trong trang sử luôn mới.

Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 – 1885 trích từ luận án tiến sĩ đệ tam cấp của Y. Tsuboi tại đại học Paris, 1982, năm ông 34 tuổi. Bắt đầu nghiên cứu Việt Nam từ 1973, ông Y. Tsuboi nhận được lời khuyên của người đi trước: “Muốn nghiên cứu Việt Nam, hãy đến Pháp”. Tsuboi đã bỏ ra gần chục năm “lặn” vào các kho lưu trữ, thư viện tại Paris để xử lý hàng trăm tư liệu tham khảo tiếng Anh, Pháp, Trung, Nhật và gặp gỡ đối thoại với các nhà sử học, chỉ để tìm cho ra câu trả lời tại sao Việt Nam thời Tự Đức dễ dàng rơi vào tay thực dân Pháp?

Câu trả lời là: “Tự Đức đã không may mắn. Và có lẽ, bất cứ một nhà vua nào khác, nếu phải đương đầu với những áp đảo hung hãn từ ngoài như vậy, cũng không giữ nổi nền độc lập cho xứ sở” (trang 376).

“Không may mắn” là một cách nói, nhưng công việc của nhà nghiên cứu là phải giải mã cho được những căn nguyên nội tại. Y. Tsuboi đưa ra những nguyên nhân khá rõ ràng: nền quân chủ dưới thời vua Tự Đức thiếu hẳn sự ủng hộ và cảm tình của dân chúng ; nền kinh tế đánh mất sự độc lập – ngoại thương phụ thuộc vào người Hoa, nền tảng tài chính của cả chế độ kinh tế bị suy kiệt, nhà vua chỉ còn cách tăng cường chế độ thuế thân và thuế ruộng đất thì gặp phải sự chống đối của văn thân và nhân dân; vì Tự Đức không dứt khoát trong chọn lựa đường lối chính trị – phải đối diện với di sản mà Gia Long để lại vừa bắt tay với Pháp, một đằng phải hoà hiếu với Trung Hoa để ổn định – Trung Hoa vừa như một kẻ thù luôn có khả năng gây hại vừa là chính thể mẫu mực để tham khảo phát triển. Nho giáo vẫn là giềng mối của hệ thống chính quyền và tổ chức xã hội trong khi thực tế “đối diện với Pháp” đang đòi hỏi một sự linh hoạt trong thể chế.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=154650



Một trong những “căn nguyên chính trị” trong thời Tự Đức được Y. Tsuboi phân tích rất kỹ: “Cũng như tất cả các vua Việt Nam khác, Tự Đức đã sống cách biệt dân chúng, ngoại trừ một đôi lần du hành ngắn ngủi trong vùng phụ cận Huế. Hẳn ông cũng biết, một đàng vua phải “yêu thương” dân như con, và đàng khác, triều đình không thể bỏ qua sự ủng hộ của tầng lớp văn thân. Nhưng khi có kẻ ngoại bang tới đánh phá xứ sở, ông lại coi quần chúng như gồm toàn “những kẻ khố rách” sẵn sàng theo phe địch, và ông không bao giờ chịu lắng nghe những đòi hỏi của dân chúng. Đàng khác, Tự Đức đã coi tầng lớp văn thân như một nhóm bất mãn, sai lầm và không hiểu ý tốt của nhà vua.

Tự Đức đã dựa trên thành phần xã hội nào để có thể đàn áp loạn văn thân năm 1874, và tăng 50% suất thuế tư điền năm 1875? Làm thế, ông mất hoàn toàn sự ủng hộ của tầng lớp văn thân, vì tưởng để giảm bớt chi phí của quân đội chính phủ, thì ông lại xúi văn thân tự võ trang… Tự Đức đã thử bù đắp vào sự yếu kém nội bộ đó bằng cách đánh nhiều ván bài trên bình diện ngoại giao. Một mặt, ông đã gởi nhiều phái bộ đi thương lượng tại Pháp và Sài Gòn nhằm lấy lại xứ Nam kỳ; mặt khác, ông vẫn gởi sứ bộ đều đặn đi Bắc Kinh để giữ hoà hiếu với Trung Hoa. Phải chăng khi tạo ra một tình thế quốc tế như vậy, Tự Đức có thể lách qua khỏi cơn nguy khốn và bảo vệ được nền độc lập của xứ sở bằng cái thế quân bình với hai cường quốc? Chắc là thế, song Tự Đức có trong tay những lực lượng cụ thể gì để có thể đi đến đích? Vì thiếu phương tiện từ bên trong, nên hoạt động ngoại giao của ông sẽ tạo ra sự tranh giành giữa hai cường quốc và kết thúc bằng một cuộc chiến mà chiến trường lại ở ngay trên đất nước Việt Nam” (trang 382 – 383).

Cảnh báo cho hiện tại
Cuốn sách cũng giúp người đọc nhìn lại vấn đề rất nhiều những trí thức có tầm nhìn rộng thời Nguyễn đã chết trong oan khuất, hoặc chịu án oan lịch sử như: Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương…

Cái gọi là “tạng chất” của người Việt, được giáo sư Y. Tsuboi mổ xẻ trực tiếp, có thể xem là một cảnh báo của riêng ông: “Trong thời bình, người Việt Nam rất thiếu đoàn kết. Sự phân chia lợi ích nhóm làm tan rã sức mạnh quốc gia. Mặt khác, sức mạnh của trí thức chưa được tận dụng một cách có hiệu quả. Theo tôi, từ nay đến năm 2016 là một thời kỳ đặc biệt quan trọng của Việt Nam (...) Đọc lại lịch sử, tôi hy vọng các bạn sẽ khắc phục được những sai lầm của tiền nhân”.

bài và ảnh: Nguyễn Vĩnh Nguyên


(*) Nguyễn Đình Đầu dịch, với sự cộng tác của Bùi Trân Phượng, Tăng Văn Hỷ, được xuất bản lần đầu năm 1990 bởi ban Khoa học xã hội Thành uỷ TP.HCM. Sách vừa được Nhã Nam & NXB Tri Thức in lại vào đầu năm nay.


GS Yoshiharu Tsuboi trả lời phóng viên SGTT

Nguồn tài liệu tham khảo trong cuốn Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa khá phong phú, song lại thiếu những tài liệu bản địa, như các châu bản thời Nguyễn. Trong tương lai, nếu các kho tư liệu này mở cửa, ông có tiếp tục trở lại với công trình này không?


Chắc chắn là có. Hiện nay, các châu bản đang được lưu trữ cẩn thận và nghiêm ngặt tại cục Lưu trữ quốc gia Việt Nam. Tôi vẫn thường xuyên theo dõi, liên lạc với họ để chờ cơ hội tiếp cận. Tôi nghĩ, giới nghiên cứu tại Việt Nam sẽ có may mắn đọc chúng sớm hơn tôi. Có thể nếu không trực tiếp được, thì thông qua họ, tôi sẽ tiếp tục công trình với những tư liệu bản địa mà với tôi, rất quan trọng.

Nếu như những dữ liệu từ châu bản làm đảo ngược mọi luận cứ trong cuốn sách thì sao?

Nghiên cứu là tiếp tục phát hiện. Trong trường hợp đó, tôi sẽ bổ sung, viết tiếp, thậm chí viết lại. Tôi nghĩ đó mới là nghiên cứu khoa học thực sự.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

“Trong thời bình, người Việt Nam rất thiếu đoàn kết. Sự phân chia lợi ích nhóm làm tan rã sức mạnh quốc gia. Mặt khác, sức mạnh của trí thức chưa được tận dụng một cách có hiệu quả..."
Tsuboi

Đây là căn bệnh cố hữu của người Việt ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

CAVE SÀIGÒN
Nhật Tuấn



Nói ngay, “cave” ở đây không phải em chân dài, váy siêu mỏng, đồ lót “lọt khe” . “Cave” đây nghĩa cái hang , cũng không phải  “hang cắc cớ” theo bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương, mà hang …rượu, tất nhiên toàn rượu cỡ 10 triệu trở lên.
Tóm lại “cave Sàigòn” là quán rượu bài trí theo kiểu hang ổ  mờ mờ ánh nến. Bàn tiệc dài theo lối “ tiệc ly” của Chúa Jesus với 12 ông thánh tông đồ trong đó một ông  phản chúa. Chủ tiệc “cave” là một ông nom mặt biết ngay quan - không Thứ trưởng cũng Tổng Giám đốc . Ông bay Hà Nội vào đúng ngày hội trường nên tụ tập bạn học cũ  “nhớ về mái trường xưa”. Ông đưa mắt nhìn suốt lượt như thể coi có thằng Judas nào trong 12 ông bạn, không phải thánh tông đồ mà toàn GS , Phó GS Tiến sĩ với  cử nhân, thạc sĩ . Quán rượu được yêu cầu  không đón khách, dành trọn cho 13 cụ thuộc thành phần khả kính nhất xã hội , bởi vậy tuy quán “cave” nhưng hầu rượu các cụ  không cần mấy em chân dài mà một chàng trai thoạt nom biết ngay  dân bartender có nghề.
Anh ta mở chai rượu, rót vào 13 chiếc ly, cung kính và thành thạo ngang một cha cố hành lễ. Đời bartender mấy khi được hầu rượu các trí thức hàng đầu đất nước. Bởi vậy hoàn tất nghi thức rót rượu, anh đi giật lùi vào trong tỏ lòng tôn kính.
Lúc này chủ tiệc mới nâng cốc chúc mừng cuộc gặp tại thành phố mang tên Bác.Người ta chờ ông nói về cây phượng già , tiếng ve lảnh lót trong mái trường xưa, những thăng trầm của lịch sử trong suốt nửa thế kỷ mà những người  ngồi quanh đây đều  tham gia . Nhưng không, ông nói :
“ Nào cạn ly chúc mừng, ở cái tuổi thất thập cổ lai hy như cánh ta mà vẫn đêm đêm “ khi trông hoa nở, khi chờ…trym lên…” thì đúng là hồng phúc…hồng phúc…”
12 vị thánh tông đồ vỗ tay rộp rộp, đứng cả lên, rầm rộ cạn ly. Đúng đúng, tuổi cánh ta đâu có trực chỉ 12 giờ được, có em đấy rồi đành phải ngồi coi em múa cột để chờ “trym” lên thôi chứ biết làm sao ?
Lại một trận cười tơi tả nữa khiến chủ tiệc phải xua xua tay :
“ Thôi đừng nhắc tới nỗi đau phổ quát ấy nữa. Hôm qua, mới xuống sân bay, tụi nó đưa ngay đi uống rượu sừng tê , về khách sạn mở cửa phòng đã một em teen nằm sẵn rồi, đành phải đau lòng đuổi em về, bảo anh còn phải chờ…trăng lên . Em bảo khỏi chờ, để em làm trăng lên liền . Hỏi em làm cách nào. Em bảo “ăn kem ốc quế” là nó lên liền à ? Mình trợn cả mắt :”  ối trời ôi, bộ em là gái Hà nội sao mà biết được “kem ốc quế” ? Em trả lời tưng tửng em là gái miền Tây nhưng ra đó “công tác”. Kem “ốc quế” bán ở Tràng Tiền  chớ gì ? Kem đó chỉ … mút thôi cắn là tiêu đó.Nói xong em cười hích hích làm tớ vãi  hồn…”
12 trí thức lại rú lên cười khiến chàng bartender lo ngay ngáy. Ở tuổi các cụ ,  đang sương sương mà cứ cười thả ga vậy có ngày đứt gân máu. Gã đứng hầu rượu nên dù không muốn cũng cứ phải nghe . Hoá ra “nguyên khí quốc gia “ là vậy, hết chuyện “trym”, chuyện “ốc quế” giờ chuyển sang chuyện ăn tôm hùm ở đảo Bình Ba, Cam Ranh, ăn tiết canh chim ở Bạc Liêu, rắn hổ chúa dưới Tháp Mười….
Chủ tiệc gạt ngang :
“ Tôm hùm, tay gấu gì cũng không bằng rùa vàng. 30 triệu một con chưa được một ký , tháng nào tớ cũng phải nhắm một con, vượng lắm đó…”
Ngoài cửa chợt có tiếng người xôn xao hò hét. Gã bartender chạy ra ngoài coi rồi lại chạy trở vào rót rượu. Chủ tiệc hất hàm :
“ Chuyện gì đó , mày?”
Gã bartender cung kính :
“ Dạ…biểu tình ạ ?”
Một cụ đầu bạc, kính trắng vẻ Giáo sư hỏi :
“ Lại dân oan đòi đất hả ?”
Gã bartender lắc đâu :
“ Dạ không…biểu tình chống Trung Quốc ạ…”
Chủ tiệc trợn mắt :
“ Chống Trung Quốc…Trung Quốc sao phải biểu tình ? Cứ thích hò hét phức tạp  thêm tình hình. Cứ để các Cụ lo…”
Nói rồi chủ tiệc giơ cốc lên :
“ Nào trăm phần trăm …”
12 vị thánh tông đồ rầm rộ nâng cốc , đồng thanh hô lớn :
“Nào…1…2…3….dzô…”.
http://nhattuan2011

Thứ sáu ngày  16/9/2011
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

@ Bác Thái: Thật ra nhóm nhậu này còn thiếu một cụ nữa mới đủ bộ. Cụ ấy bị kẹt xe do đám biểu tình, nên đến trễ.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bụng đói đi thi



TT - Võ Thị Kiều Oanh, thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Long An (59 điểm), nhiều ngày qua phải đi khắp xóm mượn từng ký gạo ăn hằng ngày.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=505732
Oanh vừa trông em ngủ vừa học bài - Ảnh: Kim Tuyến



Nhà Oanh ở sâu trong đồng thuộc ấp 2, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa (Long An). Đó là một gia đình nghèo không thể nghèo hơn. Trong căn nhà đơn sơ này có lẽ chỉ có đống sách vở của Oanh là tài sản đáng giá nhất. Nhưng Oanh bảo toàn bộ sách vở đó do thầy cô tặng chứ không có quyển nào bạn mua. Cuộc sống và việc học hành của Oanh đầy bi kịch và cũng lắm vinh quang.

Nghỉ học ba năm làm công nhân

Nhà nghèo, Oanh phải nghỉ học giữa chừng đi làm công nhân ba năm ròng rồi quay trở lại trường. Nghị lực phi thường của bạn đã đem về những phần thưởng mà bất cứ học sinh nào cũng mơ ước: giải nhất quốc gia thi giải toán nhanh trên máy tính Casio, giải nhất toán bổ túc quốc gia và mới nhất là thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp tỉnh Long An.

Thấy tôi thở không ra hơi vì đói, Oanh thỏ thẻ: “Em muốn mời chị ăn cơm nhưng nói thiệt nhà em giờ không còn hột gạo nào cả. Mấy hôm nay phải đi mượn của bà con trong xóm”. Oanh đứng dậy định đi mượn gạo nhưng tôi ngăn lại. Oanh tâm sự: “Dù gì thì em cũng phải mượn gạo nấu cơm cho ba mẹ đi làm về ăn chứ nhà đâu còn gạo mà nấu”. Nghe tới đây tôi có cảm giác đau nhói và cũng quên luôn cơn đói xấu xí của mình.

Oanh chững chạc và bươn chải hơn nhiều so với các cô cậu học sinh cấp III. Oanh giải thích: “Tại em nghỉ học ba năm để đi làm công nhân phụ gia đình nên nhìn già hơn mấy bạn cùng lớp”. Trong thời gian bạn bè tập trung ôn thi đại học thì Oanh lại đầu tắt mặt tối ngoài đồng làm thuê. Là con gái nhưng công việc bạn làm vô cùng vất vả: đốn mía thuê. Mãi tới cận ngày phải lên TP.HCM chuẩn bị làm thủ tục thi đại học, Oanh mới chịu ở nhà chuẩn bị quần áo, xem lại bài vở. Oanh cho biết có người quen ở TP.HCM cho ở nhờ mấy ngày đi thi. “Em sẽ ra quốc lộ đón xe xin quá giang lên thành phố. Lên đó chắc cũng sẽ ăn ké nhà người quen luôn” - Oanh nói về kế hoạch đi thi của mình.

Oanh bảo ước mơ đến trường luôn hừng hực trong trái tim bạn, nhưng năm 2008 gia đình rơi vào túng quẫn nên cô học trò chín năm liền là học sinh giỏi phải nghỉ học phụ giúp gia đình. Vì chưa đủ tuổi đi làm nên Oanh đánh liều mượn giấy tờ của các chị trong xã để xin làm công nhân. Tuổi nhỏ, công việc nhiều và tăng ca liên tục, nhưng hễ rảnh lúc nào Oanh lại lôi sách vở ra ôn bài để hi vọng sẽ có ngày quay trở lại trường học tiếp lớp 10. Oanh kể: “Có những bữa nghỉ trưa, nhìn các bạn tan trường về, em rớm nước mắt vì thèm được như các bạn mà không được. Khi ấy em là lao động chính của gia đình, nếu nghỉ làm đi học thì gia đình em sống bằng gì. Thế là tiếp tục đi làm”.

Mượn gạo đi học
Thương cô học trò giỏi dở dang việc học, nhiều người trong xóm khuyên gia đình nên cho Oanh đi học lại. Và bạn quyết định học bổ túc. Đó là những ngày khó khăn nhất của gia đình. Cha mẹ thất nghiệp không có thu nhập, Oanh không kiếm tiền mà đi học nên gia đình phải mượn gạo đầu trên xóm dưới. Cảnh gia đình bữa đói bữa no kéo dài suốt ba năm ròng rã. Cũng suốt ba năm trời Oanh thường đạp xe 20km đến trường với cái bụng “đánh trống”.

Thầy Nguyễn Văn Ánh, người dạy Oanh môn toán, cho biết Oanh thông minh nhưng đến cả cái máy tính làm toán cũng không có, mỗi lần giải toán phải chạy mượn đầu này đầu nọ. Thầy đã tặng cô học trò nghèo chiếc máy tính trị giá 300.000 đồng. Và cũng với chiếc máy tính ấy, Oanh đã đoạt giải nhất kỳ thi giải toán nhanh trên máy tính Casio toàn quốc.

Trước khi lên thành phố thi đại học, Oanh nói rằng hình dung được những khó khăn trong những ngày sắp tới nhưng sẽ cố gắng vượt qua. Mục tiêu của Oanh là đặt chân vào giảng đường Đại học Công nghiệp TP.HCM. “Đậu đại học rồi em sẽ tiếp tục đi làm thêm để có tiền ăn học. Em tin mình sẽ chịu được và vượt qua tất cả những khó khăn vất vả trong những ngày tới” - Oanh quả quyết.

KIM TUYẾN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Haithanhsl


Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng đang thi công vốn đầu tư 410 tỷ đồng



                Nhà Mẹ Tuệ(Mẹ liệt sĩ) ở Thanh Liêm Hà Nam



Căn nhà mẹ Liệt sĩ Nguyễn Thị Vàng (mẹ cũng là thương binh)


Mẹ liệt sĩ và cuộc đời lênh đênh trên thuyền vì không có nhà


Mẹ VNAH Võ Thị Thuậnở Hòn Đất,Kiên Giang,mẹ chết rồi mà giấy tờ chủ quyền đất ở vẫn chưa xong( bức ảnh người đã khuất thay cho tờ giấy đó)


Mẹ Giảng ngồi ngắm những bằng,giấy khen thành tích


Nhà Mẹ Giảng(Mẹ liệt sĩ) ở Cẩm Duệ Hà Tĩnh


Căn nhà liệt sĩ


Mẹ Nguyễn Thị Thứ(nguyên mẫu tượng đài) với chín đứa con trong bữa cơm hàng ngày


Mỗi khi trời mưa Mẹ VNAH Trần Thị Sua lại phải ngồi dưới gốc tre để tránh...và còn có bao nhiêu cảnh này nữa trên dải đất chữ S này


Giá mà 410 tỷ đồng xây tượng đài dành để đầu tư xây lại những ngôi nhà mẹ liệt sĩ như thế này trước, chăm lo cho những bà mẹ còn sống thì ấm cúng và ý nghĩa biết bao. người Việt Nam có câu: "lúc sống  hãy chăm lo, khi chết rồi mẹ không cần cái mả to"

Thời gian rồi sẽ trôi qua
Nghĩa tình bè bạn mặn mà chẳng phai
Ai lên phố núi hỡi Ai
Khi về nhớ mãi mắt Ai dõi nhìn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [116] [117] [118] [119] [120] [121] [122] ... ›Trang sau »Trang cuối