Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Giải mã sự thật về Irvine University

* THOMAS NGUYỄN
(Báo Pháp Luật)



Trường Đại học này nằm trong một cao ốc cho thuê chỉ có năm nhân sự (kể cả hiệu trưởng).
Chương trỉnh học chỉ bằng phân nữa số tín chỉ của các trường đại học khác đặc biệt là không được các tổ chức kiểm định chất lượng chứng nhận. Đây chỉ là loại doanh nghiệp kinh doanh bằng cấp.


Gần đây, báo chí Việt Nam đưa tin khoa Quản trị kinh doanh thuộc Trường ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức liên kết với Trường Irvine University (sau đây viết là IU) của Mỹ đào tạo 300 cán bộ giảng dạy lấy bằng thạc sĩ. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho rằng IU là một trường ĐH dỏm, “cơ sở sản xuất bằng cấp” (diploma mill). ĐH Quốc gia Hà Nội đã có thông cáo báo chí phản bác thông tin trên là không chính xác. Ông Thomas Nguyễn ở Bolsa, Little Saigon đã tìm đến trụ sở của IU và tường thuật cho báo Pháp Luật TP.HCM sự thật về IU như sau.

Theo địa chỉ IU, 10900 183rd Street, Suite. #330 Cerritos, CA 90703, chúng tôi cố công tìm hiểu thực trạng về cơ sở và tổ chức của IU. Chúng tôi được ông Ronald Johnson - Hiệu trưởng của trường tiếp đón, ông rất thân thiện và hiếu khách, niềm nở trao cho chúng tôi danh thiếp với nội dung như sau:

Mr. Ronald Johnson, M.A.Ed.Director of Administrations and Student Services Ông đưa chúng tôi đi tham quan tất cả tiện nghi phòng ốc và cơ ngơi của trường IU một cách nhiệt tình và ấm tình người. Sau đây là những thông tin cụ thể của trường này do ông Ronald Johnson cung cấp.

Chỉ có năm người, rộng gần 300 m2
Tổng số nhân sự cơ hữu của trường gồm năm người, trong đó một hiệu trưởng và bốn nhân viên (hai người Á Đông và ba người Mỹ).

Trường rộng gần 300 m2 ở góc trái của tầng ba (được thuê từ một tòa nhà ba tầng chuyên cho thuê văn phòng như ở Việt Nam với tên gọi là “Cerritos Professional Center”). Diện tích ấy được ngăn làm hai phòng học, mỗi phòng có sáu bàn và 12 ghế cho học viên. Trường có hai phòng hành chính, thư viện có bốn máy vi tính, vài trăm cuốn sách và một phòng họp với sáu ghế. Phòng họp này cũng là phòng học khi cần và phòng ăn nhỏ với bốn ghế để ăn trưa.

Chương trình đào tạo nhẹ như lông hồng
Chương trình chuẩn để đào tạo bậc cử nhân ở các trường ĐH tại Mỹ đòi hỏi sinh viên phải hoàn tất tối thiểu 120-128 tín chỉ tùy theo học Bachelor of Art (BA) hay học Bachelor of Science (BS). Muốn học lên thạc sĩ phải thi GMAT với ngành quản trị kinh doanh (MBA) hoặc thi LSAT khi muốn học luật và phải học thêm từ 30 đến 40 tín chỉ nữa. Nhưng ở IU, chỉ yêu cầu 60 tín chỉ cho tất cả chương trình từ cử nhân. Còn thạc sĩ, chỉ cần học thêm 30 tín chỉ nữa là xong. Đại để là muốn trở thành thạc sĩ tại IU thì chỉ cần học 90 tín chỉ, chỉ bằng 3/4 số tín chỉ cần hoàn thành một bằng cửa nhân tại Mỹ. Thêm điều rất tiện lợi cho các học viên IU là không cần thi GMAT khi học thạc sĩ MBA và không cần thi LSAT khi muốn học luật.

Ông Ronald Johnson cũng cho tôi biết là ông vừa mới giảng dạy tại vài trường ĐH ở Hà Nội và TP.HCM hai tháng và vừa về California tuần qua.

