題邸間壁

酴醾香夢怯春寒,
翠掩重門燕子閒。
敲斷玉釵紅燭冷,
計程應說到常山。

 

Đề để gian bích

Đồ mi hương mộng khiếp xuân hàn,
Thuý yểm trùng môn yến tử nhàn.
Xao đoạn ngọc thoa hồng chúc lãnh,
Kế trình ưng thuyết đáo Thường Sơn.

 

Dịch nghĩa

Giấc mơ thơm hoa đồ mi, sợ cái lạnh mùa xuân
Màu cây xanh che mấy lớp cửa, con én thong dong
Ném gãy cành thoa ngọc, đuốc hồng lạnh lẽo
Con đường đi thử tính bao xa cho tới Thường Sơn?

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 2 trang (15 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu

Mộng ngát đồ mi ngại rét xuân
Cây xanh trùm cửa, én thanh nhàn
Nến hồng lạnh lẽo, cành thoa gãy
Thẳng tới Thường Sơn cách dặm ngàn.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Đồ Mi Rượu, Đồ Mi Hoa

Mơ hương rươu tái, rét xuân ngán,
Cửa trùng sắc biếc, con én nhàn.
Đập gãy ngọc thoa, nến hồng lạnh,
Nhẩm tới Thường Sơn mấy dặm ngàn.
酴醾: đồ mi: rượu cất lại, rượu tái cất, rươu tái.

Bích Khê - Trịnh Cốc sống cách nhau cả ngàn năm. Tôi nghi là thời Trịnh Cốc chỉ có "đồ mi" là rượu chứ chưa có đồ mi hoa. Cái tên hoa đồ mi chỉ xuất hiện sau này. Hoa gắn với rét lạnh như sâm tuyết, mẫu đơn tuyết, gì, gì tuyết.. nếu có thì cũng chỉ là các hoa về sắc, về hình thái chứ không phải hoa để thưởng hương. Hương toả để dụ bướm ong về khi tiết trời đã ấm. Nên tôi vẫn nghiêng về hương rượu hơn. Rượu cất đi cất lại cho ấm để uống trong cái giá lạnh và chống lạnh tốt hơn. Thèm hương rượu loại này nhưng lại liên tưởng sợ cái rét.
Vài lời gàn dở bàn vui với các thi hữu, cốt để bạn nào chỉ giáo cho được cách hiểu đúng hoặc tư liệu đúng đặng giúp chúng ta thưởng thức và hiểu được thơ của tác giả hơn. Rất cám ơn bạn Vanachi.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

đồ mi

Bác có thể tham khảo thêm ở đây: http://baike.baidu.com/view/541666.html

Đồ mi vừa là tên rượu, vừa là tên hoa. Hoa này có màu hơi vàng giống màu rượu, lại có hương thơm khiến say người nên mới có thêm bộ dậu. Tạm sửa bài của bác thành bài thảo luận, khi nào sửa thì bác hãy đổi lại.

Bích Khê cũng có một bài thơ về hoa đồ mi: http://www.thivien.net/vi...ID=VTNpdOOSOomtUfna2ug_wg

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn

Mơ ngát đồ mi sợ rét xuân.
Xanh lấp cửa trùm, én nhàn thân.
Nến hồng gạt gãy hoa bấc lạnh.
Nhẩm tính Thường Sơn đã đến gần!

