Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Vĩnh Mai (1918 - 16/2/1981) tên thật là Nguyễn Hoằng, quê ở tỉnh Quảng Trị. Bút danh Vĩnh Mai là ông ghép tên sông Vĩnh non Mai của quê hương mà thành. Thời trẻ ông học Trường Khải Định (Trường Quốc học Huế bây giờ), học rất giỏi, thi tú tài I đậu thứ nhì. Từ những năm 1936, đã tham gia hoạt động trong phong trào học sinh thanh niên dân chủ ở Huế, đã từng ngồi tù ở Lao Bảo, Buôn Ma Thuột cùng với Tố Hữu, Đặng Thí. Nǎm 1945 ông tham gia khởi nghĩa, giành chính quyền ở Tuy Hoà (tỉnh Phú Yên). Sau Cách mạng tháng Tám, ông đã từng là Bí thư Thành uỷ Huế, Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Trị. Rồi sau đó, hoạt động trong Chi hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác Liên khu IV và Chi hội văn nghệ Liên khu IV… Trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao thực dân Pháp, ông đã sáng tác nhiều bài thơ để động viên các bạn tù như Biệt ly, Hận Nam quan,... rồi những bài thơ trong thời kháng chiến như Người dân quân xã, Mùa lúa chín, Quê tôi,...
Từ nǎm 1955, công tác ở Hội Liên hiệp Vǎn học nghệ thuật Việt Nam, rồi làm biên tập viên tuần báo Vǎn nghệ. Hoà bình lập lại, Vĩnh Mai đảm nhiệm các chức vụ: Chánh văn phòng Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, rồi trưởng ban Thơ báo Văn nghệ. Trên trang báo Văn nghệ, ôngxuất mở chuyên mục “Đòn bút” để in thơ trào phúng, đăng thơ với bút danh Búa Tạ.
Tác phẩm:
- Người dân quân xã (1947)
- Tập thơ hoà bình (tập thơ chung, 1954)
- Thơ ca kháng chiến Liên khu IV (tập thơ chung, 1955)
- Đôn và Thanh (1955)
- Nhìn sang bên kia (tập thơ chung, 1957)
- Bài thơ trên ghế đá (tập thơ chung với Lê Đạt, 1958)
- Lên đường (thơ, 1961)
- Ngồi trên núi lửa (tập thơ chung, 1961)
- Hà Bắc chiến thắng (tập thơ chung, 1967)
- Hà Nội anh hùng (tập thơ chung, 1967)
- Tiếng hát (thơ, 1971)
- Đất đen và hoa thắm (thơ, 1982)
- Từ mùa xuân ấy (1984)
- Chàng trai ấy (tuyển tập, 1992)
Vĩnh Mai (1918 - 16/2/1981) tên thật là Nguyễn Hoằng, quê ở tỉnh Quảng Trị. Bút danh Vĩnh Mai là ông ghép tên sông Vĩnh non Mai của quê hương mà thành. Thời trẻ ông học Trường Khải Định (Trường Quốc học Huế bây giờ), học rất giỏi, thi tú tài I đậu thứ nhì. Từ những năm 1936, đã tham gia hoạt động trong phong trào học sinh thanh niên dân chủ ở Huế, đã từng ngồi tù ở Lao Bảo, Buôn Ma Thuột cùng với Tố Hữu, Đặng Thí. Nǎm 1945 ông tham gia khởi nghĩa, giành chính quyền ở Tuy Hoà (tỉnh Phú Yên). Sau Cách mạng tháng Tám, ông đã từng là Bí thư Thành uỷ Huế, Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Trị. Rồi sau đó, hoạt động trong Chi hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác Liên khu IV và Chi hội văn nghệ Liên khu IV… Trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao thực dân Pháp, ông đã sáng tác nhiều bài thơ để động viên các bạn tù…