Tốt nghiệp sẽ được dạy ĐH Việt Nam
Chúng tôi hỏi ông Johnson giá học phí và tốt nghiệp như thế nào? Ông ta bảo: “Mỗi tín chỉ giá 200 USD, học theo chương trình online hoặc lớp chiều tối, cuối tuần. Xong 30 tín chỉ với giá 6.000 USD sẽ thi lấy bằng thạc sĩ. Nó rất phù hợp cho đào tạo từ xa như Việt Nam! Không cần đến Mỹ học và thi cũng có bằng MBA, MA về Tesol mà chỉ tốn khoảng 6.000 USD trọn gói” (MBA: Thạc sĩ quản trị kinh doanh hay MA Tesol: MA of Teaching English to Speaker of Other Language: Thạc sĩ Anh văn). Chúng tôi hỏi nếu học xong, ông có thể tìm cho tôi một việc làm không? Ông Ronald Johnson trả lời rất thân tình: “Tôi hứa với các anh sẽ tìm cho các anh một chân dạy tại các trường ĐH ở Việt Nam. Tôi mới giảng dạy bên ấy vài tháng và vừa mới về, bên đó rất cần giáo sư ĐH!”.

Trường không được công nhận chất lượng
Một nét độc đáo của nước Mỹ là nền kinh tế thị trường mở và tự do nên bất kỳ ai cũng có thể thành lập tổ chức để kinh doanh ngay cả trong giáo dục, miễn sao chịu đóng thuế và lệ phí cho chính phủ đầy đủ là sẽ được chấp thuận. Chính điều đó, có rất nhiều trường ĐH tư chỉ kinh doanh bằng cấp và chỉ để có lợi nhuận. IU là một trong những trường ĐH tư trong số đó.

Để thành lập IU, ông hiệu trưởng hay một người nào đó chỉ cần làm đơn xin thành lập trường như là xin thành lập một đơn vị kinh doanh bất kỳ như một tiệm nail hay bán nước sinh tố và được Bureau for Private Postsecondary Education thuộc Department of Consumer Affairs cấp chứng nhận kinh doanh mà không cần các tổ chức kiểm tra và đánh giá chất lượng ĐH công nhận.

Chúng tôi đã tìm kiếm và kiểm tra tất cả chương trình được cấp phép giảng dạy của IU trên trang web chính phủ Mỹ: http://www.ope.ed.gov/accreditation/Search.aspx thì không thấy có bất kỳ chuyên ngành nào của trường IU được công nhận.

Trích thông cáo của ĐH Quốc gia Hà Nội

“… Các chương trình của Trường ĐH Irvine đã được cơ quan giáo dục tiểu bang California BPPE (Bureau for Private Postsecondary Education - một tổ chức pháp lý có vai trò kiểm soát chất lượng đào tạo các trường CĐ và ĐH tư đang hoạt động tại tiểu bang California) thẩm định và công nhận cấp phát văn bằng theo số Institution Approval # 20787.

Như vậy, Trường ĐH Irvine hoàn toàn có tư cách pháp nhân với tiểu bang California để hoạt động như một trường ĐH tư”.

Phản biện của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn:

Thứ nhất: IU đáp ứng nhiều tiêu chuẩn của một diploma mill:

(a) Địa chỉ của IU chỉ là một suite (tức một văn phòng nhỏ, có thể chỉ vài chục mét vuông). Một trường ĐH chỉ là văn phòng nhỏ, mà không có campus!

(b) IU không có bất cứ một giáo sư nào có công bố quốc tế, cũng chẳng có một danh sách các lecturers, assistant professor, associate professor, và professor. Nhìn vào trình độ khoa học của các vị “professor” trong khoa kinh tế của Irvine University chỉ thấy toàn những người mới có bằng MBA, đang học PhD (“PhD Candidate”). Một trường ĐH nghiêm chỉnh ở Mỹ không thể nào có giáo sư mà đang theo học tiến sĩ.

(c) IU chủ yếu hoạt động trực tuyến.

(d) IU lấy tên giông giống với ĐH danh tiếng là University of California - Irvine.

Thứ hai, thông cáo báo chí của ĐH Quốc gia Hà Nội hiểu sai sự việc hoặc cung cấp thông tin sai.

Cơ quan gọi là California Bureau for Private Postsecondary Education (BPPE) là một cơ quan của Bộ Tiêu thụ Sự vụ (California Department of Consumer Affairs), không phải trực thuộc Bộ Giáo dục nên không phải là cơ quan có thẩm quyền giám định giáo dục hay công nhận bằng cấp (accreditation). Trong trang nhà của BPPE có viết rõ ràng rằng: “If the bureau has granted an institution approval to operate, the institution may indicate that the institution is “licensed” or “licensed to operate,” but may not state or imply either of the following:

(1) The institution or its educational programs are endorsed or recommended by the state or by the bureau.

(2) The approval to operate indicates that the institution exceeds minimum state standards as set forth in this chapter.”.

Tức là sự phê chuẩn của BPPE chỉ có nghĩa là doanh nghiệp được phép hoạt động chứ không có nghĩa là chương trình giáo dục được công nhận.

Thứ ba, thông cáo báo chí của ĐH Quốc gia Hà Nội không phân biệt giữa giám định giáo dục (accreditation) và tư cách pháp nhân. Thông cáo có đoạn viết “Như vậy Trường ĐH Irvine hoàn toàn có tư cách pháp nhân với tiểu bang California để hoạt động như một trường ĐH tư.”. Một doanh nghiệp buôn bán bằng cấp hay phẩm hàm (như Who is Who) hoàn toàn có tư cách pháp nhân vì được phê chuẩn (và đóng thuế) nhưng những phẩm hàm của họ được ai công nhận hay không là vấn đề accreditation. BPPE viết rất rõ rằng một doanh nghiệp được phê chuẩn hoạt động không có nghĩa là bằng cấp từ doanh nghiệp đó được công nhận (“Approval is not the same as accreditation”).

(Trích blog của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unhappy

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Đi tong 10 năm nhiếp ảnh của tôi”

* Nhà quay phim  NGUYỄN HỮU TUẤN
(Báo Tuổi Trẻ)

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=439751
Nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn (phải) khi làm phim cùng đạo diễn Thanh Vân - (Ảnh: T.V.V)



Vừa qua, Tuổi Trẻ (ngày 21, 22, 23, 24, 26-7) có đăng loạt bài nói về hiện trạng nhiếp ảnh nước nhà. Thật tình lúc đầu tôi thấy việc làm này hơi muộn, nhưng ngẫm lại tôi tự hỏi: Ngay mình đây, sao bây giờ mới dám kể?

Tháng 6-1995, tôi triển lãm ảnh cá nhân tại Đan Mạch. Học cách của một số triển lãm quốc tế, tôi in thêm những ảnh cỡ nhỏ, bán giá thấp. Ảnh bán được nhiều, thích lắm. Còn ảnh lớn treo trên tường chỉ bán được một cái.

Tôi còn nhớ khi hỏi người mua cảm tưởng về bức ảnh Tắm ao, một bà khoảng 50 tuổi nói: “Nhà tôi có một cái hồ, na ná giống cái ao này”. Tôi giật mình nhớ lại những người đã mua ảnh của mình. Thôi chết, toàn những bà nội trợ, thấy rẻ họ mua. Chắc là với những lý do vẩn vơ nào đó, chẳng vì giá trị nghệ thuật như mình tự thổi phồng.

Triển lãm chưa kết thúc, tôi bỏ bảng giá đi. Để đống ảnh trên bàn, viết thêm chữ “tặng”. Chuyện này họa sĩ Hoàng Tường và Bảo Toàn biết.

Tháng 7-1995, nhân sang Nhật in tráng phim Thương nhớ đồng quê, tôi bất ngờ đụng mặt thần tượng của mình: Ishikawa Bunyo, tác giả cuốn sách ảnh vĩ đại Chiến tranh giải phóng Việt Nam. Chưa hết dại, tôi đưa ông ấy xem mấy cái ảnh rớt lại của triển lãm Đan Mạch. Ishikawa thẳng thừng: “Đúng là kiểu Việt Nam, hời hợt, lãng mạn”.

Cô phiên dịch 18 tuổi vớt vát: “Nhưng tôi thấy đẹp”. Ishikawa nghiêm khắc bảo: “Với cô thôi”. Thế là toàn nội trợ với tuổi teen. Thế là đi tong mười năm nhiếp ảnh của tôi. Chuyện này đạo diễn Đặng Nhật Minh biết.

Tháng 3-1996, nằm trên gác xép nhà Thành Chương, tôi ra chiều ngao ngán: “Ảnh của mọi người xa hiện thực quá!”. Thành Chương nói: “Thế thì ông triển lãm loạt ảnh mới để đối thoại với mọi người đi”. “Đối thoại”, ôi, nghe ghê quá. Nhẹ nhàng “Trò chuyện” thôi...

Tháng sau, Cuộc trò chuyện tháng 4 (*) ra đời. Nhiều tay máy hưởng ứng. Mười năm sau, Cuộc trò chuyện tháng 4 bị thói háo danh và ngộ nhận của chính những người trong nhóm giết chết. Chuyện này mọi người đều biết.

Hôm nay đọc báo thấy nói đến giải thưởng quốc tế và những ngộ nhận, tôi hoan nghênh ngay và muốn thêm một câu nữa: Cũng bởi tại “ngoài hô trong ứng” mới thành thế. Chứ người ta khen kiểu đó, nhưng mình biết mình là ai thì đâu đến nỗi.

Việt Nam đang chuyển mình. Trên con đường tự hoàn thiện có bao điều đáng nói. Cuộc sống vốn đã vô cùng phong phú và đẹp đẽ, nó không cần những nhà nhiếp ảnh sắp xếp lại để đưa vào khuôn hình mình.

(*) Ghi chú của tòa soạn: Đây là cuộc chơi do một nhóm nhà nhiếp ảnh khởi xướng, tổ chức hai năm một lần, từng được xem là làn gió mới của nhiếp ảnh Việt Nam khi đưa ra một cái nhìn mới về nhiếp ảnh - đầy tính chân thật và cảm xúc.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Vodanhthi đã post:
Tháng 7-1995, nhân sang Nhật in tráng phim Thương nhớ đồng quê, tôi bất ngờ đụng mặt thần tượng của mình: Ishikawa Bunyo, tác giả cuốn sách ảnh vĩ đại Chiến tranh giải phóng Việt Nam. Chưa hết dại, tôi đưa ông ấy xem mấy cái ảnh rớt lại của triển lãm Đan Mạch. Ishikawa thẳng thừng: “Đúng là kiểu Việt Nam, hời hợt, lãng mạn”.

Cô phiên dịch 18 tuổi vớt vát: “Nhưng tôi thấy đẹp”. Ishikawa nghiêm khắc bảo: “Với cô thôi”. Thế là toàn nội trợ với tuổi teen. Thế là đi tong mười năm nhiếp ảnh của tôi. Chuyện này đạo diễn Đặng Nhật Minh biết.
Đoạn này quá tuyệt!=:)
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Chuyện liên quan tới những người cầm bút...
Đọc mà thấy lợm quá!



Nguồn: http://boxitvn.wordpress....-b%E1%BB%8Bt-m%E1%BB%93m/

Goodbye Đại hội bịp [bịt?] mồm

Đăng bởi bvnpost on 09/08/2010

Trần Mạnh Hảo


Giờ giải lao các nhà văn xúm đến bắt tay tôi, chửi bọn bịt mồm. Thanh Thảo cười ngặt nghẽo: chúng nó cho chú Hảo rơi vào cõi im lặng đáng sợ, Hảo ta câm hoàn toàn, dán giấy vào miệng mày, sướng chưa con… Nguyễn Quang Lập chống gậy ra cửa bảo: em vừa quát vào mặt thằng Phó ban Tuyên giáo: chúng mày súng ống đầy mình sao lại sợ Trần Mạnh Hảo tay không đến thế? Mỹ chúng mày không sợ mà sợ Hảo à, đồ ngu!
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Tớ không thích ông Trần Mạnh Hảo. Cứ cho là giỏi là uyên bác, không biết được thế nào, nhưng càng giỏi càng phải biết mình biết người. Xử sự không hơn đứa trẻ con thì đòi người ta tôn trọng mình thế nào!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thưởng thức Đám cưới của Figaro tại Hà Nội



TT - Ngày 10-8, khán giả Việt Nam yêu nhạc cổ điển và nhạc kịch opera, đặc biệt là nhạc kịch của nhà soạn nhạc thiên tài người Áo Wolfgang Amadeus Mozart, sẽ được thưởng thức vở nhạc kịch kinh điển mang tên The marriage of Figaro (Ðám cưới của Figaro) tại Nhà hát lớn Hà Nội.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=439876
Chàng Figaro và vị hôn thê - nàng Susanna - trong Đám cưới của Fiagaro - (Ảnh: onlineticketsusa.com)



Vở nhạc kịch do văn hào Ý Lorenzo da Ponte viết lời và Mozart soạn nhạc là kết quả của ý tưởng ấp ủ cải tổ hệ thống nền nhạc kịch già nua. Tác phẩm nhạc kịch hài hước bằng tiếng Ý và mang đậm phong cách Ý này sẽ được các nghệ sĩ Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam trình diễn dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Graham Sutcliffe.

Nội dung tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình yêu của đôi trai gái làm người hầu trong một gia đình quý tộc tân tiến. Câu chuyện tình này không chỉ có những thử thách, hiểu lầm và cạm bẫy mà còn có những cảnh huống vô cùng hài hước, vui nhộn.

Ðám cưới của Figaro có sự tham gia của nghệ sĩ Kiều Thâm (giọng bass), Minh Dũng (giọng baritone), Phan Ðức (giọng baritone), các giọng soprano Huyền Trâm, Thanh Hà, Hương Diệp (vai Susanna - vợ sắp cưới của Figaro) cùng các nghệ sỹ opera nổi tiếng: Vành Khuyên, Huy Ðức, Kim Cúc, Khánh Cương, Phương Dung...

NGUYỄN HÀ

Ghi chú: Tin này hay, nhưng người đưa tin lại quên đưa một thông tin quan trọng: Vở nhạc kịch này được xây dựng từ tác phẩm cùng tên của Pierre de Beaumarchais (Pháp).
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đăng_Kha

http://www.youtube.com/wa...tgKOY&feature=related
Tôi đã xem-nghĩ và không biết phải nói gì! Thật dã man
Hôm ấy bãi trường,
Em đi... còn tôi ở lại
Gió đầy trời...
Gió lạnh phía người dưng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ai mua khoai mì trộn cát hông?

* Bài và ảnh:  QUỲNH NHƯ



SGTT.VN - Trên địa bàn hai huyện Tư Nghĩa và Sơn Tịnh – những địa phương nằm dọc sông Trà thuộc tỉnh Quảng Ngãi – đang diễn ra cảnh tượng rất kỳ lạ, đó là trộn cát vào khoai mì (sắn) lát để đưa vô Quy Nhơn, Bình Định rồi xuất đi nước ngoài.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=111633
Cho khoai mì – cát vào bao bằng những chiếc xẻng chuyên dụng.



Khoai mì xắt lát lên ngôi?

Sẽ không ngoa khi cho rằng, cây khoai mì đang lên ngôi so với các loại nông sản khác ở Quảng Ngãi. Cây dưa, cây đậu cũng mang lại lợi nhuận cao, song giá cả lại rất phập phù, nhiều người đã từng trắng tay vì dưa nên khoai mì vẫn là loại cây trồng chủ lực của nông dân. Diện tích khoai mì từ chỗ “da beo”, đứng chen lẫn với cây mía, nay đã ngấp nghé 10.000 hecta. Hai năm qua, nông dân ở nhiều vùng thậm chí đã bỏ hẳn cây mía ra khỏi danh mục trồng trọt, bởi trồng mía, cửa tiêu thụ duy nhất là các nhà máy đường và một vài nơi dựng “che” để nấu đường thủ công nhưng không đáng kể. Còn trồng khoai mì, đầu ra lại khá phong phú.

Ngoài hai nhà máy chế biến tinh bột khoai mì ở Tịnh Phong và Sơn Hải tiêu thụ khoai mì “bất kể giờ giấc”, thời gian gần đây người trồng khoai mì còn có một cửa tiêu thụ riêng rất đặc biệt, đó là khoai mì xắt lát phơi khô xuất khẩu. Ở lĩnh vực này, những đầu mối thu mua tư nhân “so găng” quyết liệt với các nhà máy chế biến khoai mì trong việc thu mua nguyên liệu. Thời điểm tháng 7.2010, nhà máy chế biến mua 1.800 đồng/kg khoai mì tươi có độ bột 30% và trừ 5% tạp chất thì những đầu mối thu mua tư nhân cũng mua 1.800 đồng/kg khoai mì tươi mà không quan tâm đến tỷ lệ bột hoặc tạp chất, thủ tục lại đơn giản, gọn nhẹ.

Phải chăng thị trường khoai mì xắt lát phơi khô thực sự hút hàng đến vậy?

Khoai mì trộn cát mà nhiều người… khoái

Nhu cầu nhiên liệu ngày càng cao trong khi các mỏ dầu ngày một cạn kiệt và loại nhiên liệu sinh học mới chế biến từ khoai mì được tìm thấy thời gian gần đây khiến khoai mì đột nhiên lên ngôi?

Vấn đề là người ta không chỉ mua và bán khoai mì!

Hiện nay, các khu công nghiệp, làng nghề nằm dọc sông Trà được coi là “bãi đỗ” lý tưởng của công trường “khoai mì trộn cát”. Tại các công trường này, khoai mì tập kết từ các huyện miền núi về được xắt thành lát bởi các máy cắt hoạt động hết công suất mỗi đêm. Người làm thuê tại các “công trường” này gần như phải thức suốt đêm để trải số khoai mì lát vừa xắt ra để phơi. Nhiều bãi đất rộng vài hecta phủ kín khoai mì đã xắt lát chỉ qua một đêm. Vào khoảng 2 giờ chiều, cứ mỗi bãi phơi khoai mì như thế có từ hai đến ba xe tải đến đổ cát lên, bình quân mỗi xe trên 15 tấn cát. Khoai mì bấy giờ đã bắt đầu khô. Những người đàn bà làm thuê tại các bãi phơi khoai mì này có nhiệm vụ vun khoai mì thành luống, sau đó cát được đổ vào giữa những luống này. Họ dùng xẻng để trộn đều khoai mì với… cát, sau đó dùng một loại xẻng chuyên dụng xúc “hỗn hợp” cát – khoai mì nói trên đổ vào bao tời rồi đưa lên xe tải.

Mỗi bao tải, nếu chỉ để đựng khoai mì lát phơi khô sẽ chỉ có trọng lượng chừng 45 – 50kg/bao là cùng. Nhưng khi cho cát vào, bao khoai mì này sẽ vọt lên một tạ (100kg), trong đó, cát chiếm 80%, chỉ có 20% là khoai mì. Chị Châu, một người làm thuê cho chủ vựa khoai mì lát ở Tịnh Ấn Tây, cho biết: “Vì nước ngoài họ chấp nhận cách trộn cát như thế nên các đầu nậu cho trộn vô tư. Vô cảng Quy Nhơn, trước khi xuống tàu xuất khẩu, dù có trừ đến 50% tạp chất thì vẫn có lãi vì cát chiếm tới… 80% mà!”

Cảnh giác với chiêu thức mới

Quả thật, đây là kiểu cách làm ăn hết sức lạ lùng! Càng lạ hơn khi đối tác chẳng những không phản ứng mà còn có vẻ cổ xuý cho cách làm ăn kỳ lạ ấy. Nếu không, con số mười điểm chuyên thực hiện công đoạn “khoai mì trộn cát” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện nay làm sao tồn tại được?

Theo ước tính của người viết, mỗi điểm làm khoai mì trộn cát này có ba xe tải (tải trọng 15 tấn/xe) đến đổ cát, vị chi có 45 tấn cát được trộn và xuất đi cùng với khoai mì lát mỗi ngày. Nếu đem con số này nhân với mười điểm, tính ra chỉ có chừng… 400 – 500 tấn cát/ngày được xuất đi. Chuyện gì đang xảy ra đằng sau những bao tải khoai mì lát trộn cát?

Có phải là câu trả lời cho kiểu làm ăn lạ đời nói trên không nếu liên tưởng đến lệnh cấm xuất khẩu cát xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành cách đây chừng vài tháng?

Dưới danh nghĩa xuất khẩu khoai mì lát, có thể thấy 80% cát trong các bao tải kia sẽ không phải chịu mức thuế 17%, bởi thuế suất xuất khẩu khoai mì lát – nông sản – là 0% và dưới sự chở che của khoai mì lát, phải chăng cát xây dựng vẫn ung dung “chảy” qua cửa khẩu, bất chấp lệnh cấm của Thủ tướng Chính phủ?

Hy vọng các cơ quan hữu quan thấy… giật mình!
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

              Coi bói

TP - Coi bói là cách nói Nam, xem bói là cách nói Bắc. Tuy nói khác nhau nhưng Nam Bắc nghe đều hiểu. Hôm nay bàn chuyện coi bói cho vui.


Nếu bạn đang là người bình thường, mà bất chợt thấy mình đẹp lên, mặt như có phấn, coi chừng, có thể bạn lâm trọng bệnh. Chuyện khí vượng đột xuất này không đùa được. Nhanh vài ba tháng, chậm vài ba năm là xuôi. Tôi nghiệm vài trường hợp rồi, đều không sai.

Trong dân gian bắt được vàng là độc, mơ thấy vàng cũng độc. Nhiều người xác nhận điều này. Nên đi ngủ hãy tâm niệm đừng mơ thấy vàng.

Tôi có anh bạn cùng nghề. Mất hút bao năm. Rồi một hôm thấy báo đài rầm rĩ đưa tin ca ngợi sự nghiệp công trạng. Tôi bấm tay thấy quẻ hung. Điện thoại hỏi mới biết bạn bệnh nặng lắm, đang chờ đi.

Ngày nghe tin Nông trường Sông Hậu ba con chị Sương được phong anh hùng, tôi thoáng lo. Vinh quang một đời bố đã ghê, nay cả cha con cùng vinh quang mà chị vẫn tiếp tục chèo lái thì quá nguy. Ở đâu cũng vậy, lợi lớn thì kèm hại lớn. Rồi y như rằng.

Chỉ chăn bò thôi mà hai lần phong anh hùng, có độc không? Trường hợp này thì không, vì độ cao của anh chỉ bằng lưng con bò, nên chẳng ai tranh.

Vinashin hồi mới xuất hiện thấy báo đài ca ngợi như ngôi sao sáng trong ngành đóng tàu của Việt Nam. Đơn đặt hàng khắp thế giới sắp đổ cả về đây. Bấm một quẻ thấy xấu. Ngành đóng tàu trăm vạn tấn của các nước đi trước ta cả trăm năm còn chưa ra sao. Trong khi ta mới chập chững, mà lại đòi hơn người. Bây giờ thì bánh đúc bày sàng rồi.

Có trường hợp làm người đương thời như Đỗ Việt Khoa, sáng rực cả màn hình tivi, nhưng rồi sau khi lên hình vài ba năm thì phải đâm đơn bỏ nghề. Còn một ông khác giải doanh nhân nước Việt om sòm về tài ba thương trường. Máy phát hình chưa nguội thì nghe tin ông bị bắt với tội danh lừa đảo. Thì ra tiếng tăm cũng chứa mối nguy.

Hồi đất nước mới mở cửa, làng tôi có anh vay nóng 50 cây vàng mua trầm đánh sang Hồng Kông. Chuyến ấy anh thắng to, lãi 150 cây trả gốc, lãi không 80 cây. Hào hứng anh chơi tiếp. Lần này to hơn. Có kẻ bảo: Ham vừa thôi. Anh không chịu. Nào ngờ chuyến ấy nó chơi trò dìm hàng. Trầm tốt cũng chỉ trả loại ba loại bốn. Không biết làm thế nào, anh đành chấp thuận gỡ lại chút đỉnh. Vay thêm cả chục cây trả nợ vẫn khấn thầm là may. Đến bây giờ anh vẫn ngụ ở căn lều bên bờ đìa, không ngóc đầu lên được.

Chuyện sòng bài thì quá nhiều. Ván đầu chơi rụt rè thường thắng đậm. Đến khi say máu chồng năm chồng mười thì trắng váy.

Có thể đưa nhiều ví dụ nữa. Nhưng thôi...

Xét cho cùng đã lên đến đỉnh thì nên rón rén bò xuống ngay, thà mang tiếng ăn non cũng đành. Còn cố rướn chân tìm mỏm cao hơn đều ngã gẫy cổ.

Cho nên bây giờ mỗi khi nghe ai khoe đến đỉnh tôi đều lo ngay ngáy cho họ. Vì khi ở trên đỉnh, người ta không biết mối nguy.

Cuộc đời con người như que diêm, cháy bùng lên thì cũng là lúc tắt cận kề. Chỉ có một cái đỉnh hay nhất mà thành vui vẻ thì các bạn phải tự tìm hiểu lấy xem là cái gì. Cái này không bói được.

Xem nào, tôi coi bói thế được chưa?

                             ĐÔNG NGÀN

 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] ... ›Trang sau »Trang cuối