25.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của mailang

Đồ mi hương mộng rét xuân hờn,
Cửa cửa thắm màu, én nhẹ tơn.
Lạnh lẽo đuốc hồng, thoa ngọc vỡ,
Lộ trình đã báo đến Thường Sơn.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

敲斷玉釵

Một nhà giáo lão thành có cắt nghĩa cho tôi: 敲斷玉釵: Xao đoạn ngọc thoa – Xao đọan là gõ, đập cho rơi, cho rụng xuống – Ngọc thoa nghĩa đen là thoa bằng ngọc, đổ trang sức để phụ nữ cài tóc. Nhưng ở đây là hoa đèn, hoa đuốc tức là đọan cuối của lõi hoặc bấc nơi ngọn lửa cháy. Khi xuất hiện hoa đèn thì phải cắt, gạt hoa đèn đi để ngọn lửa được sáng hơn. Xao đọan ngọc thoa là gõ, đập để phần “hoa đèn” này rớt xuống cho ngọn lửa đèn sáng hơn.  Bài thơ này trong tập “Thiên gia thi” có ghi “Ức gia nhi nghĩ tác khuê trung tư kỷ chi từ giã” nghĩa là: Tưởng nghĩ tới nhà mà bắt chước làm như lời kẻ phòng khuê tưởng nhớ mình vậy” , nên là đề thơ nơi quán trọ mà cảnh tả là nơi quê nhà đang ước tính ngày về.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

敲斷玉釵

Quả thực "ngọc thoa" chỗ này có 2 cách hiểu, tại hạ tìm hiểu một số sách chú giải "Thiên gia thi" thì có nơi chú thích là bấc nến, có nơi cho là thoa cài đầu của phụ nữ.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Hà Như

Dịch thơ:

Đề vách quán trọ
Mơ đến đồ mi sợ rét xuân,
Cây xanh trùm cửa, én cuộn thân.
Gợn lại nến tàn, thoa ngọc lạnh,
Bao giờ mới đến đất Thường san.

Bàn thêm:
1- Ở phương bắc, tiết Lập xuân, trời vẫn lạnh, khó đi lại. Sang tháng hai, mới trở ấm.
2- Đồ mi có 2 nghĩa như hoanggiapton và Vanachi đã dẫn. Nhiều khi, có thể đúng 1 nghĩa, có thể đúng cả 2 nghĩa.
Nhưng đối với Đường thi, lại không phải là chuyện tác giả cố tình gây khó chịu cho người đọc; nó gây cảm nhận, chứ không đơn thuần tường thuật. Còn việc cảm nhận, lại từ chính ta. Thế mới sinh ra "trà tam, tửu tứ" trên diễn đàn.

Hà Như - Trần Thế Hào

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Đề để gian bích

Ngọc thoa trong bài này, giống như ý kiến của bạn.
Tôi hiểu:
Xao đoạn ngọc thoa hồng chúc lãnh,
là:Gạt bấc ngọn nến sáp hồng đang lụi tàn, lại loé lên như đầu chiếc thoa ngọc.

Hà Như.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Hoàng Giáp Tôn

Sợ rét xuân, mơ ngát đồ mi
Én nhàn, biếc chắn lớp cửa đi
Gạt tàn nến lạnh hồng thoa gãy
Nhẩm sắp Thường Sơn đến còn gì!


@ Hà Như
Tôi tâm đắc với ý kiến của thi hữu:
Gạt gãy bấc nến hồng liên tưởng bấc như thoa gãy vậy.
Một lần thảo luận ở bài “Thu hứng kỳ 1” của Đỗ Phủ, tôi đã nêu:
“Qủa thật tính đa nghĩa trong thơ Đường cho phép người đọc cảm thụ rất khác nhau và tôi nghĩ cùng đúng cùng hay cả”. Ở bài này tôi lại thấy trường hợp phải chấp nhận tính đa nghĩa mang lại cho người đọc cảm nhận thơ Đường. Cũng trong bài này còn trường hợp chữ 翠: thúy: biếc, xanh biếc, chim thúy, ngọc thúy. Cụ thể là 翠掩重門: thúy yểm trùng môn: là màu xanh che lấp các lớp cửa. Và có thể hiểu là: Các lóp cửa có treo nhiều màn xanh biếc (hoặc màn có gắn, có trang trí ngọc thúy), hoặc có thể hiểu là cây xanh trùm lấp cửa cửa.
15.00
Trả lời

Trang trong tổng số 2 trang (15 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối